Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

vận dụng phương pháp công tác xã hội nhòm trong việc nâng cao nhận thức sức khỏe sinh sản cho học sinh thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.21 KB, 28 trang )

BÀI ĐIỀU KIỆN

ĐỀ TÀI : VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÒM
TRONG VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO
HỌC SINH THPT
NHÓM 1


BÀI LÀM

I.

Tiến trình công tác xã hội

Tiến trình công tác xã hội là quá trình bao gồm các bước hoạt động thể hiện sự
tương tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau và với nhân viên công tác xã
hội nhằn đạt được mục tiêu đề ra. Trong việc áp dụng tiến trình công tác xã hội
nhằm nâng cao nhận thức sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông
gồm 4 giai đoạn





Giai đoạn 1 : chuẩn bị và thành lập nhóm
Giai đoạn 2: khởi động và bắt đầu hoạt động
Giai đoạn 3: tập trung hoạt động
Giai đoạn 4: lượng giá và kết thúc
Giai đoạn 1.Chuẩn bị thành lập nhóm

I.1.



1.

Xác định tình hình, mục đích, nhu cầu hỗ trợ của
nhóm

- Tình hình:
Trong báo cáo năm 2014 của Tổng cục
Thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 1,2 đến 1,6
triệu ca nạo phá thai. Nếu như tỉ lệ nạo phá thai ở
tuổi vị thành niên chiếm 5 - 7% tổng số ca nạo phá
thai trong các năm trước, thì đến nay, tỉ lệ đó đã tăng
lên 18 - 20%. Bên cạnh đó, xã hội hiện đại cũng dẫn
đến những bệnh tật mới xuất hiện liên quan đến
đường sinh sản hoặc những bệnh tật có từ trước ảnh
hưởng đến sự sinh sản, thai nghén… Báo cáo cũng


chỉ ra rằng, tỉ lệ trẻ em bị dị tật bẩm sinh ở nước ta
hiện nay chiếm khoảng 1,5 - 3%. Sự thiếu hiểu biết
về kiến thức sinh sản, không kiểm tra sức khỏe trước
và trong khi mang thai dẫn đến việc không dự phòng
cũng như không phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh
của trẻ...
Trên thực tế, mặc dù việc giáo dục,
tuyên truyền về sức khỏe sinh sản đã có sự cải thiện
đáng kể so với trước đây nhưng cụm từ “chăm sóc
sức khỏe sinh sản” dường như còn khá xa lạ với các
đối tượng tiền hôn nhân, trong đó có trẻ vị thành
niên. Ở lứa tuổi này, sự hiểu biết về sức khỏe sinh

sản vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế: Các bậc phụ
huynh còn khá dè dặt trong việc trao đổi với con em
mình về sức khỏe sinh sản; trong khi đó, chương trình
học phổ thông tuy đã có các buổi giáo dục giới tính
và chăm sóc sức khỏe sinh sản , song việc giáo dục
này mới chỉ mang tính phong trào, đôi khi gượng gạo.
Điều này vô hình trung đã đẩy trẻ vị thành niên vào
thế “tự tìm hiểu”.
- Mục đích:
Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho
học sinh THPT nhằm đào tạo cho các em phát triển
toàn diện về mọi mặt như đạo đức, tài năng, trí tuệ,
có khả năng góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, phát
triển.


Chính việc thiếu kiến thức về giới tính, về đời
sống tình

dục, về hôn nhân, gia đình, làm cho

con người dễ mắc vào vòng tội lỗi, làm cuộc sống gia
đình của họ không hạnh phúc, và do đó hạn chế khả
năng đóng góp của họ vào việc xây dựng và phát
triển xã hội. Giáo dục giới tính góp phần quan trọng
làm nhân cách phát triển toàn diện, làm con người có
điều kiện xây dựng xã hội tốt đẹp, lành mạnh. Vì thế,
giáo dục giới tính có ý nghĩa to lớn đến việc thực hiện
mục đích giáo dục.



Nhu cầu:
Hiện nay, các kiến thức về sức khỏe sinh

sản đóng vai trò quan trọng trong định hướng về cả
hành động và suy nghĩ của các em học sinh THPT .
Xã hội ngày càng phát triển, nhiều trào lưu mới ảnh
hưởng đến cuộc sống của trẻ vị thành niên như yêu
sớm, sống thử,…Do đó, các em cần có những sự hiểu
biết nhất định để có thể sống lành mạnh, tránh được
những vấp ngã hay những sai lầm khi không được
trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản.
Hầu hết, những kiến thức về sức khỏe
sinh sản đều đã được đề cập trong nhà trường và qua
các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nó
chỉ được đề cập một cách sơ sài và không có ý nghĩa
giáo dục quan trọng. Đa số các em đều tự mình tìm
hiểu thông qua internet, sách báo về sức khỏe sinh
sản. Có những thắc mắc về tâm sinh lí, về những
thay đổi về cơ thể nhưng các em đều không biết hỏi


ai. Lí do một phần là do các em ngại vì các em nghĩ
đây là chuyện nhạy cảm, một phần do không phải ai
cũng có kiến thức chuyên môn về vấn đề này mà có
thể giải quyết được.
Như vậy, nhu cầu được nâng cao kiến thứ
về súc khỏe sinh sản của các em học sinh THPT là rất
lớn. Các em đang ở độ tuổi chuyển từ “trẻ con” sang
“người lớn” nên nếu không được trang bị kiến thức về

sức khỏe sinh sản ngay trong giao đoạn này, các em
dễ bị gặp nhưng vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe,
tâm lí.

