Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TÀI LIỆU CHUYÊN đề tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH GIỚI THIỆU tác PHẨM CHIẾN THUẬT DU KÍCH của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.1 KB, 15 trang )

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “CHIẾN THUẬT DU KÍCH” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ
MINH
MỤC LỤC

Trang
LỜI NĨI ĐẦU

2

1. HỒN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

3

2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

4

Chương I

Du kích là gì?

4

Chương II

Tổ chức đội du kích

5

Chương III


Ngun tắc của cách đánh du kích

5

Chương IV

Cách tiến cơng, tập kích

7

Chương V

Phục kích

9

Chương VI

Cách đánh phịng ngự

10

Chương VII

Cách đánh đuổi giặc

11

Chương VIII Cách rút lui


11

Chương IX

Phá hoại

12

Chương X

Thông tin và liên lạc

12

Chương XI

Hành quân

12

Chương XII

Đóng quân

13

Chương XIII Căn cứ địa

13


3. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

13

KẾT LUẬN

15


2
LỜI NĨI ĐẦU

“Chiến thuật du kích” là một trong những tác phẩm đầu tiên viết về
quân sự của Hồ Chí Minh, làm cơ sở cho việc tổ chức, huấn luyện các đội du
kích và tiến hành chiến tranh du kích để đánh Pháp, đuổi Nhật trước năm
1945. Đây là tài liệu qn sự có giá trị to lớn khơng chỉ trong lịch sử mà cả ở
hiện tại và tương lai.
1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Những năm 1940 của thế kỷ XX, khi chiến tranh thế giới lần thứ 2
đang diễn ra quyết liệt, nhân dân ta đang tiếp tục công cuộc đấu tranh giành
độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Với lòng căm thù giặc sâu sắc,
phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.
Trong khi thực dân đế quốc có binh hùng tướng mạnh, vũ khí trang bị
hiện đại với nhiều loại súng ống đạn dược, vất chất, lương thực, hậu cần đầy
đủ thì phía cách mạng vũ khí rất thô sơ, lực lượng quân sự mỏng (Quân đội ta
chưa được thành lập). Trước tình hình đó, Đảng đã chủ trương thành lập các
đội du kích để làm nịng cốt cho toàn dân đánh giặc. Cùng với sự phát triển
của phong trào cách mạng, các đội du kích khơng ngừng lớn mạnh, cách đánh
du kích cũng bắt đầu xuất hiện. Thực tiễn đòi hỏi phải khái quát thành lý luận

chiến tranh du kích để tổ chức huấn luyện các đội du kích, hình thành và áp
dụng rộng rãi cách đánh du kích vì đây là điều kiện rất quan trọng để thực
hiện nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. Có
như thế mới đánh thắng được bọn thực dân đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm chiến tranh du kích ở Trung Quốc,
Nga, Pháp đồng thời nắm chắc tình hình thực tiễn, Hồ Chí Minh đã viết tác
phẩm “Chiến thuật du kích” nhằm khái quát, chỉ ra những vấn đề lý luận, thực
tiễn, kinh nghiệm tổ chức và tiến hành cách đánh du kích, làm cơ sở để tổ
chức lực lượng, huấn luyện và thực hành đánh du kích trên khắp cả nước, làm
cho quân địch suy yếu dần, tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi.
Tác phẩm “Chiến thuật du kích” được Việt Minh xuất bản nhiều lần,
mỗi lần đều có sửa chữa bổ sung và hồn thiện nhưng cho đến nay ta mới tìm
thấy 3 cuốn: Chiến thuật du kích - quyển II, xuất bản năm 1942, bàn về chiến
tranh du kích với những cách đánh, nguyên tắc chiến đấu và cách xử lý một


3
số tình huống trong chiến thuật du kích; Chiến thuật du kích - quyển IV, xuất
bản năm 1945 bàn về cách phòng ngự, đánh đuổi và rút lui; Quyển V bàn về
công tác phá hoại; đầy đủ nhất là quyển II tái bản năm 1944 với tên gọi
“Cách đánh du kích”. Cuốn này có nội dung đầy đủ nhất, dễ hiểu nhất, dùng
làm tài liệu huấn luyện cán bộ, được in trong Hồ Chí Minh Tồn tập, tập 3,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, trang 467-504.
2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

