Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.49 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

____________

LÊ YÊN DUNG

MÔ HÌNH QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG
ĐẠI HỌC ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

_______________

LÊ YÊN DUNG

MÔ HÌNH QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG
ĐẠI HỌC ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Mã số: 62.14.05.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trần Khánh Đức
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Nhã

Hà Nội – 2010


L ời cảm ơn
Tôi xin dành sự kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần
Khánh Đức và PGS.TS. Nguyễn Văn Nhã, những ngƣời hƣớng dẫn khoa học
đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể giảng viên, cán bộ,
viên chức Trƣờng Đại học Giáo dục, mà ngƣời đứng đầu là Hiệu trƣởng nhà
trƣờng – PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu sinh.
Tôi xin tri ân sự khích lệ và ủng hộ nhiệt tình của gia đình, ngƣời thân,
bạn bè và đồng nghiệp trong thời gian thực hiện luận án.

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận án

Lê Yên Dung

i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố trong bất
kỳ công trình nào của các tác giả khác.

Tác giả luận án

Lê Yên Dung

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾError!
Bookmark
not
defined.
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nƣớc ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Mô hình ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Quản lý ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Khoa học và Nghiên cứu khoa học ............................ Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Quản lý chất lƣợng tổng thể .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Khái niệm ................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Chu trình quản lý chất lƣợng ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Triết lý của quản lý chất lƣợng tổng thể .................... Error! Bookmark not defined.

1.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực..........Error!
Bookmark not defined.
1.4.1. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trƣờng đại học. Error! Bookmark not
defined.
1.4.2. Đại học đa ngành đa lĩnh vực..................................... Error! Bookmark not defined.
1.4.3. Đặc điểm quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong đại học đa ngành, đa lĩnh
vực........................................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.4.4. Vận dụng quan điểm quản lý chất lƣợng tổng thể trong quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học ............................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.5. Một số kinh nghiệm quốc tế về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trƣờng đại
học .................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.5.1. Tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm cao của trƣờng đại học...... Error! Bookmark not
defined.
1.5.2. Mô hình Đại học nghiên cứu...................................... Error! Bookmark not defined.
1.5.3. Mô hình nhóm nghiên cứu trong trƣờng đại học ....... Error! Bookmark not defined.
1.5.4. Xét duyệt và đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học ............. Error! Bookmark not
defined.
1.5.5. Nguồn tài chính cho hoạt động của các trƣờng đại học ............ Error! Bookmark not
defined.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở
ĐẠI HỌC ĐA NGÀNH ĐA LĨNH VỰC ............................ Error! Bookmark not defined.
2.1. Khái quát hệ thống giáo dục đại học Việt Nam ............ Error! Bookmark not defined.
2.2. Khái quát về hệ thống cơ quan nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam Error! Bookmark
not defined.
2.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam ............Error!
Bookmark not defined.
2.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trƣờng đại học .......... Error! Bookmark not
defined.
2.4.1. Quản lý Nhà nƣớc về hoạt động khoa học - công nghệ ............ Error! Bookmark not
defined.

iii


2.4.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trƣờng đại học. Error! Bookmark not
defined.
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực
qua kết quả điều tra .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.5.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................... Error! Bookmark not defined.
2.5.2. Mô hình quản lý và cơ chế chính sách ....................... Error! Bookmark not defined.
2.5.3. Qui trình quản lý hoạt động NCKH ........................... Error! Bookmark not defined.
2.5.4. Qui trình quản lý đề tài .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.5.5. Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học .......... Error! Bookmark not
defined.
CHƢƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI MÔ HÌNH QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG NCKH Ở ĐẠI HỌC ĐA NGÀNH, ĐA LĨNH VỰCError! Bookmark not
defined.
3.1. Định hƣớng đổi mới quản lý hoạt động khoa học – công nghệ ... Error! Bookmark not
defined.
3.2. Định hƣớng đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 và định hƣớng
phát triển Đại học Quốc gia ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số nguyên tắc đề xuất mô hình .............................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển.......... Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hợp lý ............... Error! Bookmark not defined.
3.4. Mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở đại học đa ngành, đa lĩnh vực và
một số giải pháp triển khai mô hình................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Mô hình cấu trúc - chức năng quản lý hoạt động NCKH theo quan điểm quản lý chất
lƣợng tổng thể ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Một số giải pháp triển khai mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở đại

học đa ngành, đa lĩnh vực .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.5. Khảo sát ý kiến về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
.......................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.6. Khảo nghiệm một số giải pháp đã đề xuất ................. Error! Bookmark not defined.
3.6.1. Khảo nghiệm giải pháp đánh giá nghiệm thu đề tài định lƣợng ...... Error! Bookmark
not defined.
3.6.2. Khảo nghiệm xây dựng nhóm nghiên cứu trong Đại học Quốc gia Hà Nội ........Error!
Bookmark not defined.
3.6.3. Khảo nghiệm kết quả khóa tập huấn bồi dƣỡng kỹ năng phân tích và hoạch định
chính sách cho các cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy của Đại học Quốc gia Hà Nội.
.............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận ................................................................................ Error! Bookmark not defined.
Khuyến nghị ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ........................................................ 194
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 8
PHỤ LỤC............................................................................. Error! Bookmark not defined.

iv


BẢNG CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


:

Cao đẳng

CNH, HĐH


:

