Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Vận dụng lý luận và thực tiễn để làm rõ những yêu cầu cơ bản của phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.88 KB, 15 trang )

Câu 1: Vận dụng lý luận và thực tiễn để làm rõ những yêu cầu
cơ bản của phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý
ở cơ sở hiện nay?
Xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ
cấp cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây
dựng phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ. Theo
Người, phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ có vai trò to
lớn để nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thấm
sâu vào "tâm lý quốc dân"và đi vào cuộc sống. Biến nghị quyết,
chính sách của Đảng, Nhà nước thành hành động của quần chúng,
tạo ra đột phá trong các lĩnh vực cách mạng. Phong cách lãnh đạo,
quản lý là tổng hợp những phương pháp, cách thức, biện pháp, tác
phong, lề lối làm việc để vận dụng các kiến thức, tri thức khoa học
vào thực tiễn đem lại hiệu quả. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng cấu
thành phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
Thực tế cho thấy, đối với người cán bộ cơ sở, khi thực hiện
chức trách, nhiệm vụ có những lúc, những công việc chưa hoàn
thành tốt không phải do thiếu kiến thức và sự nhiệt tình, trách nhiệm
hay phương tiện, vật chất bảo đảm mà còn do phong cách lãnh đạo,
quản lý chưa phù hợp. Từ việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh, xin trao đổi một số nội dung về xây dựng phong cách lãnh
đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, đó là phong cách: Dân chủ, khoa học, đúng pháp luật, sâu
sát, cụ thể. Đồng thời, khuyến nghị một số giải pháp giúp đội ngũ
cán bộ cấp cơ sở có định hướng xây dựng, rèn luyện phong cách
lãnh đạo, quản lý cho mình.
Về phong cách lãnh đạo, quản lý dân chủ
Phong cách dân chủ là đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh
đạo, quản lý cấp cơ sở, nó sẽ khơi dậy được mọi sự tham gia nhiệt



tình, và những đóng góp sáng tạo của quần chúng. Hồ Chí Minh
khẳng định, thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải
quyết mọi vấn đề. Người viết: "Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba
điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và
quần chúng đề ra sáng kiến"(2). Trước hết, Hồ Chí Minh yêu cầu
phong cách dân chủ là phải "Đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết".
Tư tưởng nổi bật, cốt lõi và xuyên suốt cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí
minh là mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, Người từng nói: "Cả đời
tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, và
hạnh phúc của quốc dân"(3). Bởi vậy, trong lãnh đạo và chỉ đạo thực
tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn cán bộ các cấp, phải đặt
lợi ích nhân dân lên trên hết: "Việc gì có lợi cho dân phải hết sức
làm, việc gì có hại đến dân phải hết sức tránh"(4). Tư tưởng "Tất cả
vì lợi ích của nhân dân" chính là kim chỉ nam cho hoạt động lãnh
đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cấp cở sở, đối lập với tư tưởng này
chính là chủ nghĩa cá nhân. Từ chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra "tham
lam" vi phạm lợi ích của nhân dân, không quan tâm đến lợi ích của
dân, chỉ mưu "vinh thân, phì gia", làm giảm sút niềm tin của nhân
dân đối với Đảng. Bởi vậy, mỗi cán bộ cấp cơ sở phải ghi tạc lời dạy
của Bác Hồ: "Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng,
của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết"5.
Phong cách dân chủ đòi hỏi phải "Đem hết sức dân, tài dân, của
dân để làm cho dân". Năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm
Thanh Hóa, Người căn dặn: "Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân
làm cho dân. Trước kia, sức dân, của dân làm lợi cho đế quốc, nay
đem lại lợi ích cho dân"(6). Đây là một triết lý vô cùng độc đáo và hết
sức sâu sắc, đồng thời có ý nghĩa lớn với việc xây dựng phong cách
lãnh đạo, quản lý dân chủ của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở theo tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đem tài dân, sức dân, của dân, tức là đem toàn

bộ sức người, sức của, tinh thần, vật chất, tài năng, của cải, tài sản
trong dân để làm lợi cho dân. Nói ngắn gọn, đây chính là triết lý phát
huy nguồn lực của dân để đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.


