Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Xây dựng chương trình tập huấn giá trị sống kỹ năng sống dựa vào cộng đồng dành cho giáo viên mầm non thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------

BÙI THỊ THU THẮNG

XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
GIÁ TRỊ SỐNG - KỸ NĂNG SỐNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
DÀNH CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
THÀNH PHỐ MÓNG CÁI - TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------

BÙI THỊ THU THẮNG

XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
GIÁ TRỊ SỐNG - KỸ NĂNG SỐNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
DÀNH CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
THÀNH PHỐ MÓNG CÁI - TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ LỆ THU

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình, sự đóng góp q báu của nhiều cá nhân và tập thể
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Lệ Thu đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo phịng GD&ĐT thành phố
Móng Cái, các cơ sở giáo dục Mầm non trên địa bàn thành phố Móng Cái
đã tạo điều kiện, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của bạn bè, đồng
nghiệp và người thân trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Quảng Ninh, tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Bùi Thị Thu Thắng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 5

6. Giới hạn khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................ 5
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TẬP
HUẤN GIÁ TRỊ SỐNG - KỸ NĂNG SỐNG DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG DÀNH CHO GIÁO VIÊN MẦM NON ............................................ 7
1.1. Khái qt một số cơng trình nghiên cứu liên quan .............................. 7
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài..................................................... 7
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ................................................... 10
1. . Giáo dục giá trị sống v

n ng sống d a v o cộng đồng ................. 13

1.2.1. Khái niệm giá trị sống và k năng sống........................................ 13
1.2.2. Chương trình giáo dục GTS-KNS dựa vào cộng đồng ................. 15
1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tập huấn d a v o cộng đồng .......... 19
1.3.1. Khái niệm ...................................................................................... 19
1.3.2. Nguyên tắc cơ bản tập huấn dựa vào cộng đồng .......................... 22
1.3.3. Hình thức, cách tổ chức và phương pháp tập huấn dựa vào
cộng đồng ................................................................................................ 24
1.4. Chƣơng trình tập huấn GTS-KNS d a v o cộng đồng d nh cho
giáo viên Mầm Non ....................................................................................... 25
1.4.1. Khái niệm ...................................................................................... 25
1.4.2. Cơ sở ây dựng chương trình giáo dục GTS- KNS dựa vào
cơng đồng ................................................................................................ 26


1.4.3 Cấu trúc chương trình tập huấn GTS-KNS dựa vào cộng
đồng dành cho giáo viên mầm non ......................................................... 35
1.5. Nh ng nh n tố ảnh hƣởng tới vi c


d ng chƣơng trình giáo

dục GTS-KNS cho giáo viên Mầm non ....................................................... 46
1.5.1. Chính sách, nhu cầu ã hội ........................................................... 47
1.5.2. Nguồn nhân lực và tài chính ......................................................... 48
1.5.3. Trình độ giáo viên, cán bộ quản lý ............................................... 51
1.5.4. Nhu cầu, quan điểm thái độ của giáo viên, cán bộ quản lý và
phụ huynh ................................................................................................ 53
Tiểu ết chƣơng 1 .......................................................................................... 58
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU VÀ CHƢƠNG TRÌNH TẬP
HUẤN GIÁ TRỊ SỐNG - KỸ NĂNG SỐNG DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG DÀNH CHO GIÁO VIÊN MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ
MÓNG CÁI –TỈNH QUẢNG NINH ........................................................... 59
.1. Tổ chức v phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 59
2.1.1. Vài nét về địa bàn Móng Cái ........................................................ 59
2.1.2. Khách thể nghiên cứu ................................................................... 62
2.1.3. Tổ chức nghiên cứu ....................................................................... 64
2.1.4. Các phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: ........................................................................................ 65
. . Th c trạng nhu cầu về chƣơng trình tập huấn GTS-KNS dành
cho giáo viên Mầm non tại th nh phố Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh ...... 66
2.2.1. Thực trạng nhận thức về vai trò, sự cần thiết của nhu cầu tập
huấn GTS-KNS dành cho giáo viên mầm non ....................................... 66
2.2.2. Thực trạng nhận thức về GTS- KNS và chương trình tập
huấn dựa vào cộng đồng ......................................................................... 69
2.2.3. Thực trạng hình thức, nội dung và những khó khăn trong
giáo dục GTS- KNS cho trẻ mầm non .................................................... 73
2.2.4. Thực trạng chương trình tập huấn GTS-KNS dành cho giáo
viên Mầm non tại thành phố Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh ................... 78



2.2.5. Thực trạng nhân tố tác động chương trình tập huấn GTSKNS dành cho giáo viên mầm non tại thành phố Móng Cái – tỉnh
Quảng Ninh ............................................................................................. 87
Tiểu ết chƣơng .......................................................................................... 89
Chƣơng 3: XÂY DỰNG KHUNG CHƢƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
GIÁ TRỊ SỐNG – KỸ NĂNG SỐNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
DÀNH CHO GIÁO VIÊN MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ MÓNG
CÁI – TỈNH QUẢNG NINH ........................................................................ 91
3.1. Các ngu ên tắc đề uất hung chƣơng trình tập huấn giá trị
sống - ỹ n ng sống d a v o cộng đồng d nh cho giáo viên mầm
non th nh phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh. ............................................ 91
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................. 91
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ................................................ 92
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính cộng đồng ............................................ 93
3.1.4. Nguyên tắc phù hợp với từng địa phương .................................... 95
3. . Đề uất hung chƣơng trình tập huấn giá trị sống - ỹ n ng
sống d a v o cộng đồng d nh cho giáo viên mầm non tại th nh phố
Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh ....................................................................... 95
3.2.1. Mục tiêu chương trình ................................................................... 96
3.2.2. Cấu trúc ......................................................................................... 97
3.2.3. Phương pháp sử dụng trong quá trình tổ chức tập huấn GD
GTS-KNS dựa vào cộng đồng .............................................................. 102
3.2.4. Chủ thể được tập huấn và tham gia thực hiện............................. 106
3.2.5. Kế hoạch thực hiện ..................................................................... 107
Tiểu ết chƣơng 3 ........................................................................................ 110
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 116
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ch viết tắt

