Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng ở huyện Đông Anh qua dự án cầu Nhật Tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.43 KB, 14 trang )

Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường giải
phóng mặt bằng ở huyện Đông Anh qua dự án
cầu Nhật Tân
Nguyễn Thị Hoa
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Kinh tế; Mã số 60 38 50
Người hướng dẫn: TS. Doãn Hồng Nhung
Năm bảo vệ: 2013

Abstract. Nghiên cứu để làm rõ các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội đã phù hợp
với thực tiễn bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất. Hệ thống hoá
các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
để chỉ ra những quy định lỗi thời cần phải sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn triển khai
công việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Nghiên cứu để tìm ra những nguyên
nhân, hạn chế của vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông
Anh khi áp dụng pháp luật hiện hành để từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng ở huyện Đông Anh, Thành
phố Hà Nội.
Keywords. Giải phóng mặt bằng; Luật kinh tế; Bồi thường thiệt hại; Pháp luật Việt
Nam.

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Nó không phải là hàng hóa thông
thường mà là một tư liệu sản xuất quan trọng trong sản xuất và đời sống. Đặc biệt với Việt
Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 75% dân số là nông dân thì đất nông nghiệp đối



với người nông dân là nguồn sống, nguồn việc làm, là “Miếng cơm manh áo”, là điều kiện để
kiếm kế sinh nhai và là sự tồn tại, duy trì và phát triển sự sống của mỗi người, mỗi gia đình.
“Trong sản xuất nông nghiệp, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính không
gì thay thế được của người nông dân, nó vừa là địa bàn trực tiếp diễn ra quá trình sản
xuất, vừa là yếu tố trung gian để kết hợp sức lao động của con người, vật tư, tiền vốn,
khoa học kỹ thuật với các yếu tố tự nhiên để nuôi dưỡng vật nuôi, cây trồng, để từ đó
tạo ra những sản phẩm lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và đóng góp cho
sự nghiệp phát triển của đất nước. Chính vì thế, đối với người nông dân, đất nông
nghiệp là tài sản thiêng liêng, quý giá và có giá trị quan trọng bậc nhất trong đời sống
của họ” [23].
Do vậy, đất đai luôn là một vấn đề nhạy cảm và nhận được sự quan tâm đặc biệt
của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Năm 1986 đất nước ta bước vào công cuộc đổi
mới xây dựng đất nước, chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã góp phần hình thành các khu đô thị mới,
các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình trọng điểm an ninh quốc gia, các công
trình giao thông công cộng ra đời… đã tạo nên sự thay da đổi thịt cho đất nước thời kỳ đổi
mới. Đất đai được xem là loại tài sản đặc biệt, là hàng hoá đặc biệt, ngày càng trở nên có
giá, hiện diện ở hầu hết các hoạt động đầu tư và sản xuất của xã hội, dù trực tiếp hay gián
tiếp. Nhà nước ta luôn đặt chính sách đất đai vào vị trí ưu tiên trong chiến lược phát triển
kinh tế và ổn định xã hội.
Nhà nước chiếm hữu đất đai thông qua các hoạt động địa chính: Điều tra khảo sát,
đánh giá, phân loại đất, lập bản đồ địa chính. Nhà nước định đoạt đất đai thông qua các quyết
định hành chính như: Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (QSDĐ), gia hạn QSDĐ, quy định hạn mức sử dụng đất, xác định khung
giá các loại đất. Nhà nước sử dụng đất gián tiếp thông qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, hay chuyển mục đích sử dụng đất. Nhà nước thu thuế sử dụng đất, thuế chuyển
QSDĐ, phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất. Người sử dụng đất chiếm hữu trực tiếp đất đai, trực
tiếp khai thác các nguồn lợi từ đất. Người sử dụng đất được định đoạt hạn chế về QSDĐ,
được tặng, cho, để lại thừa kế, cho thuê, cho thuê lại đất đai [29].
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về thực hiện chính sách

pháp luật trong giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về
đất đai thì nội dung khiếu nại tập trung vào các vấn đề: Giải phóng mặt bằng; Thu hồi diện
tích đất để bố trí phát triển các dự án; Người dân có đất bị thu hồi khiếu nại các tổ chức cá


