Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phân tích hình thức dân chủ trực tiếp được thể hiện thông qua các quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.38 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
MÔN

LUẬT HIẾN PHÁP
ĐỀ SỐ 10
Phân tích hình thức dân chủ trực tiếp được thể hiện thông qua các
quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp 2013

1


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp 2013, đây là sự
kiện chính trị pháp lý quan trọng của đất nước. Hiến pháp thể hiện những nội dung
mới quan trọng nhằm thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, quy định đầy đủ rõ nét về chủ thể là Nhân dân trong Hiến pháp,
về quyền lực của Nhà nước thuộc về Nhân dân.
Hiến pháp 2013 quy định hai hình thức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân
dân, đó là: dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Để hiểu rõ hơn về hình thức dân chủ
trực tiếp, em xin đi phân tích đề tài: “Phân tích hình thức dân chủ trực tiếp được thể
hiện thông qua các quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp 2013”
NỘI DUNG


I.Tổng quát về hình thức dân chủ trực tiếp
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là một nguyên tắc cơ bản, được ghi nhận
trong cả bốn bản Hiến pháp của nước ta (Hiến pháp: 1946, 1959,1980 và 1992). Hiến
pháp năm 2013 một lần nữa tiếp tục khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ;
tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. (Trích điều 1, điều 2 – khoản 1;
2 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013)
1.Khái niệm về hình thức dân chủ trực tiếp
Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định chủ quyền nhân dân trong việc xây dựng,
thi hành và bảo vệ Hiến pháp, tôn trọng và đề cao quyền làm chủ của nhân dân, thể
hiện rõ hơn bản chất dân chủ của Nhà nước ta. So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm
2013 đã quy định cụ thể hơn các phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà
nước. Đồng thời cũng quy định cụ thể cách thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà
nước bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện (Điều 6 Hiến pháp năm 2013): "Nhân
dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện
thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà
nước". Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung đầy đủ hơn các hình thức thực hiện
quyền lực nhà nước của nhân dân, không chỉ bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc
3


hội và Hội đồng nhân dân như trước đây mà còn thông qua các cơ quan khác của Nhà
nước và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp.
Bàn về dân chủ trực tiếp (direct democracy), chúng ta hiểu dân chủ trực tiếp là
hình thức mà ở đó người dân tự quyết định (không thông qua những người do mình
bầu ra) các luật lệ và chính sách quan trọng của cộng đồng và đất nước. Đặc tính chủ
yếu của hình thức dân chủ trực tiếp là nhanh chóng. Chính vì vậy, chúng luôn đảm bảo
tính nguyên vẹn cho ý chí của nhân dân, chuyền tải ý chí trính trị của nhân dân một

cách trực tiếp về các vấn đề của cộng đồng, quốc gia. Bên cạnh đó, nhân dân cũng có
đủ cơ sở để kiểm soát con đường chính trị của các cơ quan quyền lực nhà nước. Chính
vì vậy, dân chủ trực tiếp còn được gọi là dân chủ đích thực hay chuyên nghĩa –
true/pure democracy. Cách thức, hiệu quả thực thi hình thức này được cho là yếu tố
quan trọng trong việc đánh giá liệu chính quyền có thực sự “của dân, do dân, vì dân”
hay không.
2. Một vài hình thức của hình thức dân chủ trực tiếp
Trên thế giới, hiện đang tồn tại một vài hình thức dân chủ trực tiếp sau đây:
_ Trưng cầu ý dân (referendum): Trưng cầu ý dân là việc các cử tri bỏ phiếu
trực tiếp để quyết định các vấn đề chính trị, xã hội, pháp lý mang tính quan trọng của
đất nước hay địa phương.
_ Sáng kiến của công dân (citizen’s initiative): Sáng kiến của công dân là việc
công dân đề xuất và bỏ phiếu quyết định về một vấn đề chung nào đó của cộng đồng,
quốc gia. Điều kiện để thực hiện bỏ phiếu là những người đề xuất phải thu thập đủ số
lượng chữ ký ủng hộ theo luật định.
_ Sáng kiến chương trình nghị sự (Agenda initiative): Sáng kiến chương trình
nghị sự là việc công dân đề xuất một vấn đề cụ thể nào đó vào chương trình nghị sự
của cơ quan lập pháp quốc gia hay địa phương. Trong sáng kiến chương trình nghị sự,
không nhất thiết cần tổ chức cho các cử tri bỏ phiếu thông qua sau khi một vấn đề nào
đó được đưa vào chương trình nghị sự.
_ Bãi miễn (recall): Bãi miễn là việc cử tri bỏ phiếu nhằm chấm dứt vai trò của
một đại biểu dân cử. Bãi miễn thường xảy ra khi người đề xuất thu thập đủ số lượng
chữ kí ủng hộ tối thiểu theo luật định.
II. Hình thức dân chủ trực tiếp được thể hiện thông qua các quyền cơ
bản của công dân trong Hiến pháp 2013
4


