Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tìm hiểu về quá trình tăng trưởng và tích lũy dầu ở củ cỏ gấu cyperus esculentus l (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.63 KB, 23 trang )

1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Cỏ gấu Cyperus esculentus L. là một cây cho dầu có tiềm năng, vì
củ chứa từ 20 % đến 36 % dầu (Muhammad và cs., 2011). Hơn nữa, cỏ gấu
dễ trồng, xuất hiện nhiều nơi trên thế giới và phát triển tốt trên những đồng
ruộng ngập nước, cho củ ăn được, giàu carbohydrate và đặc biệt là dầu có
thành phần tương tự như dầu oliu (Linssen, 1988, Guldhe và cs., 2013).
Vấn đề đặt ra là, điều kiện sinh trưởng hoặc tự nhiên nào quyết
định quá trình chuyển hóa để tạo tinh bột hay chất béo trong củ? Giải quyết
được những câu hỏi này không những giúp ta hiểu rõ cơ chế điều phối hình
thành hai nhóm chất dự trữ (tinh bột và dầu) mà còn còn giúp ta kiểm soát
sự hình thành các giọt dầu.
Đề tài “Tìm hiểu về quá trình tăng trưởng và tích lũy dầu ở củ cỏ
gấu Cyperus esculentus L.” được tiến hành để góp phần tìm hiểu quá trình
tăng trưởng củ và tích lũy dầu trong củ, từ đó tìm ra phương pháp hợp lý để
gia tăng năng suất củ cũng như hàm lượng dầu trong củ, đặc biệt là dầu cho
nhiên liệu sinh học.
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. VẬT LIỆU
Ba thứ cỏ gấu Cyperus esculentus L.: esculentus, sativus và
hermanii mọc hoang hay được trồng.
Những thí nghiệm sơ khởi được thực hiện trên cả ba thứ cỏ gấu.
Kết quả cho thấy thứ esculentus xuất hiện phổ biến hơn trên ruộng ngập
nước (ở Tiền Giang và Long An), so với hai thứ hermanii và sativus, nên
được tập trung nghiên trong đề tài nà
2.2. PHƯƠNG PHÁ
2.2.1. Theo dõi sự phát triển của ba thứ cỏ gấu tại ruộng ngập
nước trong mùa mưa và mùa khô, từ cây trồng tại ruộng ngập nước và tại


2


vườn thực nghiệm, sau đó lập đường cong tăng trưởng củ ở thứ esculentus
bằng cách xác định trọng lượng tươi và trọng lượng khô, từ tuần 1- tuần 14.
2.2.2. Quan sát hình thái giải phẫu của củ, cuống phát hoa và lá cỏ gấu,
sau sự nhuộm hai màu và dung dịch lugol (I2KI).
2.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu sinh lý hóa học của củ
2.2.3.1. Đo cường độ hô hấp và quang hợp bằng máy Hansatech với điện
cực oxygen.
2.2.3.2. Xác định trọng lượng tươi và khô của củ: cân để xác định trọng
tươi, sau đó sấy khô đổi để xác định trọng lượng khô.
2.2.3.3. Xác định hàm lượng đường và tinh bột của củ theo Combs và cs
(1987): Ly trích đường bằng ethanol. Phần bã còn lại chứa tinh bột được
sấy khô và thủy giải bằng acid percloric. Thực hiện phản ứng màu với
phenol 5% trong acid sulfuric đậm đặc và đo mật độ quang (OD) ở bước
sóng 490 nm, để xác định lượng đường và tinh bột nhờ đường cong chuẩn
với dung dịch sucrose và glucose.
2.2.3.4. Định lượng đạm tổng số trong củ theo phương pháp MacroKjeldahl (Hancoock, 1984): Chất đạm được vô cơ hóa bằng acid sulfuric,
và amonium sulfat sinh ra tác dụng với NaOH để phóng thích NH 3. NH3
được lôi cuốn bằng máy Parnas – Wargner đến Erlen chứa H 2SO4, và lượng
H2SO4 thừa được định phân bằng NaOH N/100, để suy ra lượng nitrogen.
2.2.3.5. Định lượng lipid tổng số trong củ theo phương pháp Soxhlet
(Hancoock, 1984): dùng ete nóng để hòa tan chất béo, sau đó để bay hơi
ete, cân chất béo còn lại, và tính ra hàm lượng lipid trong 100 g mẫu.
2.2.3.6. Đo hoạt tính chất điều hòa tăng trưởng thực vật của củ: AIA,
cytokinin, gibberellin, ABA ở dạng tự do, được ly trích, phân đoạn trên bản
sắc ký, cô lập, và đo hoạt tính nhờ các sinh trắc nghiệm (Bùi Trang Việt,
1992), Yokota và cs.,1980).


3
2.2.3.7. Phân tích thành phần acid béo trong dầu cỏ gấu theo phương

pháp sắc ký khí, tại Viện nghiên cứu Dầu và cây có dầu TP. Hồ Ch1 Minh.
2.2.4. Kiểm tra sự biểu hiện gen WRI1 ở cỏ gấu
Tách chiết RNA bằng mRNA Purification Kit (Thermo, Hoa
Kỳ), và loại bỏ DNA bằng DnaseI (Thermo, Hoa Kỳ). Nồng độ RNA được
xác định bằng máy đo quang phổ, trước khi 1 µg RNA tổng được dùng để
tổng hợp cDNA bằng cDNA Kit (Thermo, Hoa Kỳ). Định lượng Real-Time
PCR và phân tích kết quả.
2.2.5. Đo hàm lượng nước của đất (độ ẩm của đất) bằng cách xác định sự
chênh lệch giữa trọng lượng tươi và khô của đất.
2.2.6. Thí nghiệm cắt cơ quan
2.2.6.1. Dùng khúc cắt trong phòng thí nghiệm
Cây cỏ gấu thứ esculentus 10 tuần tuổi đang mang cuống phát hoa
cấp một và các lá bắc được dùng trong cách cắt 1, và cây 12 tuần tuổi đang
mang hoa được dùng trong các cách cắt 2 - 6. Các khúc cắt với cuống phát
hoa cấp một dài 10 cm, sau các kiểu cắt bỏ cơ quan khác nhau, được đặt
trong bình chứa sẵn 100 ml nước cất: (1) Đặt xuôi phần ngọn cuống phát
hoa cấp một (cây 10 tuần tuổi), (2) Đặt xuôi phần ngọn cuống phát hoa cấp
một (cây 12 tuần tuổi), (3) Đặt xuôi cuống phát hoa cấp một (như nghiệm
thức 2), sau khi cắt bỏ các phát hoa cấp hai, (4) Đặt ngược các cuống phát
hoa cấp hai, sau khi cắt bỏ các phát hoa cấp hai (như nghiệm thức 3), (5)
Đặt xuôi phần gốc cuống phát hoa cấp một với một lá gốc được giữ lại, và
(6) Đặt ngược phần gốc cuống phát hoa cấp một với một lá gốc được giữ
lại (như nghiệm thức 5). Lượng đường thoát ra môi trường nước được xác
định sau 48 giờ (theo 2.2.4.3).
2.2.6.2. Cắt cơ quan tại vườn thực nghiệm
Cây cỏ gấu thứ esculentus 12 tuần tuổi đang mang hoa được trồng
trong điều kiện ngập nước, tại vườn thực nghiệm, được dùng để thực hiện


