Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN kết cấu hạ TẦNG KINH tế xã hội TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.47 KB, 111 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG

KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI Ở HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

1.1. Một số vấn đề chung về nông thôn, xây dựng nông thôn mới
và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
1.2. Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông
thôn mới ở huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng
1.3. Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở
nông thôn trong xây dựng nông thôn mới của một số địa
phương trong nước và bài học rút ra cho huyện Kiến Thuỵ

3

12

12

19

36

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH

TẾ-XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG



2.1. Thành tựu, hạn chế phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kiến Thuỵ,
thành phố Hải phòng
2.2. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt
ra cần giải quyết để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kiến Thuỵ,
thành phố Hải phòng

45

45

54

Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT CẤU

HẠ TẦNG KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG

3.1. Quan điểm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong
xây dựng nông thôn mới ở huyện Kiến Thụy, thành phố
Hải phòng
3.2. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong
xây dựng nông thôn mới ở huyện Kiến Thụy, thành phố
Hải phòng
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


63

63

72
93
95
102


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nông dân nước ta hiện nay vẫn
chiếm hơn 70% dân số và trên 50% lực lượng lao động xã hội. Cơ cấu kinh tế
nước ta trong những năm gần đây: nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 20%
GDP của cả nước. Nói đến nông nghiệp nước ta là nói đến 3 vấn đề gắn kết
hữu cơ khăng khít với nhau: nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong đó
nông thôn là yếu tố vô cùng quan trọng, nơi phát triển nền sản xuất nông
nghiệp và sinh sống của dân cư nông thôn. Nông thôn Việt Nam nói chung,
nông thôn huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng nói riêng có vai trò rất
quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của đất nước, có tác dụng
to lớn trong giải quyết đời sống, công ăn việc làm..., nhất là trong giai đoạn
suy thoái kinh tế trên thế giới, trong khu vực cũng như ở nước ta.
Nông dân nước ta đã gắn bó hàng nghìn đời nay đối với nông thôn, đó
là làng xóm, thôn bản, nơi họ sinh sống và lao động chủ yếu bằng nghề nông,
song vấn đề xây dựng nông thôn mới (NTM) được chính thức đặt ra từ năm
2008, sau khi có Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương Đảng. Xây dựng
NTM là một nhiệm vụ chiến lược trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội (KT-XH) trong xây dựng NTM của cả

nước nói chung và ở huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải phòng nói riêng có vai
trò, vị trí quan trọng đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống
người dân khu vực nông thôn, là tiền đề để phát triển các lĩnh vực khác.
Trong những năm qua, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng đã
nhanh chóng nắm bắt và triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng NTM. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đến nay, phát
triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện đạt
được những kết quả đáng khích lệ: Ngay sau khi có Nghị quyết lãnh đạo
chuyên đề về xây dựng NTM của thành phố, Ban chỉ đạo từ huyện đến xã
được thành lập và luôn luôn được kiện toàn phù hợp với yêu cầu thực tế; tiến
3


hành lập đề án và thực hiện xây dựng quy hoạch; hoàn thành phổ cập trung
học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo trong nông thôn ngày được nâng cao…
Đặc biệt, việc tập trung đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH trong thời gian qua
đã góp phần tạo ra diện mạo mới cho huyện Kiến Thụy, thành phố Hải phòng.
Tuy nhiên, bên cạnh những nội dung đã thực hiện tốt thì quá trình thực
hiện của huyện trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, đó là: hệ thống
kết cấu hạ tầng KT-XH phát triển chưa đồng bộ, kịp thời; việc huy động các
nguồn vốn trong xã hội, nhất là nguồn lực trong nhân dân và các doanh
nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ nhựa hóa đường giao thông xã vẫn thấp
(mới đạt 42,2%, trong khi kế hoạch là 70%), nhất là hệ thống giao thông các
xã vùng xa; công tác kiên cố hóa kênh mương nội đồng còn chậm, hiệu quả
sử dụng nước sạch chưa cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thể
thao, du lịch khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn…
Hiện tại, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ
thống và chuyên sâu về vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây
dựng NTM ở huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng. Do vậy đề tài: “Phát

triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện
Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng” là thiết thực góp phần thực hiện chủ
trương chiến lược chung của Đảng, Nhà nước, thành phố Hải phòng và huyện
Kiến Thuỵ về xây dựng NTM trong giai đoạn đổi mới hiện nay .
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Từ thập niên 70 thế kỷ XX, nhiều quốc gia trên thế giới đã có chiến
lược phát triển nông nghiệp với mục tiêu là phát triển theo hướng nhanh và
bền vững nền nông nghiệp quốc gia, bảo đảm an ninh lương thực và chú trọng
nâng cao đời sống cho nông dân. Các công trình, tài liệu về lĩnh vực này của
nước ngoài hiện nay cũng tương đối nhiều. Một số công trình tiêu biểu có
những nội dung cần thiết để tác giả tham khảo như:
4


Cuốn sách: "Vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp ở Thái
Lan" của GS, TS Nguyễn Thế Nhã và TS Hoàng Văn Hoan do NXb Nông
nghiệp, 1995 phát hành. Tác giả đã đi sâu phân tích quá trình hoạch định và
chỉ đạo thực hiện chính sách nông nghiệp của Thái Lan từng thời kỳ. Trong
đó, một số nội dung được đề cập giúp cho tác giả luận văn tham khảo như:
Chính sách phát triển hợp tác của các hợp tác xã nông nghiệp; chính sách xuất
khẩu nông sản; chính sách tín dụng và các chính sách liên quan đến nông
nghiệp, nông thôn, nông dân với nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Cuốn sách: "Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các
nước và Việt Nam" của tác giả Bendrict.JtriaKerrkvliet, Jamesscott do
Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, Nxb Hà Nội phát hành
năm 2000. Các tác giả cuốn sách đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm của nông
dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và kết quả bước đầu
trong nghiên cứu làng truyền thống Việt Nam. Đặc biệt, nội dung cuốn sách
đề cập đến một số vấn đề mà đề tài cần tham khảo là: Mối quan hệ của người
nông dân với khoa học, hệ tư tưởng của nông dân ở các nước đang phát triển

