Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá vai trò của người cấp tiến thích ứng với rủi ro thiên tai trong cộng đồng nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 67 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MƠI TRƯỜNG
----------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
“ Đánh giá vai trò của người cấp tiến trong thích ứng với rủi ro thiên tai
tại cộng đồng nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình”

Người thực hiện

: Trương Thị Trang

Lớp

: K58MTB

Khóa

: 58

Chun ngành

: Khoa học môi trường

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Võ Hữu Công

Địa điểm thực tập



: Huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình

Hà Nội - 2017


2



LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tớt nghiệp “Đánh giá vai trò của người cấp tiến thích ứng với
rủi ro thiên tai trong cộng đồng nuôi trồng thủy sản tại huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình” đã được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và
tích lũy kiến thức tại trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng với sự
hướng dẫn, dạy bảo tận tình của các thầy cơ giáo khoa Mơi trường và sự giúp
đỡ, đóng góp ý kiến của bạn bè và gia đình.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Võ Hữu
Cơng, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu
để em có thể hồn thành tớt khóa luận.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Bộ môn
Quản lý môi trường thuộc khoa Môi trường – Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, những người đã cung cấp khiến thức bở ích trong śt q trình giảng
dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa luận.
Trong đợt khảo sát thực địa tháng 3 năm 2017, em đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của người dân và cán bộ địa phương xã Thái Thượng và Thái
Đơ, tḥc huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Nhân dịp này em cũng xin bày to
lòng biết ơn và rất trân trọng tình cảm đặc biệt đó.
Ći cùng, em cũng cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đã ủng hợ
em trong śt q trình học và hồn thành khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nợi, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Trương Thị Trang

i


MỤC LỤC

ii


DANH MỤC BẢNG

iii


DANH MỤC HÌNH

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt/ ký hiệu

Cụm từ đầy đủ

BCH


Ban chỉ huy

BĐKH

Biến đổi khí hậu

KHCN

Khoa học công nghệ

KT - XH

Kinh tế – xã hội

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

RRTT

Rủi ro thiên tai

UBND

Ủy ban nhân dân

v



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thái Bình là một trong 28 tỉnh thành của cả nước tiếp giáp với biển.
Cùng với sự đa dạng, phong phú về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên, Thái Bình được đánh giá là vùng lãnh thổ rất giàu tiềm năng, đặc biệt
là tài nguyên biển. Là tỉnh có 54 km đường biển, thường xuyên phải chịu
nhiều ảnh hưởng của thiên tai như bão lũ, mưa lớn…do vậy Thái Bình ln
quan tâm đến việc ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai để giảm thiểu thiệt
hại. Đồng thời xây dựng phương án thích nghi gắn liền với phát triển kinh tế.
Theo báo cáo thống kê của BCH phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
tỉnh Thái Bình (2017), tởn thất bình quân hàng năm do thiên tai tại địa phương
lên đến hàng chục tỷ đồng. Ước tính khoảng 38 % tổng diện tích đất đai và 25
% dân số phải chịu nguy cơ bão và lũ lụt. Chỉ tính đến cơn bão đầu tiên trong
năm 2016 (cơn bão có tên q́c tế là Mirinae đở bợ vào Thái Bình từ đêm
ngày 27/7 kéo dài đến sáng ngày 28/7) đã khiến 2 người chết, 5 người bị
thương, gần 50.000 ha lúa có nguy cơ bị mất trắng, khoảng 1.900 ha diện tích
hoa màu bị ngập úng, 10.000 ha diện tích thủy sản bị ảnh hưởng, hơn 9.000
cây xanh bị đổ, gần 30 nhà bị tốc mái và nhiều hậu quả khác đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống cộng đồng cư dân địa phương. Đặc biệt, Huyện
Thái Thụy - một trong những huyện ven biển phải chịu thiệt hại nặng nề do
thiên tai.
Hiện nay, Thái Thụy đang là huyện có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát
triển khai thác và nuôi trồng thủy sản với 27 km đường bờ biển và vùng bãi
triều rợng 13.000 ha. Vì huyện có chế độ khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác
mang tính đan xen giữa biển và lục địa, đợ phì nhiêu của đất đai thường thấp,
phần lớn diện tích có chế đợ thủy văn bị mặn hóa theo mùa. Khả năng phát
triển của cây lương thực và các cây hoa màu khác tương đối kém và cho năng
suất không cao, một số diện tích được sử dụng làm muối chưa đem lại hiệu
quả kinh tế cho người dân. Vì vậy, với lợi thế vị trí ven biển của mình, huyện
1



