Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý HOẠT ĐỘNG GIÁO dục NGOÀI GIỜ lên lớp của SINH VIÊN học VIỆN AN NINH NHÂN dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.72 KB, 135 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO

3

DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC

1.1. Các khái niệm cơ bản
1.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
của sinh viên
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp của sinh viên Học viện An ninh nhân dân
Chương 2.

14
14
36
43

CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA SINH VIÊN
HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN

2.1. Khái quát về Học viện An ninh nhân dân
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp của sinh viên Học viện An ninh nhân dân

49


49
53

Chương 3. BIỆN PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM BIỆN PHÁP QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN

75

3.1. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp của sinh viên Học viện An ninh nhân dân
3.2. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đã đề xuất
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

75
94
103
106
110


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã chỉ
rõ “Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới
căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân
chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách

toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực
thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là
nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo
dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã
hội học tập”. Để thực hiện được điều đó, trong chương trình đào tạo ở các cấp
học, ngành học mà Bộ GD & ĐT xây dựng, ngoài các môn học cung cấp kiến
thức còn có các hoạt động giáo dục bổ trợ, trong đó có HĐGDNGLL.
Đối với các trường đại học Công an nhân dân nói chung, Học viện An
ninh nhân dân nói riêng, HĐGDNGLL của sinh viên góp phần tích cực vào
mục tiêu giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường, góp phần thực hiện chủ
trương gắn giảng dạy với thực tiễn công tác của Bộ Công an và thực hiện theo
đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục, đào tạo về tổ chức đào tạo đại học
theo hệ thống tín chỉ. HĐGDNGLL của sinh viên tiếp nối hoạt động trong giờ
chính khóa, không chỉ nhằm củng cố, bổ sung kiến thức mà còn nâng cao hiểu
biết xã hội, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử phù hợp, rèn luyện thể
lực, tinh thần tập thể, thái độ chính trị, tính kỷ luật và bản lĩnh nghề nghiệp.
HĐGDNGLL của sinh viên còn hình thành tình cảm, niềm tin, động cơ đúng
đắn trong quá trình học tập, góp phần hình thành và phát triển nhân cách người
cán bộ CAND một cách phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Bởi vậy, việc
tiến hành các HĐGDNGLL và quản lý tốt các HĐGDNGLL cho sinh viên là
một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT
của HVANND.
3


Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng ủy Công an
Trung ương và Lãnh đạo Bộ Công an, theo nhu cầu thực tế của ngành, Học
viện ANND đã mở rộng quy mô đào tạo lên một tầm cao mới. Số lượng sinh
viên học tập tại Học viện ANND tăng nhanh và đa dạng các loại hình đào tạo.

Chính vì vậy công tác quản lý HĐGDNGLL của sinh viên hết sức nặng nề.
Học viện ANND coi đây là một công tác lớn cần được tăng cường quản lý.
Trong thời gian qua, HĐGDNGLL của sinh viên đã được lãnh đạo, chỉ huy
các cấp của nhà trường quan tâm và bước đầu đã đạt được kết quả đáng kể,
góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Học viện
ANND. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, đôi
lúc mang tính hình thức, hiệu quả giáo dục còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ
quản lý, giáo viên và sinh viên chưa nhận thức hết về vai trò, tầm quan trọng
của HĐGDNGLL nên chưa thực sự tích cực chủ động trong đổi mới nội dung
chương trình, hình thức, phương pháp GDNGLL và quản lý HĐGDNGLL.
Các nội dung HĐGDNGLL còn hạn chế nên chưa thu hút đông đảo số lượng
sinh viên tham giaNxb
Trong thời gian vừa qua đã có không ít công trình nghiên cứu về
HĐGDNGLL của học sinh, sinh viên nói chung, HĐGDNGLL của sinh
viên các trường CAND nói riêng. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có công
trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về HĐGDNGLL
của sinh viên ở HVANND. Xuất phát từ những lí do nêu trên, tác giả đã
lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp của sinh viên ở Học viện An ninh nhân dân" làm luận văn thạc sĩ.
Đề tài này phù hợp với khung lý luận của chương trình thạc sĩ quản lý
giáo dục và phù hợp với thực tiễn công tác quản lý giáo dục sinh viên hiện
nay ở Học viện ANND.
4


2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Các nghiên cứu ở nước ngoài về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung quan
trọng trong chương trình giáo dục ở hầu hết các nước trên thế giới. Hoạt động
này được chú trọng nghiên cứu và thực hiện như một công cụ hữu ích để giúp

cho học sinh, sinh viên học tập có kết quả hơn và phát triển toàn diện nhân
cách của các em.
Khi nghiên cứu về HĐGDNGLL, các nhà giáo dục học trên thế giới đã
thể hiện rõ quan điểm về ý nghĩa to lớn của HĐGDNGLL đối với sự phát
triển toàn diện hơn nhân cách học sinh, sinh viên. Tiêu biểu là các tác giả:
Rabơlen (1494- 1553) là một trong những đại biểu xuất sắc của chủ
nghĩa nhân đạo Pháp và tư tưởng giáo dục thời kỳ phục hưng. Ông đòi hỏi
giáo dục phải bao hàm nội dung “Trí dục, Đức dục, Thể dục và Mỹ dục” và đã
có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục như việc học ở lớp và ở nhà,
ngoài ra còn có các buổi tham quan ở xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp với các
nhà văn, các nghệ sỹ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy, cô và trò về sống ở
nông thôn một ngày.
Đến thế kỷ XX, nhà giáo dục nổi tiếng người Nga A.S. Makarenko vào
thập niên 20, 30 của thế kỷ trước đã nói về tầm quan trọng của công tác
giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp: “Tôi đã kiên trì nói rằng các vấn đề
giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng
dạy, lại càng không thể hạn để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên
lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước chúng
ta...Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng
công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp học. Công tác giáo dục chỉ
đạo toàn bộ hoạt động của trẻ”. Trong thực tiễn công tác của mình,
Makarenko đã tổ chức các hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ cho học sinh ở
trại M.Gorki và công xã F.E.Dzerjinski như: "Tổ đồng ca, tổ văn học Nga,
5


tổ khiêu vũ tự do, tổ thử nghiệm khoa học tự nhiên, tổ Vật lý - Hoá học, tổ
thể thao...Việc phân phối các em học sinh vào các tổ ngoại khoá, câu lạc
bộ được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi
tổ bất cứ lúc nào, nhưng các tổ phải có kỷ luật trong quá trình hoạt động ".

