Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

LUẬN VĂN: TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG “THEN” CỦA NGƯỜI TÀY Ở CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.33 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LUẬN VĂN
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG “THEN”
CỦA NGƯỜI TÀY Ở CAO BẰNG
Chuyên ngành: Triết học
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
của các thầy cô giáo tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.Tôi xin được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo trong khoa Triết học, các phòng
ban chức năng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Đăng Sinh - người đã dành
cho tôi sự quan tâm chu đáo, sự hướng dẫn tận tình và những chỉ bảo quý báu
trong quá trình làm luận văn .
Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến NSƯT Hoàng Thị Quỳnh
Nha, NSƯT Hoàng Kim Tuế đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, thu thập và
dịch tài liệu về Then. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã tạo
điều kiện, động lực giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình.
Với khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, thời gian có hạn và kiến thức
còn hạn chế nhưng bằng sự nỗ lực hết mình, lại được sự ủng hộ, động viên
của các thầy cô giáo, tôi đã hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Song không
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để
luận văn của tôi hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Học viên
2
2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng phong phú, nhưng thống
nhất, bởi đó là nền văn hóa được tạo thành từ văn hóa của các dân tộc anh em
cùng chung sống xen kẽ trên khắp dải đất hình chữ S. Nền văn hóa ấy lấy nền
văn hóa của người Việt làm trung tâm. Do vậy, khi tìm hiểu văn hóa của dân
tộc Việt Nam, bên cạnh việc tìm hiểu văn hóa của người Việt thì việc chú
trọng tìm hiểu văn hóa của các dân tộc thiểu số cũng đóng một vai trò vô cùng
quan trọng. Hiểu rõ điều này, Đảng ta đã đưa ra nhiều chính sách trong việc
nghiên cứu và bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số ít người, trong đó có nền
văn hóa dân gian của dân tộc Tày.
Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay, văn hóa dân tộc Tày đã từng bước
được chú ý sưu tầm, nghiên cứu và phát triển với hát Then là trung tâm. Then
là một hình thức sinh hoạt văn hóa - văn nghệ mang đậm tính sinh hoạt quần
chúng, nhưng mặt khác nó cũng là một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng
lâu đời của người Tày miền núi phía Bắc Việt Nam.
Với tư cách là loại hình sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, tín ngưỡng tiêu
biểu, Then thực sự có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tâm linh của người
Tày. Tuy nhiên có một thời gian dài Then đã từng bị xếp vào loại hình hành
nghề mê tín, các thầy Then bị cấm đoán hành nghề. Vì thế, để bảo tồn và giữ
gìn bản sắc dân tộc Tày, chúng ta cần quan tâm, khai thác và nghiên cứu Then
một cách khoa học, có hệ thống nhằm phát huy thế mạnh cũng như hạn chế
những mặt bảo thủ của Then trong đời sống hiện đại.
Là một tỉnh miền giới nằm ở phía Bắc nước ta, Cao Bằng có nhiều dân tộc
anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Tày chiếm tới 43% dân số toàn tỉnh.
Đây là tộc người có quá trình cộng cư lâu đời trên mảnh đất này và đã lưu được
3
3
những nét văn hóa riêng của dân tộc mình, cũng nhưđóng góp vào kho tàng di
sản văn hóa Việt Nam.Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa dân gian nói chung và

Then nói riêng của người Tày tỉnh Cao Bằng là một vấn đề cấp thiết, căn bản và
mang tính lâu dài đối với sự nghiệp phát triển văn hóa văn nghệ của tỉnh.
Trước đây, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian
của ngườiTày ở Cao Bằng, đặc biệt là nghiên cứu tổng quan về Then và một
số loại hình diễn xướng Then, tuy nhiên chưa có một công trình khoa học nào
làm rõ khía cạnh về con người và những vấn đề liên quan đến đời sống tình
cảm của con người trong Then của người Tày Cao Bằng.
Chính bởi những lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Triết lý nhân sinh
trong “Then” của người Tày ở Cao Bằng” để nghiên cứu trong luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nền văn hóa Việt Nam được cấu thành bởi văn hóa của 54 dân tộc, đó là
nền văn hóa kết hợp hài hòa những tinh hoa văn hóa có phong cách riêng của
các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong đó, văn
hóa các dân tộc thiểu số góp phần quan trọng làm nên diện mạo phong phú,
đa dạng của bức tranh văn hóa Việt Nam. Việc nghiên cứu và khai thác văn
hóa dân tộc Tày ở các tỉnh miền núi phía Bắc không chỉ nhằm đi sâu vào làm
rõ những giá trị tư tưởng, thẩm mỹ về văn hóa của dân tộc, mà còn nhằm cho
thấy quá trình phát triển văn hóa Việt Nam trong lịch sử.
Công tác sưu tầm và nghiên cứu văn hóa dân gian của các tỉnh miền núi
phía Bắc đã được nhen nhóm từ sau cách mạng tháng Tám, đặc biệt là sau khi
miền Bắc giải phóng năm 1954 và đã có được một số thành tựu nhất định.
Cuốn “Lời hát Then” của nhà sưu tầm Dương Kim Bội do Sở Văn Hóa
Thông Tin Việt Bắc xuất bản năm 1975 đã giới thiệu tương đối đầy đủ về hát
Then: nguồn gốc, mối quan hệ của Then với Mo, Tào, chức năng lề lối hát Then
4
4
và những nhận xét về văn bản Then. Cuốn sách giới thiệu nguyên văn lời hát
Then bằng tiếng Tày được sưu tầm ở vùng Thất Khê - Tràng Định - Lạng Sơn
theo phiên âm chữ Quốc ngữ và lược dịch một số đoạn ra tiếng Việt.

Bài “Bước đầu tìm hiểu những yếu tố hiện thực sinh hoạt và tín ngưỡng,
nghi lễ trong quá trình hình thành Then” của tác giả Lê Chí Quế in trong tạp
chí Văn học số 4 xuất bản năm 1976 đã phân tích những yếu tố hiện thực sinh
hoạt và tín ngưỡng trong nội dung lời ca và nghệ thuật diễn xướng Then, cùng
với vai trò của Then trong đời sống tinh thần người Tày - Nùng.
Cuốn “Mấy vấn đề về Then Việt Bắc” được nhà xuất bản Văn hóa dân
tộc xuất bản năm 1978 là kết quả của “Hội nghị sơ kết công tác sưu tầm,
nghiên cứu về Then” tháng 12 năm 1975 được tổ chức tại Sở Văn Hóa Thông
Tin khu tự trị Việt Bắc. Cuốn sách tập hợp những báo cáo, tham luận, nghiên
cứu về Then của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Đây là cuốn sách đầu
tiên nghiên cứu tổng hợp về Then, một loại hình diễn xướng dân gian phổ
biến ở các tỉnh phía Đông Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà
Giang, Bắc Kạn). Cuốn sách đã đề cập tới nhiều vấn đề của Then như nguồn
gốc, loại hình, nghệ thuật, giá trị văn hóa cũng như vai trò của Then trong đời
sống các dân tộc Việt Bắc.
Từ năm 1970 đến năm 1980 tuy số lượng sách xuất bản về Then không
nhiều, nhưng các vấn đề về Then đã được nghiên cứu tập trung và có hệ
thống, thể hiện một cái nhìn mới về Then là loại hình nghệ thuật diễn xướng
tổng hợp, giúp những người quan tâm đến hát Then có được sự hình dung
tương đối toàn diện về Then.
Đến những năm 80 của thế kỷ XX, mặc dù trong văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ V, Đảng ta đã khẳng định vị trí và vai trò của văn hóa dân
gian các dân tộc ít người trong nền văn hóa Việt Nam, nhưng công tác sưu
tầm, nghiên cứu Then Việt Bắc có phần bị lãng quên. Phải sang đến những
5
5
năm 90 việc sưu tầm và nghiên cứu Then mới lại bắt đầu được khởi sắc với
những thành tựu trong việc sưu tầm và giới thiệu các văn bản Then.
Về công tác sưu tầm đã có một số bài viết trong các tạp chí như: “Tình
hình văn bản và một số suy nghĩ về bài ca “Khảm Hải” của Vi Hồng (Tạp chí

