Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đào tạo nghề công tác xã hội cho cán bộ cấp xã từ thực tiễn tỉnh Hà Giang (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.31 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

KIỀU NGỌC LỄ

ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO CÁN
BỘ CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội
Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. VÕ KHÁNH VINH

Phản biện 1: ..........................................................................
Phản biện 2: ..........................................................................

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học xã hội, hồi ...... ,ngày .... tháng..... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, nghề công tác xã hội đã
phát triển trở thành một nghề chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ở
Việt Nam nghề công tác xã hội mới chỉ ở bước đầu hình thành,
chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía
cạnh. Thực tế cho thấy, đa phần nhân viên làm công tác xã hội chưa
được đào tạo cơ bản. Đội ngũ nhân viên này phát triển có tính tự
phát chủ yếu là của các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội
Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, cán bộ phường, xã
đôi khi là những người dân tự nguyện. Họ làm việc chủ yếu theo
kinh nghiệm, chưa được đào tạo kỹ năng khoa học xã hội, kỹ năng
nghề cần thiết về công tác xã hội. Do vậy, hiệu quả giải quyết các
vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dân
cư không cao, thiếu tính bền vững. Nghề công tác xã hội hiện là
ngành mới đào tạo ở Việt Nam. Sinh viên tốt nghiệp ngành công tác
xã hội có thể làm việc tại các cơ quan của ngành Lao động – Thương
binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương, hoặc các cơ
sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau
thuộc các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội…
cũng có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm
huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội.
Từ năm 2004, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình khung đào tạo
ngành công tác xã hội bậc đại học và bậc cao đẳng, nhưng phải tới
năm 2010 khi Đề án 32 được ban hành, mới tạo cơ sở pháp lý cho
1



việc hình thành, phát triển nghề công tác xã hội. Nghề công tác xã
hội ở ta ngày càng được chuẩn hóa và đào tạo một cách bài bản. Bộ
Nội vụ đã ban hành chức danh, mã ngạch viên chức công tác xã hội.
Đây được coi là bước khởi đầu mở ra một nghề mới đầy triển vọng
trên thị trường lao động. Tuy nhiên số lượng, chất lượng đào tạo
ngành công tác xã hội đáp ứng nhu cầu xã hội đang là thách thức
lớn. Trước thực trạng đào tạo nghề công tác xã hội của nước ta hiện
nay và căn cứ trên tình hình thực tế cán bộ công tác xã hội các cấp,
đặc biệt là cán bộ công tác xã hội cấp xã của tỉnh Hà Giang. Tôi
mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Đào tạo nghề công tác xã hội cho
cán bộ cấp xã từ thực tiễn tỉnh Hà Giang” . Nhằm đánh giá lại
thực trạng đào tạo nghề công tác xã hội của cả nước và nhu cầu đào
tạo nghề công tác xã hội cho cán bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà
Giang
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình phát triển nghề công tác xã hội trên thế giới
Trên 100 năm qua, thế giới đã chứng minh được vai trò và hiệu
quả của công tác xã hội, nó trực tiếp giải quyết những vấn đề xã hội
nảy sinh đối với các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội, cộng đồng dân
cư, giảm bớt sự bất bình đẳng và phân tầng xã hội trong quá trình
phát triển vì hạnh phúc của người dân.
2.2. Sự cần thiết của phát triển nghề công tác xã hội ở Việt
Nam
Nghề công tác xã hội ở Việt Nam có lịch sử phát triển từ những
năm cuối thế kỷ 19. Ban đầu, xuất phát từ ý tưởng là lòng từ thiện,
2


các nhóm người và tôn giáo đã có những hoạt động trợ giúp trực tiếp
cho những người nghèo, nạn nhân của chiến tranh như tiền, thực

phẩm, quần áo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng về kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn
và các giải pháp hiệu quả của đào tạo nghề công tác xã hội cho cán
bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, cơ sở lý
thuyết, các chính sách; khảo sát, điều tra, phân tích...; Tìm hiểu về kết
quả, hạn chế, nguyên nhân từ thực tiễn;
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Cán bộ làm công tác xã hội tại 195 xã, phường của tỉnh Hà Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi không gian
Nghiên cứu công tác đào tạo nghề công tác xã hội cho cán bộ
cấp xã từ thưc tiễn tỉnh Hà Giang.
4.2.2. Phạm vi thời gian
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này trên các số liệu, báo
cáo trong thời gian 2 năm học. Năm học 2014- 2015 và năm học
2015- 2016
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
3


Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, giúp chúng ta có
cách nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về thế giới khách quan. Mỗi khi
nghiên cứu ta thấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử đã chứng minh được những quy luật cơ bản thể hiện sự

luận giải và nguyên tắc chung cho khoa học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin và phân tích tài liệu
Phương pháp thu thập, tổng hợp, tìm hiểu các tài liệu như sách,
báo, tạp chí, các báo cáo, các văn bản pháp luật và nắm bắt, vận dụng
các lý thuyết của ngành CTXH liên quan đến công tác hỗ trợ dạy nghề
và việc làm ,kết hợp với công tác dạy nghề trong thời gian qua vào công
tác nghiên cứu, giải thích hiện tượng, từ đó nhìn nhận tính cấp thiết của
việc nghiên cứu đề tài một cách đúng đắn, khách quan nhất.
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Chúng ta tiến hành phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý, giáo
viên dạy nghề, phỏng vấn sâu 5 cán bộ giáo viên, tập trung trả lời
những câu hỏi để có tìm hiểu:
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Nguyên tắc cơ bản về việc xây dựng bảng hỏi, trên cơ sở trưng
cầu ý kiến chi tiết, dễ hiểu để làm sao cho tất cả cán bộ, giáo viên và
cán bộ xã trả lời theo các nội dung yêu cầu và cung cấp thông tin
chính xác.
5.2.4. Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp thu thập thông tin xã hội về đối tượng
nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép tỉ mỉ mọi yếu tố,
4


nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với
mục tiêu của nghiên cứu.
5.2.5. Phương pháp đàm thoại
Qua các cuộc trò chuyện trực tiếp, gián tiếp để khai thác thêm
thông tin, hỗ trợ các phương pháp khác trong việc xử lý phân tích và
đưa ra kết luận khách quan, Chúng tôi đàm thoại với 5 cán bộ giáo

viên và 10 mẫu học viên đang học nghề tại trường.
5.2.6. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Nguyên tắc cơ bản về việc xây dựng bảng hỏi, trên cơ sở trưng
cầu ý kiến những yêu cầu chi tiết, dễ hiểu để làm sao cho tất cả cán
bộ, giáo viên và cán bộ xã trả lời theo các nội dung yêu cầu và cung
cấp thông tin chính xác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu tình hình thực tiễn đào tạo nghề tại Trường Trung
cấp dạy nghề Huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc xây dựng chương trình đào tạo mang tính ứng
dụng
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu thực trạng đào tạo nghề công tác xã hội tỉnh
Hà Giang, từ đó thấy được vấn đề cốt lõi, có cái nhìn tổng quát hơn,
sâu sắc hơn, quy chuẩn hơn, dễ tiếp cận hơn và từ kết quả nghiên cứu
có thể đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp các cơ quan chức năng,
5


tổ chức, các cơ sở đào tạo,…có những định hướng, giải pháp tăng
cường hỗ trợ cho cán bộ xã phường.
7. Cơ cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các
phụ lục, Luận văn có 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và cơ sở pháp luật về đào tạo
nghề công tác xã hội cho cán bộ cấp xã.
Chương 2: Thực trạng đào tạo nghề công tác xã hội cho cán
bộ cấp xã tại tỉnh Hà Giang.
Chương 3: Định hướng và các giải pháp đào tạo nghề công tác

xã hội cho cán bộ cấp xã tại Tỉnh Hà Giang.
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LUẬT
VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
CHO CÁN BỘ CẤP XÃ
1.1.Những vấn đề lý luận về đào tạo nghề công tác xã hội cho
cán bộ cấp xã
1.1.1 Các khái niệm
+ Cán bộ cấp xã:
Chức danh và chức vụ là 2 khái niệm gây nhiều nhầm lẫn
trong thực tế mặc dù được sử dụng khá nhiều trong cơ quan nhà nước
hay các doanh nghiệp nhưng không có quy định nào của Pháp luật cụ
thể về khái niệm cũng như sự phân biệt giữa chúng.
Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
6


