Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Đại cương về quản lý và cung ứng thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 40 trang )

Chuyên đề:
Quản lý cung ứng thuốc

ThS. Nguyễn Phước Bích Ngọc
Bộ môn: Dược lâm sàng – Dược Xã hội


Mục tiêu môn học
1.

Trình bày khái niệm, tính đặc thù của
cung ứng thuốc, thách thức trong
quản lý cung ứng thuốc.

2.

Trình bày nội dung của mỗi bước
trong chu trình quản lý cung ứng
thuốc: lựa chọn thuốc, mua thuốc,
cấp phát thuốc, sử dụng thuốc.


Đại cương về quản lý
cung ứng thuốc


Nội dung bài giảng
1.
2.
3.
4.


5.
6.

Tính đặc thù của thuốc quyết định tính
đặc thù của hoạt động cung ứng thuốc
Khái quát về chu trình cung ứng thuốc
Những thách thức đối với công tác quản
lý cung ứng thuốc
Kinh nghiệm trong quản lý cung ứng thuốc
Tiêu chuẩn đánh giá cung ứng thuốc trong
cộng đồng
Một vài nét về hoạt động cung ứng thuốc
tại Việt Nam


Vai trò, đặc điểm của thuốc
Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt
+ hàm lượng chất xám cao, đòi hỏi
tiêu chuẩn chất lượng khắt khe
+ Chi phí nghiên cứu khổng lồ
+ Giá trị kinh tế đem lại rất lớn cho
nhà sản xuất
+ Là hàng hóa có ý nghĩa xã hội
cao
+ Đối tượng khách hàng đặc biệt



Vai trò, đặc điểm của thuốc
Thuốc phòng chữa bệnh đóng một

vai trò quan trọng và là nhu cầu tất
yếu đối với cuộc sống của con người.
+ Cứu sống và cải thiện tình trạng
sức khỏe
+ Nâng cao tính tin cậy và sự tham
gia vào các dịch vụ y tế
+ Chi phí dành cho thuốc chiếm tỷ lệ
cao trong tổng chi ngân sách y tế



Doanh số thị trường dược phẩm
toàn cầu (2005-2012)
(Tỷ USD)

Nguồn: IMS health


• Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại Việt Nam năm 2010: 919 triệu USD
• Chi cho thuốc chiếm khoảng 40% tổng chi y tế (2007)
• Tiền thuốc chiếm 50% chi phí Bảo hiểm y tế chi trả cho khám chữa
bệnh


Một số vấn đề tồn tại
Khoảng cách về khả năng tiếp cận thuốc
WHO (2006): 81% các quốc gia có mức độ
tiếp cận thuốc thấp nhất cũng chính là các
quốc gia có mức thu nhập thấp nhất.
 Mâu thuẫn giữa nhu cầu và ngân sách

 Mâu thuẫn giữa tính sẵn có của thuốc và
tính hợp lý trong sử dụng thuốc.
 Yêu cầu: đảm bảo cung ứng thuốc hợp lý
và hiệu quả, chất lượng



Một số vấn đề tồn tại
Tại các nước đang phát triển, chi tiêu cho
dược phẩm chiếm hơn 40% ngân sách
dành cho y tế.
 Vẫn còn một tỷ lệ lớn dân số khó tiếp cận
với ngay cả những thuốc thiết yếu nhất
 Nguồn ngân sách vốn đã hạn hẹp lại phải
chi trả cho những thuốc không cần thiết,
không hiệu quả và cả những thuốc ít an
toàn khi sử dụng



Một số vấn đề tồn tại





Khoảng 70% dược phẩm trên thị trường là những
sản phẩm sao chép hoặc không thiết yếu, không
tạo được hiệu quả điều trị vượt trội so với các
thuốc đã có mặt trước đó.

Một số thuốc vẫn thiếu thông tin đầy đủ về tính
hiệu quả cũng như độc tính.
Các thuốc mới được nghiên cứu nhưng có chỉ định
điều trị không phù hợp với nhu cầu cơ bản về
thuốc hoặc có giá quá cao so với khả năng chi trả
của đại bộ phận dân chúng.
(Nguồn MDS-3)



Cung ứng thuốc
Cung ứng:
+ là những quyết định đưa hàng hóa vào
các kênh phân phối một cách hợp lý và
hiệu quả.
+ một hệ thống tổ chức phù hợp, cân đối
để tạo điều kiện cho hàng hóa tiếp cận
người tiêu dùng nhằm khai thác hợp lý
nhất và đáp ứng tốt nhu cầu của thị
trường.
 Có 3 yếu tố khách quan của cung ứng:
+ Đối tượng cung ứng
+ Chủ thể cung ứng