1. Các hình thức dân chủ trực tiếp được thể hiện qua Hiến pháp 2013
Trong Hiến pháp năm 2013, dân chủ trực tiếp được thể hiện khá đa dạng và ở

nhiều cấp độ khác nhau.
Các hình thức dân chủ trực tiếp quan trọng nhất đã được quy định ngay trong
Hiến pháp như:
_ Quyền bầu cử, ứng cử (Điều 7, Điều 27):
“Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội
đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân”
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi
trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân..”
_ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28):
“Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận
và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở địa phương và cả nước”
_ Quyền được biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 29):
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng
cầu ý dân”
_ Quyền khiếu nại, tố cáo của Nhân dân đối với việc làm trái pháp luật của cơ
quan, tổ chức, cá nhân (khoản 1 Điều 30), ở quy định "Nhân dân là người xây dựng,
thi hành và bảo vệ Hiến pháp” (lời nói đầu của bản Hiến pháp).
_ Việc lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp (các khoản 3, 4 Điều 120), ở
chế định Hội đồng bầu cử quốc gia quy định tại Điều 117 “Hội đồng bầu cử quốc gia
là cơ quan do Quốc hội thành lập có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ
đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp” nhằm tạo
thêm một cơ chế để bảo đảm cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
_ Quy định trách nhiệm thông báo tình hình hoạt động của các cơ Nhà nước cho
nhân dân của Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân,
Hội đồng nhân dân để nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình (khoản 6 Điều 98,
khoản 2 Điều 99, khoản 1 Điều 116).
Các hình thức dân chủ trực tiếp khác như tham gia ý kiến, thảo luận và kiến nghị
với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước, thực hiện dân
chủ ở cơ sở… thì trên cơ sở quy định của Hiến pháp đã và đang được quy định trong
các văn bản quy phạm pháp luật.

5


Có thể thấy, quy định mới về hình thức dân chủ trực tiếp này được thể hiện ở rất
nhiều khía cạnh thông qua các quyền cơ bản của công dân.
2. Ý nghĩa của các quy định mới trong Hiến Pháp năm 2013
Cùng với những điểm nhấn mạnh mang về cách tiếp cận bảo đảm thực hiện
quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một số quy định
quan trọng về hình thức dân chủ trực tiếp thể hiện qua các quyền cơ bản của công dân.
Chương II Hiến pháp khẳng định, quy định rõ hơn và làm sâu sắc hơn quyền
dân chủ trực tiếp của Nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham
gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương
và cả nước (Điều 28), biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 29). Có
thể nói, trưng cầu ý dân là một hình thức dân chủ trực tiếp quan trọng, vì một mặt bảo
đảm quyền của Nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước, mặt khác bảo
đảm cho những quyết định về các vấn đề hệ trọng của đất nước được thông qua một
cách dân chủ hơn, cẩn trọng hơn, chính đáng hơn. Quy định này cũng thể hiện bản chất
dân chủ của Nhà nước ta, thể hiện quyền công dân trong việc tham gia quản lý nhà
nước và xã hội.
3. Một số hình thức thực thi dân chủ trực tiếp ở Việt Nam
3.1. Trưng cầu ý dân
Trưng cầu ý dân là một hình thức dân chủ trực tiếp điển hình, một trong những
hình thức cao của việc nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Sự ra đời
định chế trưng cầu ý dân đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của nền dân chủ
trên thế giới. Bỏ phiếu trưng cầu là việc nhân dân bỏ phiếu thể hiện ý chí của mình đối
với những vấn đề trọng đại của đất nước. Thông qua hình thức này, người dân có điều
kiện thể hiện quan điểm của mình đối với một vấn đề chính trị xã hội quan trọng, được
bày tỏ ý kiến đồng ý hay không đồng ý và cơ quan nhà nước có trách nhiệm căn cứ
vào đó để ban hành quyết định tương ứng.
Điều 29 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có

quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Nghiên cứu các quy định của
pháp luật hiện hành về trưng cầu ý dân thấy rằng, trên thực tế các quy định này còn
nhiều hạn chế, chưa đủ cơ sở để có thể triển khai tổ chức thực hiện được việc trưng
cầu ý dân. Mặt khác, mặc dù trưng cầu ý dân có nhiều ưu thế hơn so với các hình thức
dân chủ đại diện, nhưng về mặt thực tiễn, việc thực hiện nó có thể gặp rất nhiều phức
6


tạp. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu còn lo ngại về việc thực hiện
biện pháp này. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, với các điều kiện về chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội,... không phải là không có cơ sở để thực hiện trưng cầu ý dân,
nhưng so với nhiều nước khác, rõ ràng cũng không phải là hoàn toàn thuận lợi. Có thể
thấy các công tác để hoàn thiện việc trưng cầu ý dân là cả một quá trình dài không thể
thực hiện tốt ngay từ ngày đầu được. 1 Việc vừa làm vừa tổng kết, nghiên cứu những
công việc cần trưng cầu ý dân, xem xét điều kiện, hoàn cảnh nào thuận lợi và không
thuận lợi cho việc trưng cầu; cách thức trưng cầu ra sao, xử lý như thế nào... là rất cần
thiết, đòi hỏi kinh nghiệm và cách thức thực hiện công việc cao.
3.2. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội
Xác định rõ mục tiêu xây dựng một chế độ dân chủ triệt để, dân chủ là “do nhân
dân tự quy định”, Lênin cho rằng, mục đích của chính quyền Xô viết là thu hút những
người lao động tham gia vào quản lý nhà nước, thực hiện một nền dân chủ rộng rãi
nhằm giải phóng con người và phát triển toàn diện con người trong xã hội mới. Có
nhiều phương thức để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, trong đó, việc nhân dân
tham gia thảo luận và góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật của nhà nước có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Thông qua đó, nhân dân thể hiện một cách trực tiếp ý chí của
mình về các vấn đề được pháp luật điều chỉnh.
Sự tham gia của nhân dân vào công việc quản lý nhà nuớc và xã hội đã được
khẳng định trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước, được hiến định tại Điều 28 Hiến
pháp năm 2013 và được cụ thể hóa qua các đạo luật như Luật Bầu cử Quốc hội và Hội
đồng nhân dân, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội

đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật
Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng,... Các đạo luật nêu trên đều
quy định cụ thể về điều kiện, hình thức, phương thức để nhân dân tham gia vào hoạt
động quản lý nhà nước và xã hội. Luật về các tổ chức chính trị - xã hội như: Luật Công
đoàn, Luật Thanh niên, Luật Mặt trận Tổ quốc,… đã cụ thể hóa quy định của Hiến
pháp về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công việc quản lý nhà nước và
xã hội. Theo quy định của Hiến pháp, nhân dân có quyền quyết định các vấn đề hệ
trọng của đất nước thông qua trưng cầu ý dân và trực tiếp quyết định nhiều vấn đề liên
quan đến đời sống ở cơ sở. Ngoài những hình thức nêu trên, người dân có thể tham gia
ý kiến vào các văn bản pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông. Mặt khác,
1 www.bqllang.gov.vn/hien-phap-2013