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

COE

:

Nhóm nghiên cứu

GS

:

Giáo sƣ

PGS

:

Phó Giáo sƣ

ĐH

:

Đại học

ĐHĐNĐLV


:

Đại học đa ngành, đa lĩnh vực

ĐHNC

:

Đại học nghiên cứu

ĐHQG

:

Đại học Quốc gia

ĐHQGHN

:

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHQG TP. HCM :

Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

ĐTKS

:


Đối tƣợng khảo sát

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

KHCN

:

Khoa học - công nghệ

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

NCKH

:

Nghiên cứu khoa học

NCS

:


Nghiên cứu sinh

PTN

:

Phòng thí nghiệm

R&D

:

Nghiên cứu và phát triển

TQM

:

Quản lý chất lƣợng tổng thể

TS

:

Tiến sĩ

TW

:


Trung ƣơng

%

:

Tỷ lệ phần trăm

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG SỐ LIỆU
1. Danh mục các hình

trang

Hình 1.1.

Tổ chức chƣơng trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia…………………

12

Hình 1.2.

Vòng quản lý Deming…………………………………………………...

30

Hình 1.3.


Hoạt động nghiên cứu khoa học theo quá trình…………………………

39

Hình 1.4.

Mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở Đại học đa ngành,
đa lĩnh vực …………………………………………………....................

53

Hình 1.5.

Mô hình hệ thống tập đoàn đại học công..................................................

56

Hình 1.6.

Mô hình tổ chức và quản lý Đại học Hiroshima (2007) ..........................

57

Hình 2.1.

Hệ thống các cơ quan nghiên cứu và phát triển của Việt Nam.................

72

Hình 2.2.


Công việc chính hiện nay của đối tƣợng khảo sát....................................

90

Hình 2.3.

Loại hình trƣờng.......................................................................................

91

Hình 2.4.

Tổ chức Đại học đa ngành, đa lĩnh vực....................................................

92

Hình 2.5.

Cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội...........................................

94

Hình 2.6.

Qui trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học………........................

103

Hình 2.7.


Mô hình phân cấp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.....................

104

Hình 2.8.

Năng lực quan trọng đối với ngƣời làm công tác quản lý nghiên cứu
khoa học theo kết quả điều tra..................................................................

127

Hình 2.9.

Kết quả điều tra về các khóa đào tạo bồi dƣỡng của đối tƣợng khảo sát
từ khi công tác ở trƣờng đại học...............................................................

129

Hình 3.1.

Mô hình cấu trúc - chức năng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
trong Đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo quan điểm quản lý chất lƣợng 143
tổng thể ....................................................................................................

Hình 3.2.

Mô hình tổ chức đơn vị nghiên cứu .........................................................

152


Hình 3.3.

Quan hệ giữa đào tạo sau đại học và các yếu tố khác...............................

153

Hình 3.4.

Qui trình xét duyệt đề tài/dự án……………………………………….

169

2. Danh mục các bảng số liệu
Bảng 1.1.

Mối quan hệ giữa các bên trong hoạt động nghiên cứu khoa học......

14

Bảng 1.2.

Đặc điểm các mô hình quản lý..................................................................

22

Bảng 1.3.

Các bộ phận chức năng làm công tác quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học....................................................................................................


47

Bảng 1.4.

Các tiêu chí Đại học nghiên cứu của Malaysia………………………….

60

Bảng 2.1.

Số liệu giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam (2002 - 2007)…………

70

vi


Bảng 2.2.

So sánh nguồn đầu tƣ dành cho hoạt động khoa học – công nghệ theo
bình quân đầu ngƣời tại 4 cơ quan thuộc hệ thống cơ quan nghiên cứu
và phát triển……………………………………………………………..

74

Bảng 2.3.

Một số đặc điểm của đối tƣợng khảo sát…………………………………


89

Bảng 2.4.

Cơ cấu nhân sự Ban Quản lý Khoa học (tính đến ngày 31/12/2008)…...

95

Bảng 2.5.

Cơ cấu nhân sự Phòng Quản lý Khoa học một số đơn vị……………….

96

Bảng 2.6.

Phân cấp quản lý đề tài ở Đại học Đà Nẵng…………………………….

105

Bảng 2.7.

Phân cấp quản lý đề tài ở Đại học Quốc gia Hà Nội……………………

106

Bảng 2.8.

Nhận định của đối tƣợng khảo sát về công tác lập kế hoạch khoa học –
công nghệ………………………………………………………………..


113

Bảng 2.9.

Nhận định của đối tƣợng khảo sát về tổ chức và chỉ đạo thực hiện hoạt
động nghiên cứu khoa học ……………………………………………..

114

Bảng 2.10. Nhận định của đối tƣợng khảo sát về công tác tuyển chọn đề tài………..

116

Bảng 2.11. Kinh phí ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ cho hoạt động khoa học – công
nghệ cho 4 đại học………………………………………………………

120

Bảng 2.12. Nhận định của đối tƣợng khảo sát về công tác nghiệm thu đề tài ………

122

Bảng 2.13. Loại hình đào tạo quản lý đối tƣợng khảo sát đã tham gia………………

130

Bảng 3.1.

Mẫu phiếu cho điểm các chỉ tiêu đánh giá đề tài……………………….


170

Bảng 3.2.

Mẫu phiếu đánh giá nghiệm thu đề tài………………………………….

