Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Vận dụng tư duy quân sự của đại tướng nguyễn chí thanh trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.8 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------

HOÀNG VĂN TUYÊN

VẬN DỤNG TƯ DUY QUÂN SỰ
CỦA ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH
TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------

HOÀNG VĂN TUYÊN

VẬN DỤNG TƯ DUY QUÂN SỰ
CỦA ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH
TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS NGUYỄN VĂN CƯ

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Văn Cư, có kế thừa một số kết quả nghiên
cứu liên quan đã được công bố. Các tài liệu trong luận văn là trung thực, đảm
bảo tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văn
của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Hoàng Văn Tuyên


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau đại học và các
phòng ban khác của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho
em được học tập, nghiên cứu tại trường. Em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo khoa Triết học và khoa Giáo dục chính trị đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn em trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Văn Cư, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Triết học của mình.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ
và động viên tác giả luận văn trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Hoàng Văn Tuyên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 5
4. Giả thiết khoa học ................................................................................ 5
5. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.................................... 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 5
7. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5
8. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 6
9. Kết cấu của luận văn ............................................................................ 6
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn .................... 6
Chương 1: TƯ DUY VÀ TƯ DUY QUÂN SỰ SÁNG TẠO CỦA ĐẠI
TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH .................................................... 7

1.1. Tư duy và tư duy quân sự sáng tạo ...................................................... 7
1.2. Tư duy quân sự sáng tạo của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ............ 15
1.2.1. Nguồn gốc tư duy quân sự sáng tạo của Đại tướng Nguyễn
Chí Thanh .................................................................................... 15

1.2.2. Nội dung sáng tạo trong tư duy quân sự của Đại tướng
Nguyễn Chí Thanh ....................................................................... 20
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 44
Chương 2: YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG TƯ
DUY QUÂN SỰ CỦA ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH
TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM HIỆN NAY ...... 47

2.1. Tình hình chính trị, quân sự hiện nay ................................................ 47


2.1.1. Tình hình chính trị, quân sự thế giới ............................................ 47
2.1.2. Tình hình chính trị, quân sự khu vực............................................ 47
2.1.3. Tình hình chính trị, quân sự trong nước ....................................... 48
2.1.4. Mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ...... 52
2.2. Những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân về tư duy quân
sự của đội ngũ sĩ quan Quân đội ........................................................ 53
2.2.1. Những ưu điểm và nguyên nhân .................................................. 54
2.2.2. Những nhược điểm và nguyên nhân ............................................. 56
2.3. Những yêu cầu đặt ra đối với việc vận dụng tư duy quân sự của
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cho đội ngũ sỹ quan Quân đội
hiện nay ................................................................................................ 58
2.4. Những giải pháp nhằm vận dụng tư duy quân sự của Đại tướng
Nguyễn Chí Thanh cho đội ngũ sĩ quan Quân đội hiện nay ............. 61
2.4.1. Nâng cao nhận thức về giá trị tư duy quân sự của Đại tướng
Nguyễn Chí Thanh cho đội ngũ sĩ quan Quân đội....................... 61
2.4.2. Đưa nội dung tư duy quân sự của Đại tướng Nguyễn Chí
Thanh vào đào tạo đội ngũ sĩ quan Quân đội .............................. 65
2.4.3. Phát triển năng lực tư duy quân sự cho đội ngũ sĩ quan Quân đội....... 73
2.4.4. Rèn luyện phong cách tư duy quân sự “sắc sảo, độc lập, tự
chủ, năng động, sáng tạo, quyết chiến, quyết thắng” của Đại

tướng Nguyễn Chí Thanh cho đội ngũ sĩ quan Quân đội............. 82
2.4.5. Xây dựng phương pháp làm việc “nói là làm, lý luận thống
nhất với thực tiễn” của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cho
đội ngũ sĩ quan Quân đội hiện nay .............................................. 87
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 94
KẾT LUẬN.................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 101


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết rõ

BVTQ

:

Bảo vệ Tổ quốc

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

CTĐ, CTCT

:


Công tác đảng, công tác chính trị

QĐND

:

Quân đội nhân dân

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình dựng nước, các quốc gia trên thế giới đều không thể bỏ
qua việc giữ nước, bằng cách này hay cách khác đều phải xây dựng một lực
lượng để đảm bảo sự trường tồn của dân tộc mình. Nhất là đối với các quốc
gia đi theo con đường XHCN việc giành chính quyền chỉ là bước đầu, yêu cầu
xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng càng quan trọng hơn. Lịch sử
hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam là dựng nước, phải đi đôi với
giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc, như
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng
nước. Ngày nay, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” [26, tr.59].
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vấn đề quan trọng là xây dựng kế sách

giữ nước trên cơ sở tư duy khoa học, phản ánh khách quan điều kiện xã hội và
quan hệ vật chất, tinh thần trong xã hội hiện thực. Tư duy quân sự là một nội
dung quan trọng giúp cho chủ thể có tri thức đầy đủ về đối tượng địch, ta và
địa hình thời tiết; hiểu biết sâu sắc bản chất, quy luật và dự báo được hành
động của đối tượng để quyết định hành động chủ động, sáng tạo đạt hiệu quả
cao. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, tổ tiên ta luôn có những sáng tạo
“bày mưu, tính kế” chủ động đánh giặc, đã để lại cho con cháu hệ thống lý
luận, nghệ thuật quân sự độc đáo và vô cùng quý giá. Nó là sản phẩm của quá
trình hoạt động quân sự sáng tạo, sự kết tinh trí tuệ của các thế hệ người Việt
Nam. Lý luận, nghệ thuật quân sự Việt Nam thuộc lĩnh vực tinh thần xã hội,
nhưng nó sẽ trở thành sức mạnh vật chất khi được nghiên cứu, vận dụng, hiện
thực hóa thông qua hoạt động thực tiễn bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, tình hình chính trị, quân sự trên thế giới thay đổi nhanh chóng,
diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia,
tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột sắc tộc và tôn giáo, can thiệp lật


