Tải bản đầy đủ (.doc) (167 trang)

Định hướng bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.2 KB, 167 trang )

MỞ ĐẦU
Để phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng Đất đai toàn quốc, các vùng
kinh tế và tự nhiên. Chúng tôi xin giới thiệu tập tài liệu "Định hướng bảo vệ,
khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam".
Tài liệu này được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu
của các nhà khoa học, các nhà quản lý và chỉ đạo trong lĩnh vực Đất đai. Nhằm
giúp cho việc quy hoạch sử dụng đất có cơ sở khoa học vững chắc phù hợp với
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Tập tài liệu bao gồm 5 phần:
Phần I: Tài nguyên đất Việt Nam
Phần II: Ảnh hưởng tác động của con người trong việc khai thác sử dụng
tài nguyên đất Việt Nam.
Hai phần trên lấy trong kết quả nghiên cứu khoa học của giáo sư tiến sỹ:
Trần An Phong và các:
- PGS Tiến sỹ: Vũ Năng Dũng
- PGS Tiến sỹ: Tôn Thất Chiểu
- PGS Tiến sỹ: Chu Văn Thỉnh
- PGS Tiến sỹ: Nguyễn Khang
Phần III: Hiện trạng sử dụng đất năm 2000 và tình hình biến động Đất
đai trong các năm qua (1980-2000). Được soạn thảo của Viện Điều tra quy
hoạch đất đai trên cơ sở tài liệu thống kê Đất đai 20 năm qua và số liệu kết quả
điều tra đất năm 2000 và kết quả kiểm kê đất chưa sử dụng năm 2000 của Tổng
cục Địa chính.
Phần IV: Đánh giá đất
Phần V: Định hướng và chủ trương lớn quy định chiến lược bảo vệ khai
thác sử dụng tài nguyên đất hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền
ở Việt Nam.
Hai phần này được tổng hợp trong tập kết nghiên cứu của các tác giả:
GS.TS Trần An Khang và các cộng tác viên.
1
Tập tài liệu này nhằm giới thiệu cho các cơ quan quản lý, các nhà khoa


học, các nhà hoạch định chiến lược sử dụng đất thấy rõ sự quan hệ hữu cơ giữa
tính chất Đất đai theo thổ nhưỡng với việc sử dụng đất theo mặt không gian quan
hệ giữa kinh tế - xã hội với quy hoạch sử dụng đất….
Do điều kiện thời gian và tổng hợp chưa cập nhật nên số liệu phân tích
chưa được đồng bộ. Chúng tôi mong muốn được sự đóng góp của các cơ quan.
Xin chân thành cảm ơn.
VIỆN ĐIỀU TRA QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI
2
PHẦN I:
TÀI NGUYÊN ĐẤT VIỆT NAM
Việt Nam trong kế hoạch dài hạn từ năm 2000 - 2010 nhất là tài nguyên
đất, nước và tài nguyên rừng. Sự suy giảm về số lượng và chất lượng của các tài
nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ bản đối với cuộc sống của con người như: đất,
nước, từng, thủy sản, khoáng sản và các dạng tài nguyên năng lượng. Sự suy
thoái này trong các thập kỷ đầu thể kỷ có khả năng dẫn đến tình trạng thiếu thốn
nghiêm trong về khai thác sử dụng các tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong kế hoạch dài hạn từ năm 2000-
2010 nhất là tài nguyên đất, nước và tài nguyên rừng.
Ô nhiễm về môi trường sống của con người với tốc độ nhanh, phạm vi lớn
hơn trước. Không khí, nước, đất đai tại các đô thị, khu công nghiệp và ngay cả ở
nông thôn, ở các vùng sản xuất nông nghiệp, vùng ven biển và đại dương ngày
càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của con người cũng như
sinh tồn và phát triển của các sinh vật khác trên trái đất.
Vì vậy, sự hình thành những quan điểm định hướng, bảo vệ và khai thác
sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong điều kiện nhiệt đới ẩm của Việt Nam là một
việc làm không thể thiếu được trong mọi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở
nước ta.
I. LỚP PHỦ THỔ NHƯỠNG.
Thế giới bắt đầu nghiên cứu đất (lớp phủ thổ nhưỡng) từ thế kỷ thứ XVIII,
thổ nhưỡng học đã trở thành một môn khoa học từ giữa thế kỷ thứ XIX do sự nối

tiếp của nhiều nhà khoa học. Vào đầu thế kỷ XX khoa học về đất đã được phát
triển mạnh cả 2 mặt: đất hay thổ nhưỡng (Soil) và đất đai (Land). Vì vậy về nội
dung nghiên cứu môn khoa học đất không chỉ nghiên cứu sự hình thành lớp phủ
thổ nhưỡng mà còn nghiên cứu về đánh giá Đất đai, phân tích hệ thống canh tác
trên bề mặt trái đất và quan hệ khai thác sử dụng đất đến các ngành kinh tế quốc
dân (nghiên cứu về sử dụng).
3
Lớp phủ thổ nhưỡng Việt Nam phong phú về loại hình, có thể gộp theo 2
nhóm lớn như sau:
- Nhóm đất bồi tụ
- Nhóm đất phát triển tại chỗ
1. Nhóm đất bồi tụ
Do sản phẩm bồi đắp từ vùng cao (đồi núi) xuống vùng thấp (trước đây là
biển, ao, hồ mà hình thành). Những vùng đồng bằng phù sa, những vùng tam
giác châu được hình thành do sự bồi đắp của sản phẩm bồi tụ.
Những đất bồi tụ thường có địa hình bằng phẳng, đất thường nằm sát mức
nước mạch, việc xây dựng và dẫn dắt hệ thống thủy nông: tưới tiêu được thuận
lợi, ít bị tác động đến hiện tượng rửa trôi, thoái hóa, vì vậy rất thuận lợi đối với
cây ngắn ngày nói chung trong đó có cây lương thực và thực phẩm. Nước nào có
diện tích đất bồi tụ nhiều thì nước đó thường dồi dào về những sản phẩm nói
trên. Đất bồi tụ có thể nói là đất canh tác quý giá.
Diện tích đất bồi tụ ở nước ta có 9.359.188 ha, chiếm tỷ lệ diện tích
28,28% tổng số đất tự nhiên cả nước. Để chia nhỏ hơn phù hợp với việc xây
dựng quan điểm và định hướng sử dụng chúng có thể chia đất bồi tụ ra 2 nhóm
nhỏ đó là:
- Đất bồi tụ thông thường
- Đất bồi tụ có vấn đề
(1) Đất bồi tụ thông thường bao gồm các loại hình chính là đất phù sa
(Fluvisols) thường có độ phì nhiêu khá và sử dụng được nhiều cho các loại cây
trồng. Ngoài ra có đất đen loại hình do sản phẩm từ đá mẹ cácbonnat hay bazan

