Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

bí quyết gây ấn tượng đối với người khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.6 KB, 6 trang )

Những đặc điểm gây ấn tượng cho nhà tuyển
dụng
Các nhà tuyển dụng tìm kiếm gì ở các ứng viên tìm việc? Các chuyên gia
nghề nghiệp cho rằng các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói (nôm na là khả năng
“ăn nói”) là đặc điểm đứng đầu trong số những đặc điểm có thể gây ấn tượng
mạnh nhất đối với các nhà tuyển dụng tiềm năng trong các cuộc phỏng vấn.
Ngoài ra, một ngoại hình ăn mặc đẹp, sự nhiệt tình và sự sẵn sàng là những
yếu tố khác đem đến thành công cho người xin việc. Các đặc điểm khác bao
gồm:
Khả năng giải quyết vấn đề: Bạn có thể xem xét một vấn đề và đề xuất
các giải pháp?
Sự thông minh: Bạn có đủ kiến thức và ý thức làm việc?
Khả năng hợp tác với những người khác: Bạn có thể làm việc một cách
dễ dàng với các đồng nghiệp và quản lý của bạn?
Sự lương thiện: Bạn có luôn trung thực và đưa ra các quyết định vì lợi ích
của công ty? Sự đáng tin cậy: Liệu cấp trên của bạn có thể tin tưởng bạn làm
được việc mà không cần phải giám sát nhiều không?
Động cơ: Bạn có đặt ra và cố gắng đạt được các mục tiêu của chính mình?
Công sức: Bạn có vận dụng công sức của mình để làm được việc mỗi ngày?
Sự cống hiến: Bạn có sẵn sàng dành thêm công sức và thời gian để hoàn
thành công việc trước thời hạn chót?
Quyết tâm: Bạn có tập trung vào các mục tiêu của mình và kiên quyết đạt
cho bằng được các mục tiêu đó?
Sự linh động: Liệu bạn có sẵn lòng chấp nhận một sự thay đổi đôi khi không
thể tránh khỏi và thích nghi với các yêu cầu mới?
Hướng đến kết quả: Bạn có thường vận dụng sáng kiến để hoàn thành
công việc đúng hạn?
Tự ý thức: Gần đây bạn có đánh giá các ưu và nhược điểm của mình và tiến
hành các bước để phát huy các kỹ năng cần thiết cho một công việc nào đó?
Bạn nên cố gắng kết hợp chặt chẽ và mô tả các đặc điểm cá nhân có ưu thế
nhất của mình trong hồ sơ xin việc và trong các cuộc phỏng vấn. Nếu có


những đặc điểm bạn cần phải phát huy, hãy tận dụng mọi cơ hội có thể để
làm việc đó.
Chuẩn bị truớc khi phỏng vấn:
- Hãy chuẩn bị những giấy tờ quan trọng.
- Phác thảo các câu trả lời cho những câu trả hỏi khó.
- Chọn trang phục thích hợp cho cuộc phỏng vấn.
- Hãy chú trọng đến hình thức của bản thân: nhu việc tắm gội, cắt tóc, cạo
râu truớc khi đi phỏng vấn. Tránh sử dụng nuớc hoa hay dầu sức khi cạo râu
bởi nguời phỏng vấn có thể bị dị ứng hay nhạy cảm với mùi quá đậm đặc đó
và cuối cùng là đừng hút thuốc truớc khi phỏng vấn vì nó sẽ để lại mùi khó
chịu trên quần áo và trên tóc của bạn.
Buớc đầu của một cuộc phỏng vấn.
- Trong khi chờ đợi đuợc phỏng vấn, hãy tỏ ra thoải mái và nhã nhặn với
nhân viên lễ tân.
- Đừng làm ảnh huởng đến công việc của họ bằng những câu chuyện vặt
vãnh hay những câu nhận xét chung chung.
- Tốt nhất là bạn nên ít lời. Đừng đua cuộc nói chuyện với nhân viên lễ tân
thành những vấn đề mang tính chất chính trị hay tôn giáo hay là những lời
nhận xét về công ty hay bình phẩm về dáng vẻ bề ngoài của nguời tiếp
chuyện.
- Hãy tỉnh táo và lanh lợi kể từ lúc bạn buớc vào tòa nhà. Mỉm cuời với tất
cả mọi nguời mà bạn gặp trên đuờng hành lang.
- Khi gặp nguời phỏng vấn lần đầu, hãy đứng dậy bắt tay để thể hiện sự lịch
sự và nhanh nhẹn.
- Hãy để cho nguời phỏng vấn đua tay ra truớc. Hãy bắt tay thật chặt, thân
thiện, đừng nên hờ hững và lạnh nhạt hay quá thô lỗ.
- Hãy để cho nguời phỏng vấn dẫn đuờng tới văn phòng hội thảo, nơi tiến
hành cuộc phỏng vấn. Hãy buớc đi tự tin, dáng thẳng và đừng luỡng lự.
- Đừng vội ngồi ngay xuống khi vừa vào phòng của nguời phỏng vấn cho
đến khi bạn đuợc mời. Đấy chỉ là phép lịch sự tối thiểu. Bạn có thể hỏi "Ngài