+ Khái niệm đào tạo nghề:
Đặc điểm của đào tạo nghề của đề án

56 của

h nh phủ

về đào tạo nghề cho người ao động n ng th n:
hứ nhất:

u tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc

diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ

ngh o, hộ có thu nhập tối đa bằng 150

thu nhập của hộ ngh o,

người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.
Thứ hai, kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề được lấy từ ngân sách
trung ương, địa phương, doanh nghiệp.
hứ a, đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm cho
người lao động. Đây là đặc điểm nổi bật của đề án 1956 của Chính
phủ về đào tạo nghề
Thứ tư, đào tạo nghề hướng tới từng bước xoá bỏ sự cách
biệt cứng nhắc giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị, giữa lao
động chân tay và lao động trí óc.
Thứ năm, sự liên kết giữa các bên tham gia ở tất cả các khâu
của đào tạo nghề. Từ khâu tuyển sinh đầu vào đến quá trình đào tạo
và đầu ra phải có sự phối hợp ăn ý giữa chính quyền - đại diện quản
lý nhà nước, doanh nghiệp - đại diện tiếp nhận lao động qua đào tạo
nghề, người lao động - đại diện bên hưởng thụ hỗ trợ dự án..
Thứ sáu, từng bước thay đổi những định hướng giá trị
nghề nghiệp trong đó kết hợp hài hoà giữa lợi ích, nhu cầu cá nhân
và xã hội.
Thứ bảy, chuyển dần từ đào tạo nghề một lần sang đào tạo,
bồi dưỡng liên tục, suốt đời. Chuyển từ đào tạo kỹ năng sang đào tạo
7


và hình thành năng lực, đặc biệt là các năng lực mềm (tư duy, thích
nghi, biến đổi…)..
Khái niệm nghề công tác xã hội:
Đào tạo nghề công tác xã hội cho cán bộ cấp xã: là quá trình

tác động có mục đ ch, có tổ chức đến cán bộ cấp xã để hình thành và
phát triển một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng và thái độ
nghề công tác xã hội cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu công việc của
cán bộ cấp xã, nhu cầu của xã hội, trong đó có nhu cầu quốc gia
1.1.2. Các nội dung cơ bản về nghề công tác xã hội
Vị trí, vai trò, chức năng của công tác xã hội
* Vị trí: Công tác xã hội được thực hiện trong nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội khác nhau, như:
Bảo vệ trẻ em và phụ nữ nạn nhân của bạo hành gia đình và
các hành thức hành hạ, ngược đãi, bóc lột, lạm dụng khác;
Bảo trợ xã hội, bao gồm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người
cao tuổi, người khuyết tật, …
+

XH có đối tượng riêng: Đối tượng của ngành CTXH là

các cá nhân, các nhóm xã hội và cộng đồng có vấn đề xã hội cần phải
giải quyết.
+ CTXH là hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao: Tính
thực tiễn của ngành CTXH chính là các hoạt động thường xuyên tiếp
xúc, giúp đỡ các đối tượng cần được trợ giúp thông qua cán bộ xã hội
cùng với việc phải huy động nhiều nguồn lực từ các cấp, các ngành,
các tổ chức xã hội...
8


+ Giá trị của công tác xã hội : là sự tổng hợp các nội dung về
quyền con người và công bằng xã hội.
1.1.3 Nội dung đào tạo nghể công tác xã hội cho cán bộ cấp xã
1.1.3.1. Nội dung đào tạo nghề công tác xã hội quốc tế:

- Chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy phù hợp với
các mục tiêu chương trình, những thành quả mong đợi và sứ mạng
của nhà trường.
- Có những kế hoạch rõ ràng cho việc tổ chức, thực hiện và
lượng giá việc giáo dục lý thuyết và thực hành.
1.1.3.2. Nội dung đào tạo nghề công tác xã hội tại Việt Nam:
* Lĩnh vực nhận thức về nghề công tác xã hội
– Hiểu biết có phê phán về nguồn gốc của công tác xã hội và
mục đích của nó.
– Hiểu biết nguồn gốc và sự phát triển đặc thù của ngành
công tác xã hội quốc gia.
– Hiểu biết đầy đủ về các nghề liên quan và những người
trong nghề công tác xã hội để tạo thuận lợi cho sự hợp tác chuyên
môn và làm việc theo nhóm.
* Mô hình nghề công tác xã hội
– Công nhận và thừa nhận nhân phẩm, giá trị và tính độc
nhất của tất cả con người.
– Thừa nhận sự liên hệ qua lại tồn tại trong và giữa tất cả hệ
thống ở cấp độ vi mô, trung mô và vĩ mô.