2

đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ... diễn ra gay gắt, ở nhiều nước trên thế giới.
Nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối phó với các thách
thức an ninh phi truyền thống, các hình thái chiến tranh kiểu mới. Chiến tranh
trong tương lai nếu xảy ra sẽ là cuộc chiến tranh có tính chất khác căn bản so
với trước đây về: không gian chiến tranh rộng, thời gian chiến tranh ngắn;
khoa học và công nghệ hiện đại phát triển làm thay đổi tính chất chiến tranh;
chiến tranh tương lai là sự thử thách nghiêm ngặt về bản lĩnh chính trị, sự
tranh đua về trình độ khoa học, công nghệ quân sự hiện đại, nó sẽ tác động
mạnh mẽ đến tinh thần của người lính. Do tính chất quyết liệt, tính hủy diệt
lớn của vũ khí hiện đại, chiến tranh hiện đại làm thay đổi có tính chất bước
ngoặt trong tư duy quân sự.

Trong nước, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng
cường, Đảng ta chủ trương, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ vững hòa bình, ổn định để
phát triển đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế tồn tại là: “Tiềm lực quốc
phòng, an ninh chưa đáp ứng được yêu cầu. Bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn
vẹn lãnh thổ còn nhiều khó khăn, thách thức. Phát triển kinh tế - xã hội và bảo
đảm quốc phòng, an ninh ở một số nơi gắn kết chưa chặt chẽ” [5, tr. 261].
Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, tư duy quân sự sáng tạo của Đại
tướng Nguyễn Chí Thanh không chỉ đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải
phóng dân tộc, mà cần được nghiên cứu vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc hiện nay, như chìa khóa mở ra sự phát triển cách mạng trong tư duy
quân sự để đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình hiện nay. Tư duy quân sự của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã có nhiều
học giả, nhà khoa học trong và ngoài Quân đội nghiên cứu dưới nhiều góc độ
và cách tiếp cận khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu có hệ thống về tư duy quân sự sáng tạo của Đại tướng Nguyễn Chí


3

Thanh và đề ra giải pháp vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Vận dụng tư duy quân sự của Đại tướng Nguyễn
Chí Thanh trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay” là vấn đề cấp
thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một chiến sỹ cộng sản kiên cường,
trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng, một nhà hoạt động chính trị, quân
sự lỗi lạc của Đảng ta, một người lãnh đạo chỉ huy mưu lược, tài trí, dũng
cảm, kiên quyết của lực lượng vũ trang nhân dân ta. “Đại tướng Nguyễn Chí
Thanh là người có trình độ hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mác-Lênin, có tư

duy biện chứng và khoa học, sự mẫn cảm đặc biệt về chính trị, nhuần nhuyễn
trong gắn liền lý luận với thực tiễn, là một trong những học trò xuất sắc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nắm vững và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
trong thực tiễn chiến tranh cách mạng và xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân” [19, tr.34], Đến nay, đã có nhiều học giả, nhà khoa học trong và ngoài
Quân đội nghiên cứu toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự của
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, cụ thể như:
Năm 2004, đã có 62 tác giả là cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân
đội; các nhà nghiên cứu viết các bài về tầm nhìn chiến lược quân sự nhạy bén
và sáng tạo của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước. Các bài viết này được Nhà xuất bản QĐND in thành sách.
“Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.
Năm 2009, Nhà xuất bản QĐND in phát hành cuốn sách “Đại tướng
Nguyễn Chí Thanh - Tổng tập“ giới thiệu 72 tác phẩm, bài viết của chính Đại
tướng Nguyễn Chí Thanh. Phản ánh cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và
phong phú của đồng chí, cũng như nhũng đóng góp lớn lao cho sự nghiệp
cách mạng của Đảng, của dân tộc và Quân đội.


4

Năm 2013, Nhà xuất bản Văn học cho ra mắt cuốn sách “Đại tướng
Nguyễn Chí Thanh - nhà lãnh đạo mẫu mực, tài năng”, đây là tác phẩm của
37 tác giả là cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội.
Năm 2013, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã xuất bản cuốn sách “Đại
tướng Nguyễn Chí Thanh người cộng sản kiên trung mẫu mực, nhà lãnh đạo
tài năng”. Cuốn sách gồm 100 bài viết, được chọn lọc của các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội qua các thời kỳ, các tướng lĩnh, sĩ quan, các
nhà khoa học trong và ngoài Quân đội nghiên cứu phân tích, đánh giá những
cống hiến to lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng Việt Nam.