Ngh a l

CBQL, GV,
HS, PHHS

Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ
huynh học sinh

CT

Cần thiết

ĐTKT

Đối tượng khách thể

ĐY

Đồng ý

GD

Giáo dục

GD&ĐT


Giáo dục và Đào tạo

GDCĐ

Giáo dục cộng đồng

GTS- KNS

Giá trị sống và K năng sống

GV

Giáo viên

GVMN

Giáo viên mầm non

HĐGD

Hoạt động giáo dục

IHQ

Ít hiệu quả

KCT

Khơng cần thiết


KĐY

Không đồng ý

KQT

Không quan trọng

PV

Phân vân

QT

Quan trọng

RCT

Rất cần thiết

RQT

Rất quan trọng

SL

Số lượng

TĐQT


Tương đối quan trọng

THCS, THPT

Trung học cơ sở; Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.
Bảng 2.9.
Bảng 2.10.
Bảng 2.11.
Bảng 2.12.
Bảng 2.13.
Bảng 2.14.

Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.


Khách thể nghiên cứu.................................................................. 62
Qúa trình nghiên cứu ................................................................... 64
Nhận thức sự cần thiết của chương trình tập huấn GTS-KNS
dành cho GVMN ......................................................................... 66
Thực trạng nhận thức về khái niệm GTS-KNS của CBQL, GV
tại thành phố Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh ................................... 70
Thực trạng nhận thức về chương trình giáo dục GTS – KNS
của CBQL, GVMN tại thành phố Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh.... 71
Thực trạng khó khăn của PHHS về giáo dục KNS cho trẻ
mầm non ...................................................................................... 74
Thực trạng khó khăn của PHHS về giáo dục Giá trị sống cho
trẻ mầm non................................................................................. 75
Khảo sát về thực trạng hình thức GD GTS-KNS phù hợp với
trẻ mầm non................................................................................. 76
Thực trạng PHHS lựa chọn nội dung giáo dục GTS-KNS
phù hợp với trẻ mầm non ............................................................ 77
Thực trạng số lượng CBQL, GV đã được học những môn
liên quan tới GTS-KNS ............................................................... 79
Số lượng CBQL, GV được tham gia các lớp tập huấn có nội
dung về GD GTS – KNS............................................................. 80
Mức độ mong muốn được tập huấn các nội dung trong lĩnh
vực GTS-KNS ............................................................................. 81
Mức độ sắp ếp tính quan trọng của các chủ đề trong khóa
tập huấn ....................................................................................... 83
Những yếu tố ảnh hưởng tới ây dựng và thực hiện chương
trình tập huấn dành cho GVMN tại thành phố Móng Cái – tỉnh
Quảng Ninh ................................................................................. 88
Bảng kế hoạch thực hiện khóa tập huấn GD GTS - KNS
dành cho CBQL......................................................................... 108

Bảng kế hoạch thực hiện khóa tập huấn GD GTS - KNS
dành cho GV và PHHS ............................................................. 108
Bảng kế hoạch thực hiện khóa tập huấn GD GTS - KNS
dành cho CBQL, GV và PHHS................................................. 109


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng................................................................ 46
Sơ đồ 3.1. Các lực lượng cộng đồng cùng tham gia tập huấn .................... 106


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay đổi,
đặc biệt là sự phát triển mạnh như vũ bão của khoa học và công nghệ, con
người đang trải qua nhiều biến động tích cực lẫn tiêu cực, mặt trái của kinh tế
thị trường và sự bùng nổ thông tin, với nhiều thông tin thiếu lành mạnh đang
tác động mạnh đến đời sống làm cho con người, đặc biệt là thế hệ trẻ có nhiều
biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống.
Có nhiều nguyên nhân khách quan như mặt trái của kinh tế thị trường và tiến
trình hội nhập quốc tế, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu
xa là do thiếu giá trị sống, k năng sống.
Ai cũng hiểu giá trị sống, k năng sống là những k năng tâm lý – xã
hội cơ bản giúp con người tồn tại, phát triển và thích nghi trong cuộc sống.
Nói một cách khác đơn giản hơn, k năng sống là tất cả điều cần thiết chúng
ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong
cuộc sống, nhất là trong cuộc sống hiện đại đầy biến động. Giá trị sống là tất
cả những gì có ích lợi, đáng ham chuộng, qúy giá, quan trọng, có ý nghĩa đối
với cuộc sống; khiến mỗi người mong muốn lĩnh hội và thể hiện ra để cuộc
sống của mình tốt đẹp hơn, đồng thời góp phần cải thiện đời sống chung.

