Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Quan niệm mới về quản lý chuỗi cung ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.42 KB, 15 trang )

A. MỞ ĐẦU
 Bạn biết gì về Quản Lý Chuỗi Cung Ứng?
Quản lý chuỗi cung ứng(SCM) là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa
học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu
thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các
khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hoá
hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên
và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất.
Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh
nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn
của công ty. Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp
mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng
tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản
phẩm/dịch vụ tới khách hàng. SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển
một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực
tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin.
 Vài nét về SCM
Một khi bạn đã nhận thức ra chuỗi cung ứng là một nồi lẩu của mọi thứ bạn, khách
hàng và nhà cung cấp của bạn làm, thì bước tiếp theo là cẩn hiểu nó phải có một quy
trình để có thể quản lý.
Bởi vì trừ phi bạn đang quản lý cái mà bạn muốn từ -và đóng góp vào chuỗi cung ứng,
bạn không chỉ thất bại, mà bạn còn có nguy cơ mất luôn cả cái doanh nghiệp của mình
đã tốn công gầy dựng.
Hãy đến Hà Lan một chút. Từ việc hoa Tulip đến hồ tiêu, người nông dân ở đây đã
nhận thức lâu rồi rằng chỉ có một cách giúp họ trở thành gã khổng lồ là tạo ra quy mô
và hiệu năng lớn để họ có thể cung cấp cái thị trường cần với giá cạnh tranh và phù hợp
với người bán lẻ người cuối cùng sẽ bán sản phẩm cho mình.
Không phải là vấn đề cái họ đang bán mà cách họ sản xuất theo quy mô nhỏ phân tán
khắp cả nước. Điều quan tâm ấy chính là việc họ đã thiết kế ra một cỗ máy-chính là
một cỗ máy –để tạo ra một thực thể duy nhất được nhìn nhận bởi khách hàng bán lẻ của
mình. Cũng giống như Tesco hay Sainsbury cũng chỉ làm việc với một nhà cung cấp


bán cái họ cần, lúc họ cần ở mức giá mà họ sẵn sàng trả.
Điều nằm sau bức tranh ấy đối với người Hà Lan là tạo ra một cố máy là thế giới của
những thứ như hợp tác, hợp đồng tác chiến từ chiến thuật đến chiến lược, liên tục cải
tiến về mọi thứ từ sự đa dạng sản phẩm đến chất lượng đến cách họ tính tiền và thanh
toán cho mỗi nông dân tham gia vào đấy.
Họ đã xây dựng được một chuỗi cung ứng tầm cỡ thế giới-họ quản lý nó ở tất cả góc
độ. Mọi thời điểm.
Không chỉ Hà Lan, nông dân ở các quốc gia trên thế giới cũng đang làm điều tương tự
như thế-hình thành một chuỗi cung ứng khổng lồ.
Điều cần đối nông dân và nhà sản xuất của mọi mặt hàng là hãy lập bè phái đi, học từ
những điều tốt nhất và không chỉ cải thiện điều kiện kinh doanh mà còn tạo ra một thị
trường hoàn toàn mới cho mình-dĩ nhiên ở lợi nhuận cao hơn.
Nguồn gốc của SCM
SCM là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistic (hậu cần). Trong tiếng Anh,
một điều thú vị là từ Logistics này không hề có liên quan gì đến từ “Logistic” trong
toán học. Khi dịch sang tiếng Việt, có người dịch là hậu cần, có người dịch là kho vận,
dịch vụ cung ứng. Tuy nhiên, tất cả các cách dịch đó đều chưa thoả đáng, không phản
ánh đầy đủ và chính xác bản chất của Logistics. Vì vậy, tốt hơn chúng ta hãy giữ
nguyên thuật ngữ Logistics và sau đó tìm hiểu tường tận ý nghĩa của nó.
Ban đầu, logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với
nghĩa là công tác hậu cần. Đến cuối thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận như là một chức
năng kinh doanh chủ yếu, mang lại thành công cho các công ty cả trong khu vực sản
xuất lẫn trong khu vực dịch vụ.Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á Thái Bình Dương
(Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - ESCAP) ghi nhận
Logistics đã phát triển qua 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution)
Đó là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan với nhau nhằm đảm bảo
cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách hiệu quả nhất. Giai đoạn này
bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau:
- Vận tải,

