Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài thuyết trình thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.06 KB, 15 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
Môn Luật Thương mại 1

Nhóm 2: Công ty hợp danh
Giảng viên: Trần Trí Trung
Thành viên nhóm: 1. Phương Trang Ly - MSSV: 14061027
2. Bùi Thị Thanh Tuyền – MSSV: 14060211
3.Tô Thị Hương Liên – MSSV: 14061024
4. Lý Thị Như Quỳnh – MSSV: 14061033
5. Trần Thị Thu Hoài – MSSV: 14061016
6. Phạm Thị Hồng – MSSV: 14062008

Mục lục :
A.
B.

Lời nói đầu
Nội dung
1. Khái niệm, nguồn gốc và đặc điểm Công ty hợp danh.
1.1.
Khái niệm và nguồn gốc
1.2.
Đặc điểm
2. Vấn đề vốn.
2.1.
Tài sản công ty
2.2.
Về vấn đề góp vốn vào công ty
2.3.
Về việc chuyển nhượng phần góp vốn cho người khác
2.4.


Huy động vốn
2.5.
Cách thức góp vốn và cấp giấy chứng nhận góp vốn
3. Vấn đề thành viên.
3.1.
Thành viên hợp danh
3.2.
Thành viên góp vốn
3.3.
So sánh thành viên hợp danh với thành viên góp vốn.
4. Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty hợp danh.
4.1.
Cơ cấu tổ chức
4.2.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận


So sánh công ty hợp danh với các loại hình doanh nghiệp khác.
Kết luận.
5.

C.

Lời nói đầu
Cũng như các hiện tượng kinh tế khác, công ty ra đời tồn tại và phát
triển trong những điều kiện nhất định. Trong xã hội, khi nền sản xuất hàng
hóa đã phát triển đến mức độ nhất định, để mở mang kinh doanh các nhà
kinh doanh cần phải có nhiều vốn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh,
buộc các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau. Trên cơ sở vốn và sự tin
tưởng lẫn nhau họ đã liên kết theo những hình thức nhất định và tạo ra mô

hình tổ chức kinh doanh mới – công ty kinh doanh.
Công ty hợp danh là loại hình công ty trong đó các thành viên cùng
nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới 1 hãng chung và cùng liên đới
chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh hay
còn gọi là công ty góp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân. Xét
về mặt lịch sử thì công ty hợp danh ra đời sớm nhất, trên thực tế công ty này
được thành lập trong dòng họ gia đình. Do tính chất liên đới chịu trách
nhiệm vô hạn nên các thành viên phải thực sự hiểu biết nhau, tin tưởng nhau
“ sống chết có nhau”.

Nội dung
I.

Khái niệm, nguồn gốc và đặc điểm Công ty hợp danh.

1. Khái niệm:

Công ty hợp danh được pháp luật ghi nhận là một loại hình đặc trưng của công
ty đối nhân.Theo Điều 172 của Luật doanh nghiệp năm 2014, công ty hợp danh là
doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung ( Sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành
viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty;


- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Đặc điểm:

-

Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty.

-

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

-

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhân đăng ký kinh doanh.

-

Trong quá trình hoạt động công ty hợp danh không được phát hành bất kì
loại chứng khoán nào.

Vấn đề vốn của công ty hợp danh:
Tài sản của công ty: bao gồm
- Tài sản góp vốn của các thành viên đã chuyển quyền sở hữu cho công ty.
- Tài sản tạo lập được mang tên công ty
- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh
thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành
nghề khinh doanh đã đăng kí của công ty do các thành viên hợp danh
nhân danh cá nhân thực hiện.
- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
II.


1.

2.

