Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Đề cương Luận văn Lý luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.13 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 1

Nguyễn Thị Hoa

CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT HIỆN
THỰC PHÊ PHÁN QUA "TẮT
ĐÈN" CỦA NGÔ TẤT TỐ VÀ
"BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG"
CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LÍ LUẬN VĂN HỌC

HÀ NỘI, 2017

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 1

Nguyễn Thị Hoa

CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT HIỆN
THỰC PHÊ PHÁN QUA "TẮT
ĐÈN" CỦA NGÔ TẤT TỐ VÀ
"BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG"
CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN

Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 41541357



ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LÍ LUẬN VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS. Nguyễn Mạnh Hùng

HÀ NỘI, 2017

2


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi tác phẩm văn chương là một hệ thống phức tạp bao gồm hàng loạt các yếu tố
thuộc những bình diện khác nhau như đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, nhân
vật, hình tường, cốt truyện. Sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố đó khiến
tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính thống nhất hữu cơ giữa nội
dung thẩm mỹ và hình thức nghệ thuật, tạo nên một cấu trúc đặc biệt cho tác phẩm.
Cấu trúc có vai trò quan trọng trong tác phẩm, một tác phẩm có ý nghĩa, giá trị về
nội dung, nghệ thuật và tính thẩm mỹ như thế nào tùy thuộc vào mức độ xây dựng cấu
trúc của tác phẩm.
Văn học hiện thực phê phán là dòng văn học tiêu biểu của nước ta giai đoạn
1930 - 1945. Trong trào lưu văn học này đã hội tụ rất nhiều những cây bút đầy tài năng
như: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố…
Tuy vậy, do vốn hiểu biết về nông thôn, thái độ đối với nông dân, khuynh hướng tư
tưởng và nghệ thuật của mỗi nhà văn này có khác nhau, nên giá trị hiện thực của mỗi
tác phẩm cũng khác nhau.
Với Ngô Tất Tố, ông được xem là một trong những cây bút xuất sắc của dòng
văn học hiện thực trước cách mạng tháng Tám - 1945 và là một trong những tác giả
lớn có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Chỉ với ba thập kỷ cầm
bút, ông đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ, độc đáo, bao gồm nhiều thể loại: tiểu

thuyết, phóng sự, truyện ký lịch sử, khảo cứu, dịch thuật, tiểu phẩm báo chí…Ở thể
loại nào cũng để lại dấu ấn đặc sắc riêng. Và tiểu thuyết “Tắt đèn” là một trong những
tác phẩm xuất sắc của ông viết về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám,
viết về khía cạnh nóng bỏng của người nông dân Việt Nam sống dưới chế độ sưu cao
thuế nặng, họ bị áp bức, bóc lột đến cùng cực. “Tắt đèn là một bản tố khổ chân thật,
sâu sắc, chan hòa nước mắt và lòng căm phẫn của hàng triệu nông dân nghèo bị bóc
lột. Tắt đèn là một tác phẩm có giá trị hiện thực tố cáo và giá trị nhân đạo chủ nghĩa.”
[11; tr.308]. “Tắt đèn” cũng là một trong những tác phẩm mang tính thời sự sâu sắc, tái
hiện chân thực đời sống của nhân dân Việt Nam dưới chế độ sưu cao thuế nặng. Từ đó,
lên án bênh vực, tố cáo, vạch trần bản chất xấu xa, đê tiện và tàn ác của bọn quan lại
dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Qua đó, “Tắt đèn” đồng cảm, cảm thông với số
phận của người nông dân là nạn nhân của chế độ sưu thuế dã man.

3


Trong các nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Công Hoan
là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, một tài năng xuất sắc về truyện ngắn và một
cây bút lực lưỡng về tiểu thuyết. Ông là một hiện tượng trong văn học đương thời..
Ông là một trong những người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho
dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam đầu thế kỷ XX. Mặc dù Nguyễn Công
Hoan được đánh giá là nhà văn viết truyện ngắn bậc thầy, song đối với thể loại tiểu
thuyết, ông cũng có những đóng góp không nhỏ vào tiến trình hiện đại hóa văn học
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Lâu nay, người ta mặc nhiên mặc định Nguyễn Công
Hoan là cây bút truyện ngắn xuất sắc mà quên rằng ông còn là một nhà tiểu thuyết lớn
không thua kém các cây bút tiểu thuyết cùng thời, nhất là tiểu thuyết Bước đường
cùng. Do vậy, trong lịch sử phê bình hiện đại, các sáng tác thuộc thể loại tiểu thuyết
của Nguyễn Công Hoan vẫn chưa được đánh giá đầy đủ.
Với tầm quan trọng của cấu trúc trong tác phẩm văn chương và vị trí, vai trò, giá
trị to lớn của tác phẩm Bước đường cùng và Tắt đèn trong dòng văn học hiện thực phê

phán thuộc thể loại tiểu thuyết . Đồng thời, qua lịch sử nghiên cứu cho thấy, chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về cấu trúc hai tác phẩm này. Do đó,
người viết chọn đề tài “Cấu trúc tiểu thuyết hiện thực phê phán qua Tắt đèn của Ngô
Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan để nghiên cứu” nhằm có một cái
nhìn tổng thể, đa chiều về hai tác phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu.
Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng các bài viết, các công trình nghiên cứu, phê
bình, giới thiệu về con người và sự nghiệp các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan và
Ngô Tất Tố rất phong phú, trong đó có tác phẩm Tắt Đèn và Bước đường cùng.
2.1. Những bài viết có tính chất nghiên cứu tổng hợp về tác giả, tác phẩm
Trong Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975 (tập 2), Phan Cự Đệ viết: “Tiểu thuyết
Nguyễn Công Hoan cứ như là một bức tranh liên hoàn của những truyện ngắn nối liền
nhau. Nhân vật, tuy có chân dung, lý lịch, có vận mệnh riêng, nhưng đôi khi vẫn bị coi
như một công cụ mà tác giả dẫn dắt qua nhiều hoàn cảnh, môi trường của xã hội cũ, từ
ñó có dịp tố cáo những kiểu người khác nhau của ñẳng cấp thượng lưu (Đống rác cũ),
những cảnh khổ ñiển hình của nông dân và dân nghèo thành thị (Bước đường cùng)”
[12, tr. 24]. Và ở trong sách Văn học Việt Nam 1930 - 1945 (tập 2), ông cũng viết:
“Trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, ta thấy ông băn khoăn nhất về những sự

4


đụng chạm giữa cái giàu và cái nghèo trong xã hội. Sự xung đột giữa kẻ giàu, người
nghèo là cái cốt của hầu hết các truyện ngắn, truyện dài của Nguyễn Công Hoan” [11,
tr. 8]. Viết về Nguyễn Công Hoan, Trúc Hà với bài Một ngòi bút mới: ông Nguyễn
Công Hoan (Nam Phong số 18 1932) đã tỏ ra khá tinh tế khi nhận ra giọng văn mới
mẻ pha chất hài hước của Nguyễn Công Hoan: “…văn ông Hoan có cái hay, rõ ràng,
sáng sủa, thiết thực, hơi văn nhanh và gọn, lời văn hàm một giọng trào phúng, lại
thường hay đệm vào một vài câu hoặc một vài chữ có ý khôi hài bông lơn thú vị” [40,
tr. 9]. Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, quyển tư (tập 3) nhận xét: “Tất cả tiểu

thuyết của Nguyễn Công Hoan, dù là truyện ngắn hay truyện dài, đều là tiểu thuyết tả
thực, tiểu thuyết tả về phong tục Việt Nam, về hạng trung lưu và hạng nghèo” [51, tr.
49]. Nguyễn Hoành Khung khi nghiên cứu về truyện dài Nguyễn Công Hoan cũng có
nhận xét: “Là người khơi nguồn cho dòng văn học “tả chân” “vị nhân sinh” tiến bộ
chảy xiết và cắm ngọn cờ chiến thắng vẻ vang cho nó trong đời sống văn học khu vực
hợp pháp, Nguyễn Công Hoan còn là một trong những người đặt nền móng cho nền
văn xuôi Việt Nam hiện đại” [26, tr. 242]. Năm 1963, nhìn lại bước đường đi và sự
nghiệp lớn của một bậc đàn anh đáng kính, nhà văn Tô Hoài viết: “Nếu ta nhẩm từ cái
hồi mà lời văn bổng trầm khóc đứng khóc ngồi đến thời kỳ văn chương sạch sẽ kiểu
“Tự lực”, thì lực lưỡng như một tay đô vật không có địch thủ từ Kiếp hồng nhan tới
nay, truyện ngắn, truyện dài Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một thế Tam
Đảo, Ba Vì hùng vĩ, vượt qua cả hai thời kỳ, tiến vào Cách mạng tháng Tám” (Người
bạn học ấy) [40, tr. 198]
Trong giai đoạn hiện nay, các công trình nghiên cứu của các Giáo sư Nguyễn
Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung đã để tâm nhiều đến tiểu thuyết của Nguyễn Công
Hoan. Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Hầu hết truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn Công
Hoan đều xoay quanh sự đối chọi giữa kẻ giàu và người nghèo. Một đằng chẳng làm gì
cả mà ăn ngập mày, ngập mặt không hết tiền, hết của. Một đằng thì vất vả đủ đường
mà suốt đời đói rách” [26, tr. 164]. Tác giả Lê Thị Đức Hạnh là người dành nhiều công
sức nhất trong việc nghiên cứu Nguyễn Công Hoan khẳng định: “Hơn nửa thế kỷ cầm
bút, Nguyễn Công Hoan để lại cho đời hàng vạn trang sách đầy tâm huyết, đã để lại
những dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm trí mọi người. Và cốt cách, tấm lòng,
sự nghiệp sáng tác của ông vẫn sáng mãi trên những trang văn học sử Việt Nam” [26,
tr. 537]. Bên cạnh những công trình, bài viết đánh giá khách quan về tiểu thuyết