4

các thí nghiệm cắt cơ quan: (1) Cây để nguyên, (2) Cắt phần ngọn phát hoa
cấp hai cùng các lá bắc cấp hai, (3) Cắt các lá bắc cấp một nhưng giữ lại
các phát hoa cấp hai, (3) Cắt các lá thân, (4) Cắt phần ngọn phát hoa cấp
một bao gồm tất cả các lá bắc và phát hoa, và (5) Cắt phần ngọn phát hoa
cấp một (như nghiệm thức 5) và các lá thân. Hàm lượng sucrose của các
đoạn cuống phát hoa cấp một được xác định (theo 2.2.4.3) vào lúc 16 giờ
đối với thí nghiệm ban ngày được bắt đầu từ 6 giờ, và 24 giờ đối với thí
nghiệm chiều-tối được bắt đầu từ 16 giờ cùng ngày.
2.2.7. Tích lũy lipid ở lát cắt củ
2.2.7.1. Xử lý chất điều hòa tăng trưởng thực vật và các chất khác
Lát cắt ngang qua phần giữa củ ở tuần 10, đường kính 2,5 mm, dày
5 mm, được đặt nuôi trong Erlen chứa 20 ml môi trường MS không đường
(đối chứng), IAA 2 mg/l, ABA 2 mg/l, BA 10 mg/l, ethrel 400 mg/l, GA 3
20 mg/l, NaCl 5g/l, paclobutrazol (PBZ) 2g/l, thiourea 1 g/l, hay KNO 3 1
g/l. Sau 1 tuần nuôi cấy, xác định trọng lượng tươi và khô, và hàm lượng
lipid của lát cắt.
2.2.7.2. Thay đổi cân bằng nước
- Lát cắt ngang qua phần giữa củ thứ esculentus, ở các tuần 8, 9,
10, 11 và 12, đường kính 2,5 cm , cao 5 mm, được nuôi trong Erlen chứa
15 ml môi trường MS với mannitol 0, 20, 40, 60 và 80 g/l.
- Lát cắt như trên được đặt trong đĩa Petri, trong điều kiện ngập
nước (mực nước cất cao hơn mặt trên khúc cắt 2 mm) hay trên chồng giấy
thấm ẩm (dày 3 mm).
Sau 1 tuần, xác định trọng lượng tươi và khô, và hàm lượng lipid
của lát cắt củ.
2.2.8. Tăng trưởng và tích lũy lipid của củ theo lượng nước của đất
Củ được trồng tại vườn thực nghiệm, ở các điều kiện: (1) “Ngập
nước”: luôn giữ mực nước ngập trên đất 5 cm, (2) “Tưới nước”: tưới vào



5
lúc 10 giờ sáng, theo ba cách: mỗi ngày, 2 ngày và 3 ngày một lần, và (3)
“Ngập và tưới”: ngập nước trong 2, 6, 10 hay 14 tuần, sau đó để thoát
nước, và tưới nước mỗi ngày một lần. Sự tăng trưởng của củ cỏ gấu được
theo dõi theo thời gian. Trọng lượng tươi và khô, và hàm lượng lipid tổng
số của củ được phân tích.
2.2.9. Xử lý giúp tăng sinh khối và tích lũy lipid tại ruộng ngập nước ở
cây 12 tuần tuổi đang mang hoa
2.2.9.1. Xử lý trong mùa mưa, lũ
● Trong điều kiện ngập nước: (1) Đối chứng ngập nước tự nhiên,
(2) Cắt hoa: cắt bỏ ngọn mang tất cả các lá bắc và hoa, (3) Cắt hoa và phun
GA3: cắt bỏ ngọn như trên và phun GA3 (lên phần khí sinh còn lại).
● Trong điều kiện tháo nước: (1) Đối chứng: ruộng được tháo hết
nước bằng cách tạo các rãnh dẫn nước, (2) Cắt ngọn: cắt bỏ ngọn mang tất
cả các lá bắc và hoa, (3) Xới gốc: xới đất xung quanh gốc cây, (4) cắt ngọn
và xới gốc, (5) Cắt ngọn và phun GA3 20 mg/l, và (6) Cắt ngọn, xới gốc và
phun GA3 20 mg/l. Sau 2 tuần xử lý, xác định hàm lượng đường, tinh bột
và lipid tổng số của củ.
2.2.9.2. Xử lý trong mùa khô
Trồng thứ esculentus trên ruộng ngập nước, và thực hiện các thí
nghiệm ở cây 12 tuần tuổi: (1) Đối chứng, (2) Cắt hoa, (3) Xới đất, (4) Cắt
hoa và xới đất, (5) Phun GA3 20 mg/l, (6) Phun GA3 20 mg/l và cắt hoa, (7)
Phun ethrel 400 mg/l, (8) Phun KNO3 1 g/l, (9) Phun NaCl 5 g/l, (10) Tưới
PBZ, (11) Phun PBZ 2 g/l, (12) Phun thiourea 1 g/l, và (13) Phun thiourea
1 g/l và tưới PBZ 2 g/l. Sau 2 tuần xử lý, đo chiều dài cuống phát hoa, xác
định trọng lượng tươi và khô, và lipid tổng số của củ.
2.2.9.3. Xử lý cắt hoa trong mùa khô: Cây 10 tuần tuổi (chưa hình thành
hoa) được dùng trong các thí nghiệm: (1) Cắt hoa, (2) Xới gốc (để so sánh
với xử lý cắt hoa), (3) Cắt hoa và xới gốc, (4) Cắt hoa và phun PBZ 2 g/l,



