Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Hai nguyên lí cơ bản của Phép biện chứng duy vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.45 KB, 2 trang )

Hai nguyên lí cơ bản của Phép biện chứng duy vật
A. Yêu cầu bài học
- Sinh viên nắm được nội dung hai nguyên lí cơ bản của PBCDV là nguyên lí về mối
liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển, 3 tính chất chung của cả 2 nguyên lí
( tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú ) , từ đó rút ra ý nghĩa
phương pháp luận của 2 nguyên lý này ( quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và
quan điểm lịch sử - cụ thể )

B. Nội dung bài học
I.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến
- Mối liên hệ : là phạm trù triết triết học, dung để chỉ sự quy định, tác động
qua lại lẫn nhau giữa các sự vật (sv), hiện tượng (ht) hoặc giữa các mặt,
các yếu tố, bộ phận của st, ht
- Mối liên hệ phổ biến: có 2 nghĩa
o Dùng để chỉ sự phổ biến của mối liên hệ : không có sự vật tồn tại
độc lập tách rời với các ST, HT khác, cũng không có sự vật nào
không do sự liên hệ giữa các yếu tố, bộ phận mà tạo thành. Nói
cách khác, mối liên hệ tồn tại trong mọi ST, HT của mọi lĩnh vực
tự nhiên, xã hội, tư duy
o Dùng để chỉ nhũng mối liên hệ có mặt trong hầu hết các sự vật hiện
tượng
2. Tính chất mối liên hệ phổ biến
- Tính phổ biến : không có sự vật tồn tại độc lập tách rời với các ST, HT
khác, cũng không có sự vật nào không do sự liên hệ giữa các yếu tố, bộ
phận mà tạo thành. Nói cách khác, mối liên hệ tồn tại trong mọi ST, HT
của mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy
- Tính khách quan : ( bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới )
mối liên hệ là cái vốn có của sự vặt hiện tượng, vì vậy nó tồn tại một cách
khách quam, không phụ thuộc vào ý thức của con người


- Tính đa dạng, phong phú : trong mỗi sự vật hiện tượng sẽ có những mối
liên hệ riêng khác với các sự vật hiện tượng khác, giữa các ST, HT khác
nhau sẽ nảy sinh những mối liên hệ khác nhau, hay thậm chí cùng 1 ST,
HT đặt trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau sẽ nảy
sinh những mối liên hệ khác nhau

II.

Nguyên lý về sự phát triển
1. Khái niệm phát triển
- Phát triển : là quá trình vận động theo xu hướng đi lên từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn ( sv,ht có 3
hình thức vận động : thụt lùi, tuần hoàn, đi lên; trong đó vận động đi lên
được gọi là sự phát triển )
- Nguyên nhân của sự phát triển: do mâu thuần vốn có của ST, HT


-

Cách thức của sự phát triển : đi từ những thay đổi về lượng đến những thay
đổi về chất và ngược lại
- Khuynh hướng của sự phát triển : phủ định của phủ định, tạo thành con
đường xoáy ốc đi lên
2. Tính chất của sự phát triển
- Tính khách quan: nguồn gốc của sự phát triển là sự hình thành, giải quyết
các mâu thuẫn vốn có của sự vật hiện tượng, vì vậy sự phát triển tồn tại
một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người
- Tính phổ biến: phát triển là hình thức phổ biến nhất của vận động, và vận
động là phương thức tồn tại và là một thuộc tính cố hữu của vật chất.
Không có sự vật cố định bất biến, nếu có chỉ là tạm thời. Vì vậy phát triển

diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy; là khuynh hướng chung
của mọi ST, HT
- Tính đa dạng, phong phú : Mỗi ST, HT khác nhau, đặt trong hoàn cảnh,
điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, sẽ phát triển khác nhau

III.

Ý nghĩa phương pháp luận
1. Quan điểm toàn diện ( rút ra từ tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ )
- Cần xem xét các mặt, các yếu tố, bộ phận cấu thành ST, HT trong những
mỗi liên hệ qua lại lẫn nhau; đồng thời đặt ST, HT vào trong mối mối liên
hệ với các ST, HT khác
- Xác định được vai trò của mối liên hệ ( chỉ ra đâu là mối liên hệ bên trong,
cơ bản của ST, HT)
2. Quan điểm phát triển ( rút ra từ tính khách quan và phổ biến của sự phát triển)
- Cần phải đặt ST, HT theo khuynh hướng đi lên của nó
- Nhận thức được tính biện chứng đầy mâu thuẫn của sự phát triển ( tính
quanh co, phức tạp, thậm chí chứa đựng những thụt lùi tạm thời …) từ đó
có thái độ tôn trọng và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ
- Biết phân chia sự phát triển thành từng giai đoạn, từ đó có cách thức tác
động ST, HT để đạt được mục đích con người
3. Quan điểm lịch sử- cụ thể ( rút ra từ tính đa dạng phong phú của cả mối liên hệ
và sự phát triển )
- Xem xét ST, HT phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử, cụ thể mà ST, HT đó ra
đời, tồn tại và phát triển cả về thòi gian, không gian và các mối liên hệ với
các ST, HT khác




×