Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Kế hoạch lao động - việc làm ở Việt Nam 2006 - 2010 và các giải pháp thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.04 KB, 34 trang )

Đề án môn học
MỤC LỤC
TT
Nội dung Trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: Tæng quan vÒ kÕ ho¹ch lao ®éng -viÖc
lµm ë ViÖt Nam
4
I Một số vấn đề lý luận về kế hoạch lao động - việc làm
4
1
Khái niệm 4
2
Ý nghĩa 4
3
Các mối quan hệ của kế hoạch lao động - việc làm 5
3.1 Sự cần thiết của kế hoạch lao động - việc làm 5
3.2 Các mối quan hệ của kế hoạch lao động - việc làm 5
II Nội dung của kế hoạch lao động – việc làm
7
1
Đánh giá thực trạng tình hình kế hoạch lao động - việc làm thời kỳ
2001 – 2005
8
1.1 Mục tiêu tổng quát 8
1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu 8
1.3 Những thành tựu đã đạt được 9
2 Chiến lược phát triển kế hoạch lao động - việc làm cho năm 2006 10
3 Các chính sách vĩ mô điều tiết sự luân chuyển sức lao động 11
4 Phương pháp xác định các chỉ ti êu kế hoạch lao động - việc làm 11
4.1


Phương pháp xác định nhu cầu lao động trong kỳ kế hoạch 11
4.2
Phương pháp xác định khả năng cung cấp lực lượng lao động trong
kỳ kế hoạch
12
4.3
Cân bằng cung cầu sức lao động xã hội 13
CHƯƠNG 2: KÕ ho¹ch lao ®éng viÖc lµm ë ViÖt–
14
1
ỏn mụn hc
Nam giai đoạn 2006 2010
I
K hoch lao ng - vic lm Vit Nam giai on 2006 - 2010
14
1 Mc tiờu chung gii quyt vic lm n 2010 14
2
Mc tiờu c th n 2010 14
3
Phn u chuyn dch c cu lao ng n nm 2010 15
4
Cỏc gii phỏp thc hin. 15
II
Đánh giá thực hiện kế hoạch giai đoạn 2006 2007
17
1
Nhng thnh tu ó t c 17
1.1 Thụng qua cac Chng trinh phat triờn kinh tờ - xa hụi 17
1.2 Thụng qua Quy Quục gia vờ viờc lam 18
1.3 Thụng qua hot ng a lao ng Vit Nam i lm vic nc

ngoi theo hp ng.
19
1.4 V phat triờn thi trng lao ụng 19
2
Nhng khú khn cũn tn ti 23
CHNG3: Các giải pháp thực hiện kế hoạch lao
động - viêc làm cho giai đoạn 2008 2010.
26
I K hoch lao ng - vic lm cho giai on 2008 2010
26
II Cỏc gii phỏp thc hin k hoch
27
1
Nõng cao cht lng ngun lao ng 27
2
y mnh phỏt trin kinh t v h thng giao dch th trng lao
ng
28
3
Huy ng ngun nhõn lc 30
4
Hon thin cỏc chớnh sỏch qun lý v h thng an sinh xó hi 31
Kết luận
33
Ti liu tham kho 34
LI M U
2
Đề án môn học
Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hội nhập sẽ làm