6
(5) Cắt hoa và phun thiourea 1 g/l, (6) Cắt hoa, xới gốc và phun thiourea
1g/l, và (7) Cắt hoa, xới gốc và phun thiourea và PBZ 2 g/l. Sau 2 tuần xử
lý, trọng lượng tươi và khô, hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực
vật, và lipid tổng số của củ được phân tích.
2.2.10. Bố trí thí nghiệm và xử lý thống kê
Các thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên và số
liệu trong các bảng được xử lý theo chương trình SPSS phiên bản 16.0.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ
3.1.1. Chu trình phát triển của ba thứ cỏ gấu
● Quan sát ở một thời điểm
Trong môi trường đất ruộng ngập nước, vào tháng 5-6/2011, tại
Tiền Giang, cỏ gấu thứ esculentus tăng trưởng thành từng bụi 10 - 15 cây,
và có thể được phân thành bốn nhóm: nhóm 1 có 2 - 3 cây mang hoa và
trái, nhóm 2 có 2 - 3 cây mang phát hoa với các hoa thấy được bằng mắt
thường, nhóm 3 có 3 - 4 cây thấp hơn đang mang cuống phát hoa, chưa
xuất hiện các nụ hoa, và nhóm 4 có 4 - 5 cây chưa xuất hiện cuống phát hoa
xung quanh các cây mang hoa và trái.
● Quan sát theo thời gian
Trong môi trường đất ruộng ngập nước, cây 2 tuần tuổi có 3 - 6 lá
thân ở dạng hoa hồng. Ở tuần 6, cuống phát hoa cấp một xuất hiện và mang
ba lá bắc cấp một. Ở tuần 10, cuống phát hoa cấp hai với ba lá bắc cấp hai
xuất hiện trong mỗi lá bắc cấp một. Ở tuần 12, cuống phát hoa cấp một
mang tổng cộng chín phát hoa trên ba lá bắc cấp một, mỗi lá bắc cấp một
mang ba bphát hoa cấp hai, mỗi cuống phát hoa cấp hai có lá bắc riêng.
Đến uần 14, hoa đã trở thành trái.



7
● Đường cong tăng trưởng và sự thay đổi hàm lượng lipid của củ
ở thứ esculentus
Trên ruộng ngập nước, củ cỏ gấu thứ esculentus được trồng từ củ mẹ (ở
giai đoạn 14 tuần tuổi) tăng trưởng theo đường cong gồm ba giai đoạn, dựa
vào sự thay đổi trọng lượng tươi, trọng lượng khô:

-

Giai đoạn củ tăng trưởng chậm từ tuần 1 đến cuối tuần 5.
Giai đoạn củ tăng trưởng nhanh từ đầu tuần 6 đến cuối tuần 12.
Giai đoạn củ giảm tăng trưởng từ đầu tuần 13 đến cuối tuần 14.

Hàm lượng lipid tăng theo sự tăng trưởng của củ, từ giai đoạn tăng
trưởng chậm đến giai đoạn tăng trưởng nhanh, đạt mức cao nhất ở tuần 12.
Sau tuần 12, hàm lượng lipid giảm cùng với sự giảm trọng lượng tươi và
khô của củ (hình 3.1).

Hình 3.1. Đường cong tăng trưởng của củ cỏ gấu thứ esculentus theo thời
gian (với các mẫu tự khác nhau trên hình biểu hiện sự khác biệt có ý nghĩa
ở mức p = 0,05)


8
● Cách phát triển củ
Trong môi trường đất ruộng ngập nước, ba thứ cỏ gấu có hệ thống
rễ và thân ngầm phức tạp dưới đất. Các củ trong bụi có kích thước và ở giai
đoạn phát triển khác nhau: (1) Củ nhỏ, khi cây đang mang 3-9 lá thân, (2)
Củ vừa, khi cây mang hoa và củ đang mang mầm chồi, và (3) Củ lớn khi
cây mang trái và mầm ngủ trên củ đã phát triển thành cây con mới.

● Quan sát tại vườn thực nghiệm
Ở thứ esculentus, cách tạo củ trực tiếp từ củ đang tăng trưởng có
thể được quan sát từ tuần 2 trong cả ba nghiệm thức: ngập nước, tưới và
ngập và tưới. Cách tạo củ gián tiếp qua thân bò chỉ xảy ra sau 6 tuần trong
môi trường ngập nước, không xảy ra trong điều kiện tưới.
3.1.2. Quan sát hình thái giải phẫu
Ở lát cắt ngang, lá thân hay lá bắc cỏ gấu có cấu trúc tương tự: các
bó mạch xếp theo một vòng, gân giữa có những tế bào bóng, nhiều khoảng
khuyết trong mô mềm, và có một vòng bao mô cứng quanh bó mạch. Tế
bào vòng bao bó mạch ở cuống phát hoa cấp một chứa tinh bột.
Cấu trúc dưới biểu bì của củ hóa mô cứng ở tuần 6. Có rất nhiều
giọt dầu tập trung ở vùng mô mềm của trụ. Mô phân sinh dày cấp một hiện
diện trong phần ngoại vi của củ. Khi củ mới tượng, những bó mạch mới
được hình thành hướng tâm từ mô phân sinh dày. Sau đó, số bó mạch gia
tăng ngày càng nhiều và các lớp mô phân sinh dày cũng phân chia mạnh ở
ngày thứ 10. Đến tuần 2, mô phân sinh dày cấp hai xuất hiện với vách tế
bào tẩm lignin.
Ở ruộng ngập nước, củ cỏ gấu thứ esculentus được trồng từ củ mẹ tăng
trưởng theo ba giai đoạn, dựa vào sự thay đổi trọng lượng tươi và khô: (1)
chậm từ tuần 1 đến cuối tuần 5, (2) nhanh từ đầu tuần 6 đến cuối tuần 12,
và (3) giảm tăng trưởng từ đầu tuần 13 đến cuối tuần 14.