Về phong cách lãnh đạo, quản lý khoa học
Hồ Chí Minh yêu cầu đội ngũ cán bộ phải có “Cách làm việc có
khoa học”. Trong tác phẩm Sửa đổi lề lối làm việc, Hồ Chí Minh
viết: “Nếu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn,
thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa”7. "đúng hơn", "khéo
hơn" chính là cách lãnh đạo, quản lý khoa học. Phong cách lãnh đạo,
quản lý khoa học đòi hỏi cách làm việc phải đúng với quy luật khách
quan, mang tính kế hoạch, bài bản, sáng tạo và hiệu quả. Theo Hồ
Chí Minh Phong cách lãnh đạo, quản lý khoa học đòi hỏi người cán
bộ phải "đặt kế hoạch rõ ràng, tỉ mỉ, thiết thực", đồng thời phải có
"óc tổ chức", chia công, xếp việc cho rõ ràng, tổ chức động viên
"toàn dân ra thi hành" và phải "khéo kiểm soát" để tổng kết "rút
kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng". Đối lập với phong cách khoa
học là thói tuỳ tiện, chủ quan, duy ý chí, gặp chăng hay chớ, thiếu kế
hoạch, luộm thuộm, không có hiệu quả. Người phê bình cán bộ:
"cách làm việc không có kế hoạch, gặp sao làm vậy, làm lấy lệ,
không có ngăn nắp, làm không đến nơi đến chốn"8. Phong cách khoa
học đòi hỏi người cán bộ phải không ngừng sáng tạo, đổi mới cái cũ,
cái lạc hậu và làm mới những cái chưa có trong tiền lệ, để tìm ra
hướng đi mới, cách làm hay đem lại cuộc sống ấm no, hạnh
phúc cho nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải: "có
tinh thần sáng tạo, tìm tòi cái mới, học tập cái mới, ủng hộ cái mới,
thực hiện cái mới thì việc gì cũng làm được"9. Đồng thời, phong
cách khoa học đòi hỏi phải mang lại hiệu quả, tránh phô trương hình
thức. Hiệu quả là tiêu chí đánh giá Tài - Đức của đội ngũ cán bộ,

đánh giá sự phù hợp hay không phù hợp của phong cách lãnh đạo,
quản lý của cán bộ cấp cơ sở. Hồ Chí Minh căn dặn: "Hãy kiên
quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc
không nhằm mục đích nâng cao sản xuất"10.
Về phong cách lãnh đạo, quản lý đúng pháp luật
Không chỉ dân chủ, khoa học trong công việc mà thực tiễn đổi
mới sôi động luôn luôn vận động và phát triển trong sự phong phú,


đa dạng và nhiều màu vẻ, còn đòi hỏi người cán bộ cấp cơ sở trong
hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình phải "đúng pháp luật". Sự
nghiệp đổi mới hiện nay đòi hỏi người cán bộ cấp cơ sở phải thực sự
năng động, sáng tạo, luôn tìm chọn con đường, biện pháp tối ưu để
hoàn thành công việc, để đạt hiệu quả cao trong hoạt động lãnh đạo,
quản lý. Nhưng sự nhanh nhạy, năng động, sáng tạo phải thống nhất
với nguyên tắc "tính Đảng"- nghĩa là phải đúng với quan điểm,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cách làm
"giữ cho tròn" hoặc "bung ra hết cỡ", làm giàu bằng mọi giá, cũng
đều sai lầm và xa lạ với tư tưởng Hồ Chí Minh, Người phê phán cán
bộ: "...muốn làm gì cứ tự ý làm bừa đi, chẳng bàn hỏi thảo luận với
ai, không theo pháp luật chính phủ ban hành, không dựa vào ý
nguyện dân chúng" và làm như vậy sẽ "hại đến uy tín của Chính
phủ, làm cho dân chúng oán thán, kêu ca"11.
Về phong cách lãnh đạo, quản lý sâu sát
Cấp cơ sở là cấp gần dân nhất, sát dân nên lãnh đạo muốn thành
công đòi hỏi người cán bộ cấp cơ sở phải có phong cách đi sâu đi sát
quần chúng. Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải "đi
sát cơ sở, nằm ở cơ sở" để "hỏi dân, học dân và hiểu dân" qua đó
mới có thể nắm được "dân tâm, dân tình, dân ý". Mới kiểm nghiệm
được sự sát đúng của các chủ trương chính sách, mới phát hiện được

