Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

dân số , lao động, việc làm ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.5 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CS II TẠI TP. HCM
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
----------***----------

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ
MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM

Nhóm 5- Lớp K52G
Giảng viên hướng dẫn: Huỳnh Hiền Hải

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 08 năm 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VIỆT NAM VÀ NHỮNG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ ..................................................................................... 2
1.1 Đặc điểm dân số .............................................................................................. 2
1.1.1 Quy mô dân số nước ta rất lớn và vẫn đang phát triển mạnh .................................... 2
1.1.2 Dân số trẻ nhưng phải đối mặt với xã hội già hóa trong tương lai gần ..................... 3
1.1.3 Ở trẻ em và trẻ sơ sinh có dấu hiệu nghiêm trọng về mất cân đối giới tính ............... 3
1.1.4 Dân số phân bố không đều, di dân ngày càng sôi động .............................................. 4

1.2 Những ưu, nhược điểm của dân số Việt Nam đến nền kinh tế .................. 4
1.2.1.Ưu điểm ......................................................................................................................... 4
1.2.2 Nhược điểm ................................................................................................................... 5

1.3 Thực trạng dân số Việt Nam hiện nay ......................................................... 9
1.3.1 Thời kỳ đặc biệt “dân số vàng” .................................................................................... 9


1.3.2 Ồ ạt ra thành thị ............................................................................................................ 9
1.3.3 Già hóa dân số ngày càng tăng .................................................................................. 10

1.4 Giải pháp dân số Việt Nam ......................................................................... 12
CHƯƠNG 2: LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN
NỀN KINH TẾ ................................................................................................... 13
2.1 Đặc điểm nguồn lao động ở Việt Nam ........................................................ 13
2.1.1 Số lượng....................................................................................................................... 13
2.1.2 Chất lượng ................................................................................................................... 13

2.2 Xu hướng năng suất lao động và cơ cấu lao động..................................... 13
2.3 Ưu, nhược điểm của lao động Việt Nam tác động đến kinh tế Việt Nam
.............................................................................................................................. 19
2.3.1 Ưu điểm ....................................................................................................................... 19
2.3.2 Nhược điểm ................................................................................................................. 19

2.4 Thực trạng lao động ở Việt Nam ................................................................ 19
2.4.1 Phân loại lao động Việt Nam ...................................................................................... 19


2.4.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động (Phần này mô tả cho ý ít lao động có kĩ năng chuyên
môn nhiều) ........................................................................................................................... 20

2.5 Các giải pháp về lao động Việt Nam hiện nay ........................................... 21
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VIỆC LÀM VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
NÓ ........................................................................................................................ 23
3.1

Tổng quan và Cơ cấu việc làm hiện nay ................................................. 23


3.1.1 Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội ..................................................... 23
3.1.2 Tham gia lao động trong các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể .......... 24
3.1.3 Trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng lao động ngày càng tăng cao . 24

3.2

Tình trạng việc làm của Việt Nam diễn biến phức tạp ......................... 24

3.2.1 Thực trạng ................................................................................................................... 24
3.2.2 Tình trạng thất nghiệp ................................................................................................ 25
3.2.3 Trợ cấp thất nghiệp ..................................................................................................... 25
3.2.4 Môi trường việc làm .................................................................................................... 25
3.2.5 Ở khía cạnh cung - cầu lao động ............................................................................... 26

3.3

Nguyên nhân.............................................................................................. 27

3.4 Về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp việc làm .......................................... 29
3.5 Phương hướng giải quyết vấn đề việc làm .............................................. 30
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 34


1

MỞ ĐẦU
Ngày nay, kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Nhắc đến nền kinh tế Việt Nam không thể không nhắc đến vấn đề
tiên quyết ảnh hưởng đến, đó là vấn đề “ Dân số, lao động, việc làm ở Việt Nam”.

Sau một quá trình tìm hiểu và nghiên cứu kiến thức, nhóm đã hoàn thành bài
báo cáo tiểu luận với đề tài “Dân số, lao động , việc làm ở Việt Nam” nhằm hiểu rõ và
nắm chắc kiến thức một phần nền tảng tạo nên nền kinh tế. Bên cạnh đó, nhóm còn
muốn đào sâu nghiên cứu về đề tài trên để có cái nhìn toàn diện hơn về nghiệp vụ
ngành nghề, đặc biệt phục vụ môn học Kinh tế phát triển.
Ngoài lời mở đầu và kết thúc, bài báo cáo có kết cấu gồm 3 phần như sau:
Chương 1: Đặc điểm dân số Việt Nam và những ảnh hưởng kinh tế;
Chương 2: Lao động ở Việt Nam và những tác động kinh tế;
Chương 3: Đặc điểm việc làm ở Việt Nam và tác động của nó.
Tuy nhiên, do thời gian hoàn thành báo cáo ngắn cũng như thiếu kinh nghiệm
của những người viết nên rất khó tránh khỏi những sai sót trong quá trình hoàn thành.
Chính vì vậy, nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của giảng viên và các bạn
đọc để giúp nhóm hoàn thiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn.


2

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VIỆT NAM VÀ NHỮNG
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ
1.1 Đặc điểm dân số
1.1.1 Quy mô dân số nước ta rất lớn và vẫn đang phát triển mạnh

Hình 1. Biểu đồ gia tăng dân số tự nhiên của Việt nam (2005-2014)

Hình 2. Dân số Việt Nam (2005-2014)