9
3.1.3. Sự tích lũy dầu ở củ trong môi trường đất ruộng ngập nước
Hàm lượng lipid tăng theo sự tăng trưởng của củ, từ giai đoạn tăng
trưởng chậm đến tăng trưởng nhanh, đạt mức cao nhất ở tuần 12. Sau tuần
12, lipid giảm cùng với sự giảm trọng lượng tươi và khô của củ.
CĐHH giảm từ giai đoạn củ tăng trưởng chậm sang tăng trưởng
nhanh và tăng từ giai đoạn tăng trưởng nhanh sang giai đoạn giảm tăng

trưởng. Hàm lượng đường, protein và lipid tăng trong khi hàm lượng tinh
bột giảm từ củ tăng trưởng nhanh sang củ giảm tăng trưởng.
3.1.4. Sự thay đổi cường độ quang hợp và cường độ hô hấp
Lá thân quang hợp mạnh ở tuần 6, sau đó giảm dần và thấp nhất ở
tuần 12, trong khi lá bắc tăng quang hợp từ tuần 6 đến tuần 10 và giữ không
đổi ở tuần 12. Hô hấp của lá thân không đổi từ tuần 2 đến tuần 10 và tăng
lên ở tuần 12, nhưng hô hấp của lá bắc giảm mạnh ở tuần 12. Hô hấp của
củ giảm mạnh ở tuần 6 và tuần 12, đạt mức cao ở tuần 2 và 10.
3.1.5. Sự thay đổi hoạt tính chất điều hòa tăng trưởng thực vật
Hoạt tính auxin giảm ở tuần 10 và tăng lên ở tuần 12, trong khi
acid abscisic tăng ở tuần 10 và giữ ở mức cao ở tuần 12. Hoạt tính
gibberellin và zeatin tăng đều đặn theo thời gian.
3.1.6. Sự phân bố đường trong thân và mối quan hệ xuất nhập
● Trắc nghiệm khúc cắt cuống phát hoa cấp một
Sucrose xuất ra khi đặt xuôi ngọn cây 12 tuần tuổi (mang hoa) ít
hơn so với khi đặt xuôi ngọn cây 10 tuần tuổi (chuẩn bị hoa). Trong các
trường hợp đặt phần ngọn và hay phần gốc của cây 12 tuần tuổi, thì đặt
ngược dẫn tới sự xuất sucrose mạnh hơn đặt xuôi và đặc biệt mạnh khi đặt
ngược phần ngọn.


10
● Thí nghiệm cắt cơ quan
Ở cây đối chứng, hàm lượng sucrose của các khúc cắt ngọn, giữa
và gốc, và hàm lượng sucrose tổng luôn luôn cao hơn ở các thí nghiệm
chiều-tối so với ban ngày. Ngược lại, khi cắt phát hoa và các lá bắc cấp
một, hàm lượng sucrose cao hơn trong thí nghiệm vào ban ngày và thấp
hơn trong thí nghiệm vào chiều-tối, đặc biệt cao hơn ở phần ngọn và phần
giữa khúc cắt.
3.1.7. Nuôi cấy in vitro lát cắt củ thứ esculentus

● Ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng thực vật lên sự
tăng trưởng và tích lũy lipid của lát cắt củ
Ở các nghiệm thức xử lý IAA 2 mg/l, ABA 2 mg/l, BA 10 mg/l,
ethrel 400 mg/l và GA3 20 mg/l, trọng lượng tươi thấp, trong khi hàm
lượng lipid luôn cao hơn đối chứng, và cao nhất với ABA 2 mg/l. Cùng với
sự gia tăng hàm lượng lipid là sự giảm trọng lượng khô ở xử lý ABA 2
mg/l. Ethrel 400 mg/l làm tăng hàm lượng lipid, giảm trọng lượng tươi
nhưng không giảm trọng lượng khô.
● Ảnh hưởng của mannitol và một số hợp chất khác lên sự tăng
trưởng và tích lũy lipid của lát cắt củ
Trong tất cả các xử lý, hàm lượng lipid đều tăng so với đối chứng,
và cao nhất khi xử lý mannitol 80 g/l, tiếp theo là PBZ 2 g/l, tăng ít nhất là
KNO3 1 g/l. Cùng với sự gia tăng hàm lượng lipid là sự giảm trọng lượng
tươi và trọng lượng khô. Hàm lượng lipid tăng dần theo nồng độ mannitol.
PBZ 2 g/l cho hàm lượng lipid cao nhất, so với NaCl 5 g/l, KNO 3 1 g/l và
thiourea 1 g/l.
3.1.8. Ảnh hưởng của hàm lượng nước của đất lên sự tích lũy lipid
Ở nghiệm thức tháo nước sau 2 tuần ngập nước, hàm lượng lipid
của củ tăng theo thời gian và đạt mức cao nhất ở tuần 10, và sau đó giảm ở


11
tuần 18. Ở nghiệm thức tháo nước sau 10 và 14 tuần ngập nước, hàm lượng
lipid cũng đạt mức cao ở tuần 10 nhưng giữ ở mức cao ở tuần 18.
3.1.9. Xử lý trên đồng ruộng nhằm tăng hàm lượng lipid ở củ cỏ gấu
thứ esculentus trên đồng ruộng
● Ảnh hưởng của tháo nước, xới gốc, cắt ngọn và GA3
Hàm lượng lipid tăng trong tất cả các xử lý so với đối chứng và
tăng cao nhất trong hai nghiệm thức “tháo nước, xới gốc và cắt ngọn” và
“tháo nước, xới gốc, cắt ngọn và phun GA3 20 mg/l”. Sự tăng hàm lượng

