Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tóm tắt chương trình học kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.32 KB, 11 trang )

Tóm tắt: Sinh học 9 Học kì II
ÔN TẬP SINH HỌC (BÀI SỐ LẺ)
©®
Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ NHÂN TỐ SINH THÁI
I. Môi trường sống của sinh vật:
- Môi trường là nơi sống của sinh vật, chứa những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp lên sự sống, sự sinh trưởng và sự phát triển của sinh vật.
- Có bốn loại môi trưòng chủ yếu:
a. Môi trường đất: chuột chù, giun đất, vi sinh vật,…
b. Môi trường nước: cá, tôm, cua, thủy sinh,…
c. Môi trường cạn: chó, mèo, thực vật, rừng,…
d. Môi trường sinh vật: bọ chét, chí, lãi,…
II. Nhân tố sinh thái của môi trường:
- Nhân số sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sự sống của
sinh vật.
- Phân loại: 2 nhóm
a. Nhân tố vô sinh: gió, đất, nước,…
b. Nhân tố hữu sinh:
+ Con người (có tư duy trừu tượng và lao động)
+ Sinh vật khác: sâu, bọ, vi sinh vật,…
III. Giới hạn sinh thái:
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố
sinh thái nhất định.
Bài 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN
ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:
- Đa số sinh vật sống trong khoảng từ 0 đến 50
0
C.
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái và hành động sinh lí của động, thực vật.
• Đặc điểm sinh vật sống ở xứ nóng và xứ ôn đới / xứ lạnh:


Xứ nóng Xứ ôn đới / xứ lạnh
Thực vật - Rễ dài
- Thân mọng nước
- Lá có tầng cutin dày, hạn chế thoát
hơi nước.
VD: cây xương rồng
- Rụng lá mùa đông
- Thân có vỏ sần sùi (Giữ
nhiệt)
VD: cây thông
Động vật - Da dày
- Có vảy sừng
- Thận hấp thụ nước tốt
- Đào hang trong cát
- Kiếm mồi ban đêm
VD: thằn lằn
- Ngủ đông
- Có một số tập tính đặc biệt
như cò đứng một chân để
giảm tiếp xúc với cái lạnh
môi trường.
VD: Gấu Bắc Cực
• Sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt:
- Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống,
cá, ếch nhái, bò sát.
Người soạn: Nguyễn Vĩ Khang + Hoàng Thùy Vân,
Lớp 9A7, trường Thực Nghiệm Sư Phạm -1-
Tóm tắt: Sinh học 9 Học kì II
- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi

trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim,
thú và con người.
II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật:
- Một số ví dụ về sự ảnh hưởng của độ ẩm lên thực vật:
+ Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối trong
rừng có phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Cây sống nơi ẩm
ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng, hồ ao có phiến lá hẹp.
+ Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu
giảm, lá biến thành gai.
- Thực vật chia làm 2 nhóm:
+ Thực vật ưa ẩm: phong lan, rêu, dương xỉ, bèo,…
+ Thực vật chịu hạn: xương rồng, phi lao, thùy dương,...
- Động vật chia làm 2 nhóm:
+ Động vật ưa ẩm: ếch, nhái, giun đất, cá, tôm,…
+ Động vật ưa khô: thằn lằn, lạc đà, rắn, cóc,…
Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT
I. Thế nào là một quần thể sinh vật?
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một
khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối
và sinh ra con cái.
II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể:
1. Tỉ lệ giới tính:
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong một quần thể,
thường là 1:1.
- Tỉ lệ này phụ thuộc vào: Môi trường sống và độ tuổi quần thể.
- Tỉ lệ giới tính phản ánh tiềm năng phát triển của quần thể
2. Thành phần nhóm tuổi:
- Mỗi quần thể có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái riêng:
Các nhóm tuổi Ý nghĩa sinh thái
Nhóm tuổi trước

sinh sản
Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu
làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể.
Nhóm tuổi sinh
sản
Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản
của quần thể.
Nhóm tuổi sau
sinh sản
Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh
hưởng tới sự phát triển của quần thể.
- Người ta thường dùng tháp tuổi để biểu diễn các nhóm tuổi.
- Có 3 dạng tháp tuổi: dạng phát triển, dạng ổn định và dạng giảm sút.
3. Mật độ quần thể:
- Là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích, thể tích.
- Cho ta biết sự phân bố nguồn sống trong môi trường có đồng đều hay không.
III. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật:
Khi mật độ cá thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều
bệnh tật thì nhiều cá thể sẽ bị chết. Khi đó, mật độ quần thể lại được điều chỉnh
trở về mức cân bằng.
Người soạn: Nguyễn Vĩ Khang + Hoàng Thùy Vân,
Lớp 9A7, trường Thực Nghiệm Sư Phạm -2-
Tóm tắt: Sinh học 9 Học kì II
Bài 49: QUẦN XÃ SINH VẬT
I. Khái niệm:
- Là tập hợp nhiều quần thể khác loài sống trong cùng không gian nhất định, có
quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
II. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã:
Đặc điểm Các chỉ số Thể hiện
Số lượng

các loài
trong quần

Độ đa
dạng
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
Độ nhiều Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
Độ thường
gặp
Tỉ lệ phần trăm số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng
số địa điểm quan sát
Thành
phần loài
trong quần