và các nước nghèo, thu nhập thấp, những mô hình tiến hoá nông thôn ở các
nước nông nghiệp trồng lúa nước; Làng truyền thống của Việt Nam, quan hệ
làng xóm, nhà nước Việt Nam trong quá trình quá trình chuyển đổi cơ chế.
Cuốn sách: "Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển"
của tác giả Frans Ellits do Nhà xuất bản Nông Nghiệp phát hành năm 2004.
Nội dung cuốn sách nêu lên những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở
các nước đang phát triển thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và và khảo cứu
thực tiễn ở nhiều nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh, trong đó nhấn
mạnh đến những vấn đề về chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu
vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản, những
vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết trong trong quá trình đô thị hoá. Nội dung
quan trọng đối với tác giả luận văn nhận thấy cần tham khảo là tác giả cuốn
5


sách đã xem xét nền nông nghiệp của các nước đang phát triển trong quá trong
quá trình chuyển sang sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng kinh tế thị
trường trong nước gắn với thị trường khu vực và thế giới trên cơ sở phát huy
lợi thế so sánh của quốc gia mình từ các sản phẩm của nông nghiệp; tham khảo
những bài học rút ra từ những mô hình thành công và thất bại trong quá trình
phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân.
Cuốn sách: "Vấn đề thực hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn Trung Quốc"
của tác giả Đỗ Tiến Sâm, NXb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. Cuốn sách:
"Một số vấn đề về hiện đại hóa Nông nghiệp Trung Quốc" của tác giả Nguyễn
Minh Hằng: NXb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008. Nội dung cốt lõi các cuốn
sách trên đây bước đầu đã làm rõ các vấn đề sau: Hầu hết các quốc gia trên
thế giới đều coi trọng vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tuy tỷ
trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm, nhưng vai trò của nông nghiệp
và nông dân vẫn rất quan trọng, vẫn là một trong các nhân tố quyết định sự ổn
định của quốc gia. Sự thành công các mô hình phát triển nông nghiệp và nông

thôn của các nước cho thấy: Các quốc gia đặc biệt chú trọng tới tính hiệu quả
trong phát triển kinh tế nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm; chú trọng nâng
cao vai trò và bồi dưỡng kiến thức cho người nông dân, hướng họ tới nền kinh
tế hàng hóa và hiện đại hóa kinh tế nông nghiệp.
Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề mà các công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học nước ngoài và trong khu vực chưa tập trung phân tích làm rõ như:
Vấn đề giảm tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực dân cư nông thôn một cách bền
vững trong điều kiện những áp lực tới môi trường phát triển nông nghiệp
ngày càng lớn và khắc nghiệt; Các vấn đề về chính sách xã hội cho khu vực
nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn cũng
chưa được đề cập một cách thấu đáo; Chưa làm rõ mối quan hệ và vai trò của
nhà nước với vai trò của nông dân và doanh nghiệp đối với phát triển nông
nghiệp và nông thôn; giải pháp tuyên truyền vận động nông dân tham gia góp
vốn xây dựng NTM phù hợp với đặc thù của từng quốc gia, địa phương...
6


Một số công trình dưới dạng sách trong nước có thể tham khảo như:
Cuốn sách: "Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ mới" của PGS,
TS Nguyễn Sinh Cúc, NXb Thống kê, Hà Nội, 2003. Nội dung cốt lõi của
công trình đã luận giả và đúc kết những vấn đề, thành tựu cơ bản của nông
nghiệp Việt Nam sau 20 năm đổi mới; cung cấp cho người đọc hệ thống tư
liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta; luận giải rõ những thành
tựu và phát hiện những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong những năm tiếp theo
của nông nghiệp nước ta như vấn đề đầu tư; phân hoá giàu nghèo; nâng cao
chất lượng sản phẩm hàng hoá nông nghiệp trong kinh tế thị trường hiện nay;
đề xuất những giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nông
nghiệptrong điều kiện mới.
Cuốn sách: "Huy động vốn trong nước phát triển nông nghiệp vùng
đồng bằng Sông Hồng" của tác giả Phạm Thị Khanh, NXb CTQG, Hà Nội,

2004. Tác giả luận giải cơ sở lý luận về vốn và huy động vốn; phân tích thực
trạng huy động vốn trong nước dưới các nguồn từ vốn ngân sách; vốn của các
doanh nghiệp nhà nước, vốn trong nhân dân trên địa bàn vùng đồng bằng
Sông Hồng nhằm phục vụ cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 1991-2000.
Cuốn sách: "Nông dân, Nông thôn và Nông nghiệp - Những vấn đề
đang đặt ra", NXb Tri thức, tháng 12/2008. Cuốn sách là tập hợp các bài viết
trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu về “tam nông” của Viện Nghiên cứu Phát
triển IDS. Dưới góc nhìn khác nhau và cách tiếp cận vấn đề nông nghiệp,
nông dân, nông thôn khác nhau, nhưng họ đề có điểm chung nhất là họ đã
đánh giá được thực trạng, tìm ra những nguyên nhân cốt lõi và đưa ra định
hướng, giải pháp để góp phần giải quyết những vướng mắc trong quá trình
phát triển nông nghiệp và hiện đại hóa nông thôn Việt Nam hiện nay.
Cuốn sách: "Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh
tế nông thôn, thực trạng và giải pháp" của tác giả Chu Tiến Quang. NXb
CTQG, Hà Nội, 2008; Cuốn sách: "Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong
7