Tác phẩm được kết cấu thành 13 chương.
Chương I: Du kích là gì?1

Trong chương này Hồ Chí Minh giải thích thế nào là du kích và nêu rõ
những yêu cầu cơ bản cần đạt được trong chiến tranh du kích. Riêng trong

quyển II xuất bản năm 1942, Người cịn giải thích rõ mục đích của chiến
tranh du kích và các nội dung cơ bản của chiến thuật du kích.
Về khái niệm du kích, Hồ Chí Minh cắt nghĩa: “du kích là cách đánh
giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc” 2. Theo nghĩa thơng thường đó là
cách đánh lén, đánh úp, đối phương bị động, bất ngờ. Đánh du kích được áp
dụng trong điều kiện giặc có khí giới tốt, qn đội “đàng hồng”, cịn ta thì vũ
khí thơ sơ, qn đội chưa được tổ chức đầy đủ nhưng có quần chúng nhân dân
nhiệt thành ủng hộ thì nhất định đánh được quân Pháp - Nhật.
Để đánh du kích thắng lợi, Hồ Chí Minh đưa ra 4 u cầu:
1- Phải có đường lối chính trị đúng. Theo Hồ Chí Minh, đường lối
chính trị đúng đắn của ta là "đường lối đánh Tây - Nhật", đó là mục đích tối
cao của chiến tranh du kích.
2- Phải dựa trên cơ sở quần chúng. Người chỉ rõ: "Muốn đánh du kích
cần phải có dân chúng tham gia và giúp sức. Du kích như cá, dân chúng như
nước. Cá khơng có nước thì cá chết, du kích khơng có dân chúng thì du kích
chết"3. Người u cầu các đội du kích phải liên hệ mật thiết với quần chúng,
phải bảo vệ quần chúng và được quần chúng ủng hộ.
1

Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.468-470.
Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.468.
3
Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.469.
2


4
3- Phải có tổ chức vững chắc và nghiêm mật. Đây là vấn đề có tính
ngun tắc trong cách đánh du kích, các đội du kích phải được tổ chức chặt
chẽ, thống nhất, "kỷ luật phải nghiêm như sắt". Người cịn nhấn mạnh: du

kích nếu khơng có tổ chức thì khơng phải là một đội qn cách mạng.
4- Phải có một lối đánh rất tài giỏi. Nghĩa là thiên biến vạn hoá, xuất
quỷ nhập thần… Khéo dùng lối đánh du kích thì "trăm trận trăm thắng".
Chương II: Tổ chức đội du kích1.

Trong chương này Hồ Chí Minh nêu lên quy mơ, cách thức tổ chức đội
du kích và tiêu chuẩn đội viên.
Về quy mơ tổ chức thì tuỳ theo tình hình từng nơi, lực lượng đơng hay
ít mà tổ chức thành các cấp:
1- Tiểu tổ du kích: gồm 2-3 người, có nơi đến 2-3 chục người, có tổ
trưởng chỉ huy, nếu cần thì có thêm phó tổ trưởng. Tổ du kích khơng thốt ly
khỏi sản xuất mà trực tiếp lao động sản xuất tại địa phương, khi cần thì tham
gia chiến đấu. Vũ khí trang bị thì tuỳ theo hồn cảnh, xoay được thứ gì thì
dùng thứ ấy, súng, dao, gậy đều được.
2- Chi đội du kích: là một đội du kích có vũ trang, thốt ly hồn tồn
khỏi sản xuất hoặc vừa sản xuất vừa chiến đấu. Biên chế từ tiểu đội đến trung
đội, đại đội và chi đội (4 đến 5 tiểu đội thành một trung đội, 4-5 trung đội
thành đại đội, 4-5 đại đội thành chi đội).
3- Tư cách đội viên du kích: Hồ Chí Minh coi trọng yếu tố tinh thần.
Người viết: “Ai là dân Việt Nam khoẻ mạnh, muốn đánh Tây - Nhật, khơng
sợ khó nhọc, nguy hiểm đều có thể thành một đội viên du kích”2.
4- Cơ quan chỉ huy: Hồ Chí Minh coi trọng tổ chức chỉ huy đội. Người
chỉ ra: ở mỗi cấp đều có chỉ huy trưởng, cấp phó và có một chính trị viên. Nếu
chi đội đơng người thì lập các ban phụ trách chuyên môn như trinh sát, làm
công tác chính trị…
Chương III: Nguyên tắc của cách đánh du kích3

1

Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.471-472.

Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.472.
3
Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.473-475.
2


5
Trong chương này Hồ Chí Minh nêu lên 4 nguyên tắc bất di bất dịch
phải tuân thủ, 4 mưu mẹo và 9 động tác đánh du kích thường được áp dụng
trong chiến thuật du kích ở Việt Nam:
- Nguyên tắc:
1- Giữ quyền chủ động: trong chiến thuật du kích phải luôn giành thế
chủ động, phải sử khiến được địch, điều khiển địch theo ý định của ta, không
để quân thù sử khiến. Khi cần phải rút lui cũng phải lui trong thế chủ động.
2- Hết sức nhanh chóng: cơ động nhanh, bí mật, bất ngờ, đánh chớp
nhống mới bảo đảm thắng lợi.
3- Bao giờ cũng giữ thế tiến công.
4- Phải có kế hoạch thích hợp và chu đáo.
- Mưu mẹo:
1- Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, náo phía đơng, đánh phía tây.
2- Tránh những trận gay go, khơng chết sống giữ đất. Đây cũng là đặc
trưng của lối đánh du kích, nếu gặp tình huống gay go phức tạp, địch tăng
viện nhanh hoặc khi đánh mới phát hiện địch quá mạnh thì phải tránh, khơng
thể giữ đất bằng mọi giá để ít hao phí sinh lực. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đánh du
kích cốt chọn miếng dễ, miếng ngon mà ăn, không phải hao tốn nhiều" 1. Khi
cần nhất thiết phải tổ chức lui quân hợp lý.
3- Hóa chỉnh vi linh, hóa linh vi chỉnh.
Chỉnh có nghĩa là tồn bộ, linh là bộ phận. Hóa chỉnh vi linh nghĩa là
phân tán lực lượng, chia ra nhiều bộ phận nhỏ khi cần thiết. Hóa linh vi chỉnh
là tập trung lực lượng nhanh chóng để hợp lực tiêu diệt quân địch khi cần

thiết. Phân tán và tập trung ln nhanh chóng và chuyển hóa khơn lường mới
lừa được địch.
4- Mình n đánh quân thù động, mình khỏe đánh quân thù mệt. Nghĩa
là đánh du kích phải giữ quyền chủ động chọn lúc quân thù đang làm nhiều
việc, lúc đi đường, lúc quân thù mệt thì đánh úp sẽ tất thắng.
- Chín động tác đánh du kích thường vận dụng:
1- Lừa gạt quân giặc: làm cho chúng mắt mù tai điếc, hoặc truyền
thông tin sai lệch để lừa gạt chúng.
1

Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.474.


6
2- Trinh thám quân giặc, "Biết mình biết giặc, trăm trận trăm thắng".
3- Làm cho quân giặc khốn đốn, ăn khơng ngon ngủ khơng n.
4- Làm cho qn giặc đói khổ: giặc đi đến đâu thực hiện vườn không
nhà trống đến đó, đánh phá kho lương thực, đánh cướp đội vận tải lương thực
của giặc.
5- Ngăn cản quân giặc bằng cách triệt phá giao thơng.
6- Bắt cóc qn giặc.
7- Làm cho quân giặc mù mịt hoảng hốt: nghi binh, mình có người ít,
súng ít mà làm như có người nhiều, súng nhiều làm cho quân địch hốt hoảng
ta thừa cơ tiêu diệt.
8- Dụ quân giặc vào bẫy để đánh.
9- Tập kích, phục kích và truy kích quân địch. Người giải thích: tập
kích là mình đến đánh qn giặc ở một chỗ; phục kích là mình ẩn nấp một
chỗ, chờ qn địch đi qua thoạt ra đánh úp; truy kích là đánh đuổi theo sau
quân địch.
Chương IV: Cách tiến công, tập kích


