Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

PHIẾU DỰ THI LIÊN MÔN CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.21 KB, 8 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG HÀ
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN
Địa chỉ: xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà , tỉnh Thái Bình
Điện thoại:
0916456699
Gmail:

BÀI VIẾT DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Thông tin về học sinh:
1. Họ và tên : Nguyễn Anh Tú
Ngày sinh : 01/06/2002
Lớp

: 9B

2. Họ và tên : Vũ Thị Ngân
Ngày sinh : 13/03/2002
Lớp

: 9B

Tân Tiến , tháng 12 năm 2016


1. Tên tình huống
“Cải tạo và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất trên đồng đất xã Tân


Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Làm thế nào để cải tạo, nâng cao độ phì cho đất?
- Nắm bắt tổng quan về tài nguyên đất.
- Việc cải tạo, nâng cao độ phì cho đất đem lại những lợi ích gì cho sản xuất
nông nghiệp nói chung và cho việc phát triển kinh tế ở địa phương xã Tân Tiến,
huyện Hưng Hà nói riêng.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống:
+ Môn Giáo dục công dân: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Môn Địa: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, thời tiết địa phương Thái Bình.
+ Môn Sinh học: Sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng (đặc biệt là cây
lúa và cây đậu tương).
+ Môn Hóa học: Thành phần hóa học trong phân hữu cơ và phân hóa học.
+ Môn Ngữ văn: Phương pháp làm văn thuyết minh và văn nghị luận để có
được trình bày bố cục văn bản và lời lẽ mạch lạc, rõ ràng có tính thuyết phục cao.
+ Môn Công nghệ: Hiểu về thành phần của đất, nhu cầu dinh dưỡng của đất.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
- Nghiên cứu thành phần của đất.
- Tổng quan về phân bón hóa học (phân bón hữu cơ).
- Nghiên cứu các phương pháp canh tác trên đồng ruộng: thâm canh, xen
canh…
- Lấy mẫu đất trước thí nghiệm.
- Lấy mẫu đất sau thí nghiệm đem phân tích dinh dưỡng.
- Quy trình cải tạo và sử dụng đất trên đồng ruộng.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
5.1. Lý do chọn đề tài
Con người Việt Nam, nhất là nông dân, đã bao đời nay gắn bó máu thịt với đất
đai, đồng ruộng. Mỗi tấc đất thực sự là tấc vàng. Đất là sản phẩm của tự nhiên, đất
cũng là sản phẩm của con người Việt Nam. Con người chăm bón, cải tạo, nuôi dưỡng

đất để trở thành tài sản quý giá của mình, của toàn xã hội.
Đất là những thành tạo tự nhiên, hình thành từ tác động tổng hợp của nhiều
nhân tố như đá mẹ, khí hậu, sinh vật, nguồn nước và sự canh tác của con người. Ở
nước ta có nhiều loại đất, có thể chia ra làm 3 nhóm chính là: nhóm đất feralit, nhóm
đất mùn núi cao, nhóm đất bồi tụ phù sa.
Tân Tiến là một địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên diện tích
đất của xã thuộc nhóm đất phù sa. Nhìn chung đất của địa phương rất phì nhiêu, dễ
canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn...thích hợp với nhiều loại
cây trồng( lúa, hoa màu, cây ăn quả...). Tuy nhiên trong quá trình canh tác có nhiều
2


điều chưa hợp lí như: độc canh lúa, sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực
vật, lạm dụng phân hóa học nên đất đai đã bị bạc màu, đất chặt hơn, độ tơi kém,
tính khoáng kém, ít vi sinh vật vì vậy cần được cải tạo.
Qua tìm hiểu thực tế và vận dụng những kiến thức ở các môn học chúng em
thiết nghĩ cần phải có những biện pháp để cải tạo và sử dụng có hiệu quả tài nguyên
đất ở địa phương.
Xuất phát từ thực tế trên nhóm nghiên cứu chúng em được sự hướng dẫn của
các thầy cô trong tổ khoa học xã hội trường THCS Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình đã tiến hành nghiên cứu cách: “Cải tạo và sử dụng có hiệu quả tài
nguyên đất trên đồng đất xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” nhằm
góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp một cách bền vững và bảo vệ môi trường
đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng “Nông
thôn mới” hiện nay của địa phương.
5.2. Quá trình thực hiện
5.2.1. Thu thập và xử lý thông tin liên quan
- Nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm sử dụng và cải tạo đất từ các “lão nông”,
từ các phương tiện truyền thông như: sách, báo, internet…
- Tìm hiểu thành phần đất, nhu cầu và tập quán canh tác của người dân địa