7


nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia tích cực vào hoạt động quản
lý nhà nước như tiếp tục mở rộng hơn nữa các phương thức để nhân dân tham gia vào
hoạt động quản lý nhà nước bằng cách ban hành một số văn bản pháp luật có liên
quan. Đồng thời, nhà nước cần tăng cường cung cấp thông tin, nâng cao trình độ dân
trí, bảo đảm để người dân thực hiện quyền làm chủ khi tham gia vào hoạt động quản lý
nhà nước và xã hội.
3.3. Bãi miễn đại biểu dân cử
Chế độ dân chủ sẽ không thể triệt để và hoàn toàn nếu nhân dân chỉ bầu ra
những đại biểu của mình mà lại không có quyền bãi miễn các đại biểu đó khi họ không
còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Quyền bãi miễn là quyền có ý nghĩa
quan trọng trong việc thực hiện chế độ dân chủ.
Thông qua hình thức này, nhân dân thể hiện sự bất tín nhiệm của mình đối với
những đại biểu dân cử không hoàn thành sứ mệnh là người đại diện cho ý chí và
nguyện vọng của họ. Quyền bãi miễn xuất phát từ nguyên tắc quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân, quyền lực của nhân dân là tối thượng, là quyền lực gốc. Nhân dân

có thể trực tiếp thực hiện quyền lực của mình hoặc gián tiếp thông qua những đại biểu
dân cử. Tuy nhiên, trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác không có quy định
nào nêu rõ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phạm phải hành vi nào thì
sẽ bị coi là không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Vì vậy, việc thực hiện chế
độ cử tri bãi miễn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong thực tế là rất
khó khăn. Ngay cả cơ sở pháp lý cho hoạt động Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với
những người vừa là đại biểu Quốc hội vừa giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê
chuẩn cũng chưa được cụ thể và rõ ràng. Với chỉ một số ít điều quy định trong Hiến
pháp, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Tổ chức Quốc hội như hiện nay, chúng ta
chưa có đủ cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc thực hiện chế độ bãi miễn đại biểu dân cử.
Trong thực tế, việc bãi miễn đại biểu dân cử kể cả bởi cử tri hay bởi Quốc hội và
Hội đồng nhân dân đều rất lúng túng và không khả thi. Những quy định pháp luật hiện
nay về vấn đề bãi miễn đại biểu dân cử là chưa tương xứng với tầm quan trọng của
hình thức dân chủ này. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, chế độ bãi miễn đại biểu
cũng có ý nghĩa chính trị và pháp lý quan trọng như chế độ cử tri bầu ra người đại diện
cho mình. Vì vậy, thủ tục bãi miễn cũng phải tuân theo những trình tự luật định rõ ràng
thì mới có khả năng thực thi trên thực tế.2
2 Moj.gov.vn/npl/Pages/tim-hieu-hien-phap.aspl?ItemID=151

8


3.4. Nhân dân giám sát hoạt động của Nhà nước, cơ quan nhà nước, cán
bộ, công chức nhà nước
Các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước thực hiện thẩm quyền của
mình là thực hiện quyền hạn do nhân dân uỷ thác cho. Vì vậy, để bảo đảm rằng các cơ
quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước thực hiện đúng quyền hạn do nhân dân uỷ
thác, không lạm quyền, không lộng quyền thì đòi hỏi nhân dân phải giám sát việc thực
hiện quyền lực đó.
Giám sát quyền lực nhà nước là một hoạt động đặc biệt quan trọng trong việc