bồi tụ.
Loại này có độ phì nhiêu cao nhưng có nơi úng nước, diện tích đất phù sa
của nước ta có 3.400.059 ha, chiếm tỷ lệ 36,32% đối với đất bồi tụ và 10,27%
tổng diện tích tự nhiên nước ta.
4
2) Đất bồi tụ có vấn đề: Nhóm đất này có các loại như sau:
- Đất cát (Arenosols) 538.435 ha
- Đất mặn (Salic Fluvisols) 971.356 ha
- Đất phèn (Thionic Fluvisols) 1.863.128 ha
- Đất gley (Gleysols) 452.418 ha
- Đất than bùn (Histosols) 24.941 ha
- Đất xám bạc màu, gley và loang lổ 2.113.852 ha
Cộng 5.964.130 ha
Đất bồi tụ có vấn đề chiếm 63,67% so với đất bồi tụ và 18,00% đối với
diện tích tự nhiên cả nước. Đất này phải cần được cải tạo mới sử dụng được hiệu
quả.
Mặc dù đất bồi tụ có tỷ lệ giới hạn như trên nhưng ta đã biết sử dụng khai
thác tốt, liên tục đầu tư phát triển hệ thống thủy nông nên ta đã thâm canh tăng
vụ tốt ở đất phù sa, sử dụng và cải tạo tốt đất có vấn đề, đặc biệt là đất phèn, đất
mặn được khai thác sử dụng phù hợp với đặc thù vùng nhiệt đới ẩm Việt Nam.
Đất phèn đồng bằng Sông Cửu Long chiếm một diện tích khá lớn, được
quan tâm đối với những nhà khoa học đất thế giới.
Trước đây dưới chính quyền cũ (trước 1975) người ta gác lại việc cải tạo,
sử dụng đất phèn cho thế kỷ XXI (Lilenthal và Vũ Quốc Thúc - kế hoạch 10 năm
sau hậu chiến). Một số chuyên gia về đất phèn đã công bố những nghiên cứu của
họ và kết luận "không may cho những vùng nhiệt đới ẩm có diện tích đất phèn
nhiều, mùa khô tầng phèn dày đặc bị ôxy hóa mạnh, nồng độ axit cao cây bị
chết" (Pond và Breeman); nhưng nông dân Việt Nam và các nhà khoa học nông
nghiệp Việt Nam lợi dụng khí hậu 2 mùa cho bốc phèn và rửa phèn, sáng tạo của
nông dân đồng bằng sông Cửu Long áp dụng biện pháp "ém phèn" từ là "cày

nông bừa xục, giữ nước liên tục, tháo nước thường kỳ". Vì vậy đất phèn đồng
5
bằng Sông Cửu long đại bộ phận được sử dụng hiệu quả cao. Những sáng tạo
này gắn với những công trình lớn của Nhà nước về hệ thống kênh mương, nhất
là đào kênh Hồng Ngự đưa nguồn nước ngọt cho vùng đất phèn, với những tiến
bộ kỹ thuật về giống và biện pháp kỹ thuật khác đã ứng dụng cho trên 1 triệu ha
đất phèn tạo thành một kho lương thực mới dồi dào, vững chắc. Hội nghị quốc tế
về đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long năm 1992 đã xác nhận sự kiện lớn lao
này của Việt Nam.
2. Nhóm đất phát triển tại chỗ
Nhóm đất phát triển tại chỗ chiếm diện tích lớn hơn 21.980.023 ha. 66,4%
tổng số diện tích đất tự nhiên cả nước. Đất phát triển tại chỗ của Việt Nam, bao
chiếm cả vùng trung du và miền núi, hình thành trên sản phẩm phong hóa của
các loại đá mẹ trầm tích (phiến sa thạch đã vôi), macma (bazan, poocphiric,
granit, riolit) và biến chất (nai, phiến mica). Do quá trình hoạt động địa chất, bản
chất các khối đá và tính chất lượng phong hóa mà đất phát triển tại chỗ có địa
hình gồ ghề với các mức độ dốc khác nhau và độ dày của vỏ phong hóa cũng
khác nhau. Những khối núi cao như Phăng-xi-păng, Trường sơn phát triển trên
đá mẹ granit, có độ dốc lớn, vỏ phong hóa mỏng, sản phẩm phong hóa thô, đất
có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì nhiêu thấp. Đó là mặt không có lợi của đất núi
cao.
Đất phát triển tại chỗ có những loại chính sau:
- Đất xám feralit (Ferralit Acrisols) 14.789.505 ha
- Đất xám mùn trên núi (Humic Acrisols) 3.139.000 ha
- Đất đỏ nâu đỏ (Rhodic Ferralsols) 2.425.228 ha
- Đất nâu vàng (Xanthi Ferralsols) 421.059 ha
- Đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Ferralsols) 168.307 ha
- Đất mùn Alit núi cao (Alisols) 280.714 ha
- Đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols) 495.727 ha
6

Trong điều kiện thiên nhiên hình thành đất Việt Nam trong các loại hình
đất tại chỗ nêu trên cần quy lại những đặc điểm về sử dụng có tính chiến lược
chung và sự phân hóa của chúng để chọn loại hình sử dụng thích hợp.
Trước hết là những đặc điểm của các loại hình đất phát triển tại chỗ chính
như đã nêu ở trên.
(1) Đất xám Ferralit: Ferralit Acrisols
Đây là loại đất chiếm diện tích nhiều nhất phân bố chủ yếu ở vùng núi
nước ta với diện tích 14.789.505 ha chiếm 22,4% đối với tổng diện tích tự nhiên
cả nước và 68% đối với các nhóm đất phát triển tại chỗ nêu trên (21.719.540 ha).
Có thể nói đây là loại đất mang tính đặc thù nhiệt đới ẩm Việt Nam, có
tầng B Argicm thành phần khoáng có Kaolinit và một số các khoáng khác như
hydromica, chloric vermiculit….
Vai trò của đá mẹ có tác dụng phân hóa tính chất trong nhóm:
- Đất xám Ferralit trên đá mẹ macma axit với diện tích 4.646.470 ha tuy
độ phì nhiêu có kém hơn và ở địa hình chia cắt nhiều dốc hơn nhưng cũng là loại
đất có vị trí quan trọng để phát triển nông nghiệp theo phương thức nông, lâm
kết hợp.
- Đất xám Ferralit phát triển trên đá cát có diện tích 2.651.330 ha, đất có
độ phì nhiêu kém và dốc nhưng mặt thuận lợi là phân bố ở trung du, khá tập
trung ở Đông Nam Bộ, có khả năng phát triển cây ăn quả theo hướng nông, lâm
kết hợp cũng tạo thêm được khả năng phát triển nông, lâm nghiệp.
Đất xám Ferralit phát triển trên phù sa cổ có diện tích 455.400 ha. Loại
này ở vùng rìa đồng bằng thường được sử dụng cho nông nghiệp và ít bị tác
động xói mòn nên nhiều nơi có độ phì nhiêu thấp, nhưng đất có tầng dày ít dốc
thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhất là cây ăn quả.
- Ngoài ra có một số diện tích đã được san bằng để trồng lúa; đất xám
ferralit biến đổi do trồng lúa: đất xám Ferralit biến đổi do trồng lúa: 159.860 ha
Để thấy khả năng tổng hợp sử dụng nhóm đất này, xin nêu một số số liệu
phản ánh về khả năng sử dụng:
7