Về vấn đề góp vốn vào công ty:

Với bản chất là công ty đối nhân nên yếu tố nhân thân được quan tâm hàng đầu
chứ không phải là vốn. Theo khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 thì :” Góp
vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu
chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển
đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí
quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo
thành vốn của công ty”.
Như vậy, Luật doanh nghiệp 2005 quy định công ty hợp danh có hai loại thành
viên là thành viên góp vốn và thành viên hợp danh. Thành viên góp vốn là biểu


hiện của tính đối vốn, phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp
danh được thể hiện dưới dạng vật chất. Nhưng điểm đặc biệt chính là ở loại hình
thành viên hợp danh – nó biểu hiện tính đối nhân cơ bản trong công ty hợp danh,
nên vấn đề nhân thân luôn gắn liền với loại hình thành viên này. Tài sản góp vốn
của thành viên hợp danh có thể là mang tính phi vật chất, gắn liền với nhân thân
của họ như kinh nghiệm, bí quyết kinh doanh, uy tín… Điều đó đã tạo nên một cơ
cấu vốn đa dạng trong công ty hợp danh, nhằm phân biệt với các loại hình doanh
nghiệp khác.
Phần vốn góp của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn được chuyển
quyền sở hữu cho công ty và ghi vào Điều lệ công ty, đó chính là vốn điều lệ của
công ty hợp danh. Ngoài vốn điều lệ thì công ty hợp danh còn có các loại tài sản
khác, đó là: Tài sản tạo lập mang tên công ty, tài sản thu được từ hoạt động kinh

doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động
kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đã đăng kí của công ty do các thành viên
hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện, các tài sản khác theo quy định của pháp
luật (Điều 132 Luật doanh nghiệp 2005). Thành viên hợp danh và thành viên góp
vốn phải góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. Tại thời điểm góp vốn như đã
cam kết thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.
3.

Về việc chuyển nhượng phần góp vốn cho người khác:

Đối với thành viên hợp danh phần vốn góp của họ thường gắn liền với nhân
thân, do đó việc chuyển nhượng vốn là điều xem ra khó có thể thực hiện, bởi khi
thành viên hợp danh chuyển nhượng phần vốn góp đó cho người ngoài công ty, có
nghĩa là công ty sẽ phải tiếp nhận mới mà có thể người đó hoàn toàn không hề
quen biết, điều này ảnh hưởng đến bản chất đối nhân của công ty hợp danh. Do
đó Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định rất hạn chế việc chuyển nhượng phần vốn
góp của thành viên hợp danh cho người khác. Điều đó chỉ có thể thực hiện được
nếu có sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại ( Khoản 3 Điều 133 Luật
Doanh nghiệp 2005). Còn đối với thành viên góp vốn trong công ty hợp danh, bởi
tính chất đối vốn của nó nên việc chuyển nhượng phần vốn góp của loại thành viên
này cho người khác là khá tự do và dễ dàng. Điều này cũng dễ hiểu bởi thành viên
góp vốn chỉ là những nhà trợ lực về vốn cho công ty, giúp công ty có khả năng mở
rộng quy mô sản xuất kinh của mình, còn thay đổi loại hình thành viên này cũng


không làm ảnh hưởng đến cơ cấu nhân sự, sự tồn tại của công ty cũng như tính đối
nhân của nó.
4.

Về việc huy động vốn:


Khoản 3 Điều 130 Luật doanh nghiệp 2005 quy định :” Công ty hợp danh
không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào”. Vấn đề huy động vốn là rất
cần thiết khi công ty gặp khó khăn hoặc muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh mà
thiếu vốn. Việc Luật Doanh nghiệp quy định như vậy đã hạn chế rất lớn đến khả
năng huy động vốn của công ty hợp danh. Nhưng nêu xét về bản chất đối nhân của
công ty hợp danh thì điều này trở nên hợp lý, ở công ty hợp danh yếu tố nhân thân
luôn được coi trọng hàng đầu nên nếu cho phép công ty hợp danh có thể phát hành
và chào bán chứng khoán đồng nghĩa với việc sẽ có người ngoài mua và đương
nhiên họ trở thành thành viên hợp danh của công ty mặc dù không có mối quan hệ
nhân thân nào cả, điều đó sẽ ảnh hưởng đến tính đối nhân – bản chất cơ bản của
công ty hợp danh. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là công ty hợp danh
không có khả năng huy động vốn. Trong quá trinh hoạt động, công ty hợp danh có
thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của các thành viên trong công ty hoặc
tiếp nhận thành viên mới, kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn và trở thành thành viên
góp vốn theo quy định cảu pháp luật và điều lệ công ty. Nhưng một điểm đáng chú
ý đó là nếu công ty hợp danh được phát hành trái phiếu nó cũng sẽ không ảnh
hưởng đến bản chất đối nhân của công ty vì trái phiếu chỉ là ghi nợ, như một chủ
nợ chứ không trở thành thành viên của công ty hợp danh.
5.