tăng các cơ hội việc làm, sẽ xuất hiện những nghề mới, ở các lĩnh vực, khu vực
mới. Việc hội nhập và chuyển sang kinh tế thị trường sẽ kích thích sự di chuyển
của lao động giữa các vùng và giữa các doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế thay đổi
cũng đòi hỏi cơ cấu lao động phải có sự điều chỉnh.
Tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo là các mục
tiêu ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với Việt Nam là nước
nghèo, có nguồn lao động dồi dào. Trong hơn 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước
ta đã kiên trì chủ trương tăng trưởng kinh tế đi cùng với giải quyết tốt các vấn đề
xã hội. Nhờ vậy, bên cạnh những thành công to lớn về mặt kinh tế, lĩnh vực xã
hội, trong đó có giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành
tựu quan trọng.
Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn với hơn 84 triệu người (2006), trong
đó hơn 45 triệu người trong tuổi lao động. Hàng năm với hơn một triệu người
bước vào độ tuổi lao động, cộng với số chưa có việc làm và thiếu việc làm dẫn đến
nhu cầu phải giải quyết việc làm cho 1,5-1,6 triệu lao động. Đây quả là một thách
thức lớn đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Trong những năm
qua và đặc biệt những năm gần đây, Đảng và Nhà nước coi giải quyết việc làm là
nhiệm vụ quan trọng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của đất nước, thúc
đẩy kinh tế tăng trưởng, đáp ứng nguyện vọng bức xúc về việc làm của mỗi cá
nhân, gia đình cũng như toàn xã hội.
Trước những cơ hội và thách thức đặt ra đối với Việt Nam khi hội nhập kinh
tế, trong đề án này em xin trình bày về vấn đề: Kế hoạch lao động - việc làm ở
Việt Nam 2006-2010 và các giải pháp thực hiện.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
3
Đề án môn học
Việt nam đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy cần phải tìm
mọi cách để có thể huy động tối đa mọi nguồn lực cho sự phát triển. Một vấn đề

không chỉ khó khăn đối với Việt Nam mà còn là khó khăn chung với các nước
đang phát triển trên thế giới đó là vấn đề lao động việc làm, điều đó cho thấy việc
làm là một trong những vấn đề kinh tế xã hội có tính chất toàn cầu chứ không phải
của riêng bất kỳ quốc gia nào.
I – TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
1. Khái niệm.
Kế hoạch lao động - việc làm là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch hóa
phát triển, nhằm xác định quy mô, cơ cấu, chất lượng của bộ phận dân số tham gia
hoạt động kinh tế cần huy động cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu về
nhu cầu việc làm mới, nhiệm vụ giải quyết việc làm trong kỳ kế hoạch, đồng thời
đưa ra các chính sách và giải pháp quan trọng nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả
lực lượng lao động xã hội.
2. Ý nghĩa.
Trong hệ thống kế hoạch hóa phát triển: kế hoạch lực lượng lao động có ý
nghĩa đặc biệt, bao hàm cả ý nghĩa của kế hoạch biện pháp và kế hoạch mục tiêu.
• Là kế hoạch biện pháp: kế hoạch phát triển lao động nhằm vào mục tiêu của
kế hoạch tăng trưởng, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch phát
triển vùng kinh tế, tạo ra các điều kiện về lao động để thực hiện các kế
hoạch này.
• Là kế hoạch mục tiêu: vì kế hoạch phát triển lao động bao hàm một số các
chỉ tiêu nằm trong hệ thống các mục tiêu phát triển xã hội như: giải quyết
lao động, khống chế thất nghiệp hay các chỉ tiêu giáo dục, sức khoẻ….
Quan niệm như trên còn có hai ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây
dựng và triển khai thực hiện kế hoạch về lao động. Một mặt kế hoạch lao động
phải được xây dựng dựa trên cơ sở các yếu tố cầu do các kế hoạch về tăng trưởng,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặt ra nhưng đồng thời kế hoạch này còn bao hàm nội
dung chủ động, tích cực và đặc biệt là trong việc tìm ra các cơ chế chính sách để
thực hiện các mục tiêu do chính kế hoạch lao động đặt ra.
4
Đề án môn học