Cung ứng thuốc
Cung ứng thuốc: là quá trình đưa
thuốc đến người sử dụng
 Cung ứng thuốc là một chu trình khép

kín, gồm 4 nội dung có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau:
+ Lựa chọn thuốc
+ Mua thuốc
+ Phân phối / cấp phát thuốc
+ Sử dụng thuốc



Chu trình cung ứng thuốc

Hoạt động cung ứng ảnh hưởng lớn đến chất
lượng điều trị, chi phí y tế và lợi ích sức khỏe cộng


Lựa chọn thuốc
Đầu ra của hoạt động lựa chọn thuốc:
+ Xác định được chủng loại thuốc cần
mua
+ Danh mục thuốc: tên thuốc, nồng
độ, hàm lượng….
 Là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ
tiếp theo trong chu trình cung ứng
thuốc
 Lựa chọn thuốc dựa trên nhiều căn cứ



Mua thuốc
Căn cứ trên nhu cầu thực tế về số

lượng thuốc và chủng loại thuốc
 Lựa chọn các phương thức cung ứng,
mua bán, lựa chọn nhà cung ứng
 Ký kết hợp đồng kinh tế mua bán
 Thanh toán tiền và kiểm nhập thuốc
 Hoạt động mua thuốc có liên quan
đến chất lượng thuốc, khả năng tiết
kiệm ngân sách và mức độ đáp ứng
nhu cầu điều trị



Phân phối thuốc
Thực hiện hoạt động bảo quản, tồn
trữ thuốc
 Vận chuyển, giao nhận thuốc đến các
đơn vị y tế, các trung gian phân phối
để đưa thuốc đến người bệnh
 Cung cấp thông tin về thuốc cho các
trung gian phân phối, cán bộ y tế và
bệnh nhân



Sử dụng thuốc






Các đối tượng liên quan đến hoạt động
sử dụng và có mối quan hệ hỗ trợ nhau:
+ Bác sĩ
+ Điều dưỡng
+ Dược sĩ
+ Bệnh nhân
Thực hiện thông tin thuốc, truyền thông
về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn
Giám sát tính hiệu quả và an toàn trong
sử dụng thuốc


Tính đặc thù của cung ứng
thuốc
1.

Tính phức tạp của sản phẩm: khác biệt về giá trị và

giá trị sử dụng, chủng loại, kỹ thuật liên quan đến sử
dụng, chế độ quản lý và cung ứng
2.

Sự phức tạp về mặt tổ chức các loại hình cung ứng
về không gian, thời gian và hình thức cung ứng

3.

Cân bằng giữa lợi ích cá nhân, cục bộ và lợi ích xã
hội


4.

Liên quan đến màng lưới dịch vụ y tế

5.

Thị trường chuyên biệt và hàm lượng khoa học cao

6.

Đảm bảo tính công bằng và tính xã hội cao

7.

Môi trường pháp lý và đạo đức nghề nghiệp


Thách thức đối với quản lý cung
ứng thuốc
1. Duy trì một nguồn tài chính ổn
định:
+ Đạt được sự cân bằng giữa ngân
sách tài chính và mức chi trả
+ Nâng cao chất lượng cung ứng thuốc
gắn liền với nâng cao hiệu quả thực
hiện trên cơ sở nguồn lực sẵn có, cung
cấp nguồn tài chính nhiều hơn hoặc
cân đối lại nhu cầu thuốc.



Thách thức đối với quản lý cung
ứng thuốc
2. Cải thiện chế độ pháp lý và nâng cao
tính hiệu quả của hệ thống cung ứng
thuốc công lập.
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
+ Cải thiện tính minh bạch trong quản lý
+ Quy định và nâng cao tính trách nhiệm
trong quá trình thực hiện
+ Xây dựng và thực hiện chính sách, hệ
thống quy định pháp lý
+ Củng cố và tăng cường sự kết hợp chặt
chẽ trong hệ thống tổ chức và thực hiện


Thách thức đối với quản lý cung
ứng thuốc
3. Thay đổi nhận thức và hành vi của
người cung ứng, cán bộ y tế, bệnh
nhân và cộng đồng nói chung trong
sử dụng thuốc
+ cải thiện chất lượng kê đơn và phân
phối / cấp phát thuốc
+ cải thiện nhận thức về sử dụng thuốc
và tính tuân thủ điều trị của bệnh nhân


Thách thức đối với quản lý cung
ứng thuốc
4. Tái định hướng vai trò quản lý của

nhà nước đối với hoạt động cung
ứng thuốc nhằm nâng cao khả năng
tiếp cận đối với thuốc:
+ Tính sẵn có của thuốc
+ Khả năng tiếp cận về mặt địa lý
+ Khả năng chi trả cho thuốc
+ Tính chấp nhận được đối với thuốc



×