Cách thức góp vốn và cấp giấy chứng nhận góp vốn:

-

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn
như đã cam kết.

-


Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt
hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

-

Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam
kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với
công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị
khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.


-

Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng
nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có các nội dung
chủ yếu sau đây:


Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;



Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;



Vốn điều lệ của công ty;




Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên; loại thành
viên;



Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;



Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;



Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;



Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của
các thành viên hợp danh của công ty.

Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu
huỷ dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần
vốn góp.
Vấn đề thành viên:
1. Thành viên công ty hợp danh gồm:
a. Thành viên hợp danh:
- Khái niệm: là thành viên bắt buộc phải có trong công ty hợp danh với số lượng
tối thiểu là hai thành viên. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có cùng trình độ
chuyên môn, là những người quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty cả về

mặt pháp lí và thực tế, chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới trong quá trình hoạt
động của công ty.
- Thành viên hợp danh có các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Luật doanh
nghiệp và điều lệ công ty ( điều 176–LDN 2015).
- Để bảo đảm lợi ích của công ty, pháp luật quy định lợi ích của công ty, pháp luật
quy định một số hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh như:
+ Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công
ty khác ( trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại ).
III.


+ Không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện
kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh của công ty đó.
+ Không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại
công ty cho người khác nếu không có được sự chấp thuận của các thành viên hợp
danh còn lại.
- Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh có quyền tiếp nhận thêm thành viên
hợp danh việc tiếp nhận đó phải được hội đồng thành viên chấp thuận. Thành viên
hợp danh mới được tiếp nhận vào công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
( trừ trường hợp có thỏa thuận khác ).
- Tư cách thành viên công ty của thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường
hợp sau đây:
+ Thành viên chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất
năng lực hành vi dân sự.
+ Tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty. Khi tự nguyện rút khỏi
công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư
cách thành viên, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ của công ty đã phát sinh trước khi đăng kí việc chấm dứt tư cách thành
viên đó với cơ quan đăng kí kinh doanh.

b. Thành viên góp vốn:
- Khái niệm: là tổ chức hoặc cá nhân, không bắt buộc phải có trong công ty hợp
danh , chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi góp vốn
vào công ty.
- Là thành viên của công ty đối nhân nhưng thành viên góp vốn hưởng chế độ tài
sản như 1 thành viên của công ty đối vốn. => là lý do cơ bản dẫn đến thành viên
góp vốn có thân phận pháp lý khác với thành viên hợp danh.
- Các thành viên góp vốn có quyền và nghĩa vụ được quy định trong luật doanh
nghiệp ( điều 182-LDN 2015) và điều lệ công ty. Tuy nhiên thành viên góp vốn
cũng bị hạn chế những quyền cơ bản của một thành viên công ty là: Thành viên
góp vốn không được tham gia quản lý công ty, không được hoạt động kinh doanh
nhân danh công ty.
2. So sánh giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn
*Giống nhau
- Đều là thành viên của công ty hợp danh, có thể là cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có
đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Đều phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
- Được chia lợi nhuận theo tỉ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại điều lệ
công ty, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
- Có quyền tham gia họp thảo luận, biểu quyết tại hội đồng thành viên về tình hình,
các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nhiệm vụ của mình.