muốn tôi ngồi ở đâu?".
- Hãy chấp nhận uống một ly cà phê nếu đuợc mời. Điều này có thể là hay
ngay cả khi bạn không biết uống cà phê vì nó sẽ làm cho cuộc phỏng vấn
thoải mái hơn.
- Đừng hỏi muợn phin pha cà phê, kem hay đuờng trừ khi nguời ta mời từ
đầu. (Nói cách khác, đừng để cho nguời phỏng vấn quay lại hay đi trở lại
phòng pha cà phê sau khi anh ta hay cô ta đã lấy cà phê cho bạn). Điều này
cũng tuơng tự nếu nguời mang cà phê là nguời khác.
- Đừng gọi đồ uống khác nhu trà, nuớc hoa quả hay nuớc lọc. Nếu nguời
phỏng vấn hỏi: "Cậu có muốn uống một tách cà phê không?" thì bạn nên trả
lời với ý là bạn thích cà phê và cảm ơn.
- Đừng bình phẩm gì về dáng vẻ bề ngoài của nguời phỏng vấn hay ai đó
khác. Chào ai đó kiểu nhu " Ôi, trông anh cao quá nhỉ?" hay "Anh trẻ hơn so
với giọng nói qua điện thoại" thì không phù hợp. Kể cả những lời bình phẩm
tốt cũng không nên dùng nhu " Cái áo Jacket hay cái ca vát đẹp nhỉ".
Phần giữa của cuộc phỏng vấn.
- Câu trả lời của bạn đối với các câu hỏi của nguời phỏng vấn là rất quan
trọng nhung bằng những lời nói bạn không nói lên tất cả về bạn.
- Hãy chú ý tới các cử chỉ của mình. Đừng bao giờ thể hiện là bạn đang hốt
hoảng. Nếu cảm thấy cần thời gian để trấn tĩnh truớc khi trả lời thì chỉ cần
nói "cho tôi suy nghĩ một chút".
- Đừng xin lỗi trong cuộc phỏng vấn vì những khiếm khuyết nhu bản sơ yếu
lý lịch luộm thuộm, tất rách, tóc rối, thiếu bút hay bút chì. Nếu cần phải xin
lỗi, nhu việc đến muộn, thì nói ngắn nhung chân thành và đừng nói lại nữa.
- Đừng ngồi vào mép ghế hay tựa vào bàn của nguời phỏng vấn. Đừng ngả
hẳn nguời quá sâu vào trong lòng ghế đến mức nhu bạn chuẩn bị ngủ. Hãy
ngồi thoải mái, dựa lung vào thành ghế để chứng tỏ bạn vẫn đang chú ý.
- Đừng cuời khúc khích hay cuời to, hãy tránh phát ra những âm thanh
không cần thiết. Đừng vắt tay quá đầu hay dựa lung vào ghế. Điều này tạo
ra vẻ ngạo mạn. Ngồi yên, đừng rung đùi hay để tréo chân. Cách tốt nhất là

giữ nguyên chân trên sàn nhà trong suốt cuộc phỏng vấn.
- Đừng khua tay truớc mặt, dứt tóc, gõ tay lên bàn hay có những động tác
không cần thiết,nhung bạn vẫn có thể dùng tay để diễn đạt một điều gì đó.
- Thi thoảng hãy nở một nụ cuời vì nhu vậy nguời phỏng vấn sẽ cảm thấy
bạn là nguời thân thiện, thoải mái trong khi phỏng vấn nếu nhu bạn biết cuời
đúng lúc.
- Hãy tỏ ra quan tâm đến những gì nguời phỏng vấn nói. Hãy đáp lại bằng
cách mỉm cuời, gật đầu và nói những câu khẳng định nhu " Tôi biết" hay
"Điều này rất hay"...
- Hãy duy trì ánh mắt huớng tới nguời phỏng vấn. Đừng nhìn xuống, nhìn ra
ngoài... Hãy tạo nên một mối tác động qua lại và một ấn tuợng tốt bằng cách
lắng nghe và đáp ứng phù hợp.
- Đừng tỏ ra thân thiện bằng cách khoanh tay hay ôm lấy cặp ở trên nguời.
- Đừng có nhìn đồng hồ. Việc này sẽ làm cho bạn tỏ ra là mình đang vội và
có việc khác quan trọng hơn cuộc phỏng vấn.
Phần cuối cuộc phỏng vấn.
- Để cho nguời phỏng vấn kết thúc cuộc phỏng vấn. Bạn không có quyền
quyết định khi nào kết thúc cuộc phỏng vấn.
- Khi cuộc phỏng vấn gần kết thúc, bạn nên đứng chứ không phải là ngồi vì
lúc này nguời phỏng vấn có thể sẽ đua tiễn bạn ra cửa.
- Bạn có thể chủ động bắt tay, một việc mà thuờng xuyên xảy ra vào cuối
cuộc phỏng vấn. Bạn nên nói lời cảm ơn nguời phỏng vấn về thời gian nguời
phỏng vấn đã dành cho bạn, về những câu hỏi của nguời phỏng vấn đã đặt
ra.
- Hãy tạm biệt tất cả những nguời tham gia cuộc phỏng vấn còn lại trong
phòng khi cuộc phỏng vấn của bạn kết thúc.
- Hãy tỏ ra tự tin và đàng hoàng cho tới khi bạn ra khỏi toà nhà. Đừng bao
giờ tỏ ra là bạn cảm thấy cuộc phỏng vấn quá căng thẳng.
- Khi kết thúc cuộc phỏng vấn, bạn có thể nói chuyện vặt. Nếu việc này tỏ
ra phù hợp, thì bạn có thể hỏi về một điều gì đó về văn phòng của nguời