quá trình CNH,HĐH ở Việt Nam của PGS, TS Đỗ Hoài Nam, TS Lê Cao
Đoàn, NXb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001. Các công trình trên đây bước đầu
đã làm rõ: Nông nghiệp Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới, tập trung vào:
phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về hạ tầng, phát triển hạ tầng ở nông
thôn và đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển hạ tầng cơ sở…Thành tựu, hạn
chế và những vấn đề đặt ra; thể chế dân chủ với ổn định và phát triển nông
thôn Việt Nam; vấn đề xây dựng chính quyền cấp xã hiện nay... Qua đó cho
thấy: Hiện nay, nước ta có trên 50% lao động làm nghề nông và trên 70% dân
số sống ở nông thôn. Để thực hiện được mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam
trở thành một nước công nghiệp thì vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp và nông
thôn cần phải đặc biệt coi trọng. Các công trình cũng đã làm rõ vai trò của
nông thôn, tổng quan về phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam; phát

triển nông nghiệp và tăng trưởng bền vững; kiểm soát độc quyền và chống
cạnh tranh không lành mạnh cho phát triển nông nghiệp và nông thôn; tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; thách thức đối với chiến lược phát
triển nông nghiệp hiện nay... khi các lĩnh vực khác trong nông nghiệp, nông thôn
được đầu tư thích đáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông
nghiệp và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.
Dưới dạng đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ, đè tài khoa học và dưới
dạng các phóng sự, bài báo có:
Luận án PTS kinh tế:"Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng trong kinh
tế nông thôn, nông nghiệp Việt Nam" của NCS Phan Sỹ Mẫn, Viện Kinh tế học,
Hà Nội, 1995. Đề tài của luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản về
vai trò, thực trạng kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn những năm đầu
đổi mới, đề xuất một số giải pháp cơ bản, trong đó có giải pháp về vốn để xây
dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
Luận án tiến sĩ kinh tế: "Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và vai trò
của nó đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay" của NCS Nguyễn
8


Đức Độ, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2002. NCS đã luận giải làm rõ
vai trò của kết cấu hạ tầng kinh tế trong quá trình CNH,HĐH với sự nghiệp
củng cố quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc; đánh giá thực trạng, đưa ra
quan điểm định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế và phát huy vai trò của nó đối với củng cố quốc phòng ở
nước ta hiện nay.
Đề tài: "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đảm bảo dân chủ, an sinh xã
hội phục vụ xây dựng nông thôn mới tại Hải Phòng”, của tập thể tác giả Sở
KHCN Hải phòng với nội dung nghiên cứu đã đi sâu làm rõ: Kinh nghiệm về
dân chủ và an sinh xã hội, đánh giá thực trạng thực hiện dân chủ cơ sở và an
sinh xã hội, một số giải pháp bảo đảm dân chủ và an sinh xã hội trong xây

dựng NTM tại Hải Phòng..
Nhóm phóng viên kinh tế: Hải Phòng xây dựng nông thôn mới - Những
bước đột phá, với nội dung bàn luận: Điểm sáng trong công tác dồn điền
đổi thửa và biến đất hoang thành “vàng”. Tác giả Hoàng Yến với bài:
"Bừng sáng nông thôn mới", Báo Hải Phòng, 2015. Với nội dung bàn luận:
NTM mang bản sắc Hải Phòng đang dần hiện hữu cùng với việc người dân
phát huy vai trò chủ thể trong thực hiện chương trình, lựa chọn tiêu chí xây
dựng và cũng chính họ tổ chức thực hiện. Tác giả Kim Oanh với bài: "Xây
dựng nông thôn mới xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy - Giữ sạch nguồn sáng
tạo, đổi mới", Báo Hải Phòng, 2015 với nội dung bàn luận: Xã Đoàn Xá
xây dựng NTM từ kinh nghiệm và bài học thực tiễn thời kỳ “khoán sản
phẩm”, bài học về biết bắt mạch, khơi nguồn sức mạnh lòng dân trong thời
kỳ đổi mới; …Những nội dung của các bài viết trên đều tập trung phản ánh
quá trình xây dựng NTM ở các địa phương trên địa bàn thành phố Hải
phòng dưới các góc nhìn khác nhau.Tác giả coi đây là những nội dung
tham khảo cập nhật, sát hợp cần có để minh chứng cho tính cấp thiết của
các vấn đề trong luận văn cần phân tích, làm rõ.
9


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nông thôn, xây dựng NTM; phát
triển kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn; trên cơ sở phân tích thực trạng để đề
xuất những giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM
ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải những vấn đề lý luận về nông thôn và phát triển kết cấu hạ
tầng KT-XH trong xây dựng NTM.
Đánh giá thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng

NTM theo nhóm của 8 tiêu chí hạ tầng KT-XH/19 tiêu chí xây dựng NTM trên
địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Đề xuất một số quan điểm và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng KTXH trong xây dựng NTM ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng
NTM.
* Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian
Đề tài nghiên cứu từ năm 2010 đến nay và có đề cập một số nội dung
liên quan trong thời gian trước 2010.
Về không gian
Trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước về
vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
10


* Cơ sở thực tiễn
Luận văn dựa vào các báo cáo sơ kết, tổng kết của UBND huyện Kiến
Thụy, thành phố Hải Phòng về xây dựng NTM qua các năm 2010 - 2016 và từ
khảo sát thực tiễn về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Kiến
Thụy của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp của duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp trừu
tượng hóa khoa học; phương pháp thống kê so sánh; phương pháp phân tích

tổng hợp; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp lôgic lịch sử và
phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM trên địa bàn các huyện nói
riêng và cả nước ta nói chung.
Cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng và các xã trong
lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các tiêu chí phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH
trong xây dựng NTM trên địa bàn của huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan
nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây
dựng NTM hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.