Hồ Chí Minh chỉ ra chiến thuật du kích bao giờ cũng ở thế tiến cơng.
Tiến cơng, có hai loại là tập kích và phục kích.
Về tập kích: Muốn tập kích thắng lợi phải tổ chức chuẩn bị bí mật và
chu đáo, lúc đánh phải nhanh chóng và kiên quyết. Hồ Chí Minh cịn chỉ ra
mấy u cầu cơ bản khi tổ chức đánh tập kích. Đây cũng là nội dung cơ bản
trong tồn bộ tác phẩm:
1- Trinh thám:
Hồ Chí Minh địi hỏi trinh thám phải nắm chắc tình hình địch, địa hình
và nắm về tình hình chính trị. Về địch cần nắm số người, thuộc loại lính gì,
súng ống như thế nào, hành động và sức chiến đấu ra sao, phòng bị canh gác
thế nào, hệ thống chỉ huy và qn giặc có liên quan. Về địa hình cần nắm
vững hệ thống đường sá từ chỗ ta đến chỗ địch có tiện đi lại khơng, có nơi ẩn
nấp khơng, có đường rút lui khi cần thiết khơng. Về tình hình chính trị cần
nắm qn địch quan hệ đối với quần chúng như thế nào, quân lính của địch ăn
ở như thế nào, tinh thần thế nào, đối với quan chức chỉ huy như thế nào, đối
với cách mạng thế nào; thái độ của dân chúng đối với cách mạng thế nào, họ


7
có thể giúp được đội du kích những gì, làm thế nào để liên lạc được với dân
chúng để kêu gọi, vận động dân chúng…
2- Xếp đặt kế hoạch chuẩn bị.
Hồ Chí Minh coi đây là một bước rất quan trọng. Sau khi trinh thám
đầy đủ, đội trưởng và chính trị viên phải nghiên cứu và lên kế hoạch tập kích
trên cơ sở những nguyên tắc đã nêu ở chương III. Nếu điều kiện thời cơ chưa
cho phép thì phải tìm cách tạo ra thời cơ bằng cách lừa địch vào chỗ dễ tập
kích, dương đơng kích tây. Lên kế hoạch tập kích cần chú ý ba điều cơ bản:
Một là, chọn thời điểm tập kích, Hồ Chí Minh nêu lên 4 thời điểm cần
phải lựa chọn:

a. Đêm tối: bảo đảm yếu tố bí mật bất ngờ nhưng dễ mệt mỏi và đi lạc
đường, nếu đội du kích được huấn luyện thành thạo thì có thể chiến đấu tốt.
b. Sắp sáng: đánh sớm khi địch đang ngủ và rút lui khi trời chưa sáng.
c. Đầu hôm: là thời điểm địch canh gác sơ sài ta có thể bố trí du kích ẩn
nấp đến đầu tối thì chủ động đánh úp, dễ thành cơng, nhưng nếu khơng thành
thì có thể lui quân ngay trong đêm.
d. Ban ngày: là thời điểm tập kích rất khó khăn. Nếu chọn tập kích ban
ngày phải đủ mấy điều kiện: địch bố trí sơ sài, chậm chạp; địch lẻ loi; địch
khinh thường khơng đề phịng đội du kích; gặp mưa to gió lớn.
Hai là, chuẩn bị tập kích:
Phải hiệp đồng tín hiệu nổ súng xung phong; dự kiến tình huống tập
kích khơng thành phải rút lui như thế nào, về đâu; dự kiến chuẩn bị dụng cụ
phương tiện trèo đèo vượt suối nếu có, chuẩn bị vũ khí trang bị đánh lơ cốt...;
trong phạm vi khơng sợ lộ bí mật phải cho bộ đội biết trước về trận đánh và
tuyên truyền cổ động họ chuẩn bị đầy đủ.
Ba là, tuyệt đối giữ bí mật.
3- Bắt đầu ra đi. Đây là giai đoạn hành quân vào vị trí tập kích.
Phải chọn đường tiểu lộ, thậm chí tìm đường mới mà đi để bảo đảm
yếu tố bí mật nhưng không để lạc đường hoặc chậm trễ. Lúc hành quân phải
yên tĩnh, tránh tiếng ồn, trừ người làm nhiệm vụ trinh thám, số cịn lại khơng
được lên đạn để tránh tiếng nổ bất ngờ. Người trinh thám phải giả thường dân
đi trước để do thám. Khi gặp lính gác của giặc thì tránh, bắt sống hoặc bí mật


8
giết chết không để xảy ra nổ súng. Nêu chẳng may gặp địch bất ngờ buộc phải
nổ súng thì chủ động chiếm chỗ thuận lợi để đánh.
4- Đến chỗ tập kích.
Phải bí mật tập hợp lực lượng tại chỗ ẩn nấp để tập kích. Nhanh chóng
tập trung chỉ huy, bổ sung nhiệm vụ lần cuối, xem xét tình hình địch, nếu bắt