Năm 2014, Nhà xuất bản QĐND đã chọn lựa 144 bài viết của các tác giả
là cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội; các nhà nghiên cứu, tướng
lĩnh, sĩ quan Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu, các
tổng cục và biên tập xuất bản tác phẩm “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhà
chính trị, quân sự xuất sắc thời đại Hồ Chí Minh”.
Các công trình khoa học một mặt, khẳng định sự đóng góp to lớn toàn
diện của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vào việc xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân lớn mạnh không ngừng và phát triển, sự sáng tạo nghệ thuật quân sự
của chiến tranh nhân dân, động viên mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và
dân ta, phát triển kinh tế đất nước, góp phần đưa sự nghiệp kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn; mặt khác, phân tích đánh giá được giá
trị tầm nhìn chiến lược, sáng tạo, độc đáo và sắc sảo tư duy quân sự của Đại
tướng Nguyễn Chí Thanh. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có công trình
khoa học nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống về tư duy quân sự sáng tạo của
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và để xuất giải pháp vận dụng vào sự nghiệp
bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Vì vậy, đề tài này sẽ đi sâu nghiên cứu tư duy quân
sự sáng tạo của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từ góc độ triết học nhằm đưa ra
các giải pháp cơ bản vận dụng nội dung tư duy quân sự sáng tạo của Đại


5

tướng Nguyễn Chí Thanh vào phát triển tư duy quân sự cho đội ngũ sĩ quan
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ nguồn gốc, nội dung tư duy quân sự sáng tạo của Đại tướng
Nguyễn Chí Thanh trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.
- Nghiên cứu tỉnh hình thế giới, trong nước có ảnh hưởng đến sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc và thực trạng tư duy của đội ngũ sĩ quan Quân đội. Đề xuất
giải pháp cơ bản vận dụng nội dung tư duy quân sự sáng tạo của Đại tướng

Nguyễn Chí Thanh vào phát triển tư duy quân sự cho đội ngũ sĩ quan trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay .
4. Giả thiết khoa học
Nếu không có tư duy quân sự sẽ không có chỉ đạo hoạt động quân sự, và
nếu không có sự chỉ đạo hoạt động quân sự sẽ dẫn đến sự thất bại trong mọi
cuộc chiến tranh.
5. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: tư duy quân sự của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
- Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng tư duy quân sự sáng tạo của Đại tướng
Nguyễn Chí Thanh vào phát triển tư duy quân sự cho đội ngũ sĩ quan Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu nguồn gốc và nội dung tư duy quân sự sáng tạo của Đại
tướng Nguyễn Chí Thanh.
- Nghiên cứu làm rõ tình hình, thực trạng, yêu cầu, đề xuất giải pháp cơ
bản vận dụng nội dung tư duy quân sự sáng tạo của Đại tướng Nguyễn Chí
Thanh vào phát triển tư duy quân sự cho đội ngũ sĩ quan Quân đội trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
7. Phạm vi nghiên cứu
Tư duy quân sự sáng tạo của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, từ năm 1954 đến năm 1967. Vận dụng tư


6

duy quân sự sáng tạo của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vào phát triển tư duy
quân sự cho đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
8. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam,

luận văn sử dụng hệ thống phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống-cấu
trúc, lịch sử-lôgic và phương pháp chuyên gia.
9. Kết cấu của luận văn
Mở đầu, hai chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
- Những luận điểm cơ bản
+ Luận văn dựa trên cơ sở luận điểm triết học Mác-Lênin, đặc biệt là nội
dung về chiến tranh và quân đội; tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự; đường lối,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chỉ đạo chiến tranh cách mạng.
+ Những tổng kết về lý luận, nghệ thuật đánh giặc, giữ nước của tổ tiên
ta trong lịch sử.
+ Kết quả nghiên cứu về tư duy quân sự nói chung, tư duy quân sự của
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nói riêng của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài Quân đội.
- Đóng góp của luận văn
+ Góp phần làm rõ nguồn gốc và nội dung tư duy quân sự sáng tạo của
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.
+ Là một trong những cơ sở khoa học để phát triển nguồn nhân lực trong
sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.
+ Góp phần bổ sung, hoàn thiện và làm phong phú lý luận, nghệ thuật
quân sự độc đáo Việt Nam nói chung và đường lối chỉ đạo quân sự cách mạng
của Đảng nói riêng.


7

Chương 1
TƯ DUY VÀ TƯ DUY QUÂN SỰ SÁNG TẠO
CỦA ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH


1.1. Tư duy và tư duy quân sự sáng tạo
Theo Từ điển, tư duy được hiểu là “sản phẩm cao nhất của cái vật chất
được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, quá trình phản ánh tích cực thế giới
khách quan trong các khái niệm, phán đoán, suy luận” [ 27, tr.1295]; là “giai
đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy
luật của sự vật bằng những hình thức như: biểu tượng, khái niệm, phán đoán
và suy lý” [30, tr.1369]. Tuy hai khái niệm trên có cách tiếp cận khác nhau,
góc độ nghiên cứu khác nhau, nhưng về cơ bản là giống nhau về nội hàm: tư
duy được cấu thành từ 5 yếu tố gồm: thế giới khách quan, hoạt động của não
người, hoạt động thực tiễn, ngôn ngữ và tư duy trừu tượng. Tư duy là giai
đoạn cao của quá trình nhận thức phản ánh thế giới khách quan vào óc người
một cách khái quát và gián tiếp, đối tượng được phản ánh có tính hệ thống, tất
yếu, chặt chẽ, chính xác với một phẩm chất xác định trong sự vận động, phát
triển không ngừng. Khái niệm, phán đoán và suy luận là các đơn vị cấu thành
tư duy phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ bản chất của các sự vật,
hiện tượng trong hiện thực khách quan.
Theo Từ điển, “Sáng tạo là có cách giải quyết mới, không bị gò bó,
phụ thuộc vào cái đã có, tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh
thần” [31, tr.1097]. bản chất của nhận thức và hoạt động thực tiễn của con
người luôn sáng tạo. Các quy luật khách quan luôn vận động, phát triển, con
người chủ thể đi phản ánh cải tạo thế giới khách thể luôn tích cực, tạo ra cái
mới, cái độc đáo mang giá trị lịch sử khác nhau, kết quả phản ánh, cải tạo thế
giới là cơ sở đánh giá năng lực chinh phục tự nhiên - xã hội của con người.