174

Bảng 3.3.

Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các giải pháp…………………

178

Bảng 3.4.

Kết quả khảo sát về tính khả thi của các giải pháp…………………...

181

Bảng 3.5.

Kết quả đánh giá nghiệm thu đề tài theo 2 loại mẫu phiếu…………..

183

Bảng 3.6.

Kết quả khảo sát về nhu cầu đào tạo bồi dƣỡng………………………


187

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Khoa học - công nghệ (KHCN) là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và phát triển bền vững đất nƣớc. Đảng và Nhà nƣớc
ta đã sớm xác định vai trò then chốt của cách mạng khoa học và kỹ thuật. Trong
thời gian qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, nhiều văn bản quan trọng về định
hƣớng chiến lƣợc và cơ chế, chính sách phát triển KHCN đã đƣợc ban hành: Nghị
quyết Hội nghị Trung ƣơng 2 khoá 8 [55]; Kết luận của Hội nghị Trung ƣơng 6
khoá 9 [45]; Luật Khoa học và Công nghệ [50]; Chiến lƣợc phát triển KHCN Việt
Nam đến năm 2010 [63]; và nhiều chính sách cụ thể khác về xây dựng tiềm lực và
đổi mới cơ chế quản lý KHCN. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và đặc biệt là
sự cố gắng của đội ngũ cán bộ KHCN, hoạt động KHCN đã có bƣớc chuyển biến,
đạt đƣợc một số tiến bộ và kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào sự phát triển
kinh tế xã hội (KT-XH), bảo đảm an ninh, quốc phòng.
1.2. Trong giai đoạn mƣời năm trở lại đây, hệ thống giáo dục đại học (ĐH) Việt
Nam trong thời gian qua đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về qui mô và loại hình đào
tạo, đóng góp thành tích đáng kể vào đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH,
HĐH. Hoạt động KHCN của các trƣờng ĐH trong cả nƣớc đã đƣợc đẩy mạnh và có
những tiến bộ rõ nét, đã đƣợc triển khai trên tất cả các lĩnh vực. Các trƣờng ĐH đã
thực hiện đƣợc một khối lƣợng lớn các nhiệm vụ KHCN thông qua các đề tài, dự án
của các chƣơng trình KHCN cũng nhƣ các đơn đặt hàng từ doanh nghiệp. Hoạt
động nghiên cứu khoa học (NCKH) đã thu hút nhiều sinh viên, học viên cao học và
nghiên cứu sinh tham gia, qua đó chất lƣợng đào tạo đƣợc nâng lên rõ rệt. Tuy
nhiên, mặc dù đã đạt đƣợc những thành tích đáng kể nhƣng hoạt động NCKH và

chuyển giao công nghệ của các trƣờng ĐH còn nhiều yếu kém và bất cập, thể hiện ở
trình độ nghiên cứu còn thấp, giá trị các nghiên cứu còn nhỏ, nội dung các nghiên
cứu còn nghèo nàn, hiệu quả công tác NCKH chƣa cao. Đặc biệt cơ chế quản lý
hoạt động NCKH mặc dù đã từng bƣớc đƣợc đổi mới và đạt một số kết quả bƣớc
đầu nhƣng chƣa tạo đƣợc chuyển biến căn bản trong quản lý KHCN theo hƣớng

1


phù hợp với cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thiếu sự liên kết giữa
hai hệ thống trƣờng ĐH - viện nghiên cứu do cơ cấu tổ chức tách biệt giữa ở nƣớc
ta tồn tại từ trƣớc nên tạo ra sự lãng phí chất xám rất lớn. Các nhà khoa học có trình
độ cao của các viện nghiên cứu không tham gia đào tạo chính thống bằng các qui
định trách nhiệm, trong khi đó, các giảng viên của trƣờng ĐH phải đảm nhận một số
lƣợng lớn học viên, đặc biệt là đào tạo sau ĐH.
1.3. Trong quá trình đổi mới giáo dục ĐH, thực hiện một trong những nội dung và
giải pháp của Đề án Đổi mới Giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 là đổi
mới quản lý giáo dục ĐH theo hƣớng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội
và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của từng trƣờng ĐH và của toàn bộ hệ thống, Đảng
và Nhà nƣớc ta đã có chủ trƣơng xây dựng một số ĐHĐNĐLV từ đầu năm 1993. Sau
hơn 10 năm hoạt động, đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của Đảng và Nhà nƣớc, các
ĐHĐNĐLV đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong việc thực hiện sứ mệnh của
Đảng và Nhà nƣớc giao cho, trong đó hai ĐHQG đã khẳng định thế mạnh về khoa
học cơ bản và một số ngành KHCN mũi nhọn, đặc biệt là đào tạo liên ngành.
ĐHĐNĐLV là một mô hình mới đối với Việt Nam nên vừa hoạt động vừa
phải rút kinh nghiệm và hoàn thiện mô hình. Đặc biệt, việc quản lý một mô hình
mới đang đặt ra nhiều thách thức đối với xã hội nói chung, các nhà quản lý giáo dục
ĐH nói riêng. Thời gian qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động NCKH
của các trƣờng ĐH chƣa thực sự mang lại hiệu quả nhƣ các nhà quản lý, các nhà
hoạch định chính sách mong muốn, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển KHCN cũng

nhƣ sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án về quản lý giáo dục ở các trƣờng
ĐH nói chung và đại học đa ngành, đa lĩnh vực (ĐHĐNĐLV) nói riêng, song cho
đến nay chƣa có công trình, luận án nào đi sâu nghiên cứu mô hình quản lý hoạt
động NCKH ở các ĐHĐNĐLV.
Xuất phát từ những lý do trên, phát triển nghiên cứu từ đề tài luận văn thạc sĩ
“Giải pháp đẩy mạnh công tác NCKH ở các trƣờng ĐH”, tác giả chọn vấn đề “Mô
hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong đại học đa ngành, đa lĩnh