2.

Đánh giá khả năng thành lập nhóm

2.1

Đánh giá khả năng tài trợ hoạt động nhóm

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản
cho học sinh THPT là việc quan trọng. Nhà trường và
phụ huynh học sinh có thể sẽ hỗ trợ về mặt vật chất.
Nếu kinh phí chưa đủ để nhóm hoạt động, nhóm có thể
đề xuất lên nhà trường và nhà trường đề xuất lên cấp
cao hơn để xin trợ cấp. Muốn xã hội phát triển và đi lên,
giáo dục phải đi đầu trong việc cải cách về đào tạo,
không chỉ là những kiến thức, lý thuyết khô khan trong
sách giáo khoa mà phải có thêm cả những kiến thức


bên ngoài, những kĩ năng đối phó để mai sau các em có
bước ra ngoài xã hội cũng có thể tìm ra cách giải quyết.
Những hoạt động của nhóm cũng không tốn
quá nhiều tri phí vì nhóm có thể sinh hoạt ngay trong
trường, không phải đi xa và thuận tiện trong quá trình
hoạt động
2.2


Đánh giá khả năng tham gia của các thành viên nhóm

Nhân viên công tác xã hội đưa ra mô hình
nhóm can thiệp để có thể đánh giá nhu cầu tham gia
và điều kiện thực tế của các em học sinh. Từ đó, đưa ra
phương thức hoạt động của nhóm, tiêu chuẩn chọn
thành viên, địa điểm và thời gian sinh hoạt nhóm, kết
quả có thể đạt được.
Đánh giá nhu cầu tham gia và điều kiện
thực tế của thân chủ thông qua trò chuyện trao đổi trực tiếp,
qua bảng hỏi khảo sát về mục đích, nhu cầu khi tham gia
nhóm, qua hồ sơ ghi chép và qua những sự phản ánh khác.
Nhu cầu tìm hiểu về kiến thức sức khỏe sinh
sản của các em học sinh trong giai đoạn này là rất cao nên
khả năng các thành viên tham gia vào nhóm là rất lớn

3. Tuyển chọn thành viên nhóm



Hình thức tuyển chọn: gặp mặt trực tiếp, nói
chuyện qua điện thoại hoặc qua email


Nguyên tắc chọn nhóm viên:



+ Những em học sinh có nhu cầu được nâng cao

nhận thức về sức khỏe sinh sản
+ Các thành viên phải có thái độ nghiêm túc, chấp
hành mọi nội quy do nhóm đề ra
+ Nhiệt tình tham gia các hoạt động của nhóm tổ
chức
Quy mô nhóm: nhóm lớn bao gồm 20 thành



viên

4.Chuẩn bị môi trường hoạt động nhóm

- không gian sinh hoạt nhóm
+địa bàn sinh hoạt : trường học , các địa bàn thuận tiện đi lại
cho
các thành viên
+địa điểm :lớp học ,hội trường và một số địa điểm ngoài trời
-không khí sinh hoạt nhóm :
+bầu không khí sinh hoạt thoải mái dân chủ, nhiệt tình,sôi
nổi,
+mối quan hệ: các thành viên thân thiện,cởi mở,tôn trọng ý
kiến của
nhau.các thành viên giúp đõ nhau trong hoạt động .Các
thành viên trong nhóm có chung một nhu cầu nhất định cần


được giải quyết. Mỗi cá nhân trau dồi các kĩ năng như kĩ năng
lắng nghe, kí năng thuyết trình, kĩ năng tổ chức sự kiện,… để
có thể kết hợp nhuần nhuyễn và đem lại hiệu quả cho các

hoạt động của nhóm
5. Viết đề xuất nhóm



Loại hình nhóm: nhóm can thiệp- mô hình
nhóm giáo dục



Đối tượng của nhóm: học sinh trung học
phổ thông



Số lượng thành viên: 20 bạn
Quá trình tuyển chọn thành viên:
+ Tìm hiểu tình hình, nhu cầu hiểu biết về

kiến thức sức khỏe sinh sản của học sinh THPT
+ Giới thiệu về liệu trình can thiệp hỗ trợ
của nhân viên công tác xã hội đối với các
thành viên có nhu cầu
+ Tuyển chọn thành viên thông qua gặp
mặt trực tiếp, nói chuyện qua điện thoại


Mục đích của nhóm: nâng cao hiểu biết về
sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT




Lãnh đạo nhóm: Giai đoạn đầu nhân viên
công tác xã hội sẽ là người lãnh đạo sau đó
nhân viên công tác xã hội sẽ giao cho 1
thanh viên trong nhóm