- Được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng với tỉ lệ góp vốn vào công ty
khi công ty giải thể hoặc phá sản.
- Đều có quyền yêu cầu công ty cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của
công ty.
* Khác nhau
Thành viên hợp danh
Thành viên góp vốn

Thành viên hợp danh phải Thành viên góp vốn là cá
là cá nhân
nhân hoặc tổ chức.
Vì:
Vì:
- Thành viên hợp danh
- Thành viên góp vốn chỉ
phải chịu trách nhiệm vô góp vốn của mình vào
hạn và liên đới về các
công ty đẻ hưởng lợi
khoản nợ của công ty,
nhuận nên cá nhân, tổ
Chủ thể
trong khi đó tổ chức luôn chức đều có thể được.
chịu trách nhiệm hữu hạn.
- Các thành viên hợp danh
phải có cùng trình độ
chuyên môn, trình độ
chuyên môn được thể
hiện thông qua bằng cấp,
mà bằng cấp có thể cấp
cho một cá nhân không
thể cấp cho cả tập thể.

Tầm quan trọng

Công ty hợp danh bắt
buộc phải có thành viên
hợp danh ít nhất hai thành
viên.

Vì:
- Công ty hợp danh là loại
hình công ty đối nhân
chính vì thế phải cần ít
nhất hai người mới có thể
hợp tác kinh doanh.

Công ty hợp danh có thể
có hoặc không có thành
viên góp vốn.
Vì:
- Thành viên góp vốn chỉ
là những người góp vốn
vào công ty để hưởng lợi
nhuận. nên thường họ chỉ
quan tâm tới phần lợi
nhuận mà họ được hưởng
mà ít quan tâm tới hoạt
động của công ty.

Chịu trách nhiệm vô hạn
và liên đới.
-Các thành viên hợp danh

Chịu trách nhiệm hữu hạn
- Chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ


Chế độ trách nhiệm


Quyền hạn

phải bằng toàn bộ tài sản
của mình [tài sản đầu tư
và tài sản dân sự] chịu
trách nhiệm về các nghĩa
vụ của công ty.
-Liên đới chịu trách
nhiệm thanh toán hết số
nợ còn lại của công ty nếu
tài sản của công ty không
đủ để trả nợ. Có nghĩa là
chủ nợ có quyền yêu cầu
bất kì thành viên hợp
danh nào thanh toán
khoản nợ của công ty đối
với chủ nợ.
Vì:
- Công ty hợp danh được
thành lập trên cơ sở mối
quan hệ quen biết giữa
các thành viên, họ cùng
góp vốn, hiểu biết của
mình để thành lập công ty.
Không có sự tách bạch về
tài sản của công ty với cá
nhân. Vì vậy phải chịu
trách nhiệm vô hạn và
liên đới.


tài sản của công ty trong
phạm vi số vốn đã cam
kết góp.
- Chủ nợ không có quyền
yêu cầu bất kì thành viên
góp vốn nào thanh toán
các khoản nợ của công ty.
Vì:
- Thành viên góp vốn chỉ
góp vốn để hưởng phần
trăm lợi nhuận tương ứng
với số vốn góp, họ chỉ
quan tâm tới lợi nhuận.
Họ có thể có hoặc không
có mối quan hệ quen biết
với các thành viên trong
công ty. Do đó, tuy là
thành viên của loại hình
công ty đối nhân nhưng
họ lại chịu trách nhiệm
hữu hạn như công ty đối
vốn.

