Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề thi HP: KỸ NĂNG LUẬT SƯ THAM GIA GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.95 KB, 8 trang )

Đề 4: Anh A và chị B kết hôn năm 1996 trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, có đăng
kí kết hôn và sinh sống tại phường T quận Y thành phố Hà Nội. Sau một thời gian
chung sống anh chị phát sinh mâu thuẫn. Tháng 4/2005, anh A khởi kiện ra Tòa án
yêu cầu xin ly hôn và giải quyết tranh chấp về tài sản chung giữa vợ chồng. Về tài
sản chung, vợ chồng anh A và chị B có một mảnh đất diện tích 100m2 tại quận N
thành phố Hà Nội và vợ chồng có vay của chị D 150 triệu.
1. Xác định tư cách của các đương sự trong vụ án trên.
2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên và giải thích rõ tại
sao?

Bài làm
1. Xác định tư cách của các đương sự trong vụ án trên
Theo khoản 1 Điều 56 thì “Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan,
tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”. |
Trong trường hợp này có 3 chủ thể là cá nhân liên quan bao gồm anh A, chị B và
chị D. Để xác định tư cách của các đương sự thì cần xác định họ là nguyên đơn, bị
đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Theo khoản 2 Điều 56 BLTTDS thì: “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là
người khởi kiện,... yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và
lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.” Trong tình huống trên, Anh A là
người khởi kiện ra Tòa án yêu cầu xin ly hôn và giải quyết tranh chấp về tài sản
chung giữa vợ chồng nên trong vụ án dân sự này thì anh A chính là nguyên đơn
trong vụ án dân sự căn cứ theo khoản 2 Điều 56 BLTTDS. Bị đơn trong vụ án dân
sự được quy định tại khoản 3 Điều 56 BLTTDS thì:”
Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện ....”. Vậy trong
tình huống trên, chị B chính là vợ hợp pháp của anh A, là người mà anh A yêu cầu
xin ly hôn và giải quyết tranh chấp về tài sản chung, nói cách khác chị B chính là

1



người bị khởi kiện, chính vì thế trong trường hợp này, chị B là bị đơn trong vụ án
dân sự trên.
Anh A và chị B trong thời kì hôn nhân có vay của chị D 150 triệu. Mặc dù
chị không phải là người khời kiện hay bị kiện, song chị có tài sản là 150 triệu cho
A và B vay. Vì vậy, để chứng minh khoản tiền đó là chị cho họ vay trong thời kì
hôn nhân và với mong muốn khoản vay đó sẽ được anh A và chị B đảm bảo trả thì
chị D sẽ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án căn cứ theo khoản 4
Điều 56 BLTTDS “ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là
người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có
liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các
đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với
tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
Ngoài ra nếu trong trường hợp vụ án dân sự nêu trên mà việc anh A và chị B
đã được giải quyết mà khoản nợ cho chị D vẫn chưa được thanh tóan vầ chị D
quyết đinh khởi kiện ra tòa. Lúc đó vẫn căn cứ theo điều 56 của BLTTDS , chị D
sẽ trở thành nguyên đơn và vợ chồng anh A, chị B hoặc 1 trong 2 người (trường
hợp tầo quyết đinh ai là người có nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận hoặc những
lý do khác) sẽ trở thành bị đơn.

2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên và giải
thích rõ tại sao?
Tháng 4/2005, anh A khởi kiện ra Tòa án yêu cầu xin ly hôn và giải quyết
tranh chấp về tài sản chung giữa vợ chồng. Căn cứ theo Điều 1 BLTTDS thì vụ
việc dân sự được chia thành vụ án dân sự và việc dân sự. Đối với những việc có
tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là vụ án dân sự, còn đối với
những việc không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được dọi là
việc dân sự. Vì thế trong trường hợp của anh A sẽ là vụ án dân sự vì nó bao gồm
việc đơn phương yêu cầu ly hôn và giải quyết tranh chấp về tài sản chung vợ
chồng. Vì thế, trong tình huông này, để giải quyết cho những tranh chấp của anh A
sẽ căn cứ vào khoản 1 Điều 27 BLTTDS quy định về Những tranh chấp về hôn

2


nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: “1. Ly hôn, tranh chấp
về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 33 BLTTDS thẩm quyền của Tòa án nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết thủ tục sơ
thẩm những tranh chấp sau đây “a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình
quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này”. Vậy vụ án của anh A sẽ thuộc
thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã. Thêm vào đó, theo quy định
về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ quy định tại Điều 35 BLTTDS, vụ án trên sẽ
thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân theo lãnh thổ, trong trường hợp
trên vẫn sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận H vì anh A và chị B “sinh
sống tại phường T quận Y thành phố Hà Nội” và mặc dù mảnh đất của anh chị nằm
tại quận N, nhưng trong vụ án Ly hôn nó được coi là tài sản của hai vợ chồng vì
vậy yếu tố gắn với lãnh thổ của mảnh đất sẽ không đươc đưa ra trong nọi bộ bản án
ly hôn, một phần để tránh những yếu tố phát sinh làm chậm quá trình tiến hành ly
hôn.
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 34 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì “Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm
quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải
quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 33 của Bộ luật này mà Toà
án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết” thì khi ấy, vụ việc của anh A sẽ lại
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nếu như Tòa
án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định lấy vụ việc của anh A lên để giải quyết.
Trong trường hợp trên, anh A và chị B có tài sản chung là một mảnh đất diện
tích 100m2 tại quận N thành phố Hà Nội và vợ chồng có vay của chị D 150 triệu
thì việc giải quyết tranh chấp giữa hai anh chị vẫn sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án
nhân dân quận Y hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Khẳng định như vậy vì
như đã nói ở trên, mặc dù có quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bất

