Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Một số điển tích trong truyện Kiều của Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.29 KB, 6 trang )

Bá Nha, Tử Kỳ
Trên đường đi sứ từ nước Sở trở về, quan Thượng Ðại phu Bá Nha, đời Tống (Trung
Quốc) qua vàm sông Hàn Dương, trên bờ là núi Mã An, trăng trung thu sáng tỏ; ông
truyền lệnh dừng thuyền lại để ngắm cảnh đẹp. Bá Nha chơi đàn tuyệt hay, ai nghe cũng
ngơ ngẩn, cây cỏ đắm say, song ông vẫn buồn và cảm thấy cô đơn; có ai hiểu hết tiếng
đàn cao đẹp sâu xa của ông. Ông gửi vào tiếng đàn lý tưởng cuộc sống, tình yêu, khát
vọng, giấc mơ. Dưới trăng thu, Bá Nha ôm cây đàn, lựa dây gẩy một khúc. Khúc nhạc
đang ngân vang rộn rã thì đàn đứt một dây. Ông ngạc nhiên thầm nghĩ: '' Lạ lùng thật, ở
nơi vắng vẻ, thâm u này lẽ nào có người biết nghe đàn ta khiến dây đàn ta phải đứt. Hay
là có kẻ độc ác nào manh tâm hại ta, nên đàn đứt dây? Ông truyền lệnh cho quân lên bờ
tìm bắt kẻ gian phi. Chỉ thấy một chàng tiều phu trẻ tuổi đang ngồi trên phiến đá, bên
gánh củi, đang đắm đuối trong một giấc mơ. Biết vậy, quan gọi lên bờ hỏi; chàng đốn
củi đáp: Thưa đại nhân, tôi đâu phải người độc ác; tôi gánh củi qua đây, thấy tiếng đàn
hay tuyệt vời, nên đứng lại nghe''. Bá Nha mỉm cười chế giễu: '' Người biết nghe đàn
của ta? Nơi đây hoang vu, lẽ nào có một chú tiều phu biết nghe đàn?''. Chàng trẻ tuổi
nói: ''Thưa đại nhân, tôi nhớ người xưa bảo: Hễ trong nhà có quân tử, thì ngoài cổng có
quân tử đến chơi. Nếu nơi núi sông hoang vắng này không có người biết nghe đàn, thì
hỏi tại sao nơi đó lại có người biết đánh đàn?''. Ðể thử thật hư, Bá Nha hỏi: ''Vậy vừa
rồi, ta gẩy đàn bài gì mà ngươi dừng lại nghe?''. ''Dạ, tôi vừa nghe những tiếng đàn buồn
bã. Ðàn kể chuyện Khổng Tử thương tiếc người hiền Nhan Hồi còn trẻ mà tóc đã bạc,
xách giỏ cơm bầu nước, sống cuộc đời trong sạch''. Bá Nha kinh ngạc vô cùng; đúng
như vậy, ông vừa chơi bản nhạc lấy cảm hứng ở cuộc đời thanh bạch của Nhan Hồi.
Ông vội xin lỗi chàng tiều phu và mời chàng xuống thuyền uống rượu, nghe đàn. Bá
Nha thay dây đàn, rồi chìm đắm trong cảm hứng cao siêu của một lý tưởng đầy tình
nhân đạo, ông gảy một bản đàn réo rắt. Nghe hết bản nhạc, chàng tiều phu reo lên: ''Ôi
tuyệt, thật tuyệt, tiếng đàn cao vòi vọi lướt trên đỉnh núi'. Bá Nha giật mình nhìn chàng:
thật thế, ông vẫn mơ màng đến những ngọn núi cao. Ông lại say sưa đánh bản đàn khác,
lấy cảm hứng ở một giấc mơ rạo rực mênh mông. Chàng tiều phu lại reo: ''Ôi tuyệt, thật
tuyệt, tiếng đàn cuồn cuộn mênh mông như nước chảy''. Bá Nha kinh hãi, lệ quanh khoé
mắt. Ông đứng dậy xốc áo và cầm tay chàng trẻ tuổi nói: ''Xin chàng thứ lỗi và cho biết
quý danh; từ nay xin kết bạn tri âm''. Chàng tiều phu, nét mặt hớn hở, con mắt long lanh,


xưng tên là Chung Tử Kỳ. Bá Nha quý người trai tài hoa, ngỏ ý mời chàng về thành đô;
đôi bạn sẽ cùng nhau vui sống. Tử Kỳ buồn rầu thưa: ''Tôi xin cảm tạ tấm lòng nhân ái
của ngài, tôi còn cha mẹ già, tôi phải ở lại phụng dưỡng''. Bá Nha hẹn đến ngày này
sang năm sẽ trở lại nơi này, đón cả gia quyến Tử Kỳ về kinh đô. Hai bên từ biệt nhau,
vừa sung sướng vừa xúc động. Bá Nha tìm được người tri kỷ, Chung Tử Kỳ được nghe
đàn.
