Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Nâng cao vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 188 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ PHƯƠNG LAN

NÂNG CAO VỊ TRÍ CỦA MẶT HÀNG DA GIÀY VIỆT NAM
TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017
-i-


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ PHƯƠNG LAN

NÂNG CAO VỊ TRÍ CỦA MẶT HÀNG DA GIÀY VIỆT NAM
TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN TIẾN THUẬN
2. PGS. TS. PHẠM THỊ THANH HỒNG



HÀ NỘI - 2017

- ii -


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Tiến Thuận và PGS. TS. Phạm Thị
Thanh Hồng. Các trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, chính xác. Những kết luận của
luận án là trung thực.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Thị Phương Lan

-i-


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nâng cao vị trí của mặt hàng da giầy trong
chuỗi giá trị toàn cầu”, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất của
tập thể lãnh đạo, nhà khoa học, chuyên viên của Khoa Quốc tế học, Ban Giám đốc,
trợ lý Ban giám đốc, phòng quản lý đào tạo Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn
lâm khoa học xã hội Việt Nam. Tôi xin cảm ơn chân thành sự giúp đỡ này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Tiến Thuận và
PGS. TS. Phạm Thị Thanh Hồng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
luận án. Những chỉ bảo, định hướng về phương pháp nghiên cứu, cách thức phát
triển và hoàn thiện đề tài, khai thác và sử dụng các nguồn số liệu… của thầy, cô đã
giúp tôi không chỉ hoàn thành tốt luận án mà còn nâng cao được năng lực nghiên
cứu của bản thân trong quá trình công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học sau

này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong bộ môn Kinh tế quốc tế,
các giảng viên và chuyên viên của khoa Tài chính quốc tế, Ban Quản lý khoa học,
Ban Tổ chức cán bộ, Học viện Tài chính nơi tôi đang công tác, cùng bạn bè và gia
đình đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu sinh
và hoàn thành luận án.
Tác giả luận án

- ii -


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước


9

1.2. Đánh giá chung về tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, những khoảng
trống và hướng tiếp cận của luận án
21
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ DA GIẦY TOÀN CẦU
26
2.1. Một số vấn đề lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu

26

2.2. Chuỗi giá trị toàn cầu của mặt hàng da giầy

37

2.3. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao vị trí mặt hàng da giầy trong chuỗi giá trị
toàn cầu
50
Chương 3: THỰC TRẠNG VỊ TRÍ CỦA MẶT HÀNG DA GIẦY VIỆT
NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000
ĐẾN 2015
64
3.1. Tổng quan về mặt hàng da giầy của Việt Nam

64

3.2. Thực trạng tham gia chuỗi giá trị da giầy toàn cầu của mặt hàng da giầy
Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2015
67

3.3. Đánh giá vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu
giai đoạn từ năm 2000 đến 2015
96
3.4. Nguyên nhân mặt hàng da giầy Việt Nam có vị trí thấp trong chuỗi giá trị
toàn cầu
112
Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ TRÍ CỦA MẶT HÀNG DA
GIẦY VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU ĐẾN NĂM

- iii -


2025

119

4.1. Bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay có ảnh hưởng đến việc nâng cao vị trí
của mặt hàng da giầy Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu
119
4.2. Cơ hội và thách thức đối với mặt hàng da giầy Việt Nam trong chuỗi giá trị
toàn cầu
121
4.3. Quan điểm và những định hướng cơ bản về nâng cao vị trí của mặt hàng da
giầy Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đến năm 2025
129
4.4. Giải pháp nâng cao vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam trong chuỗi giá trị
toàn cầu đến năm 2025
132
KẾT LUẬN


148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

- iv -


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Danh mục chữ viết tắt tiếng Việt
CCTM

Cán cân thương mại

GTGT

Giá trị gia tăng

KNNK

Kim ngạch nhập khẩu

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

NCS

Nghiên cứu sinh


NK

Nhập khẩu

NPL

Nguyên phụ liệu

XK

Xuất khẩu

-v-


Danh mục chữ viết tắt tiếng Anh
ANCI

AKFTA
APICCA
PS

ASEAN
CAGR

CENIT
CICB
CIEM
CLRI

ECIPE

Association of Italian Footwear
Manufacturers
ASEAN - Korea Free Trade
Area
Portuguese
Footwear,
Components
and
Leather
Goods
Manufacturers'
Association
Association of Southeast Asian
Nations
Compound Annual Growth
Rate
Centro de Investigaciones para
la Transformación
Centre for the Brazilian
Tanning Industry
Central Institute for Economic
Management
Central
Leather
Research
Institute

Hiệp hội các nhà sản xuất giầy

dép Italy
Hiệp định thương mại tự do
giữa ASEAN với Hàn Quốc
Hiệp hội nhà sản xuất đồ da,
phụ kiện và giầy dép Bồ Đào
Nha
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Chỉ số tăng trưởng tổng hợp

Trung tâm Đầu tư và Truyền
thông Argentina
Trung tâm công nghiệp da giầy
Brazil
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
trung ương
Viện nghiên cứu da giầy trung
ương, Ấn Độ
European
Centre
for Trung tâm kinh tế chính trị quốc
International
Political tế của EU