Địa điểm sinh hoạt nhóm: tại phòng học của
hoặc ở hội trường



Thời gian sinh hoạt: từ 8h đến 10h sáng thứ
7 hàng tuần



Dự thảo những nội dung trong sinh hoạt
nhóm:
+ Sự hiểu biết sơ khai của các em học sinh
về sức khỏe sinh sản
+ Những khó khăn của các em trong việc
tìm hiểu về vấn đề đó khi không có người hỗ
trợ
+ Hậu quả của việc không được trang bị
kiến thức về sức khỏe sinh sản
+ Ghi nhận các cảm xúc và hành vi của

các thành viên lúc sinh hoạt thông qua các
vấn đề.
+ Nhu cầu về việc mong muốn nâng cao
nhận thức về sức khỏe sinh sản trong độ
tuổi vị thành niên
+ Người có chuyên môn về sức khỏe sinh
sản và nhân viên công tác xã hội có nhiệm
vụ hỗ trợ nâng cao tầm hiểu biết cho các em
về vấn đề này
+ Nhân viên xã hội có nhiệm vụ giám
sát nhóm mình can thiệp, đồng thời hỗ trợ
những thành viên chưa nắm được kiến thức




kết quả mong đợi:
Các em học sinh nắm chắc kiến thức sức
khỏe sinh sản, từ đó ngăn chặn được nhiều
vấn đề như mang thai ngoài ý muốn, nạo
phá thai , quan hệ tình dục bừa bãi,… Thay
đổi nhận thức về việc tìm hiểu về sức khỏe



sinh sản trong giai đoạn này là việc nên làm
Nguồn lực để thành lập nhóm
• Nội lực
- Từ phía học sinh:Những em học sinh THPT còn
thiếu những kiến thức cần thiết về sức khỏe sinh

sản.Bản thân còn e ngại về những vấn đề của
mình, khó bộc lộ cho người khác.Các em bị ảnh
hưởng bởi quan niệm của người lớn đặc biệt là
cha mẹ, đây là vấn đề khó nói, tế nhị, không dễ
nói cho ai.Những đối tượng học sinh muốn nhận
được sự tư vấn về giới tính – tình yêu – tình
dục.Đối tượng khó tiếp cận được thông tin, ngại
tìm hiểu vấn đề này và những người thân không
sẵn sàng chia sẻ.Bản thân các em học sinh đã có
những hiểu biết nhất định về sức khỏe sinh sản
nói chung tuy nhiên những kiến thức của các em
còn chưa chính xác, đầy đủ.Ở lứa tuổi vị thành
niên các em học sinh đang trong thời kỳ có nhu
cầu tìm hiểu và khám phá cao nhất, nắm bắt
được tâm lý này để thành lập nhóm chia sẻ kiến
thức và kinh nghiệm cho kiến thức của các em
được hoàn thiện.Những đối tượng học sinh đã
yêu và có quan hệ tình dục trước hôn nhân với
bạn trai, bạn gái của mình.Người lãnh đạo phải


chuẩn bị đầy đủ công tác chuẩn bị kiến thức,
truyên thông trong nhóm, để thành viên khi
tham gia sẽ có được những kiến thức nhất định
về sức khỏe sinh sản.Những em học sinh gặp vấn
đề về tâm lý khi đã không có sự hiểu biết rõ về
sức khỏe sinh sản, dẫn đến mang thai ngoài ý
muốn trong lứa tuổi THPT.Điều đáng lo ngại là
khi các em không dám chia sẻ để được giải đáp
về cơ thể mình sẽ dẫn đến những suy nghĩ lệch

lạc không đúng đắn về sức khỏe sinh sản ở lứa



tuổi học sinh THPT.
- Từ phía nhân viên công tác xã hội
Ngoại lực
- Hiện nay kiến thức về sức khỏe sinh sản đóng vai
trò quan trọng trong định hướng về cả hành động và
suy nghĩ của các bạn. Xã hội ngày càng phát triển,
nhiều trào lưu mới ảnh hưởng đến cuộc sông của trẻ
vị thành niên như yêu sớm , sống thử... Do đó các
em cần có nhũng sự hiểu biết nhất định có để có thể
sống lành mạnh, tránh được những vấp ngã, hay
những sai lầm khi không được trang bị kiến thức về
-

sức khỏe sinh sản.
Các em học sinh THPT bị chi phối bởi các môi quan
hệ gia đình và xã hội. Trong đó nhà trường có tác
động lớn đến các em. Đây là nơi hàng ngày các em
học tập vui chơi và những kiến thức mà các em học
được là vô cùng quý giá. Nhà trường là nơi lý tưởng
để trang bị những kiến thức về sức khỏe sinh sản
cho các em học sinh THPT.


-

Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản trong nhà

trường là rất lớn tuy nhiên các kiến thức về sức
khỏe sinh sản tại các trường học hầu hết chưa được
giảng dạy như một môn học mà chỉ lồng ghép vào
các chương trình, kiến thức thông qua môn sinh học
hay sinh hoạt các lạc bộ... Chình vì vậy mà nhà
trường chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và tìm

-

hiểu kiến thức của học sinh.
Từ phía gia đình : Cần được sự quan tâm của bố mẹ
đến con cái, hiểu được sự phát triển về thể chất lẫn
tinh thần của con trong giai đoạn vị thành niên.
Những chia sẻ của người lớn sẽ giúp các em hiểu
thêm về bản thân mình, hiểu được những thay đổi

-

vấn để gặp phải.
Những tổ chức như các câu lạc bộ nữ sinh và nam
sinh trong trường...cũng góp phần giúp thành lập
những nhóm học sinh để giúp nâng cao kiến thức về

-

sức khỏe sinh sản.
Những tổ chức chính trị như Hội phụ nữ, Đoàn
thanh niên... sẽ có sự hỗ trợ về nguồn lực vật chất
giúp cho nhóm có đủ điều kiện để được thành lập.