3
Với diện tích chỉ khoảng 331.000 km2, đứng thứ 66 trên thế giới nhưng tính đến

năm 2014 thì Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 14 trên thế giới và chiếm 1,32% dân
số thế giới.
Cùng với xu hướng giảm sinh và nâng cao tuổi thọ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao
động (15-64) tăng lên, hiện chiếm 69% tổng số dân. Nước ta chính thức bước vào thời
kỳ cơ cấu “dân số vàng”, đây thực sự là cơ hội để Việt Nam sử dụng nguồn lao động
dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
1.1.2 Dân số trẻ nhưng phải đối mặt với xã hội già hóa trong tương lai gần
Dân số nước ta trẻ. Năm 2006, tỷ lệ trẻ em từ 14 tuổi trở xuống là 26,3%, ở
Nhật Bản, tỷ lệ này chỉ có 15%. Như vậy, nếu có khoảng 86 triệu dân như Việt Nam thì
Nhật Bản chỉ có 12,9 triệu trẻ em, còn nước ta có hơn 21,2 triệu. Ngay cả khi kinh tế
Việt Nam và Nhật Bản như nhau thì bài toán nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em ở nước ta
cũng nặng hơn Nhật Bản gần 2 lần.
Những người sinh ra sau ngày miền Nam giải phóng ước khoảng 63% tổng dân
số hiện nay, còn những người dưới 45 tuổi khoảng 78%. Dân số trẻ chứa đựng tiềm
năng to lớn về trí sáng tạo, sự nhanh nhạy và dễ nắm bắt những cái mới. Tuy nhiên,
thực tế hiện nay cũng đang cho thấy, tỷ lệ trẻ em giảm khá nhanh còn tỷ lệ người cao
tuổi lại đang tăng lên. Nếu năm 1979, so với tổng số dân, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi ở
nước ta là 41,7% và người cao tuổi chỉ có 7% thì đến năm 2006, các tỷ lệ tương ứng là
26,3% và 9,2%. Theo dự báo, đến năm 2024, cả nước có 12.811,4 nghìn người cao
tuổi, chiếm tỷ lệ 13% trong tổng dân số, vượt tiêu chuẩn xã hội già hóa và sẽ là thách
thức lớn đối với hệ thống bảo hiểm xã hội.
1.1.3 Ở trẻ em và trẻ sơ sinh có dấu hiệu nghiêm trọng về mất cân đối giới
tính
Để đánh giá mức độ cân bằng giữa số nam và số nữ, người ta dùng chỉ tiêu “tỷ
số giới tính”, tức là “số nam tương ứng với 100 nữ”. Theo cuộc điều tra biến động dân
số – KHHGĐ năm 2006, do Tổng cục Thống kê tiến hành, tỷ số giới tính của trẻ sơ
sinh lên tới 110. Đây là mức cao vào hàng thứ 4 trên thế giới (Ac-mê-ni-a: 117; Gru-dia: 116, Trung Quốc: 112; Việt Nam, An-ba-ni-a: 110).
Từ những số liệu trên và kết quả của nhiều cuộc điều tra khác có thể nêu giả
thiết đáng tin cậy rằng: đã có sự lựa chọn của cha mẹ, sự can thiệp của y tế để sinh
được con trai. Hậu quả của tình trạng “lựa chọn” này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng giới



4
tính nghiêm trọng trong thế hệ trẻ. Đây là sự mất cân bằng vật chất rất dễ dẫn đến hậu
quả xã hội rất nặng nề, như tình trạng buôn bán phụ nữ, mại dâm,…
1.1.4 Dân số phân bố không đều, di dân ngày càng sôi động
Trong 8 vùng kinh tế – sinh thái, 42,4% dân số tập trung ở đồng bằng sông
Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, diện tích đất đai của hai vùng này
chỉ chiếm 16,6%. Mật độ dân số ở các tỉnh rất khác nhau. Năm 2006, trung bình trên
mỗi km2 đất ở Hưng Yên có 1.237 người sinh sống, trong khi đó ở Kon Tum chỉ có 40
người/km2. Mặt khác, vốn pháp định đầu tư nước ngoài, giai đoạn 1988 – 2006 vào
đồng bằng sông Hồng gấp 40 lần vào Tây Nguyên, vào Đông Nam Bộ gấp 81 lần.
1.2 Những ưu, nhược điểm của dân số Việt Nam đến nền kinh tế
1.2.1.Ưu điểm
Chiến lược dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước;
một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội; là yếu tố
cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.Yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển
kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn liền sự biến đổi
dân số cả về số lượng và chất lượng. Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực
lượng tiêu dùng. Vì vậy, quy mô, cơ cấu và sự gia tăng dân số liên quan mật thiết đến
nền kinh tế và toàn bộ sự phát triển của mỗi quốc gia.
Theo tính toán, dựa vào kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở (1/4/1999), thì
đến năm 2010, số dân Việt Nam là 100 triệu dân, nhưng trong thực tế, có khả năng quy
mô dân số này sẽ được khống chế chậm lại 15 năm (vào năm 2025). Sự khống chế
thành công tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, bước đầu kiểm soát được việc gia tăng
dân số sẽ là cơ sở cho sự ổn định quy mô dân số ở mức khoảng 115 - 120 triệu người
vào giữa thế kỷ 21. Việc giảm sinh được vài chục triệu người thật sự là con số có ý
nghĩa lớn cho sự phát triển bền vững trong tương lai của đất nước. Kết quả giảm sinh
trong thời gian qua đã góp phần tăng GDP bình quân đầu người 1% mỗi năm, tác động

quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và thành tựu xóa đói giảm nghèo, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Và theo dự báo của Liên Hợp Quốc, nếu Việt Nam
thực hiện tốt Chương trình Dân số - kế hoạch hóa gia đình thì quy mô dân số sẽ ổn
định ở mức 120 triệu người vào năm 2035 và GDP bình quân đầu người sẽ bằng 31,2
lần GDP bình quân đầu người năm 1990. Dân số là cửa ngõ xung yếu để chúng ta vượt
qua những rào cản xã hội trên chặng đường phát triển bền vững của đất nước.