đã và đang tiến hành nhiều hình thức chuyển đởi (cấy lúa ruộng trũng, làm
muối, ...) sang nuôi trồng thuỷ sản (nước mặn, nước lợ, nước ngọt) với hiệu
quả cao hơn, đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thiên tai đang và sẽ tiếp tục diễn ra hết sức
phức tạp thì hoạt đợng ni trờng thủy sản của huyện gặp phải nhiều khó
khăn. Vì vậy, rất cần những người có kiến thức, chun mơn, có tư tưởng tiến
bợ giúp cộng đồng nuôi trồng thủy sản đưa ra những giải pháp thích ứng và
khắc phục hậu quả do thiên tai; góp phần thúc đẩy ngành ni trờng thủy sản
tại địa phương ngày càng phát triển và hướng tới phát triển bền vững. Hiện
nay, các nghiên cứu về vai trò của người cấp tiến trong thích ứng với rủi ro
thiên tai tại cộng đồng nuôi trồng thủy sản của huyện còn rất hạn chế, chủ yếu
là đánh giá tác động của thiên tai đến ni trờng thủy sản nhưng khơng có
tính khả thi, chưa đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động và các phương án
thích ứng với rủi ro thiên tai. Hơn nữa, khả năng ứng phó của hệ thớng tự
nhiên, xã hợi ở huyện Thái Thụy, Thái Bình chưa toàn diện và chi tiết, vẫn
còn nhiều bất cập. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn trên, đề tài: “Đánh giá vai
trị của người cấp tiến trong thích ứng với rủi ro thiên tai tại cộng đồng
nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” được lựa chọn
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá mức đợ ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến hoạt động nuôi trồng
thủy sản tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
- Đánh giá vai trò của người cấp tiến trong thích ứng với rủi ro thiên tai tại
cộng đồng nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy, Thái Bình

2



3. Yêu cầu nghiên cứu
Tìm ra người cấp tiến và những phương pháp nuôi do họ sáng tạo đã
giúp cộng đồng nuôi trồng thủy sản địa phương thích ứng với rủi ro thiên tai,
giảm thiểu thiệt hại và mang lại hiệu quả năng suất cao. Từ đó đánh giá vai
trò của người cấp tiến dựa vào lợi ích họ mang lại cho cộng đồng NTTS trong
thích ứng với rủi ro thiên tai tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đến hoạt động ni trờng thủy sản
tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Từ đó đánh giá nhận thức và phản ứng
của người dân trước ảnh hưởng của thiên tai đến cộng đồng.
- Xác định và đánh giá sự tham gia của các bên liên quan đặc biệt là vai
trò của cộng đồng nuôi trồng thủy sản trong thích ứng với rủi ro thiên tai.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định vai trò của người cấp tiến trong thích ứng với rủi ro thiên tai tại
cợng đờng ni trờng thủy sản có thế sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
nhà quản lý địa phương, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả nuôi trồng
thủy sản tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một sớ khái niệm
- Người cấp tiến
Là người có ý tưởng, có sáng kiến đợc đáo, ln đi đầu trong cải tiến và
đởi mới, có sức ảnh hưởng đến cợng đồng và được mọi người công nhận
(Rogers,


1962).

- Rủi ro thiên tai
Là thiệt hại do các hiện tượng tự nhiên như áp thấp nhiệt đới, bão, lốc, lũ
quét, sạt lở do mưa lớn….vv có thể gây tởn thất về người và tài sản, môi
trường và điều kiện sống, làm gián đoạn các hoạt động kinh tế - xã hội tại một
số cộng đồng trong một khoảng thời gian nhất định (Tài liệu hướng dẫn đánh
giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, 2014).
- Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là các hoạt động nuôi trồng thủy động, thực
vật thủy sinh mang lại giá trị kinh tế cho con người, có tác đợng tớt về mặt xã
hợi, khơng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và hiệu quả trong việc sử dụng
nguồn lợi tự nhiên.
NTTS là sự tác động của con người vào ít nhất một giai đoạn trong chu
kì sinh trưởng, phát triển của đới tượng ni trờng nhằm tăng tỷ lệ sống, tốc
độ sinh trưởng để đạt hiệu quả kinh tế cao (Kim Văn Vạn, 2009).
NTTS là các hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vật thủy sinh như cá,
nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thủy sinh… Q trình này bắt đầu từ thả giớng,
chăm sóc, ni lớn cho tới khi thu hoạch xong. Có thể ni từng cá thể hay
quẩn thể với nhiều hình thức nuôi theo các mức độ thâm canh khác nhau như
quảng canh, bán thâm canh hay thâm canh (FAO, 1992).