lipid ở nghiệm thức “tháo nước, xới gốc và cắt ngọn” xảy ra cùng với sự
giảm trọng lượng tươi/củ, trọng lượng khô/củ và tinh bột, và sự tăng TLK/g
TLT và đường so với đối chứng. Sự tăng hàm lượng lipid ở nghiệm thức
“tháo nước, xới đất và cắt ngọn và phun GA 3 20 mg/l” xảy ra cùng với sự
giảm TLT/củ, TLK/củ, TLK/g TLT nhưng tăng đường và tinh bột so với đối
chứng.
● Ảnh hưởng của sự cắt hoa và xới gốc và các xử lý khác
Khi cắt hoa và xới gốc, chiều dài cuống phát hoa cấp một thay đổi
không đáng kể so với đối chứng, trong khi tăng mạnh khi cắt hoa và giảm
nhẹ khi xới gốc. Tất cả các xử lý khác (GA 3, Ethrel, NaCl, tưới hay phun
PBZ, kết hợp PBZ và thiourea) đều làm giảm hàm lượng lipid, trừ xử lý
GA3 20 mg/l kết hợp với cắt hoa và thiourea. KNO 3 1 g/l làm giảm hàm
lượng lipid, đồng thời làm tăng mạnh chiều dài cuống phát hoa cấp một.
Hàm lượng lipid ở cả ba chỉ tiêu (mg/g TLT, mg/g TLK, g/củ) tăng
cao trong xử lý kết hợp cắt hoa và xới gốc, so với chỉ cắt hoa hay xới gốc,
hay cắt hoa và xới gốc kết hợp với các xử lý khác (cắt hoa và PBZ , cắt hoa
và thiourea, cắt hoa, xới gốc và thiourea hay kết hợp cả cắt hoa, xới gốc,
thiourea và PBZ). Không chỉ làm tăng hàm lượng lipid, sự cắt hoa và xới
đất còn làm tăng trọng lượng tươi và trọng lượng khô của củ.


12
Ở củ và rễ, auxin và acid abscisic tăng mạnh sau 5 ngày xử lý cắt
hoa và xới đất, tuy nhiên cytokinin và giberellin giảm ở củ và thay đổi
không đáng kể ở rễ. Cường độ quang hợp của lá thân và hô hấp của củ đều
tăng do xử lý cắt hoa và xới đất.
3.1.10. Sự thay đổi thành phần và tỷ lệ acid béo trong củ cỏ gấu sau các
xử lý
Thành phần acid béo chủ yếu trong củ cỏ gấu ở nghiệm thức đối
chứng bao gồm acid oleic (42,42 %), acid lauric (17,13 %), acid linolenic

(13,35 %) và acid palmitic (10,09 %). Thành phần này thay đổi không đáng
kể trong củ ở nghiệm thức cắt hoa và xới đất, trong khi với xử lý thiourea
làm tăng nhẹ acid oleic (44 %) và acid linolenic (15,86 %), tăng mạnh acid
palmitic (22,05 %), nhưng giảm mạnh acid lauric (6,93 %).
Các acid béo trong củ cỏ gấu có mạch carbon từ C10 cho đến C20
với mức độ bão hòa khác nhau: 43,61 % no (bão hòa), 42,24 % có 1 nối
đôi, 13,35 % có 2 nối đôi, và 0,32 % có 3 nối đôi. Trong đó, thành phần
chiếm ưu thế là các acid béo có chuỗi carbon dài (C14 - C20) (79,77 %).
Phun thiourea làm tăng acid béo chuỗi dài (91,84 %), giảm acid béo chuỗi
trung bình (8,16 %), và không thay đổi nhiều về mức bão hòa của các acid
béo.
3.1.11. Biểu hiện gen WRI1
Độ tinh sạch của mRNA được xác nhận từ sự đo OD:
OD260/OD280 trong khoảng 1.8 đến 2.0, và OD260/OD280>2. Có sự hiện
diện của mRNA tổng số trong mẫu, cao nhất trong mẫu củ tăng trưởng
nhanh. Tuy nhiên, trên bảng điện di, không phát hiện các băng tương ứng
với cDNA từ gen WRI1 của củ có gấu thứ escalentus ở ba giai đoạn: tăng
trưởng chậm (sau 2 tuần), tăng trưởng nhanh (12 tuần) và ngừng tăng
trưởng (14 tuần).


13
3.2. THẢO LUẬN
● Sự phát triển và chu trình phát triển của cỏ gấu
Trong môi trường đất ruộng ngập nước, thứ esculentus phát triển
củ trực tiếp từ củ mẹ và phát hoa mang rất nhiều hoa, tạo nên nơi nhập
mạnh, thu hút mạnh dòng biến dưỡng, cạnh tranh với củ. Cỏ gấu là loài cây
nhất niên, nhưng do sự phát triển tuần tự của các cây trong bụi giúp bụi tồn
tại nhiều năm. Do đó, tùy theo nhà nghiên cứu, cỏ gấu được xem như loài
nhất niên hoặc đa niên (Ekeanyanwu và Ononogbu, 2010; Eteshola và

Oraedu, 1996). Dựa vào hình thái, cấu trúc và đường cong tăng trưởng củ,
có thể nói sự tích lũy chất dự trữ thấp trong giai đoạn đầu khi tế bào phân
chia nhanh, sau đó tăng đồng thời với sự tăng trưởng tế bào.
Cỏ gấu là cây đơn tử diệp, có vòng bao bó mạch, nhiều khoảng
khuyết trong mô mềm, cuống phát hoa hoa cấp một kéo dài với nhiều
khoảng khuyết chứa đầy khí phù hợp với đời sống trong vùng ngập nước.
Mô phân sinh dày cấp một hoạt động giúp tế bào ở vùng dưới ngọn
phù lên, phân chia theo hướng xuyên tâm, là bước đầu tiên trong quá trình
tạo củ ở cỏ gấu, cũng như khoai tây (Fujino và cộng sự, 1995) và nghệ đen
(Nguyễn Thị Duy Bình và Bùi Trang Việt, 2011). Ở củ cỏ gấu, dầu tích lũy
chủ yếu trong mô mềm, do đó, nếu mô phân sinh dày cấp một càng hoạt
động mạnh thì đường kính củ và số lượng mô mềm tích lũy dầu càng nhiều.
Mô phân sinh dày hoạt động sớm từ tuần 1, sau đó ngừng hoạt động rất
nhanh ở tuần 2, nên sau đó củ bắt đầu kéo dài thay vì tăng rộng.
● Liên hệ xuất-nhập giữa lá thân, lá bắc, phát hoa và củ
Ở cỏ gấu, sự tăng trưởng dinh dưỡng của phần khí sinh, phát triển
hoa và củ diễn ra theo một trình tự xác định (hình 3.1). Sự phù củ xảy ra rất
sớm trong hai tuần đầu, do hoạt động của mô phân sinh dày cấp một và gần
như đồng thời với sự xuất hiện và tăng trưởng của các lá thân. Sau đó, củ
vào giai đoạn tăng trưởng chậm cho tới tuần 6, do mô phân sinh dày cấp


