Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Báo cáo GDDT năm học 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.4 KB, 10 trang )

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
Số: /BC - THPT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long Khánh, ngày tháng năm 2017

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 - 2017
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC DÂN TỘC
(Kèm theo Công văn số: 352 /SGDĐT – GDDT ngày 20 /12/2016 của Sở
GDĐT)
Căn cứ công văn số 3527/SGDĐT - GDTrH ngày 20/12/2016 của Sở
GD&ĐT Đồng Nai về việc hướng dẫn báo cáo giáo dục dân tộc học kì I năm học
2016 - 2017. Trường THPT Trần Phú báo cáo quá trình thực hiện nhiệm vụ đối với
giáo dục dân tộc học kì I, năm học 2016– 2017 cụ thể như sau:
Phần I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
I. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng
1. Thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học
và sáng tạo”.
Ngay từ đầu năm và đầu năm học. Thực hiện kế hoạch của các cấp Ủy
Đảng, chính quyền, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động
“Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Từ đó, tất cả các
đồng chí giáo viên trong nhà trường đã đăng ký (bằng văn bản) cụ thể bằng những
việc làm cụ thể dựa theo: Chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên trong việc thực hiện


cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua đó
chi bộ, nhà trường nắm bắt và có kiểm tra việc thực hiện theo đăng ký của giáo
viên, uốn nắn, sơ kết quá trình hưởng ứng tham gia của CB - GV; Cuộc vận động
“Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” được tất cả CB- GV
trong nhà trường hưởng ứng thực hiện sôi nổi bằng những việc làm như: Nói lời
hay, làm việc tốt; tự hạo, tự trau dồi kiến thức, nghiệp vụ sư phạm...
2. Thực hiện phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực trong trường PTDTNT, PTDTBT.
- Nhằm thu hút học sinh đến trường và cho học sinh thực sự cảm nhận
được: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, nhà trường đã thực hiện trang trí
lớp học dưới hình thức là tổ chức thi đua giữa các lớp nhân dịp 20/11, tu sửa cơ sở
1


vật chất trường lớp học, cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, hoạt động tập
thể...
II. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
* Nhà trường thực hiện dạy học theo chuẩn KT, KN các môn học:
+ Thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30/2014. Qua đó về đánh giá, nhận
xét học sinh, tạo cho học sinh không còn căng thẳng trong kiểm tra, đánh giá.
+ Thực hiện bàn giao chất lượng HS. Đảm bảo trên 95% HS lên lớp, làm tính theo
chuẩn KT- KN.
* Đổi mới PPDH để tạo lớp học vui, HS tích học, biết cách tự học.
+ Tăng quyền tự chủ cho GV; lựa chọn, nội dung, yêu cầu phù hợp với đối tượng
HS. Không lệ thuộc SGK, SGV; không áp đặt.
+ Tích hợp các nội dung dạy học, GV chủ động thực hiện kế hoạch dạy học theo
buổi.
+ HS chủ động tham gia các hoạt động học, hoạt động giáo dục
* Tổ chức dạy học: Nhà trường tổ chức dạy học theo Thông tư liên tịch số
35/2006, dạy học 6 buổi/tuần đối với các lớp dạy học theo chương trình hiện hành. Chủ

động xây dựng kế hoạch trên cơ sở điều kiện hiện có của nhà trường, khả năng và nhu
cầu của HS và gia đình học sinh. Lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp. Tổ chức linh hoạt
các nội dung giáo dục.
* Tăng cường tiếng Việt cho HSDTTS
Tổ chức giao lưu Tiếng việt thông qua múa, hát, ngay tại lớp và các buổi hoạt
động GD NGLL trong nhà trường hoặc các cuộc thi VHVN – TDTT giao lưu với các
trường khác và các đơn vị khác trong Thị xã.
III. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, tăng cường công tác quản lí
giáo dục dân tộc
1. Tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc
Nhà trường chủ động cho Giáo viên trong việc xây dựng, tổ chức các hoạt động
giáo dục, dạy học phù hợp đặc điểm địa phương.
2