Văn hóa nghệ thuật số 3 năm 1992), “Then bách điểu” của Phương Bằng
(Tạp chí Dân tộc học số 4 năm 1990) là những bài viết được tác giả sưu tầm
khá công phu về lời ca của các bài Then và phân tích nội dung cơ bản của
những bài Then đó.
Một số hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam ở Cao Bằng đã tiến
hành sưu tầm và dịch ra tiếng Việt nhiều văn bản nghi lễ Then cụ thể như:
“Hội én du xuân” (1996) và “Then kỳ yên” (1997) của Nguyễn Thiên Tứ,
“Then và những khúc hát” (1997) và “Lễ hội Dàng Then” (1998) của Triều
Ân; “Lễ cầu tự của người Tày Cao Bằng” của Triệu Thị Mai (NXB Văn hóa
dân tộc xuất bản năm 2013); “Lễ cấp sắc Then nữ phía Tây của dân tộc Tày
tỉnh Cao Bằng” (NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2009) Trong đó, các
công trình sưu tầm của tác giả Triều Ân về khúc hát Dàng ở miền Đông Cao
Bằng đã được tập hợp và xuất bản thành sách với tiêu đề: “Then Tày những
khúc hát” (NXB Văn hóa dân tộc tái bản năm 2012). Đây là một công trình
sưu tập về các khúc hát Then hành lễ có kèm theo bài giới thiệu về nội dung,
nghệ thuật, ý nghĩa, đặc điểm nghi lễ gắn với các khúc hát Then.
Về nghiên cứu, các tác giả ở Trung Ương và địa phương đã có một số
bài viết trên các tập san chuyên ngành đề cập đến các khía cạnh của Then như
cuốn “Văn hóa dân gian Cao Bằng” là kỷ yếu Hội thảo Khoa học Văn hóa
dân gian các dân tộc thiểu số Cao Bằng tổ chức vào đầu năm 1993 có hai bài
viết về Then đó là: bài “Nghệ thuật hát Then và hát Dàng Cao Bằng”của tác
giả Hoa Cương là bài viết công phu đi vào giới thiệu đặc điểm âm nhạc của
hai dòng hát Then (nam và nữ) ở Cao Bằng và bài “Cây đàn tính trong dân
gian Cao Bằng” của tác giả Dương Sách tập trung phân tích, đánh giá vị trí
6
6
vai trò của cây đàn tính trong đời sống của người dân Cao Bằng.
Cùng với một số bài viết khác như:“Hát Then một hình thức âm nhạc
phong tục lễ nghi mùa xuân của đồng bào Tày Nùng Việt Bắc” của Nguyễn
Hữu Thu (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 2 năm 1994);“Tìm hiểu đặc điểm

của hát Then qua một số văn bản Then viết bằng chữ Nôm Tày Nùng” của
Cung Khắc Lược (Tạp chí Văn hóa dân gian số 1 năm 1996); “Then một hình
thức Shaman của người Tày ở Việt Nam” của Ngô Đức Thịnh (Tạp chí Văn
hóa dân gian số 3 năm 2002)
Cuốn “Then Bắc cầu xin hoa” của Nguyễn Thanh Hiền (NXB Văn hóa
dân tộc năm 2008) chỉ ra hình thức, trình tự, thời gian nghi lễ bắc cầu xin hoa
được tiến hành, cùng với đó tác giả cũng giới thiệu một số bài hát Then được
thầy Then sử dụng trong nghi lễ.
Cuốn “Quyển Đẳm” của Nguyễn Thị Yên (NXB Văn hóa dân tộc năm
2008) trình bày tương đối cụ thể về nghi lễ đám tang của người Tày ở huyện
Quảng Uyên - Cao Bằng, được thực hiện bởi các thầy Dàng thuộc dòng hát
Then nam miền Đông Cao Bằng với một số bài Then tiêu biểu.
Như vậy, Then với tư cách là loại hình diễn xướng văn hóa dân gian từ
lâu đã trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu. Nhiều văn bản Then
được sưu tầm và công bố, vốn tư liệu đó đã thực sự trở thành tài sản văn hóa
dân tộc có giá trị và rất hữu ích cho công tác nghiên cứu văn hóa dân gian các
dân tộc thiểu số.
Những công trình nêu trên phần lớn tập trung chú ý khai thác phương
thức diễn xướng của hát Then nói chung và Then Cao Bằng nói riêng, nghệ
thuật biểu diễn, chức năng nghi lễ nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu,
cũng như khai thác về khía cạnh triết lý nhân sinh trong lời ca của các bài hát
Then. Khai thác triết lý nhân sinh trong hát Then chính là để từ đó tìm ra được
cái hay, cái đẹp của lời Then Cao Bằng. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài
“Triết lý nhân sinh trong “Then” của người Tày ở Cao Bằng” là một việc
7
7
làm cần thiết để góp phần đem đến một cái nhìn đầy đủ, toàn diện và khoa
học cho một nghi lễ truyền thống của người Tày, mà sâu hơn là của người Tày
ở Cao Bằng.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp bách của đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề, tôi
xác định mục đích của đề tài là: trên cơ sở phân tích nguồn gốc, đặc điểm của
Then và người Tày ở Cao Bằng, từ đó làm rõ khía cạnh nhân sinh trong Then
của người Tày ở Cao Bằng cũng như những giá trị của nó trong sự phát triển
của văn hóa hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: triết lý nhân sinh trong Then của
người Tày ở Cao Bằng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, khai thác triết lý nhân sinh về nguồn
gốc của con người, về sự sống, chết, về cuộc sống và đời sống tình cảm
của con người trong gia đình trong những bài ca, lời hát Then tại các lễ
hội Then mang tính chất cộng đồng hay các lễ diễn xướng Then tại các gia
đình của người Tày ở Cao Bằng.
4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
4.1. Những luận điểm cơ bản
Triết lý nhân sinh trong hát Then của người Tày ở Cao Bằng có một
vị trí, vai trò và giá trị vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của
người Tày ở Cao Bằng nói riêng và trong văn hóa dân gian của nước ta
hiện nay nói chung.
4.2. Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ những đặc điểm, tính chất riêng biệt của cộng đồng người Tày
8
8
ở tỉnh Cao Bằng và ảnh hưởng của nó đến văn hóa hát Then ở đây.
- Làm rõ một số khía cạnh nhân sinh trong Then của người Tày ở
Cao Bằng.
- Đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá
trị của truyền thống hát Then của người Tày ở Cao Bằng với bối cảnh đất