những nhân tố mới, điển hình tiên tiến để ủng hộ và nhân rộng. Theo
đó, Cán bộ cấp cơ sở phải "óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi,
miệng nói, tay làm"(12). Đối lập với phong cách sâu sát quần chúng
đó là bệnh quan liêu xa rời quần chúng. Người chỉ rõ do cách lãnh
đạo: "xa rời quần chúng nên sinh ra bệnh quan liêu"13. Do đó,
Người yêu cầu: "Cán bộ phải đi sát sản xuất, đi sát quần chúng và
phải dân chủ với dân"14. Chỉ khi nào cán bộ cấp cơ sở có tác phong
sâu sát thì mới có thể hình thành phong cách dân chủ, khoa học và
đúng pháp luật.
Về phong cách lãnh đạo, quản lý cụ thể


Cấp cơ sở là cấp tổ chức thực hiện, cấp hành động, cấp hiện
thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, chính đặc trưng này đòi hỏi người cán bộ cấp cơ sở phải
có phong cách lãnh đạo cụ thể, phải thực sự rõ từng người, rõ từng
việc, không thể chung chung, đại khái. Trong nhiều bài viết, bài nói
của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh kịch liệt phê phán và kiên quyết
chống thói làm việc chung chung, đại khái. Người khẳng định:
"không thể lãnh đạo chung chung", "chống cách lãnh đạo chung
chung", Người yêu cầu cán bộ: "phải tránh cách lãnh đạo đại khái,
phiến diện chung chung" và "cần phải lãnh đạo toàn diện và cụ
thể"15. Lãnh đạo mà không cụ thể, đại khái, chung chung thì kết quả
đem lại chỉ là "hỏng việc", nhân dân "oán thán, kêu ca", uy tín của
Đảng trước nhân dân bị giảm sút.
Phong cách không phải là cái có sẵn, không phải là bẩm sinh.
Phong cách là nét đặc sắc, đặc trưng riêng và là sự sáng tạo của mỗi
cá nhân. Nét đặc sắc đó, sự sáng tạo đó, chỉ có được thông qua quá
trình học tập và rèn luyện thực sự nghiêm túc và trách nhiệm của
mỗi cá nhân. Theo đó, người cán bộ cấp cơ sở chỉ có phong cách

lãnh đạo, quản lý dân chủ, khoa học, đúng pháp luật, sâu sát, cụ thể,
trên cơ sở thái độ cầu thị, trách nhiệm cao đối với bản thân, với
Đảng với nhân dân; trên cơ sở sự chuyển hóa từ nhận thức đến hành
động, thấm sâu giữa lời nói với việc làm, sự thống nhất giữa cách
nghĩ, cách làm và cách sống của cán bộ cấp cơ sở. Bởi vậy, để xây
dựng phong cách lãnh đạo, quản lý tốt, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cần
thực hiện có hiệu quả một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phải học tập, rèn luyện từ
thực tiễn. Chính thực tiễn sôi động giúp cho người cán bộ cơ sở tự ý
thức được sự hạn chế, thiếu hụt của bản thân để có kế hoạch học tập
và rèn luyện. Đồng thời, giúp cán bộ cấp cơ sở bổ sung, bồi đắp
thêm những thiếu hụt về kiến thức, năng lực, kinh nghiệm và kỹ
năng công tác đáp ứng với sự vận động, phát triển của cách mạng
trong giai đoạn mới. Theo đó, người cán bộ cấp cơ sở phải học tập


chính ngay từ thực tiễn công việc hàng ngày, học từ người dân; học
từ đồng chí, đồng nghiệp, học từ việc tổng kết thực tiễn, tổng kết
những mô hình mới, những cách làm hay. Đó chính là trường học
rộng lớn mà người cán bộ cơ sở phải vừa lăn lộn chỉ đạo thực tiễn
vừa đúc rút những kinh nghiệm quý cho chính mình, thực tiễn là
người thầy nghiêm khắc nhất để người cán bộ cấp cơ sở rèn luyện
phong cách lãnh đạo, quản lý.
Thứ hai, nghiêm túc học tập và rèn luyện phong cách lãnh đạo,
quản lý thông qua trường lớp - đối với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở,
trước hết và quan trọng là học tập, rèn luyện tại trường Chính trị
tỉnh, thành phố. Công cuộc đổi mới luôn vận động, sự nghiệp đổi
mới ngày càng phát triển, yêu cầu của người dân, của cấp cơ sở đối
với đội ngũ cán bộ ngày càng cao. Đòi hỏi, người cán bộ cấp cơ sở
phải thường xuyên phải bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức, kỹ