5


Nguyễn Công Hoan thì vẫn có những nhận định khắt khe, chưa đúng, như ý kiến của
Ba Ky về Lá ngọc cành vàng, Trương Chính về Cô giáo Minh. Vũ Ngọc Phan đã có

nhận xét khá bao quát về cây bút Nguyễn Công Hoan ở hai thể loại: “Người ta nhận
thấy Nguyễn Công Hoan sở trường về truyện ngắn hơn truyện dài. Trong các truyện
dài nhiều chỗ lúng túng rồi ông kết thúc giản dị quá, không xứng với một truyện to tát
ông dựng” [26, tr. 63]. Hay như nhận xét của Nguyễn Trác trong sách Lịch sử văn học
Việt Nam 1930 - 1945 (phần I, tập V) thì: “So với những nhà văn cùng thời, Nguyễn
Công Hoan là một trong những người viết nhiều truyện dài hơn cả, nhưng ít thành
công. Trừ Bước đường cùng, ở những truyện dài khác, ông thường chỉ thành công ở
từng chương, từng đoạn, có giá trị một truyện ngắn độc lập” [26, tr. 145-146]. Mượn
lời của một độc giả, Hải Triều nhận định “tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan gần với
người hơn tiểu thuyết Khái Hưng”, và mượn lời một nhà phê bình văn học, Hải Triều
đã kết luận: “Với Khái Hưng là cái thế giới đang tàn, mà với Nguyễn Công Hoan thì là
cái thế giới đang nhóm lên vậy” [40, tr. 272].
Những bài viết đánh giá từng truyện dài cụ thể Thế Phong, trong bài Điển hình tả
chân phong kiến có viết: “Tổng thể mà nói, Tấm lòng vàng là cuốn truyện giáo dục rất
giá trị cho lớp người mai hậu, cũng như phản ánh chất liệu thời niên thiếu của tác giả
sống. Những tâm tưởng khắc khoải, tự lập, tình tiết phấn đấu trong Tấm lòng vàng
chứng minh giá trị ấy, mà ít nhà văn tiền chiến làm” [26, tr. 147-148]. Đánh giá về Lá
ngọc cành vàng và Ông chủ, Nguyễn Hoành Khung viết: “Về nhiều mặt, hai truyện dài
này có ý nghĩa đánh dấu sự chuyển biến của ngòi bút Nguyễn Công Hoan nói riêng,
trào lưu hiện thực phê phán nói chung, từ giai đoạn hình thành ban đầu sang giai đoạn
phát triển rực rỡ thời kỳ Mặt trận Dân chủ” [26, tr. 229]. Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn
hiện đại cho rằng: “Lá ngọc cành vàng là một trong những truyện hay nhất của nhà
văn Nguyễn Công Hoan” [26, tr. 61]. Nguyễn Thị Nam trong bài viết Đọc lại Thanh
đạm đã có nhận xét: “Khi xây dựng hình tượng quan huyện nhà nho chân chính giữa
một gia đình và môi trường làm việc rất lý tưởng, tác phẩm Thanh đạm của Nguyễn
Công Hoan gần gũi với chủ nghĩa lãng mạn. Nhưng trong cái lãng mạn bao trùm ấy lại
là chất hiện thực” [40, tr. 102]. Và bà cũng có khái quát: “Tấm lòng vàng cũng như
một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan mang tính lãng mạn. Nhưng chất lãng
mạn ở đây gần với hiện thực hay nói cho đúng ra là gần với sự mong muốn của con
người, hoàn toàn không giống với nhiều tác giả Tự lực văn đoàn. Nguyễn Công Hoan


6


hướng tình cảm, hướng ngòi bút của mình tới những người ở tầng lớp nghèo khổ, chứ
không ngân nga tỉa tót về tầng lớp trung lưu hoặc chính giai tầng của mình” [40, tr.
331]. Về tiểu thuyết Cái thủ lợn của Nguyễn Công Hoan, Phạm Tường Hạnh nhận xét:
“Cái thủ lợn vẫn viết theo bút pháp hiện thực có pha một chút hài cố hữu của Nguyễn
Công Hoan càng làm cho sự phê phán những thói hư tật xấu của cái xã hội đương thời
đang thối rữa mà những người có ý chí, nghị lực càng phải thay đổi nó đi, đưa đất
nước, dân tộc bước sang trang sử mới…” [40, tr. 294]. Nhìn chung đến nay đã có một
số công trình nghiên cứu, đánh giá tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan trước Cách
mạng tháng Tám. Các tác giả đề cập đến nhiều khía cạnh của tiểu thuyết của Nguyễn
Công Hoan, có cả khẳng định lẫn phủ định; trong đó có những bài trực tiếp hoặc gián
tiếp đề cập đến đặc trưng thể loại tiểu thuyết nhưng chưa có công trình nào đi sâu tìm
hiểu.
Nghiên cứu về nhà văn Ngô Tất Tố, trong hồi ký Bốn mươi năm nói láo, nhà
văn Vũ Bằng (1913-1984), có thời gian cùng làm việc với Ngô Tất Tố, từng kể lại là ở
ông có chất thầy đồ cổ lỗ đến như thế nào. Tuy nhiên, nhà văn Vũ Bằng khẳng định
Ngô Tất Tố không hoàn toàn là một người lạc hậu, nhất là trong những tác phẩm của
ông. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: “Trong khi về mặt tính cách, người ta
thấy Ngô Tất Tố gắn liền với lớp người trưởng thành từ đầu thế kỷ (thế kỷ 20) (những
Phan Kế Bính, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn…) thì tác phẩm của ông lại
thường được xếp cạnh tác phẩm Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng
nghĩa là thuộc về một giai đoạn chín đẹp của thế kỷ này, những năm 30 huy hoàng”.
Tính chất giao thời trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thể hiện rõ nét trong tác
phẩm Lều chõng. Tiểu thuyết này được đăng tải dần trên báo Thời vụ từ năm 1939 và
sau đó được xuất bản thành sách năm 1941. Lều chõng ra đời trong bối cảnh đang dấy
lên phong trào phục cổ, kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ, những giá trị tinh
thần và tôn ti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, những tập tục cũ ở nông thôn, trên quan

trường và ở các gia đình phong kiến.
Lều chõng ghi lại một thiên phóng sự tiểu thuyết về chế độ giáo dục và khoa cử
phong kiến trong những ngày cuối cùng, dưới triều Nguyễn, miêu tả tấn bi kịch của
những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc
những tồn tại của nền văn hóa cũ. Trong lời giới thiệu Lều chõng(nhà xuất bản Văn
học, 2002), có đoạn: “Tác phẩm của Ngô tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một