nước ta đang ở trong xu thế toàn cầu hóa của thế giới. Góp phần nâng cao
nhận thức lớp trẻ của tỉnh về văn hóa truyền thống của địa phương mình cũng
như góp phần giúp cho lãnh đạo tỉnh Cao Bằng trong việc hoạch định chính
sách để bảo tồn và phát triển văn hóa hát Then hiện nay.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và
nghiên cứu tín ngưỡng tộc người và môn văn hóa học, tôn giáo học trong các
trường cao đẳng, đại học.
- Ở mức độ nhất định luận văn có thể giúp ích về mặt lý luận cho công
tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc Tày nói
chung và của dân tộc Tày ở Cao Bằng nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp
của chủ nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp
phương pháp lôgíc - lịch sử; phân tích - tổng hợp; quy nạp, diễn dịch; điền
dã; điều tra dân tộc học
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
9
9
NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THEN CỦA NGƯỜI TÀY
Ở TỈNH CAO BẰNG
1.1. Khái quát về người Tày ở Cao Bằng
1.1.1. Sự hình thành cộng đồng người Tày ở Cao Bằng
Tày là tên gọi đã có từ lâu đời dùng để chỉ chung nhiều dân tộc thuộc
nhóm Thái - Choang ở Trung Quốc và Đông Nam Á, theo các nhà dân tộc học
thì tên gọi này có từ cuối thiên niên kỉ thứ I sau công nguyên [57; tr.48].
Ở Việt Nam, người Tày là cư dân bản địa cư trú chủ yếu ở vùng Việt bắc,
trong quá trình lịch sử phát triển, họ có những giao lưu tiếp xúc văn hóa với

người Việt. Thông qua sự kiện Thục Phán khi làm vua nước Nam Cương đã
đánh chiếm Văn Lang của người Việt, sau đó lập nên nước Âu Lạc đóng đô ở
Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội ngày nay), các nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng
trong lịch sử xa xưa đã từng có một bộ phận người Tày cổ ở miền thượng du
bắc bộ hòa đồng vào cộng đồng người tiền Việt, còn một bộ phận người Tày
cổ ở miền núi phía bắc trở thành người Tày hiện nay.
Nổi bật nhất trong các cuộc di cư của người Kinh lên Cao Bằng là sự
kiện vua quan nhà Mạc thất thế chạy lên cát cứ Cao Bằng cuối thế kỉ XVI,
đầu thế kỉ XVII (1594 - 1677). Ngoài ra, còn có một bộ phận người Tày là lưu
quan hoặc quan quân nhà Lê lên dẹp nhà Mạc, sau đó ở lại sinh sống và lập
nghiệp tại Cao Bằng. Người Tày là cư dân bản địa có mặt lâu đời ở Cao Bằng;
các truyền thuyết dân gian như “chín chúa tranh ngôi”, sự tích “báo luông sao
cải” đều liên quan đến việc giải thích nguồn gốc của người Tày ở vùng này.
Đến thời Lê (1428 - 1527) năm Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thái
Tông chia cả đất nước ra làm 12 đạo Thừa Tuyên. Miền đất Cao Bằng đương
thời gọi là phủ Bắc Bình trực thuộc Thừa Tuyên, Thái Nguyên [1; tr.239].
Đến năm Cảnh Tống thứ hai (1499) đời vua Lê Hiến Tông (1498-1504),
10
10
nhà Lê quyết định tách phủ Cao Bằng ra khỏi Thừa Tuyên Thái Nguyên đặt
thành trấn Cao Bằng. Từ thời điểm này, Cao Bằng trở thành một đơn vị hành
chính độc lập, trực thuộc chính quyền Trung Ương. Khi mới thành lập Cao
Bằng gồm một phủ, bốn châu: phủ Cao Bình, châu Thái Nguyên (Thạch
Lâm), châu Lộng Nguyên, châu Thượng Lang, châu Hạ Lang. Thời Nguyễn
(1802-1840), Cao Bằng là một trong 11 trấn thuộc Bắc thành và được xếp vào
ngoại trấn, Cao Bằng có một phủ và bốn châu là châu Thạch Lâm, Quảng
Uyên, Thượng Lang và Hạ Lang [33; tr.336].
Cao Bằng là một tỉnh biên giới phía bắc của Tổ Quốc, nơi cư trú của
nhiều dân tộc khác nhau như: Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Mông trong đó
người Tày có số lượng lớn hơn cả, chiếm khoảng 43% dân số toàn Tỉnh.

“Người Tày là cư dân bản địa giữ vị trí quan trọng trong lịch sử cổ đại, trung
đại và hiện đại ở vùng biên giới phía bắc nước ta. Người Tày là những cư dân
sớm có mặt trong thành phần cư dân nước Văn Lang xa xưa và là một trong
những dân cư sáng lập nên Nhà nước Âu Lạc” [52].
Người Tày ở Cao Bằng cư trú ở tất cả các xã trong tỉnh. Tập trung
nhiều ở các huyện miền Đông của tỉnh như: Trùng Khánh, Hòa An, Trà
Lĩnh, Hạ Lang
Người Tày ở Cao Bằng được hình thành từ ba nhánh:
- Nhánh người Tày gốc (còn gọi là thổ, có nghĩa là thổ dân, chủ nhân của địa
phương từ lâu đời). Nhánh này là con cháu lâu đời của người Tày cổ. Then
chính là sản phẩm văn hóa của nhánh Tày này.
- Nhánh người Ngạn: Theo cuốn “Sơ khảo lịch sử Cao Bằng” thì người Ngạn
có nguồn gốc chính ở Quý Châu, Trung Quốc. Trong các cuộc giao tranh
giành lãnh thổ giữa các tộc người ngày xưa, người Ngạn đã dạt sang Cao
Bằng sinh sống và sát nhập vào cư dân địa phương trở thành người Tày.
- Nhánh người Kinh hóa Tày: Nhánh này chính là con cháu của các viên quan
và binh lính dưới xuôi lên cai quản, bảo vệ biên giới, sau đó lấy vợ người Tày
và cùng con cháu lập nghiệp ở địa phương lâu dần thành người Tày. Bộ phận
11
11
nhánh này chiếm đa số dân tộc Tày ở Cao Bằng. Hiện nay, rất nhiều dòng họ
ở Cao Bằng đều có nguồn gốc từ dưới xuôi, đặc biệt là vào thời kỳ khi nhà
Mạc lên lập vương triều ở Cao Bằng (1594 - 1677).
Người Tày sống hầu hết ở các huyện của Cao Bằng, họ có truyền thống
văn hóa lâu đời, có chữ viết riêng (nhóm ngôn ngữ Tày - Nùng), có điều kiện
kinh tế khá hơn so với các dân tộc khác ở địa phương. Người Tày cũng có
nhiều nét văn hóa vô cùng đặc sắc được thể hiện trong hội làng, ca hát đối
đáp, hát vì, hát then Người Tày đã tạo ra cho mình những nét văn hóa thuộc
về thiết chế xã hội, đó chính là cơ sở ban đầu cho người Tày có cuộc sống ổn
định và bồi đắp thêm những giá trị văn hóa khác.

