Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BÀI dự THI CUỘC THI vận DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO học SINH TRUNG học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.19 KB, 9 trang )

BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
1. Tên tình huống

CHẤT THẢI TỪ ĐÂU RA ?

Vùng quê nơi A sinh sống là một nơi thơ mộng và phì nhiêu. Cánh đồng bát ngát cùng những
chú cò dập dìu trong những ngày gặt cấy. Dòng sông xanh biếc là nơi chứa đựng những kỉ
niệm của tuổi thơ A và bạn bè vào những buổi trưa hè oi ả. Cánh rừng rậm rạp sau đồi là nơi
học nhóm lí tưởng của A và chính nó cũng là nơi diễn ra những buổi hẹn hò vụng trộm vào
những đêm trăng thanh gió mát mà anh không thể nào quên được.
Vẫn là dòng sông êm đềm, vẫn là cánh rừng rì rào tiếng gió, nhưng bọn trẻ trong làng cứ thưa
dần đi do công việc làm ăn của gia đình. Là một tỉnh miền Trung thường xuyên gánh chịu
những cuộc nổi giận của thiên nhiên nên người dân quê A rất khó khăn trong việc làm ruộng vì
vậy họ phải rời bỏ quê hương đi làm ăn ở nơi xa. Gia đình A cũng không ngoại lệ, vì mưu sinh
họ phải vào thành phố Hồ Chí Minh để có được một công việc tốt, chỉ còn ông bà ngoại của
anh thì ở lại quê để chăm lo mồ mả tổ tiên. Trải qua nhiều năm, nhờ sự chăm chỉ, chuyên cần
cũng như sự cố gắng của A, anh đã đậu đại học Nông lâm và trở thành nhà nghiên cứu môi
trường.
Tết năm ấy A cùng gia đình về quê ăn tết với ông bà ngoại. Vừa bước xuống xe, anh bàng
hoàng trước sự thay đổi đến đáng sợ của quê mình, anh không còn tin vào đôi mắt mình nữa,
trước mắt anh là những nhà máy đồ sộ với những luồng khói đen bay ra từ đó, con đường về
nhà anh đầy rẫy rác bẩn và bao bì ni lông. Dòng sông xanh biếc ngày nào đã trở nên đen ngầu
với rác thối trôi lềnh bềnh trên ấy. Cánh rừng rậm rạp sau đồi biến mất và thay vào đó là một
nhà máy to lớn, cao chọc trời. Anh trở về nhà ngoại với sự hoài nghi và thắc mắc. Sau khi chào
hỏi, A đặt ngay những câu hỏi chất chứa trong đầu với bà ngoại. Sau khi nghe bà thuật lại, anh
được biết rằng, sau khi anh cùng gia đình đi được bốn tháng thì có một ông chủ đến mua đất ở
đây và xây lên xí nghiệp Y. Họ sản xuất sản phẩm phục vụ cho người dân nhưng lại thải ra
những khí độc và rác thải với số lượng cực kì lớn. Trải qua nhiều năm, vùng quê trong lành
ngày nào đã trở nên ô nhiễm.
Vì yêu quê hương, A đã đem chuyện này ra tòa với mong muốn pháp luật sẽ ngưng toàn bộ


hoạt động của xí ngiệp Y nhưng sự cố gắng của anh đã không có kết quả như ý muốn, người
lãnh đạo của xí nghiệp Y đã dùng tiền mua chuộc quan tòa và những người liên quan. Tuy thất
bại nhưng A không chùn bước , anh quyết theo đuổi vụ án tới cùng cho đến khi xí nghiệp Y bị
ngừng hoạt động cho dù anh biết sẽ không thể nào tiếp tục được công việc hằng mơ ước của
bản thân.

2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Thứ nhất, hiện tại trái đất chúng ta đang nóng lên và phần lớn là do ô nhiễm môi trường nên
đây là vấn đề nóng bỏng cần được làm rõ
- Thứ hai, qua tình huống này, chúng ta có thể biết thêm được tầm quan trọng của môi trường
cũng như tác hại khi môi trường bị ô nhiễm và biện pháp bảo vệ nơi chúng ta sinh sống.


- Thứ ba, khi giải quyết tình huống, chúng ta sẽ có kiến thức về môn sinh học, hóa học, giáo
dục công dân,ngữ văn.... Ví dụ
+ Đối với môn ngữ văn: Rèn luyện cho chúng ta cách viết văn nghị luận, thuyết minh
+ Đối với môn GDCD: Rèn cho chúng ta cách xử lí các tình huống trong cuộc sống
+ Đối với môn hóa: Cho chúng ta biết đâu là khí độc và nguồn gốc của nó

3. Giải quyết tình huống
a. Khái niệm
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con
người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,
xã hội loài người và các thể chế.