8

Trong hoạt động quân sự sự thắng lợi hay thất bại của mỗi cuộc chiến đấu phụ
thuộc vào năng lực tư duy sáng tạo của người chỉ huy. Nghĩ ra các sáng kiến
cải tiến kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ và cách thức,

phương pháp tổ chức quản lý mới có giá trị làm giảm thời gian, cường độ hoạt
động, nhưng lao động đạt hiệu suất cao. Sáng tạo loại trừ tư duy giáo điều, rập
khuôn, máy móc, bắt chước, phụ thuộc theo đuôi, tư duy sáng tạo luôn suy
nghĩ và hành động độc lập, quyết đoán với cách nhìn mới, phương pháp và
hình thức mới. Cách làm, năng suất hiệu quả cao về số lượng và chất lượng
trong cùng một đơn vị thời gian, có tính chất công việc giống nhau trong cùng
một không gian xác định.
Theo Từ điển, quân sự và hoạt động quân sự là: ‘những vấn đề về xây
dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang” [30, tr.1034]. Xây dựng tiềm
lực con người, tổ chức lực lượng; chế tạo vũ khí, trang bị, phương tiện kỹ
thuật chiến tranh; huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật. Sử dụng hình thức đấu
tranh vũ trang và binh vận phù hợp”; “ Hoạt động quân sự là lĩnh vực hoạt
động đặc biệt của xã hội liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh và quân
đội củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc” [2, tr. 602]. Hoạt động quân sự
mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc cao cả, nhiệm vụ vinh quang của người
chiến sĩ là tinh thần chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ
nghĩa xã hội. Ý nghĩa xã hội chính trị của hoạt động quân sự chi phối sâu sắc
tới ý thức quân nhân, thể hiện rõ nét ở quan niệm và phương thức của từng
quân nhân trong xử lý các mối quan hệ cơ bản như: đối với nhân dân với đồng
đội: và đối với kẻ thù. Hoạt động trong môi trường tổ chức, điều lệnh, kỷ luật
nghiêm ngặt, chặt chẽ theo hệ thống từ trên xuống dưới, bắt buộc mọi quân
nhân và tập thể quân nhân phải chấp hành nghiêm túc điều lệnh, điều lệ và
quy định của quân đội, mệnh lệnh của người chỉ huy đơn vị, những biểu hiện
hèn nhát, yếu đuối, coi thường kỷ luật của quân nhân sẽ xét xử theo luật pháp.


9

Hoạt động quân sự diễn ra với cường độ cao, gian khổ hy sinh ác liệt, mỗi
quân nhân phải chịu sự thử thách nghiêm ngặt của chiến tranh. Đặc thù hoạt

động quân sự đòi hỏi quân nhân phải có tinh thần chiến đấu cao, lòng trung
thành vô hạn với Tổ quốc, với nhân dân, lòng gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng xả
thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong thời
bình đó là tinh thần vượt qua mọi cám dỗ và tấn công của kẻ thù thông qua
âm mưu ''diễn biến hòa bình", vượt qua những tác động của mặt trái cơ chế thị
trường đang tìm cách len lỏi vào môi trường quân đội.
Theo Từ điển, “Tư duy sáng tạo là kiểu tư duy với đặc trưng sản sinh
ra sản phẩm mới hoặc xác lập các thành phần mới của hoạt động nhận thức”
[29, tr. 415]. Tư duy phân tích toàn diện sâu sắc của chủ thể về cái đang tồn
tại khách quan, phát hiện ra quy luật vận động, phát triển chuyển hóa của nó,
từ đó nhận diện về tương lai của sự vật ấy, để dự kiến kế hoạch cải tạo nó.
Phản ánh năng lực nhận thức vượt trước của con người. Nghĩ ra cách nhận
thức đối tượng nhanh, đúng bản chất sự vật. Tư duy tính đến các yếu tố tác
động, dự báo trước kế hoạch chủ động hành động cải tạo sự vật và dẫn dắt
hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả cao.
“Tư duy quân sự là sự thể hiện ở việc nhanh chóng, chính xác tìm ra các
mối liên hệ phức tạp của sự vật, hiện tượng, đặc biệt là trong các tình huống
quân sự, tập trung vào những điểm, yếu tố chủ yếu nhất của tình hình, ra
quyết định đúng đắn, hiệu quả trong tác chiến” [ 29, tr. 407]. Tư duy quân sự
bao gồm: khách quan quân sự, hoạt động của não người, hoạt động thực tiễn
quân sự, ngôn ngữ, tư duy trừu tượng; thông qua ngôn ngữ khái niệm, phán
đoán và suy luận, phản ánh lĩnh vực hoạt động đặc thù của đời sống xã hội.
Bản chất của chiến tranh, tính đặc thù của nó và những điều kiện trong đó
chiến tranh được tiến hành đã quy định hình thức đặc thù của những quy luật
của phép biện chứng duy vật trong lĩnh vực quân sự. Phép biện chứng duy vật


