Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề cương ôn tập pháp luật đại cương trường kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.47 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
(update tháng 5/2017)
-

Cấu trúc điểm: 10% - 40% - 50%
Bài thi kết thúc học phần:
+ Thời gian: 60 phút
+ Cấu trúc đề: 4 câu (3 câu 2 điểm, 1 câu 4 điểm) – Có thể thay đổi tùy vào từng học kỳ

-

Các vấn đề cần ôn tập:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước
1.1. Những vấn đề lý luận về Nhà nước
1.1.1. Nguồn gốc, bản chất Nhà nước
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước
1.1.3. Chức năng của Nhà nước
1.1.4. Kiểu Nhà nước
1.1.5. Hình thức Nhà nước
1.2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
1.2.2. Bản chất Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.2.3. Các nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
1.2.4. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về pháp luật
2.1. Những vấn đề lý luân về pháp luật
2.1.1. Nguồn gốc của pháp luật
2.1.2. Khái niệm và các đặc điểm chung của pháp luật
2.2. Quy phạm pháp luật


2.2.1. Khái niệm, đặc điểm
2.2.2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật
2.3. Quan hệ pháp luật
2.3.1. Khái niệm, đặc điểm
2.3.2. Cơ cấu của quan hệ pháp luật
2.4. Sự kiện pháp lý: Khái niệm, đặc điểm, phân loại
2.5. Ý thức pháp luật: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò
2.6 . Thực hiện pháp luật: Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật
2.7. Vi phạm pháp luật
2.7.1. Khái niệm và dấu hiệu của vi phạm pháp luật
2.7.2. Cấu thành của vi phạm pháp luật
2.7.3. Phân loại vi phạm pháp luật
2.8. Trách nhiệm pháp lý


2.8.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý
2.8.2. Phân loại trách nhiệm pháp lý
2.9. Hình thức pháp luật
2.9.1. Khái niệm
2.9.2. Các hình thức pháp luật bên ngoài
2.9.3. Văn bản quy phạm pháp luật: Khái niệm, đặc điểm, hệ thống Văn bản
quy phạm pháp luật
Chương 3: Lĩnh vực pháp luật công
3.1. Luật hành chính
3.1.1. Khái quát chung về Luật hành chính: Khái niệm, đối tượng và phương
pháp điều chỉnh, nguồn luật
3.1.2. Một số nội dung cơ bản của luật hành chính
3.1.2.1. Cơ quan hành chính nhà nước
3.1.2.2. Trách nhiệm hành chính
3.1.2.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, vụ án hành chính

3.2. Luật hình sự
3.2.1. Khái quát về Luật hình sự:
3.2.2. Tội phạm
3.2.2.1. Khái niệm, dấu hiệu của tội phạm
3.2.2.2. Phân loại tội phạm
3.2.2.3. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
3.2.2.4. Đồng phạm
3.2.3. Hình phạt
Chương 4: Lĩnh vực pháp luật tư
4.1. Luật dân sự
4.1.1. Khái quát Luật dân sự:
4.1.2. Nội dung cơ bản của Luật dân sự
4.1.2.1. Tài sản, quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản
4.1.2.2. Nghĩa vụ và hợp đồng
4.1.2.3. Trách nhiệm dân sự
4.2. Luật sở hữu trí tuệ:
4.3. Luật lao động
4.4. Luật Kinh tế
Chương 5: Pháp luật quốc tế
5.1. Khái quát về pháp luật quốc tế
5.2. Công pháp quốc tế
5.3. Tư pháp quốc tế


A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Dạng 1: Câu hỏi trình bày, phân tích, so sánh (4 điểm)
Câu 1: Phân tích nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước.


Nguồn gốc nhà nước:


Nguyên nhân sự xuất hiện của nhà nước chính là do sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất
lao động xã hội làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy. Theo đó, xã hội lúc
bấy giờ xuất hiện sự phân chia giai cấp, các giai cấp nảy sinh mâu thuẫn, xung đột về lợi ích. Yêu cầu lúc
này đòi hỏi phải có một tổ chức quyền lực để dập tắt những xung đột này, đó là Nhà nước.
Các hình thức xuất hiện nhà nước điển hình:
Thứ nhất, hình thức nhà nước nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ sự đối lập giai cấp phát triển ngay
trong nội bộ xã hội thị tộc
Thứ hai, nhà nước là kết quả của cuộc cách mạng với thắng lợi của bình dân với quý tộc
Thứ ba, nhà nước nảy sinh trực tiếp từ việc chinh phục đất đai rộng lớn
Thứ tư, nhà nước ra đời do yêu cầu bảo vệ lợi ích công cộng và chống giặc ngoại xâm.

-

Bản chất nhà nước:
Nhà nước là một thể thống nhất mang tính giai cấp và tính xã hội.
Tính giai cấp: Nhà nước là một bộ máy đặc biệt được tách ra khỏi xã hội để thực hiện quyền lực

-

mang tính cưỡng chế và xét về bản chất, Nhà nước bao giờ cũng là công cụ để thực hiện sự thống
trị giai cấp
Tính xã hội: Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, nhà nước cũng phải quan tâm

-

đến việc bảo đảm, giải quyết lợi ích ở mức độ nhất định cho các tầng lớp, giai cấp khác trong xã
hội và các vấn đề chung của toàn xã hội. Mức độ thể hiện tính xã hội ở các nhà nước khác nhau, ở
các giai đoạn khác nhau là khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, văn
hóa, bối cảnh quốc tế,….

Chức năng của nhà nước:
Căn cứ vào phạm vi hoạt động, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và
chức năng đối ngoại.
Chức năng đối nội là những hoạt động chủ yếu trong nội bộ đất nước như: bảo đảm trật tự an

-

toàn xã hội, trấn áp những phần tử chống đối, bảo vệ chế độ chính trị - xã hội, xây dựng và phát
triển đất nước,…
Chức năng đối ngoại là những hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước khác trên



thế giới và các dân tộc khác như: phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, thiết lập
mối bang giao với quốc gia khác,…

Câu 2: Phân biệt hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và hệ thống cơ quan quản lí nhà
nước của nước CHXHCN Việt Nam? Trên cơ sở đó hãy xác định mối quan hệ giữa 2
hệ thống cơ quan nhà nước này?
• Phân biệt hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và hệ thống cơ quan quản lí nhà
nước:
Hệ thống cơ quan quyền lực

Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước


nhà nước
Cơ cấu tổ
chức


- Cấp Trung ương:
+ Quốc hội.
- Cấp địa phương:
+ Hội đồng nhân dân các cấp
(tỉnh, huyện, xã)

Chế độ hoạt
động

Hoạt động theo ngành dọc, tức cơ
quan cấp dưới chịu sự kiểm tra giám
sát của cơ quan cấp trên

Chức năng,
nhiệm vụ

+ Là cơ quan lập pháp.
• + Quyết định các chính sách,
quan hệ xã hội và hoạt động
của công dân.