11


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾXÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN
KIẾN THUỴ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

1.1. Một số vấn đề chung về nông thôn, xây dựng nông thôn mới và
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
1.1.1. Nông thôn và nông thôn mới
* Quan niệm về nông thôn
Nông thôn là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở
đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Quan niệm “nông thôn”
thường đồng nghĩa với làng xóm, thôn xóm, bản làng…Trong tâm thức người

Việt, nông thôn là môi trường sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ truyền; là
không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hoá xây đắp nên nền
tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của người Việt. Ở Việt
Nam, cho đến nay hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này
vào năm 1999 là 76,5%. Con số đó những năm trước còn lớn hơn nhiều.
Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn
xã hội. Ngay cả những Việt kiều sống ở các nước văn minh, tiên tiến nhất thế
giới vẫn giữ nhiều nét đặc biệt của nông thôn Việt Nam. Từ điển Bách khoa
định nghĩa: “Nông thôn là phần lãnh thổ của một nước hay một đơn vị hành
chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh KT-XH,
điều kiện sống khác biệt với thành thị và cư dân chủ yếu làm nông nghiệp”
[67, tr306]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định: “Nông thôn là
phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn
được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân xã” [12, tr1].
Từ những luận cứ trên và căn cứ vào kết quả nghiên cứu của nhiều
công trình khoa học, nhiều quan niệm khác nhau để thống nhất quan niệm về
nông thôn là: Nông thôn Việt Nam là phần lãnh thổ không thuộc nội thành,
nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, kinh tế nông thôn chủ yếu là sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp và một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, xã là đơn
vị hành chính cơ sở ở nông thôn.
12


Với quan niệm trên nông thôn truyền thống và hiện nay có các đặc
điểm cơ bản sau đây:
Nông thôn là cụm từ dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ:
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền
kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc
trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế

kinh tế... vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.
Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành
kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch
vụ... trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu.
Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành
phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể...
Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như:
vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả...
Nông thôn theo nhận thức thông thường, đó là vùng sinh sống và làm
việc chung của cộng đồng dân cư gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp là
chủ yếu.
* Quan niệm về nông thôn mới
Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Trung ương, NTM là khu vực
nông thôn có kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được
bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người
dân ngày càng được nâng cao.
Với những cơ sở trên đi đến khẳng định, NTM có những đặc trưng cơ bản
sau đây:
13


Một là, nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại.
Hai là, sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa.
Ba là, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân ngày càng được
được nâng cao.
Bốn là, bản sắc văn hóa, dân tộc được giữ gìn và phát triển.
Năm là, xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.

Theo đó, xây dựng nông thôn ở nước ta đã được triển khai từ rất lâu,
song khái niệm “xây dựng nông thôn mới” chính thức mới được nêu ra từ sau
khi Hội nghị Trung ương 7 khóa X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Từ thực tiễn
xây dựng nông thôn ở nước ta trong gần 30 năm đổi mới, khẳng định: “Xây
dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh
tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định,
giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái
được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được
tăng cường”. [25]
Như vậy, vấn đề cốt lõi là xây dựng NTM phải xuất phát từ cơ sở, nền
tảng ban đầu là nông thôn truyền thống. Công cuộc xây dựng NTM hiện nay
chính là cuộc cách mạng thứ hai nhằm từng bước thay đổi thói quen của
người nông dân về một nông thôn truyền thống gắn liền với nền văn minh lúa
nước từ phương thức sản xuất - sinh hoạt, phong cách ứng xử, cả trong nếp
nghĩ - cách sống định hình sau hàng ngàn năm lịch sử, sau những thăng trầm
của tự nhiên, xã hội và con người. Có những truyền thống tốt đẹp đã được đúc
kết và phải được kế thừa, phát triển hơn lên. Ví như lòng yêu quê hương đất
nước, tình làng nghĩa xóm tính cố kết cộng đồng trong chống thiên tai, giặc
ngoại xâm. Cũng có không ít điều phải đổi thay cho phù hợp với thời đại, với
nhân loại. Mục tiêu cần đạt được của chúng ta xây dựng NTM là vì con
người, NTM sẽ tạo môi trường để con người phát triển tốt hơn, sống hạnh
phúc hơn cả về vật chất và tinh thần. Ðiều quan trọng, lớn lao nhất là giúp phá
bỏ xiềng xích của lối tư duy bảo thủ của người sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp.
14


Ðồng thời, cũng là thay đổi lối sống khép kín, bó mình, bảo thủ trì trệ, ngại sợ
đổi mới, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm. NTM tạo môi trường

để con người sống, làm việc và ngày càng hòa nhập với cộng đồng hơn với
một quan niệm cộng đồng mở không bó hẹp trong lũy tre làng.
Con người của NTM sẽ dần dứt bỏ lề thói cũ, năng động sáng tạo hơn,
mong muốn làm cái mới, hiệu quả hơn. Không chỉ làm theo mà họ còn mạnh
dạn đi trước, đi tắt đón đầu. Con người của NTM không chỉ lo phát triển kinh
tế, đời sống vật chất mà còn chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, an ninh xã
hội. Họ ý thức sâu sắc hơn về tính phụ thuộc, ràng buộc của môi trường, thị
trường, của cộng đồng xã hội từ việc nhỏ tới việc lớn. Nhưng, mặt khác điều
đó cũng làm giảm bớt tính ỷ lại, dựa dẫm. Họ muốn vươn lên, tự khẳng định
mình, tạo dựng chân giá trị của chính bản thân mình trong cộng đồng, trong
cuộc sống. Và, quan trọng nhất, họ là nhân vật trung tâm, làm chủ NTM.
Cùng với sự giúp sức, hỗ trợ của cộng đồng, họ sẽ tạo dựng nên một NTM
mạnh giàu, dân chủ, kỷ cương, văn minh, hạnh phúc, thân thiết với môi
trường; lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Quá trình quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển, thực hiện các nội
dung tiêu chí xây dựng NTM đều đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, hệ
thống chính trị và toàn thể nhân dân tham gia. Sự lãnh đạo của Đảng được thể
hiện trong Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng. Nghị quyết được thể chế hoá
trong các nghị định, chủ trương, chính sách, pháp luật sát đúng với đặc thù
của từng địa phương và theo từng nhóm tiêu chí để xây dựng.
1.1.2. Khái niệm, phân loại về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và kết
cấu hạ tầng kinh tế -xã hội trong xây dựng nông thôn mới
* Khái niệm kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong
nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện
chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình
thường, liên tục. Kết cấu hạ tầng cũng được định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật
chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động KT-XH được
diễn ra một cách bình thường. Như vậy, kết cấu hạ tầng được hiểu như sau:
15