năng và kinh nghiệm mới về khoa học lãnh đạo quản lý, theo Quy
định số 164-QĐ/TW, ngày 1/2/2013 của Bộ Chính trị về chế độ bồi
dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Thứ ba, xây dựng và rèn luyện phong cách thông qua việc lấy
phiếu tín nhiệm theo tinh thần Quy định số 165-QĐ/TW ngày
18/2/2003 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm
đối với thành viên lãnh đạo cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo trong các cơ
quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã
hội. Qua đó, cán bộ xem xét, nhìn nhận đánh giá phong cách lãnh
đạo, quản lý của mình phù hợp hay chưa phù hợp, từ đó đặt ra
phương hướng học tập, rèn luyện để phong cách lãnh đạo, quản lý
của mình ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn.
Thứ tư, mỗi cán bộ cấp cơ sở phải làm tốt việc kiểm điểm tự
phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết trung ương 4 khóa
XI của Đảng và các chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nhóm
giải pháp kiểm điểm tự phê bình và phê bình. Thông qua đó, người
cán bộ cấp cơ sở tự nhận thức được đúng về chính bản thân mình,
khiêm tốn lắng nghe, tiếp thu ý kiến phê bình của đồng chí, của quần


chúng để thấy được những mặt mạnh để phát huy và những hạn chế
của bản thân để khắc phục sửa chữa, từ đó chuyển thành nhận thức
và hành động tự giác. Đây là vấn đề quan trọng đối với việc rèn
luyện phong cách lãnh đạo, quản lý của người cán bộ cấp cơ sở.
Thứ năm, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể
rèn luyện, học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, theo
tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị về
tiếp tục đẩy mạnh việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh; Quy định số 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên,

nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Trong năm 2013, toàn
Đảng tổ chức triển khai chuyên đề: “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu
gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất
là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp”. Đây vừa là quyết tâm chính
trị của Đảng vừa là môi trường thuận lợi để cán bộ cấp cơ sở rèn
luyện phong cách lãnh đạo, quản lý cho mình. Hơn ai hết, người cán
bộ cấp cơ sở phải nêu tinh thần gương mẫu học tập, rèn luyện suốt
đời theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh. Học tập và làm theo
Người mỗi cán bộ cấp cơ sở phải thực sự: lời nói đi đôi với việc làm,
dân chủ, sâu sát thực tế, gần gũi để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng
chính đáng của quần chúng nhân, quan tâm chăm lo đến lợi ích của
nhân dân, có trách nhiệm với dân, tôn trọng nguyên tắc của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, kỷ cương của xã hội. để cán bộ thực sự là
những người tiền phong, gương mẫu, được quần chúng tin yêu, quý
trọng, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành
của nhân dân.
Tóm lại, cán bộ cấp cơ sở cần phải coi việc rèn luyện, xây dựng
phong cách lãnh đạo, quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một
nhiệm vụ thường xuyên, tự giác và bền bỉ suốt đời. Theo Hồ Chí
Minh, đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do học
tập, đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển hoàn thiện,


cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.
Rèn luyện đạo đức cũng như phong cách của mỗi người không thể
trong ngày một ngày hai, mà cần phải rèn luyện thường xuyên. Thực
tiễn luôn thay đổi, đặt ra những yêu cầu mới của nhiệm vụ cách
mạng và trước những tác động của nền kinh tế thị trường, nếu không
tự tu dưỡng, rèn luyện phong cách của bản thân, người cán bộ cấp cơ