7


bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là
một nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra nước mắt”. Tuy nhiên, Lều chõng không
chỉ mang ý nghĩa phê phán. Vương Trí Nhàn trong Ngô Tất Tố và một cách thích ứng
trước thời cuộc nhận xét: “Mặc dù sự khuôn phép trong thi cử được miêu tả trong Lều
chõng như một cái gì cực kỳ vô lý, song trong cái khung tưởng rất chật hẹp đó, nhân
vật Đào Vân Hạc… vẫn thanh thoát tự do trong cách sống”, cho thấy “cái nhìn lưu
luyến với quá khứ” của chính Ngô Tất Tố. Hơn thế, đó không phải chì là sự tiếc
thương xoàng xĩnh, nó cho thấy “sự cắt đứt của Ngô Tất Tố, mà cũng là của nhiều
người đương thời, với quá khứ, sự thích ứng với hoàn cảnh mới, nền văn hoá mới, là
quyết liệt, song cũng là có tình có lý đến như thế nào”.
Sự thích ứng của Ngô Tất Tố đã mang đến những kết quả rõ rệt trên con đường
văn nghiệp của ông. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét về sự thay đổi ở Ngô Tất
Tố: “ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được
người ta kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng mới” (Nhà
văn hiện đại). Tóm lại, qua những trang viết của mình, Ngô Tất Tố cho thấy ông là đại
diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời,
sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.
2.2. Những bài viết nghiên cứu về tác phẩm “Tắt đèn” và “Bước đường cùng”
Nguyễn Hoành Khung trong Văn học Việt Nam 1930 - 1945 (tập 1) đã đi từ quá
trình sáng tác tiểu thuyết trước cách mạng đến sau cách mạng của Nguyễn Công Hoan

và dừng lại lâu hơn ở Bước đường cùng. Nguyễn Hoành Khung đã phát hiện phân tích
và lý giải rất nhiều những vấn đề thuộc về nội dung cũng như nghệ thuật đầy sức
thuyết phục. Đặc biệt ở phương diện nghệ thuật tác giả đã có những ý kiến sắc sảo, chỉ
ra những ưu nhược điểm về nhân vật Bước đường cùng: “…đã xây dựng thành công
hai nhân vật chính Nghị Lại và Pha. Do cái nhìn xã hội tiến bộ gần với quan điểm giai
cấp, nhà văn đã thể hiện khá sâu sắc bản chất giai cấp bọn địa chủ và số phận người
nông dân lao động” [26, tr. 235].
Trong Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật, Hồng Chương nhận định:
“Với Bước đường cùng lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam có một tác phẩm
nói đến đời sống nông thôn Việt Nam một cách sâu sắc, vạch trần được một trong hai
mâu thuẫn cơ bản của xã hội nước ta dưới thời thuộc Pháp là mâu thuẫn giữa nông dân
và địa chủ phong kiến” [26, tr. 83].

8


Nói đến tác phẩm xuất sắc nhất của Ngô Tất Tố và cũng là tác phẩm xuất sắc viết
về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Với vai trò và vị trí xứng đáng
trong nền văn học phê phán giai đoạn 1930-1945, các tác phẩm của ông, trong đó có
“Tắt đèn” được đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình, độc giả chú ý. Các công trình
nghiên cứu đề cập giá trị nội dung của tiểu thuyết “Tắt đèn”: Trong sách Phương pháp
sáng tác trong văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật 1956, Hồng Chương có bài viết Tắt
đèn – cuốn tiểu thuyết hiện thực xuất sắc – Trong bài viết này, Hồng Chương nhận
định “Cũng như nhiều tác phẩm hiện thực chủ nghĩa khác hồi bấy giờ, Tắt đèn chỉ mới
bóc trần chế độ xã hội đương thời, nó chưa thể vạch ra được con đường đi đến tương
lai tốt đẹp. Nhưng không vì thế mà ta đánh giá thấp tác phẩm nghệ thuật ưu tú đó. Với
Tắt đèn một cuốn tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa duy nhất đó của ông, Ngô Tất Tố
cũng xứng đáng được liệt vào hàng các đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa hiện thực
phê phán Việt Nam” [12; tr.222]. Trích sách Tắt đèn, Nxb Văn hóa – Viện Văn học
1962, Nguyễn Tuân có bài viết Lời giới thiệu truyện Tắt đèn. Qua bài viết, Nguyễn

Tuân khẳng định giá trị nội dung của “Tắt đèn”: “Tắt đèn xoáy sâu vào cái thuế đinh
bất nhân đánh vào đầu người hàng năm. Tắt đèn là câu chuyện khốn khổ của người
làm ruộng nghèo phải bán con, lìa nhà, đi ở vú để chạy cho xong một cái thẻ sưu. Cái
thẻ sưu người thì vĩnh viễn ra tro rồi, nhưng Tắt đèn vẫn còn truyền lại những cảm xúc
phát ra từ những con người sống ở một thời đại đánh thuế vào mạng người, đánh thuế
vào hồn người sống và cả vào xác người chết” [12; tr.207] Trên tạp chí Văn học, số 31963, Phong Lê có bài viết Những đóng góp của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn. Trong bài
viết này, Phong Lê khẳng định giá trị nội dung của “Tắt đèn”: “Tắt đèn có giá trị tố cáo
sâu sắc hơn và đạt tới đỉnh cao trong trào lưu hiện thực phê phán chính vì cuộc sống
được miêu tả trong truyện đã khách quan dẫn ta đi đến một nhận xét đúng đắn về
nguyên nhân tình trạng nghèo khổ trong xã hội. Người nông dân ở đây không hiện lên
với những thói tục lạc hậu ràng buộc quanh mình. Sự dốt nát không phải là cái cớ chủ
yếu làm cho họ khốn khổ. Trái lại, đây là tất cả sức đè nén, bóc lột vô cùng tàn nhẫn
của cả một trật tự xã hội. Mối quan hệ tước đoạt giày xéo lên nhau. Cuộc sống người
nông dân là một cuộc sống bần cùng, đầy rẫy những cảnh tan cửa nát nhà, bán con, đi
ở vú, làm thuê…Yêu cầu khách quan đặt ra vô cùng cấp thiết là một cuộc cách mạng,
không phải chỉ để giải phóng cho phụ nữ, mà là giải phóng cho cả mọi lớp người lao
động nghèo khổ”. Trong sách Bình luận văn học, Nxb Văn học năm 1977, Như Phong

9


có bài viết: “Tắt đèn của Ngô Tất Tố, một tác phẩm sâu sắc nhất về nông dân nước ta
trước cách mạng”. Trong bài viết này, Như Phong khẳng định giá tri nội dung của tác
phẩm “Tắt đèn”: “Trong Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã vạch rõ bản chất nguyên nhân khổ
cực của dân quê, hơn thế nữa còn chỉ đích danh được thủ phạm: Đế quốc Pháp và địa
chủ phong kiến, với cả chế độ bóc lột áp bức của chúng. Trong một thời kỳ mà bọn
thống trị cố che phủ bộ mặt thật của chúng, mà một số người còn có nhận thức mơ hồ,
lẫn lộn về sự thật của nông thôn, nhà văn hiện thực của chúng ta đã phơi trần nguyên
hình kẻ thù của nông dân ra ánh sáng”. Ngoài ra ông còn nhấn mạnh những đóng góp
của Ngô Tất Tố: “Ngô Tất Tố đã góp được tiếng nói mạnh mẽ, rung động nhất trong

các tiếng nói tố cáo chế độ thực dân phong kiến và tội ác của chúng đối với nông dân.
Cuốn Tắt đèn không có kết luận, nhưng sự thật đọc xong, người ta không thể không
thấy một câu kết luận tự nhiên nảy ra tự chính lòng mình: “Trên đời này không thể để
những cái bất công, vô lý ấy tồn tại mãi mãi được!”. Đó là tác dụng của văn học hiện
thực phê phán trước đây mà bây giờ chúng ta có đủ lý do để nhận định rằng Tắt đèn là
một tác phẩm tiêu biểu sâu sắc nhất” [12; tr.229]. “Tắt đèn” là một tác phẩm giàu giá
trị nội dung. Nó đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế dã man của thực dân Pháp, đã bần
cùng hóa nhân dân ta. Sưu thuế đánh cả vào người chết, có biết bao nhiêu người phải
bán vợ đợ con để trang trải cho xong “món nợ nhà nước”. Vụ sưu thuế đến, xóm thôn
rùng rợn trong tiếng trống thúc thuế suốt đêm ngày. Bọn cường hào bắt trói đánh đập
tàn nhẫn những kẻ thiếu sưu. Có thể nói “Tắt đèn” là một bức tranh xã hội chân thực,
một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức bóc lột, đã bần
cùng hóa nhân dân ta. Tình vợ chồng, tình mẹ con, tình nghĩa xóm làng giữa những
con người cùng khổ được nói lên qua tác phẩm một cách chân thực. Số phận người
phụ nữ, những em bé, những người cùng đinh được tác giả nêu lên với bao nhiêu xót
thương và đau lòng
Trên báo Mới, số 4, ngày 15-6-1939, Trần Minh Tước có bài viết: “Một nhà văn
quê - Ngô Tất Tố trong Tắt đèn”. Trong bài viết này, Trần Minh Tước nhận định:
“Trong văn phẩm ấy, Ngô Tất Tố đã dùng được đắc sách cái phương pháp khách quan
để tả cho chúng ta biết rõ ràng những cảnh tượng nơi hương ẩm, là một chỗ mà người
ta nhờ ông, nhận thấy rất nhiều mâu thuẫn và hủ nát ” [12; tr.166]. Báo Đông Phương
số 10, ngày 1-9-1939, Phú Hương có bài viết: “Tắt đèn – tiểu thuyết của Ngô Tất Tố”.
Với bài viết này, Phú Hương cũng khẳng định giá trị nghệ thuật của Tắt đèn: “Cốt