- Phân phối,
- Bảo quản hàng hóa,
- Quản lý kho bãi,
- Bao bì, nhãn mác, đóng gói.
 Giai đoạn 2: Hệ thống logistics
Giai đoạn này có sự phối kết hợp công tác quản lý của cả 2 mặt trên vào cùng một hệ
thống có tên là: Cung ứng vật tư và Phân phối sản phẩm.
 Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng (SCM)
Theo ESCAP thì đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ từ
nhà cung cấp nguyên liệu – đơn vị sản xuất - đến người tiêu dùng. Khái niệm SCM chú
trọng việc phát triển các mối quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với
nhà cung cấp, người tiêu dùng và các bên liên quan như các công ty vận tải, kho bãi,
giao nhận và các công ty công nghệ thông tin.
 Vai trò của SCM đối với hoạt động kinh doanh
Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu
vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật
liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ
mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Có không ít công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và giải
pháp SCM thích hợp, ngược lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra các
quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi,
tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo...
Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn hợp
(4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc
đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất
của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.
Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống SCM hứa hẹn
từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến
lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khoá thành công cho B2B. Tuy
nhiên, như không ít các nhà phân tích kinh doanh đã cảnh báo, chiếc chìa khoá này chỉ

thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất, khi chúng
tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung ứng.
Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng: thứ
nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thông tin
tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức năng sản xuất, tập
trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình sản
xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới
những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.
Trong dây chuyên cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất có
giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất - những công việc đòi hỏi tính dữ liệu
chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả
cao nhất. Khu vực nhà máy sản xuất trong công ty của bạn phải là một môi trường năng
động, trong đó sự vật được chuyển hoá liên tục, đồng thời thông tin cần được cập nhật
và phổ biến tới tất cả các cấp quản lý công ty để cùng đưa ra quyết định nhanh chóng và
chính xác. SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản
xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúng
lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho
việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và
sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty.
Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thập được
và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm phục vụ cho những mục đích
liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu
cầu thị trường…) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Có thể nói, SCM là nền tảng của
một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng - Bạn không thể cải tiến được những gì
bạn không thể nhìn thấy.
B. NỘI DUNG

I. Quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
1. Quản lý chuỗi cung ứng là của ai?
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là công việc không chỉ dành riêng cho các nhà quản

lý về chuỗi cung ứng. Tất cả những bộ phận khác của một tổ chức cũng cần hiểu về
SCM bởi họ cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của chuỗi cung
ứng. Để xây dựng được chuỗi cung ứng hiệu quả, tất cả các thành viên trong tổ chức
đều phải thông hiểu và hỗ trợ chứ không chỉ là những người tham gia trực tiếp vào hoạt
động của chuỗi cung ứng.
2. Điều kiện cần
2.1 Sự thông hiểu
Có quá nhiều quan điểm và định nghĩa về thuật ngữ chuỗi cung ứng, điều đó làm
cho việc thông hiểu gặp nhiều khó khăn. Ví dụ: Các nhà quản trị tại một công ty hàng
tiêu dùng có trụ sở ở khu vực bờ đông nước Mỹ gần đây kết luận rằng nhóm làm việc
mà họ thiết lập để theo đuổi việc cải thiện chuỗi cung ứng đã thất bại. Theo đánh giá
độc lập từ bên ngoài, các thành viên trong nhóm làm việc này đã không hoàn toàn hiểu
được khái niệm cũng như những mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng. Họ không thể
nắm bắt được điều mà công ty họ đang nỗ lực vươn tới trong việc xây dựng quan điểm
tích hợp của công ty hay điều mà một chuyển biến từ tổ chức theo chiều dọc (theo chức
năng) sang tổ chức theo chiều ngang (chức năng chéo) đem lại. Nhiều thành viên thừa
nhận rằng họ gặp nhiều khó khăn trong việc nhìn nhận những vấn đề nằm ngoài quan
điểm giới hạn về chức năng của mình. Khi mà nhóm theo đuổi những nỗ lực cải tiến
vượt qua ranh giới phòng ban hay ranh giới về chức năng, họ thường gặp phải sự phản
đối từ những nhà quản lý thuộc các phòng ban.
Ví dụ này cho thấy rằng cần phải hiểu chuỗi cung ứng qua nhiều ranh giới của tổ chức.
Các nhà quản lý và thành viên trong nhóm trong các phòng ban khác nhau cần phải hiểu
quan niệm này bởi vì họ thường đóng vai trò kết nối trong việc hỗ trợ các hoạt động
hay quy trình chuỗi cung ứng.
Một sự hiểu biết rộng hơn về quản lý chuỗi cung ứng có thể đem lại nhiều lợi ích và kết
quả quan trọng. Thứ nhất, điều đó sẽ giúp cho nhà quản lý nhận ra những sáng kiến
trong chuỗi cung ứng không chỉ là những dự án đơn lẻ mà là tập hợp những yếu tố cốt
lỗi của mục tiêu kinh doanh của công ty. Đây là một điểm quan trọng cho hầu hết các
công ty khi truyền đạt cho thành viên của mình. Thứ hai, những sáng kiến trong quản lý
chuỗi cung ứng sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ cần thiết hơn khi mà mọi thành viên trong