Giáo dục giá trị sống (GTS) và k năng sống (KNS) là một trong những chủ
đề rất được cộng đồng quan tâm hiện nay. Đặc biệt giáo dục KNS đã trở
thành một trào lưu rộng, lan tỏa cả nước.
Trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, bên cạnh môn học “Đạo đức”
thuộc quy định bắt buộc của chương trình giáo dục quốc gia; từ năm 2005 bắt
đầu xuất hiện môn học/hoạt động giáo dục giá trị sống (GTS) hoặc k năng
sống (KNS)- hoạt động này được lồng ghép vào giờ sinh hoạt hoặc thời gian

1


tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đến năm 2008 nhiều cơ sở giáo dục
chính quy và khơng chính quy đã quyết định đưa hoạt động này vào chương
trình giáo dục của cơ sở mình. Hình thức thực hiện là lồng ghép hoặc dành
hẳn giờ sinh hoạt hoặc giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp để đưa lịch giáo dục
GTS hoặc KNS vào chương trình chung của tồn trường. Các chương trình
chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực giáo dục riêng biệt: (1) Là các chương trình
giáo dục GTS, trong đó có ít nhiều nói tới rèn một số k năng ã hội; (2) là
các chương trình tập trung vào giáo dục và rèn luyện chuyên sâu về KNS.
Các giáo trình, sách tham khảo, tài liệu tham khảo và sách truyện về
giáo dục giá trị sống và k năng sống (GTS&KNS) được xuất bản rất nhiều.
Các trung tâm giáo dục và tư vấn về GTS&KNS cũng đồng thời được thành
lập với nhiều chương trình và mục đích khác nhau. Tính khoa học, tính thực
tiễn và sự phù hợp của mỗi ấn phẩm, mỗi chương trình là như thế nào; kết quả
thực chứng của chúng trên các đối tượng cụ thể ra sao... hầu như chưa được
quan tâm nghiên cứu, chưa được kiểm định và cơng bố chính thức.
Nghiên cứu về giá trị sống, k năng sống được đề cập đến từ rất sớm
trong lịch sử tâm lý học. Ngày nay sự phát triển của lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu về lĩnh vực này trên thế giới khá mạnh mẽ. Các cơng trình nghiên
cứu đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển lý thuyết và giải quyết

những vấn đề của thực tiễn cuộc sống, xã hội và phát triển con người.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây uất phát từ nhu cầu của thực
tiễn cuộc sống, của sự phát triển xã hội, của mục tiêu phát triển con người,
các cơng trình nghiên cứu đã bắt đầu đề cập đến vấn đề này trên các phương
diện khác nhau, ở các nhóm xã hội khác nhau. Kết quả nghiên cứu đề tài khoa
học cấp Nhà nước KX 05.07 đã khẳng định: Phần lớn con người Việt Nam
hiện nay đều có giá trị nhân cách tích cực, các giá trị nhân cách cơ bản, thái
độ chính trị đến giá trị nhân sinh quan cần thiết của một con người sống trong

2


thế giới hiện đại. Tuy nhiên, đáng chú ý là vẫn cịn một số khơng ít tỏ ra thiếu
tích cực xã hội, thiếu khả năng thích ứng và cạnh tranh, niềm tin vào định
hướng xã hội chủ nghĩa chưa rõ ràng… Nói cách khác, hiện trạng và xu thế
phát triển nhân cách của thế hệ trẻ ngày nay mang một tiềm năng tâm lực rất
phong phú sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nhưng vẫn còn một
số điểm cần khắc phục, cần giải phóng tiềm năng, phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của từng người, từng cộng đồng và cả xã hội. Việc nghiên cứu
đang tiến tới sự hoàn thiện hơn về mặt lý luận, phương pháp, cũng như việc
nhận diện về đặc trưng về giá trị sống của con người Việt Nam hiện nay, của
các nhóm xã hội khác nhau.
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung
giáo dục GTS và rèn luyện KNS vào chỉ thị về nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên,
chương trình giáo dục giá trị sống và rèn luyện k năng sống phần lớn vẫn
phụ thuộc vào việc tích hợp với giảng dạy các bộ mơn, chưa có chương trình
riêng về giáo dục giá trị sống và k năng sống (GTS-KNS); các giáo viên
cũng chưa được đào tạo bài bản về dạy GTS-KNS.
Trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong những năm
gần đây, cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, xã hội, Giáo dục

và Đào tạo đã có bước tiến đáng kể, đặc biệt là cấp học Mầm non. Điều đó
được thể hiện qua quy mơ trường lớp và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
Mầm non. Từ năm 2012 đến nay, đội ngũ giáo viên Mầm non có sự phát triển
mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên đa số phần lớn là giáo viên
trẻ mới ra trường, k năng giao tiếp với trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp còn
nhiều hạn chế, điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng ni dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong đó, hiện nay trên địa bàn thành phố Móng Cái
chưa có một chương trình tập huấn về giáo dục GTS - KNS dành cho giáo
viên mầm non để trên cơ sở đó giáo viên có thể triển khai dạy GTS-KNS cho
học sinh tại cơ sở giáo dục Mầm non nơi mình cơng tác.
3