Cuốn sách “Tổ chức và lãnh đạo công tác giáo dục ở trường phổ thông”
tác giả I.X. Marienco đã trình bày sự thống nhất của công tác giáo dục trong
và ngoài trường học, nội dung và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL, vị trí
của người Hiệu trưởng trong việc lãnh đạo hoạt động giáo dục và các tổ chức
Đoàn, Đội trong nhà trường...
Nhà sư phạm người Nga T.V.Smiecnova cho rằng: HĐGDNGLL để thu
hút học sinh, sinh viên làm cho họ hứng thú và đi đến kết luận rằng các dạng
hoạt động ngoại khóa cần được suy nghĩ kĩ và tiến hành ở tất cả các lớp trong
hệ thống giáo dục mà không mang tính chất thất thường.
J.A.Comenxki - ông tổ của nền sư phạm cận đại trong thời gian làm cố
vấn giáo dục tại Hungary đã rất coi trọng HĐGDNGLL. Trong thời kì đó ông
đã áp dụng phương pháp dạy học mới, mở rộng các hình thức học tập ngoài
lớp nhằm khơi dậy phát huy khả năng tiềm ẩn, rèn luyện cá tính cho học sinh
đã chứng minh cho quan điểm giáo dục mới này [26].
Nhà sư phạm A.T.Côpchieva đã xem hoạt động ngoại khóa là để nâng
cao đạo đức và năng khiếu mọi mặt của học sinh. Tác giả đã kết luận
“Công việc ngoại khóa nếu được tiến hành có hệ thống không những nâng
cao trình độ chung về sự tiến bộ của học sinh mà còn về cả trình độ ngôn
ngữ, kiến thức của các em.
Bộ trưởng Giáo dục Anh Rutl Kelly đã nhận xét “Các hoạt động giáo dục
ngoài giờ, nhất là hoạt động ngoại khoá đã làm giàu chương trình học, tạo dựng
niềm tin và củng cố kỹ năng cho học sinh” – Kelly outdoor learning.
Ở Nhật Bản, HĐGDNGLL cũng rất được coi trọng ở trường học. Học sinh
Nhật Bản dành rất nhiều thời gian cho HĐGDNGLL vì hầu hết các trường ở
6


Nhật Bản là bán trú. Chương trình cải cách giáo dục ở Nhật Bản giảm bớt thời
gian lên lớp để tăng cường nhiều hơn các HĐGDNGLL cho học sinh.
Ở Mỹ, các công trình nghiên cứu gần đây của các nhà giáo dục Mĩ

cho thấy tác dụng to lớn của HĐGDNGLL đối với học sinh, sinh viên.
Ngược lại HS không tích cực tham gia các HĐGDNGLL thì dẫn tới các
hành vi không tích cực như: có trên 40% học sinh, sinh viên sử dụng ma
túy không tham gia vào HĐGDNGLL, có gần 40% học sinh trong độ tuổi
13-19 phải làm bố mẹ sớm hơn những em khác thường xuyên tham gia vào
các chương trình HĐGDNGLL từ 1 đến 4 giờ trong ngày. Những học sinh
thường xuyên tham gia vào các chương trình HĐGDNGLL chất lượng,
thường có thành tích học tập cao hơn, có hành vi đạo đức tốt hơn trong nhà
trường, có mối quan hệ và xúc cảm mạnh hơn, phát triển tốt hơn và không
có hiện tượng sử dụng ma túy, bạo lựcNxb
Như vậy, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã thấy
được tầm quan trọng của HĐGDNGLL, chỉ ra một số biện pháp cho các nhà
QLGD phải làm gì để tổ chức và quản lý tốt các hoạt động này nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
* Các nghiên cứu ở Việt Nam về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh, sinh viên
Để đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục, đã có nhiều nghiên cứu xung
quanh việc xác định khái niệm “HĐGDNGLL” cũng như nghiên cứu nhằm
tổ chức có chất lượng HĐGDNGLL trong nhà trường. Có thể khái quát
thành 2 hướng chính:
* Hướng thứ nhất: Các nghiên cứu cơ bản, mang tính lý luận nhằm xác
định nội hàm của khái niệm “HĐGDNGLL”, xác định mục tiêu, vị trí, vai trò,
nhiệm vụ, nội dung, hình thức của HĐGDNGLL. Ở hướng này có các công
trình nghiên cứu sau:
Từ năm 1979, Viện Khoa học giáo dục đã thực hiện đề tài dài hạn
nghiên cứu về “Các HĐGDNGLL và sự hình thành nhân cách của học sinh”
7