14
một ngừng hoạt động sớm, dù số lá thân không ngừng gia tăng. Củ tăng
trưởng rất nhanh từ tuần 6 cho tới tuần 12 (nhờ sự tăng trưởng tế bào) cùng
với sự xuất hiện của các lá bắc, dù hoa đã xuất hiện và chồi con bắt đầu nhú
lên từ tuần 10. Củ giảm tăng trưởng ở tuần 12 - 14, khi hoa phát triển thành
trái và chồi trên củ đã phát triển thành cây con, với phần gốc đã phù lên
thành củ, và lá thân ban đầu vào giai đoạn lão suy. Phát hoa cùng với trái
đang phát triển và các củ non là các cơ quan nhập cạnh tranh dòng carbon

với củ đang tăng trưởng và tích lũy chất dự trữ.
Hình 3.1. Sơ đồ liên hệ giữa sự xuất hiện hoa và củ
ở thứ cỏ gấu esculentus.
Sự đặt xuôi khúc cắt ngọn bị cắt bỏ hoa từ
cây 12 tuần tuổi làm tăng lượng sucrose xuất ra so
với đối chứng vẫn giữ nguyên hoa, và sự đặt xuôi
khúc cắt gốc làm giảm lượng sucrose xuất ra so
với đặt ngược chứng tỏ, dòng sucrose được chuyển
lên phần ngọn để nuôi hoa rất mạnh. Lá bắc quang hợp, góp phần giữ vai
trò xuất, giúp cây không dùng cạn năng lượng dự trữ từ củ, và do đó củ có
khả năng tích lũy lipid khi mang hoa.
Đối với trắc nghiệm với ba loại khúc cắt cuống phát hoa cấp một,
lượng đường thoát ra từ phần gốc của khúc cắt ngọn chưa mang hoa nhiều
hơn so với khúc cắt ngọn mang hoa. Điều này cho thấy, ngọn mang hoa là
nơi nhập mạnh sucrose. Do đó, nếu cắt bỏ phát hoa cấp hai, lượng sucrose
thoát ra ở phần gốc tăng vượt trội so với đối chứng, do dòng chuyển vị
sucrose lên ngọn giảm.


15
Kết quả thí nghiệm cắt cơ quan trong vườn thực nghiệm cho thấy,
cây cỏ gấu nguyên vẹn chịu tương tác của các cơ quan khác nhau: lá thân,
lá bắc, phát hoa các cấp và củ. Vào ban ngày, lá quang hợp, một phần
sucrose được chuyển đến các cơ quan khác, phần còn lại được dự trữ tạm
thời ở lá. Vào ban đêm, tinh bột được thủy giải và chuyển đến các cơ quan
(Nguyễn Quốc Bình, 1991). Do đó, trong tối, có sự xuất sucrose mạnh từ
các khúc cắt cuống phát hoa cấp một, và hàm lượng sucrose tổng luôn cao
hơn so với nghiệm thức sáng. Trong tối, lượng sucrose trong cuống phát
hoa cấp một giảm mạnh khi cắt cả lá bắc cấp một, hoa và các phần phụ của
hoa. Lá bắc và lá thân đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ nhập-xuất

giữa hoa và củ, như được tóm tắt trong hình 3.2:
- Khi cây tăng trưởng dinh dưỡng, lá thân là nơi nhập duy nhất của
củ (củ lúc đầu là nơi xuất).
- Khi cây mang hoa và trái ở giai đoạn 12 tuần tuổi và củ cấp một
tạo củ cấp hai, thì củ cấp một trở thành nơi xuất quan trọng cho các nơi
nhập: củ cấp hai, cuống phát hoa cấp một và phát hoa cấp hai, dù vẫn còn là
nơi nhập các sản phẩm từ lá thân, cuống phát hoa cấp một và lá bắc.
- Lá thân trước tuần 6 còn là nơi nhập, nhưng sau tuần 6 trở thành nơi xuất
quan trọng cho củ cấp một, cuống phát hoa cấp một và phát hoa cấp hai.
- Cuống phát hoa cấp một là nơi nhập các sản phẩm từ củ, lá thân
và cả lá bắc cấp một, và là nơi xuất (sucrose từ sự thủy giải tinh bột dự trữ)
cho củ và phát hoa.


16

Hình 3.2. Sơ đồ các nơi xuất và nhập ở cây non và trong giai đoạn sinh sản
của cỏ gấu


17
● Hiệu ứng hormone trong sự tăng trưởng và tích lũy lipid ở củ
cỏ gấu
Ở giai đoạn phù củ, gibberellin giúp tăng đường kính củ do mô
phân sinh dày phân chia và kéo dài theo trục dọc của thân (Abelenda và cs,
2014). Gibberellin làm gia tăng sự thủy giải tinh bột (Barani vàcs., 2012),
cung cấp tiền chất cho sinh tổng hợp lipid trong củ, và có thể là một tín
hiệu hoạt hóa sự chuyển đổi các con đường biến dưỡng tinh bột, lipid và
đường, kích thích sự chuyển vị trong libe, và làm gia tăng sức hút của nơi
nhập đang phát triển (Iqbal và cs., 2011).

Ở cỏ gấu, hoạt tính zeatin tăng theo sự tăng trưởng củ, từ giai đoạn
tăng trưởng chậm đến giai đoạn tăng trưởng nhanh, đồng thời với sự tăng
hàm lượng lipid. Tỉ lệ gibberellin/zeatin cao trong củ có khuynh hướng
thủy giải tinh bột, do đó hàm lượng lipid cao (Seo và cộngsự, 2009).
Hoạt tính auxin giảm vào đầu giai đoạn tăng trưởng nhanh, sau đó
tăng ở gần cuối giai đoạn này, đúng vào thời điểm cây mang hoa đồng thời
với sự gia tăng hàm lượng lipid mạnh nhất. Hoạt tính của auxin giảm ở tuần
10 và tăng lên ở tuần 12, trong khi sự gia tăng trọng lượng tươi, trọng
lượng khô và hàm lượng lipid ở tuần 10 và 12 ở củ cỏ gấu. Do đó, không
thể nói auxin kích thích hay làm giảm hàm lượng lipid. Auxin kích thích sự
thành lập củ (Roumeliotis và cộng sự, 2012), vì hàm lượng auxin ở củ cỏ
gấu tăng cao ở tuần 12 là giai đoạn củ mang nhiều mầm chồi trên củ mẹ.
Auxin cũng giúp sự phân chia tế bào và tăng trưởng củ (Xu và cộng sự,
1998)
 Mối quan hệ giữa hoạt động biến dưỡng, tăng trưởng và sự
thay đổi hàm lượng các chất điều hòa tăng trưởng thực vật Dựa vào các
kết quả thí nghiệm, mối liên hệ giữa hoạt động biến dưỡng và sự thay đổi
hàm lượng các chất chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự tăng trưởng
và tích lũy lipid ở củ cỏ gấu thứ esculentus được tóm tắt trong hình 3.3:


