Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Quản lý khai thác hải sản ven bờ trên địa bàn huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ TRUNG DŨNG

QUẢN LÝ KHAI THÁC HẢI SẢN VEN BỜ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ TRUNG DŨNG

QUAN LY KHAI THAC HAI SAN VEN BƠ TRÊN ĐIA BAN
HUYỆN CAT HAI, THANH PHÔ HAI PHONG

Ngành

: Kinh tê nông nghiệp

Mã số

: 60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Quyên Đinh Hà

HÀ NỘI – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Trung Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các tập thể, cá nhân, các cơ quan trong và
ngoài Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Trước tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Quyền Đình Hà, là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về
mọi mặt để hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, tập thể giáo viên và cán bô
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các thầy, cô giáo thuôc Bô môn Phát triển
nông thôn đã tận tình giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bô Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thành phố Hải Phòng, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
thủy sản Hải Phòng, Phòng Nông nghiệp huyện Cát Hải đã nhiệt tình giúp đỡ và

tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đối với gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp của tôi đã phối hợp, công tác, đông viên, chia sẻ những khó khăn về tinh
thần, vật chất với tôi trong suốt thời gian qua.
Tác giả luận văn

Lê Trung Dũng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................v
DANH MỤC BẢNG............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ...........................................................viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN...................................................................................ix
THESIS ABSTRACT..........................................................................................xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................................................2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................................................2
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......................................................................................................................3
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN.......................................................................................3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC
HẢI SẢN VEN BỜ...............................................................................................4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................................................................4

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.............................................................................................................................28

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................40
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.................................................................................................40
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................................................44

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................49
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHAI THÁC HẢI SẢN VEN BỜ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÁT HẢI,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG........................................................................................................................49
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ KHAI THÁC HẢI SẢN VEN BỜ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CÁT HẢI........................................................................................................................................74
4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC HẢI SẢN VEN BỜ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
CÁT HẢI 88

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................95
5.1. KẾT LUẬN............................................................................................................................................95

iii


5.2. KHUYẾN NGHỊ...................................................................................................................................96

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................98
PHỤ LỤC..........................................................................................................104

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

CS

Công sự

CV

Mã lực

KTHS

Khai thác hải sản

KTTS

Khai thác thủy sản

KT&BVNLTS

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

NLHS

Nguồn lợi hải sản

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TĐTTBQ

Tốc đô tăng trưởng bình quân

TP

Thành phố

TT

Thị trấn

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra hô ngư dân......................................................45

Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra nhóm cán bô quản ly.......................................45
Bảng 3.3. Mô hình ma trận SWOT......................................................................48
Bảng 4.1. Diễn biến tàu thuyền theo nhóm công suất của huyện Cát Hải giai đoạn
2011-2015...........................................................................................................51
Bảng 4.2. Diễn biến tàu thuyền KTHS ven bờ trên địa bàn huyện Cát Hải giai
đoạn 2010-2015...................................................................................................52
Bảng 4.3. Diễn biến công suất tàu thuyền KTHS ven bờ trên địa bàn huyện Cát
Hải giai đoạn 2010-2015.....................................................................................53
Bảng 4.4. Quy hoạch tàu thuyền KTHS trên địa bàn huyện Cát Hải đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.........................................................................54
Bảng 4.5. Cơ cấu nghề KTHS ven bờ của huyện Cát Hải năm 2015..................55
Bảng 4.6. Sản lượng KTHS của huyện Cát Hải giai đoạn 2011-2015.................56
Bảng 4.7. Năng suất KTHS ven bờ ở huyện Cát Hải giai đoạn 2011-2015.........57
Bảng 4.8. Các loại nghề không được phép hoạt đông trong vùng biển ven bờ
huyện Cát Hải......................................................................................................62
Bảng 4.9. Nhận định của nhóm cán bô quản ly và ngư dân về tần suất xảy ra vi
phạm trong KTHS ven bờ...................................................................................66
Bảng 4.10. Nhận định của nhóm cán bô quản ly về những nguyên nhân gây ảnh
hưởng đến công tác quản ly tàu thuyền...............................................................68
Bảng 4.11. Kết quả xử ly vi phạm trong KTHS ven bờ trên địa bàn huyện Cát
Hải
71
Bảng 4.12. Số lượng và trình đô của đôi ngũ cán bô quản ly ngành thủy sản TP.
Hải Phòng............................................................................................................ 80
Bảng 4.13. Trình đô của đôi ngũ cán bô quản ly KTHS huyện Cát Hải tham gia
phỏng vấn............................................................................................................80
Bảng 4.14. Trình đô học vấn của nhóm ngư dân KTHS ven bờ trên địa bàn huyện
Cát Hải tham gia phỏng vấn................................................................................85
vi