Economy
EPZ

EU
EUR
FAO

FDI
FOB
FDRA
FTA

Khu chế xuất
Liên minh châu Âu
Đồng tiền chung châu Âu
Agriculture Tổ chức nông lương Liên hiệp
quốc

Export Processing Zone
European Union
Euro

Food
and
Organization

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phương thức sản xuất xuất khẩu
mua đứt bán đoạn
Footwear Distributors and Hiệp hội Phân phối - Bán lẻ
giầy dép Hoa Kỳ
Retailers of America
Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
Foreign Direct Investment
Free on Board


- vi -


GDP
GDS
GTZ
GVC
HS
IDB

Tổng sản phẩm quốc nội
Global Development Solutions Hệ thống giải pháp phát triển
toàn cầu
German Technical Cooperation Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức
Agency
Global Value Chain
Chuỗi giá trị toàn cầu
Hệ thống hài hòa mô tả và mã
Harmonized System
hóa hàng hóa
Ngân hàng Phát triển liên Mỹ
Inter-American

Gross Domestic Product

Development Bank
IDE
IDS
IFC
ILO


Institute
of
Developing
Economies
Institute of Development
Studies
International
Finance
Corporation
International
Labour
Organization
International Trade Centre

Viện nghiên cứu các nền kinh tế
đang phát triển, Nhật Bản
Viện nghiên cứu phát triển
Công ty Tài chính quốc tế
Tổ chức lao động quốc tế

Trung tâm thương mại quốc tế,
trực thuộc WTO
Japan
External
Trade Tổ chức Xúc tiến Thương mại
JETRO
Organization
Nhật Bản
LEFASO Vietnam Leather, Footwear Hiệp hội da giầy và túi xách

and Handbag Association
Việt Nam
Leather and Shoe Research Viện Nghiên cứu Da giầy
LSI
Institute
Multi National Corporation
Công ty đa quốc gia
MNC
Ministry
of
Planning Bộ Kế hoạch và Đầu tư
MPI
Investment
MUTRAP Trade Policy and Investment Dự án hỗ trợ chính sách thương
mại đa biên
Support Project

ITC

NAFTA
OBM

North American Free Trade Hiệp định mậu dịch tự do các
nước Bắc Mỹ
Agreement
Original
Brand
name Sản xuất theo thương hiệu riêng
Manufacturing


- vii -


ODM
OEA
OECD
OEM
RCA
R&D
SLA
SME
TEI
TPP
UN
UNIDO
UNTAD
USD
VCCI
WB
WTO

Original
Manufacturing
Original
Assembling

Design Sản xuất theo thiết kế riêng
Equipment Lắp ráp thiết bị nguyên gốc

Organisation for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển

operation and Development
Kinh tế
Original
Equipment Chế tạo sản phẩm nguyên gốc

Manufacturing
Revealed
Comparative Lợi thế so sánh thể hiện
Advantage
Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

Shoe and Leather Association Hiệp hội da giầy Thành phố Hồ
of HCMC
Chí Minh
Small and Medium Enterprise
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Technological
Education Viện giáo dục công nghệ
Institute of Piraeus
Piraeus
Trans-Pacific Partnership
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dương
United Nations
Liên hiệp quốc
United
Nations
Industrial Tổ chức phát triển công nghiệp

Development Organization
Liên hiệp quốc
United Nations conference on Hội nghị Liên hiệp quốc về
Trade and Development
Thương mại và Phát triển
United States Dollar
Đồng đô-la Mỹ
Vietnam
Chamber
of Phòng Thương mại và Công
Commerce and Industry
nghiệp Việt Nam
World Bank
Ngân hàng Thế giới
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới

- viii -


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tổng hợp các công trình nghiên cứu theo các nội dung liên quan
đến đề tài của luận án

22

Bảng 2.1: Đặc trưng của chuỗi giá trị do nhà sản xuất và người mua điều phối

31


Bảng 2.2: Phân biệt GVC, chuỗi cung ứng toàn cầu và mạng sản xuất toàn
cầu

37

Bảng 2.3: Cán cân thương mại mặt hàng da và da thuộc của Italy và các nước
trên thế giới năm 2014

52

Bảng 2.4: Giá trị xuất khẩu sản phẩm da giầy của Italy năm 2014

53

Bảng 2.5: Cán cân thương mại đối với mặt hàng da và da thuộc của Brazil
giai đoạn 2009 - 2013

57

Bảng 2.6: Cán cân thương mại đối với sản phẩm giầy dép da của Brazil giai
đoạn từ năm 2012 - 2014 (mã HS 6401 - 6406)

59

Bảng 3.1: Số lượng gia súc chăn nuôi trên toàn cầu

69

Bảng 3.2: Giá trị NK máy móc sử dụng trong công nghiệp thuộc da của Việt

Nam giai đoạn từ năm 2010 - 2014

71

Bảng 3.3: Xuất nhập khẩu da muối ướt của Việt Nam từ năm 2005 đến 2014

74

Bảng 3.4: So sánh da nguyên liệu sản xuất trong nước và nhập khẩu

75

Bảng 3.5: Sản lượng giầy dép trên thế giới giai đoạn năm 2005 - 2014

79

Bảng 3.6: Trình độ lao động trong doanh nghiệp da giầy Việt Nam

83

Bảng 3.7: Sản lượng mặt hàng da giầy do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất

84

Bảng 3.8: Sản lượng giầy dép Việt Nam sản xuất giai đoạn năm 2010 - 2014

84

Bảng 3.9: Sản lượng xuất khẩu mặt hàng giầy dép trên thế giới giai đoạn năm
2005 - 2014


86

Bảng 3.10: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giầy giai đoạn 2011 - 2015

87

Bảng 3.11: Mức độ tập trung về thị trường xuất khẩu của mặt hàng da giầy
Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014

89

Bảng 3.12: So sánh giá xuất khẩu một số mặt hàng da giầy của Việt Nam với
các nước trên thế giới năm 2011

90

Bảng 3.13: So sánh GVC trade trong xuất khẩu mặt hàng da giầy của
Việt Nam với các nước
Bảng 3.14: Nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ đầu vào của doanh nghiệp FDI tại

- ix -

108
110


Việt Nam
Bảng 4.1: Giá trị xuất khẩu các mặt hàng da giầy giai đoạn 2011 - 2015


119

Bảng 4.2: Tăng trưởng xuất khẩu và lợi thế so sánh thể hiện của mặt hàng da
giầy Việt Nam

121

Bảng 4.3: RCA mặt hàng da giầy của Việt Nam với các nước khác năm 2014

122

Bảng 4.4: Chỉ số năng lực thương mại của mặt hàng da giầy Việt Nam năm
2014

126

Bảng 4.5: Sản lượng và tốc độ tăng trưởng sản phẩm bình quân đối với mặt
hàng da giầy đến năm 2020

132

Bảng 4.6: Xuất khẩu mặt hàng túi, ví, va li (HS 42) của Việt Nam sang một số
thị trường ngách

136

Bảng 4.7: So sánh chi phí sản xuất khi doanh nghiệp da giầy Việt Nam sử
dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và Ethiopia

144


-x-


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Khung phân tích của luận án

6

Hình 2.1: Bốn mắt xích trong một chuỗi giá trị đơn giản

27

Hình 2.2: Chuỗi giá trị ngành chăn nuôi, thuộc da và sản xuất đồ da

28

Hình 2.3: Mô hình ''đường cong nụ cười” chuỗi giá trị da giầy toàn cầu

38

Hình 2.4: Hoạt động trong GVC nhằm nâng cấp quy trình

44

Hình 2.5: Tam giác công nghiệp chế tạo

49


Hình 2.6: So sánh giá xuất khẩu giầy dép của Italy trong nhóm 15 nước xuất
khẩu lớn trên thế giới

54

Hình 3.1: Giá trị gia tăng của mặt hàng da giầy Việt Nam trong GVC

67

Hình 3.2: Tính hiện đại của thiết bị sản xuất giầy dép
Hình 3.3: Tình hình xuất khẩu giầy dép theo tháng giai đoạn 2011 - 2016

81
88

Hình 3.4: Cơ cấu XK theo mặt hàng của doanh nghiệp Việt Nam năm 2012

89

Hình 3.5: Năng lực cạnh tranh của mặt hàng da giầy Việt Nam theo mô
hình 5 áp lực cạnh tranh

99

Hình 3.6: Đánh giá vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam trong GVC theo
mô hình kim cương

101

Hình 3.7: Thị trường giầy dép và cấu trúc hỗ trợ thể chế ở Việt Nam


105

Hình 3.8: Các tác động ngược của GVC

109

Hình 3.9: Lợi thế của doanh nghiệp da giầy Việt Nam

115

Hình 4.1: Lưu đồ Kuchiki về phát triển cụm liên kết da giầy

145

- xi -


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành công nghiệp da giầy của Việt Nam đã có những giai đoạn gặp rất nhiều
khó khăn, đặc biệt là thời kỳ đầu đổi mới chính sách phát triển kinh tế cho đến khi
hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ vào năm 1991. Khó khăn điển hình trong
giai đoạn này là sự thiếu hụt nghiêm trọng các yếu tố đầu vào và khó khăn trong
việc tìm thị trường tiêu thụ. Sau năm 1991, với sự hỗ trợ từ nhiều phía, ngành da
giầy Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đến năm 1992, ngành da giầy đã
xuất khẩu được 5 triệu USD và liên tục tăng trưởng với tốc độ cao từ năm 1993 đến
nay. Trong khoảng 2 thập kỷ gần đây, da giầy luôn là một trong các ngành xuất
khẩu chủ lực của nền kinh tế với sản lượng tăng đều qua các năm.
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành da giầy đạt gần 15 tỷ USD, tăng