phỏng vấn nhu là một bức tranh, một bằng khen hay chiếc cúp chẳng hạn...
Những gợi ý trên giúp cho bạn có đuợc những phuơng pháp hữu hiệu để có
thể tỏ ra tự tin và có thể ứng xử một cách thuần thục trong các tình huống
quan trọng. Đừng cố tỏ ra là mình biết rất rõ về bản thân. Bạn có thể tỏ ra
thành thực và tự tin bằng cách ứng xử một cách đàng hoàng, lịch sự thông
qua cách chào hỏi, bắt tay hay đi đứng... ở những chừng mực nhất định, thì
sự thoải mái và tự nhiên trong ứng xử với nguời phỏng vấn tốt hơn những
động tác đã đuợc chuẩn bị cho dù là kỹ luỡng và học thuộc nhiều lần truớc
khi phỏng vấn.
Ðể thành công trong phỏng vấn
Cách thể hiện ưu - nhược điểm khi dự phỏng vấn
- Ông Lê Hồng Phúc, Giám đốc Nhân sự Công ty American Standard, cho
biết : trong một cuộc phỏng vấn, khi nhà tuyển dụng (NTD) yêu cầu bạn tự
thể hiện những uu điểm và nhuợc điểm là họ muốn tìm hiểu khả năng tự
đánh giá năng lực của bạn; xem bạn có thích nghi với môi truờng, với vị trí
bạn ứng tuyển hay không. Không đáp ứng đuợc những điều kiện của họ, tất
nhiên bạn sẽ bị loại
- Bên cạnh chuyên môn, đây là một yếu tố quan trọng để NTD quyết định
chọn bạn hay không. Do đó, truớc khi tham dự phỏng vấn, bạn phải tìm hiểu
thật kỹ công việc, vị trí bạn đang dự tuyển, cần và không cần những yêu cầu
gì. Từ đó, bạn sẽ xác định đuợc điểm nào nơi bạn sẽ là uu điểm, nhuợc điểm
đối với công việc đó để có cách phát huy. Ví dụ : Bạn đang xin vào vị trí kế
toán công nợ, tính bạn rất chậm chạp - đây là một nhuợc điểm - tuy nhiên
làm kế toán yêu cầu phải cẩn thận do đó bạn cần chứng tỏ cho NTD thấy
rằng "bạn hơi chậm nhung mà chắc", nhu vậy bạn sẽ biến nhuợc thành uu...
- Phải chuẩn bị thông tin để bạn sẽ nói gì khi dự phỏng vấn, đừng nghĩ NTD
sẽ hỏi gì và chuẩn bị theo những câu hỏi đó, bạn sẽ bị hẫng, lúng túng thậm
chí không biết trả lời nhu thế nào.Bạn cũng nên nhờ bạn bè tu vấn hộ về
những uu, nhuợc điểm của bạn, nếu nhờ đuợc những nguời có kinh nghiệm
càng tốt.