3. Các mối quan hệ của kế hoạch lao động - việc làm.
3.1. Sự cần thiết của kế hoạch lao động - việc làm.
Vấn đề trung tâm trong thời đại chúng ta là vấn đề con người và sự tham gia
của con người vào tiến trình phát triển xã hội và tiến bộ xã hội. Kế hoạch lao động
việc làm phải đảm bảo cho mọi người có việc làm, có thu nhập, đảm bảo ổn định
cuộc sống hàng ngày, thực hiện công bằng, dân chủ, bình đẳng trong quan hệ xã
hội trước pháp luật, phát triển xã hội tương đối đồng đều, rút ngắn khoảng cách
giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa nông thôn và thành thị, giữa người
giàu và người nghèo, giữa nam giới và nữ giới…
Như vậy kế hoạch hóa lao động - việc làm có vị trí cơ bản và tầm quan trọng
trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển ổn
định, an toàn, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và nó phù hợp với
lý thuyết phát triển hiện đại lấy con người làm vị trí trung tâm.
3.2. Các mối quan hệ của kế hoạch lao động - việc làm.
a. Mối quan hệ giữa lao động việc làm với tính chất của chế độ xã hội.
Lao động là hoạt động chính của xã hội. Sự phát triển của lao động là thước
đo sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, tính
chất xã hội khác nhau, do các hình thức tổ chức lao động khác nhau thì vài trò của
lao động cũng khác nhau.
Để lao động của con người trở lại phục vụ chính con người con người, cần
giữ gìn tất cả những tinh hoa do lao động tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử,
nâng nó lên tầm cao mới để cho văn hóa, văn minh của nhân loại thêm rạng rỡ.
b. Mối quan hệ giữa lao động việc làm với phát triển kinh tế - xã hội.
Lao động là một bộ phận của yếu tố “đầu vào” trong quá trình phát triển kinh
tế. Chi phí lao động, mức tiền công, số người có việc làm thể hiện sự cấu thành
của nguồn lực lao động trong hàng hóa dịch vụ. Nó trở thành nhân tố phản ánh sự
tăng trưởng kinh tế hơn nữa là bộ phận của dân số, nguồn lao động đã tham gia
tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ xã hội.
Trình độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng lớn tới nguồn lao động, bởi lẽ trình
độ phát triển kinh tế, lượng của cải vật chất tạo ra là cơ sở để phát triển nguồn lực

lao động. Mặt khác việc phát triển kinh tế sẽ làm xuất hiện những ngành nghề
5
Đề án môn học
mới, những công việc mới, cách quản lý mới. Nó vừa là điều kiện để tạo việc làm,
vừa là yêu cầu đòi hỏi người lao động phải không ngừng hoàn thiện, phát triển để
làm chủ quá trình phát triển kinh tế xã hội.
c. Lao động việc làm với cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế cũng có ảnh hưởng lớn tới lao động việc làm. Theo
tổng kết kinh nghiệm của các nhà kinh tế học trên thế giới, mối tương quan chặt
chẽ giữa GDP/người và cơ cấu lao động việc làm trong các ngành kinh tế quốc
dân: GDP/người càng cao thì tỷ trọng lao động việc làm trong nông nghiệp càng
giảm, trong công nghiệp và dịch vụ càng tăng và ngược lại.
d. Lao động việc làm với số lượng và chất lượng nguồn lao động.
Tăng trưởng, phát triển và quá trình vận động của nển kinh tế phụ thuộc vào
trình độ của lực lượng sản xuất và mối quan hệ phù hợp của chúng với quan hệ
sản xuất. Lực lượng lao động được xét toàn diện trên cả số lượng và chất lượng.
Tốc độ tăng dân số cao sẽ dẫn đến tình trạng cơ cấu dân số trẻ. Đây chính là
nguyên nhân của nhịp độ tăng nguồn lao động cao và ngược lại, tốc độ tăng dân số
thấp tạo cho cơ cấu dân số già và nguồn lao động sẽ ngày một giảm do số người
bước vào tuổi lao động ít so với người bước ra khỏi độ tuổi lao động. Số lượng
nguồn nhân lực tăng lên đã đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
Vai trò quan trọng mang tính quyết định của con người suy đến cùng là ở
năng lực sáng tạo. Vì vậy quán triệt quan điểm hiệu quả trong sử dụng nguồn lao
động đòi hỏi phải trú trọng việc khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ, đặt biệt là
chú trọng khai thác và phát huy tính năng động sáng tạo của người lao động.
e. Lao động việc làm với thị trường lao động.
Xây dựng thị trường lao động tự do là yếu tố quan trọng nhất cho việc chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường, đồng thời cũng là điều kiện tăng trưởng có hiệu
quả nền kinh tế đó.
Thị trường sức lao động bước đầu được hình thành với cơ chế tuyển dụng và