Nguồn gốc


-

+ Giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà
nước.
+ Do cử tri Việt Nam bầu ra theo
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực

tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu
được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri
bầu ra mình và trước cử tri cả nước.

- Cấp Trung ương:
+ Chính phủ.
+ Các Bộ và cơ quan ngang Bộ.
- Cấp địa phương:
+ Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh,
huyện, xã).
Hoạt động theo nguyên tắc song trùng
trực thuộc, vừa chịu sự kiểm tra giám
sát của cơ quan Nhà nước cấp trên, vừa
chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan
quyền lực cùng cấp và có trách nhiệm
báo cáo với cơ quan đó.
+ Là cơ quan hành pháp
+ Là cơ quan chấp hành của cơ quan
quyền lực nhà nước.
+ Trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc
vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng
cấp

+ Được thành lập trong kỳ họp thứ nhất
của Quốc hội mỗi khóa. Chính phủ do
Quốc hội bầu ra; UBND các cấp do
HĐND cùng cấp bầu ra
+ Được thành lập theo hiến pháp và
pháp luật.
Mối quan hệ giữa 2 hệ thống cơ quan nhà nước này:

Cơ quan quyền lực nhà nước quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động; nhiệm vụ và
quyền hạn; các chức danh quan trọng của cơ quan quản lí nhà nước;
Cơ quan quyền lực nhà nước giám sát hoạt động và thực hiện việc chất vấn cơ quan quản
lý nhà nước.
Cơ quan quản lí nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ được hệ
thống cơ quan quyền lực nhà nước giao phó.
Thành viên của cơ quan quản lý nhà nước có thể đại biểu Quốc hội hoặc thành viên của
Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Câu 3: Phân tích vị trí, chức năng của Quốc hội trong Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt
Nam theo Hiến pháp 2013? Trên cơ sở đó hãy xác định tính chất pháp lí của các văn
bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành theo Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2015.
• Vị trí (Điều 69 Hiến pháp 2013)
- Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân: Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra theo
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội biểu hiện tập trung
khối đại đoàn kết dân tộc, bao gồm các đại biểu đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân và
cho các vùng lãnh thổ trong cả nước.


-


-

-

-

Cơ quan quyền lực cao nhất: Quốc hội thống nhất tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước:

quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp; mặt khác có sự phân công và phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền đó. Các cơ quan nhà nước
khác thực hiện các quyền cụ thể do Quốc hội giao và chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Quốc hội thay mặt nhân dân cả nước quyết định những công việc quan trọng nhất của
Nhà nước.
Chức năng (Điều 69,70)
Lập hiến, lập pháp: Bao gồm quyền thông qua Hiến pháp, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp;
thông qua luật và sửa đổi, bổ sung luật. Quốc hội xem xét, thông qua các đạo luật tại một
hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội.
Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội quyết định kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết
định chính sách dân tộc, tôn giáo của nhà nước; quy định các nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ cao cấp của nhà
nước; quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quyết định các chính sách đối ngoại của
nhà nước và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước: Quốc hội theo dõi, xem xét,
đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội. Tại kỳ họp Quốc hội, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối
cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác trong việc tuân theo Hiến pháp,
luật, nghị quyết của Quốc hội thông qua việc xem xét, phê chuẩn các báo cáo của các cơ
quan này; và quyền chất vấn đối với người đứng đầu mỗi cơ quan.

* Tính chất pháp lí của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành (Điều
15 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
- Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như:bản chất, hình
thức của Nhà nước, thể chế chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nước; địa vị pháp lý của công dân;
hệ thống tổ chức nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước v.v…
- Các luật (đạo luật) là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị sau Hiến pháp, được ban hành
để cụ thể hóa Hiến pháp. Luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc nhiều lĩnh vực

khác nhau; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; chế độ công vụ, cán bộ, công chức,
quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội;
dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước;
phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại
biểu Quốc hội, phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm
quyền của Quốc hội, nhưng thường mang tính chất nhất thời hoặc tính cụ thể.
Câu 4: Vị trí và chức năng, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân?
• Hội đồng nhân dân:


Vị trí: Khoản 1 Điều 113 Hiến pháp 2013 và Khoản 1 Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền
địa phương 2015
- Chức năng: Khoản 2 Điều 113 Hiến pháp 2013
- Thẩm quyền:
+ Là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương, quyết định những chủ trương, biện pháp
quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh
tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
+ Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, giám sát việc thực hiện các
nghị quyết của Hội đồng nhân dân, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị ngũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
- Cơ cấu tổ chức hoạt động
+ Hội đồng nhân dân các cấp có Thường trực Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân
cùng cấp bầu ra:
+ Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và
Ủy viên thường trực.

+ Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch.
+ Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của
Ủy ban nhân dân cùng cấp.
+ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có 3 ban (những nơi có nhiều dân tộc thì có thêm Ban dân
tộc): Ban kinh tế và ngân sách; Ban văn hóa – xã hội; Ban pháp chế.
+ Hội đồng nhân dân cấp huyện có 2 ban: Ban kinh tế - xã hội; Ban pháp chế.
-


-

-

-

Ủy ban nhân dân:
Vị trí: Khoản 1 Điều 114 Hiến pháp 2013.
Chức năng: Theo Khoản 2 Điều 114 Hiến pháp 2013, UBND có các chức năng sau:
+ Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
+ Tổ chức việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ
do cơ quan Nhà nước cấp trên giao.
Thẩm quyền:
+ Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà
nước cấp trên, đối với mọi hoạt động của mình nhằm đảm bảo đảm thực hiện chủ trương,
biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh và thực hiện các chính
sách khác trên địa bàn.
+ Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp dưới chịu sự chỉ
đạo của Uỷ ban nhân dân cấp trên; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính
phủ.
Cơ cấu tổ chức:

+ Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch
và ủy viên.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân; các thành viên khác không
nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.