Toàn bộ kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành nhiều loại khác
nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau. Căn cứ theo lĩnh vực KT-XH, thì kết
cấu hạ tầng có thể được phân chia thành: Kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, kết
cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xã hội và kết cấu hạ tầng phục vụ AN-QP. Tuy
nhiên, trên thực tế, ít có loại kết cấu hạ tầng nào hoàn toàn chỉ phục vụ kinh tế
mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại.
Căn cứ theo sự phân ngành của nền kinh tế quốc dân, thì kết cấu hạ
tầng có thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng trong công nghiệp, trong
nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, xây dựng, hoạt động
tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội ...
Căn cứ theo khu vực khu dân cư, vùng lãnh thổ, thì kết cấu hạ tầng có
thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng nông thôn;
Kết cấu hạ tầng kinh tế biển, kết cấu hạ tầng đồng bằng, trung du, miền núi,
vùng trọng điểm phát triển, các thành phố lớn...
* Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Kết cấu hạ tầng gồm kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội.
Kết cấu hạ tầng kinh tế: bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật như
năng lượng (điện, than, dầu khí) phục vụ sản xuất và đời sống, các công trình
giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường
hàng không, đường ống), bưu chính - viễn thông, các công trình thủy lợi phục
vụ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp... Kết cấu hạ tầng kinh tế là bộ phận quan
trọng trong hệ thống kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổn
định, bền vững và là động lực thúc đẩy phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện cải
thiện cuộc sống dân cư.
Kết cấu hạ tầng xã hội: bao gồm nhà ở, các cơ sở khoa học, trường
học, bệnh viện, các công trình văn hóa, thể thao... và các trang thiết bị đồng
bộ với chúng. Đây là điều kiện thiết yếu để phục vụ, nâng cao mức sống của
cộng đồng dân cư, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tiến

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy, kết cấu hạ tầng xã hội
là tập hợp một số ngành có tính chất dịch vụ xã hội; sản phẩm do chúng tạo ra

16


thể hiện dưới hình thức dịch vụ và thường mang tính chất công cộng, liên hệ
với sự phát triển con người cả về thể chất lẫn tinh thần.
* Phân loại kết cấu hạ tầng
Tương ứng với mỗi lĩnh vực hoạt động của xã hội có một loại kết cấu
hạ tầng KT-XH chuyên dùng: kết cấu hạ tầng trong kinh tế phục vụ cho
hoạt động kinh tế, kết cấu hạ tầng trong quân sự phục vụ cho hoạt động
quân sự, kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực văn hóa, xã hội phục vụ cho hoạt
động văn hóa xã hội... Song cũng có những loại kết cấu hạ tầng đa năng có
tầm hoạt động lớn phục vụ cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như:
điện năng, giao thông vận tải, thủy lợi...tồn tại và vận hành đều phục vụ
cho phát triển KT-XH.
Kết cấu hạ tầng KT-XH được thể hiện bằng các công trình xây dựng,
kiến trúc, thiết bị trong không gian gồm:
Kết cấu hạ tầng kinh tế là hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho sự
phát triển của các ngành, các lĩnh vực: hệ thống điện, các công trình cấp, thoát
nước, công trình cầu, đường...
Kết cấu hạ tầng xã hội là hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt
động văn hóa, xã hội nhằm thỏa mãn và nâng cao trình độ dân trí và tinh thần
của nhân dân, đồng thời cũng là điều kiện chung cho quá trình tái sản xuất sức
lao động xã hội và nâng cao trình độ lao động của xã hội gồm: các cơ sở liên
quan đến môi trường, thông tin, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục
thể thao, các công trình công cộng khác...
Kết cấu hạ tầng môi trường là toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật phục
vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn và cải tạo môi trường sinh thái của đất nước và

môi trường sống của con người gồm: Các công trình phòng chống thiên tai,
công trình bảo vệ đất đai, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống cung cấp xử lý và
tiêu thải nước sinh hoạt.
Kết cấu hạ tầng KT-XH tuy không trực tiếp tham gia sản xuất ra sản
phẩm nhưng nó là bộ phận quan trọng để phục vụ cho toàn bộ quá trình sản
xuất. Trong nền kinh tế thị trường, kết cấu hạ tầng KT-XH có hai thuộc tính:

17


Có giá trị bởi các công trình không thể tự nhiên mà có mà phải qua đầu
tư xây dựng với kinh phí lớn trong thời gian dài.
Có giá trị sử dụng theo đúng mục đích, công năng khi đầu tư xây dựng...
Ngoài ra, các sản phẩm kết cấu hạ tầng trong nền kinh tế thị trường sẵn
sàng tham gia trao đổi - thanh toán, vì thế kết cấu hạ tầng KT-XH thỏa mãn
điều kiện trở thành hàng hóa - Hàng hóa công cộng. Hàng hóa công cộng
cũng như hàng hóa thông thường tức là nó mang đầy đủ các thuộc tính của
hàng hóa. Nhưng sự khác biệt ở đây là hàng hóa thông thường sản xuất để
tiêu dùng còn hàng hóa công cộng sản xuất ra cho cả cộng đồng sử dụng...
* Kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội trong xây dựng nông thôn mới
Kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM là nền tảng vật chất có
vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của địa phương,
nó bao gồm kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đã được luận giải ở trên, song ở
nông thôn có những kết cấu đặc thù nhất định, bởi xuất phát từ điều kiện tự
nhiên, xã hội, nhu cầu thực tế phục vụ cho phát triển KT-XH, an ninh quốc
phòng ở mỗi địa phương khác nhau và thực hiện mục tiêu xây dựng NTM nói
riêng. Kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM bao gồm các thành tố cơ
bản như:
Một là, quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020. Ngoài ra còn có quy hoạch các đô thị, khu dân cư gắn với quy hoạch