nhân có thẩm quyền thực hiện không đúng quy hoạch, không đúng diện tích, vị trí, giá đền bù
thấp, không đáp ứng yêu cầu ổn định cuộc sống [7].
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường
giải phóng mặt bằng ở huyện Đông Anh qua dự án cầu Nhật Tân” cho đề tài luận văn thạc
sĩ luật học của mình. Tôi hy vọng với những nghiên cứu và phân tích của mình góp phần nhỏ
vào việc hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật về công tác bồi thường giải phóng
mặt bằng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề BTGPMB luôn mang tính thời sự, tuy nhiên trong từng thời điểm cụ thể với
những chính sách cụ thể và ở từng địa phương cụ thể, công tác BTGPMB lại có những nét
riêng. BTGPMB là một vấn đề nhạy cảm và ở mỗi địa phương lại không giống nhau. Thời
gian qua đã có một số công trình, sách báo pháp lý nghiên cứu về lĩnh vực này. Tiêu biểu là
các công trình nghiên cứu của các tác giả: Hoàng Thị Nga, “Pháp luật về thu hồi đất, bồi
thường giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ
luật học, 2010; Lê Thị Yến, “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn
áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ luật học năm 2010;
Nguyễn Thị Nhàn, “Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay”, luận văn
thạc sĩ luật học, 2010. Công trình mới nhất nghiên cứu về để tài bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư có: Nguyễn Thị Ngọc Bé, “Pháp luật về tái định cư và thực tiễn thực hiện tại khu kinh tế
Vũng Áng – Hà Tĩnh”, luận văn thạc sĩ luật học, 2012; Hoàng Thị Thu Trang, “Pháp luật về
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và thực tiễn áp
dụng tại Nghệ An”, luận văn thạc sĩ luật học, 2012; Đỗ Phương Linh, “Pháp luật về hỗ trợ, tái
định cư người có đất bị thu hồi trong giải phóng mặt bằng - thực trạng và giải pháp hoàn
thiện”, luận văn thạc sĩ luật học 2012; Nguyễn Thị Phương Thảo, “Pháp luật bồi thường về
đất khi thực hiện các dự án kinh tế và thực tiễn áp dụng tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”,

luận văn thạc sĩ luật học 2012.
Nhìn chung các công trình, bài báo nêu trên đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn
thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu này ở những mức độ và khía cạnh khác nhau. Có công trình đi sâu nghiên cứu và
phân tích khía cạnh pháp lý về thu hồi, bồi thường đối với đất nông nghiệp, có công trình bài
báo nghiên cứu về giá đất bồi thường hoặc có công trình nghiên cứu vấn đề tái định cư thông
qua việc đánh giá thực thực tiễn thực hiện pháp luật tại địa bàn cụ thể như luận văn tái định cư


ở Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bé và luận văn của tác giả Đỗ
Phương Linh.
Đối với huyện Đông Anh hiện mới chỉ có một luận văn của tác giả Nguyễn Thị Nhàn
nghiên cứu về “Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay” mà không
nghiên cứu về thu hồi đất ở, đất phi nông nghiệp và vấn đề tái định cư khi thu hồi đất. Chính
vì vậy, Tôi đã lựa chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường giải phóng mặt
bằng ở huyện Đông Anh qua dự án cầu Nhật Tân” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Một là: Nghiên cứu để làm rõ các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội đã phù hợp với
thực tiễn bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
Hai là: Nghiên cứu để hệ thống hoá các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để chỉ ra những quy định lỗi thời cần phải sửa đổi cho
phù hợp với thực tiễn triển khai công việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Ba là: Nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân, hạn chế của vấn đề bồi thường, giải
phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đông Anh khi áp dụng pháp luật hiện hành để từ đó đưa
ra những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng ở
huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu là các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước, của Thành
phố Hà Nội áp dụng trong công tác BTGPMB khi Nhà nước thu hồi đất trong giai đoạn từ