4


NTTS là ni các lồi thủy sinh vật trong mơi trường nước ngọt và nước
mặn, lợ bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật sản x́t tiến bợ, an tồn vào quy
trình ni nhằm nâng cao năng śt, chất lượng ngun liệu thủy sản (FAO,
2008).
- Cợng đờng

Bao gờm những nhóm người dân sớng trong cùng mợt làng, xã,
thơn/ấp/bản và có cùng các mối quan tâm chung (Tài liệu hướng dẫn đánh giá
rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, 2014).
- Cộng đồng nuôi trồng thủy sản
Là tập hợp các hộ gia đình cùng thực hiện hoạt đợng khai thác, sử dụng
và quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên một vùng nuôi, không phân biệt
địa giới hành chính và hình thức ni, cùng sử dụng chung ng̀n nước cấp
và hệ thớng thốt nước (Cao Lệ Qun, 2015).
- Tính dễ bị tổn thương (TDBTT)
TDBTT là những đặc điểm và hoàn cảnh của một cộng đồng, môi trường
hoặc tài sản dễ bị ảnh hưởng của các tác động bất lợi từ thiên tai (Tài liệu
hướng dẫn đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, 2014).
Ví dụ: Người dân xây dựng nhà, cơng trình ở những khu vực dễ xảy ra sạt lở,
lũ quét; khu vực có nhiều nhà tạm, nhà cấp 4 trong vùng bão, lũ; ngư dân
đánh bắt thủy hải sản thiếu trang thiết bị đảm bảo an tồn, …
- Năng lực phòng, chống thiên tai
Là tởng hợp các nguồn lực, điểm mạnh, và các điều kiện và đặc tính sẵn
có trong cợng đờng, tở chức và xã hợi có thể được sử dụng nhằm đạt được các
mục tiêu đề ra (Tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng
đồng, 2014).
Ví dụ: Năng lực ứng phó (tở chức di dời kịp thời, diễn tập, tở chức thành lập
các nhóm ứng phó nhanh, cứu hợ); Hệ thớng cơng trình (nhà kiên cớ, hệ thớng
đê điều); ý thức, kinh nghiệm, kỹ năng của cộng đồng và người dân.
5


1.1.2. Những khái quát chung về đổi mới
1.1.2.1. Định nghĩa về đởi mới
Đởi mới có thể được định nghĩa đơn giản như là một “ ý tưởng mới, thiết
bị hay phương pháp mới”. Tuy nhiên, đổi mới thường được xem như là việc

áp dụng các giải pháp tốt hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu mới, nhu cầu không
cần thiết hoặc nhu cầu hiện tại của thị trường. Điều này được thực hiện thơng
qua các sản phẩm, quy trình, dịch vụ, cơng nghệ hoặc mơ hình kinh doanh
hiệu quả hơn sẵn có cho thị trường, chính phủ và xã hợi (Maryville, 1992).
1.1.2.2. Đặc điểm của sự đổi mới
Các nghiên cứu đã khám phá ra nhiều đặc điểm của sự đổi mới. Các
đánh giá tổng hợp đã xác định được một số đặc điểm phổ biến trong hầu hết
các nghiên cứu. Sau đây là những đặc điểm mà nhà xã hội học người Mỹ Rogers trích dẫn trong bài đánh giá của mình.
- Lợi thế tương đối
Là mức đợ mà mợt sự đổi mới được cho là tốt hơn so với các ý tưởng mà
nó thay thế. Mức đợ lợi thế tương đới có thể được đo lường về mặt kinh tế,
nhưng các yếu tố uy tín xã hội, sự tiện lợi và sự hài lòng cũng là những yếu tố
quan trọng. Nó khơng phải là mợt vấn đề q lớn vì mợt sự đởi mới có rất
nhiều lợi thế khách quan. Tuy nhiên, mợt sự đởi mới có lợi thế tương đới cao
hơn thì sẽ được thơng qua nhanh hơn.
- Khả năng tương thích
Là mức độ mà một sự đổi mới được cho là phù hợp với các giá trị hiện
có, kinh nghiệm trước đó và nhu cầu của các ứng dụng tiềm năng. Nếu sự đổi
mới này không phù hợp với các giá trị và chuẩn mực của một hệ thớng xã hợi
thì sẽ khơng được thơng qua nhanh, đó là “tương thích”. Việc áp dụng mợt sự
đởi mới không tương thích thường được yêu cầu sự chấp nhận trước của hệ
thớng giá trị mới, đó là mợt q trình tương đới chậm. Mợt ví dụ về sự đởi
mới không tương thích là việc sử dụng các biện pháp tránh thai ở các nước
6


