Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài giảng Miễn dịch không đặc hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.77 KB, 20 trang )

MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU

TS.BS. Phan Ngọc Tiến


MỤC TIÊU:
- Nhận biết tầm quan trọng của hệ thống miễn dịch trong việc chống lại vi
khuẩn và tac nhân gây bệnh.
- Phân biệt sự khác nhau giữa miễn dịch không đặc hiệu (MDKĐH) và miễn
dịch đặc hiệu (MDĐH).
- Hiểu được cơ chế chống lại nhiễm trùng/bệnh tật (tiêu diệt kháng nguyên).
- Biết được thành phần của miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào trong
MDKĐH.
- Hiểu rõ cơ chế tác động của miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào trong
MDKĐH.


I. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH:
Hệ miễn dịch được chia thành hai thành phần chính:
Hệ thống miễn dịch bẩm sinh hoặc là miễn dịch không đặc hiệu
và hệ thống miễn dịch thích nghi hoặc là miễn dịch đặc hiệu
- Hệ thống MDĐH cần có thời gian để đáp ứng với sự xâm nhập sinh vật, ngược
lại hệ thống MDKĐH bao gồm những yếu tố bảo vệ có sẵn và sẵn sàng được huy
động để chống lại nhiễm trùng.

- Hệ thống MDĐH là những kháng thể riêng biệt và chỉ chống lại những
sinh vật mà gây ra đáp ứng. Mặt khác, hệ thống MDKĐH thì không phải là
những kháng thể riêng biệt và có phản ứng như nhau với nhiều loại sinh
vật.
- Hệ thống MDĐH là điển hình của trí nhớ miễn dịch. Nhưng hệ thống
MDKĐH thì không tượng trưng cho trí nhớ miễn dịch.




Tế bào

Tế bào


Những tế bào của hệ thống miễn dịch bắt nguồn từ tủy xương và chúng
bao gồm 2 dòng: dòng tủy (bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan,
bạch cầu ái kiềm, đại thực bào và tế bào hình cây) và dòng lympho
(lympho B, lympho T và tế bào NK).


Sự phát triển của tế bào trong hệ thống miễn dịch


Bảng 1
MDKĐH

MDĐH

Đáp ứng với kháng nguyên-độc
lập

Đáp ứng với kháng nguyênphụ thuộc

Đáp ứng tức thì tối đa

Cần một khoảng thời gian giữa
sự phơi nhiễm và đáp ứng tối

đa

Không có kháng thể riêng biệt

Có kháng thể riêng biệt

Không có trí nhớ miễn dịch

Có trí nhớ miễn dịch


II. HỆ THỐNG MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU
Những yếu tố của MDKĐH bao gồm hệ thống giải phẫu (bảng 2)
A. Hệ thống bảo về thuộc về giải phẫu
1. Cơ chế cơ học
Bề mặt biểu mô tạo thành màng chắn vật lý (có ở da, ống tiêu hóa, mắt
và miệng) không có tính thấm đối với hầu hết các tác nhân nhiễn khuẩn.
2. Cơ chế hóa học
Các axit béo trong mồ hôi kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn. Men
lysozyme và phospholipase trong nước mắt, nước bọt, chất tiết mũi có thể
cắt đứt thành tế bào của VK và làm mất ổn định màng tế bào VK.
Độ pH thấp của mồ hôi và dịch dạ dày ngăn chặn sự phát triển của VK.
3. Cơ chế sinh học
Trên da,trong đường tiêu hóa có các vi khuẩn hội sinh không gây bệnh.
Các VK này ngăn cản sự phát triển của các VK gây bệnh bằng cạnh tranh
chất dinh dưỡng, tiết ra chất kìm khuẩn.


B. Yếu tố dịch thể của MDKĐH:
Hệ thống bổ thể

Hệ thống đông máu
Lactoferrin and transferrin
Interferons – là những protein ngăn chặn sự nhân lên trong tế bào của virus
Lysozyme
Interleukin-1 (IL-1 )


1. Hệ thống bổ thể – (xem thêm chương bổ thể). Khi được hoạt tác, chúng
gây ra tăng tính thấm thành mạch, hóa hướng động bạch cầu, opsonin hóa,
làm ly giải màng VK.
2. Hệ thống đông máu – Phụ thuộc mức độ tổn thương cấp tính của mô, hệ
thống đông máu có thể hoặc không thể hoạt hóa. Một số sản phẩm của hệ
thống đông máu có thể đóng góp cho việc bảo vệ không đặc hiệu bởi vì khả
năng của chúng là tăng tính thấm thành mạch và đóng vai trò như hóa chất
cho các thực bào. Thêm vào đó, sản phẩm của hệ thống đông máu còn trực
tiếp chống lại vi trùng. Ví dụ, beta-lysin, một protein sản xuất bởi tiểu cầu
trong quá trình đông có thể ly giải VK gram dương


3. Lactoferrin and transferrin – Bằng cách gắn với sắt, một yếu tố dinh
dưỡng của VK, sẽ hạn chế sự phát triển VK.
4. Interferons – Interferons là protein có thể ngăn chặn sự nhân đôi của
virus trong tế bào.
5. Lysozyme – cắt đứt thành tế bào của VK.
6. Interleukin-1 (IL-1) gây ra sốt và sinh ra các protein trong viêm cấp, có
thể chống lại VK bằng cách opsonin hóa.