do Trung tâm nghiên cứu giáo dục đạo đức học sinh chủ trì. Đề tài đã được

triển khai thực nghiệm từ năm học 1979-1980 tại một số trường cấp 1, cấp 2,
cấp 3 ở Hà Nội, sau đó kết quả thực nghiệm đã được thể hiện ở một loạt bài
trên tạp chí nghiên cứu giáo dục và tạp chí Thông tin khoa học giáo dục của
một số nhà nghiên cứu như: Đặng Thuý Anh, Phạm Hoàng Gia, Lê Trung
Trấn, Phạm Lăng...
Nghiên cứu thực nghiệm cải tiến nội dung, phương pháp tổ chức nhằm
nâng cao chất lượng HĐGDNGLL do một nhóm cán bộ nghiên cứu của Viện
khoa học giáo dục thực hiện như: Đặng Thuý Anh, Nguyễn Thị Kỷ, Nguyễn
Thanh Bình...
Những nghiên cứu lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận về
HĐGDNGLL của các nhà khoa học như: Nguyễn Lê Đắc, Hoàng Mạnh Phú,
Lê Trung Trấn, Nguyễn Dục Quang, Hà Nhật Thăng...
Một số cuốn sách viết về HĐGDNGLL của các tác giả như:
Cuốn sách "Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp"
của hai tác giả Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang được Nhà xuất bản Giáo
dục phát hành năm 2000 đề cập đến việc tổ chức các HĐGDNGLL cho học
sinh, sinh viên. Đây là cuốn sách có nội dung phong phú, trình bày những vấn
đề lý luận về HĐGDNGLL và cách thức tổ chức các hoạt động này nhằm đạt
hiệu quả cao nhất [37].
Cuốn sách "Mấy biện pháp giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp theo địa
bàn dân cư" của tác giả Nguyễn Văn Thiềm đề cập đến vấn đề giáo dục học
sinh ngoài giờ lên lớp. Cuốn sách chỉ tập trung đến việc giáo dục học sinh là
đối tượng có độ tuổi và nhận thức khác hơn so với đối tượng là sinh viên mà đề
tài luận văn nghiên cứu [39].
Cuốn sách "Tự học của sinh viên" của hai tác giả Hoàng Anh và Đỗ Thị
Châu được Nhà xuất bản Giáo dục in năm 2008 viết về các hoạt động tự học,
tự rèn luyện của sinh viên. Cuốn sách này cung cấp nhiều nội dung có liên
8



quan đến HĐGDNGLL của sinh viên, tuy nhiên cuốn sách chỉ đề cập đến sinh
viên nói chung [1].
* Hướng thứ hai: Một số bài viết về kinh nghiệm thực tiễn của các trường
phổ thông và đề tài luận văn thạc sỹ nghiên cứu về HĐGDNGLL, đó là:
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục "Các biện pháp tăng cường quản lý
học tập ngoài giờ lên lớp của sinh viên trường trung học Cảnh sát nhân dân I"
của tác giả Dương Danh Cường đề cập đến các biện pháp quản lý
HĐGDNGLL của sinh viên trường trung học Cảnh sát nhân dân I. Đây là
công trình nghiên cứu về quản lý học tập ngoài giờ lên lớp của đối tượng
người học là CAND. Tuy nhiên với đặc thù là sinh viên trường trung học
chuyên nghiệp, học tập trong thời gian 02 năm với điều kiện cơ sở vật chất
thiếu thốn nên các biện pháp quản lý học tập ngoài giờ ở đây khác hơn so với
vấn đề mà luận văn thạc sĩ đang nghiên cứu.
Luận văn thạc sĩ giáo dục học của tác giả Trần Bá Khiêm "Các biện
pháp quản lý hoạt động tự học của học viên trường sĩ quan lục quân 2" đề cập
đến biện pháp quản lý tự học của học viên trường sĩ quan lục quân 2. Đối
tượng nghiên cứu của công trình này là quản lý hoạt động tự học, hoạt động
tự học ở đây có thể trong giờ lên lớp hoặc ngoài giờ lên lớp khác hơn so với
HĐGDNGLL của sinh viên Học viện ANND.
Ngoài ra còn có một số đề tài nghiên cứu của các tác giả như: Đề
tài “Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường THPT Kiến An Thành phố Hải Phòng” của tác giả Phạm Trung Diện, Đại học Quốc gia
Hà Nội, năm 2011; đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên
lớp ở trường THPT Hoài Đức B - Thành phố Hà Nội” của tác giả
Nguyễn Thị Huyền, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2012; đề tài “Quản lý
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học phổ thông
thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Đoàn Vọng Hoài Phương,
Học viện Chính trị, năm 2014Nxb
9



Qua hệ thống các nghiên cứu nói trên, cho thấy các tác giả đi sâu vào
nghiên cứu cơ bản về HĐGDNGLL, nghiên cứu thực nghiệm, tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn nhằm xây dựng quy trình tổ chức và đổi mới nội dung,
phương pháp HĐGDNGLL. Thời gian qua, HĐGDNGLL đã được sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức giáo dục, các nhà giáo dục, quản lý
giáo dục và xác định rõ trong chương trình đào tạo ở các cấp học, ngành
học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng. Đồng thời đã có một số đề tài
nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLL, nhưng chưa có bất kỳ công trình khoa
học nào nghiên cứu tổng thể, toàn diện về quản lý HĐGDNGLL của sinh
viên Học viện ANND. Vì vậy, đây là đề tài mới và không trùng lặp với bất
cứ một đề tài nào khác.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ lý luận, phân tích đánh giá thực trạng
quản lý HĐGDNGLL của sinh viên Học viện ANND, đề tài đề xuất các biện
pháp quản lý HĐGDNGLL của sinh viên góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo của Học viện ANND hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý HĐGDNGLL của sinh viên.
Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý HĐGDNGLL của sinh viên Học
viện ANND.
Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của sinh viên Học viện ANND;
tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục sinh viên ở Học viện ANND.
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động HĐGDNGLL của sinh viên Học viện ANND.
10



* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn được xác định là tất cả các hoạt
động của Học viện An ninh nhân dân nhằm tổ chức quản lý các hoạt động học
tập, rèn luyện, sinh hoạt hàng ngày ngoài giờ lên lớp của sinh viên hệ chính
quy tập trung tại Học viện An ninh nhân dân. Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp bao gồm cả hoạt động tại Học viện và ngoài Học viện trong thời gian
học tập tại trường. Các hoạt động của sinh viên khi về nghỉ hè, nghỉ tết tại địa
phương không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Thời gian nghiên cứu, khảo sát và các số liệu thống kê, minh chứng sử
dụng trong đề tài luận văn được tính từ 2012 đến nay.
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng giáo dục đào tạo ở Học viện ANND phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó quản lý HĐGDNGLL của sinh viên đóng vai trò quan
trọng. Nếu các chủ thể quản lý tiến hành đồng bộ các biện pháp như:
nâng cao nhận thức cho các chủ thể quản lý về vai trò, ý nghĩa của
HĐGDNGLL và quản lý HĐGDNGLL của sinh viên; xây dựng các nội
dung, chương trình HĐGDNGLL phù hợp với nội dung giảng dạy và hấp
dẫn sinh viên; xây dựng qui chế phối hợp trong công tác quản lý
HĐGDNGLL của sinh viên giữa các cơ quan đơn vị chức năng trong
Học viện; Quản lý tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐGDNGLL
của sinh viên…thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở Học
viện ANND.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài được tổ chức nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; những định hướng,
chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng, phát triển, đổi mới
giáo dục và quản lý giáo dục. Đồng thời đề tài còn được nghiên cứu dựa trên