Mùa thu năm sau, đúng ước hẹn, Bá Nha đi thuyền trên sông Hàn Dương, dừng lại bên
núi Mã an. Vẫn cảnh tịch mịch hoang vu, vẫn vầng trăng tỏ. Song Bá Nha không thấy
bạn cũ. Bá Nha lo lắng, một linh cảm khiến ông bồn chồn, nhìn mấy gò đống trên bờ
sông, ông cùng mấy người hầu vội vã lên bờ, tìm hỏi nhà Chung Tử Kỳ. Ðến nơi, cửa
nhà vắng vẻ. Một ông cụ chống gậy bước ra, đón khách vào ngồi trên chõng tre; ông cụ
lau nước mắt kể lại những ngày cuối cùng của Tử Kỳ con trai ông. Chung Công nói
tiếp: ''Cháu dặn hai, ba lần phải chôn cháu nơi bờ sông Hàn Dương, cạnh núi Mã An, để
giữ lời hẹn năm ngoái''. Bá Nha thương xót vô cùng. Ông cùng Chung Công ra mộ Tử
Kỳ, khóc lóc rất thảm thiết. Ông lấy cây đàn, so dây to, dây nhỏ. Tiếng đàn cất lên nỉ
non kể cuộc gặp gỡ thần kỳ năm ngoái. Nước mắt Bá Nha rơi lã chã. Ðàn xong, ông đập
đàn vào một tảng đá; đàn vỡ tan nát. Từ ngày ấy không ai nghe thấy thiếng đàn của Bá
Nha nữa.
Rằng: ''Nghe nổi tiếng Cầm đài,
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ''
(Truyện Kiều)
Than rằng: ''Lưu thuỷ cao san,
Ngày nào nghe động tiếng đàn tri âm...''
(Lục Vân Tiên)
''Nước non'', ''lưu thuỷ'', ''cao san'' nhắc đến những lời bình của Chung Tử Kỳ khi nghe
Bá Nha đánh đàn dưới thuyền. ''Bá Nha, Chung Kỳ'' chỉ tình bạn tri kỷ.
Đào nguyên
Chàng ngư phủ đưa con thuyền vào con suối, nước trong mát lạ lùng. Chàng đẩy con
thuyền nhẹ như bơi trong một giấc mơ. Hai bờ suối, những cây đào thắm đỏ. Rồi trước
mặt chàng, một rừng hoa đào rực rỡ. Chàng cắm thuyền bước lên bờ, men theo vách đá.