1.2 Giai đoạn 2 : khởi động và bắt đầu hoạt động
1.2.1. Giới thiệu thành viên nhóm.
Sau khi thành lập nhóm nhân viên công tác xã hội cần tổ chức một buổi để giới
thiệu các thành viên trong nhóm với nhau. Thường là buổi sinh hoạt nhóm đầu
tiên. Việc giới thiệu thành viên trong nhóm với nhau giúp các thành viên có
nhận thức , ấn tượng ban đầu , biết được các thông tin cơ bản nhiệm vụ của từng
thành viên.


Đối với nhóm giáo dục nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh
THPT ở buổi giới thiệu thành viên nhóm cần đảm bảo những nội dụng sau:
nhân viên công tác xã hội cần xem xét chuẩn bị chu đáo về thời gian cách thức
giới thiệu có thể thông qua trò chơi trong buổi giới thiệu các thành viên nhóm
cần giới thiệu về thông tin cơ bản của bản thân , nhu cầu và kì vọng của bản
thân khi tham gia vào nhóm , năng lực hay sự đóng góp của cá nhân đối với
nhóm, những hiểu biết của bản thân về sức khỏe sinh sản.
1.2.2. Xây dựng mục đích và xác định mục tiêu của nhóm.
Nhân viên công tác xã hội cùng các thành viên trong nhóm thảo luận xác định
lại mục đích dựa trên những nhu cầu mong muốn chung chính nhất của các
thành viên trong nhóm ở đây mục đích của nhóm là nâng cao nhận thức về sức
khỏe sinh sản cho học sinh THPT.
Muốn thực hiện được mục đích cần thực hiện từng mục tiêu cụ thể. Mục tiêu cụ
thể chính là là từng kết quả cần đạt được trong một thời gian nhất định để hướng
tới mục đích của nhóm.Xây dựng các mục tiêu cụ thể càng rõ ràng và dễ đo
lường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá kết quả các hoạt độngc của
nhómKhi xây dựng mục tiêu nhóm, NVXH sẽ đóng vai trò là người điều phối
và người trưởng nhóm và các thành viên còn lại trong nhóm sẽ đóng vai trò là
người xây dựng mục tiêu.
Mục tiêu cụ thể của nhóm
-100% thành viên trong nhóm có kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản thông

qua quá trình hoạt động nhóm
-100% thành viên trong nhóm biết sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn,
quan hệ tình dục an toàn thông qua quá trình hoạt động nhóm.
-100% thành viên trong nhóm nắm được các kiến thức về đặc điểm tâm sinh lí
của lứa tuổi dậy thì hiểu rõ những đặc điểm về cơ thể và nhu cầu của bản thân.


- 100% thành viên biết các biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa các hành vi lạm
dụng tình dục , quấy rối tình dục ở giai đoạn vị thành niên.
1.2.3 Thảo luận đưa ra các nguyên tắc hoạt động của nhóm.
Muốn nhóm hoạt động tốt các thành viên trong nhóm cần tuân thủ các nguyên
tắc hoạt động nhóm. Nhân viên công tác xã hôi cần cùng các thành viên trong
nhóm thảo luận và đưa ra các nguyên tắc hoạt động cho nhóm.
Nguyên tắc hoạt động nhóm.
1. Mọi thông tin cá nhân chia sẻ trong nhóm sẽ được đảm bảo giữ bí mật.
2. Mọi thành viên đều phải bắt đầu buổi sinh hoạt đúng giờ.
3. Mọi người cần nỗ lực và chia sẻ một cách chân thành, trung thực.
4. Mọi ý kiến đưa ra cần được mọi người tôn trọng, lắng nghe.
5. Tôn trọng đời sống cá nhân của mỗi thành viên khi họ không tiện chia sẻ.
6. Không làm hộ, làm thay mà cùng chung tay hành động vì mục tiêu chung của
cả nhóm.
7. Luôn khuyến khích mọi người hỏi, phát biểu và phản hồi thông tin.
8. Sẽ thông báo trước lịch trình sinh hoạt cụ thể cho các thành viên khi có sự
thay đổi.
9. Cùng chung tay để xây dựng một môi trường nhóm thân thiên, hòa đồng, hỗ
trợ và phát triển.
10. Tin tưởng vào mục đích chân chính của nhóm.
11. Mọi thành viên trong nhóm đều phải nghiêm túc tuôn thủ các quy định trên.
1.2.4 Giúp các nhóm viên cảm nhận họ là một phần của nhóm.