2


vực” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ của mình với mong muốn đóng góp phần
nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động NCKH nói riêng, quản lý
trƣờng ĐH nói chung trong bối cảnh hội nhập nền giáo dục ĐH tiên tiến của khu
vực và thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất mô hình quản lý hoạt động NCKH trong ĐHĐNĐLV và các giải
pháp triển khai mô hình trên cơ sở vận dụng các quan điểm lý luận giáo dục và quản
lý giáo dục, quản lý KHCN hiện đại, phù hợp với thực tiễn giáo dục ĐH Việt Nam
nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động NCKH và đào tạo, đáp ứng nhu cầu
xã hội, tiến tới hội nhập với nền giáo dục ĐH tiên tiến trên thế giới.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Mô hình quản lý hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Câu hỏi nghiên cứu: đề tài cần trả lời đƣợc những câu hỏi sau:
-

Thực trạng hoạt động NCKH và quản lý hoạt động NCKH ở trƣờng ĐH Việt

Nam hiện nay nhƣ thế nào?

-

Những nguyên nhân của thực trạng còn hạn chế hiệu quả của hoạt động
NCKH ở trƣờng ĐH?

-

Những thách thức, khó khăn của việc thúc đẩy hoạt động NCKH ở trƣờng
ĐH nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả NCKH và đào tạo?

-

Nếu vận dụng quan điểm quản lý chất lƣợng tổng thể để đề xuất mô hình
quản lý hoạt động NCKH tại ĐHĐNĐLV có phù hợp và khả thi không?

-

Những giải pháp quản lý nào cần thực hiện nhằm triển khai mô hình quản lý
đã đề xuất?

4.2. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và có các giải pháp phù hợp triển khai mô hình quản lý hoạt
động NCKH trong các ĐHĐNĐLV theo quan điểm quản lý chất lƣợng tổng thể thì

3


sẽ góp phần bảo đảm, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng NCKH và đào tạo ở các

ĐHĐNĐLV.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động NCKH, quản lý hoạt động NCKH ở
trƣờng ĐH nói chung và ở ĐHĐNĐLV nói riêng.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV, đặc
biệt là ở Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).
5.3. Đề xuất mô hình quản lý và một số giải pháp triển khai mô hình tại ĐHQGHN
theo quan điểm quản lý chất lƣợng tổng thể. Tiến hành khảo nghiệm 3 giải pháp
triển khai mô hình quản lý đã đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát một số ĐHĐNĐLV: ĐHQGHN, ĐHQG TP. HCM, ĐH
Đà Nẵng, ĐH Thái Nguyên trong 10 năm trở lại đây và khảo nghiệm 3 giải pháp
triển khai đƣợc tiến hành tại ĐHQGHN.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Đề tài luận án đƣợc thực hiện theo quan điểm tiếp cận sau:
- Tiếp cận hệ thống: Xem xét vấn đề nghiên cứu quản lý hoạt động NCKH trong tổng
thể quản lý trƣờng ĐH. Mặt khác, ĐHĐNĐLV là một tổ chức, một chỉnh thể trong hệ
thống giáo dục quốc dân và hệ thống KT-XH.
- Tiếp cận phát triển: Xem xét vấn đề quản lý hoạt động NCKH trong quá trình vận
động và phát triển của loại hình ĐHĐNĐLV, có sự kế thừa những thành quả tốt đẹp
của hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam với lịch sử hàng nghìn năm và nắm bắt xu thế
phát triển của nền giáo dục ĐH tiên tiến.
- Tiếp cận mục tiêu: Các giải pháp triển khai mô hình đƣợc định hƣớng bảo đảm
mục tiêu quản lý chất lƣợng tổng thể, đáp ứng nhu cầu KT-XH và theo quan điểm
lấy sản phẩm đầu ra làm căn cứ đặt ra nhiệm vụ.
7.2. Phương pháp nghiên cứu