nơi mà niềm tin tôn giáo không khuyến khích kế hoạch hóa gia đình, cũng
như ở các q́c gia Hời giáo và Công giáo nhất định.
- Sự phức tạp
Là mức đợ mà mợt sự đởi mới được cho là khó để hiểu và áp dụng. Một

số sự đổi mới dễ dàng được hiểu bởi hầu hết các thành viên của mợt hệ thớng
xã hợi; mợt sớ khác thì phức tạp hơn và được áp dụng chậm hơn.
- Tính thử nghiệm
Là mức đợ mà mợt sự đởi mới có thể được thử nghiệm mợt cách hạn chế.
Ý tưởng mới có thể được thử nghiệm trên các kế hoạch trả góp thường sẽ
được thơng qua nhanh chóng hơn những đởi mới khơng được thử nghiệm.
- Khả năng quan sát
Là mức độ mà các kết quả của mợt sự đởi mới có thể được nhìn thấy từ
những người khác. Dễ dàng hơn là đối với cá nhân để xem kết quả của một sự
đổi mới, nhiều khả năng họ đang áp dụng. Điều này sẽ thúc đẩy việc những
người liên quan với nhau cùng thảo luận về ý tưởng mới đó, như là bạn bè
hay hàng xóm của mợt người áp dụng thường yêu cầu thông tin đánh giá về
sự đổi mới.
1.1.2.3. Sự lan tỏa của đổi mới
Sự lan toa của đổi mới là một lý thuyết nhằm giải thích làm thế nào, tại
sao và ở mức tỷ lệ nào những ý tưởng mới được lan truyền. Lý thuyết này
được tiến hành nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1903 bởi nhà nghiên cứu
Gabriel Tarde, người đầu tiên vẽ ra đường cong khuếch tán hình chữ S. Tarde
đã xác định quá trình ra quyết định đổi mới gồm năm giai đoạn:
1. Kiến thức
2. Thuyết phục
3. Quyết định thông qua hoặc từ chối
4. Thực hiện
5. Xác nhận quyết định
7


Một khi sự đổi mới xảy ra, những đổi mới có thể được lan trùn từ nhà
đởi mới sang các cá nhân và nhóm người trong xã hợi, có nghĩa là nó phải trải
qua 5 giai đoạn như trên. Quá trình này giớng như mợt vòng đời của đởi mới

và được mô phong bằng đường cong chữ S hay đường cong khuếch tán.

Hình 1.1: Quá trình lan tỏa của đổi mới theo Tarde, 1903
Đường cong S tạo ra sự tăng trưởng về doanh thu hoặc năng suất theo
thời gian. Giả sử thực hiện một cuộc đổi mới trong lĩnh vực công nghệ thông
qua một sản phẩm. Cụ thể, trong giai đoạn đầu của sự đổi mới, tăng trưởng
tương đối chậm khi sản phẩm mới được ra mắt. Một thời gian sau, khi sản
phẩm bắt đầu phổ biến trên thị trường sẽ làm tốc độ tăng trưởng tăng nhanh
hơn. Những cải tiến mới hoặc những thay đổi đối với sản phẩm cho phép tốc
độ tăng trưởng tiếp tục tăng mạnh. Vào cuối vòng đời, khi thị trường bị bão
hòa, tăng trưởng sẽ chậm lại và thậm chí bắt đầu giảm. Trong các giai đoạn
sau, nếu khơng có các khoản đầu tư mới vào sản phẩm thì sẽ chỉ mang lại lợi
nhuận bình thường.
8