10

cũng được cụ thể hóa khi phân tích những cuộc chiến tranh của các thời đại

khác nhau và khi nghiên cứu từng hiện tượng riêng của một cuộc chiến tranh
cụ thể.
Tư duy quân sự sáng tạo sẽ đưa ra quyết định đúng đắn, hiệu quả trong
tác chiến mang lại sự thắng lợi cao. Lĩnh vực quân sự tồn tại một hệ thống các
mâu thuẫn của chiến tranh, đấu tranh vũ trang và xây dựng quân đội. Trong
các mâu thuẫn của cuộc chiến tranh có mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản.
Thực chất mâu thuẫn cơ bản của chiến tranh là các bên tham chiến đều muốn
đạt mục đích chính trị, kinh tế của mình bằng các phương tiện vũ trang.
Tư duy quân sự biểu hiện thông qua nhận định, đánh giá, chủ trương,
quyết tâm, phương châm, phương thức, nguyên tắc tác chiến, cách bố trí và sử
dụng lực lượng của chỉ huy các cấp trong hoạt động quân sự. Do bản chất của
chiến tranh là sự kế tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực, cho nên đặc thù mâu
thuẫn cơ bản của chiến tranh trước hết là do tính chất kinh tế - xã hội của nhà
nước quy định, nó xuất hiện dưới dạng khả năng ngay trong thời bình. Điều
đó được thể hiện rõ nét trong điều kiện hiện nay, khi chủ nghĩa đế quốc đang
hy vọng giải quyết mâu thuẫn cơ bản của cuộc chiến tranh tương lai bằng tiến
hành cuộc chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao, bằng ưu thế của sức
mạnh đồng đô la. Tư duy quân sự là sự phản ánh các hoạt động quân sự vào
óc người lính một cách nhanh, trong điều kiện phức tạp và ác liệt nhất. Sự
chuyển hóa từ những biến đổi về lượng thành những biến đổi về chất không
những tùy thuộc vào nội dung của quá trình chuyển hóa mà còn tùy thuộc vào
những điều kiện cụ thể.
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm Tư duy sáng tạo và Tư duy quân sự,
chúng ta có thể hiểu Tư duy quân sự sáng tạo là kiểu tư duy phản ánh các
hoạt động quân sự trong điều kiện phức tạp, ác liệt và chuyển biến mau lẹ của
tình hình, nhằm đưa ra nhận định, đánh giá, chủ trương, quyết tâm, phương


11


châm, phương thức, nguyên tắc tác chiến, cách bố trí và sử dụng lực lượng
đúng đắn, hiệu quả. Quân sự là lĩnh vực xã hội đặc thù, ở đó luôn diễn ra sự
đọ sức quyết liệt giữa các bên tham chiến, chủ thể quân sự phản ánh trong
điều kiện khắc nghiệt, thúc đẩy tư duy phân tích khái quát những mưu lược,
phương kế ở đỉnh cao sinh tử của mình và đơn vị.
Tư duy quân sự sáng tạo là cơ sở chỉ đạo hoạt động quân sự đạt hiệu quả
cao. Trong lĩnh vực quân sự, chủ thể các bên tham chiến luôn có sự năng
động rất lớn trong việc tìm kiếm và thay đổi về phương thức, cách đánh, nghệ
thuật tổ chức... Để sự năng động đó có hiệu quả, có cơ sở khoa học và đáp
ứng trước sự biến động của thực tiễn quân sự, đòi hỏi chủ thể quân sự phải
thường xuyên bám sát tình hình, nhận định về địch, xác định quyết tâm cách
đánh, người chỉ huy trong tư duy đồng thời phải xử lý nhiều nguồn thông tin,
diễn ra liên tục. Vì vậy, tư duy quân sự sáng tạo vừa đòi hỏi cao ở tính nhận
định nhanh về đối tượng vừa có quyết tâm chính xác, diễn ra trong sự căng
thẳng, quyết liệt, đòi hỏi vận dụng tư duy quân sự, thể hiện tính khẩn trương,
linh hoạt sáng tạo cho từng đối tượng tác chiến và phù hợp với trạng thái địch
- ta trên chiến trường.
Nhờ tính sáng tạo mà tư duy quân sự có được khả năng giải quyết tốt các
vấn đề đòi hỏi cao về năng lực chuyên môn quân sự, có được khả năng giải
đáp đúng đắn các tình huống phức tạp, có vấn đề, kể cả các "bài toán" mới lạ
về mặt nguyên tắc, chưa có lời giải sẵn. Song, đối tượng nhận thức trong lĩnh
vực quân sự vốn đã phức tạp, lại luôn có xu hướng ngày càng phức tạp hơn,
hơn nữa trong quá trình chiến đấu có liên quan đến sinh mệnh con người, nên
tính sáng tạo của tư duy quân sự phải được kết hợp chặt chẽ với tính nguyên
tắc và “kỷ luật thép”.
Tư duy quân sự sáng tạo góp phần bổ sung, hoàn thiện và phát triển lý
luận nghệ thuật quân sự. Tính sáng tạo của lý luận quân sự và tính nguyên tắc,