động sản phải là tòa án nơi có bất động sản đang tranh chấp đó (theo quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 35 BLTTDS). Nhưng đây cũng là tài sản chung vợ chồng anh
A và chị B nên sẽ được coi đây là tranh chấp tài sản khi ly hôn vì vậy nó vẫn sẽ
3


thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận Y hoặc Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội.
Trên thực tế, nếu tranh chấp về bất động sản là tài sản chung khi ly hôn mà
có nhiều vướng mắc thì Tòa án thông thường sẽ tư vấn cho các bên sẽ hoàn thiện
vấn đề ly hôn – chấm dứt hôn nhân và giải quyết tranh chấp về bất động sản sẽ
khởi kiện ra một tòa án khác để giải quyết riêng. Điều này giúp cho việc giải quyết
vấn đề ly hôn nhanh chóng.

4


Đề số 15: Công ty N bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 1/2008 với 50 người lao
động. Trong đó có 15 người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác
định thời hạn với mức lương 3 triệu đồng/tháng, 30 người lao động làm việc theo
hợp đồng có thời hạn 3 năm với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng, 5 người lao động
làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn 6 tháng với mức lương 1,2 triệu
đồng/tháng. Khi hợp đồng 6 tháng của 5 người nói trên hết hạn, công ty vẫn tiếp
tục sử dụng họ làm công việc cũ nhưng không ký hợp đồng lao động mới. Tháng 1
năm 2009 công đoàn cơ sở được thành lập tại công ty nên sau đó BCH công đoàn
và ban lãnh đạo công ty đã ký thỏa ước lao động tập thể có thời hạn 2 năm với sự
tán thành cao của người lao động. Theo thỏa ước lao động tập thể từ tháng 3 năm
2009 mức lương tối thiểu áp dụng cho toàn thể người lao động trong công ty là
1,5triệu đồng/tháng. Tháng 5 năm 2009 công ty nhận thêm 20 lao động mới vào
làm việc.

Hỏi:
a. Hãy giải quyết quyền lợi về tiền lương cho những người lao động của công
ty N khi thỏa ước tập thể của công ty N có hiệu lực thi hành. (5đ)
b. Qua sự trả lời câu hỏi 1, hãy phân tích mối quan hệ giữa thỏa ước tập thể
và hợp đồng lao động. (5đ).
BÀI LÀM
a. Hãy giải quyết quyền lợi về tiền lương cho những người lao động của công
ty N khi thỏa ước tập thể của công ty N có hiệu lực thi hành.
Trong tình huống trên,
─ Có 50 người lao động đã làm việc tại công ty trước khi có thỏa ước lao động,
trong đó có:
+ 15 người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn với
mức lương 3 triệu đồng/tháng.
+ 30 người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn 3 năm với mức lương 2,5
triệu đồng/tháng.
+ 5 người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn 6 tháng với mức
lương 1,2 triệu đồng/tháng. Khi hợp đồng 6 tháng của 5 người nói trên hết hạn,
công ty vẫn tiếp tục sử dụng họ làm công việc cũ nhưng không ký hợp đồng lao
5


động mới. Như vậy, theo quy định tại khoản 2 điều 27 BLLĐ thì hợp đồng lao
động của 5 người này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
 20 người lao động làm việc tại công ty sau khi có thỏa ước lao động.
Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết với thỏa thuận mức lương tối thiểu
là 1,5 triệu đồng/tháng, ta thấy rằng: có 5 người lao động có mức lương thấp hơn
mức lương tối thiểu đã thỏa thuận, 45 người có mức lương cao hơn mức lương tối
thiểu và 20 người chưa được đề cập về tiền lương.
Tại khoản 2 điều 49 BLLĐ có quy định như sau: “Trong trường hợp quyền lợi của
người lao động đã thoả thuận trong hợp đồng lao động thấp hơn so với thoả ước

