Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Một số điển tích trong truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.12 KB, 5 trang )

Một số điển tích trong Truyện Kiều
Trướng hồ vắng vẻ đêm thanh
E tình nàng mới bày tình riêng chung
"Phận bồ từ vẹn chữ tòng
Đổi thay nhạn yến đã hòng đầy niên
Tin nhà ngày một vắng tin
Mặn tình cát lũy lạt tình tào khang
"Trướng hồ" là màn làm bằng giấy phất hồ. Cao Khải đời Minh nói: " Phất giấy làm màn,
vừa khỏi cát bụi, mà trời rét lại ấm". Nghĩa "trướng hồ" ở đây là thế.
" Đổi thay nhạn yến" : chim nhạn, chim yến bay thay đổi nhau, nghĩa là đã hết mùa nọ
sang mùa kia. Ở đây có nghĩa là " vợ lớn thay vợ bé".
" Cát lũy" : nghĩa chính là dây sắn. Kinh thi có câu: "Nam hữu cù mộc, cát lũy oanh chi",
có nghĩa là " bên nam có cây to, giây sắn leo lên". Ở đây ý chỉ phận lẽ mọn.
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao
"Hùm" là con hổ. " Én" là chim yến. " Ngài" là con tằm. Ban Siêu đời Hán đầu như đầu hổ,
hàm như hàm chim yến, thầy tướng đoán rằng: "bay cao mà ăn thịt là tướng được phong
hầu", sau Ban Siêu đánh giặc có công, được phong là Định Viễn hầu. " Râu hùm hàm én"
là bởi chữ "yến hạm hổ đầu" ( tướng ông Ban Siêu đời Hán, bay mà ăn thịt, cái tướng được
phong hầu vạn lý). "Mày ngài" bởi chữ " ngoạ tàm my" ( lông mày cong mà sắc, tục truyền
là tướng ông Quan công)
Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài
" Lược thao" là bởi chữ "lục thao tam lược" , chữ trong sách binh thư thuở xưa. Tam lược
và lục thao của Khương Tử Nha đời Chu nói về phép dùng binh. Tam lược có 3 thiên:
Thượng, Trung, Hạ. Lục thao có 6 thiên: Long, Hổ, Văn, Vũ, Báo. Khuyển. Ở đây "lược
thao" là phương pháp dụng binh có mưu cơ.
Giang hồ quen thú vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo
Hoàng Sào đời Đường có câu thơ rằng " Bán kiên cung kiếm bằng thiên túng, nhất trạo
giang sơn tận địa duy", nghĩa là " nửa vai cung kiếm trời đã cho, một mái chèo đi khắp non


sông trên giải đất". Ở đây câu này tả chí khí của người anh hùng.
"Đã cho vào bậc Bố kinh
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu"
Bố kinh là hai chữ thu ngắn, Bố quần là chiếc quần bằng vải, kinh thoa là cái trâm cài đầu
bằng gaị Bố kinh lấy từ chuyện Lương Hồng Mạnh Quang trong sách Di Uyển của Trung
Quốc:
Lương Hồng là một hàn sĩ ơ Giang Nam, nhà nghèo xơ xác, hiếu học, trọng đạo đức nhân
nghĩạ Nhiều người rất cảm phục nhân cách của chàng , trong đó có một phú hộ thật tâm
muốn tìm cách giúp đỡ . Lần đầu tiên tìm đến gặp Lương Hồng, phú hộ muốn tặng chàng
hai gói chè quí ngọn hái từ đỉnh núi Vũ Di . Lương Hồng nhẹ nhàng thưa:
- Nếu có gì cần dạy bảo xin ngài vui lòng chỉ giáo, còn lễ vật ngài cho tôi xin được phép từ
chối\.
Phú hộ đành cầm lễ vật ra về, trong lòng nghĩ hay là chàng nho sĩ kia vì nghĩ phận mình
nghèo hèn không dám giao tiếp với người giàu sang như ta\. Nghĩ vậy nên ít ngày sau, phú
hộ lại tìm đến, chân đi giày cỏ, cẩn thận buộc ngưa từ ngoài xa\. Trong lều tranh, Lương
Hồng vẫn mải mê đọc sách; phú hộ kiên nhẫn chắp tay đứng đợi ngoài sân. Sau mấy canh
giờ, Lương Hồng chợt gấp sách, nhìn ra ngoài, trông thấy vị khách đang đứng chờ. Chàng
cung kính mời vào\. Lần này phú hộ chỉ xin tặng một gói trà ngang, nhưng bên trong lại có
mấy nén vàng, gọi là chút tiền độ nhật cho hàn sĩ. Lương Hồng nhất mực từ chối:
- Nếu ngài có ý coi trọng kẻ hèn nay thì hãy cư xử nhau bằng tình nghĩa; xin bảo trọng tình
nghĩa trong sáng này, đừng để lễ vật làm hoen ố đi\.
Phú hộ lại phải đem lễ vật về và vẫn không nghĩ ra cách gì để giúp đỡ con ngươì liêm khiết
này\. Và không những chỉ có phú hộ này, nhiều danh gia khác cũng nghe tiếng thơm
Lương Hồng, muốn muốn đem gả ái nữ chọ Trong số này, có nhà họ Mạnh, giòng dõi nho
gia, giàu có mấy đời, có tiểu thư Mạnh Quang, sắc nước khuynh thành, vương tôn công tử
gần xa đều ngấp nghé. Nhà họ Mạnh chủ động muốn nhận Lương Hồng làm rể. Lương
Hồng cũng nghe tiếng gia đình họMạnh tuy giàu có, nhưng nổi tiếng mấy đời lương thiện,
nên bằng lòng kết nghĩa trăm năm với nàng Mạnh Quang.
Ngày hợp hôn, Mạnh Quang muốn làm đẹp lòng chồng, trang điểm má phấn tô son, xiêm y
lộng lẫy, vàng ngọc sáng ngờị Nào ngờ, trông thấy tân nương rực rỡ như vậy, tân lang lại