Loài ưu thế Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Loài đặc
trưng
Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các
loài khác
III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã:
Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở
mức độ phù hợp với các khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh
học trong quần xã.
Ví dụ: Khi gặp điều kiện thuận lợi thì cây cối xanh tốt nên:
Sâu tăng Chim ăn sâu tăng Sâu giảm Chim ăn sâu giảm
Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
I. Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã
hội:

1. Thời kì nguyên thủy: (Từ hơn 10.000 năm trước)
- Săn bắt và hái lượm, phát hiện ra lửa
=> Tác động không đáng kể đối với tự nhiên.
2. Thời kì nông nghiệp: (Từ hơn 6.000 năm trước)
- Chăn nuôi, trồng trọt
=> Tác động khá nhiều đến thiên nhiên, tuy tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng
nhưng lại phá hủy rừng làm đất canh tác, xói mòn đất, nhiều vùng rừng bị
chuyển đổi thành khu dân cư.
3. Thời kì công nghiệp: (Từ thế kỉ XVIII)
- Chế tạo ra máy móc, cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị
hóa
=> Tác động mạnh mẽ tới môi trường, phá đi nhiều thảm thực vật, gây ra xói
mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội. Điều đó làm mất cân
bằng hệ sinh thái. Ngoài ra cũng có những ưu điểm như tạo ra giống sinh vật tốt,
tạo ra phân bón, thuốc trừ sâu làm tăng sản lượng và khống chế bệnh.
II. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên:
Người soạn: Nguyễn Vĩ Khang + Hoàng Thùy Vân,
Lớp 9A7, trường Thực Nghiệm Sư Phạm -3-
Tóm tắt: Sinh học 9 Học kì II
Một trong những tác động lớn nhất của con người đối với môi trường tự nhiên đó
là phá hủy thảm thực vật, gây ra biết bao hậu quả không lường được. Các hoạt
động đốt rừng làm rẫy, khai thác khoáng sản, phát triển đô thị gây ra nhiều hậu
quả như mất nhiều loài sinh vật, xói mòn đất, lũ lụt, ô nhiễm môi trường,…
III. Vai trò con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên:
Biện pháp khắc phục:
- Hạn chế gia tăng dân số quá nhanh.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi, trồng rừng mới.
- Kiểm soát, giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tìm biện pháp cải tạo môi trường.

Bài 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tiếp theo)
III. Hạn chế ô nhiễm môi trường:
1. Hạn chế ô nhiễm không khí:
- Bảo vệ, trồng cây gây rừng.
- Tăng cường sử dụng những nguồn năng lượng sạch. (năng lượng mặt trời,
gió,…)
- Chôn lấp, đốt rác một cách khoa học.
- Xây dựng các khu công nghiệp ở xa khu dân cư.
- Lập các thiết bị lọc bụi, xử lí khí độc trong nhà máy.
2. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước:
- Tạo bể lắng và lọc nước thải.
- Cải tạo hệ thống thoát nước và xử lí nước thải.
- Nâng cao ý thức người dân, nghiêm cấm xả rác xuống lòng sông, kênh rạch.
3. Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật:
- Ban hành những quy định nghiêm ngặt và tăng cường công tác quản lý về mức
độ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
- Tăng cường giáo dục người sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật.
- Rửa sạch rau quả trước khi ăn.
4. Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn:
- Xây dựng một số nhà máy xử lí rác.
- Tái chế, tái sử dụng các sản phẩm nếu có thể.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xử lí rác thải.
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường.
Bài 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ
GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
I. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã:
Khôi phục môi trường và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên hoang dã là để duy trì
cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên.
II. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên:
1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật:

- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn,… kết hợp trồng cây gây rừng mới.
- Xây dựng thêm các khu bảo tồn, vườn quốc gia.
- Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn gen quý.
Người soạn: Nguyễn Vĩ Khang + Hoàng Thùy Vân,
Lớp 9A7, trường Thực Nghiệm Sư Phạm -4-
Tóm tắt: Sinh học 9 Học kì II
2. Cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa:
- Trồng cây gây rừng để phủ xanh đồi trọc, đất trống.
- Tăng cường công tác thủy lợi và tưới tiêu hợp lí.
- Bón phân hợp lí, vệ sinh để cải tạo đất.
- Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp để tăng năng suất.
III. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã:
Học sinh có trách nhiệm tuyên truyền cho mọi người cùng hành động bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên.
Người soạn: Nguyễn Vĩ Khang + Hoàng Thùy Vân,
Lớp 9A7, trường Thực Nghiệm Sư Phạm -5-

×