bố trí lao động bớt gò bó hơn trước, quan hệ cung cầu về lao động trong khu vực
doanh nghiệp đang dần trở nên rõ nét hơn. Người lao động đã có nhiều cơ hội để
tự do lựa chọn công việc phù hợp với khả năng chuyên môn và năng lực cá nhân,
được tự do di chuyển tìm việc làm trong nước; các chủ sử dụng lao động thuộc
6
Đề án môn học
thành phần kinh tế được khuyến khích cũng tỏ ra tích cực hơn trong việc đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh tạo thêm công ăn việc làm mới.
Tuy nhiên thị trường lao động vẫn đang phải chịu áp lực lớn về tăng dân số
và tăng cung lao động trong khi đó việc hỗ trợ hoạt động cho thị trường lao động
vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do thiếu những căn cứ lý luận
và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.
f. Lao động việc làm với các chính sách của nhà nước về việc làm.
Chính sách thị trường lao động là các công cụ can thiệp của Nhà nước vào
hoạt động của thị trường lao động nhằm mục tiêu cuối cùng là đảm bảo tốt hơn cơ
hội việc làm cho người lao động, cung cấp việc làm tương xứng hơn với khả năng
và đem lại thu nhập cao hơn cho người lao động, và để đảm bảo Nhà nước đã cho
ra đời Bộ luật lao động. Thông qua Bộ luật lao động, Nhà nước đã chuyển hẳn từ
cơ chế quản lý hành chính về lao động sang cơ chế thị trường, việc triển khai thực
hiện Bộ luật này đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước và ổn
định xã hội trong thời gian qua.
Như vậy để các chính sách thị trường lao động có thể được thực hiện một
cách hiệu quả, nó cần phải được lồng ghép vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội
với tư cách là một chỉnh thể. Các chính sách thị trường lao động chỉ có thể đóng
góp tích cực vào việc xúc tiến việc làm một khi môi trường kinh tế chấp nhận sử
dụng nhiều lao động, tăng thu nhập và tăng năng suất, chấp nhận việc cân bằng cơ
cấu công nghệ có sử dụng nhiều vốn, với công nghệ sử dụng nhiều lao động.
II – Nội dung của kế hoạch lao động – việc làm.
Mục đích của kế hoạch lao động - việc làm là đảm bảo cho mọi người lao
động có việc làm và có cơ hội lựa chọn được việc làm phù hợp với khả năng của

mình. Trọng tâm chủ yếu của kế hoạch lao động - việc làm là dự báo cân đối giữa
quy mô của lực lương lao động và mức việc làm hay số việc làm có trong nền kinh
tế quốc dân.
Cân đối lao động và việc làm thường được xây dựng cho toàn quốc, vùng và
tỉnh cũng như cho khu vực nông thôn và thành thị. Trong các cân đối lao động và
việc làm thường bao gồm cả việc dự báo việc làm theo ngành (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ) và các chỉ tiêu chung thể hiện sự mất cân đối của thị trường lao
động như tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn.
7
Đề án môn học
1. Đánh giá thực trạng tình hình kế hoạch lao động - việc làm.
1.1. Mục tiêu tổng quát.
Kế hoạch 5 năm 2001-2005 có vị trí rất quan trọng trong việc tạo tiền đề
vững chắc để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 và xây
dựng nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020 với mục tiêu tổng
quát là:
- Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân
dân, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước
quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nâng
cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, mở rộng kinh tế đối
ngoại.
- Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát
huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ
nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
- Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc
lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.
1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu.
- Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 7,5%.

- Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2005 dự kiến:
o Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp 20-21%.
o Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng 38-39%.
o Tỷ trọng các ngành dịch vụ 41-42%.
o Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,8%/năm.
o Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 13,1%/năm.
8
Đề án môn học
o Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 7,5%/năm.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 14-16%/năm.
- Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,05%; tốc độ tăng dân số vào năm
2005 khoảng 1,2%.
- Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động, bình quân 1,5 triệu
lao động/năm; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005.
- Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi trung học cơ sở đi học đạt 80%; trong độ tuổi
trung học phổ thông đi học đạt 45% vào năm 2005.
- Cơ bản xoá hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% vào năm 2005.
- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 22-25%; đáp ứng 40% nhu cầu
thuốc chữa bệnh được sản xuất trong nước; nâng tuổi thọ bình quân vào
năm 2005 lên 70 tuổi.
- Cung cấp nước sạch cho 60% dân số nông thôn.
1.3. Những thành tựu đã đạt được.
Năm 2005, số người làm việc trong nền kinh tế quốc dân đạt khoảng 43,66
triệu người, trong đó số lao động được giải quyết việc làm đạt 1,6 triệu người;
xuất khẩu lao động khoảng 75.000 người; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ
tuổi lao động ở thành thị giảm xuống còn 5,5%.
Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng lao động ở
khu vực công nghiệp - xây dựng (17,4%) và khu vực thương mại - dịch vụ (24,7
%), giảm lao động ở khu vực nông nghiệp (57,9%).
Tỉ lệ thất nghiệp thành thị giảm xuống còn 5,6% (giảm 0,2% so với năm

2003), tỉ lệ thời gian lao động ở nông thôn là 79 % (tăng 1% so với năm 2003).
Trong tổng số hơn 42 triệu lao động có việc làm của cả nước, có 57,9% làm việc
chính ở khu vực 1 (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản); 17,4% làm việc chính ở khu
vực 2 (công nghiệp và xây dựng) và 24,7% làm việc chính ở khu vực 3 (dịch vụ).
9
Đề án môn học
Tính chung cả nước, có 10,3% lao động có việc làm trong khu vực kinh tế
nhà nước, 88,2% đang làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước và 1,5%
làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Số lao động trong độ tuổi lao động cả nước có 52,8 triệu người, trong đó
thành thị 15,8 triệu người, nông thôn khoảng 37 triệu người. Số người bước vào
độ tuổi lao động khoảng 1,3 triệu người, số người ra khỏi lao động 300.000 người,
số lao động chưa có việc làm trong độ tuổi khu vực thành thị từ năm 2005 chuyển
sang khoảng 800.000 người.
Theo báo cáo kết quả điều tra, trong lực lượng lao động từ độ tuổi 15 trở lên:
khu vực thành thị 94,6% có việc làm và 5,4% thất nghiệp; khu vực nông thôn có
98,9% có việc làm và 1,1% thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ
tuổi ở khu vực thành thị năm 2004 đã giảm còn 5,6%, giảm không đáng kể so với
năm 2003 (5,78%), khu vực nông thôn còn 1,1%; thời gian lao động được sử dụng
cũng tăng lên.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đẩy mạnh đổi mới cơ chế hoạt động,
nâng cao năng lực và hiện đại hoá các trung tâm dịch vụ việc làm ở các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở vệ tinh để cung cấp các dịch vụ tư vấn,
giới thiệu và cầu nối việc làm cho những người có nhu cầu, hỗ trợ kinh phí cho 39
địa phương tổ chức Hội chợ việc làm, tác động tốt đến sự hình thành và phát triển
thị trường lao động tại các địa phương và cả nước.
2. Chiến lược phát triển kế hoạch lao động - việc làm cho năm 2006.
Mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2006 – 2010 là:
- Giải quyết việc làm cho khoảng 7,5 – 8 triệu lao động trên cơ sở duy trì tỉ lệ
tăng GDP hàng năm trên 7% để tạo 5,5 – 6 triệu việc làm mới.