được lính gác thì tra hỏi càng tốt. Lúc tập kích cần chú ý khơng nên phân tán
lực lượng. Nếu có điều kiện thì tổ chức bộ phận ngăn chặn đường rút lui,
đường tiếp ứng của địch. Khi sắp đặt xong, hiệp đồng thống nhất thì ra dấu
hiệu tấn cơng.
5- Xung phong:
Khi có tín hiệu phát ra thì tiến đánh ngay, đánh úp. Nếu địch co cụm
chống trả thì bao vây tấn cơng tiêu diệt. Tập kích xong phải tổ chức lui quân
ngay. Chỉ để một phần nhỏ lực lượng thu dọn xử lý tù binh. Nếu có điều kiện
thì tổ chức truy kích địch nhưng phải đề phịng địch cứu viện, khơng nên đuổi
q xa. Nếu tập kích không thành phải tổ chức lui quân ngay.
6- Sau khi tập kích:
Tổ chức lui quân về vị trí tập trung đã hợp đồng trước, nếu có thương
binh phải đưa đi trước, nếu tập kích đánh tan được quân giặc và qn giặc cứu
viện khơng tới được thì có thể ở lại ít lâu để tuyên truyền tổ chức dân chúng
diệt trừ phản động, xử lý tù hàng binh...
Khi tập kích thành lũy phải có kế hoạch rất khơn khéo. Phải chuẩn bị
nội công bên trong. Chọn chỗ quân thù không phịng bị, lẻn vào thành rồi nổi
lên tập kích. Giả làm quân địch kéo vào thành rồi đánh hoặc dụ địch ra ngồi.
Cách đối phó nếu qn thù tập kích ta: khi đóng quân phải tổ chức canh
gác cẩn thận, nếu bị địch tập kích thì phải lui qn nhưng rút lui xong phải tổ
chức đánh úp để cứu những người chưa thốt kịp.
Chương V: Phục kích1

Trước hết, Hồ Chí Minh nêu ra khái niệm phục kích: "Ẩn nấp trong
một chỗ chực quân giặc đi qua thoạt ra đánh úp, thế gọi là phục kích" 2. Theo
Hồ Chí Minh phục kích có phần dễ hơn tập kích nhưng địi hỏi phải thực hiện
1
2

Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.483-490.

Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.483


9
đầy đủ các bước như: trinh thám, chọn chỗ phục kích, tiến hành phục kích,
phục kích đánh lẻ, phục kích vận tải, kị binh, ô tô, xe hỏa của địch.
1- Trinh thám tình hình giặc. Đây là bước rất quan trọng làm cơ sở để
lên kế hoạch tập kích. Hồ Chí Minh yêu cầu phải tổ chức trinh thám xác định
rõ quân giặc đi vào lúc nào, đi đường nào, đến chỗ nào, có bao nhiêu qn số,
thuộc loại lính gì, vũ khí, sức chiến đấu, phương tiện xe cộ ra sao, mục đích
hành qn của chúng làm gì. Nắm địch quân có liên quan như khả năng liên
lạc, viện binh của những đơn vị nào, lực lượng bao nhiêu, từ đâu đến...
2- Chọn chỗ phục kích: phải chọn chỗ ẩn nấp tốt, có địa hình thuận lợi,
bảo đảm ta thấy địch mà địch không thấy ta, ta đánh địch dễ mà địch khó
đánh ta, tiện cho ta lui quân chứ không tiện cho địch rút lui. Chỗ ẩn nấp phải
nằm ngồi vịng do thám của địch, có cả chỗ đứng quan sát rõ.
3- Lúc đến chỗ phục kích: phải khéo chọn đường hành qn đến chỗ
phục kích, có người trinh thám đi trước, giữ bí mật trong lúc cơ động vào vị
trí phục kích.
4- Lúc tiến hành phục kích: phải chia làm hai bộ phận. Một phần ba lực
lượng kìm chế địch cịn số đơng thì đánh chiếm địch. Nhiệm vụ phải bàn
trước, giao trước, chỉ huy theo đúng kế hoạch. Nếu địch ít thì tổ chức lực
lượng chặn đầu, khóa đi, diệt gọn, nếu địch đơng thì chỉ đánh đoạn giữa,
thậm chí đoạn đi. Khi đánh đoạn đi phải có lực lượng quấy rối ở đoạn
đầu và hai bên sườn để địch không tiếp ứng được. Lúc phục kích cần kiên
quyết và nhanh chóng, địch trở tay khơng kịp.
5- Sau khi phục kích thắng lợi nhanh chóng tổ chức thu dung lui quân,
đề phòng quân giặc cứu viện. Khi phục kích khơng thành người chỉ huy phải
quyết đốn, nếu địch mạnh hơn thì phải khéo lui quân.
6- Phục kích những binh lính lẻ tẻ của địch.