16% so với năm 2014, trong đó, kim ngạch xuất khẩu giầy dép đạt 12 tỷ USD, tăng
trên 16%, kim ngạch xuất khẩu vali, túi xách đạt 2,88 tỷ USD, tăng gần 14% so với
năm 2014 [39], năm 2016 đạt 13 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm 2015. Hiện nay,
Việt Nam thuộc nhóm 3 nước có sản lượng và giá trị xuất khẩu cao nhất thế giới
[36]. Việc tham gia ngày càng sâu và rộng vào thị trường thế giới, trở thành một
chủ thể của chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế
nói chung và ngành công nghiệp da giầy nói riêng. Các chuyên gia của UNCTAD
cũng đã nhận định, trong giai đoạn 1990 - 2010, nhóm 30 nước có mức độ tham gia
GVC cao thì cũng đã có mức tăng GDP bình quân đầu người 3,3%, trong khi nhóm
30 nước đang phát triển có mức độ tham gia GVC thấp thì mức tăng GDP chỉ đạt
0,7% [136].
Mặc dù đã đạt những thành tựu đáng kể về mặt tăng trưởng nhưng mặt hàng
da giầy Việt Nam hiện vẫn đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức.
Khó khăn điển hình của mặt hàng da giầy đó là giá trị gia tăng đạt thấp, hàm lượng
nội địa trong giá trị xuất khẩu không cao. Hàm lượng nước ngoài trong giá trị hàng
xuất khẩu, cũng như vai trò ngày càng vượt trội của doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) sản xuất, xuất khẩu mặt hàng da giầy so với doanh
nghiệp trong nước cho thấy hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất, xuất khẩu của
doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Lợi ích kinh tế lớn nhất mà doanh

-1-


nghiệp da giầy đóng góp cho nền kinh tế vẫn chủ yếu là khả năng tạo ra một khối
lượng lớn việc làm cho người lao động.
Nếu đặt mặt hàng da giầy trong khung nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu GVC thì vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam đang ở đáy của chuỗi. Vấn đề đặt ra
là phải giải thích được tại sao mặt hàng da giầy Việt Nam lại nằm ở vị trí này, nghĩa
là phải luận giải được các vấn đề cụ thể: mặt hàng da giầy Việt Nam đã tham gia
những khâu/phân khúc/công đoạn nào trong chuỗi giá trị da giầy toàn cầu; tại mỗi
khâu/phân khúc/công đoạn đó, mặt hàng da giầy Việt Nam có những điểm mạnh,

điểm yếu gì; mặt hàng da giầy Việt Nam có vị trí như thế nào trong chuỗi giá trị
toàn cầu; nguyên nhân của việc mặt hàng da giầy Việt Nam có vị trí thấp trong
chuỗi giá trị da giầy toàn cầu?
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về sự tham gia của Việt Nam nói chung và
ngành sản xuất giầy dép nói riêng trong GVC. Tuy nhiên, nghiên cứu tổng thể về
mặt hàng da giầy và vị trí của mặt hàng da giầy trong GVC vẫn chưa có một nghiên
cứu cụ thể. Chính vì vậy, đề tài “Nâng cao vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam
trong GVC” là mang tính cấp thiết. Có vị trí cao hơn trong GVC sẽ giúp cho các
mặt hàng da giầy của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp sản
xuất phát triển một cách bền vững, và đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam có thể thay đổi
từ vị trí một nước gia công trở thành một nước tự sản xuất, nâng cao vị thế của quốc
gia trên trường quốc tế. Đề tài nghiên cứu sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn về
việc nâng cao hàm lượng nội địa, giá trị gia tăng (GTGT) cho mặt hàng da giầy,
đánh giá và luận giải những nguyên nhân khiến cho mặt hàng da giầy Việt Nam có
vị trí thấp trong GVC, từ đó đưa ra những giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả
kinh tế của hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng da giầy.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nghiên cứu thực trạng và đánh giá vị
trí của mặt hàng da giầy Việt Nam trong GVC. Để thực hiện được mục tiêu này,
luận án thực hiện phân tích khả năng tham gia các hoạt động trong chuỗi giá trị da
giầy toàn cầu của doanh nghiệp da giầy Việt Nam trong thời gian qua, phân tích các
nguyên nhân dẫn đến thực tế mặt hàng da giầy Việt Nam có vị trí thấp trong GVC

-2-


và kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam
trong GVC.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận án
Nhiệm vụ nghiên cứu chung

Xác định vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam trong GVC, phân tích các
nguyên nhân mặt hàng da giầy Việt Nam có vị trí thấp trong GVC dựa trên các yếu
tố ảnh hưởng đến vị trí của một mặt hàng trong GVC.
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
- Các nội dung lý luận liên quan đến GVC và chuỗi giá trị da giầy toàn cầu.
- Phân tích những thành công cũng như những khó khăn trong duy trì và nâng
cấp vị trí mặt hàng da giầy có vị trí cao trong GVC. Phân tích ngành công nghiệp da
giầy Italy và Brazil, từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm nâng cao vị trí mặt hàng
da giầy của Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tham gia các hoạt động trong GVC của mặt
hàng da giầy, đặc biệt so sánh sự khác biệt giữa năng lực tham gia chuỗi của doanh
nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.
- Đánh giá, phân tích các nguyên nhân khiến cho mặt hàng da giầy Việt Nam
có vị trí thấp trong GVC, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vị trí
của mặt hàng da giầy trong chuỗi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam trong chuỗi
giá trị toàn cầu, tập trung chủ yếu vào vị trí của các mặt hàng da nguyên liệu, da
thuộc, sản phẩm giầy, dép da và ví, vali, túi xách...
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: tập trung vào các hoạt động tham gia GVC của mặt hàng da giầy
trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2014, một số nội dung cập nhật năm 2015,
2016. Tuy nhiên, do việc thu thập số liệu khó khăn nên số liệu tập trung chủ yếu từ
năm 2010 trở lại đây.
- Không gian: tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp da giầy Việt Nam, Italy,
Brazil, tuy nhiên, luận án cũng nghiên cứu một số nước khác có các điểm tương
đồng về năng lực tham gia GVC như Việt Nam như Trung Quốc, Ấn Độ,...