Để góp phần nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ,
tơi mạnh dạn thực hiện đề tài “Xây dựng chương trình tập huấn giá trị sống
- kỹ năng sống dựa vào cộng đồng dành cho giáo viên mầm non thành phố
Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát nhu cầu được tập huấn giá trị sống, k năng sống của giáo
viên mầm non và nhu cầu dạy GTS- KNS cho trẻ mầm non của phụ huynh,
của giáo viên ở thành phố Móng Cái. Trên cơ sở đó đề xuất khung chương
trình tập huấn GTS- KNS dựa vào cộng đồng dành cho giáo viên Mầm non
trên địa bàn thành phố Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh.
3. Khách thể v đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình đào tạo GTS- KNS dành cho
giáo viên mầm non.
3.2. Khách thể khảo sát
Cán bộ quản lý giáo dục mầm non, giáo viên và phụ huynh trẻ mầm
non thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh, cụ thể:
- 65 giáo viên mầm non

- 85 phụ huynh trẻ mầm non
- 15 cán bộ quản lý: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Chương trình tập huấn GTS- KNS dựa vào cộng đồng dành cho giáo
viên mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
4.1. Trong chương trình giáo dục dành cho giáo viên đã có một số
nội dung cơ bản về giáo dục những GTS- KNS.
4.2. Đa số cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh trong mẫu khảo sát
có nhu cầu được tập huấn GTS- KNS phù hợp với nhu cầu công tác (về
giáo dục trẻ mầm non) và phát triển bản thân của giáo viên Mầm non.
4


4.3. Dựa trên cơ sở khảo sát thực tiễn có thể đề xuất được khung
chương trình tập huấn GTS- KNS dựa vào cộng đồng dành cho giáo viên
Mầm non trên địa bàn thành phố Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh.
5. Nhi m vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động đào tạo và
xây dựng khung chương trình tập huấn GTS- KNS dựa vào cộng đồng dành
cho giáo viên Mầm non.
5.2. Khảo sát, đánh giá nhu cầu và thực trạng và các chương trình đào
tạo và chương trình tập huấn GTS- KNS dựa vào cộng đồng dành cho giáo
viên mầm non tại thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh.
5.3. Xây dựng và đề xuất một khung chương trình tập huấn giá trị sống
- k năng sống dựa vào cộng đồng dành cho giáo viên mầm non thành phố
Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh.
6. Giới hạn khách thể v đối tƣợng nghiên cứu
6.1. Nội dung phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu xây dựng khung
chương trình tập huấn GTS- KNS dựa vào cộng đồng dành cho giáo viên

Mầm non thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh.
6.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài chỉ khảo sát nghiên cứu khung xây dựng chương trình tập huấn
GTS- KNS dựa vào cộng đồng dành cho giáo viên Mầm non tại thành phố
Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này dựa vào hướng tiếp cận: Giáo dục và phát triển cộng
đồng và giáo dục GTS- KNS.
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Áp dụng các lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý
chương trình tập huấn giáo dục GTS- KNS sống dựa vào cộng đồng dành cho
giáo viên Mầm non.
5


- Hệ thống hóa những nội dung và những luận điểm cơ bản của chương
trình tập huấn GTS- KNS dựa vào cộng đồng dành cho giáo viên Mầm non tại
thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh.
7.2. Phương pháp điều tra
Điều tra bằng phiếu hỏi để thu thập thông tin về nhu cầu và chương
trình tập huấn GTS- KNS dựa vào cộng đồng dành cho giáo viên Mầm non tại
thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh.
7.3. Phương pháp phỏng vấn
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, giáo viên, phụ huynh
và cán bộ quản lý để tìm hiểu thực trạng và nhu cầu tập huấn GTS- KNS
dựa vào cộng đồng dành cho giáo viên Mầm non tại thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân, nhóm về chương
trình tập huấn GTS- KNS dựa vào cộng đồng dành cho giáo viên Mầm non.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra,

phương pháp kiểm định giả thuyết.
- Sử dụng bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ.
8. Cấu trúc luận v n
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn bao gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận xây dựng và chương trình tập huấn giá trị
sống – k năng sống dựa vào cộng đồng dành cho giáo viên mầm non.
Chương 2: Thực trạng nhu cầu và chương trình tập huấn giá trị sống –
k năng sống dựa vào cộng đồng dành cho giáo viên mầm non tại thành phố
Móng Cái – Tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Xây dựng khung chương trình tập huấn giá trị sống – k
năng sống dựa vào cộng đồng dành cho giáo viên mầm non tại thành phố
Móng Cái – Tỉnh Quảng Ninh.
6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
GIÁ TRỊ SỐNG - KỸ NĂNG SỐNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
DÀNH CHO GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1. Khái quát một số cơng trình nghiên cứu liên quan
1.1.1. Nh ng nghiên cứu

nư c ngo i

Nhận thức được vai trò của giáo dục giá trị sống – k năng sống (GTSKNS) đưa giá trị cốt lõi đến học sinh từng cấp, nhiều nước trên thế giới đã có
u cầu đưa chương trình giáo dục GTS-KNS vào chương trình học cho các
học sinh tại các bậc học khác nhau như: Ở M từ năm 1996 tại Hội nghị Liên
Bang Tổng thống yêu cầu các trường học phải dạy những giá trị cốt lõi ý thức
công dân mẫu mực. Tại Anh, giáo dục xung quanh 7 phẩm hạnh (giá trị cốt