5
Ngoài ra, cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh cho Việt Nam
với lực lượng lao động trẻ, dồi dào. Nếu biết tận dụng lợi thế này một cách triệt để thì
Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh như các nước Nhật Bản và Hàn Quốc trong quá
khứ đã thực hiện.
1.2.2 Nhược điểm
1.2.2.1 Chất lượng dân số chưa phù hợp để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát
triển con người:
Thực tiễn cho thấy, Việt Nam hiện nay không chỉ đứng trước nguy cơ
bùng nổ dân số trở lại mà đang còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc
nâng cao chất lượng dân số, khi vẫn tồn tại sự khác biệt dân số giữa các vùng
miền, trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ, giải quyết vấn đề đói
nghèo và việc làm, hiện tượng tảo hôn ở đồng bào các dân tộc, phòng chống
HIV,… Hiện nay, đại dịch HIV/AIDS có nguy cơ bùng phát ở Việt Nam, ước
tính mỗi ngày có khoảng 45 người bị lây nhiễm mới, trong đó phụ nữ mang thai
và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS có xu hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê, mỗi
năm Việt Nam có khoảng 300.000 phụ nữ dưới 20 tuổi sinh con, mang thai và
nạo thai ở tuổi vị thành niên, đa số các em chưa được giáo dục, cung cấp kiến
thức cơ bản về sức khỏe sinh sản. Tỉ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi của cả nước là
17,8% nhưng ở một số vùng còn rất cao, tới 25 - 34% như vùng Tây Bắc, Tây
Nguyên và Bắc Trung Bộ; tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5
tuổi ở một số vùng còn cao tới 30 - 35% như Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây

Nguyên.
Trong khi đó, tỉ lệ trẻ em mắc dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ cao.
Nước ta có 5,3 triệu người tàn tật, chiếm 6,3% dân số, trong đó, tỉ lệ tàn tật do
nguyên nhân chiến tranh thấp hơn so với tàn tật do các nguyên nhân mắc phải
bởi tai nạn giao thông, tai nạn lao động và dị tật bẩm sinh. Trong số 1 triệu trẻ
em tàn tật thì các nguyên nhân về dị tật bẩm sinh, tai nạn thương tích chiếm tỉ lệ
cao; nhu cầu chăm sóc, phát hiện, điều trị sớm và phục hồi chức năng đòi hỏi
phải có sự nỗ lực rất lớn của Nhà nước và toàn xã hội. Tỉ lệ dân số bị thiểu năng
thể lực và trí tuệ chiếm tới 1,5% dân số và hàng năm vẫn tiếp tục tăng thêm do
số trẻ em sinh ra bị dị tật và các bệnh bẩm sinh, đòi hỏi phải triển khai mở rộng
trên phạm vi cả nước các chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh và các biện
pháp can thiệp kịp thời.
1.2.2.2 Xu hướng già hóa dân số đến sớm hơn dự báo:


6
Số liệu từ cuộc Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy: số
lượng người cao tuổi đang tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác nên chỉ
số già hóa cũng gia tăng nhanh chóng, trong khi đó tỉ số hỗ trợ tiềm năng lại
giảm đáng kể. Như vậy, dân số nước ta đang già hóa một cách nhanh chóng,
tuổi thọ bình quân ngày càng tăng trong khi tỉ suất sinh và tỉ suất chết giảm.
Thực trạng này một mặt cho thấy, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn
trong việc cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, mặt khác, theo báo cáo của Qũy Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), xu
hướng già hóa dân số nhanh chóng ở nước ta cũng đang tạo ra những thách thức
mới đối với sự nghiệp phát triển Công nghiệp. Bởi nó có ảnh hưởng lớn đối với
tăng trưởng kinh tế và các chương trình an sinh xã hội cần thiết nhằm đáp ứng
nhu cầu của nhóm dân số cao tuổi, đang được coi là nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn
thương nhất hiện nay.
Thêm vào đó, ở Việt Nam, khi tuổi thọ trung bình đã tăng tới 72,2 tuổi

đối với cả nam giới và nữ giới, con số này tương đương với các quốc gia khác
trong khu vực có mức phát triển cao hơn, tuy nhiên, tuổi thọ khỏe mạnh của dân
số lại chưa cao, chỉ đạt trung bình 58,3 tuổi, trung bình mỗi người cao tuổi ở
Việt Nam phải chịu ít nhất là 14 năm sống chung với bệnh tật trong những năm
cuối của cuộc đời. Những người cao tuổi Việt Nam phải chịu gánh nặng kép
trong chăm sóc sức khỏe, trong đó, đã có sự thay đổi từ bệnh lây nhiễm sang các
bệnh không lây nhiễm và các bệnh mãn tính, đồng thời, các bệnh mới đang xuất
hiện cùng với sự thay đổi trong cách sống ngày càng trở nên phổ biến như ung
thư, căng thẳng và trầm cảm về tâm thần,... Những xu hướng thay đổi này đòi
hỏi nhiều chi phí chăm sóc y tế hơn, đồng thời cũng có nghĩa là rủi ro dẫn tới
khuyết tật cho người cao tuổi sẽ cao hơn. Chi phí điều trị trung bình cho một
người cao tuổi cao gấp 7-8 lần chi phí điều trị cho một em bé. Và khi độ tuổi
càng cao, rủi ro về khuyết tật càng lớn hoặc số ngày nằm trên giường bệnh cũng
càng tăng.
1.2.2.3 Tư tưởng trọng nam khinh nữ trong dân cư có thể phá vỡ sự cân bằng tỉ
lệ giới tính:
Theo các chuyên gia dân số, tình trạng mất cân bằng giới tính ở nước ta
đang gia tăng và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, đặt ra nhiều thách thức
cho xã hội. Nếu trong năm 2011, tỉ lệ giữa bé trai và bé gái sinh ra ở thành phố
Hồ Chí Minh là 117 bé trai/100 bé gái, thì hiện nay con số này đã tăng lên 122
bé trai/100 bé gái (số liệu được Chi cục Dân số thành phố Hồ Chí Minh đưa ra


