Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.19 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------------------

LÊ THỊ HỒNG NHUNG

TRIẾT LÝ NHÂN SINH
TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------------------

LÊ THỊ HỒNG NHUNG

TRIẾT LÝ NHÂN SINH
TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Thanh Xuân

HÀ NỘI - 2015

2


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu7 ................................................................. 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 7
6. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 8
8. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8
NỘI DUNG..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNGError!

Bookmark

not defined.
1.1. Khái quát về ca dao, tục ngữ Việt Nam Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Ca dao Việt Nam ................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Tục ngữ Việt Nam ................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Đặc trưng của ca dao, tục ngữ Việt NamError!

Bookmark


not

defined.
1.2. Những điều kiện hình thành ca dao, tục ngữ Việt Nam .............. Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Điều kiện văn hóa - tư tưởng ................ Error! Bookmark not defined.
1.3. Khái niệm triết lý và triết lý nhân sinh Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Khái niệm triết lý .................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Triết lý nhân sinh .................................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................... Error! Bookmark not defined.

1


CHƢƠNG 2: NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO,
TỤC NGỮ VIỆT NAM ................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Quan niệm về đời ngƣời, ý nghĩa của cuộc đời con ngƣời .......... Error!
Bookmark not defined.
2.2. Quan niệm về cách ứng xử của con ngƣời với tự nhiên .............. Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Con người sống không thể tách rời với tự nhiênError!

Bookmark

not defined.
2.2.2. Quan niệm về lao động sản xuất cải tạo tự nhiênError! Bookmark not
defined.
2.3. Quan niệm về cách ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội

......................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Tình u đơi lứa chân thành, trong sáng, bình dị, thiết tha, mãnh liệt
được thể hiện trong chính cuộc sống lao động hàng ngàyError!

Bookmark

not defined.
2.3.2. Mối quan hệ vợ chồng ân tình, thủy chung, nhường nhịn, sẻ chia .... Error!
Bookmark not defined.
2.3.3. Mối quan hệ trong gia đình trên dưới tơn kính, cha con chí hiếu ...... Error!
Bookmark not defined.
2.3.4. Mối quan hệ anh em thuận hịa ............. Error! Bookmark not defined.
2.3.5 Mối quan hệ tơn sư trọng đạo, bạn bè tình nghĩa ........................................ 63
2.3.6. Mối quan hệ gắn bó ruột thịt, tương thân tương ái trong cộng đồng,
quốc gia dân tộc............................................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Những giá trị và hạn chế của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục
ngữ Việt Nam ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Về giá trị ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Về hạn chế ............................................. Error! Bookmark not defined.

2


Tiểu kết chƣơng 2 .......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 9

3



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ bao đời nay trong tâm thức người Việt, văn học dân gian được coi như
một di sản, một kho tàng quý giá tích lũy những gì mà lồi người đã biết được nhờ
vào sự trải nghiệm hàng thế kỉ. Trong đó, ca dao, tục ngữ được coi như những viên
ngọc mà sự lung linh, kì ảo của nó đã lặn sâu vào trong kí ức con người như một
ảnh tượng của quê hương ngàn đời.
Ca dao, tục ngữ Việt Nam đượm màu sắc dân gian, thể hiện tâm tư, tình cảm
của nhân dân lao động Việt Nam. Nó là sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn lao động
sản xuất của cha ông ta, là tài sản vô cùng quý giá của dân tộc. Những đề tài của ca
dao, tục ngữ bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao động sản xuất và những sinh hoạt đời
thường nên nội dung của ca dao, tục ngữ rất đa dạng và phong phú. Ngôn ngữ của ca
dao, tục ngữ Việt Nam cũng chính là những lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động
nên cũng rất dễ hiểu và dễ cảm. Chính vì lẽ đó, trong lịch sử đã có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu khai thác về chủ đề ca dao, tục ngữ. Các nhà nghiên cứu đã tập trung khai
thác ca dao, tục ngữ trên nhiều bình diện khác nhau và đã mang lại những hiệu quả
nhất định.
Ca dao, tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc như: triết lý biện
chứng, triết lý đạo đức, triết lý giáo dục đặc biệt hơn cả là triết lý nhân sinh. Triết
lý nhân sinh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong sự đúc kết kinh nghiệm của cha ông
ta về tự nhiên, xã hội, con người. Nó mang lại cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc về
quan niệm của ông cha ta về lẽ sống, về đạo làm người, về cách ứng xử của con
người với tự nhiên và giữa con người với nhau trong xã hội.
Nghiên cứu về triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam không
những khẳng định lại những giá trị văn hóa của dân tộc mà cịn góp phần củng cố
niềm tin, lý tưởng sống cho người dân Việt Nam nói chung và một bộ phận thanh
niên Việt Nam hiện nay dưới tác động của xu thế tồn cầu hóa.