tiu nghỉu, suốt bảy ngày đêm ủ ê không buồn động phòng hoa chúc. Thoạt đầu, Mạnh
Quang đã quá lo âu, không hiểu mình đã lời ăn tiếng nói như thế nào để chàng phải phật ý;
cuối cùng thì nàng cũng nghĩ ra và đã vất bỏ hết các xiêm y, trang sức sặc sỡ đó, mà chỉ
mặc quần áo vải và đầu cài thoa gai đến bên chồng. Đến đây, Lương Hồng mơi bật lên
mừng rỡ, ôm chầm lấy tân nương:
- Đây mới thật là vợ của Lương Hồng. Trong phú quý', giàu sang, thường người ta không
giữ được nhân nghĩạ Ta chỉ muốn sống trong thanh bần, tự mình cày ruộng mà ăn, dệt vải
mà mặc, cuộc sống đạm bạc nhưng vợ chồng luôn có nhau, tương kính nhau\.
Người đời sau lấy chữ Bố kinh trong điển tích này để nói đến các bà vợ hiền thục.
Trong truyện Kiều, khi giai nhân vượt thành lễ giáo tìm đến thư phòng Kim Trọng trong
đêm. Đã có lúc, chàng Kim ra chiều lả lơị Kiều khoan nhặt ..
"Thưa rằng: đừng lấy làm chơi
Giả chưa hết một lời đã nao
Vẻ chi một đóa yêu đào
Buồng hồng chi dám ngăn rào chim xanh
Đã cho vào bậc Bố Kinh
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu
Ra tuồng trên bộc trong dâu
Thì con người ấy ai cầu làm chi."
( giai thoại)
Vợ chồng chén tạc chén thù
Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi
" Trì hồ" ở đây là " cầm cái bầu rượu, tức là đứng rót rượu". Ngôn ngữ xưa trang trọng
thật!
Có khi biến có khi thường
Có quyền nào phải một đường chấp kinh
" Chấp kinh" có nghĩa là cầm giữ đạo thường, cứ nhất định về một mặt. Ở đây ý của chàng
Kim khuyên Thuý Kiều phải tuỳ nghi quyền biến, không nên khư khư giữ lấy những thành
kiến xưa cũ
Đời người đến thế thì thôi