4



Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, phƣơng pháp nghiên cứu định
tính và định lƣợng đƣợc sử dụng thông qua các nhóm phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp,
hệ thống hoá, khái quát hoá các văn bản về đƣờng lối, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nƣớc, qui định của Bộ/ngành về quản lý trƣờng ĐH nói chung, quản
lý hoạt động NCKH nói riêng; các bài báo, sách, tạp chí, tài liệu... có liên quan đến
đề tài để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên
cứu. Tác giả đã nghiên cứu, hồi cứu tƣ liệu, phân tích các văn bản và các báo cáo
tổng kết, kế hoạch chiến lƣợc, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm... của các đơn vị
để có đƣợc số liệu minh họa. Tác giả sử dụng phƣơng pháp đối sánh để phân tích và
nhận xét về quan điểm, mô hình quản lý, qui trình quản lý...
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học
bằng phiếu hỏi, khảo sát, quan sát, phỏng vấn sâu, phƣơng pháp chuyên gia... Các
phƣơng pháp này chủ yếu là để điều tra, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp các số liệu,
thông tin thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp khảo nghiệm thực tế: tác giả đã tiến hành thử nghiệm 3 giải pháp đã
đề xuất để minh chứng cho mức độ cần thiết và tính khả thi của giải pháp.
- Phương pháp xử lý số liệu: luận án sử dụng kỹ thuật thống kê ứng dụng phân tích
dữ liệu trong các NCKH xã hội là phân tích độ tin cậy của bảng hỏi bằng phƣơng
pháp tính hệ số Alpha và ứng dụng các phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý và
phân tích các số liệu, thông tin đã thu thập đƣợc bằng chƣơng trình SPSS trong môi
trƣờng Windows, phiên bản 13.0.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. Công tác NCKH ở các ĐHĐNĐLV tuy đã đƣợc triển khai mạnh mẽ và có các
kết quả bƣớc đầu song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt là công tác quản lý
hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV;
8.2. Để góp phần nâng cao chất lƣợng công tác NCKH cần có mô hình quản lý hoạt
động NCKH phù hợp với các đặc điểm của loại hình ĐHĐNĐLV;


5


8.3. Tiếp cận hệ thống và theo quan điểm quản lý chất lƣợng tổng thể (TQM) là cơ
sở khoa học phù hợp để xây dựng mô hình quản lý hoạt động NCKH theo cấu trúcchức năng ở các ĐHĐNĐLV;
8.4. Nếu thực hiện các giải pháp triển khai mô hình quản lý hoạt động NCKH đã đề
xuất thì sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý hoạt động NCKH, từng bƣớc nâng cao
chất lƣợng hoạt động NCKH ở các ĐHĐNĐLV nói chung và ở ĐHQGHN nói riêng.
9. Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần phát triển những vấn đề lý luận về NCKH và quản lý hoạt động NCKH
trong các cơ sở giáo dục ĐH, vận dụng lý luận đó vào mô hình ĐHĐNĐLV;
- Phân tích thực trạng hoạt động NCKH ở các trƣờng ĐH Việt Nam về mặt mạnh,
mặt yếu, thời cơ và thách thức. Đánh giá thực trạng mô hình và qui trình quản lý
hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV;
- Đề xuất mô hình quản lý hoạt động NCKH ở ĐHĐNĐLV theo quan điểm quản lý
chất lƣợng tổng thể và những giải pháp khả thi triển khai mô hình, lấy chất lƣợng và
hiệu quả của NCKH làm mục tiêu, phù hợp với bối cảnh và điều kiện giáo dục ĐH
Việt Nam hiện nay.
10. Bố cục của luận án
Luận án bao gồm 3 phần, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Phần 1:

Mở đầu

Phần 2:

Nội dung, gồm 3 chƣơng

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trƣờng đại
học và Kinh nghiệm quốc tế

Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở đại học đa ngành
đa lĩnh vực
Chƣơng 3: Mô hình và một số giải pháp triển khai mô hình quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học ở đại học đa ngành đa lĩnh vực
Phần 3:

Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo và Phụ lục

6


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Lê Yên Dung (2001), “Thực trạng và giải pháp để thúc đẩy nghiên cứu khoa học ở
Đại học Quốc gia Hà Nội”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học nữ lần thứ 6, Công đoàn Đại
học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.220-224.
2. Lê Yên Dung (2002), “Tổ chức nghiên cứu khoa học ở trƣờng đại học một số nƣớc”,
Kỷ yếu Hội nghị khoa học nữ lần thứ 7, Công đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.300-305.
3. Lê Yên Dung (2004), “Tổ chức quản lý nghiên cứu cơ bản ở một số nƣớc trên thế
giới”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học nữ lần thứ 9, Công đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.622-629.
4. Lê Yên Dung (2005), “Sự tác động của yếu tố nghiên cứu khoa học đến chất lƣợng
của một cơ sở đào tạo đại học Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học nữ lần thứ 10,
Công đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội, tr.5-12.
5. Lê Yên Dung (2007), “Thực trạng và các giải pháp đổi mới công tác quản lý khoa
học - công nghệ ở Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (26),
tr.51-53.
6. Lê Yên Dung (2008), chủ nhiệm đề tài cấp ĐHQG “Nghiên cứu mô hình quản lý

hoạt động nghiên cứu khoa học trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực (nghiên cứu
điểm: Đại học Quốc gia Hà nội)”, mã số QLVP.07.02. Đã đƣợc Hội đồng đánh giá
nghiệm thu loại Tốt tháng 7/2008.
7. Lê Yên Dung (2009), “Vận dụng thuyết quản lý chất lƣợng tổng thể (TQM) trong
quản lý chất lƣợng nghiên cứu khoa học ở Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tạp chí Khoa
học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 25 (1), tr.20-25.
8. Lê Yên Dung (2009) “Khảo sát thực trạng quản lý nghiên cứu khoa học trong Đại
học đa ngành, đa lĩnh vực”, Tạp chí Giáo dục, (211), tr.4-8.

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
1.

Bikas C. Sanyal (2003), “Quản lý trƣờng ĐH trong giáo dục ĐH”, tài liệu tham khảo
nội bộ, tr. 59.

2.