4



Vì những lý do trên tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Triết lý nhân sinh trong
ca dao, tục ngữ Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ca dao, tục ngữ là một thành tố quan trọng, góp phần tạo nên hệ giá trị tinh
thần, bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, ca dao, tục ngữ đã
được thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước ở
những góc độ, những khía cạnh khác nhau. Trước những nghiên cứu đa dạng và đa
ngành về ca dao, tục ngữ việc tiếp cận tư liệu của đề tài chủ yếu được triển khai
trên hai nhóm chủ đề lớn như sau:
Trước hết, là những cơng trình nghiên cứu tổng quan về ca dao, tục ngữ Việt
Nam:
Cơng trình sưu tập, nghiên cứu của tác giả Vũ Ngọc Phan “Tục ngữ, ca dao
Việt Nam” (1995), tác giả Đinh Gia Khánh “Văn học dân gian Việt Nam” (2000).
Hai cuốn sách nói trên, các tác giả đã làm rõ khái niệm, nguồn gốc, sự hình thành,
phát triển, nội dung và các hình thức nghệ thuật của ca dao, tục ngữ Việt Nam nói
chung. Ngồi ra, tác giả còn làm rõ mối quan hệ giữa ca dao, tục ngữ với các thể
loại văn học dân gian khác.
Cơng trình sưu tập ca dao, tục ngữ cơng phu nhất, có nội dung phong phú là
bộ sách “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc, xuất bản lần đầu vào năm
1928. Tập 1 của bộ sách này giới thiệu khoảng 6.500 câu tục ngữ của các vùng
miền Bắc, Trung, Nam cho đến nay vẫn được coi là một trong những cơng trình
sưu tập tục ngữ Việt Nam có quy mô lớn.
Cuốn sách “Tục ngữ ca dao Việt Nam” (2014) của tác giả Ngọc Hà đã sưu
tập và tuyển chọn những câu ca dao tục ngữ rất hay, rất ý nghĩa, rất điển hình trong
kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam. Tác giả đã sắp xếp các câu ca dao, tục ngữ
theo từng chủ đề giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và nghiên cứu. Đây là một tài