năm 2004 đến nay. Đặc biệt là văn bản về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong giai đoạn
thực hiện dự án cầu Nhật Tân.
- Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề áp dụng pháp luật BTGPMB cũng như
những vướng mắc, khó khăn trong công tác BTGPMB trên địa bàn huyện Đông Anh thông
qua dự án điển hình là cầu Nhật Tân. Đề tài luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề thu
hồi đất để sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế
và áp dụng pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng phục vụ cho dự án cầu Nhật Tân
trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh (gói thầu số 01 – xây dựng cầu chính và cầu
dẫn phía Bắc thuộc dự án cầu Nhật Tân). Đối với công trình là đường dẫn đầu cầu đi qua
các xã Tiên Dương, Thị Trấn, Vân Nội, Nguyên Khê, không thuộc phạm vi nghiên cứu.


Từ những nghiên cứu trên tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói
chung.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là các phương pháp như:
- Phương pháp phân tích: Tác giả áp dụng trong việc phân tích các khái niệm, các điều
khoản của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như làm rõ các khái niệm về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư; Thẩm quyền thu hồi đất; Các nguyên tắc thu hồi đất; Các nhân tố
ảnh hưởng đến BTGPMB; Phân tích các thuận lợi và khó khăn trong BTGPMB…
- Phương pháp tổng hợp: Tác giả áp dụng trong việc tổng hợp các số liệu trong các
quyết định của cơ quan Nhà nước có thầm quyền liên quan đến vấn đề bồi thường, giải phóng
mặt bằng như diện tích đất cần thu hồi phục vụ dự án; Số tiền bồi thường về đất, về tài sản; Số
tiền được tái định cư; Diện tích đất giao tái định cư. Thông qua việc tổng hợp các số liệu, con
số chúng ta dễ dàng hiểu và tiếp cận luận văn hơn.
- Phương pháp bình luận: Trong quá trình nghiên cứu tác giả đưa ra ý kiến, quan điểm
của mình về các quy định của pháp luật liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đó là
quan điểm về giá đất; Thời hạn thông báo thu hồi đất; Hoàn thiện tổ chức phát triển quỹ đất;

Trưng dụng đất; các chính sách hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất…
- Phương pháp so sánh: Tác giả áp dụng trong việc so sánh hai văn bản là Quyết định
số 18/2008/QĐ – UBND ngày 29/09/2008 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Quyết định số 108/2009/QĐ – UBND ngày
29/09/2009 về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
Thành phố Hà Nội. Thông qua việc so sánh các quy định của hai văn bản trên để rút ra được
những điểm mới, tiến bộ của các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng. Ngoài ra tác
giả còn dùng phương pháp so sánh để qua đó thấy được sự khác nhau giữa vấn đề bồi thường
với hỗ trợ; Giữa bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất với trách nhiệm bồi thường của pháp
luật hình sự.
Nguồn tài liệu tác giả sử dụng biện pháp phỏng vấn và thu thập tài liệu tại Ban bồi
thường giải phóng mặt bằng huyện Đông Anh, Phòng Tài nguyên Môi trường, Trung tâm phát
triển quỹ đất, UBND xã Vĩnh Ngọc, Thanh tra xây dựng huyện Đông Anh.


6. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu pháp luật về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng
của Trung Quốc và Singapore, tác giả đã rút ra những giải pháp về bồi thường, giải phóng mặt
bằng khi Nhà nước thu hồi đất, đặc biệt là lựa chọn những kinh nghiệm phù hợp với điều kiện
và hoàn cảnh kinh tế của Việt Nam qua dự án cầu Nhật Tân để đưa ra những đóng góp mới về
mặt khoa học sau:
-

Một là: Đánh giá các quy định của pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ
trợ tái định cư của Nhà nước, Thành phố Hà Nội khi thu hồi đất, trên cơ sở đó chỉ ra
tồn tại bất cập trong các quy định hiện hành.

-

Hai là: Đánh giá quy trình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư ở

huyện Đông Anh qua dự án cầu Nhật Tân. Tác giả đưa ra đề xuất, kiến nghị giúp cho
công việc bồi thường giải phóng mặt bằng ở huyện được nhanh chóng, giảm khiếu
kiện, chống đối trong thực tế giải quyết vụ việc phát sinh ở huyện Đông Anh.