11


quan điểm hệ thống - cấu trúc; lôgíc - lịch sử và quan điểm thực tiễn để xem
xét, luận giải các vấn đề có liên quan đến nội dung luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:
Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái
quát hóa những vấn đề có liên quan tới đề tài như các văn kiện, nghị quyết,
chỉ thị của Đảng về giáo dục và đào tạo; các giáo trình, sách chuyên khảo, tài
liệu về lí luận quản lý, quản lý giáo dục; các công trình khoa học và bài báo
khoa học có liên quan tới đề tài như: luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, báo cáo
khoa học, kỉ yếu hội thảo khoa học….để từ đó chọn lọc những thông tin cần
thiết phục vụ cho việc luận giải cơ sở lí luận và các nhiệm vụ nghiên cứu theo
mục đích mà đề tài đã xác định.
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này được sử dụng để
thu thập ý kiến của các đối tượng thông qua việc trưng cầu ý kiến. Các nội
dung trưng cầu ý kiến là các vấn đề liên quan đến thực trạng của vấn đề
nghiên cứu.
Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn: Trao đổi, trò chuyện để thu thập một
số thông tin qua đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên…để giúp cho việc phân
tích thực trạng và lý giải nguyên nhân, đồng thời làm tăng tính khách quan
của các kết quả thu được bằng các phương pháp khác.
Phương pháp tổng kết thực tiễn: Tác giả tiến hành tập hợp, tổng kết,
đánh giá các báo cáo của Học viện ANND mà cụ thể là của Phòng Quản lý
đào tạo, Phòng Quản lý sinh viên, báo cáo của các Khoa chuyên ngành có liên
quan đến công tác quản lý giáo dục sinh viên, công tác quản lý HĐGDNGLL
của sinh viên Học viện ANND.
Phương pháp chuyên gia: Tổ chức xin ý kiến các chuyên gia trong và

ngoài Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, Học viện ANND về các nội dung
12


liên quan đến công tác quản lý giáo dục sinh viên nói chung, công tác quản lý
giáo dục sinh viên Học viện ANND nói riêng.
* Phương pháp hỗ trợ
Đề tài sử dụng phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học để
tổng hợp kết quả điều tra, xử lí số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên
cứu thuộc phạm vi đề tài.
7. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa về mặt lí luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ hệ thống lí luận
trong hướng nghiên cứu về vấn đề quản lý HĐGDNGLL ở các Học viện,
trường Đại học An ninh nhân dân.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Đề tài luận văn là công trình đầu tiên tổng kết, đánh giá công tác quản lý
HĐGDNGLL của sinh viên Học viện ANND, đưa ra các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý HĐGDNGLL của sinh viên Học viện ANND trong
thời gian tới.
Đề tài góp phần khắc phục những vấn đề bất cập trong thực tiễn quản lý
HĐGDNGLL ở Học viện ANND để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho sinh viên, chất lượng giáo dục đào tạo của Học viện ANND.
Đề tài là tài liệu bổ ích cho những cán bộ làm công tác quản lý giáo dục
trong các trường CAND thực hiện tốt công tác quản lý HĐGDNGLL của sinh
viên.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài luận văn được kết cấu thành 3
chương (7 tiết); kết luận, kiến nghị; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

13



Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của sinh viên
Hoạt động là sự tương tác tích cực của chủ thể và đối tượng nhằm biến
đổi đối tượng theo mục đích mà chủ thể tự giác đặt ra nhằm thảo mãn nhu cầu
bản thân. Hoạt động của con người bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng,
do chủ thể tiến hành, vận hành theo nguyên tắc gián tiếp và bao giờ cũng có
mục đích nhất định. Có nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động, trên cơ sở
các quan niệm về hoạt động, tác giả đề tài cho rằng:
“Hoạt động là quá trình con người thực hiện các mối quan hệ giữa con
người với thế giới tự nhiên, xã hội, với người khác và với bản thân. Đó là quá
trình chuyển hóa năng lượng lao động và các sản phẩm tâm lí khác của bản
thân thành sự vật, thành thực tế. Và quá trình ngược lại là quá trình tách các
thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chú thể biến thành vốn liếng
tinh thần của chủ thể”.
Hoạt động của con người nói chung, hoạt động của sinh viên các
trường đại học nói riêng rất đa dạng phong phú, có hoạt động diễn ra trong
giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Có nhiều quan niệm khác nhau dựa trên cách tiếp cận khác nhau khi
định nghĩa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Trong cuốn sách “Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Sách giáo viên”, lớp 10,
11, 12: HĐGDNGLL là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ
học các môn văn hóa ở trên lớp. HĐGDNGLL là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ
hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên

14



sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm,
niềm tin đúng đắn ở học sinh.
Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: “HĐGDNGLL là việc tổ chức giáo dục
thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động
công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân văn, văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ,
TDTT, vui chơi giải trí… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách”.
Có thể nói, có nhiều quan niệm khác nhau về HĐGDNGLL nhưng các
quan niệm của các tác giả đều thống nhất ở quan niệm chung về
HĐGDNGLL của học sinh, sinh viên như sau:
“Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động của nhiều học sinh,
sinh viên, bao gồm các hoạt động phong phú khác nhau như quan sát, biết
cách tổ chức học tập, tham gia các câu lạc bộ, có giáo viên hướng dẫn hay
việc tự học dưới sự quản lý chặt chẽ một cách khoa học, trao đổi nhóm, thực
hành, thực tập, giao lưu, hội thảo hay thảo luận tổ làm bài tậpNxb”
Xuất phát từ khái niệm trên cho thấy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp của sinh viên bao gồm nhiều loại: HĐGDNGLL mang tính tổng hợp các
hình thức hoạt động học tập và giáo dục ngoài lớp trong giờ học chính khóa
cũng như trong giờ học ngoại khóa; HĐGDNGLL có thể do nhà trường, Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, các tổ chức, cá nhân trong
nhà trường tổ chức cho sinh viên tiến hành theo kế hoạch giáo dục, đào tạo
của nhà trường; HĐGDNGLL còn bao gồm cả những hoạt động được tổ chức
có sự phối hợp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác ngoài xã hội.
Đối với các trường CAND, HĐGDNGLL của sinh viên rất phong phú
đa dạng, có thể khái quát một số HĐGDNGLL chủ yếu của sinh viên như sau:
Hoạt động học tập ngoại khóa: Đây là hoạt động học tập theo các nội
dung của bài giảng nhưng tổ chức thực hiện ngoài giờ lên lớp của sinh viên
Hoạt động tập điều lệnh, quân sự, võ thuật: Đây là hình thức học tập
ngoài giờ theo quy định của các trường CAND nhằm rèn luyện sức khỏe,

15


luyện tập điều lệnh, quân sự, võ thuật theo đúng quy định của lực lượng vũ
trang nói chung và của Công an nhân dân nói riêng.
Học tập ngoài giờ lên lớp tại thư viện: Đây là hoạt động thường
xuyên mà sinh viên các trường CAND lên thư viện để tra cứu, tìm hiểu
thông tin và tài liệu phục vụ việc học tập, nâng cao trình độ, nhận thức và
năng lực chuyên môn.
Học tập ngoài giờ lên lớp tại chỗ ở: Đây là hoạt động học tập hằng
ngày ngoài giờ của sinh viên nhằm ôn tập, củng cố kiến thức đã học trong
giờ lên lớp
Tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao: Là hoạt động
thường xuyên của sinh viên nhằm rèn luyện thể dục, thể thao, tăng cường sức
khỏe và các hoạt động giải trí, phong trào.
Tham gia các câu lạc bộ học tập: Câu lạc bộ học tập tại các trường đại
học CNND là hình thức học tập theo tình huống, theo sự kiện được tổ chức
theo từng lớp, từng nhóm thậm chí từng khóa để cùng tham gia giải quyết
những vấn đề về lý luận, thực tiễn liên quan đến bài học. Câu lạc bộ học tập là
diễn đàn, là nơi để sinh viên có thể bày tỏ chính kiến của mình cũng như đặt
ra những vấn đề trong thực tế cuộc sống cần được làm sáng tỏ.
Học tập thực tế tại các đơn vị, địa phương ngoài giờ: Đây là loại hình
học tập thực tế được tổ chức khá công phu với sự phối hợp của công an các
đơn vị địa phương trên cơ sở nội dung công văn đề nghị phối hợp thực hiện
của Học viện An ninh nhân dân.
* Vai trò, tính chất của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL có tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát
triển nhân cách của sinh viên:
HĐGDNGLL là một hình thức quan trọng, không thể thiếu của hoạt

động giáo dục. Trong khi đó, giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức
16


nên nó là nhân tố chủ đạo trong sự phát triển nhân cách. HĐGDNGLL có mục
đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đã đề
ra có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh - di
truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được. Đồng thời, uốn nắn
những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong
muốn của xã hội. Đó là giá trị định hướng cho việc xây dựng mô hình nhân
cách của sinh viên với tư cách là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh
tế - xã hội.
Tuy nhiên, HĐGDNGLL chỉ vạch ra đường hướng cho sự hình thành và
phát triển nhân cách của học viên và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển
theo hướng đó. Còn cá nhân học viên có phát triển theo hướng đó hay không,
phát triển đến mức độ nào - điều này giáo dục không quyết định trực tiếp được,
bởi vì còn phụ thuộc rất nhiều ở sự nhận thức và hoạt động của học viên.
HĐGDNGLL một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo, mặt khác, hình thành trong nhân cách họ những phẩm chất tâm lý cần
thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội. Sản phẩm văn hóa của loài người
có thể biến thành tài sản tinh thần của nhân cách nhờ hoạt động dạy học và
giáo dục. Trong xã hội hiện nay, gia đình, nhà trường và xã hội có thể đạt tới
một sự thống nhất cao hơn trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Như vậy, HĐGDNGLL giữ vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò của hoạt động giáo
dục ngoài giờ. Giáo dục ngoài giờ không phải là vạn năng, bởi giáo dục chỉ vạch
ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách và thúc đẩy quá
trình hình thành và phát triển theo hướng đó. Còn cá nhân có phát triển theo
hướng đó hay không và phát triển đến mức độ nào thì hoạt động giáo dục ngoài
giờ không quyết định trực tiếp được mà cái quyết định trực tiếp lại chính là hoạt

động và giao tiếp của mỗi cá nhân. Do đó, cần phải tiến hành giáo dục trong mối

17


quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động
cùng nhau trong mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tập thể.
HĐGDNGLL góp phần củng cố, bổ sung kiến thức đã học trên lớp cho
sinh viên: HĐGDNGLL là dịp để sinh viên củng cố tri thức đã học ở trên lớp,
biến tri thức thành niềm tin. Thông qua các hình thức hoạt động cụ thể, sinh
viên có dịp để đối chiếu, để kiểm nghiệm tri thức đã học, làm cho những tri
thức đó trở thành của chính các em. Đồng thời, nó là sự tiếp nối hoạt động
dạy học, do đó tạo nên sự hài hòa, cân đối của quá trình sư phạm tổng thể
nhằm hiện thực hóa mục tiêu giáo dục của cấp học.
HĐGDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp giữa các lớp
trong trường và với cộng đồng xã hội; thu hút và phát huy được tiềm năng của
các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục
sinh viên. Bên cạnh đó, còn phát huy cao độ tính chủ thể, tính chủ động, tích cực
của sinh viên. Dưới sự cố vấn, giúp đỡ của giáo viên, sinh viên cùng nhau tổ
chức các hoạt động tập thể khác nhau trong đời sống hàng ngày ở nhà trường,
ngoài xã hội. Từ đó giúp hình thành những kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử có
văn hóa, giúp cho việc hình thành và phát triển nhân cách ở các em.
* Tính chất của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL có các tính chất cơ bản sau:
Là hoạt động có bình diện hoạt động rộng.
HĐGDNGLL là một hoạt động phong phú đa dạng. Nó diễn ra trong
nhà trường với những hoạt động: Hoạt động lao động vệ sinh hàng ngày, hàng
tuần trong nhà trường, hoạt động các câu lạc bộ lớp, hoạt động thể dục thể
thao giúp các em thư giãn cơ bắp, thay đổi hoạt động, tư thế, trạng thái để các
em có tâm thế tiếp thu kiến thức các môn học tốt hơn.