5



liệu tham khảo rất hữu ích cho những người muốn đọc và tìm hiểu về ca dao, tục
ngữ.
Thứ hai, những cơng trình tập trung khai thác về những yếu tố triết học, triết
lý trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Tiêu biểu có những cơng trình sau:
Trong bài viết “Tìm hiểu yếu tố triết học trong tục ngữ Việt Nam” của Vũ
Hùng in trên Tạp chí Triết học, số 1/1994, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau cơ bản
giữa tục ngữ Việt Nam và triết học đồng thời cũng phân tích để làm rõ một số yếu
tố triết học trong tục ngữ Việt Nam. Ở đây, tác giả mới chỉ phân tích một cách
chung chung về các yếu tố triết học trong tục ngữ, chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể vào
một khía cạnh nào.
Đề tài“Những tư tưởng triết học trong truyện kể dân gian Việt Nam”(2006)
của tác giả Phạm Thị Thúy Hằng cũng đã trình bày một số tư tưởng triết học về thế
giới quan, nhân sinh quan của con người Việt Nam. Đề cập đến những ảnh hưởng
của truyện kể dân gian đối với việc xây dựng nền văn hóa của dân tộc.
Đề tài “Một số tư tưởng biện chứng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam”
(2011), Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh, của tác giả Hoàng Thị Ánh Thu đã đề cập đến tư tưởng biện chứng
trong ca dao, tục ngữ với hai nội dung cơ bản được thể hiện qua hai chương. Cụ
thể là trong chương 2, tác giả trình bày tư tưởng về mối quan hệ biện chứng giữa
con người với tự nhiên trong ca dao, tục ngữ Việt Nam và trong chương 3, tác giả
trình bày về tư tưởng về mối quan hệ biện chứng giữa con người với con người
trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Ở đề tài này, tư tưởng biện chứng chủ yếu chỉ
được đề cập ở mối quan hệ giữa con người với gia đình và xã hội. Những vấn đề
như quan niệm về sự vận động phát triển, quan niệm về mối liên hệ giữa các sự vật
hiện tượng, giữa các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng chưa được tác giả đề cập
đến.

6



Trong cuốn “Những yếu tố duy vật và biện chứng trong ca dao, tục ngữ Việt
Nam” (1996), tác giả Võ Hoàng Khải đã làm sáng tỏ đồng thời hệ thống hóa các
yếu tố duy vật và biện chứng trong ca dao, tục ngữ để thấy được bản chất tư duy
của người lao động bình dân. Một số nội dung duy vật và biện chứng đã được tác
giả trình bày khá rõ ràng.
Về chủ đề Đạo làm người trong ca dao, tục ngữ, tác giả Nguyễn Nghĩa Dân
có biên soạn cuốn “Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam” (2011). Tác
giả đã sưu tập hàng nghìn câu tục ngữ, ca dao Việt Nam về đạo làm người. Cuốn
sách gồm có hai phần chính: Phần thứ nhất tác giả trình bày những đặc điểm của
tục ngữ, ca dao về đạo làm người, đồng thời tác giả tiến hành phân loại và trình
bày nội dung tục ngữ, ca dao về đạo làm người. Phần thứ hai, tác giả sưu tầm, lựa
chọn, giải thích tục ngữ, ca dao về đạo làm người. Đây là một cơng trình rất hay và
có ý nghĩa, trình bày rất đầy đủ và cụ thể nội dung về đạo làm người trong ca dao,
tục ngữ Việt Nam.
Về Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ cũng đã thu hút được sự quan tâm,
nghiên cứu của các tác giả. Tiêu biểu có đề tài “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục
ngữ Thừa Thiên - Huế”(2011) của tác giả Cao Thị Hoa đã đi sâu phân tích và làm
sáng tỏ triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, trên cơ sở đó rút ra
ý nghĩa thực tiễn về quan niệm sống (nhân sinh quan, thế giới quan) của con người
Việt Nam ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, vận dụng nó ở góc độ kế thừa, giữ gìn và phát huy
truyền thống văn hóa trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy
nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu triết lý nhân
sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, mà chưa đi sâu tìm hiểu triết lý nhân
sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.
Điểm qua tình hình nghiên cứu trên cho thấy việc nghiên cứu về triết lý nhân
sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam vẫn cần được tiếp tục. Các cơng trình trước
đây mới chỉ dừng lại ở việc đề cập một cách chung chung về triết lý nhân sinh hoặc

