Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

XU LY NUOC THAI NGANH BIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.47 KB, 4 trang )

Tôi muốn chia sẽ với bạn về vấn đề bạn nói mùi hôi chung ta nên phân biệt
+Mùi hôi tư nước thải sau bể kị khí. Nếu nước thải sinh ra bể kị khí mả có mùi về mặt cảm quan là nặng thì hệ
thống xử có vấn đề về hiệu quả xử lý cần xem xét quy trình công nghệ xử lý. Và trước đó bạn cần một công trình
xử lý hóa lý, hóa học.
+ Mủi hôi phát sinh từ quá trình xử quá trình kỵ khí chủ yếu phát sinh từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ qua
các giai đoạn acid hóa vả metan hóa, sinh ra các chất khí gây mùi, CH4, H2S, NH3, NH3SH... gây mùi bạn xem xét
tính toán thi công để thu các khí này bằng cách cho hấp thụ qua NaOH, Ca.... Thu được Khí CH4 làm nhiên liệu
đốt.
+ Bùn từ kỵ kí có thể sản xuất Bioga hoặc làm phân compost rất có giá trị dinh dưỡng cây trồng,
+Đối khí thải từ công trình kỵ khí trên thực tế ít thu gôm xử lý giống công nghiệp. xử lý khí có nhều phương pháp
ví dụ: Hấp thụ,lọc ướt, hấp phụ, xúc tác, phương pháp nhiệt.... Nhưng chủ yếu hiện nay dùng phương pháp hấp
thụ. Bạn có thể tìm hiểu bất kỳ tựa sách nào kỷ thuật xử lý khí thải

Xử lý nước thải nhà máy sản xuất bia
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bia được sản xuất tại Việt Nam cách đây trên 100 năm tại nhà máy Bia Sài Gòn và Hà
Nội. Hiện nay do nhu cầu của thị trường, chỉ trong trời gian ngắn, ngành sản xuất bia đã
có những bước phát triển mạnh mẽ. Mức tiêu thụ bia bình quân theo đầu người vào năm
2011 dự kiến là 28 lít/người/năm. Bình quân lượng bia tăng 20% mỗi năm.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng của ngành sản xuất bia lại kéo theo các vấn đề môi trường như:
vấn đề chất thải sản xuất, đặc biệt là nước thải có độ ô nhiễm cao. Nước thải do sản xuất
rượu bia thải ra thường có đặc tính chung là ô nhiễm hữu cơ rất cao, nước thải thường có
màu xám đen và khi thải vào các thuỷ vực đón nhận thường gây ô nhiễm nghiêm trọng do
sự phân huỷ của các chất hữu cơ diễn ra rất nhanh. Thêm vào đó là các hoá chất sử dụng
trong quá trình sản xuất như CaCO3, CaSO4, H3PO4, NaOH, Na2CO3…Những chất này
cùng với các chất hữu cơ trong nước thải có khả năng đe doạ nghiêm trọng tới thuỷ vực
đón nhận nếu không được xử lý. Kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các cơ sở sản
xuất bia trong nước ở Hà Nội, Hải Dương, Hà Tây, Hoà Bình cho thấy, nước thải từ các
cơ sở sản xuất bia nếu không được xử lý có COD, nhu cầu oxy sinh hoá học BOD, chất
rắn lơ lửng SS đều rất cao.
II. NGUỒN GỐC VÀ THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI TRONG QUÁ TRÌNH SẢN


XUẤT BIA
1. Nguồn gốc nước thải
· Nấu – đường hóa: Nước thải của các công đoạn này giàu các chất hydroccacbon,
xenlulozơ, hemixenlulozơ, pentozơ trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột, các cục vón…
cùng với xác hoa, một ít tanin, các chất đắng, chất màu.
· Công đoạn lên men chính và lên men phụ: Nước thải của công đoạn này rất giàu xác
men – chủ yếu là protein, các chất khoáng, vitamin cùng với bia cặn.


· Giai đoạn thành phẩm: Lọc, bão hòa CO2, chiết bock, đóng chai, hấp chai. Nước thải
ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn bia chảy tràn ra ngoài…
Nước thải từ quy trình sản xuất bao gồm:
- Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới, nước sẽ tách ra
khỏi bã.
- Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị khác.
- Nước rửa chai và két chứa.
- Nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ.
- Nước thải từ nồi hơi
- Nước vệ sinh sinh hoạt
- Nước thải từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng clorit cao (tới 500 mg/l), cacbonat
thấp.
2. Thành phần và tính chất nước thải VBL

3. Quy trình công nghệ


III. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Nước thải từ các phân xưởng sản xuất theo mạng lưới thoát nước riêng dẫn đến bể điều
hòa.
Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích

bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng
điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải được bơm từ bể điều hòa
vào bể UASB. Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong
nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…),
theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí > CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …


Sau bể UASB nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic và aerotank. Bể anoxic kết hợp
aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử
NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen
giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do
đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được
50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử
NO3-. Nước sau cụm bể anoxic – aerotank tự chảy vào bể lắng. Bùn được giữ lại ở đáy
bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể anoxic, một phần được đưa đến bể chứa bùn.
Tiếp theo, nước trong chảy qua bể trung gian được bơm lên bể lọc áp lực gồm các lớp vật
liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các
nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học. Nước thải sau khi
qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn lại, đồng thời khử
trùng nước thải. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp
nhận theo quy định hiện hành của pháp luật. Bùn ở bể chứa bùn được được bơm qua máy
ép bùn băng tải để loại bỏ nước, giảm khối tích bùn. Bùn khô được cơ quan chức năng
thu gom và xử lý định kỳ. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi
sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×