9


– Giải quyết vấn đề và xã hội hóa thông qua sự hiểu biết về
chu kỳ sống con người phát triển đúng chuẩn, và những nhiệm vụ
trong đời sống và những khủng hoảng có liên quan đến tuổi tác có
xem xét đầy đủ đến những kỳ vọng về mặt văn hóa-xã hội.
1.1.3.3 Nội dung đào tạo nghề CTXH cho cán bộ cấp xã:
Vậy có thể thấy rõ là đối tượng đào tạo là cán bộ, viên chức,
nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã,

phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ
quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp chưa có con số
thống kê.
1.2. Cơ sở pháp luật về đào tạo nghề công tác xã hội cho cán bộ
cấp xã
1.2.1. Cơ sở pháp luật về đào tạo nghề công tác xã hội
Có thể nhận định: hệ thống pháp luật, các chương trình, đề án
về chăm sóc, trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt của Việt
Nam là tương đối đầy đủ; tạo môi trường pháp lý, hành chính, xã hội
thuận lợi cho công tác xã hội phát triển. Huy động sự tham gia của
cộng đồng, các đoàn thể chính trị-xã hội, các tổ chức tôn giáo ngày
một đông đảo, chủ động và tích cực hơn
1.2.2. Cơ sở pháp luật về đào tạo nghề công tác xã hội cho cán bộ
cấp xã
Đề án 32 chính là cơ sở pháp lý để đào tạo nghề công tác
xã hội cho cán bộ cấp xã:
10


Xây dựng và ban hành mã ngạch, chức danh, tiêu chuẩn
nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội; tiêu chuẩn đạo đức
cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội, tiêu chuẩn, quy trình
cung cấp dịch vụ công tác xã hội: áp dụng ngạch, bậc lương đối với
các ngạch viên chức công tác xã hội.
1.2.3. Kinh nghiệm quốc tế liên quan đến xây dựng nghề công tác
xã hội về phương diện pháp luật
Ở những quốc gia, nghề công tác xã hội được chuyên
nghiệp hóa, đều bao gồm những yếu tố chính như:
Hệ thống pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền
hạn và trách nhiệm của cán bộ xã hội;

Theo một số nghiên cứu về luật pháp của một số quốc gia
trên thế giới cho thấy:
- Luật liên quan tới nghề công tác xã hội;
- Luật quy định các hoạt động công tác xã hội trong những
trường hợp cụ thể.
1.3 Những yếu tố tác động đến đào tạo nghề công tác xã hội cho
cán bộ cấp xã
1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề tại Việt Nam
1.3.1.1 Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển
dịch cơ cấu lao động. Thực tế cũng cho thấy, khi nền kinh tế nước ta
trong thời kỳ khủng hoảng (thập kỷ 80 của thế kỷ XX), nhu cầu công

11


nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ cũng giảm theo, đồng thời làm
cho hệ thống các trường dạy nghề suy giảm.
1.3.1.2

ơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập

khu vực và quốc tế
Để có thể cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện
nay, thì chất lượng nguồn lao động phải ngày càng nâng cao.
1.3.1.3 Đường lối chủ trương, ch nh sách của Đảng và Nhà nước về
phát triển dạy nghề
Trong mỗi giai đoạn, những đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước đúng và phù hợp sẽ góp phần thúc
đẩy công tác đào tạo nghề phát triển, góp phần phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.1.4

hái độ xã hội về nghề và c ng tác đào tạo nghề
Quan niệm cho rằng chỉ có bằng đại học mới có thể tìm