Thành viên hợp danh
Có quyền như một thành
không được làm chủ
viên trong công ty đối
doanh nghiệp tư nhân
vốn.

hoặc thành viên hợp danh
của công ty khác, không
được quyền nhân danh cá
nhân hoặc thành viên
khác thực hiện kinh doanh
cùng nghành nghề với
công ty đó.
Chuyển nhượng vốn khó

Được chuyển nhượng vốn


Chuyển nhượng vốn

khăn hơn. Vì chỉ được
chuyển nhượng vốn khi
được sự đồng ý của tất cả
các thành viên trong công
ty.
Vì: - Công ty hợp danh
được thành lập dựa trên
sự quen biết lâu năm, sự
tin tưởng giữa các thành
viên. Chính vì thế nếu
như một thành viên tự ý
chuyển nhượng vốn khi
mà không có sự đồng ý
của các thành viên còn lại
thì đồng nghĩa với việc
phá vỡ mối quan hệ quen

biết đó.

theo quy định của pháp
luật.
Vì: - Những thành viên
góp vốn chỉ là những
người đầu tư tiền vào
công ty, không tham gia
kinh doanh, cũng không
có mối quan hệ quen biết
lâu năm với các thành
viên trong công ty.

Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty hợp danh.
Cơ cấu tổ chức: thống nhất theo mô hình một hiệp hội các thành viên.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: trong cơ cấu tổ chức bao gồm:
a Hội đồng thành viên
IV.

1
2



Gồm tất cả các thành viên hợp danh



Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty




Quyết định tất cả các hoạt động của công ty



Biểu quyết theo nguyên tắc đầu người



Các vấn đề phải được ¾ tổng số thành viên hợp danh chấp thuận

b

Chủ tịch hội đồng thành viên



Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm chủ tịch hội
đồng thành viên, đồng thời kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc nếu
điều lệ không quy định.

c

Vấn đề đại diện của công ty hợp danh




Trong công ty hợp danh, giám đốc không phải là người đại điệnuy

nhất của công ty. Mọi thành viên hợp danh đều là người đại diện của
công ty.

d

Ban kiểm soát



Ban kiểm soát do Hội đồng thành viên bầu



Giúp hội đồng thành viên kiểm soát các vấn đề liên quan đến tổ chức,
điều hành công ty, kiểm soát việc tuân thủ các đường lối, chủ trương
của công ty và các vấn đề liên quan đến tài chính của công ty.

Quyền của thành viên hợp danh ( Đ 176 – BLDN 2014 )
Quản lý công ty hợp danh
Cuộc họp hội đồng thành viên phải ghi vào sổ biên bản của công ty. Hội
e
f



đồng thành viên có quyền quyết định tất các công việc kinh doanh của công
ty. Phải đạt ¾ số HĐHD chấp thuận cho nhuengx vấn đề quan trọng, không
quan trọng 2/3 số. Quyền biểu quyết của thành viên góp vốn bị hạn chế
( điểm a khoản 1 điều 140 ).
V.

So sánh công ty hợp danh với các loại hình doanh nghiệp khác.
Công ty Cổ
phần
Bản
chất

Thành
viên

Công ty TNHH
hai thành viên
trở lên

Công ty hợp danh

Doanh nghiệp tư
nhân

Là Công ty Đối Là Công ty đối
vốn, các cổ
nhân, giữa các
đông cùng
thể nhân hay
nhau góp vốn
pháp nhân,
dưới hình thức thường là quen
cổ phần để
biết nhau hay có
cùng nhau kinh
quan hệ kinh

doanh.
doanh với nhau

Là công ty đối
nhân, giữa các thể
nhân hay pháp
nhân, thường là
quen biết mật thiết
với nhau

Là doanh nghiệp
một chủ.

Cổ đông có thể
là tổ chức, cá
nhân; số lượng
cổ đông tối
thiểu là 3 và

Có hai loại thành
viên: thành viên
hợp danh và thành
viên góp vốn.
Thành viên hợp

Một thành viên,
là cá nhân.