Đường cong S xuất phát từ giả thiết rằng các sản phẩm mới có thể có
“t̉i thọ” – nghĩa là ở giai đoạn đầu có sự gia tăng nhanh về doanh thu nhưng
doanh thu sẽ bị giảm dần và có thể xuống mức thấp nhất trong giai đoạn cuối.
Trên thực tế, phần lớn các sáng kiến khơng bao giờ thốt khoi đáy của đường
cong và không bao giờ mang lại lợi nhuận bình thường.
Năm 1962, Everett Rogers – mợt nhà xã hợi học về trùn thơng của Mỹ
có nói về sự lan toa của đổi mới, ông đã phổ biến lý thuyết này trong cuốn
sách Diffusion of Innovations. Rogers lập luận rằng sự lan toa là mợt q trình
mà theo đó sự đởi mới được trùn đạt theo thời gian giữa những người tham
gia vào một hệ thống xã hội. Rogers đề xuất năm yếu tố chính ảnh hưởng đến
sự lan toa của đổi mới: bản chất của sự đổi mới, người chấp nhận, các kênh
truyền thông, thời gian và mợt hệ thớng xã hợi. Trong đó, con người là ́u tớ
ảnh hưởng nhiều nhất đến q trình. Rogers đưa ra đồ thị sự lan toa của đổi
mới với tỷ lệ phần trăm tích lũy của những người chấp nhận đổi mới theo thời

gian.

Hình 1.2: Sự lan tỏa của đổi mới theo Rogers, 1962
9


Trên đờ thị thể hiện những nhóm người chấp nhận đởi mới bằng đường
màu xanh và thị phần của nó (đường màu vàng) cuối cùng sẽ đạt đến mức bão
hòa. Đường cong được chia thành các phần theo nhóm người chấp nhận, về
mặt Toán học dựa trên đường cong Bell. Những nhóm này được phân loại dựa
trên sự khác biệt về đợ lệch chuẩn so với đường cong bình thường. Đồ thị cho
thấy tỷ lệ phần trăm thấp ở điểm bắt đầu, cao hơn khi việc chấp nhận tăng lên
và san lấp mặt bằng cho đến khi chỉ một tỷ lệ phần trăm nho những người
chậm trễ không thông qua.
Rogers định nghĩa nhóm người chấp nhận là sự phân loại các cá nhân trong
một hệ thống xã hội dựa trên tính sáng tạo. Rogers đưa ra tởng cợng năm
nhóm người chấp nhận để chuẩn hóa và sử dụng trong nghiên cứu sự lan toa
của đởi mới. Năm nhóm người chấp nhận là: những người đổi mới (2,5 %),
người chấp nhận sớm (13,5 %), phần lớn những người chấp nhận sớm (34 %),
phần lớn những người chấp nhận muộn (34 %) và những người chậm trễ (16
%). Sự sẵn sàng và khả năng chấp nhận của mỗi người phụ thuộc vào nhận
thức, sự quan tâm, đánh giá và quyền thông qua của họ. Mọi người có thể rơi
vào những nhóm người khác nhau với những đổi mới khác nhau. Một người
nông dân có thể là người chấp nhận sớm những đởi mới về cơ khí nhưng cũng
là người chấp nhận phần lớn các đởi mới về sinh học. Tóm lại, sự lan toa
được thể hiện theo những cách khác nhau và nó phụ tḥc chủ ́u vào nhóm
người chấp nhận và quá trình ra quyết định.
1.2. Tình hình nghiên cứu vai trò của người cấp tiến trên thế giới và ở
Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Ngày nay, để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng
trưởng sản x́t thì đởi mới là mợt ́u tớ quan trọng trong xã hợi và nền kinh
tế. Do đó, vai trò của người cấp tiến (người đổi mới) ngày càng được đề cao
và được tồn xã hợi quan tâm.