7
trong buổi họp giao ban giữa Sở Y tế với các lãnh đạo ngành y tế quận, huyện
ngày 3/7/2014). Tình trạng mất cân bằng giới tính ngày càng nới rộng như vậy
sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường, ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội và sự
phát triển bền vững của đất nước.
Theo Tổng cục DS - KHHGĐ Việt Nam, dự báo đến năm 2050, nước ta
sẽ "thừa" khoảng từ 2,3 triệu đến 4 triệu nam giới, tức là có tới hàng triệu nam

thanh niên sẽ không thể tìm được vợ ở trong nước, cho nên có thể Việt Nam sẽ
lặp lại “vết xe dân số” của Trung Quốc thời gian qua.
Nguyên nhân mất cân bằng giới tính được xác định là do các cặp vợ
chồng đã thực hiện lựa chọn giới tính khi sinh; và để sinh con theo ý muốn, họ
đã không ngần ngại nạo phá thai và loại bỏ những thai nhi có giới tính ngoài
mong đợi của họ... Ngoài ra, tư tưởng "trọng nam khinh nữ", sinh con trai để nối
dõi tông đường vẫn còn ăn sâu trong nếp sống, nếp nghĩ của người dân Việt
Nam, đây cũng được coi là một nguyên nhân quan trọng. Trong khi đó, việc áp
dụng tràn lan, thiếu kiểm soát những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong ngành y
tế, đặc biệt là công nghệ siêu âm giúp sớm biết giới tính của thai nhi càng làm
cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Đó cũng là một thách thức không nhỏ
cho phát triển công nghiệp trong tương lai khi trật tự và các giá trị xã hội bị đảo
lộn, khi trong xã hội xảy ra hiện tượng loạn luân, hay việc nam giới Việt phải đi
tìm vợ ở đất nước khác.
1.2.2.4 Mức sống dân cư còn nghèo ảnh hưởng đến chất lượng dân số và đang
có dấu hiệu cảnh báo tụt hậu về thu nhập đầu người của Việt Nam:
Khi tính thu nhập theo tỉ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã
tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010 và 1.831 USD năm
2012. Theo TS. Phạm Hồng Chương và cộng sự ở Đại học Kinh tế Quốc dân
cho biết, với khoảng thời gian trên, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353
USD lên 3.915 USD, thu nhập đầu người của Việt Nam tương đương 32% của
Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống chỉ còn 27% năm 2010. Bên cạnh đó, so
với các quốc gia ASEAN khác, dù thu nhập của người Việt Nam đã dần được
thu hẹp trong 20 năm qua nhưng khoảng cách vẫn còn rất lớn ở vào thời điểm
hiện tại.


8
1.2.2.5 Cách thức tổ chức thực hiện các quy định trong pháp luật về dân số còn
thiếu khoa học:

Dân số là vấn đề nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến con người, quyền con
người, cũng như quyền công dân của họ, trong khi đó đối tượng thực hiện công
tác dân số lại rất phức tạp, do mọi tổ chức, gia đình, cá nhân vừa là đối tượng thi
hành, cũng chính là chủ thể tham gia tổ chức thực hiện chính sách dân số.
Thêm vào đó, việc chỉ đạo thực hiện công tác dân số trong thời gian qua
chủ yếu thông qua nghị quyết, chỉ thị của Đảng, quyết định, chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ và các bộ, ngành,... thiếu sự hướng dẫn thực thi mang tính
đồng bộ và tính thực tiễn cao. Do đó, việc thực hiện các quy định pháp luật về
dân số trong các cộng đồng dân cư còn tản mạn, cách hiểu và vận dụng ở nhiều
nơi còn thiếu thống nhất.
Ngay cả khi Pháp lệnh Dân số của Việt Nam được xây dựng với tư cách
là một văn bản pháp luật điều chỉnh một cách hệ thống, toàn diện các vấn đề dân
số ở nước ta, nhưng cũng còn những hạn chế nhất định, như: chỉ dừng lại ở “luật
ống, luật khung”, chưa có những thông tư hướng dẫn phù hợp với thực tiễn;
phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh còn quá rộng, bao gồm cả quy mô, cơ cấu,
phân bố, chất lượng dân số, các biện pháp của công tác dân số và quản lý nhà
nước về dân số nên việc điều chỉnh trở nên chồng chéo, khó khăn và thiếu triệt
để,...
Do tập trung vào mục tiêu giảm nhanh mức sinh nên phạm vi của chính
sách dân số hiện hành mới chỉ giới hạn trong việc điều chỉnh quy mô dân số
thông qua thực hiện kế hoạch hóa gia đình, trong khi đó các yếu tố cơ cấu, chất
lượng dân số và phân bố dân cư lại bị coi nhẹ. Đây cũng là kẽ hở ở một số vùng
miền, địa phương,... nên một số vấn đề về dân số và nguồn lực lại nổi lên, như:
việc gia tăng dân số cơ học, mất cân bằng giới tính khi sinh, thiếu hợp lý trong
phân bổ nguồn nhân lực,...
Trước sức ép của sự gia tăng dân số quá nhanh, làm ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm năng suất lao động và hiệu suất công tác,
một số bộ, ngành và địa phương lại ban hành cách thức triển khai chính sách DS
- KHHGĐ chưa thống nhất, không phù hợp với pháp luật hiện hành. Điều đó đã
làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chủ trương, chính sách dân số của

Đảng và Nhà nước.