- Phần uu điểm chỉ nên tập trung vào những uu thế nổi bật của bạn cả
trong học tập lẫn trong các hoạt động xã hội, đoàn thể và trình bày những
cái lợi của nó với công việc, công ty. Nhấn mạnh uu điểm những cũng đừng
nói quá lên, vì nếu NTD hỏi sâu vào mà bạn không trả lời rành mạch thì bạn
sẽ đánh mất niềm tin nơi họ. Có thể tự đánh giá một uu điểm chắc chắn nào
đó để phản ánh đuợc thành tích mà bạn đã đạt đuợc truớc đó.Tránh nói
những câu chung chung đoại loại nhu : Tôi muốn hết lòng tận tụy với công
việc của mình nhu : Tôi chỉ rời sở sau khi đã giải quyết hết công việc đuợc
giao trong ngày đó và lên kế hoạch cho ngày hôm sau.
- Phần nhuợc điểm, nhiều bạn thuờng cố nhấn mạnh những nhuợc điểm
mập mờ để giảm nhẹ những khuyết điểm của mình, sau đó, nêu cách khắc
phục và kết thúc phần nhận xét bằng những điểm mạnh. Ví dụ, bạn thừa
nhận điểm yếu là chậm tính toán, bạn đua ra cách khắc phục là luôn mang
máy tính bên mình; hoặc bạn đánh máy hơi chậm nhung bạn chứng minh
đuợc bạn sẽ khắc phục trong thời gian ngắn nhất bằng một biện pháp nào
đó...
* Làm thế nào để biết nhà tuyển dụng cần gì? Cách kết
thúc một buổi phỏng vấn có hậu
Kinh nghiệm từ các chuyên viên tư vấn nhân sự cho thấy, hơn 80% ứng viên
mới tham dự phỏng vấn lần đầu đều mất bình tĩnh vì nhiều lý do. Do vậy, họ
thường quên tất cả những gì đã chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn và dễ bị thất
bại. Nguyên nhân, theo các chuyên viên tuyển dụng, là do ứng viên quá tập
trung vào các yếu tố như kỹ năng, kinh nghiệm làm việc... mà không quan
tâm đến các yêu cầu thật sự của nhà tuyển dụng (NTD) đặt ra trong quá
trình phỏng vấn.
Việc tìm hiểu kỹ NTD giúp ứng viên biết và giới thiệu đúng những kỹ năng
mà NTD cần. Tránh tình trạng giới thiệu những kỹ năng mà NTD không quan
tâm. Trước khi tham dự phỏng vấn ở một công ty đã chọn, trước hết bạn cần
phải am hiểu "lý lịch" của công ty qua các phương tiện: Intemet, báo chí
hoặc hỏi thăm qua những người đã và đang làm việc tại công ty đó. Khi tìm

hiểu, bạn cần tập trung vào các nội dung như quá trình phát triển, lĩnh vực
hoạt động, kinh doanh, chính sách nhân sự... Bước tiếp theo, bạn nên nghiên
cứu kỹ bản thông báo tuyển dụng của công ty mà bạn biết được. Các điểm
bạn cần tập trung là những yêu cầu cụ thể cho chức danh bạn ứng tuyển.
Căn cứ vào đó bạn phải tìm và đặt ra những tình huống cùng giải pháp giải
quyết vấn đề.
Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn phải tập trung quan sát, lắng nghe bằng cả
hai mắt và hai tai. Phải tập trung chú ý không một giây xao lãng, điều này
giúp bạn không bỏ sót bất cứ một điểm quan trọng nào trong cuộc phỏng
vấn. Cộng thêm những gì bạn biết được về NTD qua sự chuẩn bị trước, bạn
đã có thể nắm được tổng quát các nhu cầu thực sự của NTD. Ðây cũng là một
lợi thế để bạn chiếm vị trí "thượng phong" hơn các ứng viên khác.
Lời cảm ơn đúng lúc - thêm một cơ hội việc làm
Sau một cuộc phỏng vấn, dù đạt hay không đạt, các NTD thường sẽ gởi một
thư cảm ơn và kèm theo đó là lời thông báo bạn đã trúng hay không trúng
tuyển. Lúc này cánh cửa việc làm chưa hẳn đã khép lại hoàn toàn. Bạn sẽ tận
dụng được cơ hội này, khi bạn viết thư trả lời thư cảm ơn của NTD. Trong thư
trả lời, bạn nên có lời cảm ơn NTD đã dành thời gian phỏng vấn bạn cùng vài
điều bạn rút ra được từ cuộc phỏng vấn. Ðiều mà bạn cần nhớ trước khi kết
thúc lá thư là việc yêu cầu được lưu ý đến trong các kỳ tuyển dụng tương lai.
Ðây cũng là một cách gây "ấn tượng" với NTD. Theo kinh nghiệm của một số
chuyên viên tư vấn nhân sự, thì rất ít ứng viên biết tận dụng cơ hội này.
Thông thường, sẽ có một vài ứng viên trúng tuyển trong đợt đầu tiên bị "rơi
rụng" dần trong quá trình thử việc. Tất nhiên, NTD sẽ phải bổ sung thêm
người để lấp vào chỗ trống. Trong trường hợp này, NTD sẽ chọn lọc lại trong
số hồ sơ cũ. Những ứng viên nào tạo được ấn tượng tốt sẽ được các NTD nhớ
đến - lúc này, cơ hội việc làm sẽ đến với bạn thêm một lần nữa.

×