- Bình quân mỗi năm thu hút giải quyết việc làm cho khoảng 1,5 - 1,6 triệu
người, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống 5%, tăng tỉ lệ sử
dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 85% vào năm 2010.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỉ trọng lao động
nông, lâm nghiệp xuống 50%, công nghiệp xây dựng 23%, thương mại,
dịch vụ 27% vào năm 2010.
3. Các chính sách vĩ mô điều tiết sự luân chuyển sức lao động.
10
Đề án môn học
Sự xem xét một cách rõ ràng, toàn diện các mối quan hệ tương tác giữa dân
số và định hướng phát triển kinh tế xã hội để lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh
tế, cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư và xác định các chính sách kinh tế xã hội thích
hợp cho từng giai đoạn phát triển, nhằm sử dụng tốt nhất lực lượng lao động đảm
bảo mọi người đều có việc làm.
Ở phương diện vĩ mô, lưu chuyển sức lao động là yêu cầu tất yếu của xã hội
hóa nền sản xuất lớn, là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế hàng hóa. Về mặt cá
nhân, theo yêu cầu thể lực và trí tuệ của người lao động phải được phát triển và
vận dụng tự do, đầy đủ cần phải làm cho sức lao động được lưu chuyển hợp lý.
Trong cơ chế tập trung, việc lưu chuyển sức lao động giữa các ngành, các địa
phương được thực hiện theo sự khống chế trực tiếp của cấp trên bằng các chỉ tiêu
cụ thể. Tuy nhiên phương thức này đã gây ra sự mất cân đối trong bố trí, mất hiệu
quả trong sử dụng.
Để cơ chế lưu chuyển sức lao động hợp lý cần thoả mãn các đòi hỏi sau:
- Người lao động phải có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc
của mình theo sở trường và sở thích.
- Với tư cách là người sản xuất hàng hóa và người kinh doanh tương đối độc
lập, tự chủ, chịu trách nhiệm về lỗ, lãi, xí nghiệp được quyền lựa chọn, thu
nạp, sa thải nhân viên theo đòi hỏi của sản xuất kinh doanh và yêu cầu kỹ
thuật.
- Với tư cách là người đại biểu tập trung cho lợi ích toàn dân, Nhà nước cần

thiết dùng những biện pháp nhất định can thiệp, điều tiết và khống chế lưu
chuyển sức lao động.
4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kế hoạch lao động - việc làm.
4.1. Phương pháp xác định nhu cầu lao động trong kỳ kế hoạch.
Cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương,
một ngành hay một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Dân số
càng đông thì nhu cầu tiêu dùng càng lớn. Tiêu dùng là động lực mở rộng thị
trường và thúc đẩy phát triển sản xuất.
Xét từ giác độ số lượng: Trong điểu kiện năng suất lao động không biến đổi,
cầu lao động xã hội tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu quy
mô sản xuất không đổi cầu về lao động tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
Xét từ giác độ chất lượng: Việc nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy
11
Đề án môn học
mô, tiền vốn, tri thức…của doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi nâng cao về chất
lượng lao động trong đó các chỉ số quan trọng nhất thể hiện chất lượng lao động là
trình độ nghề nghiệp, kỷ luật lao động và sự phù hợp giữa nghề nghiệp được đào
tạo với công việc được giao.
4.2. Phương pháp xác định khả năng cung cấp lực lượng lao động trong kỳ
kế hoạch.
Cung lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem
ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội tức là tổng số nhân khẩu trong độ tuổi
lao động, có năng lực lao động và cả số nhân khẩu không nằm trong độ tuổi lao
động nhưng đã chính thức tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội.
Bên cạnh đó cung về lao động còn được xem xét từ giác độ chất lượng sức
lao động. Tức là phẩm chẩt cá nhân của người lao động và từ giác độ số lượng,
cung trên thị trường lao động phụ thuộc vào tổng số lao động có thể cung cấp.
Tổng số lao động này phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng doanh số, quy định
pháp lý về độ tuổi lao động, tỷ trọng dân cư trong độ tuổi lao động, tỷ lệ tham gia
lực lượng lao động, độ dài thời gian làm việc và chất lượng của lực lượng lao