7- Phục kích đội vận tải, ơ tơ, thuyền...
Chương VI: Cách đánh phịng ngự1

Trước hết Hồ Chí Minh giải thích: phịng ngự nghĩa là chống giữ, mình
ở một chỗ, quân thù đến đánh. Người cũng nhấn mạnh đặc điểm của chiến
đấu du kích là tiến cơng nhưng có lúc phải chuyển vào phịng ngự trong các
trường hợp: bị địch tập kích bất ngờ; sau khi đánh úp quân địch phải dùng lối
1

Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.491-494.


10
đánh phòng ngự để tổ chức rút lui; bảo vệ căn cứ địa. Dù phòng ngự trong
trường hợp nào cũng phải giữ vững thế tiến cơng.
Cách phịng ngự ngồi căn cứ địa: Hồ Chí Minh nêu ra cách đánh này
với yêu cầu phải tổ chức do thám chặt chẽ, liên hệ mật thiết với dân, bám dân
để nắm địch; tổ chức canh gác nghiêm mật cả ngày và đêm; không đóng qn
ở những chỗ khơng tốt, địa hình khơng thuận lợi; phải làm hào lũy và chuẩn
bị chu đáo. Trong trường hợp bất ngờ bị quân thù đánh úp người chỉ huy phải
quyết định ngay đánh úp lại hay rút lui. Khi rút lui phải tổ chức bộ phận
chống trả, kiềm chế địch.
Khi thực hiện cách đánh phòng ngự căn cứ địa của mình cần chú ý:
dùng lối điều quân mau lẹ, linh hoạt để phòng ngự; hết sức dùng mọi cách để
ngăn cản quân giặc; thực hành vườn không nhà trống; hô hào dân chúng tham
gia đánh giặc; lúc quân giặc tiến vào căn cứ địa của mình, phải tổ chức đánh
phá đằng sau chúng bằng cách cắt thông tin liên lạc, phá đường, phá cầu, chặn
đường chi viện... Dùng lối đánh chim sẻ hay lối đánh của người Mán để bắn
tỉa tiêu diệt địch.
Chương VII: Cách đánh đuổi giặc


Hồ Chí Minh chỉ rõ: khi quân giặc thua, ta tổ chức thu dọn chiến
trường, thu vũ khí, xử lý thương binh, tù hàng binh đồng thời tổ chức truy
đuổi tiêu diệt địch. Tuy nhiên, do lực lượng ta ít, vũ khí thơ sơ, qn địch
mạnh, khả năng chi viện ứng cứu nhanh nên Người yêu cầu: khi truy kích,
đánh đuổi quân địch phải kết hợp vận động dân chúng giúp đỡ nhưng phải đề
phòng địch ứng cứu viện binh. Lui quân phải tiến hành ngay và chủ động,
không để địch phản kích bất ngờ.
Chương VIII: Cách rút lui

Trong chiến thuật du kích cịn có cách tổ chức lui qn. Hồ Chí Minh
khẳng định: sau mỗi trận đánh dù được hay thua đều phải tổ chức rút lui. Nếu
ta thua mà địch tiến cơng mạnh và phải rút lui thì cần chú ý 5 điều: chọn
những đội viên can đảm ở lại kiềm chế địch và rút lui sau; đội trưởng và
chính trị viên phải tỏ rõ tinh thần và năng lực lãnh đạo của mình để làm
gương cho đội viên; phải chủ động tiếp cận dân chúng, cổ động dân chúng


11
giúp đỡ bộ đội; tổ chức lui quân cũng phải có kế hoạch thích hợp, dự báo
trước về đường lui, cách lui, vị trí tập kết… Khi tránh khỏi quân giặc rồi thì
phải tổ chức lại lực lượng, hình thành chỗ đứng chân, tổ chức huấn luyện dân
chúng và chuẩn bị tiến cơng giặc.
Chương IX: Phá hoại