được việc làm có lương cao, ổn định, ảnh hưởng đến công tác tuyển
sinh, công tác đào tạo nghề. Đồng thời dẫn đến tình trạng “thừa
thầy, thiếu thợ”, không tận dụng được tiềm lực của toàn bộ nguồn
nhân lực, phục vụ phát triển quê hương, đất nước.
1.3.1.5 Người ao động tham gia đào tạo nghề,
Ngoài việc được nâng cao chuyên môn tay nghề thì những kỹ
năng nghề nghiệp cũng được các nhà đào tạo hướng tới. Chẳng hạn
như kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, chịu áp lực công việc,
v.v, giúp người lao động có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm, đáp ứng
được nhu cầu tuyển dụng của các nhà doanh nghiệp cũng như nâng
cao chất lượng đào tạo nghề hiện nay.
12


1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề công tác xã hội
cho cán bộ câp xã
1.3.2.1 Sự phát triển và các nhu cầu của xã hội
Hoạt động đào tạo công tác xã hội tại Việt Nam theo hướng
chuyên nghiệp đã xuất hiện khá sớm tại miền Nam Việt Nam. Năm
1947, dòng tu Vinh Sơn, dưới sự bảo trợ của Hội đồng Thập tự Pháp
đã thành lập Trường cán sự xã hội Caritas. Các khóa chính quy của
trường học ba năm, đào tạo những nhân viên công tác xã hội trung
cấp và hoạt động cho đến ngày giải phóng miền Nam
1.3.2.2 Đường lối chủ trương, ch nh sách của Đảng và Nhà nước về

phát triển dạy nghề công tác xã hội.
Hiện nay nghề CTXH đã được khẳng định ở Việt Nam về mã
số, ngạch bậc, có người thực hiện ở các cấp, bước đầu đã có cơ sở
pháp lý – đó là Quyết định 32/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Việc tồn tại và phát triển CTXH ở Việt Nam đã trở thành một nhu
cầuxã hội.
1.3.2.3. Nội dung đào tạo nghề công tác xã hội cho cán bộ cấp xã
- Hệ thống học liệu, giáo trình: Đây là một khâu rất quan trọng
và có ảnh hưởng rất lớn đến việc đào tạo công tác xã hội.Nội dung
giáo trình, học liệu phải được biên soạn theo đúng chuyên ngành, phù
hợp với người học, phù hợp với trình độ đào tạo

13


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
CHO CÁN BỘ CẤP XÃ TẠI TÌNH HÀ GIANG
2.1. Những yếu tố tác động đến đào tạo nghề công tác xã hội cho
cán bộ cấp xã tại tỉnh Hà Giang.
2.1.1 vài nét về tình hình kinh tế- chính trị xã hội tỉnh Hà Giang
Vị tr địa ý: Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc
của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía bắc và tây
có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài
274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên
Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Hà Giang
cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Bắc theo quốc lộ 2. Hà Giang có
diện tích tự nhiên là 7.945,8 km2. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà
Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, có vĩ độ 23013'00"; điểm
cực tây, có kinh độ 104024'05"; mỏm cực đông có kinh độ

105030'04".
Dân số: Dân số trên 694.000 người, 22 dân tộc anh em cùng
sinh sống tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Trong đó dân
tộc Mông chiếm 30,6 , Tày chiếm 24,9 , Dao chiếm 15,2 , dân
tộc Kinh chiếm 12 ....
2.1.2 Đặc điểm về trình độ chuyên môn, độ tuổi của cán bộ, công
chức cấp xã tỉnh Hà Giang
“ Đối với các công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây
dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính

14


- nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế
toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội:
a) Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
b) Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực
hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp
luật của Nhà nước;
c) Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức
khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng
dân cư trên địa bàn công tác.
Đối với công chức tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo,
vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì tiêu chuẩn về trình độ văn hóa và trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ có thể thấp hơn một cấp trình độ.”
2.1.3 Đặc điểm đối tượng bảo trợ xã hội tại tỉnh Hà Giang.
Trước tình hình về các đối tượng được bảo trợ tại tỉnh Hà Giang

và nhu cầu nhân viên làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội từ tỉnh đến
các xã, phường thị trấn của tỉnh Hà Giang thì việc đào tạo nghề công tác
xã hội cho cán bộ cấp xã là rất cấp bách và mang tính thực tiễn cao.
2.2. Thực trạng tổ chức đào tạo nghề công tác xã hội cho cán bộ
cấp xã tại tỉnh Hà Giang
15