-3-



- Nội dung: các hoạt động trong chuỗi giá trị da giầy toàn cầu, bao gồm: hoạt
động nghiên cứu và phát triển, thiết kế sản phẩm; hoạt động cung cấp các yếu tố
đầu vào; hoạt động sản xuất; hoạt động xuất khẩu; hoạt động phân phối, bán lẻ.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Tài liệu sử dụng chủ yếu từ số liệu và tư liệu thứ cấp bao gồm cơ sở lý thuyết
liên quan đến luận án, thành tựu lý thuyết đã đạt được có liên quan trực tiếp đến vấn
đề nghiên cứu của luận án, các kết quả nghiên cứu cụ thể đã được công bố có liên
quan đến luận án, số liệu thống kê và các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn
đề nghiên cứu của luận án.
Luận án được thực hiện bước đầu bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, qua
đó xây dựng cơ sở lý thuyết, cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Sau khi thu thập
các thông tin, tư liệu, NCS thực hiện xử lý thông tin bằng các phương pháp thống
kê, sơ đồ hóa.
Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: được thực hiện nhằm nghiên cứu
các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về chuỗi giá trị, GVC và hình thành chuỗi
giá trị da giầy toàn cầu; so sánh các quan điểm, số liệu từ nhiều nguồn, của nhiều
nhà nghiên cứu khác nhau rồi sử dụng phương pháp tổng hợp dựa trên kết quả
những phân tích để liên kết thông tin từ các quan điểm đã có, từ đó đưa ra quan
điểm riêng về vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam trong chuỗi giá trị da giầy toàn
cầu.
Phương pháp mô hình: dựa trên các tài liệu liên quan đến khả năng tham gia
GVC của mặt hàng da giầy nói chung trên thế giới và Việt Nam nói riêng, NCS vận
dụng các mô hình đánh giá năng lực tham gia GVC của mặt hàng da giầy Việt Nam,
cụ thể là mô hình ''5 áp lực cạnh tranh'' và ''kim cương'' của Michael Porter. Việc
mô hình hóa vị trí và các nhân tố ảnh hưởng đến vị trí thấp của mặt hàng da giầy
Việt Nam trong GVC sẽ cho thấy những đánh giá toàn diện, đa chiều hơn về năng
lực tham gia chuỗi của mặt hàng da giầy Việt Nam.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp mới về khoa học chủ yếu sau đây:


-4-


Thứ nhất, quan điểm về vị trí của một mặt hàng trong GVC, nâng cao vị trí
của mặt hàng da giầy trong chuỗi giá trị toàn cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến việc
nâng cao vị trí của mặt hàng da giầy trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ hai, phân tích, đánh giá những hoạt động mặt hàng da giầy Việt Nam có
lợi thế và không có lợi thế khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó xác định vị trí
của mặt hàng da giầy Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu trên cơ sở vận dụng mô
hình 5 áp lực cạnh tranh và mô hình kim cương.
Thứ ba, đánh giá các nguyên nhân khiến cho mặt hàng da giầy Việt Nam có vị
trí thấp trong chuỗi, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao vị trí của mặt hàng da giầy
Việt Nam trong GVC.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt khoa học, đề tài kiểm định lại các quan điểm về GVC, các cách thức
nâng cấp vị trí của mặt hàng da giầy trong GVC, năng lực tham gia chuỗi; cách thức
tham gia, khả năng mở rộng tầm ảnh hưởng, vai trò trong GVC.
Về mặt thực tiễn, đề tài có ý nghĩa thực sự đối với quá trình tham gia GVC
của mặt hàng da giầy Việt Nam. NCS phân tích từng hoạt động tham gia GVC,
đánh giá khả năng tham gia trên góc độ áp lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng,
đặc biệt là so sánh năng lực và hiệu quả tham gia chuỗi giữa doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp FDI. Dựa trên các kết quả đánh giá, NCS đưa ra các giải
pháp thiết thực nhằm nâng cao vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam trong GVC.
7. Cơ cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả
và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có cơ cấu 4 chương, cụ thể:
Chương 1 tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
đề tài.
Chương 2 tổng hợp các vấn đề lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi giá trị

da giầy toàn cầu để làm cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở các chương tiếp theo.
Chương 3 phân tích, đánh giá thực trạng vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam
trong chuỗi giá trị toàn cầu trên 5 phân khúc/hoạt động của GVC, nhận định các
nguyên nhân dẫn đến việc mặt hàng da giầy Việt Nam có vị trí thấp trong GVC.

-5-


Chương 4 dựa trên các nguyên nhân được đưa ra ở chương 3, NCS phân tích
bối cảnh cũng như quan điểm định hướng phát triển mặt hàng da giầy Việt Nam, từ
đó đưa ra các giải pháp nâng cao vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam trong chuỗi
giá trị toàn cầu đến năm 2025.
Các chương của luận án được kết nối chặt chẽ với nhau và nằm trong khung
phân tích dưới đây.