Bảng 4.15. Kinh nghiệm đi biển của nhóm ngư dân KTHS ven bờ trên địa bàn
huyện Cát Hải tham gia phỏng vấn.....................................................................85
Bảng 4.16. Trình đô đào tạo nghề nghiệp của nhóm ngư dân KTHS ven bờ trên
địa bàn huyện Cát Hải tham gia phỏng vấn.........................................................85
Bảng 4.17. Ma trận SWOT phân tích công tác quản ly KTHS ven bờ trên địa bàn
huyện Cát Hải......................................................................................................86

vii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức quản ly KTHS ven bờ ở Việt Nam.........................13
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Cát Hải..........................................40
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sản lượng hải sản khai thác ở vùng biển ven bờ của huyện
Cát Hải năm 2015................................................................................................57
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ quản ly KTHS ven bờ trên địa bàn huyện Cát Hải...................59
Hình 4.2. Tuyến phân vùng KTHS trong vùng biển TP. Hải Phòng....................63
Biểu đồ 4.2. Nhận định của ngư dân về mức đô tham gia quản ly KTHS ven bờ65
Biểu đồ 4.3. Nhận định của ngư dân về tình hình cạnh tranh trong KTHS ven bờ
66
Biểu đồ 4.4. Nhận định của ngư dân về thủ tục đăng ky, đăng kiểm tàu cá.........68
Biểu đồ 4.5. Dự định của ngư dân về kế hoạch nghề nghiệp...............................70
Biểu đồ 4.6. Đánh giá của nhóm cán bô quản ly về sự phù hợp của các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản ly KTHS ven bờ 76
Biểu đồ 4.7. Đánh giá của nhóm cán bô quản ly về sự phù hợp và thống nhất của
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản ly KTHS ven bờ....................79
Biểu đồ 4.8. Nhận định của ngư dân về sự can thiệp của lực lượng chức năng khi
xảy ra xung đôt....................................................................................................81
Biểu đồ 4.9. Nhận định của nhóm cán bô quản ly về hệ thống cơ sở vật chất,

trang thiết bị, phương tiện phục vụ nhu cầu công việc........................................82

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả:

Lê Trung Dũng

Tên Luận văn:

Quản ly khai thác hải sản ven bờ trên địa bàn huyện Cát Hải,
thành phố Hải Phòng

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản ly khai thác hải sản ven bờ trên địa bàn huyện
Cát Hải, thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất môt số định hướng và giải pháp
quản ly phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận
định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp định tính được sử dụng để đưa

ra những nhận định, đánh giá dựa trên y kiến của các chuyên gia, cán bô quản ly
và ngư dân; phương pháp định lượng chủ yếu là các phương pháp thống kê.
Ngoài ra, phương pháp tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận từ dưới lên cũng được
sử dụng nhằm thu được kết quả đánh giá chính xác nhất, không bị thiên lệch.
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Thông tin và số liệu thứ cấp
được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Sở NN&PTNT thành phố Hải
Phòng, Chi cục KT&BVNLTS thành phố Hải Phòng, Phòng NN&PTNT huyện
Cát Hải,... và kết quả nghiên cứu của các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước
đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành. Thông tin và số liệu sơ cấp được thu
thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp đôi ngũ cán bô quản ly hoặc phụ trách
lĩnh vực thủy sản và chủ tàu hoặc thuyền trưởng làm nghề KTHS ven bờ trên địa
bàn huyện Cát Hải.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra: Phương pháp
này được sử dụng nhằm lựa chọn những điểm nghiên cứu, khảo sát có tính đại
diện cao, cụ thể là thị trấn Cát Bà, thị trấn Cát Hải và xã Phù Long.
- Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin, số liệu: Thông tin và số liệu
sau khi thu thập được “làm sạch”, mã hóa và tổng hợp thành hai nguồn, bao gồm
ix


dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
- Phương pháp phân tích thông tin, số liệu: Phương pháp phân tích thông
tin, số liệu bao gồm các phương pháp thông kê cơ bản, phương pháp đánh giá có
sự tham gia và phương pháp phân tích ma trận SWOT. Các phương pháp này
được sử dụng nhằm phân tích, so sánh, đánh giá công tác quản ly KTHS ven bờ
trên địa bàn huyện Cát Hải qua các năm và làm cơ sở đề xuất các giải pháp.
Kết quả chính và kết luận
- Về lý luận
Đề tài đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề ly luận về quản ly KTHS
ven bờ; tổng hợp các quan điểm, đưa ra khái niệm đầy đủ về KTHS ven bờ và

quản ly KTHS ven bờ; chỉ rõ đặc điểm, nôi dung và sự cần thiết của quản ly
KTHS ven bờ.
- Về thực tiễn
Đề tài đã đánh giá thực trạng công tác quản ly KTHS ven bờ trên địa bàn
huyện Cát Hải thông qua việc phân tích 04 nôi dung chính sau: (1) tổ chức bô
máy quản ly nhà nước về KTHS ven bờ; (2) lập kế hoạch quản ly KTHS ven bờ;
(3) tổ chức triển khai hoạt đông quản ly KTHS ven bờ; (4) kiểm tra, kiểm soát,
xử ly vi phạm trong KTHS ven bờ.
Đồng thời, đề tài cũng xác định và phân tích 06 yếu tố ảnh hưởng đến
quản ly KTHS ven bờ trên địa bàn huyện Cát Hải, bao gồm: (1) chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; (2) sự phù hợp và thống nhất của
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; (3) chất lượng nguồn lực quản ly; (4) tổ
chức thực hiện quản ly; (5) mục tiêu phát triển của các ngành, lĩnh vực có khai
thác và sử dụng tài nguyên ven biển; (6) các yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hôi.
Đề tài đã chỉ ra môt số kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế
trong công tác quản ly KTHS ven bờ trên địa bàn huyện Cát Hải; đồng thời, xác
định môt số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó.
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đưa ra định hướng và hệ thống
các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản ly KTHS ven bờ
trên địa bàn huyện Cát Hải trong thời gian tới.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate:

Lê Trung Dũng

Thesis title:


Management of coastal capture fisheries in Cat Hai
district, Hai Phong city

Major:

Agricultural economics

Code: 60.62.01.15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
Study on management status of coastal capture fisheries in Cat Hai
district, Hai Phong city. After that, proposed some appropriate directions and
solutions.
Materials and Methods
- Approach method: Using a combination of qualitative and quantitative
approaches. In which, the qualitative method is used to make judgments and
assessments based on the opinions of experts, managers and fishermen; the
quantitative methods are mainly statistical methods. In addition, participatory
approaches and bottom-up approaches are also used to obtain the most accurate,
unbiased assessment results.
- Data collection method: Data and secondary data were collected from
different sources such as Hai Phong Department of Agriculture and Rural
Development, Hai Phong Branch of capture fisheries and aquatic resources
conservation, Cat Hai division of agirculture and rural development and research
results of organizations and individuals at home and abroad have been published
in specialized journals. Primary information and data were collected through
direct interviews with managers or fisheries managers and boat owners or
captains working on coastal fisheries in Cat Hai district.

- Method of selection of survey sites, survey sample selection: This
method is used to select highly representative surveyed and surveyed places,
namely Cat Ba town, Cat Hai town and Phu Long commune.
- Methods of data synthesis and processing: Data and data collected after
collection are "cleaned", encrypted and aggregated into two sources, including
secondary data and primary data.
xi


- Method of analyzing information and data: The method of analyzing
information and data includes basic statistical methods, participatory assessment
methods and SWOT matrix analysis method. These methods are used to analyze,
compare and assess coastal management practices in Cat Hai district over the
years and provide the basis for proposing solutions.
Main findings and conclusions
- About reasoning
The thesis has systematized and clarified theoretical issues of near-shore
capture fisheries management; Sum up the views, give a full concept of coastal
capture fisheries and management of coastal fishing; Indicate the characteristics,
content and necessity of management of coastal capture fisheries.
- About the reality
The thesis has assessed the current status of coastal capture fisheries
management in Cat Hai district by analyzing four main contents: (1) organizing
the state management of coastal capture fisheries; (2) planning for coastal capture
fisheries; (3) organize the management of coastal capture fisheries; (4)
inspecting, controlling and dealing with violations in coastal fishing.
At the same time, the thesis also identifies and analyzes six factors
affecting the management of coastal capture fisheries in Cat Hai district,
including: (1) guidelines and policies of the Party and the House country; (2) the
consistency and uniformity of the legal document system; (3) quality