xây dựng các trung tâm xã, thị trấn cùng nhiều quy hoạch chi tiết để thực hiện
các dự án đầu tư. Đây chính là cơ sở, là tiền đề để thực hiện đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng KT-XH trên địa bàn huyện trong xây dựng NTM.
Hai là, hệ thống giao thông được từng bước đầu tư mở rộng và nâng
cấp; xây mới, cải tạo các công trình hồ đập, trạm bơm lớn; tập trung chỉ đạo
các xã thực hiện cải tạo, nâng cấp các công trình hồ đập, tràn nhỏ; hệ thống
điện nông thôn của huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu về sản xuất và sinh hoạt
của người dân.
Ba là, Song song với việc đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế là phát triển
hạ tầng xã hội, thể hiện: xây dựng trụ sở xã cần có trụ sở làm việc; kết hợp
nguồn vốn của dự án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên với
18


ngân sách địa phương; xây dựng mới và cải tạo các trạm y tế để đáp ứng được
công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa
bàn; phát triển với hệ thống chợ trung tâm, chợ nông thôn để phục vụ cho
hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn ổn định; xây dựng được trung tâm
văn hóa kiên cố tại các xã, nhà văn hóa xóm; đầu tư xây dựng các công trình
cấp nước sạch cho các xóm khó khăn ở các xã vùng khó khăn mang tính đặc
thù trên địa bàn.
1.2. Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở huyện
Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng
1.2.1. Quan niệm kết cấu hạ tầng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội ở huyện Kiến Thuỵ thành phố Hải Phòng
* Quan niệm về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây
dựng NTM ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải phòng.
Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau của các nhà khoa học,
PGS, TS Đỗ Hoài Nam và TS Lê Cao Đoàn khi nghiên cứu đề tài khoa học:

“Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá” khẳng định: “Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của một xã hội hiện đại là
một khái niệm dùng để chỉ những phương tiện và thiết chế, tổ chức làm nền
tảng cho kinh tế phát triển”. [42, tr.16]. Theo đó, phát triển hạ tầng KT-XH ở
nông thôn là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của toàn
vùng nông thôn nhưng cũng bao hàm phạm vi rộng lớn. Việc phát triển hạ
tầng KT-XH ở nông thôn chính là xây dựng, phát triển các công trình vật chất
phục vụ sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn như: phục vụ sản xuất,
nâng cao tính hiệu quả của sản xuất, nâng cao đời sống, mức sống dân cư nông
thôn. Việc này liên quan đến tất cả các mặt của đời sống cư dân ở khu vực
nông thôn xuất phát từ nhu cầu đa dạng của cư dân nông thôn. Đó là các nhu
cầu đi lại, nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt, nhu cầu được dùng
nước sạch, môi trường vệ sinh sạch sẽ, nhu cầu sử dụng các dịch vụ giáo dục,
văn hoá, y tế, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng…
19


Từ những cơ sở trên tác giả đưa ra quan niệm về phát triển kết cấu hạ
tầng KT-XH trong xây dựng NTM ở huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải phòng
là: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới ở
huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng là hoạt động của hệ thống chính trị và
toàn dân dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng tiến hành cải tạo, xây dựng, phát
triển các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc làm nền tảng đáp ứng nhu cầu hoạt
động mọi lĩnh vực cho địa phương để phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội, quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao đời sống và phát triển mọi mặt
cho người dân.
Nội hàm quan niệm chỉ rõ:
- Môc đích cña phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM ở
huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải phòng là góp phần tạo ra cơ sở vật chất để
thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề để phát triển các lĩnh vực

khác; nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân; giải quyết vấn đề về
khoảng cách đời sống người dân giữa nông thôn và thành thị ở huyện Kiến
Thuỵ, thành phố Hải phòng và cả nước.
- Chủ thể thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH là các thành phần
trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, tham gia tích
cực của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa
bàn huyện Kiến Thụy. Trong đó, nông dân, nông thôn của huyện Kiến Thuỵ,
thành phố Hải phòng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, quyết định.
- Đối tượng để phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây dựng NTM
ở huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải phòng là thực hiện được 8 tiêu chí: Giao
thông; Thủy lợi; Điện; Trường học; Cơ sở vật chất văn hoá; Chợ nông thôn;
Bưu điện; Nhà ở dân cư.
- Phạm vi phát triển được xác định từ khâu xây dựng Nghị quyết lãnh
đạo, công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng, quy hoạch các ngành,
các lĩnh vực đến kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và trong từng công trình, dự
án phát triển KT-XH; trong tất cả các xã trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ phù
hợp với đặc điểm, điều kiện KT-XH, dân cư, địa lý, tài nguyên thiên nhiên,
môi trường...
20


- Thùc chÊt cña quá trình phát triển lµ sù chñ ®éng tiến hành cải tạo,
xây dựng các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc…theo tiêu chí xây dựng
NTM, đáp ứng nhu cầu hoạt động mọi lĩnh vực cho địa phương để phục vụ
phát triển KT-XH, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho
người dân.
- Phương thức tiến hành xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH trong xây
dựng NTM ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng là kết hợp đồng bộ kế
hoạch với thị trường; quy hoạch, kế hoạch của huyện, xã gắn chặt với quy
hoạch tổng thể của thành phố Hải Phòng vởi cả nước theo các bước: Thành

lập hệ thống quản lý; tổ chức thông tin tuyên truyền; khảo sát đánh giá thực
trạng các xã; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng KTXH của các xã; tổ chức thực hiện; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá
tình hình thực hiện và tổng kết rút kinh nghiệm.
1.2.2. Nội dung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây
dựng thôn mới ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
Căn cứ thực trạng nông thôn của 17 xã, các phân tích, dự báo thời gian
thực hiện hoàn thành nội dung các tiêu chí và mục tiêu đề ra trong Chương
trình xây dựng NTM. Huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng xác định nội
dung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như sau:
Thứ nhất, về Giao thông
Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hóa
hoặc bê tông hóa) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn,
xóm cơ bản cứng hóa). Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Kiến Thụy,
thành phố Hải phòng được xác định trong xây dựng NTM gồm các loại
đường: Đường xã là đường nối trung tâm hành chính xã với các thôn hoặc
đường nối giữa các xã (không thuộc đường huyện) có thiết kế cấp IV; Đường
thôn là đường nối giữa các thôn đến các xóm; Đường xóm, ngõ là đường nối
giữa các hộ gia đình (đường chung của liên gia); Đường trục chính nội đồng
là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu dân cư .
21