- Yếu tố ảnh hưởng
- Năng lực tham gia
- Nâng cấp vị trí trong
GVC

Thực trạng tham gia GVC
của mặt hàng da giầy Việt
Nam

Bối cảnh

Kinh
nghiệm
quốc tế
(Brazil,

Italy)

- Đánh giá vị trí của mặt hàng
da giầy Việt Nam trong GVC
- Nguyên nhân mặt hàng da
giầy có vị trí thấp trong GVC

Giải pháp nâng cao vị trí của mặt hàng da
giầy Việt Nam trong GVC
- Lựa chọn cách thức nâng cao

Quan điểm,
Định hướng

- Giải pháp từ phía Nhà nước

Chươmg 2

Nâng cao vị trí của mặt
hàng da giầy trong GVC

Chương 3

GVC của mặt
hàng da giầy

Chương 4

GVC


- Giải pháp từ phía doanh nghiệp
Hình 1: Khung phân tích của luận án

Ngoài mở đầu, chương tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài
nước, chương 2 nêu các khái niệm và các vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị toàn
cầu, chuỗi giá trị da giầy toàn cầu và nâng cấp vị trí của mặt hàng da giầy trong
GVC. Chương 2 cũng đưa ra kinh nghiệm nâng cấp vị trí của mặt hàng da giầy của
Italy và Brazil, trên cơ sở đó, rút ra các bài học cho doanh nghiệp da giầy Việt Nam.

-6-


Chương 3 đưa ra bức tranh tổng thể về thực trạng tham gia GVC của mặt hàng
da giầy Việt Nam trên 5 hoạt động chính là cung cấp da nguyên liệu, da thuộc; thiết
kế, R&D; sản xuất; xuất khẩu và phân phối, marketing, bán lẻ. Sau những đánh giá
về vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam trong GVC, luận án nhận định các nhóm
nguyên nhân dẫn đến việc mặt hàng da giầy Việt Nam có vị trí thấp trong GVC.
Trên cơ sở các nhóm nguyên nhân được đưa ra ở chương 3, sau những đánh
giá về bối cảnh nền kinh tế thế giới, quan điểm, định hướng của Nhà nước, luận án
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam trong
GVC trên hai góc độ, từ phía Nhà nước và từ phía doanh nghiệp.

-7-


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Mặt hàng da giầy của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội trong nước như khả năng giải quyết một lượng lớn công
ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận không nhỏ người dân ở

khu vực nông thôn... Việt Nam đã khẳng định vị trí là một cường quốc về sản xuất
và xuất khẩu mặt hàng da giầy trên thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng luôn
trong tình trạng năm sau cao hơn năm trước trên cả phương diện sản lượng sản xuất
và quy mô xuất khẩu, Việt Nam được xem là một trường hợp được nghiên cứu đặc
biệt về quá trình phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp da giầy trong khá
nhiều tài liệu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, song song với tốc độ tăng trưởng
nhanh chóng về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng da giầy, doanh nghiệp da giầy Việt
Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức ngày càng lớn. Điển hình như các
thách thức về các vấn đề xã hội phát sinh tại các khu công nghiệp sản xuất mặt hàng
da giầy, khó khăn trong đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng cao hay hàm
lượng nội địa trong giá trị xuất khẩu mặt hàng da giầy chưa được cải thiện nhiều...
Với sự phong phú, đa dạng của các nguồn tài liệu khác nhau của các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước nhưng việc nhìn nhận, phân tích và đánh giá năng
lực tham gia GVC của mặt hàng da giầy chưa được nghiên cứu một cách toàn diện,
và trực diện. Chính vì vậy, những thay đổi tích cực nhằm nâng cao vị trí của mặt
hàng da giầy Việt Nam trong chuỗi giá trị chưa được phản ánh trong thực tế phát
triển hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam. Trong khuôn
khổ nghiên cứu tổng quan tài liệu cho đề tài “Nâng cao vị trí của mặt hàng da giầy
Việt Nam trong GVC”, NCS sẽ tập trung phân tích các tài liệu nghiên cứu ngoài
nước để làm rõ cơ sở lý thuyết cho luận án, đồng thời, đánh giá kinh nghiệm nâng
cao vị trí mặt hàng da giầy trong GVC. Các tài liệu nghiên cứu trong nước được sử
dụng kết hợp với một số tài liệu ngoài nước có nghiên cứu về trường hợp mặt hàng
da giầy của Việt Nam để phân tích thực trạng tham gia các hoạt động trong chuỗi,
đánh giá năng lực tham gia GVC của mặt hàng da giầy Việt Nam. Tổng quan tình
hình nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc tập hợp, liệt kê các thông tin mang tính

-8-


lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài “Nâng cao vị trí của mặt hàng da giầy Việt