-

Ba là: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết và
tin cậy đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động ban hành, sửa đổi,
bổ sung các quy định của pháp luật đất đai liên quan đến lĩnh vực bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất. Đồng thời luận văn còn có giá trị tham khảo hữu ích trong hoạt động
giảng dạy và học tập môn Luật Đất đai và hành chính công ở Việt Nam.
Dự án cầu Nhật Tân có một vị trí quan trọng, là cửa ngõ của Thủ đô về chiến lược

kinh tế, quân sự để phát triển mọi mặt của đời sống. Dự án sẽ góp phần vào sự thay đổi diện
mạo của Thủ đô trong tương lai khi huyện Đông Anh trở thành đô thị vệ tinh của Thành phố
Hà Nội không xa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất
Chương 2: Áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất qua dự án cầu Nhật Tân
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Việt Nam


Tác giả hy vọng với những nghiên cứu và phân tích của mình sẽ góp phần vào việc
hoàn thiện hơn nữa những quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất, giúp quá trình BTGPMB được nhanh chóng, giảm bớt khiếu kiện kéo dài, góp phần ổn
định an ninh, trật tự xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.


Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1

Phạm Bình An (2008), “Một số kinh nghiệm của Singapore trong việc quản lý thị
trường bất động sản”, Nội san kinh tế số 12/2008, 15/12/2008 - Viện kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh.

2

Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Đông Anh (2009), Phương án hỗ trợ
108.694,7 m2 đất, hoa màu của 165 hộ dân thôn Ngọc Giang có đất nông nghiệp bị
trưng dụng phục vụ dự án xây dựng cầu Nhật Tân ngày 5/9/2009, Hà Nội.

3

Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Đông Anh (2010), Phương án bồi
thường, hỗ trợ về mồ mả trên đất nghĩa trang thôn Ngọc Giang, xã Vĩnh Ngọc, huyện
Đông Anh dự án xây dựng cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn hai bên đầu cầu phía bờ
Bắc, Hà Nội.

4

Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Đông Anh (2011), Báo cáo kết quả thực
hiện công tác GPMB dự án xây dựng cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn hai bên đầu
cầu trên địa bàn huyện Đông Anh phía bờ Bắc ngày 11/01/2011, Hà Nội.


5

Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố (2011), Tờ trình số 524/TTr – BCĐ ngày
08/08/2011 của Ban chỉ dạo GPMB thành phố về việc giải quyết chính sách tái định
cư đối với một số trường hợp đặc thù khi GPMB thực hiện dự án cầu Nhật Tân phía
bờ Bắc và dự án đường 5 kéo dài trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội, tr2.

6

Lê Bảo, “Tái định cư trong các dự án thủy điện: Chính sách bất cập, dân khốn khổ”
/>

7

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012), “Thực hiện chính sách pháp luật
trong giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về
đất đai”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 20/03/2012.

8

Phạm Văn Châm (2010), “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2020, huy động các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng
Đông Anh thành huyện phát triển nhanh, bền vững, ngày càng văn minh, giàu đẹp”,
sách “Đông Anh với nghìn năm Thăng Long – Hà Nội”, tr513, tr518, Nhà xuất bản
Hà Nội.

9

Chính Phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ – CP của Chính phủ ngày 13/08/2009
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ

và tái định cư, Hà Nội.

10

Chính Phủ (2009), Nghị định số 33/2009/NĐ – CP ngày 06/04/2009 của Chính phủ
về việc quy định mức lương tối thiểu, Hà Nội.

11

Chính Phủ (2012), Nghị định số 31/2012/NĐ – CP ngày 12/04/2012 quy định mức
lương tối thiểu chung, Hà Nội.

12

Nguyễn Thị Dung (2009), “Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong
khu vực và Việt Nam”, NghiencuuTraodoi/2009/866/Chinh-sach-den-bu-khi-thu-hoi-dat-cua-mot-so-nuoc.aspx, 16:21'
10/6/2009.