12


kỷ luật có sự thống nhất biện chứng. Tính sáng tạo của lý luận quân sự biểu
hiện ở việc khám phá, tìm ra cái mới về kỹ, chiến thuật quân sự, ý định và kế
hoạch của từng trận đánh, phương pháp để giải quyết nhiệm vụ phức tạp...
Song, sự sáng tạo đó phải tuân theo phương pháp luận khoa học, phục tùng
nguyên tắc chỉ đạo tác chiến, tuân thủ điều lệnh, điều lệ và những quy định
khác. Có như vậy, tính sáng tạo của tư duy quân sự mới có định hướng chính
trị đúng đắn, có sự lãnh đạo, chỉ huy và tinh thần tự giác cao. Sáng tạo mà
không đi đôi với tổ chức, kỷ luật dễ dẫn tới chệch khỏi mục tiêu chính trị. Vì
vậy, giữa tính sáng tạo với tính nguyên tắc, tính kỷ luật có sự thống nhất cao.
Xác lập hình thức, biện pháp mới trong hoạt động nhận thức, không đi
theo lối mòn, không bị ràng buộc bởi suy nghĩ cũ, luôn độc lập, quyết đoán.
Yêu cầu chớp thời cơ giành thắng lợi trong thực tiễn quân sự không cho phép
chậm trễ, thiếu chính xác về nhận thức và thao tác tư duy. Vì vậy, giải quyết
tốt mối quan hệ thống nhất giữa tư duy quân sự và thực tiễn trong lĩnh vực
quân sự phải đạt được trình độ kỹ xảo, kỹ năng không chỉ trong thực tiễn
chiến đấu, trong tình huống gay go, phức tạp, mà cả trong huấn luyện và sẵn
sàng chiến đấu. Cùng với sự biến động của tình hình kinh tế - chính trị - xã
hội nói chung, cũng như lĩnh vực quân sự nói riêng đang đặt ra yêu cầu cao về
kỹ xảo, kỹ năng trong các hoạt động của quân nhân. Song, các phẩm chất kỹ
xảo, kỹ năng phải được đặt trong mối liên hệ thống nhất với phương pháp
luận khoa học. Qua đó, bảo đảm cho sự “thuần thục”, “tự động hoá” trong
nhận thức đi đúng hướng và phát triển. Đồng thời, việc giải quyết mối quan
hệ thống nhất giữa kỹ năng, kỹ xảo với phương pháp luận khoa học sẽ vừa
bảo đảm chớp được thời cơ, vừa bảo đảm độ chính xác, tin cậy của tư duy
quân sự trong quan hệ với thực tiễn quân sự.
Lĩnh vực quân sự với tất cả các loại hình hoạt động của nó luôn có sự
biến động cao trong điều kiện, hoàn cảnh phức tạp; cho nên chủ thể quân sự



13

phải có tốc độ ghi nhớ và khả năng tái hiện tốt để có hiệu quả trong thu thập
và xử lý thông tin đáp ứng kịp thời các tình huống.
Là một hình thức của tư duy, được hình thành trong hiện thực, phản ánh
hiện thực, sự với tính khẩn trương, mau lẹ trong thực tiễn quân sự. Cùng với
trí nhớ, nhận thức trong lĩnh vực quân sự cũng cần quan tâm đến khả năng
trực giác. Qua trực giác sẽ tạo khả năng nhanh chóng phân tích những tình
huống phức tạp từ những tài liệu cảm tính, “bỏ qua” một số khâu thao tác tư
duy, trực tiếp rút ra kết luận và cách giải quyết đúng đắn theo "đường tắt".
Đây là phẩm chất cần thiết của tư duy quân sự. Vì trong lĩnh vực quân sự
muốn trở thành nhà chiến lược giỏi thì phải có những phẩm chất riêng biệt,
trong đó phẩm chất quan trọng nhất là cái mà người ta gọi là trực giác.
Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng, giữa lý luận và thực tiễn không
hoàn toàn tương ứng về trình độ phát triển, luôn có "khoảng cách". Trong lĩnh
vực quân sự, sự không tương ứng này thể hiện rõ nét và có "biên độ" biến
động lớn, cho nên đòi hỏi vận dụng lý luận vào thực tiễn quân sự phải có tính
chủ động và kiên nhẫn cao. Nói cách khác, môi trường hoạt động quân sự vừa
là điều kiện đặc thù, vừa đòi hỏi cao tính chủ động và lòng kiên nhẫn ở chủ
thể nhận thức, thiếu chủ động, kiên nhẫn, hoặc tách rời những phẩm chất này
đều dẫn tới sai lầm. Chỉ có trên cơ sở yêu cầu cao về sự kết hợp chặt chẽ giữa
tính chủ động và sự kiên nhẫn trên cơ sở mối quan hệ lý luận và thực tiễn mới
giải quyết được sự phong phú, phức tạp và những diễn biến khôn lường của
tình hình. Tính chủ động, kiên nhẫn của mối quan hệ lý luận và thực tiễn
trong lĩnh vực quân sự được thể hiện ở tinh thần tích cực, tự giác cùng với
tính kiên trì, bền bỉ trong nghiên cứu về đối tượng và các vấn đề có liên quan
để chỉ đạo thực tiễn quân sự.
Lĩnh vực quân sự bao gồm toàn bộ hoạt động thực tiễn quân sự và nhận
thức quân sự, có tác động ảnh hưởng qua lại đối với các lĩnh vực khác, như:



14

kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, khoa học... Đặc thù của hoạt động trong
lĩnh vực quân sự thể hiện tập trung ở các mối quan hệ giữa con người với con
người trong sử dụng công cụ đặc biệt; ở khả năng chuyển hóa, biến động
nhanh của môi trường hoạt động, chứa đựng sự hy sinh, gian khổ, ác liệt và ở
tính chất đối kháng giai cấp. Lĩnh vực quân sự còn chứa đựng nhiều yếu tố
bất ngờ, nhiều hiện tượng “đánh lừa” bản chất, là “vương quốc của các ngẫu
nhiên”, nên đòi hỏi cao đối với con người và tổ chức về khả năng vận dụng
thống nhất lý luận và thực tiễn.
Với ý nghĩa là giai đoạn cao của quá trình nhận thức trong lĩnh vực quân
sự, tư duy quân sự mang tính chất khái quát hóa, trừu tượng hóa cao, vạch ra
bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng, các quá trình quân sự. Tư duy
quân sự chỉ có ý nghĩa hiện thực khi thấm sâu vào thực tiễn quân sự. Ngược
lại, thực tiễn quân sự chỉ đạt được mục đích khi được tư duy lý luận quân sự
dẫn dắt. Cũng như các lĩnh vực khác, trong lĩnh vực quân sự, nếu tuyệt đối
hóa lý luận sẽ rơi vào lý luận suông, giáo điều hoặc chủ nghĩa kinh viện, làm
cho lý luận quân sự trở thành các luận điểm không có sức sống. Song, tuyệt
đối hóa thực tiễn sẽ rơi vào phiêu lưu, mù quáng, không có triển vọng, thậm
chí rơi vào chủ nghĩa thực dụng, cơ hội, xét lại.
Thực tiễn trong lĩnh vực quân sự là toàn bộ hoạt động diễn ra gắn liền
với thời gian, không gian, điều kiện hoàn cảnh quân sự cụ thể, bao gồm thực
tiễn chiến đấu, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và bảo đảm chiến đấu xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật quân sự, thực tiễn công tác chính trị, tư tưởng.
Trong đó, thực tiễn chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu là những hình thức cơ
bản nhất. Các hoạt động đó với tư cách là hoạt động thực tiễn quân sự luôn
luôn được tư duy lý luận, tư tưởng quân sự dẫn dắt.
Từ những phân tích trên, có thể khái quát tư duy quân sự sáng tạo của
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là: nhận dạng nhanh, chính xác cao, sắc sảo,



15

mềm dẻo, độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo, gắn lý luận với thực tiễn; vừa
có tính độc đáo, vừa có tính phổ biến, mang tính giá trị bền vững, khoa học,
cách mạng.
1.2. Tư duy quân sự sáng tạo của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
1.2.1. Nguồn gốc tư duy quân sự sáng tạo của Đại tướng Nguyễn
Chí Thanh
Một là, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người thông minh, ham học hỏi,
đoàn kết, yêu thương con người
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (tên thật là Nguyễn Vịnh), sinh ngày 1
tháng 1 năm 1914, sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và
hiếu học ở thôn Niêm Phò, huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên - Huế; lớn
lên trên quê hương giàu truyền thống cách mạng. Năm 1934, ông đã tham gia
trong phong trào Mặt trận Bình dân. Đến năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng
sản Đông Dương. Vừa tròn 23 tuổi, ông đã giữ chức Bí thư chi bộ thôn Niêm
Phò, tổ chức đảng đầu tiên của huyện Quảng Điền.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh học tập và trưởng thành từ “trường đại học
thực tiễn” với người thầy vĩ đại là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản
Việt Nam, QĐND Việt Nam và Nhân dân Việt Nam anh hùng. Bài học xuyên
suốt là: suốt đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của
nhân dân với cái tâm trong sáng, tầm trí tuệ uyên bác, với đức tính khiêm tốn,
giản dị, chân tình, thủy chung, trọn vẹn tấm lòng với Đảng, với nhân dân, đất
nước, với đồng chí, đồng đội. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từ một người
cộng sản chân chính, kiên cường, mẫu mực, tự học, tự rèn luyện trưởng thành
trí thức cách mạng. kiệt xuất, luôn làm trước nói sau, tích cực nghiên cứu lý
luận, khoa học gắn với điều tra, khảo sát thực tế, suy nghĩ cách giải quyết
những vấn đề khó khăn, những vấn đề mới nẩy sinh với tinh thần cách mạng

tiến công.


16

Lập trường luôn kiên định trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và
nhân dân. Không ngại khó khăn gian khổ, kiên quyết chống giặc và chống chủ
nghĩa cá nhân, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; là “linh
hồn” của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước “đánh địch, dám đánh dịch,
dám đem xương máu ra để kiên quyết đánh địch thì mười phần chắc chắn
thắng lợi đại thắng lợi” [23, tr. 425]; Đại tướng đã nghiêm túc nhận và làm tốt
công tác nông nghiệp; khi có giặc lại xung phong ra trận. “Suy nghĩ của Đại
tướng luôn sáng như ánh soi”. Nhờ có tư duy nhìn xa về chiến lược, nhưng
hết sức sắc sảo về chiến thuật, sớm nhận ra những nhân tố mới, sự vận động
của chiến lược để có quyết sách kịp thời, đúng đắn, không chỉ trong tư duy, ý
thức mà cả trong hành động cách mạng, trong xây dựng phong trào, trong
đánh giặc và sản xuất... Tư duy và hành động của Đại tướng đều xuất phát từ
yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, cách tiếp cận nhận thức về đối tượng hết sức cụ
thể, độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo, phương thức cách làm đạt hiệu quả
cao, điều này trong lịch sử trước đó chưa diễn ra, nó đã giúp Đại tướng hoàn
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Quân đội và nhân dân giao phó.
Tình yêu thương con người, đoàn kết tin tưởng vào sức mạnh của quần
chúng nhân dân. Ta chưa từng đánh Mỹ nên chưa biết cách đánh Mỹ , nhưng
điều quan trọng là chúng ta không sợ Mỹ và dám đánh, quyết tâm đánh Mỹ và
sẽ thắng Mỹ, cứ đánh Mỹ rồi sẽ biết cách đánh Mỹ và nhất định sẽ thắng Mỹ.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn quan tâm xây dựng sự đoàn kết thống nhất
trong đơn vị tạo nên sức mạnh nền tảng để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ
giành thắng lợi. Đại tướng giành phần khó khăn về mình, luôn tôn trọng yêu
thương con người tin tưởng vào sức mạnh của quần chúng nhân dân. Với
nhãn quan chính trị, quân sự sắc sảo trên tình yêu quê hương, đất nước, con