2.2.1. Thực trạng về cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nghề
công tác xã hội tại Hà Giang
Trong số 21 nhóm dịch vụ CTXH mà nhiều nước trên thế
giới đang thực hiện thì ở Việt Nam qua khảo sát năm 2015, mới chỉ
thực hiện được khoảng 1/3 đặc biệt là các dịch vụ mang tính chuyên
môn và chuyên sâu như đánh giá mức độ tổn thương, đánh giá nguy
cơ rủi ro, đánh giá sức khoẻ…
2.2.2.Hình thức, nội dung đào tạo nghề công tác xã hội cho cán bộ
cấp xã
Theo kết quả điều tra các học viên là cán bộ xã đang theo
học nghề công tác xã hội tại Hà Giang thì việc lựa chọn hình thức
đào tạo tại chức chiếm 65,8% số phiếu được hỏi và 30,4% số phiếu
được hỏi lựa chọn hình thức đào tạo là vừa học vừa làm, còn lại là
các hình thức đào tạo khác
2.2.3. Các chế độ chính sách, tài chính đào tạo nghề công tác xã
hội cho cán bộ cấp xã tại Hà Giang
Thách thức về phát triển nghề CTXH ở Việt Nam được nhìn
thấy ở nhiều mặt. Về khuôn khổ pháp lý, tuy đã có có một số văn bản
quản lý nhà nước ban hành nhưng chưa đủ, thiếu các văn bản quy
phạm pháp luật quan trọng như xác định vai trò, vị trí của nhân viên
CTXH, việc làm của nhân viên CTXH.
2.3. Đánh giá kết quả đào tạo nghề công tác xã hội cho cán bộ cấp

xã tại tỉnh Hà Giang

16


2.3.1 Nhận thức của cán bộ cấp xã về đào tạo nghề công tác xã
hội cho cán bộ cấp xã tại tỉnh Hà Giang
Công tác xã hội chiếm vị trí và vai trò quan trọng trong giải
quyết các vấn đề xã hội, nhằm đảo bảo công bằng và tiến bộ xã hội
của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, công tác xã hội đã được ghi nhận là
một nghề quan trọng tại nhiều nước trên thế giới. Trên cơ sở nhận
thức đươc yêu cầu phát triển công tác xã hội trên thế giới và ở Việt
Nam.
2.3.2 Những kết quả đào tạo nghề công tác xã hội tại Hà Giang
Việc phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp đang là vấn đề xã
hội quan tâm. Nghề CTXH phát triển là cơ sở cho việc đào tạo, sử
dụng, tuyển dụng các sinh viên CTXH vào đúng vị trí công tác
chuyên môn, từng bước chuyên nghiệp hoá nghề CTXH và thúc đẩy
phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ CTXH của tỉnh. [20]
Chƣơng 3
TĂNG CƢỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO
CÁN BỘ CẤP XÃ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
3.1. Nhu cầu và định hƣớng tăng cƣờng đào tạo nghề công tác
xã hội cho cán bộ cấp xã ở nƣớc ta hiện nay
Những năm qua do hậu quả của chiến tranh và tác động của
già hóa dân số, đô thị hóa, mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang
là nguyên nhân làm tăng số lượng và quy mô đối tượng trợ giúp xã
hội. Đến tháng 12/2015, tính chung cả nước có 9,4 triệu người cao
tuổi; 7,2 triệu người khuyết tật; 2,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt; 5,9