9
1.2.2.6 Mối quan hệ giữa dân số, nguồn lực và phát triển con người chưa được
quan tâm phối hợp nghiên cứu ở mức cần thiết:
Mối quan hệ giữa dân số, nguồn lực và phát triển Công nghiệp không
phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, trong nghiên cứu và thực thi công tác dân số
chưa thể hiện rõ sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức nghiên cứu,
cũng như chưa có sự hợp tác xây dựng chính sách pháp luật giữa các học giả
khoa học xã hội và các nhà hoạch định chính sách của các bộ, ngành. Điều này
cũng là một nguyên nhân tạo nên những vấn đề trong công tác dân số.
1.3 Thực trạng dân số Việt Nam hiện nay
1.3.1 Thời kỳ đặc biệt “dân số vàng”
Việt Nam là nước có 58 triệu người trong độ tuổi lao động thực tế (từ 15 đến 64
tuổi), đang ở thời kỳ “dân số vàng”: bình quân hai người lao động nuôi một người phụ
thuộc. Thời kỳ đặc biệt này chỉ xảy ra một lần trong lịch sử phát triển của bất kỳ một
quốc gia nào”.
Rõ ràng Việt Nam đang có một cơ hội “vàng” khi sử dụng một lực lượng lao
động trẻ dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2010-2020.
Kế hoạch hóa gia đình là điều cấp thiết trong điều kiện nước nghèo, đất ít như
Việt Nam. Sau nhiều năm đẩy mạnh chiến lược Kế hoạch hoá gia đình “mỗi cặp vợ
chồng chỉ nên có 1-2 con”, tỷ lệ sinh ở Việt Nam đã giảm mạnh và hiện ở mức sinh
thấp 2,11 con/ người mẹ trong độ tuổi sinh.
Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam cũng có bước tiến rõ rệt khi tăng lên
đến 73,1 tuổi và dự kiến đạt 75 tuổi vào năm 2020.
1.3.2 Ồ ạt ra thành thị
Mặc dù dân thành thị hiện chiếm 30% tổng dân số ở Việt Nam nhưng lại đang
tăng nhanh với tốc độ trung bình 3,4%/năm. Khu vực miền Đông Nam Bộ là nơi có
mức đô thị hóa cao nhất. Nguyên nhân chính là do thị trường lao động mở rộng.

Mật độ dân số ở Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, có sự phân bố rất chênh
lệch và mức gia tăng không đồng đều. Cụ thể khu vực đồng bằng sông Hồng ở miền
Bắc đông nhất trên cả nước (25 triệu người) trong khi vùng Tây nguyên chỉ hơn 5 triệu
người. Một số tỉnh như Nam Định, Thanh Hóa... tỉ lệ tăng dân số không đáng kể vì số


10
người di cư vào các tỉnh thành phía Nam (chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh) để làm
ăn sinh sống. Ước tính trong năm năm 2004-2009 có tới 9,1 triệu người di cư.
1.3.3 Già hóa dân số ngày càng tăng
Theo báo cáo Tình hình Dân số Thế giới Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam
hiện cán mốc 90 triệu người vào năm 2014 và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm
2050.
Điều đó cho thấy mong muốn cũng như áp lực buộc phải sinh con trai cùng khả
năng tiếp cận các dịch vụ chọn lọc giới tính hiện đại của phụ nữ nông thôn những năm
gần đây tăng lên, khiến tình trạng mất cân bằng giới tính càng trở nên nghiêm trọng với
những cảnh báo về tình trạng dư thừa nam giới trong tương lai.Hậu quả của tình trạng
mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam đã được Quỹ dân số Liên hợp quốc
(UNFPA) cảnh báo: nếu xu hướng này lặp lại ở Việt Nam và lan rộng diễn ra với tốc
độ nhanh sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng trong tương lai, ảnh hưởng đáng kể đến cơ
cấu giới tính và nhân khẩu học.
Cũng theo dự báo của tổ chức UNFPA nếu tiếp tục tăng sẽ tác động nặng nề đến
thế hệ nam thanh niên được sinh ra sau năm 2005 vì khi bước vào độ tuổi lập gia đình
vào những năm 2030 thì nhóm nam giới này sẽ dư thừa so với phụ nữ cùng lứa tuổi
10%. Nếu không có can thiệp hiệu quả để giảm mất cân bằng giới tính khi sinh thì sau
20 năm nữa Việt Nam sẽ có 4,3 triệu thanh niên ít có cơ hội lấy được vợ trong nước.
Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ tạo sự khan hiếm phụ nữ trong tương lai gây thêm
áp lực về kết hôn độ tuổi trẻ hơn, tảo hôn, tăng nhu cầu mại dâm buôn bán phụ nữ, bạo
hành giới là nguy cơ mà phụ nữ và các em gái phải đối mặt.



11

Hình 3: Tổng dân số- Tỷ lệ người già ngày càng tăng.

Hình 4: Lực lượng lao động: Nhóm trẻ giảm, nhóm già tăng.


12
1.4 Giải pháp dân số Việt Nam
Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh cho Việt Nam với lực
lượng lao động trẻ, dồi dào nhưng lại là thách thức lớn vì hiện nay còn khoảng 70% lao
động chưa được đào tạo nghề.
Bên cạnh đó, khoảng 70% dân số ở nông thôn, trong khi nông dân hiện nay mới
sử dụng 40% thời gian cho sản xuất nông nghiệp, còn lại 60% thời gian là nông
nhàn. Thu nhập thấp, thiếu việc làm, chất lượng sống và chất lượng dân số chưa cao,
tốc độ già hóa nhanh, chi phí an sinh xã hội lớn cũng là những thách thức đặt ra với
Việt Nam.
Theo giáo sư- tiến sỹ Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Ðại
học Kinh tế quốc dân), thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" đang mang lại cơ hội lớn để Việt
Nam vượt qua các thách thức, nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Gia đình ít con, thu nhập tăng và áp lực dân số lên hệ thống giáo dục đã được
tháo gỡ. Dân số trong độ tuổi đi học (5-24 tuổi) giảm từ hơn 33,2 triệu người năm 1999
xuống còn khoảng 29,5 triệu người năm 2013. Bối cảnh này đã tạo thuận lợi lớn cho
gia đình và xã hội chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Ðầu tư ngân sách
nhà nước cho giáo dục đạt 20% tổng chi ngân sách nhà nước, vào loại cao trên thế giới.
Kết quả này tạo điều kiện để Việt Nam phát triển giáo dục từ chiều rộng sang chiều
sâu.
Giáo sư- tiến sỹ Nguyễn Đình Cử cũng nhấn mạnh mỏ vàng không khai thác thì
còn, "cơ cấu dân số vàng" nếu không khai thác thì sẽ hết. Vì vậy, để đưa đất nước đi