động.
Việc xác định khả năng cung cấp lực lượng lao động xã hội được thực hiện
qua các bước sau:
Trước hết xác định tổng nguồn nhân lực đất nước kỳ kế hoạch, bao gồm bộ
phận dân số trong độ tuổi lao động. Quy mô nguồn nhân lực thường phụ thuộc vào
các yếu tố sau:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số.
- Tình hình cấu tạo tuổi tác của dân số.
- Quy định tuổi lao động.
Về phương pháp có thể tính tổng dân số nguồn nhân lực theo 3 cách sau:
- Phương pháp trực tiếp suy ra.
- Phương pháp suy ra từ trạng thái động.
- Phương pháp tính bằng tỷ trọng.
Cả ba phương pháp trên đều xác định được tổng dân số trong độ tuổi lao
động có khả năng tham gia lao động của đất nước kỳ kế hoạch. Sau đó cần xác
định bộ phận dân số hoạt động kinh tế kỳ kế hoạch theo các bước sau đây:
- Xác định tỉ lệ tham gia lực lượng lao động trong tổng dân số.
- Tính tổng dân số tham gia hoạt động kinh tế.
Từ kết quả trên có thể xác định được số tăng của lực lượng lao động kỳ kế
12
Đề án môn học
hoạch so với kỳ gốc. Căn cứ vào việc xác định tỷ lệ thất nghiệp dự kiến kỳ kế
hoạch sẽ tính toán được con số về nhiệm vụ cần phải giải quyết việc làm trong
từng thời kỳ kế hoạch và nhiện vụ giải quyết việc làm bình quân hàng năm.
4.3. Cân bằng cung cầu sức lao động xã hội.
Cung và cầu về lao động là tổng hòa của các mối quan hệ qua lại giữa dân số
và phát triển. Trong đó mỗi mối quan hệ đều chịu ảnh hưởng bởi các chiến lược
phát triển kinh tế, các chính sách điều tiết của nhà nước cả về mặt cung và cầu lao
động. Trong những năm qua thị trường lao động nước ta vẫn còn tiếp tục trong
tình trạng mất cân đối lớn giữa cung và cầu lao động. Do vậy, việc thực hiện cân

đối cung cầu sức lao động đòi hỏi phải điều tiết ở cả hai mặt cung và cầu.
Một mặt giữ cho dân số tăng trưởng không quá cao để hạn chế quy mô tăng
sức lao động, giảm nhẹ áp lực đối với thị trường lao động và trước hết là áp lực về
công ăn việc làm. Đồng thời nâng cao chất lượng của dân số nhất là của sức lao
động để thoả mãn nhu cầu.
Mặt khác điều chỉnh và sắp sếp hợp lý kết cấu sản nghiệp, đặc biệt là căn cứ
vào tình hình nhân lực của đất nước để điều tiết phương hướng phát triển các hoạt
động kinh tế xã hội nhằm tạo ra nhiều chỗ việc làm hơn, sử dụng có hiệu quả nhất
tài nguyên lao động.
CHƯƠNG 2
KÕ ho¹ch lao ®éng viÖc lµm ë ViÖt Nam–
giai ®o¹n 2006 2010.–
I KÕ ho¹ch lao ®éng - viªc lµm ë ViÖt Nam giai ®o¹n 2006 2010.– –
Để thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước là tạo nhiều
việc làm bền vững và chất lượng cao cho người lao động, phát huy tối đa nhân tố
con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, cần có hệ
thống chính sách và giải pháp đồng bộ. Do vậy, cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn
13

×