. Đất xám Ferralit phân bố ở độ dốc < 15
0
và tầng dày > 100 cm, có
2.911.814 ha, chiếm tỷ lệ 19,7% trong nhóm đất xám.
. Đất xám Ferralit phân bố ở độ dốc từ 15-25
o
và tầng dày > 100cm, có
637.930 ha.
. Đất xám Ferralit phân bố ở độ dốc < 15
0
và tầng dày từ 50- 100 cm có
721.669 ha.
. Đất xám Ferralit phân bố ở độ dốc từ 15 - 25
0
và tầng dày từ 50-100 cm
có 851.160 ha.
Những số liệu này cho chúng ta thấy rõ khả năng phát triển nông nghiệp
và nông lâm kết hợp trên loại đất này. Trên mặt bằng hơn 5 triệu ha trên loại đất
này có thể dựa vào quy hoạch phát triển nông nghiệp hay nông lâm kết hợp,
trong đó diện tích có thể phát triển cây lâu năm có bộ rễ ăn sâu chiếm 3.550.000
ha (71%).
(2) Nhóm đất đỏ: Ferralsols.
Nhóm nâu đỏ có diện tích 3.014.590 ha bao gồm các loại đất:
- Đất nâu đỏ (Rhodic Ferralsols) có diện tích 2.425.290 ha, chiếm 80,5%
diện tích của nhóm, là loại đất đặc trưng nhất và quý hiếm đối với đất nhiệt đới
ẩm nói chung và Việt Nam nói riêng
- Ngoài ra có đất nâu vàng (Xanthic Ferralsols): loại hình thoái hóa chiếm
diện tích ít hơn 421.060 ha.
- Đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm diện tích còn lại 196.240 ha phân bố ở
vùng cao và dốc hơn.

Như vậy chúng ta có nhiều mặt thuận lợi để khai thác 2.846.350 ha mặt
bằng tự nhiên về đất này cho việc phát triển diện tích cây lâu năm quý như cà
phê, cao su và một số loại cây ăn quả đặc sản, đặc biệt ngoài những nơi còn rừng
tự nhiên cần chừa lại như vùng Đăk nông, Đăk Mil ta có thể sử dụng theo hướng
nói trên với diện tích khoảng 1,5 triệu ha.
8
II. NHỮNG QUÁ TRÌNH THỔ NHƯỠNG ĐẶC TRƯNG VÀ CHỦ
ĐẠO CHI PHỐI ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỆT
ĐỚI ẨM VIỆT NAM.
Trong những điều kiện nhất định về khí hậu, thời tiết, địa hình đá mẹ, tuổi
địa chất thảm thực vật…. cũng như phương thức sử dụng của con người, đất
trồng đã và đang chịu tác động của những quá trình thổ nhưỡng khác nhau. Các
loại đất ở nước ta, một mặt chịu tác động của những quá trình thổ nhưỡng phổ
biến chung cho tất cả các vùng đất trên thế giới; mặt khác lại chịu chi phối của
những quá trình đặc thù điển hình cho vùng nhiệt đới ẩm với những phương thức
sử dụng riêng biệt mà việc phát hiện và tổng kết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
vô cùng to lớn.
Thật vậy, chỉ trên cơ sở nắm vững các quá trình thổ nhưỡng đặc trưng và
chủ đạo, chúng ta mới có thể hiểu được bản chất các loại hình thoái hóa để ngăn
ngừa cũng như để hồi phục độ phì nhiêu của những loại đất đã bị thoái hóa và
đưa ra chiến lược sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền.
1. Quá trình xói mòn bề mặt và rửa trôi theo phẫu diện
a. Quá trình xói mòn bề mặt
Lượng mưa hàng năm khá cao, bình quan 1.500-2000 m (có nơi tới 3.000
mm) lại tập trung chủ yếu vào một mùa cùng với địa hình dốc của phần lớn diện
tích đất đã tạo điều kiện hình thành khá dễ dàng dòng chảy bề mặt, ngay cả lúc
cường độ mưa không lớn nên quá trình thổ nhưỡng tác động mạnh nhất đến các
loại đất ở nước ta là quá trình xói mòn bề mặt.
Với những phương pháp đo lường khác nhau, từ thước đo đơn giản đến
những máng xây, bề chứa dung kích khác nhau chúng ta đã xác định được lượng

đất bị hao mòn bình quân hàng năm trên dưới một đơn vị diện tích (bảng 1 và 2).
Quá trình xói mòn này đã đã gây hậu quả rất nghiêm trọng: đất đồi núi
trọc ngày nay đã lên tới hơn 50% toàn bộ diện tích vùng đồi núi (bảng 3).
Cùng với địa hình dốc, lượng mưa lớn và tập trung gây nên dòng chảy
mạnh, cách làm ăn trái quy luật của con người, thể hiện trong các phương thức
canh tác lạc hậu từ ngàn xưa để lại như đốt nương làm rẫy, trồng cây lương thực
9
có tán lá quá nhỏ lại không có biện pháp bảo vệ đất… đã làm tăng thêm tác dụng
tiêu cực của những nhân tố tự nhiên ấy.
Bảng 1: Ảnh hưởng của phương thức sử dụng đất đến đất bị xói mòn
(khảo sát trong điều kiện độ dốc 15-25 với các đất hình thành trên đá phiến
sét, phiến mica, nai, granit, liparit, poocphia)
Phương thức sử dụng
Lượng đất bị cuốn đi hàng năm
(tấn/ha)
Không trồng trọt, có cỏ tự nhiên 150 - 235
Trồng sắn hoặc lúa nương 175 - 260
Trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê) 22 - 70
Đất có rừng 3 - 12
Bảng 2: Vài chỉ tiêu hóa tính đất ở những vị trí khác nhau trên sườn đồi
Loại đất và độ dốc vị trí
% Mili đương lượng/100g đất
Hữu cơ N K
2
0
Cationk
kiểm kê cả
NH
2+
Kiềm

thổ
Độ chua
trao đổi
Ferralit trên bazan (cam lộ -
Quảng trị) Độ dốc 15,4
o
A
B
3,14
5,22
0,17
0,29
0,26
0,73
0,02
0,21
2,32
5,57
4,89
2,15
Ferralit trên đá phiến (Chấn
yên, Yên bái) 17,1
o
A
B
1,61
3,94
1,10
0,26
0,06

1,52
0,16
0,49
3,96
6,15
5,63
2,67
Ferralit trên đá cá (Nghi lộc,
Nghệ an) 12
o
A
B
0,86
2,15
0,07
0,18
0,30
0,90
0,03
0,25
1,86
4,17
3,17
1,65
Ferralit trên đá vôi (Đồng
giao, Ninh Bình) 13,3
o
A
B
1,87

3,46
0,11
0,03
0,76
1,12
0,17
0,63
5,63
10,98
1,17
0,62
A: Đình và khu vực gần đỉnh đồi
B: Chân đồi, nơi tích lũy một phần các sản phẩm xói mòn
10
Bảng 3: Tác dụng tiêu cực của biện pháp đốt nương rẫy phá rẫy
(Đá mẹ: granit: lớp đất 0 - 2 cm)
Phương thức sử dụng đất
Mili đương lượng/100g đất %
Độ chua
trao đổi
Độ chua
thủy
phân
Dung
lượng hấp
thụ
Hữu cơ N P
2
0
5