+ Bồi dưỡng năng lực quản lí cho cốt cán chuyên môn của nhà trường nhằm đảm
bảo chỉ đạo thông thoáng, không cứng nhắc, máy móc.
+ Xây dựng đội ngũ CBQL nắm vững quan điểm đổi mới ở các cơ sở giáo dục.
+ Thực hiện tốt việc học tập, bồi dưỡng công tác quản lý cho CBQL về giáo dục
dân tộc.
Nhà trường đã triển khai kế hoạch hoạt động của nhà trường theo định kỳ hội họp,
thao giảng, Hội thảo chuyên môn. Kiểm tra việc dạy và học của giáo viên - học sinh. Tổ
chức tốt Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm học dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của
SGD&ĐT với sự tham gia chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền, Phụ huynh học
sinh…
- Công tác phối kết, hợp với các ban, đoàn thể, phụ huynh học sinh...
+ Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể trong xã, phụ huynh
học sinh thông qua bàn bạc, trao đổi ngay từ đầu năm học. Xây dựng quy chế phối
hợp hoạt động của các bên có liên quan.
+ Ngay đầu năm học, nhà trường tổ chức tốt hội phụ huynh học sinh nhằm

phối hợp giáo dục học sinh.
- Duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng đại trà của học sinh.
- Tham mưu với cấp Ủy - chính quyền địa phương về công tác xây dựng
phong trào xã hội hoá giáo dục, công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học, huy
động học sinh trong độ tuổi ra lớp, duy trì sĩ số học sinh.
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
Muốn nâng cao chất lượng thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ.
Chính vì vậy ngay từ đầu năm học BGH đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên
nắm vững qui chế chuyên môn, những điều chỉnh về chương trình một số môn học.
Xây dựng các qui định thống nhất trong nhà trường về việc kiểm tra đánh giá xếp
loại hồ sơ, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, hoạt động của các tổ
chuyên môn.
Giáo dục tư tưởng chính trị cho CB - giáo viên, về trách nhiệm, ý thức kỷ
luật, thái độ phục vụ và tinh thần vì học sinh thân yêu. Đổi mới nâng cao chất
lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, kịp thời bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ sư phạm cho những giáo viên yếu bằng cách tổ chức trao đổi kinh nghiệm, thảo
luận góp ý qua những tiết dự giờ thăm lớp và những đợt thao giảng định kỳ.
Tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học như: Đổi mới phương
pháp dạy học theo chiều hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, phù hợp với điều
3


kiện thực tế của học sinh địa phương, phát huy tính tự học, độc lập sáng tạo của học
sinh. Trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm sử dụng các đồ dùng, phương
tiện sao cho có hiệu quả giáo dục cao nhất.
Khuyến khích động viên giáo viên tự học, tự nghiên cứu khoa học viết sáng
kiến kinh nghiệm về phương pháp dạy học tích cực, về quản lí học sinh….
Phát động các phong trào tự làm, cải tiến, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học;
tăng cường chất lượng các tiết thực hành, các tiết dạy học tự chọn, các hoạt động ngoài
giờ lên lớp.

Quan tâm đến việc thực chương trình lồng ghép về giáo dục sức khoẻ, môi
trường, kỹ năng sống, giáo dục An toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã
hội….
Ngoài việc tăng cường chất lượng chuyên môn của giáo viên thì việc xây
dựng tốt hoạt động nề nếp trong nhà trường là nền tảng hết sức quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng học sinh, góp phần chấn chỉnh tăng cường kỷ cương, xậy
dựng môi trường sư phạm lành mạnh, là động lực để phát triển phong trào học tập.
Xác định rõ điều đó, ngay từ đầu năm học BGH đã căn cứ vào tình hình thực tế, đề
ra chỉ tiêu giao cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng được
một tập thể học sinh trong lớp có nề nếp trong hoạt động và học tập, giáo dục cho
học sinh ý thức, tinh thần vượt khó vươn lên.
- Bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên về chất lượng chuyên môn, phương
pháp giảng dạy.
- Tạo mọi điều kiện cho Đội ngũ nhà giáo học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
IV. Thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo dục dân tộc
- Nhà trường thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với giáo dục dân tộc
cho học sinh như: Chế độ học sinh hộ nghèo...
V. Đánh giá chung
1. Những ưu điểm
Chất lượng Giáo dục trong học kỳ I của năm học 2016 – 2017 đã được đã cao hơn
học kỳ I của năm trước, nhưng vẫn còn tương đối thấp so với yêu cầu đặt ra nhưng nó
phản ánh đúng chất lượng Dạy và học trong nhà trường, khẳng định sự quyết tâm không
chạy theo bệnh thành tích của nhà trường. Vì vậy các cuộc vận động cũng như các
phong trào thi đua đã lấy lại được niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp trồng người.
Việc đánh giá chất lượng học sinh trong nhà trường đã được quan tâm đúng mức, các