người sâu sắc, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã sớm nhận ra chân lý của thời
đại, con đường phát triển của dân tộc Việt Nam và nhân loại, hình thành ý chí


17

sắt đá và hành động cách mạng sáng tạo quyết tâm tiệu diệt quân Mỹ, ngụy
giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc..
Hai là, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh học tập, tiếp thu kinh nghiệm
đánh giặc giữ nước của tổ tiên trong lịch sử
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tổ tiên ta luôn phải đối phó với
những thế lực xâm lược hùng mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Để giữ vững độc lập
chủ quyền quốc gia dân tộc, tổ tiên ta đã xây dựng kế sách đánh giặc giữ nước
rất sáng tạo, với một lý luận nghệ thuật quân sự độc đáo. Đại tướng Nguyễn
Chí Thanh đã nghiên cứu, tiếp thu nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên
trong lịch sử, như:

Kinh nghiệm tổ chức xây dựng lực lượng. “Ngụ binh ư nông” có
giặc là người nông dân trở thành binh lính cầm súng chiến đấu ngay tại
nơi lao động sản xuất, học tập công tác để bảo vệ chính quê hương của
mình, hết giặc họ lại trở về làm người lao động xây dựng quê hương.
“Phụ tử chi binh” kết hợp quân triều đình với quân các địa phương, tổ
chức lực lượng dân quân, du kích kết hợp với bộ đội địa phương chủ
động đánh địch trên địa bàn khu vực phòng thủ để tiêu hao sinh lực địch,
phá hoại cơ sở hậu cần của địch. Sử dụng bộ đội chủ lực đánh những
trận quyết định, chuyển hóa cục diện chiến trường, giành thắng lợi từng
phần tiến đến tổng tiến công giành thắng lợi hoàn toàn.
Nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam. “Lấy ít thắng nhiều”, “lấy
đoản binh chế trường trận”. Đối với dân tộc ta “lấy ít thắng nhiều”, “lấy
đoản binh chế trường trận”, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành

thắng lợi hoàn toàn là phổ biến trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước, điều bắt nguồn từ điều kiện lịch sử, từ tương quan so sánh lực
lượng địch - ta; từ mâu thuẫn mà dân tộc ta phải lựa chọn phương án giải


18

quyết tối ưu để tồn tại, phát triển. Đó là mâu thuẫn: một dân tộc đất
không rộng, người không đông, quân đội không nhiều, phải đánh thắng
kẻ xâm lược có quân đông, có tiềm lực vũ khí trang bị mạnh, kinh tế,
khoa học, kỹ thuật lớn hơn nhiều lần. Do đó nghệ thuật “lấy ít thắng
nhiều”, “lấy đoản binh chế trường trận”, trở thành yêu cầu chiến lược,
mang tính khách quan, đảm bảo cho dân tộc ta giành thắng lợi trong các
cuộc chiến tranh vệ quốc, được ông cha ta kế thừa, phát triển từ thế hệ
này sang thế hệ khác, đã trở thành tinh hoa quân sự độc đáo trong lịch sử
quân sự Việt Nam.
Ba là, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là học trò xuất sắc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tiếp thu tri thức khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lênin, đặc biệt là học thuyết về chiến tranh và quân đội làm công cụ
thế giới quan, phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Quy luật tiến trình và kết cục của chiến tranh phụ thuộc vào mục đích
chính trị của mỗi bên tham chiến. Chiến tranh là kế tục chính trị bằng thủ
đoạn bạo lực, là cuộc đọ sức toàn diện cả trí lực và tiềm lực, diễn ra ác liệt,
đòi hỏi người chỉ huy cần phải tư duy sáng tạo, nhãn quan chính trị, quân
sự sâu sắc. Thắng lợi hay thất bại của mọi cuộc chiến tranh tùy thuộc vào
trạng thái tinh thần của quần chúng đang trực tiếp đổ máu trên chiến
trường. Trong mối quan hệ giữa con người và vũ khí, phương tiện chiến
tranh thì nhân tố con người, đặc biệt là yếu tố chính trị tinh thần luôn giũ
vai trò quyết định. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh từ một người cộng sản

chân chính, kiên cường, mẫu mực, tự học, tự rèn luyện trở thành một tri
thức cách mạng kiệt xuất. Từ sự truyền dạy của người thầy vĩ đại là Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, QĐND Việt Nam và Nhân
dân Việt Nam anh hùng.


×