Qua một quả đồi nhỏ, chàng ngạc nhiên thấy trước mặt một thôn xóm đẹp như tranh,
màu xanh của lá cây như màu ngọc bích; nắng chan hoà như một khối thuỷ tinh trong
suốt; các căn nhà xinh xắn, mái rơm vàng, lác đác bên suối, lưng đồi. Chàng bước trên
con đường lác đá đen bóng nhẫy, hai bên, vừa đào vừa trúc. Rồi, chàng đến một thôn
đông đúc; những chàng trai cao, khỏe kéo bễ, chạm trổ bàn ghế; các cô gái mơn mởn
chợ búa dập dìu, các cô bé, cậu bé mặc áo quần sặc sỡ, đeo cổ vàng bạc. Mấy chục cụ
già ngồi trước nhà hút tẩu thuốc dài. Chàng ngư phủ tưởng mình lạc vào thế giới chuyện
cổ tích "ngày xửa, ngày xưa...". Chàng rẽ vào một cổng trúc, cụ chủ nhà mời chàng vào
nhà, pha chè rồi hỏi chàng từ đâu đến. Chàng kể chuyện chàng bơi thuyền qua suối hoa
đào, lạc vào thôn này. Nước chè thơm ngát hương hoa ngâu. Cụ già bảo; "Thôn chúng
tôi có từ bao đời nay rồi. Các cụ chúng tôi kể, cách đây mấy trăm năm, đời nha Tần loạn
ly, quan lại cướp bóc, dân chúng điêu đứng, khổ nhục, không có tự do. cả một xóm các
cụ bỏ kinh thành kéo nhau đi, đi mãi. Ðến xứ này yên ổn, cây cối tốt tươi, nhiều hoa
đào, các cụ dừng lại, gây dựng thôn xóm mới. Ðất lành, chim đậu; đâu cũng thế, đời nào
cũng thế". Chàng ngư phủ cảm tạ cụ chủ nhà ra về. Chàng qua đầu thôn, qua rừng đào,
bước xuống chiếc thuyền con, bơi xuôi dòng suối đào, Về đến nhà thì trời tối. Chàng
vẫn như sống trong mơ.
Sớm hôm sau, chàng kể với bà con hàng xóm chuyện chàng lạc vào một thôn xóm kỳ lạ;
song chẳng ai tin là sự thật. Chàng liền cùng vài người bạn xuống thuyền, bơi theo dòng
nước hôm qua, nhưng chẳng tìm thấy suối hoa đào. Con thuyền chán ngán trở về.
Câu chuyện trên xảy ra vào đời Tấn bên Trung Quốc: chàng ngư phủ lạc vào động Ðào
Nguyên, là người Hồ Nam. Nhà thơ Ðào Tiềm có ghi chuyện này. Người đời sau dùng
tích " Ðào Nguyên" để chỉ nơi cảnh đẹp mơ ước, xứ sở lý tưởng, hoặc cõi tiên, nơi
người đẹp ở. "Ðào Nguyên", "Thiên Thai"," Ðộng Từ Thức" v.v...là xã hội ước mơ của
người phương Ðông, những "Ðảo không tưởng" của Thomas Moore phương Tây.
Trong truyện Kiều lúc thiêm thiếp ngủ, Thuý Kiều thấy Ðạm Tiên, nàng chào mừng đón
hỏi dò la:
"Ðào Nguyên lạc lối đâu mà đến đây?"
(Truyện Kiều)
Nào ai là khách Ðào Nguyên đã về.

(Hoa Tiêu)
Hằng Nga
Nàng Hằng Nga, hay Thường Nga, xinh đẹp tuyệt vời, ở cung Quảng Hàn lạnh lẽo, tức
là Mặt Trăng. Vốn nàng ở phương Bắc, nơi cánh đồng hoang, bị một tướng của Hậu
Nghệ bắt về phương Ðông. Hậu Nghệ lúc đó là Hoàng Ðế. Hằng Nga được yêu chiều
hết mức, được Hậu Nghệ giao giữ cỏ Linh Chi tức là thuốc trường sinh.
Truyền thuyết Trung quốc kể rằng: đời Vua Nghiêu, loài người sống trong cảnh thái
bình tự do và no ấm, trong hạnh phúc sáng trong, không chút vẫn đục. Chợt một thiên
tai khủng khiếp đè ập xuống loài người. Nguyên là ở cuối biển Ðông, trong một cái
hang gọi là hang Dương (hang Mặt trời), có cây Phù tang cao vút trời xanh; cành cây um
tùm giấu mười con qụa vàng- những con quạ lửa ban sức ấm nóng và ánh sáng cho loài
người. Bình thường, hàng ngày mỗi con quạ vàng lần lượt chui khỏi biển, hoá thành
Mặt trời, toả sức sống nuôi dưỡng vạn vật tươi tốt bằng sức nóng ấm và ánh sáng của
mình. Song, bất chợt, một hôm, cả mười con quạ vàng tranh nhau bay ra biển Ðông
khiến biển nổi sóng, gầm thét dữ dội. Mười con quạ vàng cùng một lúc xuất hiện trên
bầu trời! Thế là, cả thế gian sáng chói đến lóa mắt; nắng thiêu đốt cỏ cây, hoa lá; người
và những con vật tìm đến các nguồn nước, ao, hồ, sông ngòi, giếng, ngâm mình xuống
nước. Song chẳng bao lâu, nước sôi lên sùng sục. Ðói khát, sức nóng ghê gớm giết chết
hang triệu sinh linh. Từ trái đất, tiếng khóc thảm thiết vang dội. Vua Nghiêu sai Hậu
Nghệ trừ diệt tai hoạ cho đất nước.