Hồ Chí Minh coi đây là phần trọng yếu trong cách đánh du kích bằng
cách phá hủy cầu cống, đường sá, thực hiện vườn không nhà trống ở bất cứ
nơi nào quân giặc tới.
Hồ Chí Minh nêu lên các nguyên tắc trọng yếu trong cách đánh phá
hoại là: Trước khi đánh phải xem xét thiệt hại cho giặc như thế nào, có thiệt

hại cho ta khơng; phải hiểu rõ tình hình địch ở đó và tính chất mục tiêu định
phá. Lúc thực hành phá hoại phải xếp đặt đội yểm hộ; phải chọn thời gian, cơ
hội và địa điểm phù hợp, thường là ban đêm.
Hồ Chí Minh cịn nêu chi tiết cách thức phá hoại đối với từng loại mục
tiêu như: dây thép qua sông, cầu, đường ô tô, xe hỏa, đồn lũy, thành qch…
Chương X: Thơng tin và liên lạc

Hồ Chí Minh chỉ ra sự cần thiết và vai trò của hệ thống thơng tin liên
lạc trong chiến thuật du kích, một trong các yếu tố bảo đảm thắng lợi của cách
đánh du kích. Đánh du kích phần xếp đặt thơng tin liên lạc cho nhanh chóng,
chắc chắn và chu đáo. Thơng tin và liên lạc của đội du kích phần lớn phải nhờ
vào dân chúng. Người phụ trách thông tin liên lạc phải là người nhanh nhẹn,
chắc chắn và khôn khéo. Phải dùng lối đi bộ, xe ngựa, đi xe, đi thuyền để đưa
tin tức. Lúc cần phải tổ chức đi nhiều người, theo nhiều hướng phịng khi
người này gặp khó khăn, thơng tin chưa đến kịp thì có người khác đưa đến.
Đây là việc làm rất cần thiết khi tổ chức truyền tin trong điều kiện chiến tranh
du kích. Hẹn nhau cũng phải hẹn ở nhiều điểm, theo nhiều tình huống thời
gian và tín hiệu khác nhau để phịng khi bị lộ thì xử lý theo các phương án đã
hiệp đồng trước.
Chương XI: Hành quân

Người căn dặn lúc hành quân cần nhớ 3 điều: nhẹ nhàng, nhanh
chóng, bí mật. Nhẹ nhàng nghĩa là chỉ mang theo những đồ dùng thật cần


12
thiết, vũ khí trang bị gọn nhẹ, cơ động nhanh; nhanh chóng là chuẩn bị
nhanh, hành quân nhanh, đúng đường, đúng điểm tập kết; bí mật là giữ bí
mật đối với địch và cả với dân chúng, không để lộ thông tin về việc hành
quân của đội.

Trong hành quân việc tổ chức tổ trinh thám là rất cần thiết. Trinh thám
phải trinh sát trước và đi trước đội hình. Nhiệm vụ trinh thám phải: Do thám
sự canh phòng, sắp xếp của giặc. Kiểm soát và giữ lại những người bị tình
nghi. Khi gặp địch thì báo ngay cho đội để xứ lý. Đặt các dấu hiệu dọc đường
để báo tin, người đi sau phải thu dọn.
Chương XII: Đóng quân

Nêu lên vị trí, vai trị và một số u cầu cơ bản của việc tổ chức đóng
qn, canh phịng trong chiến tranh du kích. Theo Hồ Chí Minh, đóng qn
trước hết phải chọn chỗ thích hợp, "thuận tiện để nghỉ ngơi và phịng thủ".
Khơng nên đóng qn trong làng khi ở gần địch, địa thế khơng thuận lợi, phải
tìm chỗ rừng núi mà đóng. Đóng quân phải thường xuyên thay đổi vị trí, tính
chất hoạt động để nghi binh lừa địch "mỗi đêm đóng một chỗ, nếu cần thì
trong mỗi đêm cũng thay đổi chỗ đóng"1.
Trong khi tổ chức đóng quân, dừng chân nghỉ ngơi… Hồ Chí Minh
nhắc nhở đội du kích phải coi trọng tổ chức canh gác, đề phịng qn địch tập
kích và kẻ gian. Người coi đó là một u cầu có tính ngun tắc trong tổ chức
đóng quân.
Chương XIII: Căn cứ địa

Hồ Chí Minh chỉ ra trong q trình hoạt động lâu dài của đội du kích
cần phải có nơi đứng chân làm cơ sở. Đó là căn cứ địa, nơi dự trữ lương thực,
thuốc men, đạn dược, luyện tập và nghỉ ngơi. Người còn chỉ ra những yêu cầu
khi tổ chức đóng quân, xây dựng căn cứ địa cách mạng trong chiến tranh du
kích như lựa chọn địa hình hiểm yếu, có dân chúng ủng hộ…
Khi đội du kích phát triển thì cơ sở ấy cũng phát triển thành căn cứ địa
vững chắc. Nhất là sau khi đánh đuổi quân giặc đội du kích tổ chức xây dựng

1


Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.503.