phương trong quá trình canh tác.
- Nghiên cứu về thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa và cây đỗ
tương.
- Nắm vững quy luật thời tiết, khí hậu tại địa phương ảnh hưởng tới quá
trình phong hóa hóa học, quá trình mùn hóa, quá trình xói mòn và rửa trôi đất (qua
phần kiến thức địa lý địa phương).
5.2.2. Quá trình thực nghiệm trên đồng ruộng
* Chuẩn bị :
Lựa chọn thửa ruộng thực nghiệm có diện tích 2 sào bắc bộ( 720m2) ruộng
cấy lúa( đất phù sa trong đê)
* Các bước tiến hành
Trước tiên phải chú trọng khâu làm đất. Làm đất là khâu kĩ thuật quan trọng
có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng
thời còn diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên hiện nay tại địa phương lao động chủ yếu đi
làm ăn xa, đến mùa vụ mới về, nên đến mùa vụ các cánh đồng mới được làm đất
dẫn đến tình trạng đất không được cày ải tạo cơ hội cho cỏ dại và mầm mống sâu
bệnh phát sinh, phát triển và làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng
cây trồng.
Một lớp đất khỏe mạnh có đầy đủ các loại nấm và hoạt động sống của vi
khuẩn kết hợp với trồng xen canh có tác dụng ức chế cỏ dại và sâu bệnh một cách
tự nhiên, giữ lại nước mưa. Đất canh tác trở nên màu mỡ hơn và tái phục hồi. Mục
đích của của việc cày là để lật các lớp trên của đất, đưa các chất dinh dưỡng mới
3


lên bề mặt, đồng thời chôn lấp cỏ dại và những gì còn sót lại của vụ mùa trước.
Đặc biệt đối với đất cấy lúa, việc cày lật đất lại càng quan trọng. Ngay sau khi thu
hoạch lúa phải tiến hành cày lật đất, khi đất còn ẩm và cày càng sớm càng tốt cho
đất ải. Độ ẩm thích hợp để làm đất là: 60%.

Trong sản xuất nông nghiệp từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết:"một hòn đất
nỏ bằng giỏ phân". Cày ải và phơi đất là một giải pháp kỹ thuật ưu việt đem lại
nhiều lợi ích, ngoài việc cải tạo hệ vi sinh vật trong đất, tăng cường lượng oxi
trong đất còn có tác dụng giải phóng chất khí độc có hại cho cây trồng như: H 2S,
CH4, cải tạo chua phèn, đồng thời tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật háo khí hoạt
động giúp cho quá trình khoáng hóa các chất dinh dưỡng xảy ra được thuận lợi và
làm đất tơi xốp.
Làm đất phải cày sâu, bừa kĩ cho đất nhuyễn, mặt ruộng phẳng, thuận lợi
cho cấy và điều tiết nước. Cày sâu tạo điều kiện cho bộ rễ lúa phát triển tốt, tăng
nguồn dự trữ dinh dưỡng, có lợi cho hoạt động của các vi sinh vật vùng rễ phân
giải các chất hữu cơ khó phân hủy, tăng cường dinh dưỡng cho lúa.
Trong quá trình làm đất sẽ kết hợp với bón lót. Bón lót phân chuồng, phân
xanh, vôi và các loại phân vô cơ như: lân, kali, đạm...
- Bón lót phân xanh và vôi vào lúc cày ngả.
- Phân chuồng và phân lân vào lúc cày lại.
- Phân đạm và kali bón trước khi bừa cấy.
Vụ chiêm xuân nhiệt độ đầu mùa thấp cần quan tâm bón lót nhiều hơn vụ mùa.