Bộ GD&ĐT (1995), 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo 1945 - 1995,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

3.

Bộ GD&ĐT (2004), Giáo dục ĐH Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

4.


Bộ GD&ĐT và Ngân hàng Thế giới (1993), tài liệu hội thảo “Về lựa chọn chính sách
cải cách giáo dục ĐH”, Hà Nội.

5.

Bộ GD&ĐT, Quyết định số 19/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/6/2005 Qui định
hoạt động KHCN trong các trƣờng ĐH, CĐ trực thuộc Bộ.

6.

Bộ GD&ĐT, Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 Qui định chế
độ làm việc đối với giảng viên.

7.

Bộ KHCN (2007), Khoa học và Công nghệ thế giới, Trung tâm Thông tin Khoa
học và Công nghệ Quốc gia.

8.

Bộ KHCN (2007), Báo cáo tổng kết hoạt động các phòng thí nghiệm trọng điểm.

9.

Bộ KHCNMT (1997), Quản lý Khoa học và Công nghệ, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.

10.


Lê Thạc Cán (1991), "Tổ chức và quản lý nghiên cứu triển khai trong các trƣờng
ĐH phục vụ sản xuất đời sống và quốc phòng", Đề tài 60A.01.03, Viện Nghiên
cứu ĐH và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

11.

Trần Ngọc Châu (2005), “Cải tiến ĐH Việt Nam theo hƣớng nào?”, Saigon Times.

12.

Nguyễn Quốc Chí (2004), Bài giảng “Những cơ sở lý luận Quản lý Giáo dục”, Khoa
Sƣ phạm ĐHQGHN.

13.

Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Bài giảng “Những xu thế quản lý
hiện đại và việc vận dụng vào quản lý giáo dục”, Khoa Sƣ phạm, ĐHQGHN.

14.

Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001 - 2010, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.

15.

Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Phƣơng Nga (2006), “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí
đánh giá hoạt động giảng dạy và NCKH của giảng viên ĐHQGHN”, đề tài trọng
điểm cấp ĐHQGHN, mã số QGTĐ.02.06.

16.


Nguyễn Đức Chính (2008), Bài giảng “Mô hình quản lý”, Khoa Sƣ phạm,
ĐHQGHN.

17.

Phạm Đức Chính (2008), “Cần tiêu chuẩn ISO cho khoa học Việt Nam”, Bản tin
ĐHQGHN, (209).

18.

Phan Đình Diệu (2007), “Một nền học của ta và cho ta”, Tạp chí Tia sáng, (8).

19.

Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 1998.

8


20.

Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, NXB Văn hóa - Thông tin, 1999.

21.

Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Một thế kỷ phát triển và trưởng thành, Nhà xuất
bản ĐHQGHN, Hà Nội.

22.


Vũ Cao Đàm và Trịnh Ngọc Thạch (2006), “Nâng cao năng lực nghiên cứu của
giảng viên ĐHQGHN”, Đề tài mã số QG.04.06, ĐHQGHN, Hà Nội.

23.

Vũ Cao Đàm (1999), Tài liệu tham khảo quản lý khoa học và công nghệ, Viện
Nghiên cứu Phát triển Giáo dục, Hà Nội.

24.

Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận NCKH, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.

25.

Vũ Cao Đàm, Phạm Thị Bích Hà, Đinh Thị Bích Thủy (2002), “Đánh giá kết quả và
hiệu quả của NCKH”, báo cáo đề tài nhánh, Đề tài trọng điểm cấp Bộ, mã số B200152-TĐ-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

26.

Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình Phương pháp luận NCKH, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.

27.

Vũ Cao Đàm (2007), Suy nghĩ về khoa học và giáo dục trong xã hội đương đại Việt
Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

28.


Nguyễn Đình Đức (2008), Đổi mới quản lý tài chính cho hoạt động KHCN ở
ĐHQGHN, báo cáo tổng kết Dự án hợp tác với Bộ KHCN.

29.

Trần Chí Đức (2002), “Phƣơng pháp luận đánh giá các tổ chức R&D”, Báo cáo
khoa học của đề tài, Viện nghiên cứu Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học và Công
nghệ, Bộ KHCN&MT, Hà Nội.

30.

Trần Khánh Đức (2002), “Đánh giá hiệu quả hoạt động NCKH trong các trƣờng ĐH
giai đoạn 1996 - 2000”, Đề tài trọng điểm cấp Bộ, mã số B2001-52-TĐ-19, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Hà Nội.

31.

Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo
ISO và TQM, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

32.

Trần Khánh Đức (2008), “Cải cách giáo dục ĐH Nhật bản và ĐH Hiroshima trong
quá trình tập đoàn hóa”, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN.

33.

Nguyễn Công Giáp (2006), “Giáo dục Việt Nam trƣớc ngƣỡng cửa WTO”, Tạp chí
Hoạt động Khoa học, (567), tr. 18 - 19.


34.

Harold Koontz, Cyril O'Konnell, Heinz Weihrich (2004), Những vấn đề cốt yếu của
quản lý, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

35.

Hoàng Thị Nhị Hà (2008), Quản lý NCKH ở các trường ĐH sư phạm, Luận án tiến
sĩ, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

36.

Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2007), Giáo dục Việt Nam đổi mới
và phát triển hiện đại hóa, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

37.

Phạm Duy Hiển (2006), “Lạm bàn về Giáo dục”, Tạp chí Tia sáng.