10


Trên thế giới, đã có những nghiên cứu về đởi mới từ rất sớm, cụ thể là
các nghiên cứu về sự lan toa của đổi mới. Đây chính là nền tảng, xuất phát
điểm ban đầu cho những nghiên cứu về vai trò của người cấp tiến sau này. Để
đánh giá vai trò của người cấp tiến cần phải thông qua q trình lan toa của
đởi mới, phân tích các ́u tớ ảnh hưởng đến q trình. Nếu mợt sự đởi mới bị
thất bại thì khơng hồn tồn là do người đởi mới. Có rất nhiều ngun nhân,
đơi khi là do sự cạnh tranh từ những đổi mới khác hoặc đơn giản là việc thiếu
nhận thức từ người dân; cũng có thể là do thiếu sự tham gia của địa phương
và cợng đờng. Tóm lại, để khẳng định vai trò của người cấp tiến, cần phải
phân tích trên tất cả các khía cạnh để có thể đánh giá mợt cách khách quan
nhất.
Sự lan toa của đổi mới lần đầu tiên được nghiên cứu bởi nhà xã hội học
người Pháp Gabriel Tarde vào năm 1903. Ngay sau đó, mợt loạt các nghiên
cứu bắt đầu nổi lên từ vùng đất của những nhà trí thức đợc lập trong những
năm 1940 và 1950, có thể kể đến các nhà địa lý học như Friedrich Ratzel và
Leo Frobenius. Nghiên cứu sự lan toa của đổi mới bắt đầu trong lĩnh vực xã
hội học nông thôn ở miền Trung Tây Hoa Kỳ. Lúc đó ở các nước Âu Mỹ, nền
công nghiệp và nông nghiệp đang trên đà phát triển nhanh chóng, các nhà
khoa học bắt đầu nghiên cứu cách thức những người nông dân sử dụng hạt
giống, thiết bị và kỹ thuật lai tạo. Nghiên cứu về sự chấp nhận hạt giống ngô
lai ở Iowa bởi Ryan và Gross (1943) đã củng cố kiến thức về sự lan toa thành
mợt mơ hình riêng biệt và sẽ được trích dẫn nhiều trong tương lai. Năm 1962,

Everett Rogers - một giáo sư về xã hội học nông thôn đã cho ra đời tác phẩm
đầu tiên của ông: cuốn sách mang tên Diffusion of Innovations. Rogers đã
tồng hợp 508 nghiên cứu sự lan toa qua các lĩnh vực ban đầu: nhân học, xã
hội học sớm, xã hội học nông thôn, xã hội học công nghiệp và xã hội học y tế.
Sử dụng tởng hợp của mình, Rogers đã đưa ra một lý thuyết về việc áp dụng
đổi mới giữa các cá nhân và tổ chức. Các nghiên cứu của Rogers sau này nằm
trong số những nghiên cứu phổ biến nhất và được trích dẫn nhiều nhất.
11


Phương pháp luận của ông được theo dõi chặt chẽ trong các nghiên cứu về sự
lan toa gần đây, ngay cả khi lĩnh vực này đã mở rộng và chịu ảnh hưởng bởi
các nguyên tắc phương pháp luận khác như phân tích mạng xã hội và truyền
thông.
Tuy nhiên, với đối tượng nghiên cứu chính là người cấp tiến thì các
nghiên cứu về sự lan toa của đổi mới cần được xem xét, chỉnh lý và phát triển
để áp dụng vào quá trình thực hiện đề tài. Đến nay, mặc dù chưa có mợt
nghiên cứu nào về đánh giá vai trò của người cấp tiến, nhưng từ phương diện
nghiên cứu khoa học và các nghiên cứu liên quan đến sự lan toa của đổi mới,
sẽ xây dựng một phương pháp nghiên cứu hoàn chỉnh để thực hiện đánh giá
vài trò của người cấp tiến trong thích ứng với rủi ro thiên tai tại cộng đồng
nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
1.2.2.1. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
- Diện tích và sản lượng ni trồng thủy sản
Nước ta với hệ thớng sơng ngòi dày đặc và có đường bờ biển dài rất
thuận lợi cho phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong 17
năm qua (1995 – 2016), ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước chuyển
biến mạnh mẽ, trở thành một trong những nước có tớc đợ phát triển thủy sản

nhanh trên thế giới.
Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục với mức
tăng bình quân đạt 9,07 %/năm. Đặc biệt, sản lượng nuôi trồng thủy sản ngày
càng tăng cao (bình quân tăng 12,77 %/năm) đã vượt sản lượng khai thác thủy

12


sản từ năm 2008 cho đến nay, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản
lượng thủy sản của cả nước.

(Nguồn: Tổng cục thủy sản, 2016)

Hình 1.3: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam
(1995-2016)
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2016 tổng sản lượng nuôi
trồng thủy sản đạt 3,65 triệu tấn, tăng 3,3 % so với năm 2015. Diện tích nuôi
trồng đạt 1,3 triệu ha, tăng 1,6 % so với năm 2015.