lên, phát triển bền vững, tránh được "bẫy thu nhập trung bình" và đương đầu được với
thách thức dân số "siêu già" của thời kỳ "hậu dân số vàng," cần tận dụng những vận hội
do "cơ cấu dân số vàng" mang lại, thông qua đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, tạo ra và tìm kiếm nhiều việc làm có thu nhập cao, cả ở trong và ngoài nước, hạn
chế tiêu dùng xa xỉ, nâng cao tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư.
Bên cạnh đó, thời kỳ dân số vàng và già hóa dân số ở nước ta diễn ra cùng một
lúc nên Nhà nước cần có những chính sách nhằm tận dụng ở mức cao nhất đối với bộ
phận dân số là người cao tuổi, khuyến khích họ tham gia vào phát triển kinh tế-xã hội,
nhất là đối với những người với độ tuổi từ 55-75 còn sức khỏe, đặc biệt đối với các nhà
khoa học, nhà quản lý, doanh nhân, nghệ nhân, bác sỹ, những người sau khi nghỉ hưu
vẫn còn khả năng lao động tham gia đóng góp phát triển kinh tế, xã hội.


13
Theo dự báo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), dân số Việt Nam đến
năm 2040 sẽ đạt khoảng 104 triệu người. Đây là cũng thời điểm Việt Nam kết thúc thời
kỳ "cơ cấu dân số vàng" và dân số bắt đầu già hóa nhanh.
Chính vì vậy, ông Arthur Erken, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại
Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam phải nắm bắt lấy cơ hội xây dựng kế hoạch chuẩn bị
cho thời kỳ chuyển đổi dân số, trong đó, cần phải chú trọng đầu tư vào thế hệ trẻ ngay
từ bây giờ.
Lực lượng dân số trẻ phải được chăm sóc về sức khỏe và được đào tạo kỹ năng
tốt để có thể đóng góp vào sự phát triển của kinh tế xã hội khi bước vào thời kỳ già hóa
dân số đang đến gần.

CHƯƠNG 2: LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG TÁC
ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ
2.1 Đặc điểm nguồn lao động ở Việt Nam
2.1.1 Số lượng
Nguồn lao động dồi dào và còn tăng nhanh (mỗi năm tăng khoảng 1,1 triệu lao

động).
2.1.2 Chất lượng
Các yếu tố truyền thống: Cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất, có
khả năng tiếp thu KHKT; tuy vậy còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao
động chưa cao.
Trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao, nhưng đội ngũ có chuyên
môn kỹ thuật còn mỏng so với yêu cầu.
Phân bố: không đồng đều, cả về số lượng và chất lượng lao động. Ở đồng
bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung nhiều
lao động, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật. Vùng núi và trung du thiếu
lao động, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật.
2.2 Xu hướng năng suất lao động và cơ cấu lao động
Năm 2013, năng suất lao động của Việt Nam tính theo giá hiện hành đạt 68,7
triệu đồng, cao gấp gần 2,5 lần so với năm 2007. Tuy vậy, tính theo giá cố định 2010


14
thì tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2007-2013 chỉ đạt 3,22%/năm.
Nguyên nhân rõ ràng nhất của tốc độ tăng năng suất lao động thấp là do nền kinh tế đã
không thể duy trì tốc độ tăng trưởng như trong quá khứ khi chỉ đạt tốc độ tăng trưởng
kinh tế 5,73%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng việc làm vẫn ổn định ở mức
2,43%/năm.
Bảng 11. GDP bình quân một lao động theo khu vực kinh tế 2007-2013
Đơn vị: triệu đồng/lao động
2007

2010

2013


27.6

44.0

68.7

Nông nghiệp

9.7

16.8

27.0

Công nghiệp

56.1

80.3

124.1

Dịch vụ

42.0

63.8

92.9


40.3

44.0

48.7

Nông nghiệp

15.5

16.8

18.3

Công nghiệp

81.4

80.3

88.7

Dịch vụ

59.3

63.8

66.8


GDP bình quân cho một lao
động, giá hiện hành

GDP bình quân cho một lao
động, giá so sánh 2010

Nguồn:Tính toán từ GSO, Niên giám thống kê.
Nông nghiệp là ngành có lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng việc làm
với 46.8% (2013) tuy nhiênnăng suất lao động của ngành này ở mức rất thấp. Năng
suất lao động ngành nông nghiệp ước tính chỉ bằng 1/4,5 năng suất ngành công nghiệp
và khoảng 1/3,4 năng suất ngành dịch vụ. Năng suất thấp cho thấy hiệu quả của việc sử


15
dụng lao động còn thấp, chưa có nhiều áp dụng khoa học công nghệ. Tuy có mức năng
suất lao động thấp nhất, tốc độ tăng năng suất lao động của ngành nông lâm ngư
nghiệp khá ổn định là 2,8%/năm, cao nhất trong 3 nhóm ngành.
Công nghiệp là nhóm ngành có năng suất lao động cao nhất trong 3 nhóm ngành
với tỷ trọng lao động chiếm 21% tổng việc làm năm 2013. Tốc độ tăng năng suất của
nhóm ngành này không ổn định, giảm trong 3 năm 2007-2010, phục hồi mạnh trong
2010-2013. Trong cả giai đoạn 2007-2013, năng suất lao động nhóm ngành này có tốc
độ tăng chậm nhất, chỉ 1.44%/năm.
Dịch vụ là nhóm ngành có tỷ trọng lao động tăng đều qua các năm và đến 2013
đạt 32% tổng việc làm. Năng suất lao động nhóm ngành dịch vụ năm 2013 (theo giá
hiện hành) đạt 92.9 triệu đồng/người bằng 1,35 lần mức chung. Tuy nhiên, tốc độ tăng
năng suất của nhóm khá ổn định ở mức 2%/năm.
Bảng 22. GDP bình quân một lao động theo thành phần kinh tế 2007-2013
Đơn vị: triệu đồng/lao động
2007