Thành viên có
thể là tổ chức,

cá nhân; số
lượng thành
viên không quá


không hạn chế
số lượng tối đa

Giới
hạn
trách
nhiệm

50.

danh phải là cá
nhân, có trình độ
chuyên môn và uy
tín nghề nghiệp

Các cổ đông
Các thành viên
thành viên hợp
chịu trách
chịu trách nhiệm
danh phải chịu
nhiệm trong
hữu hạn trong
trách nhiệm bằng
phạm vi số vốn phạm vi số vốn toàn bộ tài sản của

đã cam kết góp mình đã góp vào mình về các nghĩa
vào công ty hay doanh nghiệp.
vụ của công ty.
trong phạm vi
Thành viên góp
cổ phần mà
vốn chỉ chịu trách
mình nắm giữ
nhiệm về các
khoản nợ của công
ty trong phạm vi
đã góp vào công
ty.

Chủ doanh
nghiệp tự chịu
trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản
của mình về mọi
hoạt động của
doanh nghiệp.

Thời
gian
thành
lập

15 ngày kể từ
ngày nộp đầy
đủ hồ sơ hợp

lệ.

15 ngày kể từ
15 ngày kể từ ngày
ngày nộp đầy đủ nộp đầy đủ hồ sơ
hồ sơ hợp lệ.
hợp lệ.

15 ngày kể từ
ngày nộp đầy đủ
hồ sơ hợp lệ.

Hồ sơ
thành
lập

Đơn đăng ký
kinh doanh;
Điều lệ Công
ty; Danh sách
cổ đông sáng
lập.

Đơn đăng ký
kinh doanh;
Điều lệ Công ty;
Danh sách thành
viên

Đơn đăng ký kinh

doanh

Huy
động
vốn

Đơn đăng ký kinh
doanh; Điều lệ
Công ty; Danh
sách thành viên
hợp danh.

Có quyền phát
Không được
Không được phát
Vốn đầu tư của
hành chứng
quyền phát hành
hành bất kỳ loại
chủ doanh nghiệp
khoán ra công cổ phiếu ra công chứng khoán nào,
tư nhân do chủ
chúng theo quy
chúng để huy
Chỉ có thể tăng số doanh nghiệp tư
định của pháp
động vốn. Chỉ
vốn góp của các
nhân tự khai. chủ
luật về chứng

có thể tăng số thành viên sáng lập doanh nghiệp tư


khoán để huy
động vốn

vốn góp của các hoặc bổ sung thành
thành viên sáng
viên mới.
lập hoặc bổ sung
thành viên mới.

Chuyển
Không được
Phải chào bán
nhượng chuyển nhượng
cho tất cả các
vốn
cổ phần ưu đãi thành viên còn
biểu quyết cho
lại theo tỷ lệ
người khác. Cổ tương ứng với
phần phổ thông
phần vốn góp
của cổ đông
của họ trong
sáng lập có thể công ty với cùng
chuyển nhượng điều kiện. Chỉ
cho người
được chuyển

không phải là
nhượng cho
cổ đông nếu
người không
được sự chấp
phải là thành
thuận của Đại
viên nếu các
Hội đồng cổ
thành viên còn
đông.
lại của công ty
không mua hoặc
không mua hết.

Cơ cấu,
tổ chức,
quản lý

Đại Hội đồng
cổ đông; Hội
đồng quản trị
và Giám đốc
(Tổng Giám
đốc). Khi có
trên 11 cổ
đông, Công ty

nhân có quyền
tăng, giảm vốn

đầu tư của mình
trong quá trình
hoạt động.
Chủ doanh
nghiệp tư nhân có
quyền bán doanh
nghiệp của mình
cho người khác.
Sau khi bán
doanh nghiệp,
chủ doanh nghiệp
tư nhân vẫn phải
chịu trách nhiệm
về tất cả các
khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản
khác mà doanh
nghiệp chưa thực
hiện, trừ trường
hợp người mua,
người bán, và chủ
nợ của doanh
nghiệp có thoả
thuận khác.