Câu 5: Quan hệ pháp luật là gì? Phân biệt quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội?
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các
bên tham gia quan hệ có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước đảm bảo thực hiện.
Tiêu chí
Cơ sở hình
thành
Việc nghiên
cứu
Ý nghĩa
Phạm vi điều
chỉnh

Quyền và
nghĩa vụ trong
quan hệ

Quan hệ xã hội
Luôn tồn tại khách quan, không lệ
thuộc vào ý chí của con người
Được nhiều nhà khoa học xã hội
nghiên cứu
Là nội dung vật chất của QHPL
Chịu sự điều chỉnh của quy phạm xã
hội, quy tắc đạo đức, phong tục tập

quán, đảm bảo thực hiện bằng dư
luận xã hội hoặc các biện pháp đặc
thù của tổ chức xã hội
Không phân biệt quyền và nghĩa vụ

Quan hệ pháp luật
Xuất hiện trên cơ sở quan hệ xã
hội thực tế xảy ra.
Do khoa học pháp lý nghiên cứu.
Là hình thức pháp lý của QHXH.
Chịu sự tác động của qui phạm
pháp luật - được đảm bảo thực
hiện bằng sự cưỡng chế của nhà
nước
Chủ thể có các quyền và nghĩa vụ
do pháp luật qui định và nhà nước
thừa nhận

Câu 6: Phân tích khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật? Phân biệt chủ thể là cá nhân,
pháp nhân

Khái niệm
Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa người với người (quan hệ xã hội) do một
quy phạm pháp luật điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể
của các bên, được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước.
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thông qua việc tác động trực tiếp vào
quan hệ ý chí, biến chúng thành các quan hệ pháp luật, tức là buộc các bên trong
quan hệ ý chí đó có cách xử sự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị thể hiện
trong pháp luật.
Việc dùng QPPL để điều chỉnh các quan hệ xã hội đã làm cho các quan hệ ấy có

tính chất pháp lý, nghĩa là nó đã quy định cho các bên khi tham gia quan hệ xã hội
đó có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Việc xác lập các quan hệ pháp luật
là biểu hiện kết quả của việc thực hiện pháp luật trong đời sống. Pháp luật đi vào
thực tế đời sống chính là thông qua việc xác lập các quan hệ pháp luật cụ thể.
• Đặc điểm
- QHPL xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật.
Không có quy phạm pháp luật thì không có QHPL. QHPL là phương tiện thực
hiện quy phạm pháp luật, vì quy phạm pháp luật được thực hiện trong đời sống
thông qua QHPL.



- QHPL là quan hệ mang tính ý chí.
QHPL phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật, mà nội dung quy phạm pháp luật
phản ánh ý chí nhà nước. Trong đa số các trường hợp, QHPL phát sinh, thay đổi và
chấm dứt do ý chí của các bên tham gia.
- QHPL là quan hệ mà các bên tham gia (chủ thể) quan hệ đó mang
quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.
Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được quy phạm pháp luật quy định cấu thành
nội dung của quan hệ quy phạm. Quy phạm pháp luật luôn quy định sao cho quyền
chủ thể của một bên phải tương ứng với nghĩa vụ pháp lý của bên kia và ngược lại.
- Sự thực hiện quan hệ pháp luật được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà
nước.
QHPL xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các chủ thể vi phạm nghĩa vụ pháp lý
hoặc quyền chủ thể, đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ quan bảo
vệ pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý khi có vi phạm. Tuy nhiên,
QHPL được thực hiện trong đời sống không chỉ nhờ cưỡng chế mà còn được thực
hiện nhờ ý thức tự giác, tự nguyện của các bên.
- QHPL có tính xác định.
Trên cơ sở quy phạm pháp luật, nhiều QHPL được hình thành. QHPL có tính xác

định cụ thể vì nó chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý, khi có chủ thể nhất định
tham gia.
• Phân biệt cá nhân, pháp nhân
Bản chất
Năng lực pháp
luật

Năng lực hành vi

Cá nhân
- Công dân Việt Nam
- Người nước ngoài
- Người không có quốc tịch
Hầu hết mọi cá nhân đều được Nhà
nước thừa nhận có năng lực pháp
luật kể từ khi sinh ra và chấm dứt
khi cá nhân chết, trừ trường hợp bị
pháp luật hạn chế hoặc bị Tòa án
tước đoạt
Một người được coi là đầy đủ năng
lực hành vi khi đạt đến một độ tuổi
nhất định tùy vào từng quan hệ
pháp luật, và không mắc các bệnh
khiến cho người đó không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi của
mình

Pháp nhân
- Tổ chức thỏa mãn những
điều kiện do pháp luật quy

định
Hầu hết mọi pháp nhân đều được
Nhà nước thừa nhận có năng lực
pháp luật kể từ khi thành lập và
chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt
hoạt động, trừ trường hợp bị pháp
luật hạn chế hoặc bị Tòa án tước
đoạt
Một pháp nhân có năng lực hành vi
kể từ khi pháp nhân đó thành lập và
chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt
hoạt động


Câu 7: Trình bày các loại chủ thể của quan hệ pháp luật. Tại sao Nhà nước lại là chủ thể
đặc biệt?
• Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật:
- Cá nhân:
Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật trước hết và quan trọng nhất là công dân. Khi là chủ thể
của quan hệ pháp luật, một cá nhân có thể là chủ thể trực tiếp hoặc chủ thể không trực tiếp.
Chủ thể trực tiếp trong quan hệ pháp luật là một chủ thể luôn luôn có đủ cả năng lực pháp luật và
năng lực hành vi, trong đó:
+ Năng lực pháp luật là khả năng của một chủ thể được hưởng quyền và nghĩa vụ trong
một quan hệ pháp luật nhất định. Về nguyên tắc, mọi công dân đều có năng lực pháp luật,
trừ một số trường hợp do pháp luật hạn chế hoặc do Tòa án tước đoạt.
+ Năng lực hành vi là khả năng của một chủ thể co thể bằng hành vi của mình tham gia
vào các quan hệ pháp luật để hưởng quyền và nghĩa vụ.
Một người được coi là đầy đủ năng lực hành vi khi đạt đến một độ tuổi nhất định tùy vào
từng quan hệ pháp luật, và không mắc các bệnh khiến cho người đó không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi của mình. Người mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà

không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì có thể bị Tòa án tuyên bố mất
năng lực hành vi theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan. Một người cũng
có thể bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi.
Khi một người có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành vi thì trong những trường hợp
cần thiết họ phải thông qua hành vi của một người khác, đó là chủ thể không trực tiếp.
Ngoài công dân thì các cá nhân là người nước ngoài, người không có quốc tịch cũng có thể là
chủ thể của nhiều quan hệ pháp luật.
- Tổ chức:
Tổ chức là một tập hợp người theo một cơ cấu tổ chức nhất định, nhằm mục tiêu kinh tế, chính
trị, xã hội cụ thể. Một tổ chức cũng được thừa nhận có năng lực pháp luật và năng lực hành vi để
tham gia vào quan hệ hợp đồng, làm nguyên đơn, bị đơn trong các vụ kiện.
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật, nếu thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định, tổ
chức đó có thể được thừa nhận là một pháp nhân. Pháp nhân là một chế định quan trọng đối với
nhiều ngành luật, đặc biệt là luật dân sự và các ngành luật trong lĩnh vực kinh doanh thương mại,
thậm chí là luật hình sự. Điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân được quy định
tại điều 74 của Bộ luật dân sự 2015.
• Nhà nước là một loại chủ thể đặc biệt
Nhà nước nắm trong tay quyền lực cả về kinh tế và chính trị có quyền ban hành pháp luật để quy
định quyền và nghĩa vụ pháp lí cho các chủ thể khác khi tham gia quan hệ pháp luật và chịu tác
động của pháp luật do mình đề ra. Tính chất đặc biệt được thể hiện ở chỗ:
+ Nhà nước chỉ tham gia vào một số quan hệ pháp luật nhất định, khi tham gia quan hệ
pháp luật để thực hiện những quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình, Nhà nước thường sử dụng
những phương pháp đặc biệt hơn so với các chủ thể khác. Tuy nhiên, khi tham gia quan hệ dân
sự, thì Nhà nước có quyền và nghĩa vụ pháp lý ngang bằng với các chủ thể khác.
+ Nhà nước tham gia với tư cách chủ thể vào các quan hệ pháp luật quan trọng như quan
hệ pháp luật hiến pháp, quan hệ pháp luật quốc tế, quan hệ pháp luật hình sự nhằm bảo vệ lợi ích
cơ bản của xã hội.


Câu 8: Phân tích khái niệm và các điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân? Hãy lấy

ví dụ về 1 tổ chức có tư cách pháp nhân và chứng minh?
* Khái niệm: Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện do pháp luật quy định, được pháp
luật thừa nhận, có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự để tham gia các quan
hệ pháp luật với tư cách là một chủ thể độc lập.
Pháp nhân được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi pháp nhân. Còn năng lực hành vi dân sự
của pháp nhân có từ khi được thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động. NLPLDS và NLHVDS
của pháp nhân xuất hiện và chấm dứt đồng thời.
* Các điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân: (Điều 74 bộ Luật dân sự 2015)
- Được thành lập hợp pháp: Một tổ chức được coi là hợp pháp nếu có mục đích, nhiệm vụ hợp
pháp và được thành lập hợp pháp theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Việc công nhận
sự tồn tại của một tổ chức ngoài việc tổ chức đó thực hiện đúng trình tự, thủ tục thành lập còn
phụ thuộc vào hoạt động của tổ chức có hợp pháp không.
Các thủ tục thành lập pháp nhân:
+ Cho phép thành lập. (VD: các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp)
+ Thành lập. (VD: các cơ quan nhà nước)
+ Đăng kí. (VD: các tổ chức kinh tế)
+ Công nhận. (VD: Hội Phật giáo)
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại điều 83 của Bộ luật dân sự 2015:
+ Việc chọn lựa hình thức tổ chức thế nào căn cứ vào mục đích, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức
đó, căn cứ vào cách thức góp vốn thành tài sản của tổ chức. Pháp nhân là một tổ chức độc lập
song vẫn chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức khác hoặc nhà nước. Sự độc lập của pháp nhân
chỉ giới hạn trong quan hệ dân sự, kinh tế, lao động với các chủ thể khác.
+ Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành
của pháp nhân được quy định trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập của pháp nhân.
+ Pháp nhân có thể có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp
luật.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của
mình:
Tài sản riêng của pháp nhân độc lập với tài sản của cá nhân - thành viên trong tổ chức pháp nhân,

độc lập với cơ quan cấp trên của tổ chức pháp nhân đó. Pháp nhân có tài sản riêng thông qua việc
góp vốn, việc hoạt động, kinh doanh, sản xuất,…
Pháp nhân tham gia vào quan hệ pháp luật như một chủ thể độc lập, khi xảy ra sự vi phạm thì
pháp nhân phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, trách nhiệm của pháp
nhân thuộc dạng trách nhiệm hữu hạn, trong phạm vi tài sản riêng của pháp nhân.
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập:
Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân có khả năng hưởng quyền cũng như chịu trách
nhiệm và thực hiện nghĩa vụ do pháp luật quy định.
* Ví dụ:
Một trường THPT công lập.
+ Được thành lập hợp pháp theo quyết định của sở giáo dục đào tạo thành phố, tỉnh.


+ Cơ cấu tổ chức: bộ máy làm việc của trường được tổ chức thành các phòng ban, đứng đầu là
hiệu trưởng, có các hiệu phó,…
+ Có tài sản riêng: là tài sản do Nhà nước đầu tư, giao cho trường quản lý sử dụng, tài sản có
được từ các khoản thu nhập khác của trường và nhà trường chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
+ Nhà trường nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật chứ không phải thông qua hay
dưới danh nghĩa của một tổ chức nào khác, có con dấu riêng,...VD: Trường có thể tự mình kí kết
một hợp đồng và giữ vai trò là một bên chủ thể của hợp đồng đó.
Câu 9: Trình bày khái niệm, đặc điểm, phân loại của trách nhiệm pháp lý. Cho ví dụ
• Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc các cá
nhân, tổ chức phải gánh chịu khi họ vi phạm pháp luật.
• Đặc điểm:
- Trách nhiệm pháp lý được xác định trên cơ sở vi phạm pháp luật
Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với một hành vi vi phạm pháp luật cụ thể, trước hết phải
xác định mức độ thực tế của các mặt thuộc cấu thành của vi phạm pháp luật. Mỗi loại vi
phạm pháp luật thì có một loại trách nhiệm pháp lý tương ứng.
- Về nội dung, trách nhiệm pháp lý là sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc người vi

phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả mà họ đã gây ra.
- Về hình thức, trách nhiệm pháp lý là sự thực hiện các chế tài quy phạm pháp luật.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, tìm hiểu sự việc, ra quyết định giải quyết sự
việc và tổ chức thực hiện quyết định đó theo quy định của pháp luật. Mỗi loại trách nhiệm
pháp lý cũng chính là việc vận dụng các chế tài tương ứng vào các loại vi phạm cụ thể.
• Phân loại và ví dụ:
- Trách nhiệm dân sự: A (20 tuổi) làm vỡ chiếc bình cổ của B trị giá 100 triệu đồng, A phải
bồi thường thiệt hại cho B do hành vi của mình gây ra.
- Trách nhiệm hành chính: Trong hoạt động sản xuất, công ty X đã sả nước thải gây ô
nhiễm môi trường, bị cơ quan công an phát hiện và phạt 500 triệu đồng.
- Trách nhiệm hình sự: M (18 tuổi) cố ý phóng xe máy đâm chết tình địch N , bị tòa án
tuyên tội giết người và phạt 20 năm tù.
- Trách nhiệm kỷ luật (chỉ áp dụng trong vi phạm pháp luật lao động): K là nhân viên
công ty L đã có hành vi đánh cắp tài sản của công ty. K bị công ty L sa thải theo quy định
của nội quy của công ty.
Câu 10: So sánh điểm giống và khác nhau giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm
hình sự trên các mặt đối tượng áp dụng, thẩm quyển áp dụng và thủ tục áp dụng.
• Giống nhau:
- Đối tượng áp dụng: Cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật và có đầy đủ năng lực trách nhiệm
pháp lý
- Thẩm quyền áp dụng: Cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Thủ tục áp dụng: Do pháp luật quy định
• Khác nhau:
Trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm hình sự
Đối tượng áp dụng Cá nhân, tổ chức vi phạm hành
Cá nhân, pháp nhân thương mại vi


Thẩm quyền áp

dụng

Thủ tục áp dụng

chính
Cá nhân (thủ trưởng, phó thủ trưởng,
cán bộ công chức hoặc cá nhân có
thẩm quyền khác) hoặc Cơ quan
trong bộ máy nhà nước (Ủy ban
nhân dân, Tòa án, Cơ quan công an
hoặc cơ quan có thẩm quyền khác)
Thủ tục hành chính gồm: thủ tục đơn
giản và thủ tục đầy đủ, thường được
tiến hành ngay khi vi phạm xảy ra

phạm pháp luật hình sự
Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền
áp dụng

Thủ tục tư pháp: theo trình tự đặc
biệt, thường mất nhiều thời gian.

Dạng 2: Xác định hình thức văn bản quy phạm pháp luật (2 điểm)
*Lưu ý: Văn bản pháp luật phục vụ cho dạng này:
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Nghị định 34/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật
Câu 1: Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về
chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị
trấn. Hãy cho biết: Văn bản đó của Bộ trưởng Bộ Nội vụ được ban hành dưới hình

thức pháp lí nào? Vì sao? Hãy viết kí hiệu của văn bản quy phạm pháp luật đó. (Tự
giả định về số và năm ban hành văn bản)
Văn bản của Bộ trưởng Bộ Nội vụ được ban hành dưới hình thức pháp lí là thông tư vì theo
Khoản 8 Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định loại văn bản quy
phạm pháp luật duy nhất mà Bộ trưởng được ban hành là thông tư.
Kí hiệu của văn bản QPPL: Thông tư số 17/2002/TT-BNV
Câu 2: Quốc hội ban hành 1 văn bản quy phạm pháp luật về 1 loại thuế mới. Văn bản đó
được Quốc hội ban hành dưới hình thức pháp lí nào? Hãy viết kí hiệu của văn bản
quy phạm pháp luật đó?
- Theo Điểm c, khoản 1 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015: “Quốc hội
ban hành luật để quy định: Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước;
quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.”
Vì vậy, Quốc hội sẽ ban hành luật để quy định về một loại thuế mới.
- Kí hiệu: Luật số 13/2008/QH12.

Dạng 3: Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật (2 điểm)
Câu 1: Phân tích cơ cấu quy phạm pháp luật trong điều luật sau: Khoản 1, điều 151, Bộ
luật hình sự 2015: Tội mua bán người dưới 16 tuổi
“ Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 9 năm đến 12 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích
vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;


b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động,
lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi qui định tại
điểm a hoặc điểm b khoản này.”
Cơ cấu của quy phạm pháp luật gồm 3 phần: Giả định, quy định, chế tài.
- Giả định gồm:
+“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây”,

+“Chuyển giao hoặc tiếp nhận ngưới dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích
vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo”
+“Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động,
lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác”.
+ “Tuyển mộ, vận chuyển, chưa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại
điểm a hoặc điểm b khoản này.”
Vì: Nội dung trên nêu ra những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) hoặc những đối tượng nào thì
thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật nên thuộc bộ phận giả định của quy phạm
pháp luật.
- Chế tài: “bị phạt tù từ 9 năm đến 12 năm”.
Vì: Nội dung trên nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định
của quy phạm pháp luật nên thuộc bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật.

Câu 2: Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật trong điều luật sau:
Điều 109, Bộ luật hình sự 2015: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
“Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,
thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng
thì phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù trung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
- Giả định gồm:
+ “Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân”
+ “Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm
trọng”
+ “Người đồng phạm khác”
+ “Người chuẩn bị phạm tội này”.
Vì: Những nội dung trên nêu ra những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) hoặc những đối tượng

nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật nên thuộc bộ phận giả định của quy
phạm pháp luật.
- Chế tài gồm:


+ “phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù trung thân hoặc tử hình”
+ “bị phạt tù từ 05 đến 12 năm”
+ “bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
Vì: Những nội dung trên nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ
thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy
định của quy phạm pháp luật nên thuộc bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật.
Câu 3: Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật và giải thích?
Điều 39 khoản 1 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Chiến sĩ CAND đang thi hành công vụ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại điều 24
của luật này nhưng không quá 500.000 đồng”
Cơ cấu của QPPL:
+ Giả định: Chiến sĩ CAND đang thi hành công vụ.
+ Quy định: “ …có quyền:
a. Phạt cảnh cáo
b. Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại điều 24 của luật
này nhưng không quá 500.000 đồng”
→ Giải thích: Xác định cơ cấu của QPPL như trên là vì:
+ Giả định là một phần của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra những tình huống (hoàn cảnh,
điều kiện) hoặc những đối tượng nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp luật đó.
+ Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân
ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép,
không đuộc phép hoặc buộc phải thực hiện.