Sau khi cấy lúa vẫn cần duy trì quy trình cải tạo đất đó là quá trình bón
phân, hiện nay với sự ra đời của nhiều loại phân đã hỗ trợ rất nhiều cho người nông
dân như: phân đạm, phân lân, kali...Tuy nhiên nếu lạm dụng các loại phân hóa học
4


này thì đất sẽ bị chai sạn và độ phì bị giảm. Vì vậy phải kết hợp phân hóa học với
phân hữu cơ: phân ủ hỗn hợp, phân gia súc, gia cầm để làm tăng độ phì cho đất.
- Cụ thể áp dụng cho 1 sào (360 m2) trồng lúa:
Phân hữu cơ tái chế:
160-180 kg
Urê:

4-5 kg
Super lân:
7-10 kg
Kali:
2-3 kg
Phân tổng hợp N-P-K : 10 kg.
Quá trình cây lúa phát triển đến khi thu hoạch khoảng 120 ngày, nông dân
cần theo dõi sự phát triển của cây lúa và chú ý các biểu hiện phát sinh các loại sâu,
bệnh để phun thuốc rầy nâu, sâu vằn, đạo ôn, len lép hạt... theo liều lượng cho
phép, không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, bởi một trong những nguyên nhân
gây ô nhiễm đất chính là thuốc bảo vệ thực vật.
Sau khi thu hoạch xong lúa vụ xuân cần dọn sạch hết các phế phẩm: rạ, rơm
rồi cày lật đất càng sớm càng tốt để cho đất được hả hơi, thoáng khí. Đối với ruộng
bị nhiễm sâu bệnh có thể rắc vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh.

Trong quá trình chăm sóc cây lúa cần giữ nước liên tục và thay nước thường
xuyên. Sau khi thu hoạch lúa vụ hè thu, tiến hành trồng cây vụ Đông với phương
châm:"Sáng thu lúa, chiều trồng đậu tương". Trồng cây đậu tương mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn so với sản xuất độc canh lúa, góp phần cải tạo đất, giảm áp lực
sâu bệnh, cắt đứt cầu nối dịch bệnh giữa hai vụ lúa và sau thu hoạch đậu tương để
lại lượng đạm từ nốt sần trên rễ cây giúp giảm chi phí phân bón ở vụ lúa sau( có
thể giảm lượng đạm từ 2-3 kg/sào).
Về kĩ thuật gieo trồng cây đậu tương thì có thể tiến hành như sau:
- Sau khi thu hoạch lúa, gặt lúa để chừa gốc rạ càng cao càng tốt.
- Làm rãnh thoát nước quanh ruộng, cứ 2- 3 m để rãnh rộng 30 cm, sâu 20
cm để thoát nước và lối đi lại chăm sóc, bón phân, phun thuốc.

5



- Lượng giống: 3,5- 4 kg/ sào. khi gieo hạt phải ném " nặng tay" để hạt
giống tiếp cận và bám chặt vào đất, nên chia thành 2-3 lần gieo để đảm bảo mật độ
cây đồng đều. Sau khi gieo dùng máy kéo lắp bánh lồng chạy để đè rạ lấp kín hạt
hoặc cắt rạ phủ kín ruộng, có tác dụng giữ ẩm cho đất, hạn chế được cỏ dại, tránh
chim chuột hại, tăng mùn, xốp cho đất, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát
triển tốt.
- Về phân bón:
+ Lượng phân lân supe : 10-12 kg, 3- 3,5 kg đạm ure, 3- 4 kg kali, 200250 kg phân chuồng mục, vôi bột 10 kg.
+ Cách bón: * Bón lót trước khi gieo.
* Bón thúc lần 1 khi cây có 1 lá thật.
* Bón thúc lần 2 khi cây có 3- 4 lá thật.
- Về chăm sóc:
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, căn cứ lượng mưa để điều tiết độ ẩm
hợp lý. Khi cây có 1-2 lá thật thì tiến hành tỉa dặm. Phun phòng trừ sâu cuốn lá,
sâu đục quả. Khi cây ra quả non, gặp thời tiết khô hanh cần tưới đủ ẩm cho cây
phát triển vỏ quả và hạt.
- Thu hoạch: Trên cây, lá đỗ bắt đầu vàng sinh lý, quả căng mẩy, vỏ quả
chuyển vàng thì bắt đầu thu hoạch.