Công tác xã hội nhóm chỉ có thể phát huy vai trò và mang lại sự thành công nếu
như các thành viên cảm nhận rõ ràng mình thuộc về nhóm , là một phần của
nhóm từ đó tạo ra môi trường hoạt động nhóm thân thiện thoải mái các thành
viên hỗ trợ tương tác tốt với nhau.
Để giúp các thành viên cảm nhận họ là một phần của nhóm nhân viên công tác
xã hội và các thành viên nhóm cần tạo ra một môi trường thân thiện thoải mái
thông qua các hoạt động vui chơi , giải trí , các thành viên trong nhóm cần tuân
thủ các nguyên tắc đặt ra như tôn trọng ý kiến của nhau, tôn trọng sự khác biệt ,
mỗi ý kiến , nguyện vọng của từng thành viên cần được xem xét , chú ý.
1.2.5. định hướng phát triển và dự báo về những khó khăn cản trở trong tiến
trình.


Định hướng phát triển của nhóm:
muốn nhóm hoạt động và phát triển cần phải đưa ra những định hướng
phát triển cho nhóm , việc xác định cụ thể những mục đích, mục tiêu của
nhóm, dự thảo kế hoạch hoạt động của nhóm và tôn trọng, phát huy
những thế mạnh của mỗi cá nhân và của cả nhóm cũng chính là đảm bảo



hoạt động đúng theo định hướng của nhóm
Dự báo về những khó khăn cản trở trong tiến trình hoạt đông:
Trong quá trình hoạt động của nhóm sẽ gặp những khó khăn trở ngại nhất
định nhân viên công tác xã hội cần cùng nhóm dự báo những khó khăn
trở ngại giúp các thành viên chuẩn bị tâm lí những khó khăn mà nhóm có
thể gặp phải như:
+ các thành viên trong nhóm bất đồng ý kiến , quan điểm
+ thời gian sinh hoạt của nhóm trùng với thời gian hoạt động của các

thành viên.
+ việc mời các chuyên gia , bác sĩ sẽ tốn nhiều kinh phí, kinh phí nhóm
còn ít.
+ các thành viên nhóm là các em học sinh trung học phổ thông , đang ở
trong giai đoạn tâm sinh lí có nhiều biến động nên có những hành vi và
suy nghĩ sai lệch.


+ nhiều bậc phụ huynh không muốn con mình tìm hiểu về sức khỏe sinh
sản vì sợ rằng sẽ “ vẽ đường cho hươu chạy”.
1.3 Giai đoạn 3: tập trung hoạt động.
1.3.1 Chuẩn bị các cuộc họp nhóm.
-

Khoảng thời gian giữa hai lần họp nhóm là thời điểm nhân viên công tác
xã hội cần chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu và các nguồn lực cần
thiết cho buổi sinh hoạt tiếp theo

-

Căn cứ vào việc đánh giá những nội dung sinh hoạt của buổi trước đó mà
nhân viên công tác xã hội thảo luận với các thành viên chuẩn bị cho cuộc
họp nhóm tiếp theo.

-

Trong quá trình này, nhân viên công tác xã hội cần lưu ý việc lựa chọn sử
dụng các kỹ thuật hướng dẫn và chuẩn bị các hoạt động phục vụ cho nội
dung sinh hoạt nhóm: các trò chơi, bài tập vận động, kỹ thuật trị liệu…


1.3.2 tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp.
Thời gian hoạt động của nhóm là 8 buổi trong từng buổi sinh hoạt nhóm cần có
những hoạt động cụ thể để đạt được những mục tiêu để ra.
Buổi 1: Làm quen giữa nhân viên xã hội với các thành viên và
giữa các thành viên với nhau. Nói một cách khái quát về việc
thành lập nhóm

-

Nhân viên CTXH giới thiệu qua về bản thân và nội dung
sinh hoạt buổi đầu tiên của nhóm. Vì là buổi đầu tiên,
giữa nhân viên xã hội với các thành viên có thể chưa
hiểu rõ về nhau nên trong buổi này, nhân viên xã hội có
nhiệm vụ gắn kết mọi người với nhau, tạo không khí


sinh hoạt vui vẻ và chưa đề cập đến kiến thức về sức
khỏe sinh sản

-

Để các thành viên có những hiểu biết về các thành viên
trong nhóm mình tham gia, nhân viên xã hội tổ chức
một trò chơi nho nhỏ là trò “Giới thiệu tên”
1.

Mục đích: tạo không khí cởi mở, thân thiện

2.


Số người tham gia: 20 người

3.

Thời gian: 20-30 phút

4.

Cách thức: tất cả mọi người ngồi thành vòng tròn,
từng người giới thiệu. Người phía sau trước khi
giới thiệu về bản thân thì phải nói được tên của
một thành viên bất kì nào đó đã giới thiệu ở phía
trước. Nếu nói sai sẽ bị phạt hát một bài hát do
đa số các thành viên trong nhóm đưa ra.

-

Sau khi tổ chức trò chơi xong, nhân viên xã hội sẽ tham
khảo ý kiến của các thành viên trong nhóm xem trò chơi
đó đã giúp các thành viên hiểu thêm về nhau chưa, các
em có thích thú không?,….