Hậu Nghệ sinh ở biển Ðông, sức lực phi thường, có thể bạt núi lấp sông; chàng có tài
bắn cung trăm phát trăm trúng. Chàng quyết bắn rơi mười con qụa vàng, cứu dân khỏi
cảnh diệt vong. Chàng nhìn thẳng về hướng mượt mặt trời chói loá; chàng dựa thân vào
chân trời, giương cung bắn. Một mũi tên lao đi, một quạ vàng lao xuống biển; hai rồi ba,
bốn...chín mũi tên, chín quạ vàng rơi xuống biển. Hậu Nghệ giương cung định bắn mũi
tên thứ mười, thì một tướng giữ tay chàng ngăn lại: "Thưa tướng công, tướng công phải
để lại một mặt trời chiếu sáng vũ trụ". Hậu Nghệ hạ cung xuống. Bầu trời trở lại trong
xanh, ấm áp. Trong không, những lông quạ đủ các sắc cầu vồng bay rơi lả tả xuống mặt
biển. Vũ trụ trở lại xanh tươi, hoa lại phô sắc thắm, hương thơm. Nhân dân mở hội tưng
bừng; trống kêu rộn rã; tiếng hát ca vang. Hậu Nghệ được nhân dân vô cùng yêu mến,

Hậu Nghệ lên ngôi Hoàng đế. Chàng lấy Hằng Nga bị bắt từ phương Bắc tới. Bà Tây
Vương Mẫu cho Hậu Nghệ cỏ Kinh Chi làm thuốc trường sinh. Chàng giao cho Hằng
Nga giữ cỏ quý.
Mười năm trôi qua. Từ khi nắm quyền lực, Hậu Nghệ trở thành tàn bạo. Hắn chiếm đoạt
của cải, ruộng vườn, nhà cửa của nhân dân. Hắn ở những cung điện lộng lẫy, ngựa xe
choáng lộ ngọc vàng. Nhân dân đói khổ, mùa màng xơ xác, cỏ cây khô héo; từng đàn
quạ đen tha hồ rỉa những xác người chết đầy đồng. Hậu Nghệ bị dân oán hờn. Hằn thù
bốc ngùn ngụt như khói sương bao phủ cả bầu trời. Nhiều tướng của Hậu Nghệ bỏ đi,
tập hợp những đám dân đói khổ chống lại hắn. Hằng Nga đau đớn, tủi phận làm vợ một
bạo chúa. Ngày đêm, nàng ngồi bên thỏ ngọc, người bạn duy nhất của nàng, giữ thuốc
trường sinh. Không thể sống với người tàn bạo, không thể để cho người phản bội nhân
dân uống thuốc trường sinh, nàng ăn hết cỏ Linh Chi. Nàng thấy phảng phất say sưa.
Rồi tấm thân ngà ngọc nhẹ nhàng bay lên cao, bay mãi; tay ôm thỏ ngọc, Hằng Nga đỗ
lại ở Cung Trăng.
Hậu Nghệ về nhà, sau một vụ tàn sát thảm khốc, không thấy Hằng Nga. Trăng sáng
vằng vặc, Hậu Nghệ nhìn lên Cung Trăng thấy bóng nàng Hằng Nga thấp thoáng. Gịân
uất lên, hắn lấy cung tên, dốc toàn lực, râu tóc dựng đứng cả lên. Hắn nhằm Mặt trăng
bắn. Trăng vẫn toả ánh sáng lộng lẫy. Hậu Nghệ rút mũi tên thứ hai, mũi tên thứ ba,
bắn, bắn. Trăng vẫn toả sáng khắp vũ trụ. Hậu Nghệ gục xuống. Chợt Tây Vương mẫu
đứng trước mặt, oai nghiêm bảo: "Ta cho ngươi cỏ Linh Chi để ngươi sống mãi mãi,
làm điều thiện. Vậy mà, khi nắm quyền lực, ngươi phản bội ta, ngươi phản bội nhân
dân, đầy đoạ nhân dân trong đói khát loạn ly, ngu dốt. Nhưng nhân dân không chết.