10


truyện của Tắt đèn rất gần với sự thật. Những cảnh tượng như thế hoặc gần như thế,
luôn luôn xảy ra ở thôn quê xứ ta. Đọc ông Ngô Tất Tố, người ta phải khâm phục sự
quan sát tường tận, kỹ càng của ông. Mỗi lúc ông tả nhân vật sau lũy tre xanh, y như ta

thấy ngay được trước mắt” [12; tr.176]. Tạp chí Văn nghệ số 6; 6 – 1960, Nguyễn
Tuân có bài viết: “Trước đèn, đọc đoản thiên Ngô Tất Tố”. Trong bài viết này, Nguyễn
Tuân có nhận định về giá trị nghệ thuật của “Tắt đèn”: “Trong thời cũ, văn học và văn
chương chỉ diễn tả những tâm trạng phụ nữ thị dân hoặc có chấm phá đến phụ nữ làng
thì chỉ đưa ra những nét thôn nữ dìu dịu. Ngô Tất Tố đã đưa ra một nhân vật đàn bà
nông thôn khỏe khoắn lành mạnh như chị Dậu, tôi cho đó là một bằng chứng có giá trị
mà Ngô Tất Tố đã góp được vào viện bảo tàng con người Việt Nam tiến lên, tiến lên
dưới lá cờ Đảng”. Trên Tạp chí Văn học, Số 3, 1990, Đỗ Kim Hồi có bài viết: “Tiểu
thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố”. Đỗ Kim Hồi nhận định giá trị nghệ thuật của “Tắt
đèn”: “Ngòi bút “tả chân” của tác giả Tắt đèn đã cày xới vào mảnh đất hội tụ đầy đủ
nhất những mâu thuẫn cơ bản trong một xã hội thực dân - phong kiến: mảnh đất nông
thôn. Và tác giả đã chọn miêu tả nông thôn xưa đúng vào ngày sưu thuế - cái thời điểm
căng thẳng, dữ dội, mà dưới làng sáng chớp của nó, bản chất của cuộc sống và của các
loại người có khả năng bộc lộ đến tận cùng” [12; tr.296].
2.3. Nghiên cứu về cấu trúc tiểu thuyết hiện thực phê phán qua hai tác phẩm
“Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan.
Cho đến nay, đây là đề tài mới, chưa có một công trình nào nghiên cứu. Lược
khảo lịch sử nghiên cứu cho thấy, chỉ có một vài nhận định chung chung như: tác
phẩm có kết cấu chặt chẽ, logic, là bậc thầy mẫu mực về kết cấu…
3. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ đặc trưng cấu trúc tiểu thuyết hiện thực phê phán thông qua tiểu
thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, để thấy
được tài năng của nhà văn về thể loại tiểu thuyết hiện thực phê phán. Đồng thời thấy
được vị trí, giá trị quan trọng to lớn của tiểu thuyết Tắt đèn và Bước đường cùng trong
thể loại đó.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp các nghiên cứu về “Tắt đèn” và “Bước đường cùng” làm cơ sở nghiên
cứu, tránh trùng lặp những vấn đề các nhà nghiên cứu đã thực hiên.

11



Tổng hợp, nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề lý luận về tiểu thuyết, tiểu thuyết hiện
thực phê phán, cấu trúc tiểu thuyết hiện thực phê phán
Nghiên cứu cấu trúc tiểu thuyết hiện thực phê phán qua hai tiểu thuyết tiêu biểu
là “Tắt đèn” và “Bước đường cùng”với những đặc trưng của nó.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc tiểu thuyết hiện thực phê phán ở nhiều phương
diện: Khái niệm, đặc trưng, các yếu tố cấu thành…
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu cấu trúc tiểu thuyết hiện thực phê phán
qua hai tác phẩm tiêu biểu : Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn
Công Hoan
6. Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài luận văn đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp thống kê, miêu tả: thống kê các tác phẩm của Nguyễn Công
Hoan và Ngô Tất Tố để thấy được sự khác biệt trong cấu trúc của những tác phẩm mà
hai nhà văn đã sang tác so với hai tác phẩm mà người nghiên cứu lựa chọn. Đồng thời
thống kê những công trình nghiên cứu để thấy được những nhận xét, đánh giá của
những người nghiên cứu đi trước. Trên cơ sở đó để ta có một cái nhìn khách quan,
tổng thể hơn về vấn đề.
6.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: cùng với việc thống kê cần phải phân tích,
tổng hợp một cách logic, hợp lý. Vừa tổng hợp vừa đưa ra những dẫn chứng để phân
tích, mổ xẻ vấn đề.Vận dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ đưa ra ñược những cứ liệu
chính xác, cụ thể làm tăng sức thuyết phục cho các luận điểm nêu ra trong đề
tài.
6.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Nhằm phân biệt sự giống và khác nhau
trong cấu trúc tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn
Công Hoan.
6.4. Vận dụng lý thuyết thi pháp học: vận dụng các khái niệm, các phương pháp

và các tri thức trong thi pháp học để làm rõ hơn quan niệm nghệ thuật về nhân
vật,ngôn ngữ... trong các tác phẩm văn học. Những yếu tố tạo nên cấu trúc tác phẩm.
6.5. Phương pháp lịch sử: Cấu trúc tiểu thuyết cũng chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố, trong đó có bối cảnh lịch sử. Tiểu thuyết Bước Đường Cùng của Nguyễn Công

12


Hoan và Tắt đèn của Ngô Tất Tố ra đời trong một hoàn cảnh xã hội và văn học cụ thể.
Do vậy, sử dụng phuong pháp này nhằm hiểu rõ hơn những yếu tố trong cấu trúc tác
phẩm.
7. Những đóng góp của luận văn
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những nghiên cứu của những người đi trước.
Luận văn làm sáng tỏ hơn những vấn đề liên quan tới cấu trúc tác phẩm.
Đặc biệt, đây là đề tài mới, luận văn đã mổ xẻ, đi sâu vào những yếu tố cấu thành
nên cấu trúc tác phẩm văn học và đi sâu nghiên cứu vấn đề này vào hai tác phẩm Tắt
đèn và Bước Đường Cùng - khía cạnh mà những tác giả trước đây ít đề cập đến hoặc
chưa đi sâu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần cung cấp những thông tin khoa học
khách quan về nhà văn, bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Ngữ
văn và những người quan tâm tới tác phẩm.
8. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn chia làm ba chương:
Chương I: Khái quát về tiểu thuyết hiện thực phê phán và tiểu thuyết Tắt đèn
của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan.
Chương II: Nghệ thuật xây dựng cấu trúc nhân vật.
Chương III. Xây dựng cấu trúc theo điểm nhìn trần thuật.

13



II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VÀ TIỂU THUYẾT
“TẮT ĐÈN” CÙA NGÔ TẤT TỐ, “BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG’’CỦA
NGUYỂN CÔNG HOAN
1.1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của thể loại tiểu thuyết
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Trong văn học phương Đông, danh từ tiểu thuyết xuất hiện khá sớm nhằm phân
biệt với hai thể loại cơ bản khác là đại thuyết và trung thuyết. Đại thuyết là kinh sách
của các thánh nhân viết như Kinh Thư, Kinh Thi của Khổng Tử, đó là loại sách mang
nặng tính triết học, gần như chân lý, kiểu khuôn vàng thước ngọc và rất khó đọc.
Trung thuyết do các hiền sư, sử gia thực hiện như Sử ký của Tư Mã Thiên. Còn tiểu
thuyết, vốn chỉ những chuyện vụn vặt, đời thường. Những chuyện ấy cùng với cổ
tích, ngụ ngôn là những mầm mống của tiểu thuyết phương Đông. Thuỷ Hử và Hồng
Lâu Mộng là một trong những số đó.
Theo quan niệm trước đây, đặc biệt là quan niệm của Trung Quốc và Nhật Bản,
tiểu thuyết bao gồm có hai loại chính là tiểu thuyết đoản thiên hay truyện ngắn, thậm
chí là "vi hình tiểu thuyết" (truyện cực ngắn, truyện siêu ngắn) hay "truyện trong lòng
bàn tay" và tiểu thuyết trường thiên (truyện dài). Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam, khi
nói đến tiểu thuyết, độc giả thường hiểu đó là tác phẩm truyện dài.
Ở một số ngôn ngữ phương Tây, từ tiểu thuyết có nguồn gốc từ tiếng Latinh,
mang nghĩa chuyện mới (novel).
Song song với tiến trình này, văn học hiện đại thế giới cũng cho thấy những
nguyên lý của tiểu thuyết chi phối hầu hết các tác phẩm tự sự khác nên sự phân biệt
bản chất thể loại ở các truyện cụ thể trở nên ngày càng khó khăn.
Ở Việt Nam tiểu thuyết xuất hiện khá muộn phải đến những năm 30 của thế kỷ
20 văn học Việt Nam mới xuất hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của thể loại hiện
đại. Cùng phong trào Thơ Mới, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1930-1945 có những
bước tiến vượt bậc và thành tựu lớn với hai khuynh hướng sáng tác: những cây bút nổi

tiếng của Tự Lực văn đoàn, những người đã thúc đẩy sự hình thành thể loại như Nhất
Linh, Khái Hưng, Thạch Lam; và những nhà văn hiện thực phê phán như Ngô Tất
Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng.