K
2
0
Đất còn rừng trước mùa
mưa
3,57 7,62 16,7 4,15 0,26 0,09 1,82
Đất còn rừng sau mùa mưa
(lượng mưa 24.500 mm)
3,60 7,51 16,9 4,18 0,25 0,09 1,83
Đất đã đốt phá để trồng lúa
nương sau một mùa mưa
(lượng mưa như trên)
5,17 5,42 9,8 1,79 0,12 0,06 1,25
Qua bảng 3, chúng ta thấy hiện tượng tăng độ chua trao đổi là hậu quả của
quá trình xói mòn làm giảm các kim loại kiềm và kiểm thổ song song với hiện
tượng tích lũy tương đối các nhân tố tạo nên độ chua (OH
3+
và AL
3+
thủy phân).
Hiện tượng tăng độ chua trao đổi đó không hề đối lập với hiện tượng giảm độ
chua thủy phân vốn bắt nguồn từ các hợp chất hữu cơ đã bị nước cuốn đi theo
đất làm giảm tính đệm và dung tích hấp thụ.
Điều quan trọng cần phải chú ý là nếu như trong những điều kiện phổ
biến, thành phần hóa học của đá mẹ còn được phản ánh trong đất thì trong điều
kiện đặc thù khi đất bị quá trình xói mòn chi phối mạnh mẽ thì đặc tính nói trên
lại bị phủ định gần như hoàn toàn. Kết luận trên dựa vào số liệu xác định kali và
lân tổng số trong đá mẹ vốn giàu kali hoặc giàu lân (bảng 4).
Tỷ lệ % kali và lân trong vỏ phong hóa và trong đất tương ứng với các
phương thức sử dụng đất khác nhau (38 địa điểm đối với K

2
0 và 25 địa điểm đối
với P
2
0
5
).
11
Bảng 4: Tỷ lệ % kali và lân trong vỏ phong hóa và đất tương ứng với
các phương thức sử dụng đất khác nhau
(38 địa điểm đối với K
2
0 và 25 địa điểm đối với P
2
0
5
)
Phương thức sử dụng
K
2
0 P
2
0
5
Granit Nai Baza Poocphia
Vỏ phong hóa 3,54 4,76 2,37 2,15
Đất còn rừng che phủ 2,28 1,97 0,25 0,18
Đất có biện pháp bảo vệ chống xói mòn 1,73 4,86 0,19 0,13
Đất không có biện pháp bảo vệ sau 5 năm
khai thác

0,47 0,55 0,08 0,06
b. Quá trình rửa trôi theo phẫu diện
Cùng với quá trình xói mòn bề mặt, một quá trình khác cũng làm giảm độ
phì nhiêu của đất, dẫn tới thoái hóa và kiệt màu. Đó là quá trình rửa trôi theo
phẫu diện (rửa trôi theo chiều sâu, rửa trôi thẳng đứng, bảng 5).
Bảng 5: Phân bố cation kiềm và kiềm thổ trong các lớp đất
(Mili đương lượng/ 100 g đất) (*)
Loại đất
Độ sâu (cm)
0-20 20-40 60-80 90-120
Phù sa sông hồng 13.6 13.8 16.2 17.6
Phù xa ngập nước thường xuyên 7.2 8.9 11.5 13.5
Phù sa nhiễm mặn 15.1 15.7 15.3 15.9
Đất phèn phía bắc 6.0 8.2 9.6 11.4
Bạc màu 4.2 5.8 8.6 10.3
Ferralit trên đá phiến 5.0 7.4 10.7 14.8
12
Ferralit đá nai 6.5 8.4 11.6 15.7
Ferralit trên đá baza 4.1 6.3 9.7 12.5
Ferralit trên đá poocphia 5.1 7.3 10.4 13.9
Ferralit trên đá vôi 6.0 8.5 11.5 14.2
Ferralit treeb đá granit 7.3 8.6 11.8 13.9
Đất đen nhiệt đới 22.6 23.1 23.9 24.7
Lượng mưa lớn ở nước ta đã làm cho dung dịch đất một thời gian dài
trong năm luôn luôn ở trạng thái pha loãng. Hiện tượng cân bằng giữa hướng
phân tán và môi trường phân tán luôn luôn bị phá vỡ. Lượng thừa đáng kể của
dung dịch đất không còn đủ tạo điều kiện thích ứng cho đất hấp thu cơ học, hấp
thu phân tử cũng như hấp thu hóa lý, hóa học nên đã theo trọng lực di chuyển
xuống các lớp đất dưới.
Hiện tượng rửa trôi này có thể phát hiện bẳng lizime hoặc đơn giản hơn

bằng một ống cao su hoặc thủy tinh cắm sâu vào thành phẫu diện ở các độ sâu
khác nhau. Đem phân tích thành phần hóa học của dịch lọc ta thấy các muối
khoáng hòa tan với nồng độ khác nhau tùy theo loại đất. Hàm lượng các muối
khoáng này càng lớn khi đất có bón thêm phân hóa học dễ tan. Khi đất có độ xốp
cao và đặc biệt khi đất có thành phần cơ giới nhẹ (tỷ lệ sét dwowcis 10-15%). Đó
cũng là nguyên nhân của hiện tượng dưỡng phù của các nguồn nước (nước trở
nên giàu N và P) đang được phát hiện ngày càng phổ biến ở nhiều địa phương
trong cả nước.
Quá trình rửa trôi kiểu này mang xuống các lớp đất sâu cả anion lẫn cation
song quan trọng nhất vẫn là cation kiềm và kiềm thổ. Có thể thấy tác hại của quá
trình này thông qua các số liệu ghi trong bảng 10
2. Những quá trình đặc trưng về sự thay đổi hóa tính đất
Nhân tố tác động tực tiếp tới năng suất cây trồng là sự hấp thụ các chất
dinh dưỡng từ đất và phân bón nghĩa là từ thành phần hóa học của đất không
những về mặt trị số tuyệt đối của hàm lượng, về sự thay đổi nồng độ của từng
chất mà còn là quan hệ tương tác giữa ion này với ion khác.
13
Nghiên cứu các quá trình đặc trưng về sự thay đổi hóa tính đất có ý nghĩa
lớn về lý luận và thực tiễn. Đặc trưng về sự thay đổi hóa tính đất nói chung quy
định bởi khí hậu, thời tiết, đá mẹ và thảm thực vật… Tuy vậy, nhân tố đứng
hàng đầu vẫn là khí hậu, thời tiết. Bởi thế, tuy những quá trình đặc trưng này là
hệ quả tổng hợp của nhiều quá trình song có thể nói nguyên nhân trực tiếp vẫn là
xói mòn bề mặt và hệ thống cây trồng.
(1) Trong các quá trình đặc trưng về sự thay đổi hóa tính đất phải kể tới
quá trình hóa mặn và hóa phèn của đất.
Việt Nam có 3.260 km bờ biển với 1.000.000 km
2
mặt biển đặc quyền
kinh tế, vì vậy sự chi phối của biển trong đó muối hòa tan trong nước biển và
nước mạch mặn đã gây ra quá trình hóa mặn những dải đất gần biển và nhiễm