2010

2013

27.6

44.0

68.7

Nhà nước

88.3

141.4

216.5

Ngoài nhà nước

15.4

25.0

38.4

Có vốn ĐTNN

135.4


221.1

392.4

40.3

44.0

48.7

Nhà nước

127.4

141.4

156.8

Ngoài nhà nước

22.6

25.0

27.8

GDP bình quân cho một lao động,
giá hiện hành

GDP bình quân cho một lao động,

giá so sánh 2010


16

Có vốn ĐTNN

200.0

221.1

255.5

Nguồn: Tính toán từ GSO, Niên giám thống kê.
Khu vực ngoài nhà nước chiếm 86.3% tổng việc làm là khu vực có năng suất lao
động rất thấp bằng 56% năng suất lao động chung (chỉ đạt 38,4 triệu/lao động vào năm
2013). Trong khi đó khu vực nhà nước chiếm 10.2% việc làm của nền kinh tế có năng
suất lao động 2013 đạt 216.5 triệu đồng/người, bằng 3,1 lần năng suất lao động chung.
Khu vực có năng suất lao động cao nhất là khu vực đầu tư nước ngoài đạt 392,4 triệu
đồng/người, bằng 5,7 lần năng suất lao động chung nhưng lao động khu vực này chỉ
bao phủ 3.4% lao động có việc làm cả nước. Nhìn chung các thành phần sở hữu đều có
tốc độ tăng năng suất lao động ổn định ở mức 3-4%/năm.
Theo số liệu của các tổ chức quốc tế, năng suất lao động của Việt Nam năm
2013 qui đổi theo giá cố định 2005 PPP đạt 5440 USD/lao động, bằng 1/18 năng suất
lao động của Singapore, bằng 1/6,5 so sánh với Malaysia, 1/3 Thái Lan và Trung Quốc.
Trong khu vực ASEAN, hiện tại năng suất lao động Việt Nam chỉ cao hơn Myanmar,
Cambodia và đang xấp xỉ với Lào.
Bảng 3. Năng suất lao động thời kỳ 2007-2013 (USD, PPP2005)

ASEAN

Brunei

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

9,173

9,396

9,366

9,868

10,097

10,467

10,812


104,964 100,995 97,758 98,831 99,362 100,051 100,015

Cambodia

3,333

3,427

3,334

3,460

3,619

3,797

3,989

Indonesia

7,952

8,253

8,439

8,763

9,130


9,486

9,848

Lao PDR

4,029

4,216

4,399

4,636

4,865

5,115

5,396

Malaysia

31,907

32,868

31,899 33,344 34,056

35,018


35,751


17

Myanmar

2,229

2,282

2,364

2,454

2,560

9,152

9,168

2,683

Philippines

8,841

8,920

8,795


Singapore

92,260

90,987

88,751 97,151 98,775 96,573

98,072

Thailand

12,994

13,205

12,922 13,813 13,666 14,446

14,754

Viet Nam

4,322

4,516

4,669

5,440


China

9,227

10,119

11,008 12,092 13,093 14,003

14,985

India

6,746

7,021

7,596

9,307

Japan

63,245

62,746

60,055 62,681 63,018 64,351

65,511


Korea,
Rep.of

52,314

53,226

53,514 56,106 57,129 57,262

58,298

4,896

8,359

5,082

8,832

9,571

2,828

5,239

9,073

10,026


Nguồn: ILO: Trends Econometric Models, Jan. 2014; World Bank: World
Development Indicators, 2013.
Theo số liệu của Trung tâm năng suất Việt Nam thì tốc độ tăng năng suất Việt
Nam giai đoạn 2007-2013 là 3.9%, so với các nước châu Á và trong khu vực, tốc độ
tăng năng suất Việt Nam thuộc nhóm trung bình.
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam duy trì khá ổn định cơ cấu kinh tế
với 18-20% GDP thuộc về khu vực nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng đóng góp
khoảng trên 38% và phần còn lại từ 42-44% do dịch vụ mang lại. Tuy nhiên, cơ cấu lao
động không hợp lý khi tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp (ngành đóng góp thấp nhất
vào GDP) chiếm đến 47% tổng việc làm; khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm
tỷ trọng lần lượt là 21,2% và 32%.


18
Bảng 4. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành (%)
2007

2010

2013

100

100

100

Nông nghiệp

20.32


18.89

17.57

Công nghiệp

38.31

38.23

38.57

Dịch vụ

41.37

42.88

43.86

100

100

100

Nông nghiệp

52.94


49.50

46.81

Công nghiệp

18.95

20.95

21.18

Dịch vụ

28.12

29.55

32.00

Cơ cấu kinh tế (%)
Chung

Cơ cấu lao động (%)
Chung

Nguồn:Tính toán từ GSO, Niên giám thống kê.
Thay đổi mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại,
hiệu quả và tận dụng tốt nhất những lợi thế của đất nước đòi hỏi phải đẩy mạnh chuyển

dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên trong giai đoạn 2007-2013, cơ cấu lao động vẫn
chuyển dịch rất chậm chạp. Lao động trong khu vực năng suất thấp vẫn chiếm tỷ trọng
lớn khiến năng suất lao động chung của Việt Nam thấp và nguy cơ tụt hậu tiếp tục gia
tăng so với các nước trong khu vực.


19
2.3 Ưu, nhược điểm của lao động Việt Nam tác động đến kinh tế Việt Nam
2.3.1 Ưu điểm:
Nguồn nhân lực trẻ chiếm số lượng đáng kể (tính theo tuổi đời trung bình – một
ưu thế lớn).
Văn hóa thích ổn định khiến tỷ lệ chuyển việc ở Việt Nam 5% – 7%.
Khả năng về toán học.
Báo chí nước ngoài thường bình luận người Việt Nam thông minh, rất nhanh
nhạy trong việc nắm bắt và tiếp thu cái mới.
2.3.2 Nhược điểm:
Nguồn nhân lực khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức; chưa
được quy hoạch, khai thác; chưa được nâng cấp; chưa được đào tạo đến nơi đến chốn.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa chất và
lượng.
Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí
thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng phối hợp thực hiện sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.4 Thực trạng lao động ở Việt Nam
2.4.1 Phân loại lao động Việt Nam:
Hiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông
và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm sô đông, trong khi
đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện
nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao.
Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo

trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp,
chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên được
đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%.