Các loại đường đó phải đạt được: Cứng hoá là mặt đường được trải
bằng một trong những loại vật liệu như đá dăm, lát gạch, bê tông xi măng v.v.
quy hoạch, thiết kế và công nhận phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc gia.
Thứ hai, về Thủy lợi
Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện. Đến 2015 có
45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hóa). Đến 2020
có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng
theo quy hoạch). Công trình thuỷ lợi được hiểu là công trình thuộc kết cấu hạ

tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng chống tác hại do nước gây ra,
bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: Đê, hồ chứa nước, đập,
cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ
bao các loại. Hệ thống công trình thuỷ lợi bao gồm các công trình thuỷ lợi có
liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực
nhất định. Đạt chuẩn về phòng chống lũ, bão, triều cường và nước dâng theo
quy định, bao gồm: hoàn chỉnh mặt cắt thiết kế, cứng hoá mặt đê và đường
hành lang chân đê, trồng cỏ mái đê, trồng cây chân đê phía sông, phía biển; làm
lại hoặc tu sửa các cống dưới đê đảm bảo vững chắc, đồng bộ với mặt cắt đê;
xử lý sạt lở đảm bảo ổn định, an toàn cho đê; đảm bảo môi trường xanh, sạch
đẹp; có ban chỉ huy phòng chống lụt bão cấp xã, có đội quản lý đê nhân dân,
đội tuần tra canh gác đê trong mùa lũ theo quy định, hoạt động có hiệu quả.
Đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu chủ động cho diện tích gieo trồng lúa, diện
tích rau màu, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản hoặc làm muối, cấp
nước sinh hoạt, thoát nước theo quy hoạch được duyệt. Các công trình thuỷ
lợi đảm bảo tưới, tiêu, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, dân sinh phát huy
đạt trên 75% năng lực thiết kế. Các công trình thuỷ lợi có chủ quản lý đích
thực đạt 100%; Có sự tham gia của người dân trong quản lý, vận hành và khai
thác công trình thuỷ lợi. Công trình được duy tu, sửa chữa thường xuyên hàng
năm, chống xuống cấp, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả; không để xảy ra
ô nhiễm nguồn nước.
22


Thứ ba, về Điện
Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ
sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn huyện. Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí
nông thôn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn, Cụ thể: Hệ thống điện
gồm: lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối, đường dây cấp trung áp,
đường dây cấp hạ áp. Hệ thống điện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện

được hiểu là đáp ứng các nội dung của Quy định kỹ thuật điện nông thôn năm
2006 (QĐKT-ĐNT-2006), cả về lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối,
đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ áp, khoảng cách an toàn và hành
lang bảo vệ, chất lượng điện áp. Các nguồn cấp điện cho nông thôn gồm:
nguồn điện được cấp từ lưới điện quốc gia, hoặc ngoài lưới điện quốc gia. Tại
địa bàn chưa được cấp điện từ lưới điện quốc gia, tùy điều kiện cụ thể của địa
phương để xem xét, áp dụng phương tiện phát điện tại chỗ như điện gió, điện
mặt trời, diesel … hoặc kết hợp các nguồn nói trên với quy mô công suất hợp
lý, đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu phụ tải và triển vọng phát triển trong
vòng 5-10 năm tới. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đối với xã
nông thôn mới đạt từ 99% trở lên.
Thứ tư, về Trường học
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục
trên địa bàn huyện. Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75%
số xã đạt chuẩn. Cụ thể: xây dựng NTM cần đạt được các nội dung sau đây:
Trường mầm non, nhà trẻ có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia: một xã
có các điểm trường, đảm bảo tất cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân
chia theo độ tuổi và tổ chức cho trẻ ăn bán trú, cụ thể như sau:
Trường đặt tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho trẻ đến trường, đảm
bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường. Diện tích khu đất xây
dựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích sân chơi; diện tích cây xanh; đường
đi. Diện tích sử dụng bình quân tối thiểu 12m 2 cho một trẻ đối với khu vực
nông thôn; 8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã. Khuôn viên
có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, kim loại hoặc cây xanh
cắt tỉa làm hàng rào. Cổng chính có biển tên trường theo quy định tại Điều 7
23


của Điều lệ trường mầm non. Có đủ phòng chức năng, khối phòng hành chính
quản trị, phòng ngủ, phòng ăn, hiên chơi, phòng y tế, khu vệ sinh, khu để xe

cho giáo viên, cán bộ, nhân viên có mái che… được xây dựng kiên cố. Nhà
trẻ có nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh. Khu trẻ chơi được
lát gạch, xi măng hoặc trồng thảm cỏ. Phòng sinh hoạt chung được trang bị đủ
bàn ghế cho giáo viên và trẻ. Có máy vi tính, các phương tiện làm việc và các
trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ.
Trường tiểu học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia cần có: Trường có
tối đa không quá 30 lớp, mỗi lớp có tối đa không quá 35 học sinh. Có khuôn
viên không dưới 6m2/01 học sinh vùng thành phố/thị xã; không dưới 10m 2/01
học sinh đối với các vùng còn lại. Có đủ phòng học cho mỗi lớp học (diện
tích phòng học bình quân không dưới 01m 2/01 học sinh). Trong phòng học có
đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh, có trang bị hệ thống quạt. Bàn, ghế,
bảng, bục giảng, hệ thống chiếu sáng, trang trí phòng học đúng quy cách.
Được trang bị đầy đủ các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định. Điều kiện vệ sinh đảm bảo các yêu cầu xanh,
sạch, đẹp, yên tĩnh, thoáng mát, thuận tiện cho học sinh đi học. Có nhà tập đa
năng, thư viện đạt chuẩn theo quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông
ban hành theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 và
Quyết định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/01/2004 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Có đủ các phòng chức năng: phòng hiệu trưởng, phòng
phó hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng hoạt động Đội, phòng giáo dục nghệ
thuật, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng thường trực. Trường
có nguồn nước sạch, có khu vệ sinh riêng cho cán bộ giáo viên và học sinh, riêng
cho nam và nữ, có khu để xe, có hệ thống cống rãnh thoát nước, có tường hoặc
hàng rào cây xanh bao quanh trường.
Trường trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia cần đạt
được: Có tổng diện tích mặt bằng tính theo đầu học sinh ít nhất đạt từ 6 m 2 trở
lên (đối với nội thành, nội thị) và từ 10 m 2/học sinh trở lên (đối với các vùng
còn lại). Cơ cấu các khối công trình gồm có: Phòng học và phòng học bộ môn
(có đủ phòng học để học nhiều nhất là hai ca trong 1 ngày. Phòng học bộ môn
24