7



có phân tích sâu nhưng mới chỉ dừng lại ở phạm vi của một vùng miền, chứ chưa
phân tích, làm rõ triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam một cách có hệ
thống. Vì vậy, việc kế thừa, bổ sung, góp phần hồn thiện làm sáng tỏ triết lý nhân
sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam là việc làm có ý nghĩa cả về mặt lý luận và
thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu một cách có hệ thống về triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt
Nam, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn về quan niệm sống của con người Việt Nam,
góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận văn làm rõ:
- Tìm hiểu khái quát về sự hình thành của ca dao, tục ngữ Việt Nam.
- Phân tích một cách có hệ thống triết lý nhân sinh trong kho tàng ca dao,
tục ngữ Việt Nam.
- Bước đầu đánh giá những giá trị và hạn chế của triết lý nhân sinh trong ca
dao, tục ngữ Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ
Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những câu ca dao, tục ngữ đã được tuyển
chọn có nội dung chính xác nằm trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

8



Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm và phương pháp luận của
triết học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu kết hợp các phương pháp logic và lịch sử, phân tích và
tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê, so sánh và đối chiếu.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Một là, luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về triết lý nhân sinh
trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.
- Hai là, bước đầu đánh giá những giá trị và hạn chế của triết lý nhân sinh
trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, rút ra ý nghĩa thực tiễn về quan niệm sống của con
người Việt Nam thông qua kho tàng ca dao, tục ngữ.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Khẳng định những giá trị to lớn của ca dao, tục ngữ Việt Nam: ca dao, tục
ngữ Việt Nam chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc.
- Khẳng định tư duy của dân tộc Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam là một
bộ phận hịa cùng sự phát triển của tư duy nhân loại.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có giá trị làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập Văn
học dân gian, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, triết học Mác - Lê nin.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm có 2 chương và 7 tiết.

9



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Nhu An (1993), “Một số đặc điểm nhân cách con người Việt Nam
qua ca dao, tục ngữ”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (12), tr. 15-18.

2.

Trần Thúy Anh (2004), Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ
Bắc Bộ qua một số câu ca dao - tục ngữ, Nxb ĐHQGHN.

3.

Đỗ Thị Bảy (2011), Sự phản ánh quan hệ gia đình, xã hội trong tục ngữ ca
dao, Nxb Lao động.

4.

Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.

5.

Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính
trị - Hành chính, Hà Nội.

6.

Bộ Giáo dục và đào tạo (1999), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục.


7.

Việt Chương, Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, Nxb Đồng Nai.

8.

Nguyễn Nghĩa Dân (2010), Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ - ca dao, Nxb
ĐHQGHN.

9.

Nguyễn Nghĩa Dân (2011), Đạo làm người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam,
Nxb Thanh niên.

10. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1975), Tục ngữ Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội.
11. Chu Xuân Diên (2001), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, Nxb Thuận Hóa,
Huế.
12. Bùi Huy Đáp (1999), Ca dao tục ngữ với khoa học nông nghiệp, Nxb Đà
Nẵng.
13. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội.

10


14. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Ngọc Hà (2014), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Văn học.
16. Dương Quảng Hàm (1996), Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Hội Nhà văn.

17. Hoàng Văn Hành, chủ biên (1994), Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, tái bản lần
1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Nguyễn Hạnh (2006), “Chú khuyển” trong ca dao tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí
Văn hóa dân gian (1) tr. 82-83.
19. Vũ Tố Hảo, Hà Châu (2012), Tư tưởng tiến bộ - triết lý nhân sinh thực tiễn
của nhân dân và vai trò của vè, truyện kể trong văn học dân gian, Nxb Thời
đại.
20. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn hóa phương Đơng, Nxb Đại học
Sư phạm Hà Nội.
21. Hoàng Ngọc Hiến (2004), “Mấy tương quan đáng chú ý trong triết lý nhân sinh
người Việt”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (3), tr. 113-120.
22. Cao Thị Hoa (2011), “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên
Huế”,Luận văn cao học Triết học, Trường Đại học Khoa học - Đại học
Huế.
23. Tô Duy Hợp (2005), “Giá trị bền vững của Triết lý dân gian trong toàn cầu
hóa”, Hội thảo Quốc tế: Tồn cầu hóa: Những vấn đề triết học ở châu Á Thái Bình Dương, Viện Triết học, Hà Nội.
24. Vũ Hùng (1994), “Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian)
trong tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Triết học (1), tr. 36-38.
25. Võ Hoàng Khải (1996), “Những yếu tố duy vật và biện chứng trong tục ngữ,
ca dao Việt Nam”, Luận văn cao học Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.