sở sẽ không thể đáp ứng yêu cầu của thời cuộc. Hồ Chí Minh đã dạy:
"Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại,
có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được
mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa,
nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân"16. Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên
phải học tập, rèn luyện không ngừng, học không chỉ là nghĩa vụ để
chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng mà còn phải là nhu cầu tự
thân, học tập thường xuyên, học tập suốt đời để có phẩm chất tốt,
đồng thời có nền tảng học vấn cần thiết. Chỉ khi nào học vấn trở
thành công cụ nhận thức, công cụ hoạt động làm tăng lên giá trị của
chính mình, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đem lại
ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, khi đó học vấn mới trở thành văn
hóa, trở thành thành tố quan trọng trong phong cách lãnh đạo, quản
lý của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, góp phần xây dựng Đảng ta thật sự
"là đạo đức, là văn minh".
Trong tình hình hiện nay, thì phong cách lãnh đạo dân chủ được
xem là phong cách có nhiều ưu thế nhất. Là đặc trưng cơ bản của
phong cách lãnh đạo ở cơ sở, nó sẽ khơi dậy được mọi sự tham gia
nhiệt tình và mọi những đóng góp sáng tạo của quần chúng trong
việc tạo ra những quyết định, chỉ đạo, chỉ thi trong việc tổ chức thực
hiện nhuwgx đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước ở cơ sở có hiệu quả.
Tuy nhiên nhà lãnh đạo cũng không nên tuyệt đối thực hiện
theo phong cách này nên lựa chọn một phong cách phù hợp, dù lựa
chọn phong cách nào cũng cần tuân thủ những tác phong quản lý
như:


- Tác phong làm việc dân chủ: Tôn trọng ý kiến, nguyện vọng
lắng nghe ý kiến của quần chúng, không chủ quan, độc đoán, khơi

dậy nhiệt tình đóng góp năng động, sáng tạo của quần chúng tham
gia, thực hiện và chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước.
- Tác phong khoa học: Trong công việc phải khoa học có kế
hoạch cụ thể, không tùy tiện, tùy hứng, phải có phân công trách
nhiệm, tư duy khoa học, phải nhạy bén với cái mới, chỉ thấy cái lợi
trước mắt mà không hình dung cái lợi lâu dài, tầm nhìn hạn chế.
- Tác phong làm việc hiệu quả thiết thực: Không hình thức
thành tích, tính hiệu quả thiết thực là tiêu chuẩn đánh giá tài đức của
CBLĐ, đánh giá sự phù hợp hay không của phong cách lãnh đạo.
- Tác phong sâu sát quần chúng, tiên phong gương mẫu: Không
đi thực tế, không mệnh lệnh cửa quyền, quan liêu mà phải năng
động, dân là gốc, là chủ mọi nguồn sức mạnh trí tuệ đều từ đây, biết
coi dân đừng coi mình hơn dân đứng đầu người dân tính gương mẫu,
tiên phong đi đầu của lãnh đạo cấp cơ sở, là yếu tố đảm bảo vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, tạo được sự tín nhiệm, niềm tin
của nhân dân, đây là nguyên tắc lãnh đạo của nhà lãnh đạo cấp cơ
sở.
- Tác phong làm việc năng động, sáng tạo: Nói được phải làm
được, phải năng động, sáng tạo tìm ra hướng chuyển dịch cơ cấu với
thực tiễn, nhạy bén trong việc phát hiện cái mới, ủng hộ nhân lên
diện rộng, hoàn thành công tác và cải thiện cuộc sống tốt hơn.
Trình bày phương hướng và cách thức hình thành một
phong cách lãnh đạo phù hợp cho cán bộ lãnh đạo ở đơn vị:
Phong cách lãnh đạo không tự nhiên mà có, không phải cố định
mà cần xem xét nó một cách biện chứng như một quy trình luôn
luôn biến đổi, phát triển dưới tác động của những điều kiện khách
quan và yếu tố chủ quan. Sự hình thành và phát triển một phong
cách lãnh đạo là một quá trình có chủ đích định hứng đòi hỏi mỗi