quản lý nhà nước, giúp cho việc quản lý, điều hành các hoạt động nhà nước theo một
định hướng thống nhất, nhằm hạn chế hành vi vượt quá giới hạn pháp luật trong thực
thi quyền lực của các chủ thể quyền lực nhà nước. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định
toàn bộ quyền lực nhà nước là của dân, chịu sự giám sát của nhân dân và các cơ quan
quyền lực dân cử. Tuy nhiên, việc nhân dân giám sát các cơ quan quyền lực nhà nước
hầu như thực hiện còn rất hạn chế, mang nặng tính hình thức, chưa phát huy được tính
tích cực chính trị của nhân dân đối với các cơ quan quyền lực do chính nhân dân bầu
ra, do nhân dân ủy quyền. Nhà nước Việt Nam mặc dù đề cao quản lý xã hội bằng
pháp luật nhưng tri thức và kinh nghiệm giám sát quyền lực còn ít và mới chỉ là bước
khởi đầu; nhân dân chưa thực sự chủ động, tích cực tham gia thực hiện vai trò là các
chủ thể giám sát các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, hệ thống giám sát với nhiều hình
thức, công cụ cần không ngừng được củng cố, hoàn thiện nhằm tạo điều kiện để nhân
dân có khả năng giám sát một cách có hiệu quả, khoa học đối với tổ chức thực thi
quyền lực nhà nước.3
3.5. Nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở
Quy chế dân chủ cơ sở nhằm bảo đảm cho người dân thực hiện quyền làm chủ
của mình trực tiếp ở nơi cư trú, cơ quan, đơn vị công tác. Tư tưởng chỉ đạo của Trung
ương Đảng về mở rộng dân chủ, dân chủ trực tiếp được cụ thể hoá và đưa vào khá
nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của các tổ chức chính trị - xã
hội. Quá trình thực hiện cải cách hành chính gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở đang được tiến hành đồng bộ, rộng rãi. Qua quá trình triển khai thực hiện dân
chủ ở cơ sở, thực tế đã cho thấy kết quả bước đầu là rất quan trọng. Tuy nhiên, quyền
làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Không ít trường
hợp việc thực hiện dân chủ còn mang tính hình thức, có nơi, có lúc còn biểu hiện lợi
dụng dân chủ, khiếu kiện đông người, vượt cấp hoặc gây mất đoàn kết nội bộ, gây rối,
3 www.qhhdthuathienhue.gov.vn

9



ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Tình trạng quan liêu, không thực sự tôn trọng dân
chủ còn khá nặng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, có biểu hiện quan
liêu, xa dân ngay từ cơ sở. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
chậm đi vào cuộc sống. Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây
dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở đã khẳng định: Khâu quan trọng và cấp bách
trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Dân chủ ở xã, phường là
thực hiện những nội dung dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi, đến với từng người
dân nhằm phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống chính trị, kinh
tế, xã hội, an ninh, trật tự công cộng.4
Ngoài những nội dung đã được chứng minh là phù hợp trong Pháp lệnh hiện
hành, Luật về dân chủ ở cơ sở cần hướng vào việc tăng cường các hình thức thực hiện
dân chủ trực tiếp tại cấp cơ sở, cụ thể như: Tăng số lượng các công việc mà cấp chính
quyền cơ sở phải thông tin, thảo luận với người dân; củng cố cơ chế chính quyền cơ
sở; tiếp thu các ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, nâng cao hiệu lực pháp lý của việc
tiếp thu ý kiến nhân dân đóng góp; tăng cường vai trò và các hình thức giám sát của
nhân dân đối với các cơ quan trong hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt là các cơ quan
dân cử và hội đồng nhân dân; bổ sung những hình thức dân chủ trực tiếp mới, đã được
áp dụng trên thế giới như sáng kiến chương trình nghị sự,...5
KẾT BÀI
Trên đây là toàn bộ bài viết của em. Do kinh nghiệm còn ít, kiến thức còn nhiều
hạn chế nên bài làm còn sai sót mong thày cô góp ý và giúp đỡ thêm.
Em xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
2. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB
Công an Nhân dân, Hà Nội, 2016
3. Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam 2013,
Nxb.CAND, Hà Nội, 2015
4 Hanam.gov.vn

5 />
10


4. Các quyền hiến định về xã hội của công dân Việt Nam hiện nay, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội 2004
5. Tạp chí dân chủ và pháp luật.
6. />ItemID=570
7. www.qhhdthuathienhue.gov.vn
8. />9. />10. />11. />
11




×