11


26. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Vũ Quang Nhơn (2003), Văn học dân gian
Việt Nam, Nxb Giáo dục.
27. Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận chủ biên (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam,
Nxb văn học, Hà nội.
28. Nguyễn Văn Long (1983), Ca dao, tục ngữ trong giảng dạy sinh lý người và

động vật, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội.
29. Phạm Việt Long (2002), Tục ngữ, ca dao và việc phản ánh phong tục tập
quán người Việt trong quan hệ gia đình, Luận án tiến sĩ Văn học, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn.
30. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, Tập 1, Nxb Sự thật Hà Nội.
31. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia.
32. Đào Ngọc Minh (2011), “Vận dụng ca dao, tục ngữ Việt Nam nhằm khơi dậy
niềm say mê học tập của học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân phần công dân với đạo đức”, Tạp chí Khoa học (4), tr. 88 - 95.
33. Nguyễn Văn Ngọc (1928), Tục ngữ phong dao, Nxb Văn học.
34. Bùi Văn Nguyên (1961), Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục.
35. Bùi Mạnh Nhị (2003), Văn học dân gian những cơng trình nghiên cứu, Nxb
Giáo dục.
36. Vũ Ngọc Phan (1956), Tục ngữ và dân ca Việt Nam, Ban nghiên cứu Văn Sử
Địa xuất bản.
37. Vũ Ngọc Phan (2003), Tục ngữ, ca dao, dân ca, Nxb Văn học, Hà Nội.
38. Vũ Ngọc Phan (1998), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội.
39. Nguyễn Hoàng Phương (2001), Ca dao - Tục ngữ Việt Nam, Nxb Thanh
niên.

12


40. Nguyễn Thị Quỳnh Phương (1999), Vận dụng tục ngữ, ca dao Việt Nam trong
việc dạy học môn Giáo dục học ở trường CĐSP Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ
Giáo dục học, Đại học sư phạm Hà Nội.
41. Lê Chí Quế (2004), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
42. Hồ Sỹ Quý (1998), “Mấy suy nghĩ triết học và triết lý”, Tạp chí Triết học (3),
tr. 56-59.

43. Nguyễn Đình Thơng (2005), Dân tộc Việt Nam qua các câu nói, tục ngữ,
phong ngơn, phong dao, ca vè, Nxb Hội nhà văn.
44. Hoàng Thị Ánh Thu (2011), Một số tư tưởng biện chứng trong tục ngữ, ca
dao Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh.
45. Phan Ngọc Thu (1985), Thơ ca dân gian, Nxb Văn hóa thông tin.
46. Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
47. Lê Huy Thực (2004), “Triết lý dân gian về hạnh phúc trong tục ngữ thơ ca dân
gian Việt Nam”, Tạp chí Triết học (2), tr. 36-42.
48. Lê Huy Thực (2005), “Tiêu chí kiểm định đạo đức con người qua tục ngữ, thơ
ca dân gian Việt Nam”, Tạp chí Triết học (9), tr. 70-72.
49. Đoàn Quang Thọ, Phạm Văn Sinh (1997), Đại cương lịch sử triết học, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
50. Thái Duy Tuyên (2007), Triết học giáo dục Việt Nam, Nxb ĐHSP.
51. Cù Đình Tú (1973), “Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ với tục ngữ”, Tạp chí
Ngơn ngữ (1), tr. 40-42.
52. Phạm Thu Yến (chủ biên), Lê Trường Phát, Nguyễn Bích Hà (2008), Giáo
trình Văn học dân gian, Nxb Đại học Sư phạm.

13



×