18
- Cỏ gấu tích lũy lipid từ rất sớm và hàm lượng lipid tăng theo các
giai đoạn tăng trưởng của cây và củ cho, tăng đến giai đoạn cây ra hoa, và
chỉ giảm khi cây đang mang trái và mầm trên củ phát triển thành cây con
mới (ở tuần 13-14).
- Khi hàm lượng tinh bột giảm thì lipid tăng, và ngược lại.
- Khi quang hợp của lá thân giảm thì quang hợp của lá bắc tăng, để
góp phần tạo chất hữu cơ cho cây.
- Hoạt tính auxin giảm ở đầu giai đoạn tăng trưởng nhanh nhưng

tăng lên vào giai đoạn tăng trưởng nhanh, ABA tăng hoặc không đổi trong
suốt giai đoạn tích lũy lipid, zeatin và gibberellin tăng trong suốt giai đoạn
tăng trưởng củ.

Hình 3.4. Mối liên hệ giữa hoạt động biến dưỡng và sự thay đổi hàm lượng
các chất chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự tăng trưởng và tích lũy
lipid ở củ cỏ gấu thứ esculentus (

: tăng,

: giảm,

: không thay đổi).


19
 Xử lý thay đổi hàm lượng nước của đất ruộng
Đối với cây 12 tuần tuổi, sự tháo nước làm tăng mạnh hàm lượng
lipid của củ, so với đối chứng ngập nước. Sự giảm hàm lượng nước trong
đất giúp sự tích lũy dầu ở củ cỏ gấu, nhưng có tác dụng ngược lại ở Jojoba
(Ali và cs., 2012). Sự tháo nước liên quan tới stress nước nhẹ, giúp đất
thoáng khí hơn, tế bào rễ và củ hô hấp mạnh hơn, các sản phẩm quang hợp
di chuyển xuống rễ mạnh hơn và được dùng để tổng hợp và tích lũy các
chất dự trữ, bao gồm lipid trong củ. Stress nước ở thực vật thường xảy ra
bởi sự khô, tác động qua vai trò của ABA lên sự biến dưỡng (Lobell và cs.,
2013). Trên đồng ruộng, quá trình gây stress dễ bị gián đoạn.
 Xử lý gibberellin, thiourea, PBZ, ethrel và các muối
Trong môi trường ngập hay tháo nước, kết hợp sự cắt hoa với phun
gibberellin làm giảm hoặc tăng nhẹ hàm lượng lipid của củ. Kết quả này
xác nhận vai trò cản sự tích lũy lipid của gibberellin. Tuy nhiên, khi kết hợp

với sự xới đất, gibberellin giúp tăng hàm lượng lipid, có lẽ gián tiếp qua sự
thủy giải tinh bột và giúp quá trình tăng trưởng.
Khi phun thiourea lên phần khí sinh, hàm lượng lipid của củ tăng
mạnh. Thiourea làm tăng sự chuyển vị sucrose từ nơi xuất tới nơi nhập, và
do đó tăng năng suất củ (Srivastava và cộng sự, 2008). Ở củ cỏ gấu, hàm
lượng lipid tăng khoảng 23 %, phù hợp với nghiên cứu của Pandey và cộng
sự (2013), tăng 10 - 20 % khi xử lý thiourea.
Ở nghiệm thức xới đất, chiều dài cuống phát hoa cấp một giảm khi
phun gibberrellin, phun hay tưới PBZ, và tăng khi phun ethrel, KNO 3, NaCl
và phun hỗn hợp thiourea và PBZ, nhưng các xử lý này đều làm giảm hàm
lượng lipid so với đối chứng. Như vậy, ở cỏ gấu, PBZ giúp tăng trưởng,
phù hợp với nghiên cứu của Moreno và cộng sự (2011). Ethrel hay các
muối KNO3 và NaCl giúp cây tăng trưởng, nhưng không giúp tích lũy lipid.


20
 Xử lý cắt hoa và xới đất
Khi cắt hoa, dù trong điều kiện ngập hay tháo nước, cây 10 tuần
tuổi hay 12 tuần tuổi, hàm lượng lipid của củ đều tăng mạnh so với đối
chứng. Điều này một lần nữa cho thấy, phát hoa đang phát triển là vùng
nhập mạnh, thu hút mạnh sucrose, nên khi bị loại bỏ thì sucrose tập trung
về củ, giúp tăng tích lũy lipid trong củ.
Hàm lượng lipid tăng mạnh nhất khi cắt hoa và xới đất ở tuần 10,
tăng 58% so với đối chứng cắt hoa, trong khi cắt hoa và xới đất ở tuần 12
chỉ làm tăng 21% so với đối chứng cắt hoa. Điều này cho thấy các tác động
làm tăng hàm lượng lipid hiệu quả hơn nếu được thực hiện sớm ở tuần 10,
khi vùng nhập phát hoa chưa phát triển mạnh.
Khi cắt bỏ phát hoa, hàm lượng lipid tăng đáng kể vào mùa mưa và
tăng mạnh hơn nhiều vào mùa khô ở cây 12 tuần tuổi. Điều này cho thấy,
mùa mưa giúp cho cỏ gấu tăng trưởng nhanh, nhưng mùa khô thích hợp

cho việc tích lũy lipid.
● Ảnh hưởng của các xử lý đến thành phần và hàm lượng acid
béo
Thành phần và hàm lượng acid béo trong dầu thứ esculentus ở mẫu
đối chứng tương tự với kết quả đã công bố của Bado và cộng sự (2015) ở
Cyperus esculentus L., hầu hết các acid béo chuỗi dài (C14 - C20). Ở cỏ
gấu với thành phần chủ yếu là acid oleic (C:18,1), khoảng 42,24 %, khá cao
so với dầu oliu (dầu có giá trị dinh dưỡng cao) là 58,8-80 % (Leon và cs.,
2004).
Sự cắt hoa và xới đất (ở cây 10 tuần tuổi) chủ yếu làm giảm bớt sự
cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa và củ, tập trung dòng năng lượng về củ, từ
đó làm tăng hàm lượng lipid trong củ, nhưng không làm thay đổi thành
phần acid béo. Khác hơn, xử lý thiourea, mặc dù hàm lượng acid béo không