lõi); ở Thái Lan giáo dục trong các trường học phải đảm bảo giáo dục 6 nội
dung phẩm hạnh. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Liên Hiệp Quốc
một dự án quốc tế có tên gọi là LVEP ra đời, đây là một chương trình giáo
dục có tính chất tồn cầu, mang tính quốc tế cao, dự án nhằm “Chia sẻ các
giá trị vì một thế giới tốt đẹp hơn”. Dự án này thu hút được 20 nhà giáo dục
tiêu biểu ở các nước trên thế giới tập trung ở New York tập trung nghiên cứu
dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp quốc và đã ban hành được hai tập tài liệu
“Hướng dẫn các GTS” và “Công ước về quyền trẻ em”. Từ tháng 02 năm 1997,
Chương trình được chính thức đưa vào thử nghiệm ở nhiều nước trên thế giới
và hiệp hội những người giáo dục các giá trị sống quốc tế ra đời. Hiện nay
chương trình này đã được 80.000 các tổ chức của 80 quốc gia thực hiện [15, 8]
KNS đã uất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF
trước tiên là chương trình “Giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản
cần giáo dục cho thế hệ trẻ, năm 1996 UNICEF đã tổ chức hội thảo thu hút

7


được sự tham gia của nhiều nhà Giáo dục học, Tâm lý học, 1998 tại M đã
tiến hành tổ chức một số hoạt động giáo dục giá trị sống ở một số tiểu Bang
và đã thu được những kết quả có giá trị. Năm 2000 M đã lập ra một chương
trình và một tổ chức phi lợi nhuận về vấn đề giáo dục giá trị sống. Những
nghiên cứu về KNS trong giai đoạn này mong muốn thống nhất một quan
niệm chung về kĩ năng sống cũng như đưa ra được một bản danh mục các
KNS cơ bản mà thế hệ trẻ cần có.
Dự án do UNESCO tiến hành tại một số nước Đông Nam , các nghiên
cứu về giáo dục dựa trên GTS-KNS xuất hiện chủ yếu vào 5 năm cuối của thế
kỉ XX, là một trong những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho
hướng nghiên cứu về kĩ năng, có thể khái qt những nét chính trong các
nghiên cứu này như sau: Nghiên cứu ác định mục tiêu của giáo dục KNS hội

thảo Bali khái quát báo cáo tham luận của các quốc gia tham gia hội thảo về
giáo dục kĩ năng sống cho thanh niên đã ác định mục tiêu giáo dục KNS
trong giáo dục khơng chính quy của các nước. Ở Châu Á - Thái Bình Dương
có mạng lưới về giáo dục GTS và coi đây là một vấn đề giáo dục nhằm phát
triển bền vững, nhằm nâng cao tiềm năng của con người để có hành vi thích
ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc
sống thường ngày đồng thời tạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc
sống; nghiên cứu ác định chương trình và hình thức giáo dục k năng sống.
Ở Indonesia, năm 1997, giáo dục GTS-KNS được đưa ra qua chương trình
giáo dục KNS cho cuộc sống khoẻ mạnh, thực hiện trong cấp tiểu học. Từ
năm 2001, chính phủ Indonesia đã nỗ lực đưa GTS-KNS vào trong chương
trình giảng dạy của giáo dục cơ bản. Ở Campuchia, năm 2001 chương trình
giáo dục GTS-KNS được phát triển bởi một nhóm liên ngành của Bộ Giáo
dục, thanh niên và thể thao (MoEYS). Chương trình này là một phần của kế
hoạch quốc gia “Giáo dục cho mọi người”, được thực hiện ở cả chính khố và

8


ngoại khoá trong cả hai cấp học: Tiểu học và trung học. Ở Philippin, GTSKNS bắt đầu được tích hợp giảng dạy vào trong chương trình giáo dục cơ bản
từ năm 2001. Bên cạnh các chương trình tiếp cận GTS-KNS trong giáo dục,
Philippin còn triển khai giáo dục GTS-KNS trong quân sự, nhằm lồng ghép
đưa 11 KNS cốt lõi (tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, ra
quyết định, tự nhận thức, đối phó với cảm úc, đối phó với căng thẳng, đồng
cảm, giao tiếp hiệu quả, kĩ năng quan hệ tích cực, kĩ năng sản xuất kinh
doanh) vào chương trình giảng.
Đi cùng với nghiên cứu về GD KNS là những nghiên cứu về giá trị
sống đây là vấn đề có tính chất nền tảng mà nhiều quốc gia trên thế giới quan
tâm bởi giáo dục KNS mà không được đặt trên nền giá trị sống đúng đắn thì
những k năng đó chỉ là những hành vi hời hợt bên ngồi khơng có mục đích

và động cơ đúng đắn đơi khi lại có hại cho cuộc đời của con người. Dựa trên
các cách tiếp cận khác nhau qua từng lĩnh vực cụ thể, đến nay, trên thế giới đã
có rất nhiều cơng trình, dự án nghiên cứu về GTS-KNS và giáo dục GTSKNS. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũng rất phong phú, đa dạng cả trong
lĩnh vực chính quy và khơng chính quy, trong đó số lượng các cơng trình
nghiên cứu về GD KNS cho trẻ em và vị thành niên chiếm ưu thế hơn. Nhìn
chung, trong các nghiên cứu này đã được chỉ ra khá rõ về vai trò, khái niệm,
cách phân loại, các nguyên tắc, lí thuyết nền tảng làm cơ sở cho việc tiếp cận
giáo dục GTS-KNS, được áp dụng mạnh mẽ vào trong giáo dục chính quy và
giáo dục khơng chính quy và đã đạt được nhiều kết quả tốt.
Giáo dục GTS-KNS cho trẻ mầm non trên thế giới được được các tổ
chức giáo dục, các trường học đặc biệt quan tâm và coi trọng. Giáo dục GTSKNS được đưa vào chương trình giảng dạy và là một mơn học, các chuyên
gia cho rằng nội dung GD K năng sống cho trẻ em hết sức đơn giản và gần
gũi với trẻ. Theo Qu nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), k năng sống là