14


Trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc (chống Pháp và chống Mỹ), đội ngũ các nhà
tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo (Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn
Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc). Ít nhiều tiểu thuyết Việt
Nam có thành tựu tiệm cận với thể loại tiểu thuyết - sử thi vốn mang đề tài hoành tráng
và dung lượng đồ sộ, mà một trong số đó là Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi. Sau 1986,
lịch sử tiểu thuyết Việt Nam sang trang mới với những sáng tác của Ma Văn
Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương có
nội dung sâu sắc hơn về thân phận con người và hình thức có dấu hiệu hình văn
chương hậu hiện đại.
Thế nào được gọi là tiểu thuyết? Định nghĩa tiểu thuyết là một việc rất khó. Ở
phương Tây, có người đã từng định nghĩa tiểu thuyết là “tác phẩm hư cấu có độ dài
nhất định, dùng hình thức văn xuôi để viết thành”. Banzac gọi tiểu thuyết là “lời nói
hư cấu trang nghiêm”. Warren, Wellek nói: “Văn học mang tính tưởng tượng thì gọi là
tiểu thuyết (fiction), là hư cấu”, “toàn bộ hiện thực mà tiểu thuyết thể hiện gọi là ảo
giác của hiện thực” “các nhà tiểu thuyết vĩ đại đều có một thế giới riêng của mình,
mọi người có thể từ đó mà thấy được toàn thế giới, thấy được sự trùng hợp với kinh
nghiệm của mình”[72.Tr.237-238]. Lapikefu, nhà văn Nga lưu vong, trên cơ sở nhấn
mạnh “không có một tác phẩm nghệ thuật nào không phải là một sáng tác mới do trời
đất độc lập sáng tạo ra” đã nói: “Trên thực tế, mọi tiểu thuyết hay đều là một thần
thoại tuyệt vời”[70.Tr.10]. Nói cho cùng, tiểu thuyết là một loại tác phẩm tự sự hư cấu.
Nó là sáng tạo nghệ thuật của nhà tiểu thuyết. Đây là một loại sáng tạo nghệ thuật, một
mặt muốn trình bày một số tư liệu đời sống trong lịch sử, trong hiện thực và thừa số
nào đó của tài liệu ấy, mặt khác lại muốn khi sắp xếp lí tưởng xã hội, lí tưởng thẩm mĩ

của bản thân, tiến hành giải thích, gia công, tổ hợp, bổ khuyết, giả định, giả thiết, kéo
dài, phát triển những tài liệu và thừa số đó, vận dụng sức tưởng tượng nghệ thuật, năng
lực kết cấu, dựa trên logic cuộc sống, logic nghệ thuật để sáng tạo ra một loại cuộc
sống mới, một thế giới mới. Thế giới này vượt lên trên thế giới lịch sử và hiện thực,
vừa có quan hệ với lịch sử và hiện thực, vừa không giống thế giới của lịch sử và hiện
thực[71.Tr.1-2].
Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự điển hình nhất. Tiểu thuyết truyền thống lấy nhân vật,
tình tiết, hoàn cảnh làm ba nhân tố không thể thiếu, đặc điểm của nó liên quan mật
thiết với ba yếu tố đó.

15


Như vậy: Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật,
hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc
sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn
ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.
Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời
tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số
phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở
đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt
cơ cấu của nhân cách(Mục từ Tiểu thuyết trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại
Nguyên Ân biên soạn, trang 326). Susanne K.Langer nói: “Tiểu thuyết là loại hình
văn học phong phú nhất, đặc điểm phồn tạp nhất, lưu hành rộng rãi nhất, nhưng nó
lại là hiện tượng xuất hiện tương đối muộn, hình thức nghệ thuật vẫn đang phát triển,
kết cấu hoàn toàn mới và thủ pháp nghệ thuật của nó khiến các nhà phê bình cảm thấy
kinh ngạc”[59.Tr.334]
Tiểu thuyết là thể loại năng động và nhanh nhạy bậc nhất, có khả năng thu phát
mọi tín hiệu của đời sống, của cái hiện tại chưa hoàn thành. Trong các tiểu thuyết đáng
chú ý của năm qua, những vấn đề của xã hội được đề cập đến từ các góc nhìn đa chiều.

Những sự kiện chính trị xã hội quốc tế và trong nước làm khơi dậy ý thức trách nhiệm
với xã hội, đất nước, và tiểu thuyết, với tư cách là một thể loại văn chương, có khả
năng xuyên qua sự kiện bề mặt để đi sâu vào thế giới tinh thần của mỗi cá nhân, soi
chiếu hiện tại và quá khứ, lịch sử và số phận con người. Tiểu thuyết không chỉ là kể lại
một câu chuyện mà thông qua câu chuyện và cách kể chuyện, mang lại cho người đọc
cảm nhận về cuộc sống.
1.1.2. Đặc trưng tiểu thuyết
Cũng như các thể loại khác, tiểu thuyết cũng có những đặc trưng riêng của
mình.Nói đến tiểu thuyết chúng ta thường biết nó mang tính chất văn xuôi như là một
đặc trưng tiêu biểu nhất. Ngoài ra tiểu thuyết còn mang những đặc trưng khác như khả
năng phản ánh toàn vẹn hiện thực, nghệ thuật kể chuyện, Tính đa dạng về màu sắc
thẩm mỹ, nghệ thuật hư cấu và bản chất tổng hợp.
Tính chất văn xuôi: Là một thể loại cao cấp nhất thuộc phương thức tự sự, tính
chất văn xuôi, vì vậy, trở thành đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của thể loại. Tính chất
đó đã tạo nên trường lực mạnh mẽ để thể loại dung chứa toàn vẹn hiện thực, đồng hóa

16


và tái hiện chúng trong một thể thống nhất với những sắc màu thẩm mỹ mới vượt lên
trên hiện thực, cho phép tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu của
hiện thực đời sống.
Nghệ thuật kể truyện: Giống như các hình thái tự sự khác như truyện
ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác
phẩm. Thông thường ở tác phẩm xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật trung
gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi diễn biến của chuyện. Tuy sự tồn tại của
yếu tố này là ước lệ nghệ thuật của nhiều thể loại thuộc tự sự, nghệ thuật kể chuyện
của tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng đặc biệt về phong cách: có thể thông qua nhân
vật trung gian, có thể là nhân vật xưng "tôi", cũng có thể là một nhân vật khác trong
tác phẩm, tạo nên các tác phẩm có một điểm nhìn trần thuật. Hiện nay, một trong

những xu hướng tìm tòi đổi mới tiểu thuyết là việc tăng thêm các điểm nhìn ở tác
phẩm, khi vai trò của nhân vật trung gian hoặc nhân vật xưng "tôi" được "san sẻ" cho
nhiều nhân vật trong cùng một tác phẩm.
Khả năng phản ánh toàn vẹn hiện thực: Đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết
chính là khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần
gũi nhất với hiện thực. Là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết
có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời
gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của
mình.
Ở phương diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉ cho
phép mở rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân
vật và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộ
riêng và khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật.
Hư cấu nghệ thuật: Hư cấu nghệ thuật cũng được coi là một đặc trưng của thể
loại, là một thao tác nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của tiểu thuyết.
Hư cấu cho phép tác phẩm tái hiện những thời đại lịch sử phát triển trong câu chuyện
hư cấu, không hiện thực như sử học, và những nhân vật hoàn toàn không bị lệ thuộc
bởi nguyên mẫu ngoài đời như những tác phẩm thuộc thể ký. Trong vô vàn những
gương mặt đời thường và giữa muôn ngàn biến cố của lịch sử, nhà văn khi trước tác
một tác phẩm tiểu thuyết đã thực hiện những biện pháp nghệ thuật đồng hóa và tái
hiện bức tranh đời sống bằng phương thức chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo. Khi đó, hư