tổ chức hiểu được tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng. Cuối cùng, bản chất của
tính đa chức năng trong quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi sự hỗ trợ mang tính chức năng
trước khi công ty có thể xây dựng chuỗi cung ứng tầm cỡ thế giới.
Những rủi ro do thiếu sự hiểu biết sâu rộng về quản lý chuỗi cung ứng cũng nhiều như
những lợi ích tiềm năng. Những lỗ hổng do việc chưa nhận biết được những cơ hội cải
thiện hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng này một phần là do sự thiếu hiểu biết rõ
ràng về quản lý chuỗi cung ứng của các nhà quản lý không trực tiếp tham gia vào chuỗi
cung ứng.
2.2 Loại bỏ sự nhầm lẫn
Để thúc đẩy sự thông hiểu hơn về quản lý chuỗi cung ứng cho các nhà quản lý
không trực tiếp nêu trên, tốt nhất nên bắt đầu từ những yếu tố cơ bản. Thứ nhất, phải
nắm rõ định nghĩa: Một chuỗi cung ứng là một nhóm gồm ba hoặc hơn các tổ chức kết
nối trực tiếp bằng một hay nhiều dòng chảy xuôi hoặc ngược của sản phẩm, dịch vụ, tài
chính và thông tin từ một nhà cung ứng đến khách hàng. Theo đó, quản lý chuỗi cung
ứng liên quan chủ động đến quản lý lưu chuyển và phối hợp (nghĩa là dòng chảy) hai
chiều của hàng hóa, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nguyên liệu thô đến người sử
dụng cuối cùng. Thứ hai, các nhà quản lý không trực tiếp cần phải nhận ra rằng quản lý
chuỗi cung ứng đòi hỏi sự phối hợp trong phạm vi rộng các hoạt động và dòng chảy mà
nó mở rộng ra nhiều ranh giới tổ chức hay chức năng. Những hoạt động này bao gồm
việc mua hàng và giải phóng hàng, vận tải xuất nhập, nhận hàng, xử lý nguyên liệu, lưu
kho và phân phối, kiểm soát và quản lý tồn kho, lên kế hoạch cung cầu, xử lý đơn hàng,
lên kế hoạch sản xuất, vận tải đường biển, gia công hàng và dịch vụ khách hàng.
Các công ty đã thực hiện những hoạt động này nhiều năm nay nhưng điều mà họ vẫn
chưa nhìn nhận được đó là những hoạt động tương hỗ với nhau và cần phải được sắp
xếp phối hợp và đồng bộ hóa – đó chính là bản chất của quản lý chuỗi cung ứng. Do đó,
các nhà quản lý cần phải nhìn nhận chuỗi cung ứng như là tập hợp các quy trình có
quan hệ với nhau chứ không phải là tập hợp các hoạt động riêng rẽ phi tuyến.
Việc nhìn nhận chuỗi cung ứng như là tập hợp các quy trình có tính hệ thống giúp cung
cấp cho mọi dòng chảy công việc tiêu chuẩn hóa và loại bỏ nhu cầu phải tái lập các thủ
tục mỗi khi công ty phát triển một sản phẩm, hoàn thành đơn hàng, hay đánh giá một

nhà cung ứng. Hơn nữa, có một quy trình hệ thống hóa làm mọi thứ dễ dàng hơn để kết
hợp chặt chẽ giữa hiểu biết và hành động, từ đó có những cải tiến cần thiết cho chuỗi
cung ứng. Cuối cùng, việc nhìn nhận các hoạt động của chuỗi cung ứng trong bối cảnh
chung của các quá trình trên toàn cầu giúp việc ứng dụng đồng nhất các quy trình cho
các công ty con trong cùng một hệ thống trên khắp thế giới.
Ví dụ, hình này cho thấy cách mà quản lý chuỗi cung ứng chứa đựng cả phân phối hàng
hóa và quản lý cung ứng. Các hoạt động quản lý cung ứng và nguyên liệu tập trung vào
phần ngược của chuỗi cung ứng và chủ yếu liên quan đến nhà cung cấp và logistics đầu
vào. Các hoạt động phân phối liên quan đến một phần của chuỗi cung ứng nơi mà quy
trình sản xuất hình thành thành phẩm và được chuyển đến khách hàng. Hiểu được mối
quan hệ giữa các thuật ngữ này là rất quan trọng trong việc có thể khái niệm hoá một
chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, các nhà quản lý không trực tiếp cũng thường đặt câu hỏi về sự khác biệt giữa
chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng. Sự nhầm lẫn xoay quanh thuật ngữ này không gây ngạc
nhiên khi một số nguồn đã sử dụng hai thuật ngữ này tương đương nhau. Theo Michael
Porter, người đầu tiên phát triển khái niệm này vào thập niên 80, thì chuỗi giá trị bao
gồm các hoạt động chủ chốt và hỗ trợ như đã thể hiện trong hình 2. Trong khi đó, theo
định nghĩa của chúng ta thì chuỗi cung ứng chỉ bao gồm các hoạt động chủ chốt hoặc
những mảng vận hành của chuỗi giá trị.
3. Quan niệm mới về quản lý chuỗi cung ứng

×