mặn cục bộ theo mùa ở những dải đất tương đối xa hơn vào mùa khô lúc mức
nước sông xuống thấp.
Trầm tích biển có chứa lưu huỳnh cùng xác thực vật có chứa lưu huỳnh
lắng đọng trong nền biển cũ gặp o xy hóa tạo thành acid sunphuaric và các muối
sunphat có khả năng thủy phân giải phóng ion OH
3+
để tiếp tục công phá phần
khoáng của đất rồi lại tiếp tục thủy phân làm cho quá trình hóa phèn càng ngày
càng trầm trọng. Hiện nay có những đất gọi là "Phèn tiềm tàng" nếu không có
biện pháp bảo vệ, đặc biệt nếu đất khô thì cũng có thể trở thành đất phèn thực
thụ.
(2) Một lần nữa, khí hậu là nhân tố quan trọng chi phối tính đặc thù này.
Khác với các loại đất vùng ôn đới, trong hầu hết các loại đất ở nước ta, trong
phức hệ hấp thu các keo khoáng chiếm ưu thế. Bên cạnh các keo có nguồn gốc
khoáng sét, phải kể đến vai trò không kém phần quan trọng của các khoáng có độ
phân tán cao không phải khoáng sét. Đó là các keo có thành phần là những hợp
chất sắt.
(3) Do quá trình Ferralit mang tính chủ đạo nên trong các đất đồi núi,
nhóm khoáng sét chính là kaolinit. Các khoáng gowtit và gowpxit cũng chiếm tỷ
lệ khá cao. Nếu ít bị tác động của quá trình rửa trông và xói mòn thì thành phần
của khoáng sét chịu ảnh hưởng rõ nét của đá mẹ: Những vùng đất hình thành
trên đá mẹ trung tính và bazơ đất chứa kaolinit là chủ yếu, những vùng đất hình
14
thành trên đá axit có một lượng đáng kể các khoáng sét thuộc nhóm hydromica,
illit, vecmiculit…
3. Quá trình hình thành phức hệ hữu cơ đặc trưng cho điều kiện nhiệt
đới ẩm Việt Nam
(1) Dưới tác động của yếu tố khí hậu, thời tiết các chất hữu cơ đưa vào đất
nhanh, bình quân chín tháng đến một năm gần như đã phân giải hết.
Nếu căn cứ vào hàm lượng tuyệt đối các chất hữu cơ chứa trong đất cũng

như các chỉ tiêu tính trội của hàm lượng các axit Humic so với Fuvic cùng các
muối Cahumat thì đại bộ phận đất Việt Nam đều kém phì nhiêu. Thực tiễn lại có
phần khác, ở đây lại một lần nữa thể hiện khá rõ tính thống nhất tự nhiên, trong
điều kiện sinh thái này, một quá trình, một hiện tượng có thể bộc lộ nhiều nhược
điểm nhưng ở điều kiện sinh thái khác lại là ưu điểm.
(2) Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây về axit mùn (HR) và các
muối của chúng (MR) cán bộ Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa đã đi theo một định
hướng thực tế của đất trong phương thức canh tác lúa nước cũng như trồng cạn
Nhờ năng lực phân giải nhanh các chất hữu cơ đưa vào đất nhanh chóng
làm giàu đất, tăng lượng axit hữu cơ, hydratcacbon, vật chất mùn mới hình thành
có hoạt tính trao đổi cao.
4. Quá trình hình thành đất hoàn chỉnh và sự nảy sinh các yếu tố hạn
chế đứng hàng đầu
Địa hình chia cắt, phương thức đắp đê ngăn lũ của tổ tiên ta, nguồn mẫu
đất nghèo dinh dưỡng đối với đất địa thành cũng như hủy thành, vai trò của biển
cả và phù sa các con sông… đã hình thành những loại đất không hoàn chỉnh
hoặc chưa hoàn chỉnh. Từ đó này sinh các yếu tố hạn chế năng suất trong đó
thường tháy những yếu tố hạn chế đứng hàng đầu như:
(1) Chúng ta đã biết đồng bằng Bắc Bộ là nền biển cũ được bồi đắp bởi
phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Ở đây có những vùng trũng
dạng lòng chảo chưa được bồi đắp hoàn chỉnh bị những cồn cát ven biển, những
sống đất cao và nhất là hệ thống đê điều ngăn lũ lụt đã tạo nên những ô trũng
ngập nước. Vì không được phù sa bồi đắp lại bị ngập nước một thời gian dài nên
đất rất nghèo lân nhưng lại tương đối giàu đạm từ đó nảy sinh sự thiếu lân và
15
mất cân đối với đạm. Sự hiểu biết này cho phép chúng ta nhanh chóng nâng cao
độ phì nhiêu thực tế bằng cách khắc phục các yếu tố hạn chế, đặc biệt là các yếu
tố hạn chế đứng hàng đầu.
Nếu ta có dịp quan sát dải đất miền Nam Trung Bộ ta có thể hiểu rằng đây
là vùng đất phù sa các con sông ngắn có độ dốc lớn từ dãy Trường sơn nên thành

phần cơ giới về cơ bản chỉ là cát và gần như ở đâu cũng nghèo lân, nghèo kali và
nghèo đạm
(2) Tác động của con người tách rời với những quá trình tự nhiên có liên
quan tới sự hình thành đất theo quy luật phát sinh cũng tạo nên những đất không
hoàn chỉnh. Có thể lấy ví dụ về việc ô xi hóa môi trường khử ở các vùng đất
phèn tiềm tàng vốn rất phì nhiêu đã tạo nên những đất phèn hoạt tính với các yếu
tố hạn chế thừa là sắt, nhôm di động hoặc yếu tố hạn chế thiếu lân.
Cũng có lúc, phù sa ngọt phủ nên đất phèn tạo thành một loại đất không
hẳn là phù sa ngọt nhưng cũng đã thay đổi tính chất của phèn làm thay đổi mức
độ yêu cầu khắc phục yếu tố hạn chế song lại chưa là phù sa điển hình nên không
lưu ý đến việc cung cấp đều đặn dinh dưỡng cho đất thì năng suất cũng sẽ tụt
nhanh và đất cũng dễ trở thành thoái hóa.
Các quá trình thổ nhưỡng đặc trưng và chủ đạo vừa mô tả ở trên giúp
chúng ta hiểu biết đầy đủ độ phì nhiêu của đất, mặt tiêu cực, mặt tích cực để xử
lý tốt nhất mới quan hệ tương hỗ với các nhân tố sinh học, nhân tố vũ trụ và tác
động con người. Để từ đó chúng ta có thể hình thành nên những quan điểm "định
hướng, bảo vệ, cải tạo và khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất Việt Nam".
III. MỐI LIÊN QUAN SỰ HÌNH THÀNH VÀ KHAI THÁC SỬ
DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐẾN CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
KHÁC Ở VIỆT NAM
Cảnh quan thiên nhiên là một hệ thống tổ hợp mà hiện tượng thủy văn
sinh thái tạo ra các hợp phần quan trọng. Có thể nghĩ đó là một ma trận địa chất
biểu thị bởi địa hình, địa mạo, tổ hợp các khoáng sản và tính thấm của các lớp
thành phần. Khi các lực của khí hậu như mưa và bốc hơi hoạt động trong ma trận
thành dòng chảy trên mặt hoặc trong đất. Tác động này có hệ thống lên các đặc
điểm hình thành đất.
16
1. Liên quan đá mẹ và mẫu chất đến việc hình thành đất
Lớp phủ thổ nhưỡng Việt Nam phong phú về loại hình, có thể gộp 2 lớp
phủ thổ nhưỡng điển hình và tương phản nhau cả về màu sắc và độ phù nhiêu