C. Yếu tố miễn dịch tế bào của MDKĐH
Những tế bào này là tuyến phòng thủ chính của hệ thống MDKĐH

- Bạch cầu đa nhân trung tính được huy động đến nơi nhiễm trùng,
chúng thực bào sinh vật lạ và giết chúng trong tế bào.
- Đại thực bào: Những đại thực bào ở mô và những bạch cầu đơn nhân
được huy động, cũng có khả năng thực bào giết sinh vật lạ trong tế bào
của chúng. Hơn thế nữa, đại thực bào góp phần sửa chữa mô và vai trò
như tế bào trình diện kháng nguyên, sẽ gây ra những đáp ứng miễn dịch
đặc hiệu.
- Tế bào Natural killer (NK) và tế bào lymphokine activated killer (LAK)
cells – có thể tiêu diệt virus không đặc hiệu và tế bào u. Những tế bào
này không thuộc đáp ứng viêm nhưng chúng quan trọng trong MDKĐH
đối với sự nhiễm virus và sự tồn tại khối u.
- Bạch cầu ái toan – có vai trò trong đề kháng ký sinh trùng, trong phản
ứng dị ứng tại chỗ.




III. QUÁ TRÌNH THỰC BÀO VÀ TIÊU DIỆT TRONG TẾ BÀO
A. Tế bào thực bào:
1. Bạch cầu đa nhân trung tính:
BC đa nhân trung tính là tế bào thực bào có tính di động, nhân có thùy.
Chúng được nhận ra bởi đặc tính của nhân hoặc bởi kháng nguyên hiện
diện trên bề mặt tế bào gọi là CD66.
Chúng gồm 2 loại hạt liên quan đến thành phần chống lại VK của những tế
bào này. Hạt chính (nhuộm màu xanh),có nhiều trong bạch cầu đa nhân
non, bao gồm protein có điện tích dương, peptit có thể diệt VK, enzyme ly
giải protein như elastase, cathepsin G, lysozyme ly giải thành tế bào VK
Loại hạt thứ 2 thấy trong bạch cầu đa nhân trưởng thành, là loại hạt đặc
hiệu. Chúng gồm lysozyme, thành phần NADPH oxidase, liên quan đến sự
gây độc tế bào, và lactoferrin là protein gắn sắt và B12.



2. Bạch cầu đơn nhân
Bạch cầu đơn nhân (Đại thực bào) có đặc trưng nhân hình thận, được
nhận biết về mặt hình thái học hoặc bằng sự hiện diện của CD14 ở bề mặt
tế bào. Không giống BC đa nhân trung tính, chúng không có những hạt đặc
trưng nhưng chúng có rất nhiều lysozyme cấu trúc giống ở BC đa nhân trung
tính.
B.Sự thực bào
Sau khi tiếp xúc với VK, tế bào thực bào bắt đầu kéo dài chân giả bao
quanh VK. Những chân giả sẽ bao quanh hết VK, và cuối cùng VK sẽ nằm
trong thể thực bào.
Trong suốt qua trình thực bào, những hạt hoặc tiêu thể của tế bào thực
bào sẽ làm rỗng thành phần của thể thực bào.


IV. TẾ BÀO MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU
Những tế bào khác nhau gồm tế bào NK và LAK, tế bào K, đại thực bào và
bạch cầu ái toan được hoạt hóa có khả năng tiêu diệt vật lạ và những tế bào
mục tiêu hay thay đổi. Những tế bào này đóng vai trò quan trọng trong
MDKĐH.
A. Tế bào NK và LAK
Tế bào NK được gọi là lympho bào có hạt lớn (large granular
lymphocytes-LGL) bởi vì chúng tương tự lympho bào về mặt hình thái, ngoại
trừ chúng có rất nhiều hạt lớn.
Tế bào NK cells có thể nhận ra bởi sự hiện diện của CD56 và CD16 và
một ít CD3 bề mặt. Tế bào NK có khả năng tương đối trong việc tiêu diệt virus
và những tế bào ác tính. Tuy nhiên, khi có sự hiện diện của IL-2 và IFNgamma, tế bào NK sẽ trở thành tế bào LAK, có khả năng tiêu diệt tế bào ác
tính.
Khi có IL-2 và IFN0gamma sẽ giúp cho tế bào LAK tiêu diệt nhưng tế bào

ác tính hay biến đổi.



B. Tế bào K (KILLER)
Tế bào K là tế bào không có rõ ràng về mặt hình thái. Đúng hơn là tế bào K
là bất cứ tế bào nào mà làm trung gian của kháng thể gây độc tế bào phụ
thuộc (antibody-dependent cellular cytotoxicity - ADCC). Kháng thể ADCC là
một liên kết để gom tế bào K và tế bào mục tiêu để cho phép sự tiêu diệt xảy
ra.
Tế bào K có thụ thể Fc bề mặt cho kháng thể và do đó chúng có thể nhận
ra, gắn kết và tiêu diệt tế bào đích được che phủ bởi kháng thể. Các tế bào
khác có thụ thể Fc như NK,LAK và đại thực bào,thụ thể Fc cho kháng thể IgG
và tế bào bạch cầu ái toan có thụ thể Fc cho kháng thể IgE.


Tài liệu
Roitt, Brostoff, Male. Immunology 6th Edition, Mosby, 2002



×