B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI CÓ GIẢI THÍCH (1 điểm/câu)
1. Trong xã hội có giai cấp, pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con
người.
Sai. Vì trong xã hội có giai cấp, ngoài pháp luật còn có các quy phạm về đạo đức, tôn giáo,… để
đánh giá hành vi của con người.
2. Những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia với tư cách chủ thể thì luôn là quan hệ
mang tính chất quyền lực phục tùng.
Sai. Vì khi tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là một bên chủ thể thì Nhà nước và chủ thể
khác có quan hệ mang tính chất ngang bằng.
3. Trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam, Quốc hội được quyền ban hành tất cả các
văn bản quy phạm pháp luật.
Sai. Vì theo Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, một số VBQPPL như:
lệnh, thông tư, thông tư liên tịch,… không thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội.
4. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự chỉ có thể là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân
sự.


Sai. Vì Điều 1 quy định về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 cho thấy chủ thể quan hệ
pháp luật dân sự bao gồm cá nhân và pháp nhân. Ngoài ra, đối với cá nhân thì những cá nhân có
năng lực hành vi dân sự nhưng chưa đầy đủ (Điều 21 BLDS 2015) cũng là chủ thể của quan hệ
dân sự.
5. Mọi chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
Sai. Vì chủ thể phải vi vi phạm pháp luật mới có cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý. Mặt
khác, hành vi trái pháp luật chỉ là một yếu tố trong mặt khách quan của cấu thành vi phạm pháp
luật, nên chưa thể kết luận chủ thể đó có vi phạm pháp luật hay không, đồng thời cũng không thể
buộc họ gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
6. Nhà nước chỉ lập ra chỉ để duy trì và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Sai. Vì bên cạnh mục đích duy trì và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, nhà nước còn phải đảm
bảo lợi ích chung của toàn xã hội dù ít hay nhiều. Đây cũng chính là mối quan hệ giữa tính giai
cấp và tính xã hội của nhà nước.

7. Trong xã hội của nhà nước, pháp luật là quy tắc xử sự duy nhất điều chỉnh các quan hệ
xã hội.
Sai. Vì ngoài pháp luật, các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh bằng phong tục tập quán, đạo
đức, quy phạm xã hội, tín điều tôn giáo,…
8. Bộ giáo dục và đào tạo là cơ quan thuộc chính phủ.
Sai. Bộ GD & ĐT là cơ quan nằm trong cơ cấu tổ chức của chính phủ; không phải là cơ quan
thuộc Chính phủ - là cơ quan do chính phủ thành lập ra. Mặt khác, cơ quan thuộc chính phủ có
địa vị pháp lý thấp hơn bộ và cơ quan ngang bộ.
9. Thẩm quyền áp dụng hình phạt trong Luật hình sự thuộc về mọi cơ quan nhà nước.
Sai. Vì theo điều 30 BLHS 2015, hình phạt chỉ do tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc
pháp nhân thương mại phạm tội .
10. Mọi cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCN VN đều thực hiện hoạt động quản lí
nhà nước.
Sai. Vì chỉ có cơ quan hành chính trong 3 cơ quan của bộ máy nhà nước mới thực hiện hoạt động
quản lý nhà nước.
11. Các biện pháp xử lí vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với cá nhân thực hiện hành vi
vi phạm hành chính.
Sai. Vì biện pháp xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với cả tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm hành chính theo Điểm b Khoản 1 Điều 5 luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
12. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của một chủ thể xuất hiện tại cùng một thời
điểm.
Đúng. Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức. NLPL và NLHV của cá nhân xuất hiện khi cá
nhân đó sinh ra, được coi là chưa đầy đủ cho đến khi cá nhân đó đạt đến một độ tuổi nhất định và
có đủ khả năng, nhận thức, điều khiển hành vi. NLPL và NLHV của một tổ chức xuất hiện khi tổ
chức đó được thành lập.
13. Mọi vấn đề do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành đều là văn bản quy phạm
pháp luật.
Sai. Vì một số loại văn bản do nhà nước ban hành là văn bản áp dụng pháp luật như Quyết định
bổ nhiệm của Hội đồng nhân dân, bản án của Tòa án,…



14. Mọi tổ chức được thành lập hợp pháp đều là pháp nhân.
Sai. Vì pháp nhân thì phải tuân thủ các điều kiện của điều 74 BLDS 2015. Tuy nhiên có một số
tổ chức không có tư cách pháp nhân được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 như doanh nhiệp
tư nhân, hộ kinh doanh,…
15. Tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đều do nhân dân cả nước bầu ra.
Sai. Nhân dân chỉ trực tiếp bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương để đại diện cho
mình bầu ra cơ quan quyền lực trung ương. Như vậy, không phải mọi cơ quan quyền lực nhà
nước đều do nhân dân trực tiếp bầu ra.

C. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG (2 điểm)
Dạng 1: Khiếu nại, khiếu kiện hành chính
Văn bản pháp luật:
- Luật khiếu nại 2011
- Luật tố tụng hành chính 2015
Ví dụ: Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận H thành phố Hà Nội ra quyết định truy thu của
Công ty Tân Phát 100 triệu đồng tiền thuế giá trị gia tăng trong năm 2012. Công ty Tân
Phát cho rằng quyết định trên là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của
mình nên đã làm đơn khiếu nại.
a. Trong trường hợp này, đơn khiếu nại của công ty Tân Phát phải gửi đến đâu? Vì
sao?
b. Nếu cơ quan mà bạn cho là có thẩm quyền ở mục a đã giải quyết khiếu nại mà
công ty Tân Phát vẫn không đồng ý với cách giải quyết đó thì công ty này có thể tiếp tục
bảo về quyền lợi của mình bằng những thủ tục pháp lí gì? Vì sao?
a. Khi công ty Tân Phát cho rằng quyết định của Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận H là
trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì công ty Tân Phát khiếu nại lần
đầu đến chính Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận H (căn cứ vào điều 7 Luật khiếu nại 2011 về
trình tự khiếu nại).
b. Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của chi cục trưởng chi cục thuế quận H là Cục trưởng cục

thuế thành phố Hà Nội.
Khi công ty Tân Phát không đồng ý với cách giải quyết của Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận H
sau khi đã khiếu nại lần đầu, thì công ty Tân Phát có thể khiếu nại lần 2 đến Cục trưởng cục
thuế thành phố Hà Nội (theo quy định tại điều 20 Luật khiếu nại 2011) hoặc khởi kiện vụ án
hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp công ty Tân Phát đã khiếu nại lần 2 nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết
khiếu nại lần 2 hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi
kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính (Căn cứ vào trình tự
giải quyết khiếu nại tại điều 7 Luật khiếu nại 2011).