Ngươi muốn sống, hãy cởi bỏ áo bào, trút bỏ quyền lực, chớ tham quyền cố vị, và ngươi
hãy cùng dân chúng cày ruộng, trồng cây, làm lụng". Bỏ ngai vàng, bỏ quyền lực? Hậu
Nghệ căm phẫn, rút gươm chém Tây Vương mẫu. Song hắn chỉ thấy một luồng ánh
sáng nhẹ bay lên trời. Giữa lúc ấy, nghĩa quân xông đến bao vây, dẫn đầu là một dũng
tướng cũ của hắn. Hậu Nghệ tuyệt vọng. Không có lối thoát, Hậu Nghệ lấy gươm tự
đâm vào cổ, vào mặt, vào ngực. Khối thịt to lớn ngã gục xuống.
Từ trên Cung Quảng lạnh lẽo, Hằng Nga sắc đẹp tuyệt vời nhìn xuống Trái Ðất, bâng
khuâng nhớ quê hương.

Trong khúc ngâm Cung oán có câu thơ ca ngợi người Cung nữ đẹp hơn cả Tây Thi và
Hằng Nga:
"Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình"
"Gương Nga", "thỏ lặn, ác tà:... trong Truyện Kiều đều lấy tích từ trong huyền thoại kể
trên.
Chiêu Quân
Trong Truyện Kiều, buổi gặp gỡ dưới trăng giữa Thuý Kiều và Kim Trọng, Kiều gãy
bản đàn Bạc mệnh. Nguyễn Du tả khúc đàn của Kiều như sau:
"Qúa quan này khúc Chiêu Quân
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia..."
Nguyễn Du gợi đến lúc qua cửa ải sang Hồ, Chiêu Quân đánh một bản đàn ai oán.
Trong Lục Vân Tiên, Nguyễn Ðình Chiểu ví thân phận Kiều Nguyệt Nga bị đem cống
giặc Ô Qua như thân phận nàng Chiêu Quân xưa phải cống Hồ:
"Chiêu Quân xưa cũng cống Hồ
Bởi người Diên Thọ hoạ đồ gây nên".
Chiêu Quân là một trong bốn cô gái đẹp nhất của nước Trung Hoa cổ: Chiêu Quân, Ðiêu
Thuyền, Dương Quý Phi, Tây Thi.
Chiêu Quân tên là Vương Tường, là cung phi của Vua Nguyên đế đời Hán (thế kỷ I
trước Công nguyên). Vua có 3000 cung phi nên không thể biết từng mỹ nữ. Ðể chọn
hậu cung, Vua ra lệnh cho Mao Diên Thọ vẽ chân dung cả 3000 cung nữ. Thừa dịp,
Mao Diên Thọ ăn hối lộ của cung nữ: ai đút lót nhiều tiền, hắn vẽ thật đẹp; ai nộp ít tiền,
hắn vẽ xấu đi. Chiêu Quân đẹp tuyệt trần, tính tình lại ngay thẳng, nên bị Mao Diên Thọ
vẽ một bức chân dung xấu xí. Lúc bấy giờ chúa "rợ Hồ" đánh thắng nhà Hán. Muốn bãi
binh, vua Hán phải nộp một cung phi tuyệt sắc. Mao Diên Thọ cùng bọn gian thần đưa
tranh Chiêu Quân lên vua Hán, tâu nên chọn cung nữ này. Khi Chiêu Quân vào triều bái
để lên đường sang Hồ, vua Hán ngây ngất trước một sắc đẹp lộng lẫy chưa từng thấy.
Vua xót xa thương tiếc, song sứ giả "rợ Hồ" đứng đó, không thể thay cung nữ khác. Vua
thẩm xét việc man trá của Mao Diên Thọ, định trị tội, song hắn đã trốn được sang Hồ,
làm tôi tớ cho giặc.