người lãnh đạo quản lý cấp cơ sở phải tự rèn luyện, bồi dưỡng mới
có được đặc biệt là kỹ năng biết áp dụng linh hoạt, hợp lý các phong
cách lãnh đạo với mọi đối tượng cụ thể trong mọi tình huống. Chính
vì thế để hình thành phong cách lãnh đạo là do tổng thể những phẩm
chất nhân cách của người lãnh đạo quyết định phần lớn những phẩm
chất chính trị cao là cơ sở của phong cách có tính nguyên tắc của
Đảng, những phẩm chất công tác cao quyết định nếp nghĩ và sự
thông thạo công việc, năng lực tổ chức tạo ra mối liên hệ thường
xuyên với quần chúng, chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao
năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở để
rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo theo hướng dân chủ, khoa
học, tính tổng hợp, tầm nhìn xa, kỹ năng tổ chức kiểm tra và giám
sát. Để có quan điểm đúng về công tác lãnh đạo đòi hỏi phải dựa
trên cơ sở phân tích sâu sắc những luận điểm chủ yếu của Chủ nghĩa
Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh được học tập nghiêm túc về khoa
học lãnh đạo, khoa học quản lý. Mặt khác, Lenin còn chỉ rõ đặc
trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo Leninnit không chỉ sử dụng
sáng tạo những thành tựu khoa học mà còn thường xuyên tổng kết
nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm thực tiễn. Trong bối cảnh hiện
nay đòi hỏi người lãnh đạo cơ sở không chỉ có kiến thức, kỹ năng
quản lý giỏi mà còn biết phân quyền đúng, hợp lý, xây dựng cơ chế
phù hợp trong việc ra quyết đinh và thông qua quyết định quản lý,
chú trọng rèn luyện kỹ năng đánh giá và sử dụng cán bộ, đổi mới kỹ
thuật và đổi mới tổ chức. Người lãnh đạo quản lý các cấp, các ngành
phải kiên trì với định hướng XHCN, chủ động hội nhập, đổi mới tư
duy, nâng cao tầm nhìn, sử dụng đúng đắn các biện pháp quản lý
trong điều kiện dân chủ hóa gia tăng, khả năng thu nhập, xử lý thông
tin và có năng lực tổ chức thực hiện.
Câu 2: Phân tích những biểu hiện đặc trưng của phong cách

lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở; đề xuất những giải


pháp để rèn luyện phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo,
quản lý ở cơ sở hiện nay?
Những biểu hiện đặc trưng của phong cách lãnh đạo của
cán bộ lãnh đọa, quản lý ở cơ sở:
- Tác phong làm việc dân chủ: là đặc trưng cơ bản, nó khơi
dậy được mọi sự tham gia nhiệt tình và những đóng góp sáng tạo của
quần chúng trong việc tạo ra các quyết định, chỉ thị, trong việc tổ
chức thực hiện những đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước ở cơ sở có hiệu quả.
- Tác phong làm việc khoa học: Thể hiện đặc điểm nghiệp vụ
tổ chức của PC LĐ cấp cơ sở. Người lãnh đạo hiện nay cần thiết
phải có trình độ chuyên môn, trí tuệ, là cấp tổ chức thực hiện nên đòi
hỏi người LĐQL phải có năng lực tổ chức, kỹ năng giao tiếp, am
hiểu con người và sử dụng con người đúng việc, đúng chỗ.,
- Tác phong là việc hiệu quả, thiết thực: Đây là tiêu chí đánh
giá tài – đức của cán bộ LĐ, đánh giá sự phù hợp hay không của
phong cách lãnh đạo. Cấp cơ sở là nơi hiện thực hóa, đưa đường lối
chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc
sống, vì vậy đòi hỏi tác phong làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp cơ sở phải đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực khi đưa ra các
quyết định quản lý và tổ chức thực hiện.
- Tác phong đi sâu đi sát quần chúng: Là đặc trưng riêng biệt
của phong cách lãnh đạo cơ sở. Có đi sâu đi sát quần chúng mới có
được tác phong khoa học, dân chủ, hiệu quả và thiết thực.
- Tác phong tôn trọng tôn trọng và lắng nghe ý kiến quần
chúng: là phogn cách không chỉ là đặc trưng cơ bản của phong cách
lãnh đạo cấp cơ sở mà còn là nguyên tắc làm việc, nguyên tắc ứng

xử của người lãnh đạo.
- Tác phong khiêm tốn học hỏi và thực sự cấu thị: Giúp cho
cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở tiến bộ, có thêm kinh nghiệm, tri
thức, kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tác phong nàu