Trong cơ âm cực dương hồi khôn hay
"Âm cực dương hồi" ở đây lấy từ " Khôn thuần âm chi cực, chí phục tắc nhất dương thuỷ
hồi" có nghĩa là " khôn ( là tháng mười) thuần âm đã cực, sang quẻ phục thì một hào
dương lại hồi". Ý Nguyễn Du là đạo trời tuần hoàn, vận bĩ đã hết thì chuyển sang vận thái
để chỉ chuyện tái ngộ của Kiều. Hai chữ "âm dương" cũng đắc nghĩa, vì Thuý Kiều đã chết
mà lại muốn nói một cuộc sống.
"Qúa quan này khúc Chiêu Quân
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia..."
Nguyễn Du gợi đến lúc qua cửa ải sang Hồ, Chiêu Quân đánh một bản đàn ai oán. Trong
Lục Vân Tiên, Nguyễn Ðình Chiểu ví thân phận Kiều Nguyệt Nga bị đem cống giặc Ô Qua
như thân phận nàng Chiêu Quân xưa phải cống Hồ:
"Chiêu Quân xưa cũng cống Hồ
Bởi người Diên Thọ hoạ đồ gây nên".
Chiêu Quân là một trong bốn cô gái đẹp nhất của nước Trung Hoa cổ: Chiêu Quân, Ðiêu
Thuyền, Dương Quý Phi, Tây Thi.
Chiêu Quân tên là Vương Tường, là cung phi của Vua Nguyên đế đời Hán (thế kỷ I trước
Công nguyên). Vua có 3000 cung phi nên không thể biết từng mỹ nữ. Ðể chọn hậu cung,
Vua ra lệnh cho Mao Diên Thọ vẽ chân dung cả 3000 cung nữ. Thừa dịp, Mao Diên Thọ
ăn hối lộ của cung nữ: ai đút lót nhiều tiền, hắn vẽ thật đẹp; ai nộp ít tiền, hắn vẽ xấu đi.
Chiêu Quân đẹp tuyệt trần, tính tình lại ngay thẳng, nên bị Mao Diên Thọ vẽ một bức chân
dung xấu xí. Lúc bấy giờ chúa "rợ Hồ" đánh thắng nhà Hán. Muốn bãi binh, vua Hán phải
nộp một cung phi tuyệt sắc. Mao Diên Thọ cùng bọn gian thần đưa tranh Chiêu Quân lên
vua Hán, tâu nên chọn cung nữ này. Khi Chiêu Quân vào triều bái để lên đường sang Hồ,
vua Hán ngây ngất trước một sắc đẹp lộng lẫy chưa từng thấy. Vua xót xa thương tiếc,
song sứ giả "rợ Hồ" đứng đó, không thể thay cung nữ khác. Vua thẩm xét việc man trá của
Mao Diên Thọ, định trị tội, song hắn đã trốn được sang Hồ, làm tôi tớ cho giặc.
Chiêu Quân sa lệ, xót xa cho thân phận, từ biệt quê hương. Ðến cửa ải biên thuỳ, nàng nhìn
về quê hương xa thăm thẳm, về kinh đô cách ngàn dặm. Nàng lấy đàn, gảy một bản đàn ai
oán tuyệt vọng, khiến đoàn người tiễn đưa không ai cầm được nước mắt. Ðến Lạc Nhạn
đài bên sông Hắc Thuỷ, nàng viết một lá thư gửi về quê hương, buộc thư vào cánh nhạn.

Nhìn dòng Hắc Thuỷ, vô cùng tủi phận, nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Ðược tin này, cả
nước Trung Hoa và cả nước Hồ hết sức cảm phục và xót thương. Nơi này đất cằn khô, một
màu trắng xoá; song cỏ mọc trên nấm mồ Chiêu Quân một màu đỏ thắm. Người ta dựng
một toà miếu bằng đá, có tấm bia đá, ghi tên tuổi người cung nữ tuyệt đẹp có tấm lòng sắt
son. Sau này, biết bao nhà thơ, nhà văn Trung quốc và Việt nam đã ngợi ca tấm lòng son
của nàng Chiêu Quân.
Nhà thơ Tản Ðà viết bài Tế Chiêu Quân bằng chữ Hán, bản dịch của Nguyễn Thiện Kế:
"Cô ơi cô đẹp nhất trên đời
Mà cô mệnh bạc, thợ trời cũng thua.
Một đi, từ biệt cung Vua
Có về đâu nữa, đất Hồ nghìn năm".
( dayhoctructuyen.org)
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
" Bì sắc tư phong" ở đây có nghĩa là được cái kia ít, thì cái này nhiều, không cân nhau bao
giờ. Câu này muốn nói đã hơn tài thì phải kém mệnh. Nguyễn Du đã lấy ý trong câu
"Phong vu bỉ sắc vu thử", "phong vu tài sắc vu ngộ". Ở đây tác giả dùng chữ "tư" thay vào
chữ "thử" cho hợp bằng trắc. Lấy tích từ : " Thánh Thán bình : tạo hoá kỵ doanh, phong
thử sắc bỉ, sở dĩ nhất sinh nhất phàn nhan sắc thụ thập phần chiết ma, phú nhất phần tài
tình, tăng nhất phần nghiệt chướng", có nghĩa là : " Thánh Thán bàn rằng: ông tạo hoá ghét
người được trọn vẹn đủ điều, người được điều nọ mất điều kia, cho nên sinh cho người ta
được một phần nhan sắc thì lại bắt người chịu mười phần chiết ma, được một phần tài tình
thì bắt chịu thêm một phần nghiệt chướng"
Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong tình có lục còn truyền sử xanh
"Cảo thơm" ở đây lấy bởi chữ "phương cảo" , pho sách thơm tức là pho sách hay. " Cổ
nhân dụng phương thảo tàng thư trung, dĩ tị đố ngư, vị chi vân biên", nghĩa là: người đời
xưa lấy cỏ thơm để vào trong sách cho đỡ mối mọt, gọi là vân biên". "Cảo thơm" trong câu
thơ này có nghĩa là bản sách hay, để tiếng thơm về sau.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai
Câu này Nguyễn Du lấý ý của thơ Lý Diên Niên " bắc phương hữu giai nhân, tuyệt thế nhi
độc lập, nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc" , nghĩa là " phương bắc có
người đẹp, nhất đời không ai bằng, liếc trông một lần nghiêng thành, trông hai lần nghiêng
nước"

×