của đất.
Lớp phủ thổ nhưỡng trên đã mácma trung tính và bazơ, các đất được hình
thành thường có tầng dày, tơi xốp, độ phì cao, lớp phủ thổ nhưỡng trên đá axit,
đá cát, phù sa cổ; có đất thành phần cơ giới nhẹ, trung bình độ phì nhiêu kém
hơn qua kết quả điều tra ở đất ở tỉnh Đăk Lăck (1999) (bảng 6,7).
Bảng 6: Mối quan hệ giữa đá mẹ/ mẫu chất và đất
Đá mẹ/ mẫu chất Các loại đất phát sinh
Diện tích
(ha)
Tổng
DT các
loại đất
(ha)
%
1. Đá macma trung tính
và bazơ
Đất nâu tím (F1), đất nâu đỏ
(Fk), đất nâu vàng (Fu), đất
đen (Ru,Rk)
659.100
71.300
59.800
790.200 40.46
2.Đá macma axit
(granite, riolite…)
- Đất mùn vàng đỏ trên núi
(ha)
- Đất vàng đỏ, vàng nhạt (Fa)
- Đất xám, đất bạc màu (Xa,
Ba)

107.500
264.200
134.000
505.800 25.89
3. Đá biến chất (phiến
mica)
- Đá phiến thạch sét
- Đá cát (sa thạch)
- Đất đỏ vàng (Fs)
- Đất xói mòn trơ xỏi đá
- Đất vàng nhạt (Fq)
- Đất xám (Xq)
349.300
28.100
183.500
16.200
557.100 28.52
17
4. Mẫu chất phù sa cổ - Đất nâu vàng (Fp), đất xám
- Đất xám, đất bạc màu
800
5.500
6.300 0.32
5. Mẫu chất phù sa mới - Đất phù sa (pb), (pf), (p),
(pg)
76.700 76.700 3.92
6. Núi đá, ao hồ, sông
suối
17.245 17.245 0.88
Bảng 7: Chất lượng đất của một số loại đất chính hình thành từ một

số loại đá mẹ/ mẫu chất phổ biến (0-30 cm) ở tỉnh Đăk Lăk
Đá mẹ/mẫu chất Đá Granit Đá BaZan Phù sa cổ
Fa Xa Ba Fk Fu Ru Pk Fp X
pHH
2
O 5,2 5,9 4,8 5,0 5,8 5,3 4,9 5,5
pH
kcl
4,2 5,0 4,2 4,3 4,9 4,3 4,2 4,3
OC(%) 2,11 1,76 0,24 2,80 2,15 3,04 4,20 1,50 1,09
N (%) 0,098 0,090 0,008 0,253 0,283 0,233 0,353 0,146 0,121
P
2
O
5
(%) 0,078 0,047 0,043 0,210 0,215 0,487 0,439 0,059 0,049
P dễ tiêu (ppm) 1,65 1,154 0,860 2,866 3,003 5,778 3,178 1,740 1,080
Ca (me/100g) 2,65 2,64 1,28 1,43 1,31 8,81 1,41 1,02
Mg (me/100g) 1,26 1,11 0,32 0,57 0,51 4,26 9,93 0,69 0,42
K (me/100g) 0,39 0,33 0,12 0,16 0,18 0,90 0,20 0,19 0,13
Na (me/100g) 0,29 0,22 0,22 0,16 0,14 0,64 1,48 0,22 0,14
Cát (%) 80,0 83,0 91,0 25,0 30,6 30,0 26,0 68,1 68,1
Thịt (%) 9,0 10,4 6,0 20,0 13,9 12,0 14,0 11,7 11,7
(1) Về thành phần cơ giới: Các đơn vị đất hình thành trên đá granite hay
magan axit có thành phần cơ giới cát pha - thịt nhẹ; các loại đất hình thành trên
các đã bazơ, đá biến chất, phiến sét có thành phần cơ giới sét; còn các loại đất
18
hình thành trên mẫu chất phù sa cổ hoặc phù sa mới có thành phần cơ giới từ thịt
nhẹ đến sét.
(2) Về độ phì: Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao (phH

2
O từ
trung tính đến ít chua, đạm và lân tổng số khá). Sự đồng nhất và sự đối lập giữa
độ phì nhiêu thực tế của từng đơn vị đất, đặc biệt là đất phong hóa từ bazan có sự
đồng nhất cao giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu thực tế và được phân
bố trên các cao nguyên Đăk Nông, Đăk Mil và cao nguyên Buôn Ma Thuột trải
dài khoảng 90 km theo hướng Bắc Nam, rộng 70 km, phía Bắc có cao nguyên Ea
H`Leo cao gần 800m. Trong tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Đăk Lăk: 1,95
triệu ha có 43,29% độ dốc từ 0 -8
0
; 19,62% độ dốc từ 8-15
0
; 16,95% độ dốc 15-
25
0
và 20,14% độ dốc trên 25
0
. Trong 790 ngàn ha đất bazan có trên 500 ngàn ha
có tầng dày trên 150 cm.
2. Mối liên quan hữu cơ giữa tài nguyên đất và nước
Việc sử dụng đất có thể thay đổi các hệ sinh thái. Trước hết nhiều hoạt
động sử dụng đất phụ thuộc vào nước. Tất nhiên sẽ dẫn đến việc quản lý nước để
duy trì hỗ trợ cho việc quản lý lâu bền đất. Sử dụng đất cũng tác động đến các
yếu tố quyết định việc dòng chảy nước và có thể ảnh hưởng đến hoàn cảnh thủy
hóa, ví dụ như việc đưa vào các chất bẩn dọc đường đi của nước. Vì vậy do đó
các quyết định về dùng đất là một quyết định về nước. Trái lại, các điều chỉnh về
dùng đất là rất cần thiết cho mục tiêu bảo vệ nước.
Do con người phụ thuộc vào đất, nước, năng lượng, khoáng sản và sinh
khối được tạo ra từ các quá trình thiên nhiên trong môi trường cảnh quan, họ
thường thay đổi nó. Các ví dụ bao gồm việc điều khiển đất và cây trồng tăng sản