giúp dễ gần được quần chúng, chiếm được sự cảm tình, tôn trọng
của quần chúng.
- Tác phong làm việc năng động và sáng tạo: Nhạy bén trong
việc phát hiện cái mới, ủng hộ những cái mới tích cực nhân nó lên
thành diện rộng, thành phong trào để đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân ở cơ sở ngày càng được cải thiện, đổi mới, văn minh hơn.
- Tác phong làm việc gương mẫu và tiên phong: Là yếu tố đảm
bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, tạo được sự tín nhiệm,
niềm tin của nhân dân. Để tạo ra bước chuyển mới trong đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa…rất cần đến tác phong gương mẫu, tiên
phong của những người cán bộ lãnh đạo, quản lý để qua đó người
dân mến phục, noi theo và tin tưởng.
*XÂY DỰNG MỘT TÌNH HUỐNG CỤ THỂ
*CHỌN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO NÀO?
Phong cách lãnh đạo không tự nhiên mà có, không phải cố định
mà cần xem xét nó một cách biện chứng như một quy trình luôn
luôn biến đổi, phát triển dưới tác động của những điều kiện khách
quan và yếu tố chủ quan. Sự hình thành và phát triển một phong
cách lãnh đạo là một quá trình có chủ đích định hứng đòi hỏi mỗi
người lãnh đạo quản lý cấp cơ sở phải tự rèn luyện, bồi dưỡng mới
có được đặc biệt là kỹ năng biết áp dụng linh hoạt, hợp lý các phong
cách lãnh đạo với mọi đối tượng cụ thể trong mọi tình huống. Chính
vì thế để hình thành phong cách lãnh đạo là do tổng thể những phẩm
chất nhân cách của người lãnh đạo quyết định phần lớn những phẩm

chất chính trị cao là cơ sở của phong cách có tính nguyên tắc của
Đảng, những phẩm chất công tác cao quyết định nếp nghĩ và sự
thông thạo công việc, năng lực tổ chức tạo ra mối liên hệ thường
xuyên với quần chúng, chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao
năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở để
rèn luyện, đổi mới phong cách lãnh đạo theo hướng dân chủ, khoa
học, tính tổng hợp, tầm nhìn xa, kỹ năng tổ chức kiểm tra và giám


sát. Để có quan điểm đúng về công tác lãnh đạo đòi hỏi phải dựa
trên cơ sở phân tích sâu sắc những luận điểm chủ yếu của Chủ nghĩa
Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh được học tập nghiêm túc về khoa
học lãnh đạo, khoa học quản lý. Mặt khác, Lenin còn chỉ rõ đặc
trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo Leninnit không chỉ sử dụng
sáng tạo những thành tựu khoa học mà còn thường xuyên tổng kết
nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm thực tiễn. Trong bối cảnh hiện
nay đòi hỏi người lãnh đạo cơ sở không chỉ có kiến thức, kỹ năng
quản lý giỏi mà còn biết phân quyền đúng, hợp lý, xây dựng cơ chế
phù hợp trong việc ra quyết đinh và thông qua quyết định quản lý,
chú trọng rèn luyện kỹ năng đánh giá và sử dụng cán bộ, đổi mới kỹ
thuật và đổi mới tổ chức. Người lãnh đạo quản lý các cấp, các ngành
phải kiên trì với định hướng XHCN, chủ động hội nhập, đổi mới tư
duy, nâng cao tầm nhìn, sử dụng đúng đắn các biện pháp quản lý
trong điều kiện dân chủ hóa gia tăng, khả năng thu nhập, xử lý thông
tin và có năng lực tổ chức thực hiện.
Phương hướng xây dựng, rèn luyện phong cách lãnh đạo
cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở.
- Yếu tố hình thành: Khí chất; Tri thức; Phẩm chất đạo chính
trị, đạo đức; Cơ chế, chính sách.
- Phương hướng xây dựng, rèn luyện:

+ Rèn luyện phong cách lãnh đạo lênin nít: Là phong cách
lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền, là thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn; tính tư tưởng cao, tính nguyên tắc Đảng; mối quan hệ
thường xuyên với quần chúng; chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách; tính thiết thực, hiệu quả, thông thạo công việc.
+ Khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu: Trong công
tác lãnh đạo phải xuất phát từ quan điểm: Dân là gốc. nếu xa dân,
tách rời dân chúng sẽ dẫn đến phong cách quan liêu, đòi hỏi người
lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải tự rèn luyện bồi dưỡng mới có
được, đặc biện là kỹ năng áp dụng linh hoạt, hợp lý các phong tác,