1.1.2. Điều kiện tự nhiên và địa bàn cư trú
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta với hai mặt Bắc và
Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc; phía Tây giáp hai tỉnh Tuyên
Quang và Hà Giang; phía Nam giáp hai tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Cao Bằng
có diện tích đất tự nhiên khoảng 6.724,62km2, là cao nguyên đá vôi xen lẫn
núi đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên độ cao từ 600 - 1.300m
so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp nối tiếp xen kẽ vào nhau với rừng
núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó, hình thành nên ba vùng với
những đặc trưng đất rõ rệt: miền Đông có nhiều núi đá; miền Tây núi đất xen
núi đá; miền Tây Nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
Địa hình Cao Bằng chia cắt mạnh và phức tạp, hình thành bốn tiểu vùng
kinh tế sinh thái: tiểu vùng núi đá vôi ở phía bắc và đông bắc chiếm 32%, tiểu
vùng núi đất ở phía tây và tây nam chiếm 18% tiểu vùng núi đất thuộc thượng
nguồn sông Hiến chiếm 38%, tiểu vùng bồn địa thị xã Cao Bằng và huyện
Hoà An dọc sông Bằng chiếm 12% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Đồng bào Tày thường sống quần tụ thành từng bản, mỗi bản thường có
từ 20 đến 100 nóc nhà, nhiều bản được hợp thành một mường tương đương
12
12
với một xã. Bản (làng) của người Tày được xây dựng ở chân núi hoặc ở
những nơi đất bằng phẳng ven sông, suối, trên các cánh đồng, nhiều bản có
lũy tre xanh bao quanh. Tính cộng đồng của làng xưa kia đóng vai trò quan
trọng trong cuộc sống, đã để lại những thuần phong mỹ tục truyền thống của
người Tày, trong đó có chế độc “quằng”. Chế độ “quằng” là hình thức tổ chức
xã hội đặc thù theo kiểu phong kiến sơ kì mang tính chất quý tộc, thế tập, cha
truyền con nối. Trong phạm vi thống trị của mình, quằng là người sở hữu toàn
bộ ruộng đất, rừng, sông, núi vì thế, chi phối những người sống trên mảnh
đất đó và bóc lột họ bằng tô, lao dịch, bắt phải đến lao động không công. Chế
độ quằng xuất hiện từ rất sớm và tồn tại dai dẳng mãi đến cuối thế kỉ XIX -
đầu thế kỉ XX.

Bản làng xét theo góc độ xã hội là một thiết chế mang tính chất hành
chính, tồn tại trong một thời kì lịch sử lâu dài ở người Tày và các dân tộc ít
người ở miền bắc nước ta, trong các thiết chế đó các giá trị văn hóa bản làng
để được giữ gìn và phát triển. Làng bản của người Tày là đơn vị tụ cư tập
hợp; phân bố bản, nà, lũng theo các hình thức lẻ tẻ, mỗi bản, nà, lũng cách
nhau bởi ruộng đồng, bãi nương trong các thung lũng, chân đồi, dọc đường
quốc lộ
Làng, bản của người Tày mỗi bản có từ 20 đến 100 nóc nhà. Nhiều bản
(nà, khau…) hợp thành một xã. Nhiều làng bản có lũy tre xanh bao bọc và
quanh bản mỗi hộ gia đình thường trồng cây ăn quả. Bản có địa bàn cư trú
riêng và có phạm vi đất đai canh tác, đất rừng, khúc sông, khe suối riêng
thuộc quyền quản lý và sử dụng của bản. Bản của người Tày ở Cao Bằng là
một đơn vị quần cư bền vững, có ranh giới đất đai khá rõ rệt và vùng đất
thuộc bản đó được gọi là đất bản. Quy mô của bản tuy lớn, nhỏ không đều
nhưng dù là bản nhỏ cũng phải có đầy đủ các yếu tố cấu thành, gồm ruộng và
nương để con người có thể tiến hành sản xuất đảm bảo cuộc sống của mình.
13
13
Bản không chỉ đơn thuần là nơi tập hợp các gia đình riêng rẽ mà còn là một
cộng đồng làm chỗ dựa về kinh tế - xã hội - văn hóa thực sự cho mỗi gia đình
hạt nhân.
Mỗi gia đình trong bản khi có việc mừng như sinh con, vào nhà mới,
cưới xin, ma chay, thờ cúng tổ tiên đều nhận được sự giúp đỡ về vật chất
(gạo, trứng, gà, rượu ) hoặc bằng sức lao động (chặt gỗ, lợp nhà giúp công
việc vặt trong đám ). Trong bản có chuyện buồn, việc tang thì cộng đồng dân
bản bao giờ cũng là lực lượng chính động viên tinh thần; tham gia vào quá
trình tang lễ theo đúng phong tục tập quán của cộng đồng. Mỗi thành viên
trong bản luôn coi tình cảm bản làng là chỗ dựa tin cậy về cả mặt vật chất và
tinh thần trong suốt cuộc đời của họ. Đó là yếu tố khiến cho toàn bản trở
thành một khối cộng đồng chặt chẽ, cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi

buồn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn. Tạo nên những đặc điểm tâm lý chung
cho người Tày là chân thành, mến khách, cần cù, thật thà, sống hòa thuận,
khiêm nhường nhân hậu.
Tên bản thường gắn với các quán từ như bản, lũng, pác, nà, bó bản
nghĩa là làng, lũng là thung lũng, pác là miệng, phia có nghĩa là núi đá, bó là
giếng, nà hoặc thuổng (tổng) có nghĩa là ruộng, cánh đồng. Người Tày thường
chọn nơi bằng phẳng hoặc gò đồi để lập bản và làm nhà, họ đặt tên bản theo
phong cảnh tự nhiên như Pác Bó là nơi nguồn nước, Làng Đền là nơi có đền
vua Lê nhưng tên được người Tày sử dụng nhiều hơn cả để đặt tên cho làng,
bản chính là nà (ruộng) như: Nà Vát, Nà Cạn, Nà Chướng, Nà Lương hay
Tổng Lương, Tổng Chúp, Tổng Mu Khi nhìn vào làng của người Tày ở Cao
Bằng, người ta có thể nhận ngay ra tính cộng đồng của người Tày bởi các nếp
nhà quần cư nhưng hiện nay do mở rộng sản xuất, đô thị hóa, kết cấu truyền
thống đang bị thay đổi dần. Trong các bản “hương ước” đã có từ lâu, hình
thức tổ chức kết nạp từ 50 đến 70 người hoặc trên 100 người được gọi là “bản
14
14
hương” hoặc “bản slưởn” với trùng trưởng đứng đầu. “Hương ước” chỉ giúp
nhau trong việc tang ma. Khi có việc trùng trưởng có trách nhiệm thông báo
cho các hội viên hẹn đem tới giúp tranh tre, gỗ nữa và giúp gia đình chủ
dựng nhà tế, làm lều, gọi là tục “táng lầu”, yêu cầu làm cho hoàn tất. Cũng có
khi giúp cho chủ nhà sửa soạn cúng tế, mổ thịt lợn, đến ngày đưa đám thì
trong “bản slườn” chuẩn bị khăn trắng lần lượt đến tế quan tài để bái lạy gọi
là “tế quan”. Tổ chức “hương ước” của người Tày không chỉ có vai trò quan
trọng trong việc ổn định, duy trì các sinh hoạt văn hóa mà còn thể hiện sự
thống nhất đoàn kết cao trong cộng đồng người Tày. Đến nay người Tày ở
Cao Bằng nhận thức được sự cần thiết của việc tuân thủ theo pháp luật nhà
nước nên một số “hương ước” làng không còn được thực hiện nữa, ví dụ
như: chửa hoang bị đuổi ra khỏi làng, ăn cắp ăn trộm bị mang đi bêu riếu
khắp làng

Người Tày sống ở miền núi, xưa kia là nơi hoang vu, heo hút, họ sống
thành từng bản nhỏ, mỗi bản chỉ có khoảng 20 - 30 nóc nhà, các bản lại cách
khá xa nhau. Bản ít người nên người Tày rất hiếu khách, quý người. Một nhà
có khách đến là cả bản vui mừng, họ giết vịt, mổ gà đãi khách; giữ khách lại
bản. Tính cộng đồng, lòng quý người, hiếu khách đã trở thành một nét truyền
thống nhân văn của người Tày bao đời nay.
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa
Là tỉnh miền núi vùng cao biên giới, xa các trung tâm kinh tế lớn của
vùng Đông Bắc và cả nước nhưng Cao Bằng lại có ba cửa khẩu là Tà Lùng,
Hùng Quốc và Sóc Hà. Đây là lợi thế quan trọng, tạo điều kiện cho tỉnh giao
lưu kinh tế với bên ngoài, nhất là Trung Quốc.
Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc
trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng
có khí hậu á nhiệt đới. Đặc điểm này đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế để
15
15
hình thành các vùng sản xuất cây với nhiều loại cây vô cùng phong phú đa
dạng. Trong đó có những cây đặc sản như hạt dẻ, hồng không hạt, đậu tương
có hàm lượng đạm cao, thuốc lá, chè đắng… mà nhiều nơi khác không có
điều kiện phát triển.
Đồng bào người Tày ở Cao Bằng có sự gắn bó, bền chặt với nhau, các
dòng họ thường sống quần tụ bên nhau. Môi trường để duy trì và phát triển
cộng đồng người Tày ở Cao Bằng phải kể đến vai trò của các dòng họ, gia
đình. Sinh hoạt cộng đồng, tổ chức dòng họ của người Tày về hình thức
không được quy củ và có phần mờ nhạt hơn so với dòng họ của người Việt
nhưng giữa những người cùng dòng máu vẫn có mối quan hệ gắn bó thân
thiết với nhau. Mỗi dòng họ đều được nhận biết qua hệ thống tên đệm, ngày
cúng giỗ tổ tiên sẽ được cha mẹ truyền lại cho con cái biết khi con cái đến
tuổi trưởng thành, khi còn nhận ra dòng họ với nhau thì con cái không được
phép lấy nhau.

Người Tày không có nhà thờ họ hay nhà thờ tổ như người Việt, khi giỗ
tổ sẽ được tổ chức tại nhà của trưởng họ. Trong mỗi dòng họ, người tộc
trưởng luôn được tôn trọng và thường đứng ra chủ trì các nghi lễ ma chay,
cưới xin, hòa giải các vấn đề nảy sinh trong họ của mình. Giữa các dòng họ
trong bản đều chung sống với nhau nhân ái, hòa thuận, theo lứa tuổi hoặc thứ
bậc.
Khối đại đoàn kết này cho đến bây giờ vẫn còn đậm nét truyền thống, nhưng
vai trò của trưởng họ đã có phần bị hạn chế bởi nhiều hoạt động của làng bản
đã có sự chỉ đạo của chính quyền và sự tham gia của các khối đoàn thể. Sinh
hoạt cộng đồng cũng là một giá trị đặc trưng của người Tày, trong đó Chùa là
nơi sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người dân trong vùng.
Ở Cao Bằng có một số chùa nổi tiếng như chùa Viên Minh ở xã Xuân
Lĩnh, huyện Thạch An, chùa được xây dựng từ thời Lê đầu thời Cảnh Hưng;
16
16
chùa Chùng Phúc ở làng Huyền Ru, xã Thanh Nhật, huyện Hạ Lang, chùa
được xây dựng vào thế kỷ XII là nơi sinh hoạt văn hóa cổ truyền của nhân
dân trong vùng, chùa được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng là di tích lịch sử
văn hóa; chùa Vân Anh tọa lạc tại làng Chùa, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc;
chùa Đà Quận nằm ở làng Đà Quận, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An; chùa
Quang Đế nằm ở thị trấn Bảo Lạc được xây dựng vào đời của Tự Đức năm
thứ ba (năm 1851); chùa Phố Cũ nằm trong trung tâm thành phố Cao Bằng
được xây dựng để thờ vua Gia Long triều Nguyễn (1802 - 1820); chùa Xuân
Lĩnh thuộc xã Xuân Lĩnh, huyện Thạch An; đền vua Lê thuộc làng Đền, xã
Hoàng Tung, huyện Hòa An
Trong tỉnh Cao Bằng có nhiều ngôi chùa, đền và cả các miếu thờ thần,
trong đó có nhiều nơi đã được xếp hạng di tích nhưng hiện nay có một số di
tích đã, đang xuống cấp, bị mai một dần do chiến tranh và do nhận thức hạn
chế của người dân. Có những di tích đã bị hoang phế hoặc chỉ còn lại vết tích
khiến nét văn hóa cộng đồng đang dần bị quên lãng qua nhiều thế hệ.