38.

Phạm Duy Hiển (2007), “So sánh ĐH hàng đầu Thái Lan và Việt Nam”, Tạp chí Tia
sáng .

9


39.

Phạm Duy Hiển (2008), “Khoa học và ĐH qua những công bố quốc tế của Việt Nam

gần đây”, Tạp chí Tia sáng (22).

40.

Hiến pháp năm 1992 và các luật tổ chức bộ máy nhà nƣớc, Nhà xuất bản Tƣ pháp,
Hà Nội.

41.

Trần Xuân Hoài (2009), “Việt Nam phải rút ngắn khoảng cách”, tham luận tại Bộ
KHCN về đóng góp của các nhà khoa học nhằm xây dựng định hƣớng và phát triển
nền KHCN Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2020.

42.

Trƣơng Quang Học (2005), “Suy nghĩ về xây dựng ĐHQGHN theo mô hình một ĐH
nghiên cứu hiện đại”, Kỷ yếu tọa đàm khoa học quốc tế ”Chính sách nghiên cứu và
đào tạo trong quá trình chuyển đổi ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội,
Hà Nội, tr. 206- 219.

43.

Trƣơng Quang Học (2005), “Về mô hình ĐH nghiên cứu chất lƣợng cao”, Báo cáo
tại Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQGHN.

44.

Trƣơng Quang Học (2008), “Nhóm nghiên cứu – yếu tố quyết định tới chất lƣợng
của hoạt động KHCN và đào tạo sau ĐH”, báo cáo thực hiện 7 nhiệm vụ do Phó thủ
tƣớng giao cho ĐHQGHN.


45.

Kết luận của Hội nghị Trung ƣơng 6 khoá 9 (2002).

46.

Đặng Bá Lãm (2006), "Phƣơng pháp xây dựng chiến lƣợc và chính sách giáo dục,
vận dụng vào thực tiễn", Báo cáo tổng kết đề tài B94-38-26, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Hà Nội.

47.

Bùi Trọng Liễu (2007), “Khởi đầu chấn hƣng đại học bằng tinh hoa”, Tạp chí Tia
sáng (17).

48.

Nguyễn Lộc (2010), Lí luận về quản lí, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

49.

Luật Giáo dục (2000), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

50.

Luật Khoa học và Công nghệ (2000), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

51. C. Mác và Ph. Ăng ghen (1993), C. Mác và Ph. Ăng ghen toàn tập, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

52. Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ qui định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KHCN.
53. Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ qui định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD&ĐT.
54.

Nghị quyết 37/TW ngày 20/4/1981.

55.

Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 2 khoá 8 (1996).

56.

Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo
dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

57.

Hà Thế Ngữ (1974), “Bƣớc đầu tìm hiểu phƣơng pháp NCKH giáo dục”, Tạp chí
Nghiên cứu giáo dục, tr. 10.

10


58.

P. Pasternack (2005), “Nghiên cứu và tài trợ nghiên cứu ở các trƣờng ĐH Đức”, Kỷ
yếu tọa đàm khoa học quốc tế ”Chính sách nghiên cứu và đào tạo trong quá trình
chuyển đổi ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội, tr. 263-266.


59.

F.W. Taylor (1911), Những nguyên tắc quản lý khoa học, tài liệu dịch tham khảo nội
bộ.

60.

Trịnh Ngọc Thạch (2005), “Một số giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô
hình ĐHQGHN theo định hƣớng ĐH nghiên cứu”, Kỷ yếu tọa đàm khoa học quốc tế
”Chính sách nghiên cứu và đào tạo trong quá trình chuyển đổi ở Việt Nam”, Nhà
xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr. 60- 69.

61.

Trịnh Đình Thắng (1994), Phương pháp NCKH và công nghệ, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.

62.

Đào Trọng Thi (2006), “Nghiên cứu cơ chế quản lý ĐHĐNĐLV chất lƣợng cao theo
hƣớng ĐH nghiên cứu”, Đề tài trọng điểm cấp ĐHQGHN, mã số QGTĐ.03.07,
ĐHQGHN, Hà Nội.

63. Nguyễn Thanh Thịnh, Đào Duy Tính, Lê Dũng (1999), Qui hoạch phát triển hệ thống
NCKH và triển khai công nghệ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
64. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 188/2002/QĐ-TTg ngày 31/12/2002, Chƣơng
trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp
hành TW Đảng khóa IX về KHCN.
65. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 phê duyệt

Chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010.
66. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg ngày 28/9/2004 phê duyệt
Đề án "Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KHCN".
67. Phạm Văn Thuần (2009), Quản lý giảng viên trong ĐHĐNĐLV ở Việt Nam theo quan
điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội, Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo dục, ĐHQGHN, Hà
Nội.
68. Vũ Đình Tích (1993), Nâng cao hiệu quả đầu tư cho khoa học và công nghệ vào phát
triển kinh tế, Luận án Phó tiến sĩ Kinh tế, ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
69. Lâm Quang Thiệp, Altbach, P.G.; Johnstone D.B. chủ biên (2006), Giáo dục ĐH Hoa
Kỳ, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
70. Thƣờng vụ Bộ Chính trị (2000), Thông báo số 315-TB/TW ngày 29/8/2000.
71. Từ điển Giáo dục học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
72. Từ điển Triết học (1986), Nhà xuất bản Tiến bộ, Moscow.
73. Ngô Việt Trung (2007), "Hoạt động KHCN, thực trạng và giải pháp", Tạp chí Tia
sáng, 4/1/2007.
74. Nguyễn Quang Tuấn (2001), ISO 9000 & TQM - Thiết lập hệ thống quản lý tập trung
vào chất lượng và hướng vào khách hàng, Nhà xuất bản ĐHQG TP. HCM
75. Nguyễn Văn Tuấn (2007), “Quản lý dự án NCKH của Úc”, Tạp chí Tia sáng (20).