-

Nhân viên xã hội cùng với các thành viên trong nhóm
xác định lại mục đích, mục tiêu của nhóm đó là nâng
cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho các thành viên
trong nhóm nhằm đào tạo cho các em phát triển toàn
diện về mọi mặt



-

Cùng nhau đưa ra nguyên tắc hoạt động của nhóm để
đảm bảo các thành viên đều thấy hợp lí và nghiêm
chỉnh chấp hành

-

Chọn thời gian, địa điểm phù hợp với các thành viên
trong nhóm
+ Địa điểm sinh hoạt nhóm: tại phòng học của lớp
+ Thời gian sinh hoạt: từ 8h giờ đến giờ 10 sáng thứ

7 hàng tuần

-

Chọn ra một nhóm trưởng để nhân viên xã hội có thể
tiện liên lạc với nhóm thống nhất hoạt động hoặc thay
đổi lịch sinh hoạt đột xuất

-

Lập nội dung sinh hoạt cho buổi sau và chuẩn bị các thứ
liên quan đến hoạt động của tuần sau (nếu có).

-

Nhân viên xã hội hỏi các thành viên trong nhóm xem có

thỏa mãn với những gì làm được trong buổi sinh hoạt
ngày hôm nay không và có góp ý gì để buổi sinh hoạt
lần sau tốt hơn.

Buổi 2: nhân viên công tác xã hội mời các chuyên gia hoặc bác
sĩ chia sẻ về kiến thức sức khỏe sinh sản.


-

Mục đích : giúp các thành viên có được kiến thức cơ bản

-

về sức khỏe sinh sản.
Số thành viên tham gia 20 thành viên
Địa điểm: tại phòng học của lớp hoặc tại hội trường
Nội dung chia sẻ : chuyên gia , bác sĩ sẽ chia sẻ về thế
nào là sức khỏe sinh sản, những đặc điểm tâm sinh lí
tuổi dậy thì, những bệnh lây qua đường tình dục và cách

-

phòng tránh
Nhân viên công tác xã hội hỏi các thành viên xem có
thỏa mãn với những hoạt động sinh hoạt trong ngày
hôm nay không , các ý kiến đóng góp của các thành
viên.

Buổi 3: giải đáp thắc mắc của các thành viên.



Sau buổi 2, buổi chia sẻ kiến thức về sức khỏe sinh sản của chuyên gia thì tại
buổi 3 này, nhân viên công tác xã hội sẽ cùng chuyên gia giải đáp các thắc
mắc, nhu cầu tìm hiểu về những vấn đề trọng tâm liên quan đến sức khỏe
sinh sản mà nhân viên xã hội tổng hợp được qua phiếu khảo sát. Đồng thời,
các thành viên trong nhóm sẽ có sự tương tác trực tiếp bằng việc đặt ra câu



hỏi cho chuyên gia, cho nhân viên xã hội.
Nhân viên xã hội se có sự chuẩn bị về các công cụ trợ giúp, phục vụ cho



buổi họp (đã được thông qua và thống nhất từ cuối buổi học trước).
Các câu hỏi qua quá trình khảo sát và câu trả lời của chuyên gia cũng như
góc tư vấn:

Câu 1: thế nào là tuổi dậy thì? Dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không?
Trả lời:
- Tuổi dậy thì là mốc đánh dấu sự trưởng thành về mặt sinh học của cơ
thể, thường kéo dài từ 3-4 năm và được chia làm 2 giai đoạn: giai
đoạn tiền dậy thì và giai đoạn dậy thì hoàn toàn.
• Theo tổng cục dân số - bộ y tế thì tuổi dậy thì của người Việt Nam
vào độ tuổi từ 9 – 14 tuổi ở nữ và 12 -15 tuổi ở nam. Đối với người


Việt Nam: trẻ em nữ dậy thì hoàn toàn vào khoảng 13 – 15 tuổi,
đánh dấu bằng lần có kinh đầu tiên. Trẻ em nam dậy thì hoàn toàn

vào khoảng 14-16 tuổi, đánh dấu bằng lần xuất tinh không chủ định


đầu tiên.
Ở tuổi dậy thì, dưới tác dụng sinh lý của tuyến hóc môn, cơ thể trẻ
diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình dáng tâm lý, cơ qua sinh
dục, phân biệt rõ giới tính nam/nữ và bắt đầu có khả năng tình dục,

khả năng sinh sản.
- Dậy thì muộn là trường hợp vượt quá độ tuổi bình thường này mà
không có bất kì dấu hiệu nào của những thay đổi cơ thể.
• Về cơ bản thì việc dậy thì muộn không ảnh hưởng ddeesnsuwj phát
triển của cơ thể nhưng lại dễ ảnh hưởng đến tâm lý: cảm thấy tự ti,
mặc cảm khi thấy mình “lạc loài” với các bạn cùng trang lứa, sợ


ình không “bình thường”.
Ngoài ra, nếu dậy thì muộn đi kèm những biểu hiện không bình
thường của cơ thể thì đó có thể là hậu quả của các bệnh như: tiểu



đường, loãng xương, hen xuyễn,...
Thông thường thì dậy thì dù chậm nhưng không có các triệu chứng
khác thường thì các bạn khong cần lo lắng, có thể chia sẻ để giải
tỏa áp lực hoặc có thể tìm gặp các bác sĩ chuyên ngành để được tư
vấn, chữa trị kịp thời.

Câu 2: tuổi dậy thì của nam và nữ có phải là tuổi “nổi loạn” không?
Trả lời:

- Mọi người vẫn bảo tuổi dậy thì là tuổi “khó bảo”, “có lớn mà chưa có
khôn”, vì vậy thường quan niệm đây là “tuổi nổi loạn”
- Thực chất nguyên nhân dẫn đến “danh xưng tuổi nổi loạn” là do chất
adrenalin trong cơ thể tăng lên, làm tim đập nhanh, làm tăng huyết áp,
dễ dẫn đến hành vi bột phát, thiếu suy nghĩ chín chắn.