lượng thỏa mãn nhu cầu an toàn hơn hoặc cải thiện để vận tải. Con người đã tác
động lên tài nguyên nước trực tiếp thông qua nước cho nhu cầu cơ bản của sự
sống (như tưới ruộng) và đã thay đổi lượng trữ nước mở rộng cung cấp nước
trong các mùa và năm nhiều nước hay ít nước .
3. Mối liên quan giữa tài nguyên đất và tài nguyên rừng
Đất tại chỗ trong điều kiện tự nhiên thường được rừng che phủ. Ở vùng
nhiệt đới ẩm rừng có nhiều loại cây thân gỗ cao, to, chiếm ưu thế. Lượng vật liệu
rơi rụng ở rừng nhiệt đới ẩm rất lớn, có thể tới 85-220 tạ/ha mỗi năm
19
(Landeloup, Meya 1955, Jenny 1949). Tuy nhiên thảm mục hỏng hay có khi
không có; do sự phân giải hữu cơ nhanh, có thể nhanh gấp 5 lần so với rừng ôn
đới, rừng nhiệt đới phân giải hàng năm từ 70-80% vật liệu rơi rụng với vai trò
quan trọng của các côn trùng như mối…. (Panfilop 1961) nên hàm lượng mùn
cao.
Một cánh rừng sum xuê chưa hẳn đã phản ánh đất dưới rừng là đất tốt, mà
chỉ là quan hệ giữa rừng và đất tốt: đất nuôi rừng và rừng nuôi đất. Sinh khối của
rừng chứa một hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hàm lượng chất dinh dưỡng dễ
tiêu trong lớp đất mặt 30 cm (Greelan, Kolar 1960) dù lớp đất mặt chứa tới 85%
dễ của rừng. Còn sâu dưới 30 cm, hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu giảm rõ.
Xói mòn khi rừng bị phá, bốc đi lớp đất mặt: cùng với đất bị cuốn trôi, các
chất dinh dưỡng bị cuốn trôi theo. Đất không còn được che phủ: mùn bị khoáng
hóa rất nhanh.
Mấy chục năm gần đây, rừng ở nước ta suy thoái nghiêm trọng, kéo theo
sự thoái hóa nghiêm trọng của đất tại chỗ. Năm 1943, ta có 14 triệu ha rừng.
Điều tra lại với phương pháp tương đối hiện tại thì năm 1984 chỉ còn 7,8 triệu ha
rừng, phần lớn là rừng thưa, rừng nghèo. Độ che phủ của cả nước từ 44% năm
1943, chỉ còn 29% năm 1975 và dưới 23% năm 1986. Độ che phủ dưới 30% đã
là mức báo động đối với các nước mưa nhiều, nhiều đồi núi. Hàng năm tốc độ
khai thác là 15-16 triệu m
3

gỗ củi vượt 3-4 lần khả năng tái sinh của rừng và như
thế trong nhiều năm. Hàng năm mất đi 150-200 nghìn ha rừng và rừng trồng lại
mới trên 120 nghìn ha với tỷ lệ hao hụt khá lớn (số liệu của Bộ Lâm Nghiệp). Do
rừng bị suy thoái nghiêm trọng cả nước đã có tới 12-13 triệu ha đất trống đồi
trọc. Trong đó có 50 vạn ha đất xói mòn trơ sỏi đá (số liệu Viện Quy hoạch và
Thiết kế nông nghiệp 1993).
IV. PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ THỔ NHƯỠNG KINH TẾ VÀ SINH
THÁI NÔNG NGHIỆP LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BẢO VỆ VÀ KHAI
THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT
1. Phân vùng địa lý thổ nhưỡng vn
Năm 1958, dựa trên sơ đồ thổ nhưỡng miền bắc Việt Nam tỷ lệ là
1.000.000 (Xây dựng 1957), V.M.Fridland và Lê Duy Thước đã xây dựng bản
20
dự thảo phân vùng địa lý thổ nhưỡng Miền bắc Việt Nam (kèm theo sơ đồ phân
vùng địa lý thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ 1:1.000.000) phân chia miền
Bắc Việt Nam thành 40 vùng địa lý thổ nhưỡng, quy lại thành 17 liên vùng.
Năm 1975, dựa trên bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ
1:1.500.000, Ban biên tập bản đồ đất Việt Nam (thành lập năm 1997 thuộc Ủy
ban Nông nghiệp Trung ương) chủ trì do xây dựng bản dự thảo phân vùng địa lý
thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam thành 63 vùng địa lý tự nhiên (Lê Duy Thước và
Nguyễn Bá Nhuận dự thảo).
Sau khi nước nhà được thống nhất (1975), Ban biên tập bản đồ đất Việt
Nam đã tiến hành điều tra đất các tỉnh phía nam và xây dựng bản đồ Việt Nam
thống nhất, tỷ lệ 1: 1.000.000 (1976), dựa trên bản đồ này, Ban biên tập bản đồ
đất Việt Nam thống nhất, tỷ lệ 1:1000.000 (1976) dựa trên bản đồ này, Ban biên
tập bản đồ đất Việt Nam chủ trì cho xây dựng bản dự thảo phân vùng địa lý thổ
nhưỡng Việt Nam (kèm theo bản đồ phân vùng địa lý thổ nhưỡng Việt Nam, tỷ
lệ 1:1.000.000) phân chia lãnh thổ cả nước Việt Nam thành 16 khu và 154 vùng
địa lý thổ nhưỡng). Các đồng chí Vũ Ngọc Tuyên, Lê Duy Thước, Cao Liêm, Đỗ
Đình Thuận, Nguyễn Công Pho, Tôn Gia Huyên, Đặng Thị Vân đã trực tiếp

tham gia đợt công tác này (đồng chí Vũ Ngọc Tuyên chủ biên).
(1) Khu địa lý thổ nhưỡng
Khu được phân hóa trong phạm vi miền và á miền, chủ yếu do các yếu tố
địa chất, địa mạo, ở lãnh thổ núi, khu địa lý tương ứng với một hệ thống sơn văn
lớn, có một sự biến dạng trong cấu trúc đai cao của miền. Ở đồng bằng, khu
được phân hóa do nham thạch hoặc do các quá trình địa mạo (băng hà, bóc mòn,
châu thổ). Vì các thành phần có quan hệ với nhau cho nên sự thay đổi trong các
điều kiện địa chất, địa hình, địa mạo sẽ kéo theo sự thay đổi trong các điều kiện
khác, khiến cho hai khu khác nhau cũng khác nhau cả về khí hậu, thủy văn, thổ
nhưỡng, sinh vật và cuối cùng khác nhau trong đặc điểm sử dụng nông nghiệp.
Theo những dấu hiệu nêu trên, trong phạm vi miền địa lý thổ nhưỡng phía
Bắc, có thể phân biệt 8 khu địa lý thổ nhưỡng như sau:
1. Khu địa lý thổ nhưỡng đồng bằng châu thổ sông Hồng
2. Khu địa lý thổ nhưỡng đồng bằng Bắc bộ
21
3. Khu địa lý thổ nhưỡng Việt Bắc
4. Khu địa lý thổ nhưỡng Hoàng Liên Sơn
5. Khu địa lý thổ Tây Bắc
6. Khu địa lý thổ nhưỡng Hòa Bình - Thanh Hóa
7. Khu địa lý thổ nhưỡng Nghệ an
8. Khu địa lý thổ nhưỡng Bình Trị Thiên
Miền địa lý thổ nhưỡng phía Nam cũng được chia thành 8 khu:
9. Khu địa lý thổ nhưỡng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
10. Khu địa lý thổ nhưỡng Đông Nam Bộ
11. Khu địa lý thổ nhưỡng Thuận Hải - Phú Khánh
12. Khu địa lý thổ nhưỡng Quảng Ngãi - Bình Định
13. Khu địa lý thổ nhưỡng Quảng Nam - Đà Nẵng
14. Khu địa lý thổ nhưỡng Gia Lai - Kom Tum
15. Khu địa lý thổ nhưỡng Đăk Lăk
16. Khu địa lý thổ nhưỡng Lâm Đồng - Đà Lạt