*Kết qủa:
Sau khi tiến hành cải tạo đất và kết hợp canh tác xen canh lúa và đỗ tương
gia đình chúng em đã thu được kết quả rất khả quan. Cụ thể:
- Năm 2015 sản lượng trung bình là 200 kg/sào/năm thì sang năm 2016 sản
lượng trung bình là 240 kg/sào/năm.
6


Theo số liệu chúng em tìm hiểu sau khi áp dụng việc canh tác kết hợp với cải tạo
đất tại thửa ruộng thực nghiệm trên đồng đất thôn Lương Ngọc, xã Tân Tiến năm 2016 có
kết quả như sau:

- Thửa ruộng thực nghiệm là 2 sào (720 m2).
- Năng suất : 240 kg/sào/năm.
- Tổng sản lượng lúa thu được trên 720 m2 là: 480 kg tăng hơn so với năm
2015 là 80 kg.
- Thu thêm được vụ đông là: 80 kg/sào/năm đỗ tương.
Như vậy, việc áp dụng quy trình canh tác xen canh kếp hợp với làm đất
đúng cách đã giúp gia đình em thu hoạch thắng lợi, chất lượng lúa, đỗ tương được
đánh giá tốt. Từ mô hình canh tác của gia đình nhà em đã được triển khai và nhân
rộng ra toàn thôn, toàn xã bằng các hình thức tuyên truyền trên hệ thống loa truyền
thanh của xã.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
6.1. Đối với bản thân
- Giúp chúng em củng cố, khắc sâu kiến thức đã học qua vận dụng vào thực
tiễn đời sống.
- Bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học.
- Rèn kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng thực hành nhóm.
- Ý thức hơn trong bảo vệ tài nguyên, say mê nghiên cứu khoa học, yêu lao
động và trân trọng giá trị lao động.
6.2. Ý nghĩa khoa học
Đề tài bổ sung cơ sở khoa học về kết quả cải tạo và sử dụng hiệu quả tài
nguyên đất trên đồng đất Tân Tiến. Kết quả nghiên cứu và áp dụng ngay trên đồng
đất thôn Lương Ngọc, xã Tân Tiến là cơ sở khoa học giúp người nông dân canh tác
và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, chống ô nhiễm và suy thoái tài nguyên đất,
đồng thời sử dụng hiệu quả quỹ đất tại địa phương.
6.3. Ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội
Việc áp dụng các biện pháp cải tạo và khai thác tài nguyên đất trên đồng đất thôn
Lương Ngọc, xã Tân Tiến bước đầu mang lại những hiệu quả. Kết quả nghiên cứu
cho phép đưa ra các khuyến cáo có cơ sở khoa học giúp người nông dân sử dụng hiệu
quả quỹ đất, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ ở nông thôn trong điều kiện "đất
chật người đông" ở địa phương. Người nông dân thực sự có thể thoát nghèo và làm

giàu ngay trên đồng đất quê hương.
Từ kết quả của dự án này giúp cho người nông dân có cơ sở để canh tác trên
đồng ruộng một cách hiệu quả bằng cách cải thiện độ phì nhiêu đất, tăng năng suất
cây trồng và tiết kiệm lượng phân khoáng trên đất phù sa. Và thay đổi tập quán canh
tác cũ gây bạc màu, suy thoái tài nguyên đất, góp phần giảm chi phí và tăng năng
suất, chất lượng cho cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế.

7


KẾT LUẬN
Quy trình “Cải tạo và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất trên đồng đất
xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” trong hộ gia đình học sinh đã
được phát huy và nhân rộng trong việc cải tạo và sử dụng tài nguyên đất ở địa
phương hiện nay.
Qua đây em cảm thấy rằng nhiều việc làm dù nhỏ bé nhưng được học từ
sách vở những kiến thức khoa học của các môn học trong trường học cũng giúp em
mở mang rất nhiều và áp dụng vào thực tế được tốt hơn. Và việc làm của mình có
ý nghĩa hơn cho gia đình và cho địa phương nơi em đang sinh sống.
Tân Tiến, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Người viết

Nguyễn Anh Tú

Vũ Thị Ngân

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

8



×