- Vì vậy, ở tuổi này các em cần sự định hướng, rèn luyện tính tự chủ,
tham gia các hoạt động thể dục, thể thao lành mạnh để giúp tinh thần
thoải mái.
Câu 3: Ở tuổi dậy thì các em cần được chăm sóc như thế nào?
Trả lời:
- Các em cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như:
protein, vitamin, sắt, omega,...
- Cần có sự quan tâm từ cha mẹ, sự thương yêu, đọng viên từ gia đình,
bạn bè,...
- Cần rèn luyện sức khỏe, kĩ năng sống.
- Cha mẹ nên tôn trọng con cái, có sự trao đổi kịp thời để con có được
Những nhận thức đúng đắn dựa trên nhu cầu, sở thisng, năng lực của
con.
Câu 4: mộng tinh, di tinh là gì? Mộng tinh, di tinh có hại tới sức khỏe
không?
Trả lời:
- Mộng tinh là xuất tinh không chủ động xảy ra trong khi ngủ (thường
vào ban đêm) là hiện tượng cơ thể tự giải phóng tinh trùng và tinh
dịch. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên thường gặp ở nam tuổi dậy
thì, do tinh hoàn đã bắt đầu sản xuất ra tinh trùng. Mộng tinh không
ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
- Di tinh là hiện tượng tự động xuất tinh lúc thức, khi có những kích
thích tình dục như nghĩ về bạn gái/người yêu. Di tinh cũng thường

xuyên xảy ra đối với các em trai tuổi dậy thì. Nhưng nếu di tinh xảy ra
nhiều lần trong một ngày thì đó là hiện tượng của bệnh lý, nguyên
nhân có thể do viêm tuyến tiền liệt, túi tinh hay niệu đạo. Những
trường hợp này các em nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Câu 5: các em nữ ở tuổi dậy tì có nên dùng thuốc tránh thai nội tiết không?


Trả lời:
Thông thường ở tuổi dậy thì hoạt động của buồng trứng và nội tiết chưa
hoàn chỉnh, do đó không nên ức chế hoạt đọng của nó. Vì vậy, không nên
dùng thước tránh thai nội tiết ở lứa tuổi dậy thì.
Câu 6: những biểu hiện của tình yêu tuổi vị thành niên và tại sao tuổi vị
thành niên lại có những rung động dầu đời?
Trả lời:
Tình yêu đầu đời thường trong sáng nhưng các em cần phân biệt được
tình yêu và sự “rung động”
- Biểu hiện của tình yêu tuổi vị thành niên là: quan tâm đến những hành
vi, thái độ, trang phục, vẻ bề ngoài của nhau; thích gặp gỡ, gần gũi, trò
chuyện với nhau; thích chia sẻ mọi cảm xúc vui buồn với nhau; sẵn
sàng bảo vệ nhau thậm chí cãi lời cha mẹ để được yêu,...
- Vị thành niên thường có những rung động đầu đời do phát triển đột
biến, đặc bệt là sự phát triển của hooc môn giới tính đã tác động đến
hoạt dọng tâm lý. Vì vậy xuất hiện cảm xúc đầu đời với người bạn
khác giới; sự giao tiếp bạn bè được mở rộng giữa các em khác giới, có
điều kiện gần gũi. Đã tạo điều kiện gần gũi, tạo cơ hội cho họ bộc lộ
tình cảm.
Câu 7: tại sao vị học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng đang di học
không nên có quan hệ tình dục? Vì sao học sinh THPT lại có quan hệ tình
dục trước hôn nhân?
Trả lời:

- Những đối tượng này đang ở giai đoạn phát triển, cơ thể chưa hoàn
chỉnh và trưởng thành về mặt tâm lý. Nếu các bạn có quan hệ tình dục
sớm có thể dẫn đến có thai ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến đời sống đặc


biệt là đối với sức khỏe đối với bạn gái hoặc gây phản ứng cơ năng
sinh dục đối với nam; làm tăng nguy cơ ung thư bộ phận sinh dục. Mặt
khác, học tập của các bạn cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Lý do một số bạn có quan hệ tình dục trước hôn nhân: chủ yếu là do tò
mò, các bạn nam muốn khám phá điều mới lạ, cảm nghĩ phiêu lưu;
bạn nữ chủ yếu là do bồng bột, ngộ nhận. Một số khác là do thiếu hiểu
biết, hiểu biết sai về giới tính, về sức khỏe sinh sản.
Câu 8: thế nào là tình dục an toàn có trách nhiệm?
Trả lời:
Tình dục an toàn có trách nhiệm là khi qua hệ tình dục mỗi người phải
biết quan tâm đến mong muốn, ý nguyện của nhau và biết tự kiểm soát
hành vi tình dục của mình, đáp ứng hài lòng đối phương. Mặt khác, hoạt
động tình dục cần đảm bảo phòng tránh được mang thai ngoài ý muốn,
phòng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS.
Câu 9: hậu quả của việc quan hệ tình dục sớm ỏ THPT?
Trả lời:
- Quan hệ tình dục sớm ở giai đoạn này dễ dẫn đến mang thai ngoài ý
muốn, gây nhiều hậu quả xấu về sức khỏe như: dễ bị tai biến khi mang
thai và sinh đẻ, tỷ lệ mẹ và con mất cao. Nếu phá thai không an toàn
sẽ dẫn đến thủng tử cung, chảy máu, nhiễm trùng, biến trứng vô sinh
sau này, thậm chí gây tử vong; nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường
tình dục, HIV/AIDS.
- Dễ dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng, tăng gánh nặng về vật chất
cũng như tinh thần cho bản thân, gia đình.
Câu 10: những chứng bệnh tâm lý dễ mắc phải ở tuổi dậy thì?