20
Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên
Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi
trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt
Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất
lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác.
Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79
điểm (xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là
6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94...

Hình 5: Số lượng giáo viên tiếng Anh “thi đậu” trong đợt khảo sát (2013)
2.4.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động (Phần này mô tả cho ý ít lao động có kĩ
năng chuyên môn nhiều):
Giai đoạn 2010-2013, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng: từ năm 2010
đến năm 2013, lao động nông nghiệp giảm từ 49.5% xuống 46.8%, lao động công
nghiệp và xây dựng tăng từ 20.9% lên 21.2%; lao động khu vực dịch vụ tăng từ 29.6%
lên 32%.
Bảng 5. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế

Năm

Nông, lâm nghiệp

Công nghiệp


Tổng

Dịch vụ
và thủy sản

và xây dựng


21

2005

100

55.1

17.6

27.3

2010

100

49.5

20.9

29.6


2011

100

48.4

21.3

30.3

2012

100

47.4

21.3

31.3

2013

100

46.8

21.2

32


Nguồn: Niên giám thống kê 2013
Mặc dù lao động chuyển dịch sang phía công nghiệp, dịch vụ nhưng tỷ trọng lao
động nông nghiệp vẫn còn rất lớn, chất lượng nhân lực rất chậm được cải thiện. Nông
nghiệp vẫn là khu vực tạo ra nhiều việc làm. Chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta
thấp. Đào tạo đại học, cao đẳng ít gắn với thực tiễn nên kỹ năng lao động kém. Trong
khi đó, việc tham gia khu vực dịch vụ đẳng cấp thấp, ít cần lao động có kĩ năng lại dễ
dàng, với mức thu nhập ban đầu không thấp hơn nhiều so với thu nhập của lao động
mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng.
Vì vậy, lao động thất nghiệp trong công nghiệp, nông nghiệp rất dễ chuyển sang
khu vực dịch vụ. Người lao động ít có động lực làm việc, nâng cao kỹ năng. Do đó, dù
cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ thì đó vẫn là một cơ cấu
kém bền vững. Tức là mất cân đối về cơ cấu lao động theo trình độ, kỹ năng.
2.5 Các giải pháp về lao động Việt Nam hiện nay
Một là: Phải xác định cho rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt
Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một đất nước rất ít tài nguyên
thiên nhiên như ở Việt Nam, cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế, gọi
là tài nguyên nguồn nhân lực, hoặc tài nguyên con người.
Hai là: Nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống.
Chất lượng con người, trước hết, phải tính đến vấn đề chất lượng sinh nở. Ngành y tế
phải có những quy định cụ thể về chất lượng sinh nở như kiểm tra sức khỏe, bệnh tật,
tính di truyền,… trước khi đăng ký giá thú và vợ chồng quan hệ để sinh con. Hiện nay,
tại Việt Nam, đang có tình trạng đẻ vô tội vạ, đẻ không tính toán, cân nhắc, nhất là ở


22
nông thôn, làm cho những đứa con sinh ra bị còi cọc, không phát triển được trí tuệ.
Thậm chí có những người bị nhiễm chất độc da cam mà vẫn đẻ ra những đứa con dị tật.
Có người tính rằng, tại Việt Nam, cứ 10 đứa trẻ sinh ra, có 1 đứa bị dị tật bẩm sinh. Vì
vậy, phải tăng cường chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng.
Ba là: Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế;
xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ
chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Bốn là: Chính phủ và các cơ quan chức năng của Chính phủ có biện pháp giải
quyết hiệu quả những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó
có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo một chuyển biến thật sự
mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo, sử dụng từ nguồn nhân lực trong công nhân,
nông dân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ,…
Năm là: Nhà nước phải có kế hoạch phối hợp tạo nguồn nhân lực từ nông dân,
công nhân, trí thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các nguồn nhân
lực cho đúng.
Sáu là: Không ngừng nâng cao trình độ học vấn. Hiện nay, nhìn chung, trình độ
học vấn bình quân của cả nước mới khoảng lớp 6/ đầu người (có người tính là lớp 7).
Tỷ lệ biết chữ mới đạt khoảng 93% (có người tính là 94 - 95%). Vì vậy, vấn đề đặt ra
một cách gay gắt là phải bằng mọi biện pháp và đầu tư để nâng cao trình độ học vấn
của cả nước lên, bằng không, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội. Thực hiện toàn xã hội học tập và làm việc.
Bảy là: Đảng và Nhà nước cần có chính sách rõ ràng, minh bạch, đúng đắn đối
với việc việc sử dụng, trọng dụng nhân tài, nhất là trọng dụng các nhà khoa học và
chuyên gia thật sự có tài năng cống hiến. Phải có sự phân biệt rành mạch giữa tài thật
và tài giả, giữa những người cơ hội và những người chân chính trong các cơ quan công
quyền. Không giải quyết được vấn đề này một cách rõ ràng, thì nhân tài của đất nước
sẽ lại "rơi lả tả như lá mùa thu", "vàng thau lẫn lộn", làm cho những người thật sự có
tài năng không phát triển được, trong khi đó, những người cơ hội, “ăn theo nói leo”, xu
nịnh, bợ đỡ lại tồn tại trong các cơ quan công quyền.
Tám là: Chính phủ cần có những quyết định đúng đắn về việc được phép đầu tư
vào cái gì trong nguồn nhân lực; cải thiện chính sách tiền tệ và tài chính, phát triển cơ
sở hạ tầng, hiện đại hóa giáo dục là những vấn đề quan trọng vào thời điểm hiện nay.



×