thủ thuật lãnh đạo với một đối tượng cụ thể trong một tình huống cụ
thể.
+ Tăng cường rèn luyện, nâng cao lập trường tư tưởng –
chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở: Những
phẩm chất tư tưởng – chính trị là linh hồn sống của người lãnh đạo,
có vai trò định hướng cho hoạt động của người lãnh đạo, là cơ sở
của phong cách lãnh đạo có tính nguyên tắc Đảng, định hướng xã
hội chủ nghĩa, thống nhất giữa lời nói với việc làm, lý luận với thực
tiễn, liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân.
Thực hiện yêu cầu chính trị và tư tưởng quan trọng để đảm
bảo cho quần chúng nhân dân thật sự tham gia công tác lãnh đạo,
quản lý cấp cơ sở biết kết hợp linh hoạt giữa chế độ dân chủ với chế
độ thủ trưởng trong công tác của mình.
+ Rèn luyện những phầm chất tâm lý – đạo đức của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở: Là cơ sở tạo nên cái riêng
trong phong tác lãnh đạo, quản lý. Phong cách của người lãnh đạo
bao gồm tình trung thực, độc lập, kiên quyết, cương nghị và linh
hoạt, đòi hỏi cao, thái độ ân cần, lịch thiệp, sự nhạy bén, sáng tạo.

Nó biểu hiện hàng ngày trong hoạt động, trong phong cách làm việc
của người lãnh đọa và gắn liền với hiệu quả làm việc. Người lãnh
đạo cần chú ý rèn luyện tính dân chủ trong công tác, quan hệ của
người lãnh đạo, tính đòi hỏi cao và giữ nguyên tắc; sự tế nhị, lịch
thiệp và tự chủ trong giao tiếp; sự khiêm tốn và chân thành, thường
xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng- cần, kiệm, liêm, chính, luôn lấy
sự nghiệp chung, lợi ích chung làm trọng.
+ Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực tổ
chức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở để rèn luyện,
đổi mới phong cách lãnh đạo: Phải rèn luyện để có được quan
điểm điểm khoa học, tính tổng hợp, tầm nhìn xe, kỹ năng tổ chức,
kiểm tra và giám sát. Chú trọng rèn luyện kỹ năng đánh giá và sử
dụng cán bộ, kỹ năng đổi mới kỹ thuật và đổi mới tổ chức, cần biết
tiếp thu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những thành tựu của khoa


học lãnh đạo hiện đại, hình thành những kỹ năng lãnh đạo hiện đại;
đảm bảo tính hiệu quả trong công tác; phải tháo vát, nhạy bén, có kỹ
năng cập nhật những thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội.
+ Rèn luyện, đồi mới phong cách lãnh đạo thông qua thực
tiễn sự nghiệp đổi mới, hội nhập khu vực và quốc tế: Phải học tập
và rèn luyện từ thực tiễn vì thực tiễn là tiêu chí của chân lý. Thực
tiễn đổi mới giúp cho cán bộ cơ sở ý thức được hạn chế, thiếu hụt
của bản thân để có kế hoạch học tập và rèn luyện, đồng thời giúp
cho cán bộ cơ sở bổ sung, hoàn thiện thêm những kiến thức, năng
lực, kinh nghiệm và kỹ năng công tác, vận động quần chúng đáp ứng
yêu cầu sự sự nghiệp cách mạnh trong giai đoạn mới. Thực tiễn là
môi trường rèn luyện tài – đức của án bộ lãnh đạo, là nơi hiện thực
hóa, đưa đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và

Nhà nước vào cuộc sống, vì vậy mà phong cách làm việc của cán bộ
lãnh đạo, quán lý ở cơ sở phải được rèn luyện trong thực tiễn sự
nghiệp đổi mới và hội nhập, đảm bảo các quyết định quản lý khi đưa
ra phải phù hợp với đòi hỏi thực tiễn. Do đó cần phải học ngay từ
thực tiễn công việc hành ngày; học từ đồng chí, đồng nghiệp, học từ
tổng kết thực tiễn, tổng kết những mô hình mới, những cách làm
hay. Thực tiễn chính là trường học lớn giúp người cán bộ cơ sở phải
vừa lăn lộn chỉ đạo thực tiễn vừa đúc rút những kinh nghiệm quý
cho chính mình.



×