Trả lời:


- Stress: ở giai đoạn này các em dễ bị áp lực từ học tập, gia đình, bạn
bè,...thậm chí những suy nghĩ tiêu cực, stress ở các em. Vì thế, điều
này cần được phòng tránh và phát hiện từ sớm để chữa trị kịp thời.
- Rối loạn tâm lý: biêu hiện dễ thấy như biếng ăn, mất ngủ, mệt mỏi, lo
âu, dễ cáu gắt, học tập giảm sút,... nặng hơn còn có các biểu hiện như
nói năng lung tung, khóc cười vô cớ, dễ hoảng sợ, ngại tiếp xúc với
người khác,... thậm chí còn có ý định tự tử.
- Rối loạn hành vi: khi mắc bệnh này, các bạn trẻ thường có hành vi
xâm phạm sớm và rất khó thích ứng với xã hội. Một số trường hợp có
thể thích ứng song vẫn có hành vi chống đối xã hội, phạm pháp.
Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là sự ảnh hưởng, tác động của
phim ảnh bạo lực, đồ trụy, từ bạn bè, gia đình,...
- Trầm cảm: là căn bệnh rối loạn tâm thần thường gặp với nhiều triệu
chứng như: hay buồn bã, không quan tâm đến mọi thứ xảy ra xung
quanh và cả với bản thân, dễ mệt mỏi, mất hy vọng vào tương lai,...
căn bệnh này dễ mắc ở độ tuổi này do sự nhạy cảm dễ chịu áp lực từ
xung quanh, từ học hành, từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè,... bạn tự cô lập
mình với thế giới xung quanh, thậm chí nhiều bạn sống trong “thế giới
riêng” của mình.
- Biện pháp phòng chống các biến đổi tâm lý:
• Khi có biểu hiện của các bệnh tâm lý như trên, các bạn nên tâm
sự với người thân trong gia đình hoặc bạn bè, thầy cô để tìm sự


giúp đỡ.
Tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện tập thể, hoạt động xã
hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, hoạt động tiêu cực,






bạo lực,...
Nếu nặng hơn thì cần đến gặp bác sĩ tâm lý để chuẩn đoán và

chữa trị kịp thời.
Sau khi trả lời các câu hỏi thu thập được qua khảo sát thì thời gian còn lại
các thành viên nhóm có thể thoải mái chia sẻ, đặt câu hỏi trực tiếp cho
chuyên gia trong thời gian của hoạt động. Trường hợp không đủ thời


gian, nhân viên xã hội sẽ ghi lại và gửi lại câu trả lời cho các bạn qua
trang xã hội của nhóm hoặc qua mail nếu thành viên yêu cầu tính riêng
tư.
Buổi 4: các hoạt động vui chơi , tương tác giữa các thành viên.
Nhân viên công tác xã hôi tổ chức buổi ngoại khóa ngoài trời ,
các thành viên trong nhóm sẽ co không gian mới vui vẻ thoải
mái.
- Mục đích : thông qua các hoạt động vui chơi các thành
viên trong nhóm có thêm sự hiêu biết về sức khỏe sinh
sản , tạo bầu không khí sôi nổi vui vẻ giữa các thành
viên
- Địa điểm : ở nhà văn hóa hoặc công viên
- Nội dung sinh hoạt: tổ chức các trò chơi tìm hiểu về kiến
thức sức khỏe sinh sản
Trò chơi :Trò chơi đoán ý
Cách chợi: Ta lần lượt đưa ra các từ ,các câu nói có liên quan đến vấn đề sức

khỏe sinh sản sau đó lấy tinh thần xung phong của những thành viên trong
nhóm ai có nhu cầu muốn chơi sẽ được chơi.Mỗi lượt choi sẽ có hai người
cùng chơi với nhau,trong hai bạn đó một bạn sẽ được biết trước từ cần diễn
đạt cho bạn kia hiểu,qua hành động cử chỉ bạn chưa biết đáp án sẽ nói chính
sác từ bạn biết đáp án diễn tả. Sẽ có nhiều lượt chơi trứ không phải có một
lượt chơi ,có thể 3 đến 4 lượt chơi,
Người chơi: Tất cả các thành viên trong nhóm
Luật chơi: Ai có tinh thần muốn tham gia trò chơi sẽ được chọn chơi
Phần thưởng : nếu trong các cặp cùng lên chơi cặp nào trả lời đúng nhiều
nhất sẽ là người thắng cuộc và cũng sẽ được món quà về tinh thần: sách về sức
khỏe sinh sản …..


×