hộ ngh o; 5,6

hộ cận ngh o; ngoài ra, còn nhiều phụ nữ,
17


trẻ em bị ngược đãi, bị buôn bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm
sống trên đường phố.
3.2 Các giải pháp tăng cƣờng đào tạo nghề công tác xã hội cho
cán bộ cấp xã ở nƣớc ta hiện nay.
3.2.1 Cơ sở đề xuất biện pháp
Khởi nguồn từ những hoạt động từ thiện tự phát và mang
đậm màu sắc tôn giáo, ngày nay Công tác xã hội đã trở thành một
nghề được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với trọng tâm
nghề nghiệp hướng đến trợ giúp những người yếu thế trong xã hội:
người ngh o, người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em…,
3.2.2. Hoàn thiện chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo công
tác xã hội
- Tiến hành dịch, biên dịch các tài liệu, giáo trình của nước
ngoài để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên được tốt
hơn. Đồng thời, cần hỗ trợ đội ngũ giảng viên, các Khoa, các trường
đào tạo công tác xã hội về kinh phí, kỹ thuật để biên soạn các giáo
trình công tác xã hội phù hợp, sát thực với điều kiện thực tế ở Việt
Nam. Thống nhất hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy của các cơ sở
đào tạo trong phạm vi cả nước.
3.2.3 Đào tạo công tác xã hội trình độ thạc sỹ, tiến sỹ
Công tác xã hội là một khoa học, đồng thời cũng là một nghề
trong xã hội. Việc xây dựng và phát triển công tác xã hội với tư cách
một khoa học và với tư cách là một nghề có nhiều nét tương đồng và

khác biệt.
18


Khung chương trình đào tạo thạc sỹ của trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội được xây dựng dựa
trên sự học hỏi, tham khảo từ kinh nghiệm đào tạo của nhiều trường
công tác xã hội có uy tín trên thê giới như San Jose, Rutgers…kết
hợp với việc chú ý đến những đặc điểm kinh tế – văn hóa – xã hội
đặc thù tại Việt Nam.
3.3. Kế hoạch triển khai đào tạo nghề công tác xã hội cho cán bộ
cấp xã tại tỉnh Hà Giang
3.3.1. Mục tiêu tổng quát
Đảm bảo đề án phát triển nghề CTXH trở thành một nghề.
Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội
ngũ cán bộ viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số
lượng, đạt yêu cầu về chất lượng, gắn với phát triển hệ thống cơ sở
cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an
sinh xã hội tiên tiến.
3.3.2. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 2010-2015
- Quán triệt, tổ chức triển khai các nội dung của Đề án trên
địa bàn tỉnh.
- Phát triển đội ngũ cán bộ viên chức, nhân viên, cộng tác
viên CTXH trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 mỗi xã, phường, thị trấn
có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ viên chức, nhân viên CTXH thuộc
chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên xã hội với mức
phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ
quy định;
19



Giai đoạn 2016-2020.
- Dựa trên tiêu chí Chính phủ ban hành, cụ thể hoá và hướng
dẫn tiêu chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ viên chức, nhân viên, cộng tác
viên CTXH theo các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH và theo
nhóm đối tượng đặc thù trên địa bàn tỉnh;
- Phát triển đội ngũ cán bộ viên chức, nhân viên, cộng tác
viên CTXH ở các cấp, phấn đấu tăng 50 ; hỗ trợ nhân rộng mô hình
cung cấp dịch vụ CTXH ở các huyện;
- Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 30

cán bộ viên

chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH đang làm việc tại các xã,
phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH và phòng Lao
động - TBXH các huyện, thị xã;
3.3.3 Thực hiện các chính sách có liên quan đến nghề công tác xã hội
Thực hiện mã số ngạch, chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ
các ngạch viên chức CTXH; Tiêu chuẩn đạo đức cán bộ viên chức,
nhân viên CTXH; sắp xếp, áp dụng ngạch, bậc lương viên chức
CTXH phù hợp với đặc thù nghề nghiệp; Thực hiện tiêu chuẩn
nghiệp vụ cán bộ viên chức, nhân viên CTXH của các cơ sở cung cấp
dịch vụ xã hội như: Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm chữa bệnh giáo
dục lao động xã hội, Trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội. Thời gian thực
hiện: Năm 2011 - 2020. Cơ quan, đơn vị thực hiện: Sở Nội vụ chủ trì,
phối hợp với Sở Lao động - TBXH và các Sở ngành liên quan.