4



biểu hiện tiêu cực không còn tồn tại, nề nếp, kỷ cương giáo dục dần đi vào ổn định, chất
lượng học sinh yếu kém đã cải thiện được một bước, đó là:
+ 100% cán bộ, giáo viên - học sinh đều có ý thức tự giác chấp hành và tham gia
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Tổ chức coi thi, chấm thi trong các kỳ kiểm tra nghiêm túc, đánh giá đúng chất
lượng học tập của học sinh.
+ Các tổ chức Đảng, Chính quyền đã coi trọng sự nghiệp trồng người, các tổ
chuyên môn và các đoàn thể trong nhà trường đã có kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện
đồng bộ, đánh giá xếp loại dân chủ, công khai đúng mức.
+ Nề nếp kỷ cương trong nhà trường được duy trì tốt.
+ Chất lượng giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh được nâng lên, không
có tình trạng giáo viên bị xếp loại yếu kém và không có tình trạng học sinh yếu kém
không được quan tâm bồi dưỡng.
+ Nhà trường không có hiện tượng bức xúc nào để cho nhân dân phản ánh: như
Dạy thêm, học thêm, lạm thu, bảo lực trong nhà trường
2. Những tồn tại và nguyên nhân
- Tồn tại:
+ Việc vận dụng các chỉ thị, văn bản, hướng dẫn của ngành, cấp trên đôi lúc chưa
được thật sự triệt để, BGH đôi lúc còn nể nang trong khâu quản lý chỉ đạo…
+ Sự phối hợp giữa nhà trường - Gia đình - Xã hội có lúc chưa được thường
xuyên, liên tục.
+ Một số cán bộ giáo viên, nhân viên chưa thật sự đầu tư nhiều vào công tác tự
học, tự bồi dưỡng trong chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả trong công tác…
+ Về CSVC trường lớp, trang thiết bị dạy, học tuy được đáp ứng, song vẫn chưa
đáp ứng theo yêu cầu theo quy định: Phòng học, phòng chức năng, nhà hiệu bộ, nhà thư
viện, nhà ở giáo viên, tài liệu học tập…

5



+ Về đội ngũ giáo viên, nhân viên chưa đủ về số lượng theo quy định, trình độ
giáo viên đã chuẩn hoá về bằng cấp, nhưng về năng lực chưa đồng đều.
+ Nhà trường không có hiện tượng bức xúc nào để cho nhân dân phản ánh: như :
Dạy thêm, học thêm, lạm thu, bạo lực trong nhà trường.
- Nguyên nhân
+ Do cơ sở vật chất ở các khu lẻ chưa đảm bảo dẫn tới việc quản lý, bảo
quản TB - ĐD gặp khó khăn.
+ Trình độ dân trí còn thấp, số hộ đói nghèo còn nhiều nên sự quan tâm đến
việc học hành của con cái chưa cao, đa số học sinh có học chưa hoàn thành nội
dung học tập các môn học đều rơi vào gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc học
sinh khuyết tật.
+ Tuy nhà trường có trình độ giáo viên đạt chuẩn 100% nhưng năng lực chuyên
môn, nghề nghiệp chưa đồng đều, một vài GV còn năng lực chuyên môn còn chưa cao.
Học sinh có lực học đa số là yếu, mà chất lượng giáo viên không đều từ đó việc bố trí
giáo viên đứng lớp gặp nhiều khó khăn, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng Giáo dục
và Đào tạo.
+ Cán bộ quản lý đôi lúc còn nể nang trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động
của nhà trường.
3. Bài học kinh nghiệm
* Đối với BGH:
- Từng thành viên trong ban giám hiệu nhà trường phải luôn luôn học hỏi, tự
học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn như năng lực quản lý, luôn
luôn đổi mới cách nghĩ, cách làm.
- Các đồng chí trong BGH phải nhiệt tình trong công tác, đương đầu, gương
mẫu trong mọi hoạt động của nhà trường, phải công bằng trong cách đánh giá, đối
xử với CBGV, dân chủ, quyết đoán trong công việc, biết tận dụng và phát huy hết
các nguồn lực hiện có.
- Tăng cường quản lý ngày, giờ công và công tác kiểm tra đối với CBGV.
- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp các ngành để xây dựng CSVC
trường học và phát huy công tác xã hội hóa giáo dục.

- Hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ họp BGH để điều chỉnh, bổ sung kế
hoạch, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo.
* Đối với giáo viên:
6


- Phải nâng cao nhận thức cho bản thân về mọi mặt; hiểu đúng ý nghĩa cuộc
vận động “Hai không” của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; các cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là
tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
- Xác định giáo viên là lực lượng nòng cốt trong việc quyết định chất lượng
học sinh.
- Trong các buổi dạy giáo viên phải tận dụng triệt để thời gian các tiết dạy và
sử dụng đồ dùng dạy học.
- Giáo viên phải chú ý đến việc kiểm tra, đánh giá, nhận xét học sinh, quan tâm
đến từng đối tượng học sinh, khen chê đúng mức đối với học sinh.
VI. Những đề xuất, kiến nghị
- Đề nghị SGD&ĐT tham mưu cho các cấp có thẩm quyền đầu tư cơ sở vật
chất như: mở rộng khuôn viên; xây dựng thêm khu tập thể GV, sửa chữa, nâng cấp
phòng thư viện, nhà vệ sinh, phòng vi tính, phòng đoàn thể...cho nhà trường.
Phần II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 - 2017
I. Các nhiệm vụ trọng tâm
- Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 –
2020 về giáo dục; Nghị quyết số 29 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ 8, khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” về việc thực hiện
Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2013- 2020”; bám sát kế hoạch trọng tâm của ngành, Sở Giáo dục và Đào tạo đề ra;
vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương, của nhà trường.
- Tiếp tục đổi mới công tác quản lí trong nhà trường. Bố trí giáo viên hợp lý

đúng năng lực. Phát huy vai trò chức năng của các tổ chức, cá nhân trong nhà
trường.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường giáo dục tư tưởng,
chính trị cho cán bộ giáo viên về đạo đức tác phong, về ý thức kỷ luật, tinh thần
trách nhiệm và thái độ phục vụ, khuyến khích động viên giáo viên tự học tập bồi
dưỡng, rèn luyện về chuyên môn, trao dồi tích luỹ kinh nghiệm.
-Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học: Mua sắm mới, sửa chữa
quạt, bóng điện, bàn ghế học sinh và giáo viên, các phòng chức năng.
- Nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy - học phát huy tính hoạt
động tích cực, tính độc lập sáng tạo, phát triển tư duy học sinh trên cơ sở phù hợp
với điều kiện thực tế học sinh.
- Nâng cao thành quả giáo dục, phát triển công tác xã hội hoá giáo dục.
- Phụ đạo thêm cho học sinh yếu kém, lập kế hoạch xây dựng các câu lạc bộ,
đội tuyển HSG để nâng cao chất lượng học sinh tạo nguồn cho nhà trường.
7


- Tiếp tục triển thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động. Chỉ đạo các tổ chức
trong nhà trường phát động thành các phong trào thực hiện trong cán bộ giáo viên,
học sinh.
- Phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng (không thừa, thiếu). Tiếp tục
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng cách tăng cường giáo dục tư tưởng,
chính trị cho cán bộ giáo viên về đạo đức tác phong, về ý thức kỷ luật, tinh thần
trách nhiệm và thái độ phục vụ, khuyến khích động viên giáo viên tự học tập bồi
dưỡng, rèn luyện về chuyên môn, trao dồi tích luỹ kinh nghiệm, tạo điều kiện cho
CBGV học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ.
Đề nghị cấp trên cấp kinh phí, đồng thời tham mưu với cấp Ủy - Chính
quyền địa phương hổ trợ trong việc xây dựng cơ sở vật chất.
- Tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh để triển khai kế hoạch của cả học kỳ của
nhà trường đến gia đình học sinh, tạo điều kiện liên kết trao đổi, hỗ trợ giữa nhà