9


cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. K năng sống của
trẻ mầm non thực chất xoay quanh những nguyên tắc và k năng cơ bản phục
vụ cho bản thân trẻ. Đó có thể là những việc vô cùng đơn giản như ăn, ngủ,
chơi,… nhưng chúng đều cần k năng riêng mà trẻ cần phải học. Giáo dục k
năng sống cho trẻ mầm non thực chất là giáo dục các các k năng như giao
tiếp, thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, k năng tự chăm sóc bản thân,
tự bảo vệ mình, tự quyết định một số tình huống phù hợp với lứa tuổi…
Như vậy trên thế giới giáo dục GTS-KNS cho học sinh nói chung và trẻ
mầm non nói riêng đã và đang là vấn đề được các nhà nghiên cứu giáo dục
quan tâm, cũng như nhận được sự quan tâm nhiều tổ chức xã hội. Vấn đề này
được thông qua nhiều cách tiếp cận như vấn đề giới tính, chăm sóc sức khỏe
và bảo vệ bản thân… các đối tượng nghiên cứu đa dạng nhưng được chú
trọng đặc biệt là học sinh và trong đó học sinh mầm non được nhiều nhà

nghiên cứu đặc biệt chú ý và chọn làm đề tài chuyên sâu.
1.1.2. Nh ng nghiên cứu

trong nư c

Do yêu cầu của sự phát triển và u thế hội nhập cùng phát triển của các
quốc gia nên hệ thống giáo dục của các nước đã và đang thay đổi theo định
hướng khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng của con người. Vấn đề giáo dục
GTS-KNS cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh nói riêng được đơng đảo các
nước quan tâm.
Trong nền giáo dục hiện đại, KNS của người học là một tiêu chí về chất
lượng giáo dục. Quan niệm, nội dung GD GTS - KNS được triển khai ở nhiều
nước vừa thể hiện cái chung vừa mang tính đặc thù của từng quốc gia, phần
lớn các quốc gia đều mới bước đầu triển khai GD KNS nên những nghiên cứu
lí luận về vấn đề này mặc dù cịn khá phong phú song chưa thật toàn diện và
sâu sắc. Cho đến nay chưa quốc gia nào đưa ra được kinh nghiệm hoặc hệ
thống tiêu chí đánh giá chất lượng kĩ năng sống

10


Ở Việt Nam “Thuật ngữ k năng sống” bắt đầu biết đến từ chương
trình UNICEF (1996) “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng
chống HIV AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngồi nhà trường”. Thơng qua
quá trình thực hiện chương trình này, nội dung của khái niệm KNS và giáo
dục KNS ngày càng được mở rộng, trong giai đoạn đầu tiên khái niệm KNS
được giới thiệu trong chương trình này chỉ bao gồm những KNS cốt lõi như:
Kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ác định giá trị, kĩ năng ra quyết
định, kĩ năng kiên định và kĩ năng đạt mục tiêu [8, 12].
Năm 2003, UNESCO phối hợp với Viện Chiến lược tổ chức hội thảo

“Chất lượng giáo dục GTS và KNS”, Chương trình giáo dục tổ chức từ 23- 25
tháng 10 tại Hà Nội đã làm rõ hơn, đầy đủ hơn về khái niệm GTS-KNS. Đồng
thời năm 2003- 2004, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục phối hợp với
tổ chức UNESCO triển khai nghiên cứu về “Giáo dục GTS-KNS ở Việt
Nam”. Nghiên cứu này sau đó đã được xuất bản thành sách năm 2006. Trong
nghiên cứu này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về: Quá trình
nhận thức về KNS và tổng quan các chủ trương, chính sách, điều luật, thực
trạng phản ánh yêu cầu tiếp cận KNS trong giáo dục và quá trình nghiên cứu,
thực hiện giáo dục GTS-KNS ở Việt Nam; đánh giá về giáo dục GTS-KNS ở
Việt Nam và rút ra những bài học kinh nghiệm; ác định những thách thức và
định hướng trong tương lai để đẩy mạnh giáo dục GTS-KNS ở Việt Nam.
Đến năm 2007, các kết quả nghiên cứu của đề tài đã được biên tập và in thành
sách: “Giáo dục kĩ năng sống” (2007), “Giáo trình chuyên đề GDKNS”
(2009, 2010) được sử dụng làm giáo trình, tài liệu tham khảo cho các trường
cao đẳng, đại học.
Cùng với việc triển khai chương trình nêu trên, vấn đề KNS-GTS cho
học sinh đã được nhiều đối tượng quan tâm nghiên cứu. Những nghiên cứu ở
giai đoạn này chủ yếu nêu ra các kĩ năng cơ bản và cần thiết ở các lĩnh vực