20



3.3.4 . Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ
công tác xã hội và đội ngũ cán bộ viên chức, nhân viên, cộng tác
viên công tác xã hội
- Đối tượng phục vụ của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH:
người già, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mồ côi, trẻ
em bị bỏ rơi, bệnh nhân ở các bệnh viện, thân chủ toà án, học sinh ở
trường học, trường giáo dưỡng, các gia đình có vấn đề (nghèo khổ, ly
thân, ly hôn, bạo lực trong gia đình, sao nhãng trẻ em...) và các cộng
đồng nghèo, yếu kém, chậm phát triển, có đông đối tượng có vấn đề
xã hội...
3.3.5 Tăng số lượng cán bộ viên chức, nhân viên, cộng tác viên
làm CTXH ở các cơ quan quản lý nhà nước từ tỉnh đến các huyện,
các xã, các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ CTXH:
Xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức, nhân viên làm cộng tác
viên CTXH có trình độ từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau
đại học khoảng 880 người, trong đó: Mỗi xã ít nhất 2 người; mỗi
huyện 2 người; các Trung tâm dịch vụ CTXH, Trung tâm Bảo trợ xã
hội 126 người; các trường nghề, trung tâm dạy nghề 10 người/đơn vị;
3.3.6. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn cán bộ làm công tác
xã hội
: Từ năm 2011-2020, đề nghị Trung ương tổ chức đào tạo,
đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và
tập huấn kỹ năng để nâng cao năng lực cho: 1.880 cán bộ, viên chức,
nhân viên và cộng tác viên CTXH.
21


- Sở Lao động - TBXH: chủ trì phối hợp với các sở, ngành

liên quan, các cơ sở đào tạo nghề CTXH, xây dưng kế hoạch chi tiết
tổ chức tập huấn kỹ năng về nghề CTXH cho cán bộ viên chức, nhân
viên và cộng tác viên.
3.3.7. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ công chức,
viên chức và nhân dân về nghề công tác xã hội
- Xây dựng kế hoạch truyền thông ở các cấp, các ngành trên
phương tiện thông tin đại chúng; Tổ chức các hội nghị, hội thảo về
chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoạt động CTXH; Tổ chức khảo sát,
học tập kinh nghiệm ở các tỉnh khác và nước ngoài; Xây dựng sổ tay
hướng dẫn hoạt động CTXH cho các cơ sở và cán bộ, nhân viên
CTXH.
3.3.8 Điều tra, thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu phát
triển nghề công tác xã hội
- Điều tra, rà soát, thu thập thông tin về tên, tuổi, giới tính,
trình độ đào tạo, vị trí làm việc, thâm niên công tác, đơn vị công tác,
vị trí công tác, nhiệm vụ đang làm; xác định thứ tự ưu tiên đào tạo
lại, tập huấn đối tượng cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên
CTXH ở các cấp.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ viên chức,
nhân viên CTXH ở các cấp, các đơn vị cơ sở cung cấp dịch vụ
CTXH.
- ơ quan, đơn vị thực hiện: Sở Lao động-TBXH chủ trì phối
hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp cho UBND tỉnh triển
22


khai thực hiện các hoạt động có liên quan đến nghề CTXH trên địa
bàn tỉnh Hà Giang.
KẾT LUẬN
Toàn bộ luận văn là một nghiên cứu mới đánh giá thực trạng

nghề đào công tác xã hội với thực trạng việc làm trong lĩnh vực công
tác xã hội Đưa ra một cái nhìn khách quan về vấn đề đào tạo nghề
công tác xã hội trong giai đoạn đang triển khai thực hiện đề án 32.
Trên cơ sở đó ra soát lại các vấn đề: cơ sở đào tạo, chính sách hỗ trợ
đào tạo nghề công tác xã hội cho các địa phương, nhu cầu trợ giúp
của các đối tượng cần bảo trợ trên cả nước.
1. Sở Lao động - TBXH: Chủ trì phối hợp với các cơ quan
liên quan tham mưu giúp cho UBND tỉnh triển khai thực hiện các
hoạt động có liên quan đến nghề CTXH trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - TBXH, Tỉnh uỷ, UBND
tỉnh về tiến độ, kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nghề
CTXH trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Nội vụ:
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện các chế độ có liên quan tới
cán bộ viên chức làm nghề CTXH; phối hợp với Sở Lao động TBXH và các ngành liên quan thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại
cán bộ nhân viên CTXH; xây dựng, bố trí biên chế cho Trung tâm tư
vấn và cung cấp các dịch vụ CTXH trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Giáo dục đào tạo: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành
liên quan trong công tác đào tạo nghề CTXH theo hướng hội nhập,

23


×