17


cấu nghệ thuật, đối với tiểu thuyết đã trở thành yếu tố bộc lộ rõ rệt phẩm chất sáng tạo
dồi dào của nhà văn.
Tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ cũng là một đặc trưng tiêu biểu của thể loại.
Các thể loại văn học khác thường chỉ tiếp nhận một sắc thái thẩm mỹ nào đó để tạo
nên âm hưởng của toàn bộ tác phẩm, như bi kịch là cái cao cả, hài kịch là cái thấp

hèn, thơ là cái đẹp và cái lý tưởng. Ở tiểu thuyết không diễn ra quá trình chọn lựa màu
sắc thẩm mỹ khi tiếp nhận hiện thực mà nội dung của nó thể hiện sự pha trộn, chuyển
hóa lẫn nhau của các sắc độ thẩm mỹ khác nhau: cái cao cả bên cái thấp hèn, cái đẹp
bên cái xấu, cái thiện lẫn cái ác, cái bi bên cạnh cái hài v.v.
Ở phương diện cuối cùng, tiểu thuyết là một thể loại mang bản chất tổng hợp.
Nó có thể dung nạp thông qua ngôn từ nghệ thuật những phong cách nghệ thuật của
các thể loại văn học khác như thơ (những rung động tinh tế), kịch (xung đột xã
hội), ký (hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ thuật của những loại hình ngoại biên
như hội họa (màu sắc), âm nhạc (thanh âm), điêu khắc (sự cân xứng, chi tiết), điện
ảnh (khả năng liên kết các bức màn hiện thực); và thậm chí cả các bộ môn khoa học
khác như tâm lý học, phân tâm học,đạo đức học và các bộ môn khoa học tự nhiên,
khoa học viễn tưởng khác. v.v. Nhiều thiên tài nghệ thuật đã định hình phong cách từ
khả năng tổng hợp này của thể loại, như Tolstoi với tiểu thuyết-sử thi, Dostoevski với
thể loại tiểu thuyết-kịch, Solokhov với tiểu thuyết anh hùng ca-trữ tình, Roman Roland
với tiểu thuyết-giao hưởng v.v.
Quan niệm chung về “hình thức thể loại truyền thống” của tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại: Thông qua tiến trình phát triển với những khuynh hướng, những thành tựu đã
được khẳng định - định hình và đã có thể gọi là “giá trị cổ điển” của tiểu thuyết Việt
Nam thế kỷ XX (đặc biệt với các đỉnh cao: tiểu thuyết hiện thực và lãng mạn 1930 1945, tiểu thuyết cách mạng 1945 - 1985), chúng ta có thể đưa ra một số nhận định về
quan niệm chung đối với “hình thức thể loại truyền thống” của tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại.
Thứ nhất, về bản chất loại hình: tiểu thuyết là những tác phẩm được biết bằng
văn xuôi và mang “tính văn xuôi” rõ nét trong cả hình thức ngôn ngữ và nội dung biểu
hiện, phản ánh một cách đầy đủ và trung thực những trải nghiệm trong đời sống con
người. Thứ hai, về phương thức tự sự (cấp độ ngôn ngữ): cấu trúc tự sự của tiểu thuyết
phải dựa trên sự hợp lý, logic, liền mạch và hấp dẫn trong cốt truyện, kết cấu,…, cụ

18



thể hơn là giữa các phân đoạn, các bộ phận, các tình tiết trong đó. Nhìn chung, đó là
“đòi hỏi” về một tổng thể nhất quán và hoàn thiện trên phương diện hình thức tự sự
nhằm tái hiện rõ nét nhất nội dung hiện thực của tác phẩm. Thứ ba, về hình tượng nhân
vật và không - thời gian (cấp độ hình tượng): sự tồn tại của nhân vật và tính cách nhân
vật, sự tồn tại của không - thời gian và tính chất không - thời gian đều đòi hỏi phải có
sự nhất quán, hợp lý và gắn liền với cốt truyện, với diễn trình của tác phẩm. Những gì
vượt ra ngoài khuôn hình và khả năng “có thể lý giải”, “có thể dung nạp” của cốt
truyện, của diễn trình tự sự đều có thể coi là lạc lõng, dư thừa. Nói một cách cụ thể
hơn, “nhân vật” hay “không - thời gian” bao giờ cũng chịu sự chi phối trọn vẹn, mạnh
mẽ bởi những dự liệu và ý tưởng của tác giả, của “đáng tối cao” đã được cụ thể hóa,
mô hình hóa trong cốt truyện, trong bố cục tác phẩm. Thứ tư, về vấn đề dung lượng và
quy mô tác phẩm: tất nhiên “độ dài một tác phẩm bao nhiêu thì được gọi là tiểu
thuyết” ở đây chỉ mang tính tương đối, song xét một cách toàn diện, theo quan niệm
truyền thống, tiểu thuyết thường có một dung lượng lớn (vài trăm trang trở lên) và đặc
biệt có một quy mô đồ sộ, bề thế, là những “đại tự sự” về xã hội, lịch sử và con
người…
1.2. Tiểu thuyết hiện thực phê phán và đặc trưng của nó.
Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam dần dần chuyển từ phạm
trù văn học truyền thống sang phạm trù văn học hiện đại. Quá trình hiện đại hóa lúc
này đã tạo cơ hội cho văn học Việt Nam hòa nhập vào quỹ đạo văn học thế giới. Nhiều
thể loại mới ra đời, có thành tựu đáng kể, đóng góp cho lịch sử văn học dân tộc nhiều
mẫu mực tiêu biểu; trong đó không thể không kể đến tiểu thuyết. Tuy ra đời muộn hơn
so với một số thể loại khác nhưng tiểu thuyết đã chứng tỏ được sức trẻ và sức sống của
một thể loại đang trong quá trình sinh thành và phát triển. Tiểu thuyết vừa kế thừa, tiếp
nối những yếu tố truyền thống, vừa tạo nên những bứt phá quan trọng góp phần đẩy
nhanh tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Trước năm 1920, chúng ta đã thấy
xuất hiện một số cuốn tiểu thuyết của Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt, Đặng Trần
Phất, Hồ Biểu Chánh,..Nhưng phải đến năm 1925 mới bắt đầu xuất hiện những cuốn
tiểu thuyết hiện đại đầu tiên: Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Kim Anh lệ sử của
Trọng Khiêm; Cay đắng mùi đời, Tiền bạc bạc tiền (1926) của Hồ Biểu Chánh; Nho

phong (1926) của Nguyễn Tường Tam; Trùng Quang tâm sử (1925) của Phan Bội
Châu v.v. Trong văn học bắt đầu xuất hiện một số khuynh hướng tiểu thuyết hiện đại:

19


khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hiện thực phê phán và khuynh hướng yêu
nước, cách mạng.
Đến với giai đoạn 1930 -`1945, các khuynh hướng tiểu thuyết hiện đại phát
triển mạnh mẽ và phong phú, đa dạng hơn trước. Các khuynh hướng tiểu thuyết giao
lưu, đan chéo vào nhau. Bởi vì, các nhà văn lãng mạn có khi viết tiểu thuyết theo bút
pháp hiện thực như Nhất Linh viết Đoạn tuyệt, Khái Hưng viết Nửa chừng xuân, Gia
đình, Lan Khai viết Lầm than…Ngược lại, một số nhà văn hiện thực có khi viết theo
bút pháp lãng mạn như Vũ Trọng Phụng viết Dứt tình, Lấy nhau vì tình, Nguyễn Công
Hoan viết Tắt lửa lòng, Tơ vương…Như vậy, nhìn tổng thể trên văn đàn công khai giai
đoạn 1930 - 1945, nổi bật nhất ở thể loại tiểu thuyết là hai khuynh hướng chính:
khuynh hướng lãng mạn và khuynh hướng hiện thực phê phán.
1.2.1.Tiểu thuyết hiện thực phê phán
Chủ nghĩa hiện thực là một trường phái lý thuyết trong ngành khoa học chính
trị quan hệ quốc tế, bên cạnh chủ nghĩa tự do, mà nghiên cứu về sự phân chia quyền
lực trong hệ thống quốc tế. Chủ nghĩa hiện thực theo mô tả của Jonathan Haslam, giáo
sư về lịch sử của quan hệ quốc tế tại đại học Cambridge, "bao gồm một chuỗi ý
tưởng"[62.Tr.132] xoay quanh những vấn đề chủ yếu như "tình trạng vô chính phủ", hệ
thống chính trị (chủ nghĩa dân tộc, Cộng sản, Phát xít...), tính ích kỷ và quyền lực
chính trị. Các lý thuyết chính trị của chủ nghĩa hiện thực bắt nguồn từ các tác phẩm
của Thomas Hobbes và Niccolo Machiavelli, tuy nhiên nó chỉ được giới học giả đặc
biệt quan tâm sau hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra cách nhau chưa đến 25 năm
trong nửa đầu thế kỷ 20
Về tên gọi đến nay còn nhiều tranh cãi. Trong “Từ điển văn học” Trần Đình Sử
(chủ biên) đã đưa ra hai cách hiểu về thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực. Theo nghĩa rộng

thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực được hiểu là mối quan hệ giữa tác phẩm và hiện thực
đời sống bất kể đó là tác phẩm thuộc trường phái, khuynh hướng văn nghệ nào. Với ý
nghĩa này, khái niệm chủ nghĩa hiện thực gần như đồng nhất với khái niệm sự thật đời
sống, vì tác phẩm văn học nào cũng mang tính hiện thực. Tuy nhiên cách hiểu này
chưa mang màu sắc rõ nét của chủ nghĩa hiện thực để phân biệt với chủ nghĩa lãng
mạn hay chủ nghĩa cổ điển…Cũng theo nhóm tác giả đó, thuật ngữ chủ nghĩa hiện
thực theo nghĩa hẹp chỉ một phương pháp hiện thực, một khuynh hướng, trào lưu văn
học có nội dung chặt chẽ, sắc sảo được xác định bởi nguyên tắc mĩ học riêng.