Nam trong GVC”, mà còn sử dụng để đánh giá, phân tích, so sánh, tổng hợp các tài
liệu nghiên cứu trong và ngoài nước để rút ra những nhận định, quan điểm của cá
nhân NCS và hình thành nên các dự định đóng góp khoa học mới của luận án đối
với việc nâng cao vị trí của mặt hàng da giầy Việt Nam trong GVC.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Các nghiên cứu về GVC
a. Các nghiên cứu ngoài nước
Các tài liệu nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài “Nâng cao vị trí của
mặt hàng da giầy Việt Nam trong GVC” rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả
những nghiên cứu mang tính lý luận về GVC, thực trạng các hoạt động trong chuỗi
giá trị da giầy toàn cầu. Có thể kể tên các tác phẩm điển hình sau
+ Michael E. Porter (1985) là công trình đầu tiên đưa ra khái niệm về chuỗi
giá trị và các hoạt động cơ bản trong chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động hậu cần
trong nước (inbound logistics), quản lý vận hành, hậu cần ngoài nước (outbound
logistics), marketing và bán lẻ, dịch vụ. Cũng trong công trình này, Michael E.
Porter đã đưa ra mô hình ''kim cương'' để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của một quốc gia, của một ngành.
+ Gary Gereffi và Miguel Korzeniewicz (1994) đã phát triển khái niệm chuỗi
giá trị của Michael Porter thành khái niệm GVC trên cơ sở phát triển khái niệm
chuỗi giá trị hàng hóa toàn cầu. Các tác giả đã đưa ra các quan điểm về việc các
nước tham gia GVC, đặc biệt là các nước đang phát triển cần học hỏi và nâng cấp
các hoạt động có chuyên môn, kỹ năng cao để đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn
của các tập đoàn đa quốc gia - được xem là đóng vai trò chủ chốt trong GVC. Các
tác giả cũng lần đầu tiên đưa ra các cách phân loại GVC, cho đến nay cách phân
loại trong tác phẩm này vẫn được kế thừa sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác.
+ Gary Gereffi, John Humphrey và Timothy Sturgeon (2005), đưa ra 5 cách
thức quản trị GVC, bao gồm: quản trị theo thị trường, theo module, theo sự tương
quan giữa các chuỗi giá trị, ràng buộc và theo cấp bậc. Chính phủ các nước cần
phân tích và đưa ra cách thức quản trị sao cho việc tham gia GVC đem lại lợi ích
kinh tế cao nhất.


-9-


+ John Humphrey (2004), phân tích, đánh giá về việc cần thiết, các cách thức
tiến hành nâng cấp GVC, và nghiên cứu các trường hợp nâng cấp chuỗi giá trị điển
hình tại một số nước như Đài Loan với nâng cấp ngành công nghiệp điện tử trong
GVC, Kenya với ngành nông nghiệp, Ethiopia với ngành may mặc…
+ Daria Taglioni, Deborah Winkler (2014), nghiên cứu những thay đổi về vai
trò của các chủ thể trong GVC giai đoạn đầu so với giai đoạn hiện nay, vị trí của các
chủ thể trong chuỗi... Đặc biệt, các tác giả đã phân tích rất sâu sắc về các tác động
ngược của việc tham gia GVC đến nền kinh tế trong nước, từ đó các chủ thể tham
gia có thể đánh giá một cách chính xác khả năng, hiệu quả của việc tham gia GVC.
+ OECD và World Bank Group (2005), là tài liệu được biên soạn và sử dụng
cho báo cáo tại hội nghị bộ trưởng G20 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Báo cáo cho thấy tính phức
tạp ngày càng tăng của việc tham gia GVC, trong đó nhấn mạnh đến những khó
khăn, thách thức mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp ở các nước đang
phát triển có thu nhập thấp phải đối diện khi tham gia GVC.
+ Przemyslaw Kowalski và cộng sự (2015), nghiên cứu, đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng tham gia GVC của các nước đang phát triển, bao gồm: quy
mô thị trường, trình độ phát triển, cấu trúc ngành công nghiệp, vị trí địa lý. Các nhà
nghiên cứu của OECD cũng chỉ ra 3 chính sách quan trọng ảnh hưởng đến quá trình
tham gia, vị trí của các nước đang phát triển trong GVC, đó là chính sách thuế quan,
độ mở của môi trường FDI, chính sách tạo thuận lợi thương mại...
Bên cạnh các nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn trên thì OECD và
WTO đã phối hợp thực hiện chương trình “Made in the World: Global Value
Chains” cung cấp các số liệu phân tích về GTGT trong thương mại trong khuôn
khổ nghiên cứu chuỗi giá trị. OECD-WTO đã cung cấp số liệu tương đối đầy đủ
liên quan đến hầu hết các ngành công nghiệp của các nước trên thế giới trên các tiêu
chí như liên kết hạ nguồn với GVC (forward linkages - GVC-F), liên kết thượng

nguồn với GVC (backward linkages - GVC-B), thương mại GVC...
b. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, GVC đã được đưa vào sử dụng trong phân tích tác động của toàn
cầu hóa đến sự phát triển của khá nhiều ngành hàng, mặt hàng, qua đó, đánh giá
năng lực tham gia toàn cầu hóa nói chung và GVC nói riêng của ngành hàng, mặt