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn đồng thời các tính chất vật lí, hóa
học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật
khác.Ô nhiễm môi trường bao trùm tất cả các dạng ô nhiễm. Tuy nhiên, có ba loại ô nhiễm môi
trường chính là : ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, và ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt

động của con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật,chất
thải công nghiệp chưa được xử lí,.....tất cả có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh
vật trong tự nhiên.
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, mồ
hóng, hơi hoặc các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây
biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.

Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi
các chất ô nhiễm

b. Tình trạng môi trường hiện nay trên thế giới và Việt Nam
- Thế giới:
Nhiệt độ trung bình của Trái Đất hiện nay nóng hơn gần 40 độ C so với nhiệt độ trong kỷ băng
hà gần nhất, khoảng 13. 000 năm trước. Tuy nhiên trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung
bình bề mặt Trái Đất tăng khoảng 0,6-0,7 độ C và dự báo sẽ tăng 1,4-5, 8 độ C trong 100 năm
tới.


Ấm lên toàn cầu có những tác động sâu sắc đến môi trường và xã hội. Một trong những hệ quả
tất yếu của sự gia tăng nhiệt độ của trái đất là sự gia tăng mực nước biển, gia tăng cường độ
các cơn bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan,suy giảm tầng ôzôn, thay đổi ngành nông
nghiệp, và làm suy giảm ụxy trong đại dương.

Tốc độ ấm lên toàn cầu ở thế kỷ XXI nhanh hơn so với sự thích ứng của các loài sinh vật, vì
vậy một số loài có khả năng tuyệt chủng.


Biển và đại dương đang ngày đêm kêu cứu vì ô nhiễm trầm trọng. Hàng năm, khoảng 50 triệu
tấn chất thải rắn đổ ra biển gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ... Bên cạnh
đó, rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên

biển.

Thông qua những con số biết nói sau đây, ta có thể thấy được phần nào hậu quả của sự ô
nhiễm:
- 1. 000. 000 chim biển, 100. 000 thú biển và rựa biển bị chết do bị vướng hay bị nghẹt thở bởi
các loại rác plastic.
- 30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch bị đại dương hấp thụ, việc
thay đổi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu CO2 của các phiêu sinh thực vật và
sau đó làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
- 60% các rạn san hô đang bị đe dọa bởi việc ô nhiễm.


- 60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang bị xói mòn với tốc độ
1m/ năm

Nếu con người cũng xem biển cả là một bói rác khổng lồ có thể chứa đủ thứ chất thải, môi
trường đại dương sẽ còn bị hủy hoại trầm trọng hơn nữa chứ không chỉ như tình trạng hiện
nay.
Mỗi năm, sa mạc Sahara tiến dần về phía Nam với tốc độ 45 km/ năm. Cao nguyên Madagasca
- nơi được xem là kho báu về đa dạng sinh học nhưng giờ đây 7% đất đai là đất cằn đồi trọc.
Tại Kazakhstan, kể từ năm 1980, 50% diện tích đất trồng trọt đã bị bỏ hoang vì quá cằn trong
tiến trình hoang mạc húa.


Đa dạng sinh thái bị suy giảm, đất đai trở nên bạc màu không thể canh tác là hai ảnh hưởng
chủ yếu của quá trình hoang mạc hóa. Tình trạng này đang đe dọa cuộc sống của gần 1 tỉ
người trên Trái Đất. Châu Phi có thể chỉ nuôi được 25% dân số vào năm 2025 nếu tốc độ
hoang mạc hóa ở lục địa đen tiếp tục như hiện nay.
- Việt Nam:
Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các

khu công nghiệp có hệ thống lọc nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ
đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ
thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay,
mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu
công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình
quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng,
khí và chất thải độc hại khác. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất
đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả
trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận...
Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra
những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản
xuất nông nghiệp của bà con nông dân.


Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những
tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số
địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận
với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung
với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến
những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi
trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt.

Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền
thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên,
hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm
trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là
than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo
thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có
240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả

lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề được phân bố rộng
khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là đồng bằng sông Hồng, Bắc
Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái
tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của
những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận,
gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.


Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn,
tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt,
rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến
hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải
sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ
một biện pháp xử lí môi trường nào nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê
của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác;
các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao
thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày,
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết
quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố
Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của
Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô
nhiễm bụi.




×