Do sự di chuyển dân cư và mở rộng sản xuất, đô thị hóa nên kết cấu làng
truyền thống cũng đang có sự thay đổi. Tại Cao Bằng làng nghề truyền thống
chỉ còn lại làng Phúc Sen - đây là làng rèn tại xã Phúc Sen, huyện Quảng
Uyên, ra đời cách đây hơn trăm năm. Làng nghề truyền thống Phúc Sen
chuyên sản xuất, rèn đúc ra các nông cụ như liềm, dao, thớt, lưỡi cày Nằm
cách thành phố Cao Bằng 30km theo quốc lộ 3 về phía đông bắc cũng có 6
xóm có làng nghề phát triển là Tình Đông, Lũng Vài, Pác Rằng, Phja Chang
Hạ, Phja Chang Thượng và Đâu Cọ với sản phẩm chủ yếu là nông cụ và đồ
nghề mộc. Làng nghề dệt thổ cẩm cũng được phát triển nhất tại xã Đào Ngạn,
xã Phù Ngọc ở huyện Hà Quảng và khu vực thị trấn Nước Hai huyện Hòa An.
Đặc biệt tại Cao Bằng còn có làng văn hóa Tày Khuổi Ky, đây là ngôi
làng có địa thế đẹp, dựa lưng vào núi, mặt hướng ra dòng suối trong mát và
17
17
cánh đồng lúa vàng. Khuổi Ky là bản vùng cao, với 100% là đồng bào Tày
sinh sống và đã được Bộ thể thao và du lịch công nhận làng truyền thống văn
hóa tiêu biểu cho dân tộc thiểu số. Xây dựng làng văn hóa Tày là một mô hình
rất được người Tày ở địa phương hưởng ứng và đang đạt được những thành
quả bước đầu tích cực. Tuy nhiên mô hình này mới được thí điểm ở một số ít
làng, chưa được nhân rộng.
Người Tày có hệ thống ngôn ngữ riêng của mình. Ngôn ngữ của dân tộc
Tày là tiếng Tày, tiếng Tày có vị trí quan trọng và được sử dụng phổ biến
trong đời sống hàng ngày của dân bản xứ. Song, để biểu thị các khái niệm xã
hội, chính trị pháp lý, khoa học thì tiếng Tày phải vay mượn từ Tiếng Việt,
tiếng Hán. [37; tr.324,329].
Về trang phục của người Tày thường đơn giản với màu sắc chủ đạo là
sắc chàm, đàn ông Tày mặc áo cánh bốn thân, áo dài năm thân, khăn đội đầu,
quần và giày vải. Phụ nữ Tày tóc vấn ngang đầu, ngoài chùm khăn vuông mỏ
quạ, áo dài màu chàm, gài khuy đồng bên phải, ngang lưng thắt dải chàm, hai
đuôi dải buông dài xuống đằng sau, chân đi hài vải. Người Tày trong trang

phục của mình sử dụng cả màu trắng và màu chàm để cắt may, khác với người
Nùng chỉ dùng màu chàm, đây cũng là đặc điểm để phân biệt hai dân tộc với
nhau. Ngày nay, nhìn vào trang phục thường ngày của phần đông người Tày
không thể nhận ra được họ thuộc dân tộc nào bởi lẽ trang phục truyền thống
đã được thay bằng các bộ âu phục hiện đại. Hầu hết các trang phục truyền
thống của dân tộc Tày chỉ được mặc vào các dịp trọng đại như: ngày tết, lễ
hội hoặc các dịp kỉ niệm lớn của tỉnh nhà
Văn hóa tín ngưỡng của người Tày ở Cao Bằng do được sản sinh trên cở
sở nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, mang tính chất tự cung tự cấp
Nhiều tàn tích của tín ngưỡng nguyên thủy vẫn còn tồn tại trong đời sống tâm
linh của người Tày như: vật linh giáo, ma thuật, bái vật giáo (thờ cây đa, thờ
18
18
hòn đá) và các nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp, săn bắt, đánh cá
các hình thức ý thức tôn giáo của xã hội có giai cấp cũng ngày càng phát triển
thịnh hành.
Người Tày ở Cao Bằng được thừa hưởng ở tổ tiên giá trị lạc quan, yêu
đời trong văn hóa và những giá trị đó ngày càng được phát triển thêm trong
đời sống gian khó bởi vậy nó đã thấm sâu vào đời sống tinh thần của người
Tày. Tiêu biểu nhất trong văn hóa tín ngưỡng của người Tày Cao Bằng là thờ
cúng tổ tiên, bắt nguồn từ thờ cúng gia tộc, thị tộc với ý nghĩa nhắc nhở con
cháu phải giữ gìn truyền thống, vừa khẳng định và củng cố tư hữu (kế thừa tài
sản) nên bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi quan trọng trong mỗi nhà, việc này là
trách nhiệm của người con trưởng. Hàng năm vào mùa xuân, người ta thường
tổ chức lễ cúng trên một đám ruộng nhất định trước bản, mỗi gia đình có mâm
lễ cúng gồm rượu, thịt, các loại bánh, xôi ngũ sắc những dịp này thường
được gọi là hội lồng tồng (xuống đồng), hội nàng hai (hội trăng).
Bên cạnh đó dân tộc Tày còn có nhiều truyện cười, truyện tiếu lâm như:
trâu ghét cây chuối, hổ và khỉ, hổ với thỏ ; truyện cổ tích, thần thoại, tục
ngữ, ca dao cùng với một số thể loại khác rất đáng được coi trọng như hát

lượn cọi, hát yếu, hát Then, đọc phong slư
1.2. Then trong đời sống tinh thần của người Tày ở Cao Bằng
1.2.1. Then - một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Tày ở Cao Bằng
Trong kho tàng nghệ thuật có từ lâu đời của dân tộc Việt Bắc, Then là
loại hình nghệ thuật có từ lâu đời của cả hai dân tộc Tày, Nùng được quần
chúng nhân dân ưa thích. Then khác với các loại hình dân ca khác, nó có tính
chất sinh hoạt văn nghệ quần chúng, nhưng mặt khác nó cũng là loại hình sinh
hoạt tôn giáo mê tín. Cho đến nay, những người yêu thích nghệ thuật Then
hay cả những người làm Then cũng có nhiều người chưa định nghĩa được rõ
ràng về Then. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng tất cả mọi cách giải
19
19
thích đều đi đến khái niệm chung gần thống nhất về Then như sau:
Một là, Then là tên gọi một hình thức nghi lễ có sử dụng nhạc cụ (đàn
tính, chùm nhạc xóc bằng đồng) và những khúc hát thờ cúng. Then còn là tên
gọi chỉ các hình thức dân ca của người Tày gọi là hát Then thường được diễn
trong các dịp lễ trọng đại của làng xã (Hội Lồng Tồng - lễ xuống đồng; lễ hội
Nàng hai - hội nàng trăng ) hay lễ trong gia đình (lễ cầu an, lễ giải hạn, đám
ma, đám cưới, cầu tự ). Then còn là từ dùng để chỉ người làm nghề cúng bái
theo dạng nghi lễ này (bà Then).
Hai là, Then là tiên (có nơi gọi là Sliên), tiên do biến âm của chữ Thiên
tức là trời. Như vậy, người làm Then thuộc “dòng dõi” thần tiên, là người của
trời. Họ là những người giữ mối liên hệ giữa trần gian với Ngọc Hoàng và
Long Vương. Nhiều tài liệu nói họ là những người biết nghi lễ cúng bái, khi
làm Then họ đại diện cho người trần gian gặp người của mường Trời cầu xin
Thần Linh cho trần gian được mọi sự tốt lành, tai qua nạn khỏi, sinh con đẻ
cái đầy nhà.
Theo đa số người làm Then ở Cao Bằng thì Then là trời, là Tiên. Tiên là
để chỉ người phụ nữ, cho nên đa số người làm Then ở Cao Bằng là nữ, họ
được gọi là Slao Sliên, còn nam giới làm Then được gọi là Báo Sliên hay gọi