Dạng 2: Trách nhiệm pháp lý
Ví dụ 1: Anh A là lái xe của công ty cổ phần X. Trong khi đang chở hàng về công ty theo
yêu cầu nhiệm vụ công việc của mình, anh A đã gây ra tai nạn giao thông làm thiệt hại đến


sức khỏe và tài sản của bà B, tổng giá trị thiệt hại là 120 triệu đồng. Nguyên nhân của vụ
tai nạn được xác định là do anh A điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép. Hãy cho biết:
Những loại trách nhiệm pháp lý nào được áp dụng trong trường hợp này? Chủ thể bị áp
dụng trách nhiệm pháp lý đó là ai? Vì sao?
• Những loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng:
- Trách nhiệm hành chính vì A đã vi phạm hành chính về giao thông đường bộ: điều khiển xe
chạy quá tốc độ cho phép dẫn đến gây tai nạn (Điểm b Khoản 7 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ –
CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt)
=> Chủ thể bị áp dụng trách nhiệm hành chính là A.
- Trách nhiệm dân sự: Bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe bị xâm hại; chủ thể bị áp dụng
trách nhiệm dân sự là công ty cổ phần X, tuy nhiên thì công ty có thể yêu cầu A hoàn trả lại
khoản tiền đã bồi thường cho B vì theo Điều 597 Bộ Luật dân sự 2015: “Pháp nhân phải bồi
thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân
giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây
thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”

Ví dụ 2: A (6 tuổi) là con đẻ của B và C, A được bố mẹ gửi sang chơi nhà của M, trong thời
gian ở nhà M, A đã nghịch và làm vỡ lọ gốm cổ trị giá 200 triệu đồng của M. M yêu cầu bố
mẹ A bồi thường thiệt hai A đã gây ra nhưng bố mẹ A không đồng ý. Xác định
a. Những loại trách nhiệm pháp lý phát sinh trong trường hợp này
b. Chủ thể của loại trách nhiệm pháp lý đó.
a. Trách nhiệm pháp lý phát sinh trong trường hợp này là trách nhiệm dân sự do A đã xâm phạm
đến tài sản của M và gây thiệt hại là lọ gốm trị giá 200 triệu đồng theo quy định tại điểm a điều
584 Bộ luật dân sự 2015.
b. Do A mới 6 tuổi thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 586 nhưng không thuộc quy định
tại điều 599 Bộ luật này nên chủ thể của trách nhiệm dân sự là:
- B và C (cha mẹ của A) nếu B và C có đủ tài sản để bồi thường toàn bộ thiệt cho M
- B, C và A nếu như B và C không có đủ tài sản để bồi thường toàn bộ thiệt hại cho M mà trong
khi đó A lại có tài sản riêng.
Ví dụ 3: Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty Đại Lợi đã vi phạm các quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường: xả nước thải không qua xử lí ra ngoài môi trường,
làm ô nhiễm nguồn nước khiến các hộ gia đình trồng rau màu và nuôi thả cá ở khu
vực quanh nơi sản xuất của công ty Đại Lợi bị thiệt hại.
Hãy cho biết trong trường hợp này: công ty Đại Lợi sẽ phải gánh chịu những loại trách
nhiệm pháp lí nào? Vì sao?
Công ty Đại Lợi sẽ phải gánh chịu các loại trách nhiệm pháp lý là:
- Trách nhiệm hành chính theo Khoản 2 điều 1 nghị định 179/2013/ NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG về hành vi xả
nước thải ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
- Trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại theo Điều 172. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường: “Khi
thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp


luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm,
thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.”
- Trách nhiệm hình sự theo khoản 5 Điều 235 BLHS 2015 (nếu như gây thiệt hại nặng đến mức

phải chịu trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm
hành chính nữa)
Ví dụ 4: Trong khi thi hành nhiệm vụ chiến sĩ cảnh sát đó phát hiện Nguyễn Văn H điều
khiển phương tiện giao thông vô ý đi vào đường cấm.
a. Hãy xác định các trường hợp H không phải chịu trách nhiệm hành chính, nêu căn
cứ pháp lý?
b. Giả sử H khi đó 17 tuổi, điều khiển xe Dream thì H phải chịu trách nhiệm hành
chính với những hình thức xử lý như thế nào? Giải thích vì sao?
a. Căn cứ theo Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì những trường hợp H
không xử phạt vi phạm hành chính là:
- H thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
- H thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
- H thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
- H thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
- H không có năng lực trách nhiệm hành chính; H chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này, tức là H phải dưới 16 tuổi
(vì H thực hiện hành vi vi phạm hành chính do vô ý, không phải cố ý)
b. Khi H 17 tuổi, theo khoản 1 điều 5 Luật xử lý VPHC 2012, H bị xử phạt hành chính về
mọi vi phạm hành chính nếu không thuộc các trường hợp vi phạm hành chính trong tình thế cấp
thiết, do phòng vệ chính đáng, do sự kiện bất ngờ hoặc do sự kiện bất khả kháng. H phải chịu
cảnh cáo và phạt tiền vì vi phạm luật giao thông do đi vào đường cấm và chưa đủ tuổi điều khiển
xe moto, xe gắn máy.
Ví dụ 5: A (17 tuổi), B (20 tuổi) biết C (18 tuổi) không biết uống rượu nên rủ C đi nhậu. Do
C không uống rượu nên bị A và B trói lại và đổ rượu vào mồm, sau đó cả 3 đều bị say
không thể làm chủ được hành vi của mình. Thấy anh M (trước đó có hiềm khích với
B) đi qua A, B cởi trói cho C và cả ba đã xông vào đánh tập thể anh M gây thường
tích 19%. Hỏi A,B,C có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?
A, B, C chịu trách nhiệm hình sự vì:
+ A, B, C đều đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm (16 tuổi)
+ A, B phạm tội bắt giữ người trái pháp luật theo điều 157 BLHS 2015 khi đã thực hiện đầy đủ

hành vi trong cấu thành tội này (trói C)
+ A, B, C phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác theo
điều 134 BLHS 2015 khi đã thực hiện đầy đủ hành vi trong cấu thành tội này (đánh M gây
thương tích 19%)