Chiêu Quân sa lệ, xót xa cho thân phận, từ biệt quê hương. Ðến cửa ải biên thuỳ, nàng

nhìn về quê hương xa thăm thẳm, về kinh đô cách ngàn dặm. Nàng lấy đàn, gảy một bản
đàn ai oán tuyệt vọng, khiến đoàn người tiễn đưa không ai cầm được nước mắt. Ðến
Lạc Nhạn đài bên sông Hắc Thuỷ, nàng viết một lá thư gửi về quê hương, buộc thư vào
cánh nhạn. Nhìn dòng Hắc Thuỷ, vô cùng tủi phận, nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Ðược
tin này, cả nước Trung Hoa và cả nước Hồ hết sức cảm phục và xót thương. Nơi này đất
cằn khô, một màu trắng xoá; song cỏ mọc trên nấm mồ Chiêu Quân một màu đỏ thắm.
Người ta dựng một toà miếu bằng đá, có tấm bia đá, ghi tên tuổi người cung nữ tuyệt
đẹp có tấm lòng sắt son. Sau này, biết bao nhà thơ, nhà văn Trung quốc và Việt nam đã
ngợi ca tấm lòng son của nàng Chiêu Quân.
Nhà thơ Tản Ðà viết bài Tế Chiêu Quân bằng chữ Hán, bản dịch của Nguyễn Thiện Kế:
"Cô ơi cô đẹp nhất trên đời
Mà cô mệnh bạc, thợ trời cũng thua.
Một đi, từ biệt cung Vua
Có về đâu nữa, đất Hồ nghìn năm"
Hoa Đào Năm Ngoái
Trong Truyện Kiều có đoạn kể Kim Trọng từ biệt Thuý Kiều về Liêu Dương hộ tang
chú; nửa năm sau trở lại, chàng chỉ còn thấy nhà trống, vườn gai góc um tùm mà không
có bóng người. Nguyễn Du nói tâm trạng chàng bằng mấy câu thơ:
Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió Ðông...
"Hoa đào năm ngoái... là một tích truyện xưa của Trung quốc: đời Ðường, Thôi Hộ, quê
ở Bắc Lăng về Ðô thành thi tiến sĩ. Gặp tiết Thanh Minh, cảnh đẹp như tranh, chàng thư
sinh phong nhã dạo chơi quanh Kinh Ðô. Chàng khát nước, bên đường, trong một khu
vườn lá xanh, hoa nở, thấp thoáng một căn nhà xinh xắn. Cổng đóng, Thôi Hộ gõ cửa.
Bên trong, tiếng bước đi nhẹ nhàng, rồi tiếng một thiếu nữ hỏi: "Ai đấy?". Chàng lễ
phép xưng họ, tên rồi nói: "Tôi đi dạo chơi, muốn xin nàng nước uống". Cánh cửa hé
mở; một cô gái đẹp tuyệt trần mời chàng ngồi ghế đá cạnh đấy rồi trở vào nhà mang ra
một bát nước. Thôi Hộ đỡ lấy, đắm đuối nhìn nàng đứng tựa gốc một cây đào đang độ
nở hoa. Khuôn mặt nàng ửng hồng, hoà với màu hồng của hoa đào. Chàng cảm tạ, ra đi.
Thiếu nữ nghiêng mình nhìn theo. Cổng đóng lại.

Năm sau, đúng tiết Thanh minh, Thôi Hộ trở lại nơi cũ. Cổng khoá, chàng gõ cửa hồi
lâu, không thấy người chàng vẫn nhớ thương ra mở cổng. Ngẩn ngơ, chàng đề trên cánh
cổng mấy câu thơ, ý nói: "Ngày này năm ngoái, bên trong cánh cửa, khuôn mặt ai cùng
với hoa đào ánh lên màu hồng. Hôm nay, còn đâu khuôn mặt ai hồng thắm. Mà hoa đào
vẫn cười với gió Xuân". Rồi chàng buồn bã trở về.
Ít ngày sau, Thôi Hộ không nguôi thương nhớ, lại tìm đến vườn hoa đào. Lạ thay, trong
nhà có tiếng khóc, chàng gọi cổng thì một ông cụ bước ra, ôm lấy chàng hỏi: "Ôi, người

×