Hội đồng thành
Các thành viên
Chủ doanh
viên; Chủ tịch hợp danh có quyền nghiệp tư nhân có
Hội đồng thành

ngang nhau khi
toàn quyền quyết
viên; Giám đốc quyết định các vấn định, có thể thuê
(Tổng Giám
đề quản lý công ty. người khác quản
đốc). Khi có trên
Cơ cấu tổ chức
lý doanh nghiệp,
11 thành viên,
quản lý công ty
nhưng vẫn phải
Công ty phải có
hợp danh do các
chịu trách nhiệm


phải có Ban
Kiểm soát.

Doanh
nghiệp tư
nhân
Ưu
điểm

Hạn
chế

Ban kiểm soát.


Công ty
TNHH

thành viên hợp
danh thoả thuận
trong Điều lệ Công
ty.

Công ty cổ phần

về mọi hoạt động
kinh doanh của
doanh nghiệp.

Công ty hợp
danh

Hợp tác xã

Hộ kinh
doanh cá thể

Một chủ
Nhiều
Nhiều thành viên
- Nhiều
đầu tư,
thành viên
cùng tham gia
thành viên

thuận lợi
cùng tham
góp vốn, cùng
cùng tham
trong việc
gia góp
kinh doanh
gia góp vốn,
quyết định vốn, cùng
cùng kinh
- Có tư cách pháp
các vấn đề kinh doanh;
doanh
nhân
của Doanh Có tư cách
- Các thành
nghiệp.
pháp nhân;
- Chịu trách
viên hợp
chịu trách nhiệm hữu hạn về
danh có thể
nhiệm hữu tài sản theo tỉ lệ
hoạt động
hạn về tài
vốn góp
nhân danh
sản theo tỉ
công ty
- Các cổ đông

lệ vốn góp.
sáng lập có thể
- Công ty
mất quyền kiểm
hoạt động
soát Công ty
dựa trên uy
tín của các
thành viên

Có tư cách
pháp nhân

- Quy mô
gọn nhẹ

- Xã viên
cùng góp
vốn, cùng
tham gia
trực tiếp
vào hoạt
động sản
xuất kinh
doanh và
được nhận
lợi nhuận.

- Chế độ
chứng từ sổ

sách kế toán
đơn giản

- Phù hợp
với cá nhân
kinh doanh
nhỏ lẻ

Không có
Khả năng
Khả năng huy
Các thành
Sở hữu
- Không có
tư cách
huy động động vốn từ công
viên cùng
manh mún tư cách pháp
pháp nhân; vốn từ công chúng bằng hh́nh liên đới chịu của các xã
nhân
chủ doanh chúng bằng thức đầu tư trực
trách nhiệm viên đối tài
- Chịu trách
nghiệp
hình thức
tiếp thuận lợi,
vô hạn về tài
sản của
nhiệm bằng
chịu trách đầu tư trực

công chúng có
sản liên quan mình làm
toàn bộ tài
nhiệm vô tiếp không thể dễ dàng tham đến các hoạt hạn chế các


hạn về tài
sản của
Chủ
Doanh
nghiệp



gia vào công ty
động của
bằng hh́nh thức
Công ty.
mua cổ phiếu của Không có tư
Công ty (tính chất cách pháp
mở của Công ty)
nhân

quyết định sản của chủ
của Hợp
hộ kinh
tác xã, tính doanh cá thể
chất làm ăn
- Tính chất
nhỏ lẻ,

hoạt động
canh tác
kinh doanh
tồn tại.
manh mún

Kết luận
Trong điều kiện của nước ta hiện nay, việc pháp luật ghi nhận loại hình công ty
hợp danh là rất cần thiết phù hợp với truyền thống của người Việt nam là quan hệ
họ hàng bền chặt. Đặc biệt trong việc cùng có ít vốn, họ chỉ muốn liên kết với nhau
để cùng kinh doanh, lấy công làm lãi là chủ yếu nên rất thích hợp với loại hình
công ty đối nhân này, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển.
Với kiến thức hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình làm bài không thể tránh
khỏi những thiết sót. Kính mong nhận được sự nhân xét đánh giá của thầy và các
bạn. Chúng em xin trân thành cảm ơn!



×