Ví dụ 6: Điều 177 Khoản 1 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội sử dụng trái phép tài sản
như sau:
“Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ một trăm
triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành
vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, hoặc tài sản là
di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa trừ trường hợp quy định tại điêu 220 của
Bộ luật này thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Hãy xác định độ tuổi tối thiểu của một ngời phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện
một hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 142 này. Vì sao?
Khung hình phạt cao nhất quy định tại Khoản 1 Điều 177 là 2 năm → Đây là tội phạm ít
nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Bộ Luật hình sự 2015 → Vì vậy, độ tuổi tối
thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện một hành vi quy định tại khoản 1 Điều 177 là
đủ 16 tuổi (căn cứ vào điều 12 Bộ luật hình sự)

Dạng 3: Xử lý vi phạm
Ví dụ 1: Chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ đã phát hiện một hành vi vi phạm
luật an toàn giao thông trên đường phố. Chiến sĩ cảnh sát này sẽ phải làm các thủ tục
pháp lý như thế nào nếu cho rằng:
a. Hành vi vi phạm thuộc trường hợp phạt tiền 200.000 đồng?
b. Hành vi vi phạm thuộc trường hợp phạt tiền 500.000 đồng?
Giải thích rõ vì sao?
Trong trường hợp này, chiến sỹ cảnh sát giao thông phải thực hiện theo thẩm quyền của mình
được quy định trong Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Với mức phạt tiền tối đa

trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 40.000.000 đồng (Căn cứ theo Điểm b Khoản 1 Điều 24
Luật XLVPHC 2012). Như vậy, việc xử phạt ở cả 2 câu a và b đều đúng thẩm quyền của chiến sỹ
cảnh sát giao thông.
a, Đối với hành vi vi phạm thuộc trường hợp phạt tiền 200.000 đồng:
Theo Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trường hợp trên thuộc trường hợp
xử phạt hành chính không lập biên bản. Như vậy, căn cứ vào Điều 55,56 Luật XLVPHC 2012
thì các thủ tục pháp lý mà chiến sĩ cảnh sát phải thực hiện như sau:
- Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản
hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi
phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ
và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử
phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định
phải ghi rõ mức tiền phạt.
b, Đối với hành vi vi phạm thuộc trường hợp phạt tiền 500.000 đồng:


Theo Khoản 1 Điều 57 Luật XLVPHC 2012, trường hợp trên thuộc trường hợp xử phạt hành
chính có lập biên bản. Như vậy, căn cứ vào Điều 55,57,58 Luật XLVPHC 2012 thì các thủ tục
pháp lý mà chiến sĩ cảnh sát phải thực hiện như sau:
- Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản
hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết
định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Ví dụ 2: CQNN nhận được đơn phản ánh của một số người tiêu dùng về việc sau khi sử
dụng hoa quả mua tại cửa hàng H (có đăng ký kinh doanh do Phòng Đăng ký kinh
doanh Quận K, thành phố Hà Nội cấp) đã bị ngộ độc sau khi sử dụng làm 10 ng ười
phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Những người này đã được xuất viện sau 24 giờ điều trị.

Chủ cửa hàng cũng thừa nhận đã bán hàng cho những người này. Qua điều tra và xét
nghiệm tại chỗ, các cơ quan chuyên môn kết luận: Nguyên nhân của vụ ngộ độc là do
số hoa quả trên đã được chủ cửa hàng tẩm chất bảo quản thực phẩm có chứa một
hàm lượng độc tố đã bị cấm sử dụng.
a. Hành vi của chủ cửa hàng H có phải vi phạm pháp luật không? Loại gì? Vì sao?
b. Nếu hành vi trên là VPPL thì Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp
luật này? Vì sao?
c. Theo quy định của PL xử lý vi phạm hành chính thì chủ cửa hàng hoa quả có thể bị áp
dụng những hình thức xử lý như thế nào? Vì sao?
a. Hành vi của chủ của hàng là vi phạm pháp luật.
Loại: vi phạm pháp luật hành chính về an toàn thực phẩm
b. Hành vi trên là vi phạm pháp luật và cơ quan có thẩm quyền xử phạt là kiểm sát viên,
thị trường hoặc đội trường Đội quản lý thị trường tùy theo mức độ vi phạm vi hành vi vi phạm
của chủ cửa hàng liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
c. Theo quy định chủ cửa hàng sẽ có thể bị cảnh cáo về hành vi tẩm hóa chất cấm theo
điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, phạt tiền theo khoản 1 điều 23 và khoản 3 điều 24
luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đồng thời có hình phạt bổ sung là tịch thu lại số hoa quả bị
tẩm hóa chất cấm để xử lý tránh trường hợp cửa hàng tái phạm khiến những người khác bị ngộ
độc.
Ví dụ 3: Nguyễn Văn T sinh ngày 14 – 4 - 2001 bị bắt ngày 15- 4-2015 trên một chuyến xe
khách khi trong hành lý mang theo có hai bánh Hêrôin (mỗi bánh 375 gam).
a. Hãy xác định tính chất tội phạm của Nguyễn Văn T trong trường hợp này theo phân loại
tội phạm trong Bộ Luật hình sự 2015 và hình phạt có thể áp dụng đối với T trong trường
hợp này. Vì sao?
b. Có gì khác nếu trong trường hợp này khám trong hành lý của T có 4 gam Hêrôin? Vì
sao?
a.
T đủ 14 tuổi, tội của T thuộc khoản 4 điều 249 Bộ luật hình sự 2015: tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng (tàng trữ 750g heroin) => T phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (theo điểm c, khoản 2, điều 12 BLHS).



Hình phạt có thể không quá 12 năm tù nếu điều luật quy định tù chung thân hoặc tử hình,
nếu là hình phạt có thời hạn thì mức phạt ko quá ½ mức phạt tù mà điều luật quy định (tức là
không quá 10 năm) do T 14 tuổi thuộc trường hợp tại Khoản 2 Điều 101 BLHS 2015).
b.
Trường hợp trong túi T có 4g có khác vì khi đó tội của T rơi vào khoản 1 điều 249 (tội
phạm nghiêm trọng) => T không phải chịu trách nhiệm hình sự (theo khoản 2 điều 12 BLHS
2015).

CHÚC CÁC BẠN ÔN TẬP TỐT!
Trong quá trình biên tập không tránh khỏi sai sót, vì vậy NEU CLE
mong nhận được phản hồi và góp ý của các bạn để bộ đề cương được
hoàn thiện hơn.
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
Fanpage: Dự án giáo dục pháp luật cộng đồng NEU CLE:
/>Email:
Xin chân thành cám ơn!



×