13

Bùi Xuân Đính (2010), “Đông Anh – Địa lý hành chính và đặc điểm về tự nhiên, kinh
tế - xã hội”, Đông Anh với nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, tr.47, 49, Nhà xuất bản
Hà Nội.

14

Nguyễn Thị Hoàng Hoa, Thực trạng và giải pháp di dân tái định cư từ các công trình
phát

triển


tài

nguyên

nước,

/>
option=com_content&view=article&id=649:thc-trng-va-gii-phap-di-dan-tai-nh-c-tcac-cong-trinh-phat-trin-tai-nguyen-nc&catid=15:bao-tp-chi&Itemid=196.
15

Duy Hữu, “Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất”, trang tin điện tử
/>

16

Trần Quang Huy (2009), “Pháp luật đất đai Việt Nam hiện hành – nhìn từ góc độ đảm
bảo quyền của người sử dụng đất”, Tạp chí Luật học, số 9/2009, tr 43.

17

Trần Quang Huy (2010), “Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí luật
học, số 10/2010, tr29.

18

Trần Đăng Khoa (2012), “Bàn luận vụ Đoàn Văn Vươn”, trang tin điện tử
thứ bảy 04/02/2012 06: 51, Hà Nội.

19


Hoàng Lan (2010), “Công nghệ thổi giá đất Đông Anh”, trang tin điện tử
thứ Năm ngày
27/5/2010, 08:04 GMT + 7.

20

Phương Mai (2012), “Phải hoàn thành dự án cầu Nhật Tân vào năm 2014”, trang tin
điện

tử

/>
nam-2014/437511.antd, thứ ba ngày 30/07/2012.
21

Tấn Minh (2012), “Dân sẽ được chọn nhà tái định cư tại Hà Nội”, trang tin điện tử
baomoi.com

/>
Noi/148/8428067.epi, thứ 4, 09/05/2012.
22

Hoàng Thị Nga (2010), Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở
Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sỹ luật học, tr80 - 81.

23

Nguyễn Thị Nga (2012), “Đất nông nghiệp và quyền lợi của người nông dân”,
21/02/2012.


24

Nguyễn Thị Nga (2012), “Những bất cập trong quy định bồi thường bằng tiền”
23/02/2012.

25

Hoài Ngân (2012), “Gần 80% vụ khiếu nại đến từ lĩnh vực nhà đất”,
22:44 (GMT+7) - Thứ Bảy, 20/10/2012.

26

Ngân hàng thế giới (2011), Báo cáo đề xuất về hoàn thiện chính sách Nhà nước thu
hồi đất và cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam, tr7, 32, 33, 42.

27

Phùng Văn Nghệ (2012), “Công tác quản lý đất đai - những vấn đề đang đặt ra”, Tạp


chí

cộng

sản,

/>
thon/2012/15159/Cong-tac-quan-ly-dat-dai-nhung-van-de-dang-dat.aspx, 14/03/2012
- 17: 28.

28

Phạm Hữu Nghị (2005), Vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện quyền sở hữu toàn
dân về đất đai, Nhà nước và pháp luật, số 1/2005, tr.53.

29

Doãn Hồng Nhung (2011), “Chế định sở hữu đất đai qua các thời kỳ và giải pháp
tăng cường quản lý Nhà nước đối với đất đai”, trang tin điện tử
www.thongtinphapluatdansu.com.vn, ngày 22/12/2011.

30

Doãn Hồng Nhung (2010), Hoàn thiện pháp luật về sàn giao dịch kinh doanh bất
động sản ở Việt Nam, tr14, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.

31

Phòng tài nguyên và môi trường huyện Đông Anh (2012), Báo cáo thuyết minh về kết
quả thống kê đất đai năm 2011 trên địa bàn huyện Đông Anh, 14/02/2012, tr10,11.

32

Phương Thảo (2012), “Thu hồi đất bức xúc lớn nhất là thất nghiệp”, trang tin điện tử
thứ ba ngày 12/6/2012.