11


hoạt động mà học sinh tham gia. Ngoài ra một số nghiên cứu đáng chú ý như:
Cơng trình nghiên cứu với đề tài “Giáo dục GTS-KNS cho trẻ mầm non Phần 1” của PGS. TS. Nguyễn Thị M Lộc, TS. Đinh Thị Kim Thoa, ThS.
Phan Thị Thảo Hương đã chỉ rõ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non để từ đó
giúp các giáo viên ây dựng chương trình tư vấn tâm lý học đường phù hợp
với từng độ tuổi, nghiên cứu của tác giả Phan Thanh Vân về vấn đề “Giáo dục
KNS cho học sinh Trung học phổ thông qua hoạt động giáo dục những giờ lên
lớp” góp phần quan trọng trong việc ây dựng các hoạt động giáo dục KNSGTS cho học sinh trong quá trình giảng dạy; nghiên cứu của Nguyễn Thị Tính,
Nguyễn Thị Hồng Hạnh nghiên cứu giáo dục KNS cho học sinh tiểu học khu

vực miền núi phía Bắc thơng qua dạy học mơn đạo đức. Tác giả đã nghiên cứu
GD KNS qua cách tiếp cận môn học chiếm ưu thế và đề xuất được hệ thống
các biện pháp giáo dục k năng sống cho học sinh tiểu học khu vực miền núi
phía Bắc (đề tài cấp Bộ B2009 - TN 09-14). Nguyễn Thị Hường về KNS dưới
góc độ khai thác trên mơn học giáo dục sống khoẻ mạnh và tích hợp nội dung
giáo dục KNS trong dạy môn Tự nhiên - Xã hội ở trường tiểu học.
Một số nghiên cứu khác không trực tiếp đề cập đến vấn đề KNS, giáo
dục KNS như đối tượng nghiên cứu của mình, những kết quả nghiên cứu của
cơng trình này có giá trị quan trọng trong việc thiết lập quan điểm phương
pháp cũng như những định hướng và tiếp cận trong việc nghiên cứu giáo dục
GTS-KNS cho thế hệ trẻ. Đó là nghiên cứu của tác giả Đặng Quốc Bảo;
Dương Tự Đam; Phạm Minh Hạc; Phạm Đình Nhiệp, các nghiên cứu này so
sánh giáo dục Việt Nam với một số quốc gia khác, nhằm đưa ra các phương
pháp nâng cao hiệu quả giáo dục GTS-KNS trong nhà trường
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trong nước về GTS-KNS đã
cung cấp khá đầy đủ và phong phú về cơ sở lý luận cũng như thực trạng vấn
đề giáo dục GTS-KNS tại các trường học, để từ đó đưa ra giải pháp hợp lý
nhằm giáo dục tốt GTS-KNS cho các học sinh.
12


Ở Việt Nam đến nay, GD GTS-KNS đã được các chuyên gia giáo dục
nghiên cứu và tiến hành triển khai rộng rãi tất cả các tỉnh thành trong cả nước.
Các cơ sở lý luận từng bước được hình thành và hồn thiện, tuy nhiên chỉ
mang tính chất chung, chưa nghiên cứu nào đi sâu làm rõ từng khía cạnh củ
thể của vấn đề. Đặc biệt là các chương trình GD GTS-KNS có đề cập tới nội
dung GD GTS-KNS dành cho giáo viên Mầm non và trẻ mầm non, nhưng
cũng chưa nhiều và cụ thể cho từng địa phương nói chung và cho thành phố
Móng Cái nói riêng. Chính vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể thực trạng
nhu cầu giáo dục GTS-KNS cho giáo viên và trẻ mầm non tại địa bàn TP

Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh.
1. . Giáo dục giá trị sống v
1.2.1.

n ng sống d a v o cộng đồng

hái ni m giá trị sống và kỹ năng sống: Cho đến nay, có rất

nhiều cá nhân, tổ chức cùng nghiên cứu về GTS-KNS, tuy nhiên chưa có một
sự thống nhất chung, rõ ràng về khái niệm này. Tuỳ thuộc vào người sử dụng
hay tiếp cận ở góc độ, lĩnh vực nào mà các khái niệm được mô tả với nội hàm,
ý nghĩa khác nhau. Ở Việt Nam, cũng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về
GTS-KNS, dưới đây tôi tổng hợp khái quát một số khái niệm được sử dụng
phổ biến và rộng rãi nhất.
1.2.1.1. Khái niệm kỹ năng sống
Theo UNESCO (Hà Nội, 2003): KNS là khả năng của cá nhân để thực
hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Như vậy,
khái niệm KNS được hiểu theo nghĩa rộng, gắn với toàn bộ khả năng của con
người khi tham gia vào tất cả các hoạt động của xã hội. Khả năng cá nhân này
không chỉ chịu sự chi phối và ảnh hưởng đến bản thân cá nhân mà nó cịn tác
động tới các cá nhân khác trong xã hội khi cá nhân thực hiện quá trình tham
gia vào cuộc sống hàng ngày.
Theo WHO (1993): KNS là khả năng thích ứng và thực hành các hành

13


vi tích cực giúp cá nhân có thể giải quyết vấn đề có hiệu quả và khắc phục
những khó khăn của cuộc sống hàng ngày. Theo UNICEF, KNS là cách tiếp
cận giúp cá nhân thay đổi, hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý

đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và k năng. Theo tổ
chức Giáo dục, Khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO), KNS gắn
với 4 trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết gồm các k năng tư duy như: tư
duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức
được hậu quả…
. Theo quan điểm gần đây nhất của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
(2010): KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống
hàng ngày của con người. Bản chất của KNS là 20 k năng tự quản bản thân
và k năng ã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm
việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi
người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác, khả năng ứng phó tích cực
trước các tình huống của cuộc sống.
Tuy nhiên với đặc thù của của từng quốc gia, đối với Việt Nam, khái
niệm này có thể hiểu theo định nghĩa chung như sau: K năng sống là những
k năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực giúp bạn đối mặt với những
thức thách của cuộc sống hàng ngày. Có rất nhiều các kĩ năng sống khác
nhau. Chẳng hạn như: K năng giao tiếp; K năng ra quyết định; K năng duy
trì các mối quan hệ; K năng giải quyết vấn đề; Kĩ năng thiết lập mục tiêu;
Suy nghĩ tích cực; Kiểm sốt tình cảm; Phát triển lòng tự trọng; Tránh áp lực
từ bạn bè; Kĩ năng ác định giá trị bản thân…
Trong luận văn này em chọn khái niệm: “KNS là khả năng cá nhân
được thể hiện thông qua hành động làm chủ bản thân, hành động ứng xử tích
cực với mọi người xung quanh và ứng phó, giải quyết có hiệu quả các tình
huống, vấn đề trong cuộc sống dựa trên những tri thức, thái độ và giá trị mà

14


chủ thể có được” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng (Vi n khoa học Giáo dục
Vi t Nam) làm công cụ của đề tài nghiên cứu.

1.2.1.2. Khái niệm Giá trị sống
Để định nghĩa về giá trị sống, đầu tiên chúng ta phải hiểu giá trị là gì
Theo từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: Giá trị là cái dựa vào đó để xem xét một
con người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài
năng. Giá trị cũng là những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều
thiện của một xã hội. Giá trị chính là những quy tắc, những chuẩn mực trong
quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội
thừa nhận, nó có vị trí to lớn trong đời sống, và định hướng cho cuộc sống của
mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội
những niềm tin bền vững và lâu dài về những điều được coi là quan trọng
trong các tình huống khác nhau. Giá trị sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn mục
tiêu của chúng ta và các phương tiện để đạt được mục tiêu đó.
Trong luận văn này em chọn khái niệm: “Giá trị sống là tất cả những
gì cá nhân nhận thức là quan trọng, rất cần thiết, rất có ý nghĩa, ln mong
đợi; chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm và hành vi của
một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày".
1.2.2. hương trình giáo dục

-KNS dựa vào cộng đồng

Giáo dục GTS-KNS theo nghĩa rộng được hiểu là q trình tác động có
mục đích có kế hoạch đến đối tượng được giáo dục nhằm giúp cho họ tiếp
thu, lĩnh hội được những giá trị phổ quát của ã hội để từ đó họ có kiến thức
về cuộc sống, có hành vi, suy nghĩ và ứng ử đúng mực trong mỗi quan hệ ã
hội và của bản thân, phát triển và thích ứng tốt nhất với mơi trường.
Cùng với xu thế phát triển của thời đại, ngày nay, Giáo dục đã và đang
được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, đó là: Học
để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.

15



Cùng với đó, việc giáo dục giá trị sống, hình thành và phát triển k năng sống
cho học sinh trở thành một yêu cầu quan trọng, đồng thời là một biểu hiện của
chất lượng giáo dục trong nhà trường. Giáo dục giá trị sống, k năng sống
chính là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứng những
thách thức của cuộc sống, mặt khác góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
của mỗi học sinh.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục GTS-KNS cho học sinh,
sinh viên hiện nay, kể từ năm 2008-2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát
động trên toàn quốc phong trào “ â dựng trường học thân thiện, học sinh
t ch cực” nhằm mang lại cho học sinh cả nước một “mơi trường giáo dục an
tồn thân thiện, ph hợp với

u cầu của địa phương đap ứng nhu cầu của

hội”. Một trong hoạt động đó là chương trình tập huấn giáo dục KNS và bình
đẳng giới được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 5 10 2008 cho Cán bộ, giáo viên
cốt cán của một số trường ở các bậc học khác nhau ở 11 tỉnh phía Bắc tham
gia. Qua đợt tâp huấn này giáo viên biết cách hình thành cho học sinh các k
năng cơ bản, giúp các em hiểu về giới tính cũng như bảo vệ bản thân mình
khỏi các nguy cơ âm hại, địng thời các giáo viên cũng được củng cố và phát
triển kĩ năng như hoạt động nhóm... Ngày 18/8/2014 thực hiện chỉ thị
số 3008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ
trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên
và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo
hướng dẫn việc tổ chức giáo dục k năng sống tại các cơ sở. Mục đích đẩy
mạnh hoạt động giáo dục GTS-KNS cho học sinh theo định hướng phát triển
toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh gắn với định hướng nghề nghiệp;
giúp giáo viên chủ động, tích cực trong việc tự bồi dưỡng KNS cho bản thân và

giáo dục GTS-KNS cho học sinh; tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia
đình và ã hội, tạo mơi trường thuận lợi để giáo dục KNS cho học sinh.

16


×