xây dựng theo quy định tại Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày
16/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phòng học xây dựng theo
tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành; phòng học có đủ
bàn ghế học sinh phù hợp với lứa tuổi, bàn ghế của giáo viên, bảng viết và đủ
điều kiện về ánh sáng, thoáng mát). Nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt
động Đoàn - Đội, phòng truyền thống; phòng làm việc của hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ và viên chức nhà trường,
phòng giáo viên, phòng y tế học đường, nhà kho, phòng thường trực; khu sân
chơi, bãi tập (có đủ thiết bị luyện tập thể dục thể thao và đảm bảo an toàn);
khu vệ sinh và khu để xe. Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước
cho tất cả các khu vực theo quy định về vệ sinh môi trường.
Thứ năm, về cơ sở vật chất văn hoá
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn
hóa thể thao trên địa bàn huyện Kiến Thụy. Đến 2015 có 30% số xã có nhà
văn hóa xã, thôn đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn. Cụ thể: Nhà
văn hoá đa năng: Diện tích đất được sử dụng 1000m 2 đối với các tỉnh đồng
bằng trong đó: Hội trường: 150 chỗ ngồi; phòng chức năng (hành chính;
thông tin; đọc sách, báo; truyền thanh; câu lạc bộ) phải có 05 phòng; phòng
tập thể thao đơn giản sử dụng để huấn luyện, giảng dạy và tổ chức thi đấu thể
thao có đủ diện tích theo quy định: 38m x 18m đối với các tỉnh đồng bằng;
các công trình phụ trợ (nhà để xe, khu vệ sinh, vườn hoa; trang thiết bị nhà
văn hoá (bàn ghế, giá, tủ, trang bị âm thanh, ánh sáng, thông gió, đài truyền
thanh; dụng cụ thể thao (dụng cụ chuyên dùng cho các môn thể thao phù hợp
với phong trào thể thao quần chúng ở xã; Sân thể thao phổ thông gồm: sân
bóng đá, ở hai đầu sân bóng đá có thể bố trí sân bóng chuyền, sân nhảy cao,
nhảy xa, sân đẩy tạ và một số môn thể thao dân tộc của địa phương. Diện tích
đất được sử dụng 90m x 120m đối với các tỉnh đồng bằng. Cán bộ quản lý có
trình độ trung cấp về văn hoá, thể thao trở lên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

xã bổ nhiệm và được hưởng phụ cấp bán chuyên trách. Cán bộ nghiệp vụ
phải có cán bộ chuyên môn về văn hoá thể thao được hợp đồng và hưởng
thù lao hợp lý. Kinh phí hoạt động phải đảm bảo 100% kinh phí hoạt động
25


thường xuyên, ổn định hàng năm. Hoạt động văn hoá, văn nghệ nhằm mục
đích tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị; hoạt động xây dựng gia đình
văn hoá, làng văn hoá, nếp sống văn hoá, bảo tồn văn hoá dân tộc; thu hút nhân
dân hưởng thụ và tham gia các hoạt động, sáng tạo văn hoá; thi đấu thể
thao; thu hút nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên
Thứ sáu, về Chợ nông thôn
Chợ nông thôn là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, là
nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ ở nông thôn. Có
hai loại chợ là chợ thôn và chợ trung tâm xã.
Chợ phải có các khu kinh doanh theo ngành hàng gồm: Nhà chợ chính,
diện tích kinh doanh ngoài trời, đường đi, bãi đỗ xe, cây xanh, nơi thu gom
rác. Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng chỉ áp dụng với các chợ xây dựng trên
địa bàn xã theo quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn được Uỷ ban nhân dân
huyện phê duyệt theo hướng dẫn của Bộ Công thương.
Thứ bảy, về Bưu điện
Điểm phục vụ bưu chính viễn thông là các cơ sở vật chất của các thành
phần kinh tế cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn các xã
cho người dân. Xây dựng NTM phải đạt được là các xã trên địa bàn huyện
phải có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, mỗi xã có ít nhất một trong các
cơ sở phục vụ bưu chính, viễn thông như: đại lý bưu điện, ki ốt, bưu cục,
điểm bưu điện - văn hoá xã, thùng thư công cộng và các điểm truy nhập dịch
vụ bưu chính, viễn thông công cộng khác. Xã có Internet về đến thôn được
hiểu là đã có điểm cung cấp dịch vụ truy cập Internet.
Thứ tám,về Nhà ở dân cư

Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng có các chỉ tiêu sau: Diện tích
nhà ở đạt từ 14m2/người trở lên; Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm
trở lên; Đảm bảo quy hoạch, bố trí không gian các công trình trong khuôn viên
ở (gồm nhà ở và các công trình đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như bếp,
nhà vệ sinh…) phải đảm bảo phù hợp, thuận tiện cho sinh hoạt đối với mọi
thành viên trong gia đình; đồng thời các công trình đảm bảo yêu cầu tối thiểu
về diện tích sử dụng; Có đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sinh hoạt
26


×