11


76. Nguyễn Văn Tuấn (2008), “Nhìn lại khoa học Việt Nam năm 2008 qua công bố quốc
tế”, Tạp chí Tia sáng.
77. Vũ Anh Tuấn (2006), “Hoạt động của các viện nghiên cứu trong các trƣờng ĐH của
Đức”, Tạp chí Hoạt động Khoa học.
78.

Hoàng Tụy (2006) “Chấn hƣng giáo dục trong tình hình mới”, Tạp chí Tia sáng,
(15).


79.

Nguyễn Thị Tuyết (2008), Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động NCKH ở các
trường ĐH Việt Nam theo định hướng bình đẳng giới, Luận án Tiến sĩ Quản lý Giáo
dục, ĐHQGHN, Hà Nội.

80. UNESCO (1998), Kỷ yếu Hội nghị quốc tế về Giáo dục ĐH.
81. Đặng Ứng Vận (1999), “Nghiên cứu bƣớc đầu cải tiến hệ quản lý giáo dục đại
cƣơng”, báo cáo tổng kết đề tài mã số QG.98.13, ĐHQGHN.
82. Phạm Hùng Việt (2008), “Giới thiệu mô hình đơn vị nghiên cứu và đào tạo xuất sắc
(COE) trong trƣờng ĐH nghiên cứu”, báo cáo tham luận tại Hội thảo của Bộ GD&ĐT
tổ chức tại trƣờng ĐH Sƣ phạm Hà Nội tháng 6/2008.
83. Phạm Viết Vƣợng (2001), Phương pháp luận NCKH, Nhà xuất bản ĐHQGHN, Hà
Nội.
Tài liệu tiếng Anh
84. Albach, P.G. (2006), “Costs and benefits of world-class university”, International
Higher Education: Reflections and Policies, Boston College, 2006.
85. Aly N., Akpovi J. (2001), "Total quality management in California public higher
education", Quality Assurance in Education, Vol. 9 (3), pp.127-31.
86. Bernold L.E. (2008), “Applying Total-Quality-Management Principles to Improving
Engineering Education”, Journal of Professional Issues in Engineering Education and
Practice, Vol. 134 (1), pp 33-40.
87. Coate E. (1993), “The introduction of Total Quality Management at Oregon State
University”, Journal of Higher Education, Vol. 25 (3).
88. Gallagher D., Smith D.H. “Applying TQM to Education and Training: a US case
study”.
89. Gumport P.J. “Graduate education and organized research in the United States”,
Foundations of American higher education, Simon và Schuster Custom Publishing,
Second edition, pp. 435-457.

90. Finkelstein M. (2003), “Japan’s National Universities gird themselves for the latest
wave of reform”, International Higher Education, (Fall 2003)
91. Hobbs A. (1997), “World class universities and multi-cultural”, World class
universities, Oct 1997.
92. Hradesky J. (1994), TQM Handbook (Hard-cover 1994), Mcgraw-hill Professional
Publisher.

12


93. Huggins L.P. (1998), “Total quality management and the contributions of A.V.
Feigenbaum”, Journal of Management History, Vol. 4, Issue 1, pp. 60 – 67.
94. Komoo I, Azman N, Aziz Y.F.A. (2008),”Malaysian research universities and their
performance indicators”, Bulletin of Higher Education research, (11), pp. 5 – 7.
95. Liu N.C. (2008), “Research Universities in China: Differentiation, Classification and
Future World-Class status”, Transforming Research Universities in Asia and Latin
America, edited by P. Altbach and J. Balan, John Hopkins, Boston College.
96. Levin H.M., Jeong D.W, Ou D. (2006) “What is world class university”, Conference
of the Comparative and International Education Society, Hawaii, 2006.
97. Niland J. (1998) “The challenge of building world class universities in the Asian
region”, public lecture delivered at the National University of Singapore on the 25 th
June, 1998.
98. Parker J. (2008), “Comparing researching and teaching in university promotion
criteria”, Higher Education Quarterly, Vol. 62 (3), pp. 237-251.
99. Foundations of American higher education, Simon và Schuster Custom Publishing,
Second edition
100. Salmi J., Saroyan A. (2007), “League tables as policy instrument: uses and misuses”,
Higher Education Management and Policy, OECD, Paris, Vol. 19 (2).
101. Stephan P.E. (2008), “Science and the University: challenges for future research”,
CESifo Economic Studies, Vol. 54, pp. 313-324.

102. Winn R.C., Green R. (1998), “Applying Total Quality Management to the
Educational Process”, Int. Journal Engineering Education, Vol. 14 (1), pp 24-29.
103. Ziderman A., Albrecht D. Financing Universities in Developing Countries, The
Falmer Press, pp.16-18.
104. />105.
106. />107. />108. />109. />110. />111. />112. ka- u.ac.jp/eng/
113. />
13



×