- 10 -


hàng đó. Các tổ chức quốc tế ở Việt Nam hay các trường đại học, viện nghiên cứu,
GVC đã được nghiên cứu trong nhiều đề tài, công trình.
+ Gary Gereffi và Olga Memedovic (2003), nghiên cứu về chuỗi giá trị hàng
may mặc toàn cầu, nhận diện khả năng, cách thức tham gia của các nước đang phát
triển. Vấn đề nâng cấp chuỗi giá trị được các nhà nghiên cứu đặt ra như một tất yếu
để gia tăng giá trị đối với các nước đang phát triển. Những nghiên cứu của Gary
Gereffi và Olga Memedovic đã được nhiều nhà nghiên cứu sau này kế thừa trong
các nghiên cứu khác về GVC nói chung và ngành công nghiệp may mặc nói riêng.
+ GTZ (2007), chia các kiến thức về thúc đẩy chuỗi giá trị thành 12 module
và được tổ chức theo chu kỳ dự án. Những thông tin được đưa ra trong Cẩm nang
ValueLinks vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn rất cao, dựa trên những
kinh nghiệm được rút ra từ những dự án, chương trình phát triển nông thôn và thúc
đẩy khu vực kinh tế tư nhân do GTZ tài trợ.
+ GTZ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), phân tích hai trường hợp điển hình
là phát triển chuỗi giá trị trái bơ và chuỗi giá trị cá tra - cá basa (phát triển và ứng
dụng tiêu chuẩn quốc tế trong nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm). Dự án này nhằm
hỗ trợ cho nông dân trong 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi tham gia nhiều hơn và
sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
+ Đinh Văn Thành (2010), đưa ra quan điểm và định hướng tăng cường năng
lực tham gia GVC theo hướng ưu tiên phát triển các chuỗi riêng biệt đối với một số
ngành hàng có thể đi tắt mà không nhất thiết phải tuần tự theo từng nấc thang gia

tăng trong chuỗi. Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của đề tài là hàng nông sản có
nhiều đặc điểm khác biệt với mặt hàng da giầy nên các nghiên cứu liên quan đến
thực tiễn tham gia GVC rất khó để kế thừa và vận dụng vào luận án của NCS.
+ Nguyễn Hoàng Ánh (2006), cụ thể hóa các lý luận về GVC, điển hình như
các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia GVC. Với việc phân tích
trường hợp cụ thể là ngành điện tử của Việt Nam, tác giả đã cho thấy GVC mở ra
nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời, cũng tạo ra những
sức ép, thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia sâu vào GVC
phải có nhiều nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh.

- 11 -


+ Lê Huy Khôi (2013), hệ thống hoá và phân tích, luận giải rõ cơ sở lý luận về
chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, về giá trị gia tăng và nâng cao giá trị gia tăng cho mặt
hàng cà phê trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Tác giả cũng tiến hành phân tích
khả năng tạo ra giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê Việt Nam dọc theo các hoạt
động của GVC.
+ Lê Thị Ái Lâm (2012), nghiên cứu GVC thông qua sự so sánh, đánh giá với
mạng sản xuất toàn cầu. Mặc dù GVC không phải là đối tượng nghiên cứu trực tiếp
nhưng những đánh giá, so sánh của tác giả đã phần nào cho thấy những điểm mở
rộng hơn của GVC so với mạng sản xuất toàn cầu, mức độ và nội dung trao đổi, hợp
tác giữa các chủ thể chặt chẽ và phức tạp hơn so với mạng sản xuất toàn cầu.
+ Nguyễn Bình Giang (2015), nghiên cứu GVC từ góc độ mạng sản xuất quốc
tế, trong đó vấn đề nâng cấp ngành được phân tích, đánh giá là cách làm hiệu quả để
nâng cao hiệu quả khi tham gia mạng sản xuất quốc tế. Với sự khảo cứu thành công
của các nước Đông Á trong quá trình thực hiện nâng cấp ngành, tác giả đã góp thêm
cách tham gia GVC từ gia tăng khả năng hợp tác, gia tăng giá trị cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh.
c. Khoảng trống nghiên cứu về GVC

Các công trình nghiên cứu lý luận về GVC trên đây đã phản ánh các hàm ý về
GVC, các nhân tố ảnh hưởng đến vị trí của một quốc gia, ngành hàng, mặt hàng
trong GVC. Đây là những tư liệu quý giúp NCS tổng hợp và sử dụng làm căn cứ để
xây dựng cơ sở lý luận cho luận án của mình. Tuy nhiên, để vận dụng các lý thuyết
về GVC vào ngành công nghiệp da giầy nói chung và công nghiệp da giầy của Việt
Nam nói riêng vẫn đòi hỏi phải có những bổ sung kiến thức và có cách nhìn hệ
thống hơn trong đề tài luận án. Cụ thể, NCS sẽ tổng hợp và bổ sung các đặc điểm
của chuỗi giá trị da giầy toàn cầu, phân tích và biên soạn các hoạt động gia tăng giá
trị trong GVC theo mô hình đường cong nụ cười áp dụng trong trường hợp của hoạt
động sản xuất mặt hàng da giầy.
1.1.2. Các nghiên cứu về công nghiệp da giầy
a. Các nghiên cứu ngoài nước
Mặt hàng da giầy là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhiều quốc gia trên thế
giới như Italy, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Bồ Đào Nha,… Nhóm các nước xuất

- 12 -


×