HĐGDNGLL cũng có thể diễn ra ngoài nhà trường như sinh hoạt câu
lạc bộ, nhà văn hoá, hoạt động các lễ hội, tham quan các loại hình nghệ thuật,
vệ sinh đường phố, lao động công ích…nhằm giúp học sinh củng cố, khắc
18


sâu, mở rộng tri thức có điều kiện giao lưu, hoà nhập với đời sống xã hội, gắn
“ Học đi đôi với hành”. Mặt khác, thời gian cho HĐGDNGLL khá phong phú
cho nên phải sử dụng thời gian sao cho hợp lý. Các cán bộ quản lý, giáo viên
nên nắm đặc điểm này để hướng dẫn cho các em có nhiều hoạt động bổ ích.
HĐGDNGLL do nhà trường tổ chức và quản lý với sự tham gia của các
lực lượng xã hội. Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ hoạt động dạy – học
trong nhà trường hoặc trong phạm vi cộng đồng. Hoạt động này diễn ra trong
suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá
trình này được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và là hoạt động có bình diện rộng.
Mang đặc thù của quá trình giáo dục học sinh, sinh viên.
Giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động xã hội đặc biệt của con
người nó là một quá trình biến đổi phức tạp bên trong tâm lý và tính cách học
sinh. Nhà trường, hoạt động giáo dục phải được tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc.
Thông qua HĐGDNGLL, qua các hoạt động vui chơi, thông qua việc hướng
nghiệp. Tức là phải thống nhất giữa Trí - Đức; giữa tình cảm và lý trí; giữa
nhận thức và hành động. Muốn hình thành và phát triển nhân cách học sinh
không chỉ đơn thuần trong những giờ lên lớp mà còn phải thông qua các hoạt
động đa dạng như hoạt động xã hội, lao động sản xuất, hoạt động văn nghệ thể dục thể thao, văn hoá thẩm mỹ, vui chơi, thăm quan, du lịch...
HĐGDNGLL góp phần làm nảy sinh các năng lực, phẩm chất, tình cảm
mới của học sinh. Thông qua việc luyện tập, học sinh không chỉ hiểu mà còn
biết làm, biết tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với yêu cầu
chung của xã hội.
Đa dạng về mục tiêu.
Kết quả HĐGDNGLL đạt tới các mục tiêu: Trí dục (nhằm mở rộng khắc

sâu kiến thức khoa học cơ bản cho sinh viên); Đức dục (giáo dục tư tưởng đạo
đức, tác phong tình cảm, ý trí nghị lực cho sinh viên); Sức khoẻ (rèn luyện
sức khoẻ); Thẩm mỹ (bồi dưỡng khả năng tri giác thẩm mỹ cho sinh viên như:

19


Thị hiếu thẩm mỹ được nâng cao, sáng tạo ra cái đẹp, biết thưởng thức cái
đẹp và biết đưa cái đẹp vào cuộc sống); Lao động (rèn luyện thói quen lao động,
ý thức lao động, tình yêu lao động).
. Có tính năng động của chương trình, kế hoạch
Tính năng động của HĐGDNGLL phải xuất phát từ: Mục tiêu cấp học;
Tình hình cụ thể của nhà trường; Nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn và
đặc điểm tâm lý - sinh lí của sinh viên.
Các HĐGDNGLL phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch chung của
nhà trường, có sự liên kết chặt chẽ giữa các đoàn thể trong nhà trường. Đồng
thời biết tranh thủ sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của các lực lượng giáo dục, các
tổ chức chính trị xã hội trong trường và trên địa bàn.
. Phức tạp, khó khăn trong việc kiểm tra, đánh giá.
HĐGDNGLL mang tính tự giác, tự quản cao, không áp đặt. Vì thế,
người cán bộ quản lý phải chú ý đến nguyện vọng, sở trường, hứng thú của
các em học sinh. Hướng các em vào những hoạt động có tính sáng tạo, hướng
dẫn cách làm để nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức. Muốn đạt được
mục đích đề ra của HĐGDNGLL thì nội dung hoạt động phải phong phú, đa
dạng, các hoạt động phải phù hợp với điều kiện thực tế, phát huy được tính
nội lực, óc sáng tạo của bản thân học sinh. Dựa trên cơ sở đó cần học hỏi
thêm kinh nhiệm trường bạn, có sự sáng tạo các loại hình hoạt động mới tránh
rập khuôn máy móc để thu hút sự hứng thú của học sinh và các lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường.
Việc đánh giá kết quả hoạt động của học sinh đòi hỏi sự chính xác, công

bằng và tế nhị. Đây là một việc làm phức tạp, tuy nhiên mỗi hoạt động trong
trường khi đã tổ chức thì phải có kiểm tra đánh giá, có khen thưởng, có phê
bình. Có như vậy mới kích thích sự hứng thú của học sinh, mới tạo đà cho các
hoạt động tiếp theo. Đồng thời có hướng phát huy những mặt tốt và điều
chỉnh những mặt chưa tốt cho các hoạt động sau đạt kết quả.