33

Phương Thảo (2012), “Giá đất quy định quá xa giá thị trường gây khó khăn cho giải phóng
mặt bằng”,


trên trang tin điện tử pháp luật xã hội

/20120623113838274p1005c1025/gia-dat-qui-dinh-qua-xa-gia-thi-truong-gay-kho-cho-giaiphong-mat-bang.htm, thứ Bảy, 23/06/2012 12:01.
34

Quốc Thắng, (2012), “Lập mộ gió chiếm đoạt tiền tỉ”, trang tin điện tử vietbao.vn
/>thứ 4, ngày 18/04/2012, 10:00GMT +7.

35

Trường Đại học Luật Hà Nội (1998), Giao trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nhà
xuất bản Công an nhân dân, tr.464.

36

Nguyễn Quang Tuyến (2012), “Công khai, minh bạch để bảo vệ quyền lợi của người
bị thu hồi đất”, trang tin điện tử 13/03/2012 03: 58: 50.

37

Nguyễn Quang Tuyến (2012), “Công khai, minh bạch để bảo vệ quyền lợi của người
bị thu hồi đất”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 03/2012, tr 26 – 33.


38

Nguyễn Quang Tuyến, Nguyễn Ngọc Minh (2010), “Pháp luật về bồi thường, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất của Singapore và Trung Quốc - những gợi mở cho Việt
Nam trong hoàn thiện pháp luật về bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”,

tạp chí Luật học, (Trường Đại học Luật Hà Nội), số 10/2010, tr 60 – 68.

39

Nguyễn Quang Tuyến (2009), Vấn đề thu hồi đất và bồi thường khi thu hồi đất trong
dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung), Tạp chí Luật học (12), tr.42-46.

40

Nguyễn Quang Tuyến (2012), Sửa Luật Đất đai năm 2003 “Cần nâng hạn mức và
thời hạn sử dụng” Thứ ba 22/05/2012
17:14.

41

Nguyễn Quang Tuyến (2012), “Phải rõ chủ sở hữu thì đất đai mới bớt nóng”, báo
tuổi trẻ, ChannelID=204,
Thứ Hai, 14/05/2012, 07:17.

42

UBND huyện Đông Anh (2008), Quyết định số 1435/QĐ – UBND của UBND huyện
Đông Anh về việc chấp thuận về nguyên tắc dự kiến phương án tổng thể về bồi thường,
hỗ trợ tái định cư dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu trên địa bàn
huyện Đông Anh (phía bờ Bắc) ngày 29/12/2008, Hà Nội.

43

UBND huyện Đông Anh, Tiềm nămg kinh tế, cổng thông tin điện tử huyện Đông Anh,
/>portlets_INSTANCE_Nvdk&p_p_action=0&p_p_col_id=column3&p_p_col_pos=2

&p_p_col_count=4&_cmsview_WAR_vns_portlets_INSTANCE_Nvdk_catId=797,
Hà Nội.

44

UBND huyện Đông Anh (2008), Quyết định số 1197/QĐ – UBND ngày 09/12/2008
của UBND huyện Đông Anh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB đợt 1
thu hồi 220.206,9m2 đất nông nghiệp, cây cối, hoa màu và tài sản trên đất tại thôn
Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh; Quyết định 645/QĐ –UBND ngày
15/5/2009 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB đợt hai thu hồi
35.598m2 đất nông nghiệp tại thôn Ngọc Giang, Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc, huyện
Đông Anh, Hà Nội.

45

UBND huyện Đông Anh (2009), Quyết định số 338/QĐ – UBND ngày 06/04/2009
của UBND huyện Đông Anh về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ di


chuyển 428 ngôi mộ của 82 hộ dân tại thôn Ngọc Giang, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông
Anh phục vụ dự án xây dựng cầu Nhật tân và tuyến đường hai bên đầu cầu phía bờ
bắc trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội.
46

UBND huyện Đông Anh (2011), Quyết định số 4112/QĐ – UBND của UBND huyện
Đông Anh ngày 31/10/2011 về việc phê duyệt quy chế bắt thăm bố trí tái định cư
bằng đất ở phục vụ di dân GPMB dự án xây dựng cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn
hai bên đầu cầu trên địa bàn huyện Đông Anh phía bờ Bắc, Hà Nội.