13


(Ng̀n: Tổng cục Thủy sản, 2016)

Hình 1.4: Diện tích NTTS cả nước giai đoạn (2010 - 2016)
Nhìn chung, diện tích nuôi trồng thủy sản ở nước ta trong những năm
gần đây đang có xu hướng tăng nhưng khơng ởn định do gặp phải nhiều khó
khăn về vấn đề thiên tai, dịch bệnh, rào cản thị trường… dẫn đến giảm quy
mô nuôi trồng ở một số địa phương và ảnh hưởng khơng nho đến hiệu quả
năng śt NTTS. Trước tình hình trên, Nhà nước và chính quyền địa phương

các cấp cần phối hợp với người dân để đưa ra định hướng và giải pháp nhằm
phát triển ngành thủy sản ngày càng bền vững trong tương lai. Đồng thời giữ
vững nhịp độ tăng trưởng liên tục trong suốt chặng đường vừa qua.

- Đối tượng nuôi
Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nằm rải rác dọc theo chiều dài
đất nước với sự đa dạng, phức tạp về điều kiện khí hậu và địa hình nên mỗi
vùng miền sẽ có sự phong phú, đa dạng về đối tượng nuôi khác nhau.
14


+ Vùng Đồng bằng sông Hồng: tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản nước
mặn, lợ tại 3 tỉnh ven biển Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định. Ngồi ra,
vùng cũng có điều kiện thuận lợi cho phát triển NTTS nước ngọt gồm các tỉnh
nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ thớng kênh rạch chằng chịt như Hà Nợi,
Hải Dương. Đối tượng nuôi chủ yếu là: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển,
cá song, cá vược, cá hồng, cá rô phi, ngao, sò.
+ Vùng Trung du miền núi phía Bắc: do địa hình phần lớn là núi và cao
nguyên, hơn nữa thời tiết có phần khắc nghiệt, thường x́t hiện hạn hán, khơ
nóng và sương ḿi, là điều kiện khơng thuận lợi cho phát triển NTTS. Vì
vậy, hoạt động nuôi trồng ở đây mang tính chất cá thể với quy mô nho, lẻ chủ
yếu phát triển NTTS nước ngọt, tập trung vào các đối tượng nuôi như: cá
chim, cá trắm, cá chép …
+ Vùng Đơng Bắc: có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè rất mát
mẻ nhưng mùa đơng lại rất lạnh; địa hình chia thành 3 vùng khác nhau: vùng
núi, vùng trung du và đồng bằng ven biển, vùng ven biển và hải đảo. Vì vậy,
nơi đây có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển NTTS. Điển hình là tỉnh
Quảng Ninh, một trong hai tỉnh thuộc vùng Đông Bắc tiếp giáp với biển. Hiện
nay, tỉnh Quảng Ninh đang tập trung nuôi những đối tượng như: tôm thẻ chân
trắng, tôm sú và cá biển.

+ Vùng Bắc Trung Bộ: tập trung nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ, đặc biệt
phát huy thế mạnh NTTS trên biển, chủ ́u ni mợt sớ lồi như: tôm các
loại, sò huyết, bào ngư, cá giò, cá song, cá hồng …
+ Vùng Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên nước mặn và nước lợ, với
một số đối tượng nuôi chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại ...
+ Vùng Tây Nguyên: Với lợi thế địa hình, nguồn nước dồi dào, khí hậu không
quá lạnh và ổn định quanh năm, rất thuận lợi cho phát triển NTTS. Đặc biệt, ở
Lâm Đồng rất thích hợp nuôi cá nước lạnh cho giá trị kinh tế cao. Các loại
thủy sản được ni ở vùng khá phong phú. Ngồi các giớng cá truyền thống
15