tên khác là Dàng, khi làm Then họ sẽ mặc quần áo như nữ, coi như mượn diện
mạo của người nữ. Riêng ở các huyện miền Đông Cao Bằng (Quảng Uyên,
Phục Hòa, Trùng Khánh ) Then nam nhiều hơn Then nữ, họ có thể dùng
được cả hai loại nhạc cụ đàn tính và chùm xóc nhạc một cách điêu luyện.
Đàn Tính hay còn gọi là tính tẩu là nhạc cụ khảy dây được dùng phổ
biến ở một số dân tộc miền núi tại Việt Nam như người Thái, người
Tày, người Nùng Trong tiếng Thái, tính có nghĩa là đàn, còn tẩu là bầu (quả
bầu), dịch ra tiếng Việt, tính tẩu có nghĩa là đàn bầu. Để khỏi nhầm lẫn với
loại đàn bầu của người miền xuôi, nhiều người gọi tính tẩu là đàn tính nhưng
20
20
nếu dịch ra "đàn đàn" thì sai. Do đó chỉ cần hiểu đàn tính là cách gọi tắt của
đàn tính tẩu. Khi đệm hát, tính tẩu thường chơi giai điệu của lời ca. Trong
nhạc múa tính tẩu có những bài bản riêng.
Tính tẩu có những bộ phận chính như sau:
Bầu vang (bộ phận tăng âm): làm bằng nửa quả bầu khô (cắt ngang). Để có
độ vang, âm sắc chuẩn người ta thường chọn quả bầu tròn và dày đều để làm bầu
vang. Mặt đàn thường làm bằng gỗ cây ngô đồng xẻ mỏng khoảng 3mm. Trên
mặt đàn có khoét 2 lỗ hình hoa thị để thoát âm (trước kia 2 lỗ hoa thị được khoét
ở phía sau bầu đàn). Ngựa đàn tương đối nhỏ nằm trên mặt đàn.
Cần đàn: bằng gỗ, thường là gỗ dâu hay gỗ thừng mục, nhẹ và thẳng.
Cần đàn dài khoảng 9 nắm tay của người chơi đàn. Phần dưới của cần đàn
xuyên qua bầu vang, còn phần trên cùng là đầu đàn uốn cong hình lưỡi liềm
hoặc đầu rồng, đầu phượng… Mặt cần đàn trơn, không có phím như đàn
tam.Hốc luồn dây có 2 hoặc 3 trục dây.
Dây đàn: trước đây làm bằng tơ xe, nay là nilon. Tính tẩu có loại 2 dây
và loại 3 dây tùy theo từng vùng và từng chức năng âm nhạc. Loại có 3 dây
thường do người Tày sử dụng. Họ thêm 1 dây trầm giữa 2 dây kia. Âm thanh
của dây trầm thấp hơn dây cao 1 quãng tám đúng. Loại 3 dây được gọi là tính
then (đàn then) thường dùng trong nghi lễ Then để phân biệt với loại 2 dây là

tinh tẩu dùng để đệm hát và múa.
Tính tẩu có âm sắc êm dịu, thanh thoát. Khi phát ra âm cao nó gần giống
với tiếng đàn tam. Lúc sản xuất âm trầm nó cho người nghe cảm giác hơi mờ
ảo. Người diễn không dùng que khảy mà chỉ khảy bằng ngón tay trỏ của tay
phải. Ngón cái và giữa giữ cần đàn ở nơi gần sát bầu đàn.
Còn chùm xóc nhạc là một nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, phương pháp
kích âm là gõ chùm xóc nhạc xuống một miếng vài vuông được đặt trên sàn
nhà hay gắn vào tay, vào cơ thể người biểu diễn để khi diễn cơ thể rung lắc,
21
21
chùm sóc nhạc cũng rung theo và phát ra âm thanh. Chùm xóc nhạc có nhiều
tên gọi khác nhau như mạ, sáu mạc, ở Cao Bằng được gọi là miac và tùy từng
địa phương mà chùm sóc có kích cỡ khác nhau. Âm điệu của chùm xóc nhạc
phát ra cũng phụ thuộc vào kích thước to hay nhỏ. Chùm xóc nhạc to thường
có âm sắc vang, ấm; chùm sóc nhạc nhỏ thường có âm sắc đanh và chói hơn,
chùm nhiều quả nhạc sẽ có âm lượng lớn hơn. Chùm xóc nhạc được cấu tạo là
nhũng quả nhạc nhỏ hình tròn bằng đồng, trên quả nhạc có khe hở.
Tiếng của đàn tính, của chùm xóc nhạc hòa quyện cùng tiếng hát của
thầy Then sẽ tạo nên một làn điệu Then say đắm, quyến rũ lòng người, làm
cho người nghe Then không thể nào quên được.
Có nhiều nơi phân biệt hai khái niệm Then và Pụt (hay Pựt - có nghĩa là
Phật) nhưng ở Cao Bằng có Then nữ và Pụt vẫn được gọi chung là Then.
Người Tày đa số yêu thích và say mê Then và nhiều người muốn làm
nghề Then. Nhưng không phải ai muốn làm nghề Then đều có thể làm được.
Những người làm Then muốn chính thức được hành nghề phải làm đại lễ cấp
sắc. Cứ ba năm hoặc năm năm làm lễ cấp sắc một lần, tùy theo kinh tế của
từng người. Người nào vì khó khăn không chuẩn bị được đại lễ cấp sắc thì
phải làm tiểu lễ để cúng khất. Cứ mỗi lần cấp sắc thì số dải tua ở mũ Then
cũng tăng lên theo thứ bậc của Then và lúc đó quyền điều binh khiển tướng
cũng lớn hơn. Những người làm Then có thể chia làm ba loại:

Loại Then nối dõi: tức là dòng dõi đã có người làm Then, nay người đó
đã qua đời phải có người nối dõi, nếu không làm thì người trong gia đình
thường hay gặp hoạn nạn, bệnh tật. Trong nhà, ngoài bàn thờ tổ tiên đặt ở gian
giữa, còn có bàn thờ Then đặt ở gian bên cạnh được che kín bằng các tấm
màn, bức trướng. Người nối dõi phải học làm Then với ông sư phụ hoặc một
bà sư mẫu nào đó. Đến khi có thể làm được thì chuẩn bị một đại lễ cấp sắc để
được hành nghề. [18; tr.48, 49]
22
22
Loại thứ hai: là loại Then ở “lục mệnh”, con “ma Then” bắt phải làm.
Tiếng Tày gọi là “Vít théc”. “Vít théc” không phải do dòng dõi làm Then mà
đó là do một hoàn cảnh đặc biệt mà phải làm. Hoàn cảnh đó xảy ra khi người
họ trở nên không bình thường, cười hát suốt ngày. Có người nhảy xuống sông,
xuống suối ngâm nước, hoặc chạy vào rừng sâu, trèo lên cây cao, vách núi
đá làm những việc mà người bình thường khó làm được. Có khi họ bỏ nhà
ra đi vài ba ngày rồi chạy đến quỳ lạy trước bàn thờ của một ông hay bà Then
nào đó để xin làm Then và khất chuẩn bị lễ vật vào đại lễ cấp sắc. Loại này
không nhiều lắm. Người ta cho rằng những người “mệnh nhẹ” mới bị như
vậy. Khi trong gia đình có người bị như thế thì phải cố chạy vạy, bán ruộng,
bán trâu, vay nợ để chuẩn bị lễ vật làm lễ cấp sắc làm Then.
Loại thứ ba: là loại Then sống hay còn gọi là “Vít đíp”. Họ là những
người thích hát Then, thường hay theo Then, giúp trong các đám Then. Họ
biết làm Then như những người chuyên nghiệp nhưng không mê tín. Họ
không thờ ma Then và cũng không ai mời họ đi làm Then bao giờ. Trong các
buổi làm Then họ có thể thay ông hay bà Then làm từng đoạn, từng việc. Loại
Then này cũng không nhiều. [18; tr.49,50]
1.2.2. Nguồn gốc hình thành và sự phát triển của Then
Then là một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng dân gian có từ rất lâu đời
trong đời sống văn hóa tinh thần của người Tày Cao Bằng. Vì vậy, khó có thể
xác định được một cách chính xác nguồn gốc của Then.

Trong cuốn “Then Tày và những khúc hát”, nhà nghiên cứu văn hóa dân
gian Hoàng Triều Ân sau khi phân tích một số bài Then cổ của người Tày và
chứng minh rằng người Tày có truyền thuyết “Chín chúa tranh vua” đã đi đến
kết luận: Cây đàn tính và lời hát Then lúc đầu là của dân gian, về sau được
chuyển vào cung đình với sự tham gia của giới trí thức mà trở nên hoàn thiện
và bài bản hơn. Khi triều đình nhà Mạc tan rã, Then theo các nghệ nhân trở về
23
23
với dân gian và tồn tại cho đến ngày nay.
Một số nhà nghệ thuật khác như Dương Sách và Hoa Cương đều cho
rằng Then và cây đàn tính của dân tộc Tày đã có từ rất lâu đời.
Nhạc sĩ Hoa Cương trong bài “Nghệ Thuật hát Then và hát Dàng
CaoBằng” in trong cuốn “Văn hóa dân gian Cao Bằng” đã chia sự phát triển
của Then thành các giai đoạn:
Giai đoạn đầu: Được lấy mốc từ 1598 trở về trước (khi nhà Mạc lên Cao
Bằng). Đây là giai đoạn Then bước đầu hình thành về tiết tấu, giai điệu và lời
Then còn đơn giản hầu như chưa thoát khỏi âm thanh, ngôn ngữ bình thường,
dần dần các yếu tố như sinh hoạt, tập quán, ngôn ngữ được phát triển đưa
Then đến mức hoàn thiện hơn.
Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1598 đến năm 1945 là thời kỳ âm nhạc chưa
phát triển, hát Then đã đạt tới trình độ điêu luyện nhờ vào tầng lớp trí thức và
các nghệ nhân dân gian. Trong đó phải kể đến hai vị quan trong triều nhà Mạc
là Tư thiên quản nhạc Bế Văn Phùng và vua Ca đáng Nông Quỳnh Văn đã lập
ra hai phường hát Then (nữ) và hát Dàng (nam).
Giai đoạn thứ ba: Từ năm 1945 trở lại đây, ngoài dòng Then nghi lễ còn
xuất hiện những bài Then mới, những bài Then này được sáng tác mang đậm
tính chuyên nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa văn nghệ của
quần chúng nhân dân.
Then ngày càng được phát triển rộng rãi và được yêu thích ở nhiều lứa
tuổi khác nhau, họ yêu thích Then không phải ở sự mê tín mà bởi những lời

ca, điệu hát của Then đã quen thuộc và gần gũi với cuộc sống, với tâm tư tình
cảm của họ. Họ thích ở tiếng đàn tính lúc thì êm ái, dịu mát, thanh thản, khi
thì vui tươi, tưng bừng, rộn ràng, sôi nổi cùng tiếng nhạc xóc và còn có những
lúc man mác hơi buồn tùy theo từng đoạn hát khác nhau của Then. Họ yêu
thích Then không chỉ ở lời hát, tiếng hát của người làm Then, người hát Then
24
24
mà còn ở những điệu múa Then trong các lễ khác nhau. Khi hát Then, người
hát thường sử dụng các loại nhạc cụ như: tính tẩu, nhạc xóc, cái chuông
trong đó tính tẩu và nhạc xóc là nhạc cụ phổ biến thông dụng nhất, không thể
thiếu trong các buổi làm Then. Tính tẩu, nhạc xóc còn được các đoàn nghệ
thuật và các đội văn nghệ nghiệp dư đưa lên sân khấu đệm cho các tiết mục
hát, múa Then của mình. Then mỗi mỗi vùng miền, mỗi địa phương lại có
những âm điệu, những đặc điểm khác nhau, dựa vào cách hát, cách biểu diễn,
cách múa và âm điệu của tiếng đàn tiếng xóc mà ta có thể biết được đó là
Then của địa phương nào.
Ở Cao Bằng, hát Then chia thành hai khu vực rõ rệt:
- Then miền Tây (chủ yếu là nữ hát) gồm các huyện: Hòa An, Hà Quảng, Thạch
An, Thông Nông, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm.
- Then miền Đông (nam hát nhiều hơn) gồm các huyện: Trùng Khánh, Quảng
Uyên, Phục Hòa, Hạ Lang, Trà Lĩnh.
1.2.3. Các hình thức diễn xướng của Then
Then có nhiều hình thức diễn xướng, sinh hoạt khá phong phú. Tùy theo
phong tục tập quán của từng vùng, miền mà sự phong phú có mức độ khác
nhau. Ta có thể chia Then làm 7 loại cơ bản sau:
Một là Then cầu mong: Thường vào đầu mùa xuân hàng năm, người ta
mời Then về để cầu mong cho được sống yên lành, hạnh phúc, sống lâu Thí
dụ như then Kỳ Yên, Giải hạn, Cầu Thọ, Nối số.
Hai là Then chữa bệnh: Loại này mang tính chất mê tín. Nhà có người
ốm đau thì đi mời Then về cúng lễ. Nếu thầy bảo bị mất vía thì phải sắm lễ

mời Then đi gọi vía. Thầy bảo vía bị mất nơi đâu (mỏ nước, bến sông, nơi
miếu thần, rừng núi hoặc bị giam ở ngục) thì người Then sẽ mang theo lễ vật
đến đó để chuộc vía về cho người ốm. Nếu hồn vía bị giam tại ngục thì phải
làm lễ phá ngục cứu hồn vía về [18; tr.49].
Ba là Then bói toán: Có hai hình thức bói toán. Một là bói xem người
25
25

×