tập thể, thì phải thực hiện những điều khoản tương ứng của thoả ước tập thể. Mọi
quy định về lao động trong doanh nghiệp phải được sửa đổi cho phù hợp với thoả
ước tập thể”. Như vậy, theo quy định trên, ta có thể giải quyết quyền lợi về tiền
lương cho những người lao động của công ty N như sau:
+ 45 người lao động có mức lương cao hơn mức lương tối thiểu trong thỏa ước sẽ
tiếp tục được nhận mức lương như cũ theo hợp đồng lao động đã ký.
+ 5 người lao động có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu trong thỏa ước thì
cần thỏa thuận với người sử dụng lao động để sửa đổi hợp đồng lao động đã ký về
mức lương mới, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
+ 20 người lao động vào làm việc tại công ty sau khi có thỏa ước lao động tập thể
đều được hưởng những quyền lợi cũng như thực hiện những nghĩa vụ mà thỏa ước
quy định. Do vậy, họ có quyền thỏa thuận mức lương với người sử dụng lao động
nhưng cũng không thấp hơn mức lương tối thiểu mà thỏa ước đã quy định, đó là
1,5 triệu đồng/tháng.
b. Qua sự trả lời câu hỏi 1, hãy phân tích mối quan hệ giữa thỏa ước tập thể
và hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đều là sự thỏa thuận giữa NSDLĐ
và NLĐ. Do vậy nó có mối quan hệ qua lại với nhau, tác động lẫn nhau.
- HĐLĐ là cơ sở để kí kết thỏa ước lao động tập thể.
Xét về mặt thời gian, thì quan hệ hợp đồng lao động luôn có trước quan hệ thỏa
ước lao động. Bao giờ NSDLĐ cũng phải ký HĐLĐ với NLĐ trước, sau đó khi
NLĐ làm việc, nếu họ nhận thấy phải cần phải có một sự thỏa thuận nào đó nhằm
6


đảm bảo hơn nữa cho quyền lợi của họ thì họ sẽ kí kết thỏa ước lao động tập thể
thông qua Ban chấp hành công đoàn và biểu quyết tán thành. Do vậy, nội dung của
HĐLĐ cũng là những cơ sở để xác lập các nội dung trong thỏa ước lao động tập
thể. Các nội dung này là: thời gian làm việc, điều kiện về an toàn lao động, tiền
lương...Bởi HĐLĐ trước đó giữa NSDLĐ và NLĐ cũng đã đề cập đến các vấn đề

này rồi. Các vấn đề này đã được thỏa thuận một lần trước đó, nó dựa vào tính chất
công việc phải thực hiện, tương quan lực lượng giữa hai bên…Do vậy, khi ký thỏa
ước lao động tập thể, các bên có thể tham khảo các thỏa thuận đã có, để từ đó đưa
ra được những quy định trong thỏa ước theo hướng bảo vệ quyền lợi cho người lao
động.
- Sự tác động của thỏa ước lao động tập thể đối với HĐLĐ.
Về nội dung, thỏa ước lao động tập thể là sự thỏa thuận của tập thể NLĐ với
NSDLĐ, đã là thỏa thuận tập thể thì nó chỉ mang tính chất khung, tính định hướng,
tạo ra cơ sở để NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận các nội dung của HĐLĐ.
Theo khoản 1 điều 49 thì mọi người trong doanh nghiệp, kể cả người vào làm việc
sau ngày kí kết thỏa ước lao động tập thể đều có trách nhiệm thực hiện đầy đủ thỏa
ước tập thể. Khoản 2 Điều 49 cũng quy định: “Trong trường hợp quyền lợi của
NLĐ đã thỏa thuận trong HĐLĐ thấp hơn so với thỏa ước tập thể, thì phải thực
hiện những điều khoản tương ứng của thỏa ước tập thể. Mọi quy định về lao động
trong doanh nghiệp phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thỏa ước lao động
tập thể”. Như vậy, có thể thấy, thỏa ước lao động tập thể là một căn cứ để NLĐ
thỏa thuận với NSDLĐ các nội dung của HĐLĐ. Với các HĐLĐ đã ký kết mà
quyền lợi của NLĐ thấp hơn so với quy định của thỏa ước thì hai bên phải sửa đổi
lại hợp đồng lao động sao cho phù phù hợp với quy định của thỏa ước. Nếu HĐLĐ
quy định quyền lợi của NLĐ thấp hơn thỏa ước lao động tập thể mà NSDLĐ
không sửa chữa, bổ sung nội dung đó thì Thanh tra lao động có quyền hủy bỏ các
nội dung sai trái ấy của HĐLĐ (khoản 3 Điều 29 BLLĐ) và xử lý NSDLĐ theo
quy định của pháp luật. Điều này chứng tỏ thỏa ước lao động tập thể được coi như
là “luật” của các doanh nghiệp, là nguồn quy phạm bổ sung cho các quy định của
pháp luật lao động tại đơn vị.

7


Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở để NSDLĐ giao kết HĐLĐ đối với NLĐ vào

làm việc sau này. Căn cứ khoản 1 Điều 49: “Mọi người trong doanh nghiệp, kể cả
người vào làm việc sau ngày kí kết đều có trách nhiệm thực hiện đầy đủ thỏa ước
tập thể”.
Như vậy, TƯTT là căn cứ, tiêu chuẩn để NLĐ vào làm việc sau ngày thỏa ước
được ký kết tiến hành thương lượng với NSDLĐ về nội dung của HĐLĐ.

8



×