như trắm, mè, chép, rơ phi… còn có giớng cá nước lạnh: cá hồi, tầm Nga, thát
lát, bống tượng …
+ Vùng Đông Nam Bộ: bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa
– Vũng Tàu và Tp. Hờ Chí Minh, chủ ́u ni các lồi thủy sản nước ngọt hồ
chứa và thủy sản nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại ...
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: gồm các tỉnh nằm ven biển như Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang… Đây
là khu vực phát triển NTTS lớn nhất cả nước, hoạt động nuôi trồng thủy sản
trên tất cả các nguồn nước (ngọt – mặn – lợ), đặc biệt là nuôi tôm, cá tra - ba
sa, sò hút, nghêu và mợt sớ lồi cá biển cho hiệu quả kinh tế cao.
- Các hình thức nuôi trồng thủy sản
Hiện nay, ở Việt Nam có 5 hình thức nuôi chính: quảng canh, quảng
canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh. Do điều kiện kinh
tế còn nhiều khó khăn, trình đợ ni thấp nên phần lớn các hợ vẫn áp dụng
hình thức ni quảng canh và quảng canh cải tiến với vốn đầu tư thấp và cần
ít ng̀n nhân lực. Các hình thức ni còn lại cũng ngày càng được nhân rợng
vì cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là nuôi thâm canh và siêu thâm canh
thường được áp dụng nhiều ở các khu vực NTTS phát triển mạnh như Đồng

bằng sông Cửu Long – vùng có diện tích NTTS lớn nhất nước ta.
+ Nuôi quảng canh: hay còn gọi là nuôi truyền thống. Là hình thức ni bằng
ng̀n giớng và ng̀n thức ăn tự nhiên có trong ao hờ, đầm ở nơng thơn và
các vùng ven biển. Với hình thức này, người ni sẽ tiết kiệm được nhiều chi
phí từ khâu cải tạo ao ni, chọn, thả giớng đến khâu chăm sóc và thu hoạch
nhưng cho hiệu quả năng suất thấp và gặp rủi ro cao trong nuôi trồng.
+ Nuôi quảng canh cải tiến: là hình thức ni chủ ́u bằng ng̀n giớng và
thức ăn tự nhiên, nhưng có bở sung thêm giớng nhân tạo ở mức đợ nhất định,
đờng thời có đầu tư cải tạo thủy vực nhằm tăng năng suất.
+ Nuôi bán thâm canh: là hình thức ni chủ ́u bằng giống nhân tạo và thức
ăn nhân tạo, nhưng kết hợp với ng̀n thức ăn tự nhiên trong thủy vực. Ngồi
16


ra, ao nuôi còn được đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, thiết bị cơ khí, thủy lợi…
nhất là chủ đợng về ng̀n nước cung cấp. Có khả năng xử lý và khống chế
môi trường bằng hệ thống máy bơm sục khí.
+ Ni thâm canh: là hình thức ni hồn tồn bằng con giớng và thức ăn
nhân tạo, được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ (quy hoạch hệ thống ao hồ, thủy
lợi, giao thông, điện nước, cơ khí…), có thể chủ đợng khớng chế các ́u tớ
mơi trường. Mật độ thả giống cao, năng suất lớn.
+ Nuôi siêu thâm canh (cơng nghiệp): là hình thức ni hồn tồn bằng con
giớng và thức ăn nhân tạo với mật đợ rất cao. Sử dụng máy móc và thiết bị
hiện đại nhằm tạo cho vật nuôi môi trường sống sinh thái và các điều kiện tối
ưu, sinh trưởng tốt nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, trong thời
gian ngắn nhất có thể đạt được hai mục tiêu năng suất và lợi nhuận.
- Một số khó khăn và thách thức trong nuôi trồng thủy sản hiện nay
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành thủy sản nước ta vẫn còn nhiều
tồn tại, yếu kém và phải đối mặt với khơng ít khó khăn và thách thức.
- Khai thác, sử dụng tiềm năng nguồn lợi thủy sản chưa hiệu quả, thiếu

bền vững do phát triển tự phát, tình trạng sản xuất manh mún còn phổ
biến.
- Khả năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi
trồng thủy sản còn hạn chế, đặc biệt là đối với vùng nuôi quảng canh
dẫn đến hiệu quả năng suất thấp, rủi ro cao.
- Tại nhiều địa phương, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ
cho NTTS chưa được đầu tư đúng mức; hệ thống đê bao, kênh mương
thủy lợi phần lớn đã bị hư hong, x́ng cấp khơng đảm bảo việc cấp,
thốt nước và xử lý mơi trường trong q trình ni.
- Việc đầu tư vốn hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất chưa được ưu tiên.
Trong khi đó, vớn đầu tư để phát triển kinh tế là yêu cầu thiết yếu, bắt
buộc.
17


×