13
chính quyền cơ sở. Rồi dựa vào chính quyền, tiếp tục phát triển và trở thành
quân chính quy…
3. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

Tác phẩm "Chiến thuật du kích" có ý nghĩa rất quan trọng khơng chỉ
trong chiến tranh du kích giành độc lập dân tộc mà cả trong chiến tranh tương
lai. Cách đánh du kích của Hồ Chí Minh cũng có thể vận dụng trong huấn
luyện chiến đấu của bộ đội chủ lực, nhất là trong điều kiện chiến tranh kiểu
mới nhưng vũ khí, trang bị của ta cịn ít và chất lượng chưa cao. Đây là tài
liệu quân sự rất cần thiết để tổ chức huấn luyện, giáo dục, xây dựng lực lượng
vũ trang, nhất là lực lượng dân quân tự vệ trong tình hình hiện nay.
Một là: khẳng định đúng vị trí, tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí
Minh về chiến thuật du kích trong lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc. Đây
là cơ sở, nền tảng để xác định đường lối chiến tranh du kích, tổ chức xây
dựng lực lượng, huấn luyện và tiến hành cách đánh du kích, một trong các
hình thức chiến thuật phổ biến và hiệu quả trong kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Hai là: cách thức tổ chức đội du kích, nguyên tắc chiến thuật du kích,
các cách đánh du kích và cơng tác bảo đảm trong chiến thuật du kích được Hồ
Chí Minh nêu lên trong tác phẩm đến nay vẫn còn nguyên giá trị, cần vận
dụng sáng tạo trong huấn luyện, giáo dục bộ đội, chuẩn bị tâm lý và biện pháp
ứng phó có hiệu quả với các kiểu chiến tranh hiện đại, nhất là chiến tranh
công nghệ cao.
Ba là: trong xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân cần coi trọng cả
bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Xây dựng lực lượng dân
quân tự vệ, dự bị động viên hùng hậu gắn với thế trận chiến tranh nhân dân

rộng khắp. Coi trọng huấn luyện các hình thức chiến thuật, lối đánh truyền
thống của chiến tranh du kích sát với thực tế ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Bốn là: trong khi tập trung nâng cao chất lượng vũ khí trang bị, từng
bước hiện đại hố vũ khí, khí tài, cần coi trọng khâu bảo quản, giữ gìn và sử
dụng có hiệu quả các loại vũ khí trang bị hiện có, kể cả các loại vũ khí trong
chiến tranh du kích trước đây. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng, rèn luyện cho


14
bộ đội và dân quân tự vệ biết bảo quản, sử dụng, khai thác tốt để phục vụ
huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.


15
KẾT LUẬN

Tác phẩm “Chiến thuật du kích” là một trong những tác phẩm đầu tiên
viết về quân sự của Hồ Chí Minh, làm cơ sở cho việc tổ chức, huấn luyện các
đội du kích và tiến hành chiến tranh du kích để đánh Pháp, đuổi Nhật trước
năm 1945. Đây là tài liệu qn sự có giá trị to lớn khơng chỉ trong lịch sử mà
cả ở hiện tại và tương lai.
Ngày nay, trước sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại đã tác
động mạnh mẽ đến lĩnh vực quân sự làm xuất hiện các phương thức chiến
tranh mới: chiến tranh vũ khí cơng nghệ cao, chiến tranh khuất phục… Tuy
nhiên trong điều kiện nước ta, việc vận dụng chiến tranh du kích là rất cần
thiết. Nghiên cứu Tác phẩm giúp chúng ta có cách nhìn tồn diện về chiến
tranh du kích, nghệ thuật và cách đánh du kích trong lịch sử chiến tranh giải
phóng, có thể vận dụng tốt trong huấn luyện quân sự giai đoạn hiện nay.




×