21
bằng cắt hoa và xới đất, nhưng làm tăng các acid có chuỗi carbon dài thích
hợp cho việc chế biến nhiên liệu sinh học.
● Biểu hiện của gen WRI1 ở cỏ gấu
Theo kết quả qRT-PCR, không có sự biểu hiện của gen WRI1 trong
củ ở cả ba giai đoạn: chậm (tuần 2), nhanh (tuần 12) và ngừng tăng trưởng
(tuần 14), dù có sự hiện diện của mRNA trong mẫu, cao nhất vào giai đoạn
nhanh của củ. Củ ở cả ba giai đoạn đều tích lũy dầu (TAG), và cao nhất ở
củ 12 tuần tuổi. Điều hòa sinh tổng hợp acid béo được kiểm soát trực tiếp
bởi yếu tố sao mã WRI1 (Vanhercke và cs, 2014). Sự biểu hiện WRI1 càng
cao, hàm lượng dầu trong hạt càng tăng ở nhiều loài thực vật, và ở cây
khoai tây chuyển gen (Turresson, 2014). Tuy nhiên, ở thứ esculentus,
WR11 không biểu hiện ở các giai đoạn củ đã hình thành dầu, vào các tuần
2, 12 và 14, do WRI1 tác động vào quá trình sinh tổng hợp acid béo, nhưng
ở cỏ gấu, sự hình thành dầu bắt đầu vào tuần 2. Phải chăng WRI1 hoạt động

sớm hơn, trong giai đoạn tạo acid béo và dừng hoạt động khi các giọt dầu
hình thành từ tuần 2 như được quan sát dưới kính hiển vi?
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
1. Trong môi trường đất ruộng ngập nước, ba thứ cỏ gấu esculentus,
hermanii và sativus phát triển rất nhanh, tạo thành từng bụi, và củ hình
thành trực tiếp từ chồi mới mọc trên củ mẹ (ở esculentus và hermannii) hay
gián tiếp từ thân bò kéo dài (ở sativus).
2. Quá trình tạo củ bắt đầu sớm từ tuần 1, khi mô phân sinh dày bắt đầu
phân chia và kéo dài theo trục dọc, gần như đồng thời với các lá thân (tuần
0-2), sau đó, củ tăng trưởng (tuần 6 - 10) đồng thời với cuống phát hoa, và
củ giảm tăng trưởng từ tuần 12 khi hoa xuất hiện và chồi non nhú trên củ
cấp một.


22
3. Khi củ chuyển từ giai đoạn tăng trưởng nhanh sang giai đoạn giảm tăng
trưởng, trọng lượng tươi và khô, hàm lượng tinh bột và lipid giảm trong khi
sucrose và protein gia tăng.
4. Trong thí nghiệm với lát cắt từ củ ở giai đoạn 10 tuần tuổi, acid abscisic
2 mg/l, manitol 80 g/l, paclobutrazol 2 g/l kích thích mạnh sự tích lũy lipid,
đặc biệt trong điều kiện ngập nước in vitro ở tuần 10.
5. Củ cấp một ở giai đoạn 0 - 6 tuần tuổi là nơi nhập từ nguồn lá thân, trong
khi ở giai đọan 6 -12 tuần tuổi là nơi nhập từ các nguồn lá thân, lá bắc,
cuống phát hoa cấp một và là nơi xuất cho củ cấp hai, phát hoa, và cuống
phát hoa cấp một.
6. Trong xử lý cắt cơ quan trong phòng thí nghiệm, sucrose di chuyển theo
hướng ưu thế từ gốc lên ngọn.
7. Hoạt tính gibberellin và zeatin nói chung tăng theo sự tăng trưởng củ,
trong khi auxin giảm vào đầu nhưng tăng trở lại ở gần cuối giai đoạn tăng

trưởng nhanh, và acid absicic tăng từ đầu và vẫn giữ ở mức cao đến cuối
giai đoạn tăng trưởng nhanh.
8. Các kết quả xử lý trên đồng ruộng:
- Xử lý paclobutrazol, KNO3 và NaCl không làm tăng hoặc giảm sự tích lũy
lipid, trong khi sự phun thiourea giúp tăng mạnh lượng lipid trong củ
- Sự tháo nước làm tăng hàm lượng lipid, nhất là khi kết hợp với sự cắt phát
hoa và xới đất.
- Sự cắt phát hoa cấp một ở tuần 10 giúp tích lũy lipid cao hơn so với sự cắt
ở tuần 12 khoảng bốn lần (275,06 ± 4,21 mg/g TLK so với 65,66 ± 0,59
mg/g TLK).
- Sự tích lũy lipid mạnh nhất với xử lý cắt phát hoa kết hợp với xới đất ở
tuần 10 so với sự cắt phát hoa hay các xử lý khác.


23
4.2. KIẾN NGHỊ
Áp dụng phương pháp cắt phát hoa hay đàn áp sự phát triển phát hoa
trên diện rộng kết hợp với các phương pháp trồng trọt thích hợp, dựa vào
mối liên hệ xuất-nhập và sự chuyển hướng dòng carbon vào con đường
biến dưỡng lipid ở củ cỏ gấu. Tiếp tục nghiên cứu sự biểu hiện của gen
WRI1 và các gen liên quan đến sự tích lũy lipid như là DAGT1 ở các giai
đoạn tạo củ cỏ gấu.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1 Trần Thị Thanh Hiền, Bùi Minh Trí và Bùi Trang Việt, 2012. Phân
tích sự tăng trưởng và tích lũy chất dự trữ trong củ ở cây cỏ gấu
Cyperus esculentus L. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông Lâm
nghiệp, số 3/2012.


2 Trần Thị Thanh Hiền, Bùi Minh Trí và Bùi Trang Việt, 2015. Khảo
sát sự tăng trưởng và tích lũy lipid ở củ cỏ gấu Cyperus esculentus
L. Khi thay đổi hàm lượng nước của đất.Tạp chí khoa học kỹ thuật
Nông Lâm nghiệp, số 2/2015



×