Tổng cộng cả nước có 16 khu địa lý thổ nhưỡng
(2) Vùng địa lý thổ nhưỡng Việt Nam (phân trên bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000)
Vùng là đơn vị phân vùng cơ sở thấp nhất trong hệ thống phân vị, trong
phân vùng địa lý thổ nhưỡng. Vùng được chia ra trong phạm vi của khu địa lý
thổ nhưỡng. Vùng được đặc trưng bởi sự đồng nhất tương đối về tất cả các yếu
tố: độ cao, địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng.
Một vùng địa lý thổ nhưỡng được xem là một phần tạo lãnh thổ toàn vẹn,
tương đối thống nhất về cấu trúc thổ bì, nằm trong một vùng đất đai nông
nghiệp. Một vùng đất đai nông nghiệp là một vùng lãnh thổ tự nhiên - kinh tế mà
trên nền của những điều kiện địa lý chung, được đặc trưng bằng những biện pháp
sử dụng hợp lý lãnh thổ nhằm nâng độ phì nhiêu tương ứng với từng loại đất
(Ghetaximov, Fridland. 1960).
22
Một vùng địa lý thổ nhưỡng thường có 2 - 3 loại đất, trong đó có một loại
đất chính chiếm tỷ trọng diện tích lớn nhất trong vùng và quyết định phương
hướng sản xuất của vùng. Cho nên phân vùng địa lý thổ nhưỡng là căn cứ khoa
học quan trọng cho việc phân vùng lãnh thổ Việt Nam.
Theo những định nghĩa, chỉ tiêu được nêu trên, dựa trên cơ sở của bản đồ
đất Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 (xây dựng 5 năm 1976) trong phạm vi cả nước có
thể phân biệt được 142 vùng địa lý thổ nhưỡng (kể cả các đảo) như sau:
BI-1: khu địa lý thổ nhưỡng đồng bằng châu thổ Sông Hồng có 9 vùng:
1. Vùng đất phèn, mặn Hải Phòng - Thái Bình
2. Vùng đất mặn Tiền Hải - Nga Sơn
3. Vùng đất trũng phèn Nam Hà - Ninh Bình
4. Vùng đất chua phèn Hải Hưng - Thái Bình
5. Vùng đất trũng yên Dũng - Quế võ
6. Vùng đất phù sa mới châu thổ sông Hồng
7. Vùng đất bạc màu Vĩnh Phú
8. Vùng đất bạc màu Hà Bắc - Thái Nguyên
9. Vùng đất phù sa cổ Hà Tây

BI.2. Khu địa lý thổ nhưỡng Đông Bắc Bắc Bộ, có 10 vùng:
10.Vùng quần đảo Vịnh Hạ Long
11. Vùng đất phèn, mặn đất dốc tụ bạc màu Tiên Yên - Móng Cái
12. Vùng đất Ferralit đỏ vàng trên sa phiến thạch Thái nguyên - Hà Bắc
13. Vùng đất Ferralit đỏ vàng trên riolit và phiến thạch dãy cánh cung
Đông Triều
14. Vùng đất Ferralit đỏ vàng trên sa phiến thạch An Châu - Đình lập
15.Vùng đất đá vôi Bắc Sơn
16.Vùng đất Ferralit vàng nâu trầm tích neogen và sa phiến thạch máng
trũng Thất Khê - Lộc Bình
23
17.Vùng đất Ferralit đỏ vàng trên phiến đá thạch Bình Gia - Hòa An
18.Vùng đất đá vôi Cao Bằng
19.Vùng đất Ferralit vàng đỏ trên granit và sa phiến thạch dãy cánh cung
Ngân Sơn - Yên Lạc
BI.3. Khu địa lý thổ nhưỡng Việt Bắc có 13 vùng
20.Vùng đất Ferralit đỏ vàng trên đá biến chất cổ Vĩnh Phú
21. Vùng đất Ferralit đỏ vàng trên đá biến chất và trầm tích thung lũng
sông Hồng
22.Vùng đất Ferralit đỏ vàng trên đá biến chất và trầm tích thung lũng
sông Chảy
23.Vùng đất Ferralit đỏ vàng trên sa phiến thạch và đá vôi thung lũng sông
Lô - Gâm
24.Vùng đất Ferralit đỏ vàng trên Gabro và sa phiến thạch Sơn Dương
25. Vùng đất Ferralit trên sa phiến thạch riolit, andezit chợ, chợ Đồng, Đại
từ
26.Vùng đất Ferralit mùn vàng trên núi tam đảo
27.Vùng đất Ferralit mùn vàng trên núi pia - Bioc
28.Vùng đất đá vôi và đá biến chất Na Hang, Chiêm Hóa
29.Vùng đất vàng trên sa phiến thạch Bảo Lạc, Yên Ninh

30.Vùng đá vôi Yên Minh, Quảng Bạ
31.Vùng đất Ferralit mùn vàng trên núi Tây Côn Lĩnh
32.Vùng đất Ferralit vàng nâu trên đá biến chất cổ và đã vôi cao nguyên
Bắc Hà, Mường Khương
BII.1. Khu địa lý thổ nhưỡng Hoàng Liên Sơn, có 7 vùng:
33.Vùng đất Ferralit vàng đỏ trên phiến thạch Devon Thanh Sơn, Yên Lập
34.Vùng đất Ferralit vàng trên đá biến chất Nghĩa Lộ- Đông Hoàng Liên
Sơn
24
35.Vùng đất Ferralit mùn vàng trên núi Đông Hoàng Liên Sơn
36.Vùng đất Ferralit vàng đỏ trên sa diệp thạch và trầm tích Neogen Bắc
Yên, phú Yên
37.Vùng đất Ferralit mùn vàng trên núi Tây Hoàng Liên Sơn
38.Vùng đất Ferralit mùn vàng trên núi Phăng - Xi Păng
39.Vùng đất Ferralit mùn vàng trên núi Pu - Luông
BII.2. Khu địa lý thổ nhưỡng Tây Bắc, có 10 vùng
40.Vùng đất đá vôi cao nguyên Mộc Châu
41.Vùng đất đá vôi cao nguyên Sơn La
42.Vùng đất Ferralit vàng trên đá Diệp Thạch dãy Su Sung - Chảo Chai
43.Vùng đất Ferralit vàng trên đá granit và granit biến chất thượng nguồn
sông Mã
44.Vùng đất Ferralit vàng đỏ trên đá trầm tích tuổi khác nhau Lai Châu,
Điện Biên
45.Vùng đất Ferralit Nâu, Ferralit mùn vàng trên núi Tủa Chùa
46.Vùng đất Ferralit vàng đỏ trên trầm tích khác nhau Phong Thổ, Than
Uyên
47.Vùng đất đá vôi cao nguyên
48.Vùng đất Ferralit mùn vàng trên núi Mường Tè, Pu - si - Lung
49.Vùng đất Ferralit mùn vàng trên núi Pu - Đen - Đinh
BII.3. Khu địa lý thổ nhưỡng Hòa Bình, Thanh Hóa có 10 vùng

50.Vùng đất mặn và đất cát ven biển Quảng Xương, Tĩnh Gia, Thanh Hóa
51.Vùng đất phù sa châu thổ sông mã, sông Chu
52.Vùng đất bạc màu trên phù sa cổ rìa Châu Thổ
53.Vùng đất Ferralit đỏ vàng trên sa phiến thạch, đất đỏ bazan Như Xuân
25

×