20


Trong quá trình đánh giá có thể bàn định những chỉ tiêu cụ thể để đánh
giá hoặc cũng có thể đánh giá ở từng khâu, từng hoạt động ở từng giai đoạn
khác nhau sau đó tổng hợp kết quả vào cuối đợt thi đua hoặc cuối học kỳ,
cuối năm học để rút kinh nghiệm và tiến hành khen thưởng
* Mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Về nhận thức: Giúp học sinh, sinh viên nâng cao hiểu biết về các giá trị
truyền thống của dân tộc, hiểu và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của nhân loại;
củng cố, bổ sung, nâng cao và mở rộng kiến thức đã được học trên lớp; có
trách nhiệm với bản thân, với gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức lựa
chọn nghề nghiệp cho bản thân.
Về kỹ năng: Giúp học sinh, sinh viên củng cố vững chắc các kỹ năng cơ
bản đã được rèn luyện từ những lớp trước, trên cơ sở đó tiếp tục rèn luyện và
phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực giao tiếp, năng lực thích ứng,
năng lực tự hoàn thiện, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hoạt động chính
trị-xã hội, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh…
Về thái độ: Bồi dưỡng cho các em nhân sinh quan, thế giới quan khoa
học để từ đó có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu
trách nhiệm về hành vi của bản thân và đấu tranh tích cực với những biểu
hiện sai trái của người khác, của bản thân để hoàn thiện mình; biết cảm thụ và
đánh giá đúng cái đẹp trong cuộc sống.

- Nội dung và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Đối với hoạt động tự học: Tự học ở thư viện, tự học tại ký túc xá,
tự học tại hội trường, tự học theo nhóm, tự học thông qua các câu lạc bộ
học tập,…
Bàn về hoạt động tự học và phương pháp tổ chức cho sinh viên tự học
như thế nào để có hiệu quả thiết thực là một vấn đề rất quan trọng. Ngoài việc
tìm hiểu khái niệm, những vấn đề liên quan đến động cơ, thói quen học tập
21


của sinh viên thì mỗi giáo viên rất cần đến quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra
nội dung cơ bản, các phương cách tối ưu rèn luyện phương pháp tự học cho
sinh viên. Đặc biệt là việc nhận diện xem những phương pháp đó ngoài sự
thích ứng chung cho mọi sinh viên có đáp ứng được cho từng nhóm đối tượng
trong những giai đoạn và điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong suốt quá trình
đào tạo hay không.
Để đáp ứng yêu cầu nêu trên cần xác định rõ những yêu cầu cơ bản của
hoạt động tự học như: nội dung của hoạt động tự học gồm mấy vấn đề, để tiếp
cận nó phải tuân thủ theo qui trình nào, điều kiện để áp dụng có hiệu quả các yêu
cầu ra sao… từ đó xây dựng những biện pháp dạy tự học tích cực tương ứng.
Với tất cả các lĩnh vực khoa học, việc dạy tự học có những điểm chung,
thống nhất về cách thức cũng như phương pháp. Đó là những vấn đề được xác
định như sau: Xây dựng động cơ học tập; Xây dựng kế hoạch học tập; Tự
mình nắm vững nội dung tri thức; Tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học:
Đối với việc tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao: Tổ
chức theo phong trào từng đợt hoặc theo định kỳ.
Về công tác quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật - thể dục thể thao của
sinh viên, nhà trường cần tổ chức các diễn đàn văn hóa văn nghệ theo định kỳ
và theo chủ điểm kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, của ngành, của
sinh viên và của trường. Các tạp chí, nội san của trường cần đón nhận đông

đảo sinh viên đón nhận đọc, góp ý, và cũng tham gia vào sáng tác, chia sẻ
những kinh nghiệm về học tập cũng như cuộc sống. Có các buổi giao lưu văn
hóa văn nghệ giữa các khoa, bộ môn trong trường đã tăng thêm tình đoàn kết,
giao lưu học hỏi, gắn kết giữa các sinh viên.
Công tác quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật của sinh viên được nhà
trường tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, như: thông qua việc tổ chức
các chương trình giao lưu, biểu diễn văn hóa nghệ thuật; thông qua việc tổ
chức các buổi tham quan, triển lãm; thông qua việc tổ chức câu lạc bộ...
22


Về công tác quản lý hoạt động thể dục thể thao, nhà trường cần tổ
chức nhiều hình thức hoạt động thể dục thể thao trường học phù hợp với điều
kiện sức khỏe và đặc thù học tập của sinh viên. Các hình thức thường được áp
dụng trong các trường đại học hiện nay như: tập luyện theo các câu lạc bộ thể
thao do đoàn thanh niên tổ chức, tập luyện câu lạc bộ theo sở thích... Đặc biệt
các câu lạc bộ hoạt động hiệu quả như: Câu lạc bộ bóng đá, câu lạc bộ bóng
bàn, câu lạc bộ võ thuật, lớp khiêu vũ...
Nhằm tăng cường quản lý và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học tập và
rèn luyện của sinh viên, nhà trường cần đầu tư sửa chữa, tu tạo khu Ký túc xá
và khuôn viên sân chơi thể dục thể thao nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho
việc học tập và sinh hoạt của sinh viên nội trú...Thành lập đội tự quản Ký túc
xá với đối với đoàn viên, thường xuyên phối hợp với lực lượng bảo vệ chuyên
trách hoạt động 24/24h, nhằm phát huy tính tự quản, tự rèn đối với sinh viên
trong việc giữ gìn an ninh, trật tự trong Ký túc xá.
Đối với các hoạt động thể dục, quân sự, điều lệnh: Đây là một hoạt
động ngoài giờ lên lớp được tổ chức thực hiện hàng ngày theo quy định của
từng cơ quan, đơn vị trong các trường Công an nhân dân.
Ở HVANND, hoạt động thể dục, quân sự, điều lệnh rất được nhà trường
quan tâm chú trọng nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức tổ

chức kỷ luật, kỷ cương, thực hiện theo đúng điều lệnh Công an nhân dân. Ban
Giám đốc nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác thể thao,
điều lệnh, quân sự, võ thuật Công an nhân dân đối với việc rèn luyện sức
khỏe, nâng cao thể chất, siết chặt kỷ cương, kỷ luật của sinh viên; rèn luyện,
nâng cao kỹ thuật, chiến thuật đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh chống các
thế lực thù địch và bọn tội phạm.
Học viện quán triệt, vận dụng các quan điểm, chủ trương của Đảng và
của Bộ Công an để xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo công tác thể thao, điều
lệnh, quân sự, võ thuật; đề ra các khẩu hiệu hành động và phong trào thi đua
rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe; triển khai, thực hiện cuộc vận động
23


“Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa
vì nhân dân phục vụ”. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết
việc triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ về công tác thể thao,
điều lệnh, quân sự, võ thuật.
Về nội dung công tác thể dục, quân sự, điều lệnh:
Đề ra chương trình tổ chức tập huấn điều lệnh, quân sự, võ thuật, Hội thi
bắn súng, Hội thi điều lệnh theo định kỳ hằng năm đối với sinh viên Học viện.
Đề ra chương trình, kế hoạch tổ chức các cuộc Hội thao, Hội thi điều
lệnh, quân sự, võ thuật và tổ chức các giải thể thao Công an nhân dân…qua
đó, thúc đẩy phong trào rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể lực cho sinh viên;
tổ chức cho các vận động viên luyện tập, tham gia các giải thể thao quốc tế,
khu vực và trong nước.
Mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu thể thao với Công an, Cảnh sát các
nước trong khu vực và quốc tế.
Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ các hoạt
động tập luyện thể thao, điều lệnh, quân sự, võ thuật, như: Hệ thống nhà thi
đấu, trường bắn, sân thể thao, bể bơi…đáp ứng nhu cầu luyện tập thể thao,

điều lệnh, quân sự, võ thuật.
Xây dựng cơ chế, chính sách đối với vận động viên là sinh viên; tham
mưu, đề xuất chính sách thu hút nhân tài và tôn vinh những người có nhiều đóng
góp cho công tác thể thao, điều lệnh, quân sự, võ thuật Công an nhân dân.
1.1.2. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của sinh viên
Từ xa xưa đến nay trong xã hội loài người đã xuất hiện một dạng hoạt
động xã hội đặc thù, đó là “Quản lý”. Hoạt động quản lý là rất cần thiết và
không thể thiếu được trong bất kì tổ chức xã hội nào. C.Mác đã viết: “Tất cả
mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào được tiến hành trên quy mô
tương đối lớn thì ít nhiều cũng có một sự chỉ đạo, để điều hòa những hoạt
động cá nhân và thực hiện những chức năng chung, phát sinh sự vận động của
toàn bộ cơ sở sản xuất khác với sự vận động của các khí quan độc lập của nó.
24


Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển mình, còn một dàn nhạc thì phải có
nhạc trưởng”.
Thuật ngữ quản lý được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, trên cơ
sở những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau.
Theo tác giả Vũ Cao Đình, tiếp cận trong quản lý là đường lối xem xét
hệ thống quản lý, là cách thức thâm nhập vào hệ thống quản lý, đường lối để
xử lý các vấn đề quản lý.
Tác giả Vũ Ngọc Hải cho rằng: “Hoạt động quản lý là tác động có định
hướng,có mục đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ
chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục đích của tổ chức”.
Xét trên phương diện hoạt động của một tổ chức: “Quản lý là sự tác
động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu
quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra
trong điều kiện biến động của môi trường”.
Như vậy, quản lý là hoạt động tác động có mục đích của chủ thể quản lý

lên đối tượng quản lý trực tiếp hay gián tiếp nhằm thay đổi tích cực để đạt
được mục đích của chủ thể quản lý. Biểu hiện cụ thể của quản lý là việc lập
kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát, hướng
được sự chú ý của con người vào hoạt động nào đó, điều tiết được nguồn
nhân lực.
Có nhiều quan điểm về phân chia chức năng quản lý khác nhau, nhưng
nhìn chung đều thống nhất trên 4 chức năng cơ bản là: Chức năng kế hoạch
hóa; chức năng tổ chức; chức năng lãnh đạo; chức năng kiểm tra. Các chức
năng quản lý thấy rằng các chức năng có mối quan hệ khăng khít, đan xen vào
nhau, phối hợp và bổ xung cho nhau thành một chu trình quản lý chặt chẽ.
Quản lý sinh viên là hoạt động tác động của nhà trường tới sinh viên và
quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm nâng cao trình độ nhận thức
25


của sinh viên, đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục, đào tạo.
Điều 3 Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đại học đã nêu 7
nội dung quản lý học sinh, sinh viên của nhà trường bao gồm:
Tồ chức tiếp nhận học sinh, sinh viên trúng tuyển vào học.
Tổ chức quản lý việc học tập của học sinh, sinh viên theo đúng chương
trình kế hoạch đã định và thực hiện đúng các quy chế, quy định hiện hành.
Tổ chức vồ quản lý đời sống vật chất của học sinh, sinh viên ăn, ở, sinh
hoạt của học sinh, sinh viên trong ký túc xá.
Tổ chức và quản lý đời sống tinh thần của học sinh, sinh viên: Công tác
chính trị tư tưởng, hoạt động vàn hóa, văn nghệ, thể đục thể thao và các hoạt
động khác của học sinh, sinh viên.
Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước quy định đối với
học sinh, sinh viên về học bổng, học phí, bảo hiểm xã hội và các chế độ xã
hội khác có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của học sinh, sinh viên.
Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương nơi trường

đóng (xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố) xây dựng kế hoạch đảm bảo an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nơi trường đóng, giải quyết
kịp thời, đúng đắn các vụ việc, các vấn đề liên quan đến học sinh, sinh viên.
Hướng dẫn học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nội quy,
quy chế.
Biểu dương, khen thưởng những học sinh, sinh viên đạt thành tích cao
trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, trong hoạt động xã hội, xử lý
kỷ luật đối với học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật và nội quy, quy chế. Chỉ
đạo tốt công tác thanh tra.
Trên cơ sở các quan niệm về HĐGDNGLL, quản lý, quản lý sinh viên
và từ thực tiễn quản lý HĐGDNGLL, tác giả cho rằng:

26


×