trường và PHHS.
- Lập kế hoạch xin kinh phí với cấp trên xây dựng CSVC để từng bước đáp
ứng yêu cầu trường chuẩn Quốc Gia trong giai đoạn tới.
- Cuộc vận động xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh thường xuyên, thông
qua nhiều phong trào vận động các lực lượng tham gia vào công tác giáo dục.
- Phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao thông suốt từ trên xuống dưới, để tất cả
các tổ chức, đoàn thể, thôn xóm, cá nhân đồng loạt tích cực tham gia trong việc
tuyên truyền, vận động, hưởng ứng đóng góp nhân lực, vật chất cho công tác GD.
- Phải xuất phát từ việc Dạy - Học và Công tác XHH giáo dục làm trung
tâm. Lấy việc nâng cao chất lượng Giáo dục làm thước đo đánh giá. Do đó cần
phải:
- Tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
để nâng cao công tác xã hội hoá giáo dục lên tầm cao mới. Phân giáo viên có kinh
nghiệm để ôn luyện, bồi dưỡng học sinh các câu lạc bộ.
- BGH Nhà trường dựa vào kết quả học của học sinh cuối học kỳ I, lên kế
hoạch cụ thể, chi tiết cho giáo viên chủ nhiệm nâng bậc chất lượng cho học sinh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy của giáo viên, chất
lượng học của học sinh.
- Bố trí giáo viên phù hợp, có trách nhiệm cao, nhiệt tình dạy các lớp có
nhiều học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập các môn học.
- Cần chỉ đạo dạy học theo chiều hướng tích cực hóa hoạt động học tập của
học sinh.
- Phối kết hợp hài hòa tay ba trong giáo dục: GĐ – NT – XH để giáo dục học
sinh tối ưu nhất.

8


- Tăng cường công tác kiểm tra việc dạy của giáo viên, việc học của học
sinh thông qua thăm lớp, dự giờ, kiểm tra chất lượng, tự kiểm tra, kiểm định chất

lượng trường học...
II. Các biện pháp, giải pháp chính
* Đối với BGH:
- Từng thành viên trong ban giám hiệu nhà trường phải luôn luôn học hỏi, tự
học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý
trong quản lí nhà trường, luôn luôn đổi mới cách nghĩ, cách làm.
- Các đồng chí trong BGH phải nhiệt tình trong công tác, đương đầu, gương
mẫu trong mọi hoạt động của nhà trường, phải công bằng trong cách đánh giá, đối
xử với CBGV, dân chủ, quyết đoán trong công việc, biết tận dụng và phát huy hết
các nguồn lực hiện có.
- Tăng cường quản lý ngày, giờ công và công tác kiểm tra đối với CBGV.
- Làm tốt công tác tham mưu với các cấp các ngành để xây dựng CSVC
trường học và phát huy công tác xã hội hóa giáo dục.
- Hàng tuần, hàng tháng, hàng kỳ họp BGH để điều chỉnh, bổ sung kế
hoạch, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo.
* Đối với giáo viên:
- Phải nâng cao nhận thức cho bản thân về mọi mặt; hiểu đúng ý nghĩa cuộc
vận động “Hai không” của bộ trưởng bộ giáo dục.
- Xác định giáo viên là lực lượng nòng cốt trong việc quyết định chất lượng
học sinh.
- Trong các buổi dạy giáo viên phải tận dụng triệt để thời gian các tiết dạy và
việc sử dụng đồ dùng dạy học.
- Giáo viên phải chú ý đến việc kiểm tra, đánh giá, chấm chữa bài cho học sinh,
quan tâm đến từng đối tượng học sinh, khen chê đúng mức đối với học sinh.

Nơi nhận:
- Sở GD&ĐT (để báo cáo);
- Chuyên môn (để chỉ đạo và thực hiện);
- Lưu nhà trường.


Long Khánh, ngày tháng năm 2017
Hiệu trưởng

Hà Xuân Văn

9


10



×