20


Trong cuốn “Lí luận văn học” do nhóm tác giả Phương Lựu, Trần Đình
Sử, Nguyễn Xuân Nam, La Khắc Hòa, Lê Ngọc Trà, Thành Thế Thái Bình mà
phần chủ nghĩa hiện thực phê phán do Phương Lựu đảm nhiệm, sau này được dựng lại
trong cuốn “Tiến trình văn học” tập 3 cũng do tác giả chủ biên thì đã đưa ra những
cách hiểu khác về khái niệm này. Theo tác giả, “chủ nghĩa hiện thực có khi được dùng
không phải với nghĩa một phương pháp sáng tác mà với nghĩa kiểu sáng tác tái hiện”.
Còn nếu hiểu “Chủ nghĩa hiện thực theo nghĩa là phương pháp sáng tác thật ra có
nhiều dạng. Đó là chủ nghĩa hiện thực thời Phục hưng, chủ nghĩa hiện thực thời Khai
sáng, chủ nghĩa hiện thực trong thời phong kiến mạt vận ở phương Đông. Nhưng chủ
nghĩa hiện thực thế kỉ XIX ở Tây Âu đạt đến đỉnh cao nhất, cho nên người ta gọi là
chủ nghĩa hiện thực cổ điển, và vì cảm hứng chủ đạo của nó là phê phán cho nên theo
ý kiến của M.Gorki người ta thường gọi là chủ nghĩa hiện thực phê phán”. Và trong
giáo trình đó tác giả khẳng định cách trình bày chủ nghĩa hiện thực như một phương
pháp sáng tác. Theo “Bách khoa toàn thư” Chủ nghĩa hiện thực là một “trào lưu văn
học nghệ thuật, là phương pháp sáng tác lấy hiện thực xã hội và những vấn đề
có thật của con người làm đối tượng phản ánh”. Như vậy, các công trình khoa học và
các nhà lí luận có uy tín đã đưa ra những cách hiểu của nhiều ý kiến khác nhau về chủ
nghĩa hiện thực nhưng tựu trung lại họ đã gặp gỡ nhau ở điểm coi chủ nghĩa hiện thực

là một trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác nhằm mô tả thế giới như nó là,
nhằm triển lãm cuộc sống trong trạng thái trung thực của nó. Đồng thời muốn thực
hiện thành công phương pháp này các nhà văn cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên
tắc mĩ học nhất định như:xây dựng những hình tượng điển hình và điển hình hóa các
sự kiện của cuộc sống; thừa nhận mối quan hệ hữu cơ giữa tính cách và hoàn cảnh,
con người và môi trường sống; coi trọng chi tiết cụ thể và có độ chính xác cao.
Sự xuất hiện của một trào lưu văn học bao giờ cũng dựa trên những điều kiện
về chính trị - xã hội, văn hóa. Ra đời vào thế kỉ XIX ở châu Âu, chủ nghĩa hiện thực
cũng không nằm ngoài ngoại lệ ấy.
Về mặt chính trị - xã hội: Vào những năm 30 của thế kỉ XIX, giai cấp tư sản đã
chiếm địa vị thống trị và ngày càng lộ rõ bản chất phản động, đàn áp công nhân và
nhân dân lao động. Mâu thuẫn nổi lên trong xã hội lúc này là mâu thuẫn giữa giai cấp
vô sản và giai cấp tư sản. Phong trào công nhân cũng không ngừng phát triển, đấu

21


tranh giai cấp ngày càng gay gắt, mạnh mẽ hơn. Thực tiễn lúc này đòi hỏi các nhà văn
phải “đào sâu, tìm tòi” phát hiện bản chất xã hội.
Về mặt văn hóa: Thời kì này có sự phát triển vượt trội về triết học, khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội. Con người đã đạt tới một trình độ tri thức nhất định về thế
giới, về tự nhiên, xã hội và về chính con người – đối tượng trung tâm của văn học.
Bước tiến ấy giúp các nhà văn nhận thức sâu sắc hơn về con người, về mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên và xã hội.
Đầu thế kỷ XX, khuynh hướng hiện thực trong văn học Việt Nam đã biểu hiện
trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, Trọng Khiêm, Đặng Trần Phất, Nguyễn Chánh
Sắt. Tuy vậy, nhân vật của văn học giai đoạn này vẫn chưa đạt đến điển hình văn học
theo đúng nghĩa của nó. Từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, văn học hiện thực phê
phán hình thành, phát triển và nhanh chóng trở thành một trào lưu văn học mạnh mẽ.
Những cây bút hiện thực ngày càng đông đảo hơn: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,

Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Mạnh Phú Tư, Nguyễn Đình
Lạp…
Giai đoạn 1936 - 1939 là thời kỳ nở rộ của văn học hiện thực phê phán: phong
phú về số lượng, đa dạng về phong cách và có nhiều tác phẩm đạt đến đỉnh cao về
nghệ thuật: Tắt đèn, Bước đường cùng, Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu, Giông tố, Số đỏ,
Vỡ đê, Sống mòn v.v…Nội dung của những tiểu thuyết hiện thực thời kỳ này tập trung
vào những vấn đề xã hội như cuộc đời cùng khổ của nông dân (Tắt đèn, Bước đường
cùng, Vỡ đê), của công nhân (Lầm than), những thủ đoạn áp bức, bóc lột, những hành
động đê hèn của bọn cường hào, địa chủ, tư sản (Giông tố, Cái thủ lợn). Tắt đèn và
Bước đường cùng thể hiện sức mạnh quật khởi vốn tiềm tàng trong nhân dân lao ñộng.
Đó là những tác phẩm thể hiện cái nhìn con người “trên tinh thần giai cấp”. Chị Dậu bị
dồn vào thế phải bán con, bán nhân phẩm nhưng vẫn giữ ñược bản chất tốt đẹp của
mình. Ngô Tất Tố đã phát hiện ra bản chất tốt đẹp tiềm ẩn của người nông dân.
Nguyễn Công Hoan lại là nhà văn có ý thức đưa vào tác phẩm hình ảnh của người
nông dân sớm giác ngộ tinh thần đoàn kết, lòng hữu ái giai cấp. Những người nông
dân giàu tinh thần phản kháng này là hình tượng đẹp của tác phẩm. Thành công chủ
yếu của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng
là đã xây dựng được những tính cách điển hình đa dạng, phong phú về mặt thẩm mỹ,
đặc biệt là tính cách có quá trình phát triển (chị Dậu, anh Pha, Tám Bính, Chí Phèo,

22


Xuân tóc đỏ, Nghị Hách). Đây là một thành tựu hết sức mới mẻ so với tiểu thuyết hiện
thực trước năm 1930, cũng như so với tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn.
Trong giai đoạn 1940 - 1945, văn học hiện thực có sự chuyển hướng rõ rệt, một
phần do sự tác động của hoàn cảnh lịch sử - xã hội, một phần do sự vận ñộng nội tại
của dòng văn học này. Nhu cầu đổi mới đề tài, chủ đề, đổi mới bút pháp buộc các nhà
văn hiện thực tìm kiếm một lối viết mới mẻ hơn, sâu sắc hơn. Văn học hiện thực 1940
- 1945 đi sâu phân tích tâm lý nhân vật hơn là miêu tả các xung đột về mặt xã hội.

Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển…là những gương mặt tiêu biểu cho văn
học hiện thực giai đoạn này. Nam Cao đã nâng tiểu thuyết hiện thực phê phán lên một
mức cao hơn; ông đã đưa vào tiểu thuyết lối miêu tả tâm lý, rọi những ánh sáng mới
vào bên trong tâm hồn nhân vật. Với Sống mòn, Nam Cao đã trình làng một kiểu tiểu
thuyết riêng không bị quy định, ràng buộc bởi cấu trúc tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn
hay của các nhà văn hiện thực trước ông.
Trong các tác phẩm thời kỳ này của Nguyên Hồng, cũng thấy vang lên một
tiếng reo vui, tin tưởng (Cuộc sống, Hai dòng sữa, Buổi chiều xám). Tô Hoài ước mơ
đến những chân trời tự do, nói bóng gió, ý tứ về lý tưởng cách mạng: “Tôi tin tưởng,
tôi có quyền tin tưởng lắm chứ. Này đây một đóa hoa trong cánh rừng Xuân mới rõ
ràng của những Ngày Lớn chúng ta đương nằm trong bàn tay tôi, ơi người đồng chí
thân mến” (Cỏ dại). Đây cũng là những yếu tố mới, những yếu tố lãng mạn cách mạng
chưa hề có trong tiểu thuyết thời kỳ 1936 - 1939.
Ngoài sức mạnh tố cáo, đả kích xã hội cũ, tiểu thuyết hiện thực phê phán còn
thấm nhuần một tinh thần nhân đạo sâu sắc. Qua các tác phẩm Những ngày thơ ấu,
Sống nhờ, Cỏ dại, ta thấy xót thương cho những em bé sống bơ vơ, côi cút trong xã
hội cũ, thiếu thốn từ miếng cơm manh áo cho đến tình thương yêu mọi người. Tiểu
thuyết hiện thực phê phán cũng lớn tiếng bênh vực những người phụ nữ bị vùi dập
trong một xã hội chà đạp lên quyền sống con người (Bỉ vỏ, Tắt đèn, Làm lẽ, Nhạt
tình). Tiểu thuyết hiện thực phê phán cũng tha thiết quan tâm đến cuộc đời những
người dân nghèo sống chui rúc trong các “ngõ hẻm” của vùng “ngoại ô” (Nguyễn
Đình Lạp). Nguyên Hồng, Nam Cao đi vào những sự thực quẩn quanh, bế tắc của tầng
lớp tiểu tư sản thành thị (Hơi thở tàn, Sống mòn).
Cách mạng tháng Tám thành công, khép lại một thời kỳ lịch sử và cũng chấm
dứt một thời kỳ văn học. Song đó không phải là sự chấm dứt hoàn toàn mà là sự
chuyển giao về chất từ khuynh hướng hiện thực phê phán sang khuynh hướng hiện

23



thực xã hội chủ nghĩa. Và các nhà tiểu thuyết hiện thực phê phán trước sau đã lần lượt
chuyển mình đi theo con đường của chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa hiện thực xã
hội chủ nghĩa (Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài,
Bùi Huy Phồn, Bùi Hiển, Kim Lân, Nguyễn Đình Lạp, Mạnh Phú Tư).
Nhìn chung, từ tiểu thuyết lãng mạn Tự lực văn đoàn đến tiểu thuyết của trào
lưu hiện thực; tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 đã có những cách tân rõ rệt
về thi pháp thể loại, thể hiện sức vóc và sự trưởng thành của nền văn học mới. Cùng
với sự thắng thế của chữ Quốc ngữ và ảnh hưởng sâu sắc của văn học phương Tây,
tiểu thuyết Việt Nam đã thực sự đi vào quá trình hiện đại hóa, tạo nên một giai đoạn
phát triển rực rỡ của văn xuôi hiện đại.
1.2.2.Đặc trưng tiểu thuyết hiện thực phê phán
Mỗi thời đại văn học, mỗi trào lưu văn học thường có một hệ thống thể loại với
tư cách là những mô hình nghệ thuật tương ứng. Không chỉ mở rộng ở đề tài, chủ
nghĩa hiện thực có sự mở rộng về thể loại. Nếu thể loại mà chủ nghĩa lãng mạn sử
dụng nhiều hơn cả là thơ trữ tình và tiểu thuyết thì chủ nghĩa hiện thực thể hiện các
nguyên tắc phản ánh đời sống trọn vẹn, đầy đủ nhất trong thể loại tiểu thuyết. Vì vậy,
những nhà hiện thực chủ nghĩa lớn trước hết cũng là những tiểu thuyết gia như:
Banzắc, Xtăng-đan, Tháccơrây, Tônxtôi...Bên cạnh thể loại tiểu thuyết, ta còn phải kể
tới thể loại truyện ngắn mà những đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực đã được thể hiện
rõ nét. Ở đây, đề tài chỉ đề cập đến đặc trưng của tiểu thuyết hiện thực phê phán.
Thứ nhất: về quan điểm nghệ thuật của các nhà văn tiểu thuyết hiện thực
Mỗi người viết dù muốn hay không, trước khi cầm bút đều cần đề ra mục
đích sáng tác. Vì vậy, mỗi người đều hình thành hệ thống quan điểm nghệ thuật tương
ứng. Quan điểm nghệ thuật chính là quan niệm của nghệ sĩ về con người, về thế giới.
Quan điểm nghệ thuật có thể được phát biểu trực tiếp cũng có thể không được phát
biểu thành lời mà được thể hiện gián tiếp qua thế giới hình tượng của tác phẩm. Tiểu
thuyết hiện thực trong văn học Việt Nam có một quá trình hình thành và phát triển ở
các chặng đường khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc quan điểm nghệ thuật có sự
vận động và phát triển. Sự vận động và phát triển này còn được thể hiện ngay trong
sáng tác của mỗi người. Trước khi đến với tiểu thuyết hiện thực phê phán Nguyễn

Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố từng chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn thoát li
nhưng cuối cùng họ đã chọn con đường “đứng về phía truyền thống dân tộc và quần
chúng bị áp bức”.

24


Điểm chung trong quan điểm nghệ thuật của các cây bút tiểu thuyết hiện thực
(1930-1945) là sự phê phán tính chất thoát li, xa rời đời sống của các cây bút lãng mạn
đồng thời khẳng định quan điểm hiện thực của mình. Nguyễn Công Hoan chế giễu thứ
tiểu thuyết lâm li, dễ dãi chạy theo thị hiếu độc giả, công kích thứ văn chương trinh
thám du nhập từ phương tây. Ông tâm sự trong Đời viết văn của tôi: “Khi văn chương
mà viết đúng như tiếng nói và lối nói dân tộc thì nó hay, nó đứng vững mãi”. Ông
luôn quan niệm “Truyện phải có nội dung bổ ích và trước hết truyện phải thực”. Ngô
Tất Tố cũng thẳng thắn phê phán văn học lãng mạn. Ông cho rằng Tự lực văn đoàn
“Đánh phấn xoa nước hoa chọn quần áo để nhử bạn đọc phụ nữ”. Tuyên chiến gay gắt
nhất với văn học lãng mạn phải kể đến Vũ Trọng Phụng. Vũ Trọng Phụng chỉ trích
dòng văn học này: “Đó là bọn đạo đức giả không phải đường và trưởng già 100% luôn
ca tụng sự hư hỏng của đàn bà bằng những danh từ điêu trá của văn chương”. Đồng
thời, Vũ Trọng Phụng cũng khẳng định quan điểm hiện thực: “Các ông muốn tiểu
thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu
thuyết là sự thực ở đời”. Ý kiến của Vũ Trọng Phụng không tránh khỏi nhiều điểm
cực đoan song ông đã góp phần mài sắc quan điểm về hiện thực trong văn học đương
thời. Tiếp tục khuynh hướng phê phán tính chất tiêu cực của văn chương lãng mạn,
Nam Cao khẳng định văn học hiện thực: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối,
không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ
những kiếp lầm than” (Đời thừa).
Các nhà văn tiểu thuyết hiện thực phê phán đứng trên lập trường nhân đạo với
tinh thần “Nghệ thuật vị nhân sinh” làm nền tảng cho sự sáng tạo. Nhà văn Tam Lang
tuyên bố: “Lẽ sống của xương máu là dẹp tan “bất lương, bất mãn”, ghi những tội ác

đã gây nên đau khổ, để hướng dẫn và bảo chứng việc làm của xương máu”. Là một
nhà văn nhân đạo, Nguyên Hồng cho rằng nghệ thuật phải bắt rễ từ đời sống “Như rễ
cây bám riết lấy lòng đất, càng sâu bao nhiêu càng vững chắc bấy nhiêu”; “Cuộc sống
phải là những cuộc kích thích không ngừng của những tha thiết yêu thương mới, của
những chan chứa tin tưởng mới, làm việc trên mặt đất mà không còn ai dám thấy mình
tàn héo và chắc chắn phải thay đổi, xóa bỏ hết những đói khổ, đau xót”. Phát ngôn
một cách hệ thống, nhất quán về quan điểm nghệ thuật trong số các nhà văn hiện thực
phê phán phải kể đến Nam Cao. Sống gắn bó, giàu yêu thương với những kiếp người
đau khổ, ông đưa ra tiêu chí để xác định giá trị của một tác phẩm văn học: “Một tác

25


×