47


UBND huyện Đông Anh (2011), Quyết định số 1844/QĐ – UBND ngày 30/05/2011
của UBND huyện Đông Anh về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư đợt 1 của 9 hộ dân thôn Ngọc Giang, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh phục vụ
dự án xây dựng cầu Nhật Tân, Hà Nội.

48

UBND huyện Đông Anh (2011), Quyết định số 4055/QĐ – UBND ngày 28/10/2011 của
UBND huyện Đông Anh về việc phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư đợt 3
của ba hộ dân thôn Ngọc Giang, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội phục vụ xây
dựng dự án cầu Nhật Tân, Hà Nội.

49

UBND huyện Đông Anh (2011), Quyết định số 3194/QĐ – UBND ngày 5/9/2011 của
UBND huyện Đông Anh phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ GPMB đợt 1 khi Nhà
nước thu hồi 74.560,48 m2 đất tập thể do UBND xã Vĩnh Ngọc quản lý; Quyết định
4915/QĐ – UBND ngày 9/12/2011 phê duyệt phương án bồi thường đợt 2 khi Nhà
nước thu hồi 24.365,74m2 đất tập thể do UBND xã Vĩnh Ngọc quản lý, Hà Nội.

50

UBND huyện Đông Anh (2011), Quyết định số 3525/QDD -UBND ngày 29/09/2011
của UBND huyện Đông Anh về việc phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ và tái
định cư đợt 2 của 13 hộ dân thôn Ngọc Giang phục vụ xây dựng dự án cầu Nhật Tân,
Hà Nội.

51


UBND Thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 2731/QĐ – UBND ngày 23/12/2008
về việc trưng dụng 189.875 m2 đất tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ và xã Vĩnh
Ngọc, huyện Đông Anh; giao cho ban quản lý dự án Hạ tầng Tả Ngạn để giải phóng
mặt bằng phần bãi công trường phục vụ thi công dự án cầu Nhật Tân, Hà Nội.

52

UBND Thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 62/2008/QĐ – UBND ngày
31/12/2008 của UBND thành phố quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành


phố, Hà Nội.
53

UBND Thành phố Hà Nội (2009), Quyết định số 124/2009/QĐ – UBND của UBND
Thành phố Hà Nội về giá các loại đất trên địa bàn thành phố năm 2010, Hà Nội.

54

UBND Thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 59/2010/QĐ – UBND ngày
28/12/2010 về việc ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hà
Nội năm 2011, Hà Nội.

55

UBND Thành phố Hà Nội (2010), Bảng giá xây dựng mới nhà tạm vật kiến trúc ban
hành kèm theo Quyết định số 32/2010 – UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày
04/08/2010.

56


UBND xã Vĩnh Ngọc (2008), công văn số 72/CV – UBND của Tổ công tác UBND
xã Vĩnh Ngọc ngày 01/12/2008 về tổng kết quả trình điều tra khảo sát kê khai tài sản
tại Vĩnh Ngọc, Hà Nội.

57

UBND xã Vĩnh Ngọc (2010), Phương án số 07/PA – UBND của UBND xã Vĩnh
Ngọc ngày 29/11/2010 về việc cưỡng chế thu hồi đất, trưng dụng đất đối với 103 hộ
gia đình thôn Ngọc giang, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh để giải phóng mặt bằng
phục vụ thi công dự án cầu Nhật Tân, Hà Nội.

58

Nguyễn Thanh Việt (2012), “Chính sách bảo tồn đất nông nghiệp tại Trung Quốc”,
28/8/2012.

59

Lê Thị Yến (2010), “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn
áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội”, tr 16, luận văn thạc sĩ luật
học, khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH

60

ADB, (2007), Capacity Building for Resettlement Risk Management, Compensation
and Valuation in Resettlement: Cambodia, People’s Repulic of China, and India,
7/2007, tr 15, 17.


61

Land Adminsistration Law of the People’s Republic of China 1998, article 2, 33,
34.

62

Regulation on Expropriation of and Compensation for Premises on State Owned


Land, date 2011-06-10 12:06



×