management resources; (4) organize management implementation; (5)
development objectives of sectors and areas where coastal resources are
exploited and used; (6) economic, cultural and social factors.
The thesis has identified some achievements as well as shortcomings in
the management of coastal capture fisheries in Cat Hai district. At the same time,
identify some of the main causes for these shortcomings.
Starting from the research results, the thesis has set orientations and
system of major solutions to improve the management effectiveness of coastal
capture fisheries in Cat Hai district in the coming time.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề cá Hải Phòng nói chung và huyện
Cát Hải nói riêng trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, đóng
vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Sự phát triển của
nghề cá Hải Phòng dựa trên hai lĩnh vực chính là khai thác hải sản (KTHS) và
nuôi trồng thủy sản (NTTS). Trong đó, lĩnh vực KTHS có vai trò đặc biệt quan
trọng, đã tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao đông địa phương, góp
phần vào công cuôc xóa đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh chủ quyền trên các
vùng biển. Tuy nhiên, lĩnh vực KTHS nói chung và KTHS ven bờ nói riêng đang
phải đối mặt với những thách thức lớn như: nguồn lợi hải sản (NLHS) ven bờ
đang bị khai thác quá mức cho phép; tình trạng sử dụng ngư cụ đánh bắt mang
tính hủy diệt vẫn còn tiếp diễn và ngày càng phức tạp; cơ cấu nghề nghiệp phân
bố chưa hợp ly; rủi ro cao trong quá trình lao đông sản xuất trên biển; sự cạnh
tranh giữa các tàu KTHS ngày càng khốc liệt…
Theo số liệu thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
(KT&BVNLTS) thành phố Hải Phòng (năm 2015), huyện đảo Cát Hải chỉ đứng

thứ hai về tổng số tàu thuyền KTHS với 907 chiếc (chiếm 27,4% toàn thành phố)
nhưng là địa phương tập trung đông nhất số tàu thuyền KTHS ven bờ với 784
chiếc (chiếm 42,2% toàn thành phố). Do đó, vùng biển ven bờ khu vực này đang
phải chịu nhiều sức ép không chỉ từ hoạt đông KTHS mà còn từ các ngành kinh
tế khác có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như du lịch, công nghiệp, dầu khí
và quá trình đô thị hóa...
Như vậy có thể nhận thấy, hoạt đông KTHS nói chung cũng như KTHS
ven bờ nói riêng ở Cát Hải đang đứng trước những thách thức lớn về nguồn lợi,
hiệu quả kinh tế và môi trường. Tình trạng cạnh tranh giữa các nhóm tàu thuyền
có công suất khác nhau, giữa các loại nghề và giữa các địa phương có chung ngư
trường ngày càng gia tăng. Việc liên kết, hợp tác trong hoạt đông khai thác vẫn
còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, công tác quản ly KTHS ven bờ của các cơ quan
chức năng cũng gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề an ninh trên biển nhiều năm qua
vẫn diễn biến phức tạp.

1


Trước thực trạng đó, vấn đề cấp bách đặt ra là cần có những giải pháp
nhằm giảm cường đô khai thác ven bờ, điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền, chuyển đổi
cơ cấu nghề nghiệp khai thác hợp ly, đảm bảo sinh kế cho ngư dân vùng ven
biển, góp phần phát triển bền vững hoạt đông KTHS. Do đó, việc thực hiện đề tài
“Quản lý khai thác hải sản ven bờ trên địa bàn huyện Cát Hải, thành phố Hải
Phòng” là thật sự cần thiết và cấp bách.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng quản ly KTHS ven bờ trên địa bàn huyện Cát
Hải, thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất môt số định hướng và giải pháp quản
ly phù hợp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở ly luận và thực tiễn về quản ly khai thác
hải sản ven bờ;
- Đánh giá thực trạng quản ly khai thác hải sản ven bờ trên địa bàn huyện
Cát Hải, thành phố Hải Phòng;
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản ly khai thác hải sản ven bờ
trên địa bàn huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng;
- Đề xuất môt số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản ly
khai thác hải sản ven bờ trên địa bàn huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng trong
thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản ly khai thác hải sản ven bờ
trên địa bàn huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng;
- Đối tượng khảo sát của đề tài là cơ quan quản ly thủy sản thành phố
Hải Phòng và huyện Cát Hải; ngư dân tham gia KTHS ven bờ trên địa bàn
huyện Cát Hải.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
+ Nghiên cứu thực trạng quản ly khai thác hải sản ven bờ trên địa bàn
huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2016;
2


+ Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quản ly khai thác hải sản ven
bờ trên địa bàn huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Cát
Hải, thành phố Hải Phòng.
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu đề tài: Số liệu thứ cấp được thu nhập trong
khoảng thời gian từ năm 2011-2016; Số liệu sơ cấp được thu thập tại thời điểm

năm 2016;
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 04/2015 đến 10/2016.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Ly luận về quản ly KTHS ven bờ như thế nào? Thực tiễn quản ly KTHS
ven bờ ở các nước trên thế giới và Việt Nam như thế nào?
- Thực trạng quản ly KTHS ven bờ trên địa bàn huyện Cát Hải, thành phố
Hải Phòng như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản ly KTHS ven bờ trên địa bàn
huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng?
- Những giải pháp nào cần thiết để nâng cao hiệu quả quản ly KTHS ven
bờ trên địa bàn huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng trong thời gian tới?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Về lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề ly
luận về quản ly KTHS ven bờ; tổng hợp được các quan điểm, đưa ra khái niệm
đầy đủ về KTHS ven bờ và quản ly KTHS ven bờ; tổng hợp được các đặc điểm,
nôi dung và chỉ rõ sự cần thiết phải quản ly KTHS ven bờ; tổng hợp được các
yếu tố chính ảnh hưởng đến quản ly KTHS ven bờ.
- Về thực tiễn: Đề tài đã giải quyết được những vấn đề liên quan đến quản
ly KTHS ven bờ trên địa bàn huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, cụ thể như:
nêu bật được thực trạng KTHS ven bờ và quản ly KTHS ven bờ; chỉ rõ được các
yếu tố ảnh hưởng đến quản ly KTHS ven bờ; và đề xuất được môt số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản ly KTHS ven bờ.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC
HẢI SẢN VEN BỜ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1. Khai thác hải sản
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 2 Luật Thủy sản năm 2003, khai thác
thủy sản (KTTS) là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm,
phá và các vùng nước tự nhiên khác (Quốc hôi, 2003). Để phân biệt giữa thủy
sản trên biển với thủy sản ở các vùng nước khác, trong rất nhiều tài liệu, các tác
giả thường sử dụng cụm từ “hải sản” để thay thế cho tên gọi thủy sản trên biển.
Theo Phùng Giang Hải (2006), khai thác hải sản là hoạt đông mà con người sử
dụng tàu thuyền và ngư lưới cụ để đánh bắt các loại thủy sản biển.
Do vậy, khái niệm KTHS trong đề tài được hiểu là hoạt đông khai thác
nguồn lợi thủy sản trên biển; sản phẩm thủy sản khai thác được trên biển gọi là
hải sản thay cho tên gọi chung là thủy sản.
2.1.1.2. Khai thác hải sản ven bờ
Theo Luật Thủy sản số 17/2013/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hôi
nước Công hòa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam, vùng biển Việt Nam được phân thành
ba vùng KTTS gồm vùng ven bờ, vùng lông và vùng khơi. Việc phân chia này
nhằm mục tiêu phân bố hợp ly năng lực KTTS trên các vùng biển, góp phần nâng
cao hiệu quả quản ly hoạt đông KTTS.
Theo Nghị định 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung môt số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản quy định: Vùng
biển ven bờ được giới hạn bởi mực nước thủy triều thấp nhất và tuyến bờ. Đối
với các địa phương có đảo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào sự cần thiết và
đặc điểm cụ thể của từng đảo quy định vùng biển ven bờ của các đảo đó, nhưng
giới hạn không quá 06 hải ly, tính từ mực nước thủy triều thấp nhất của đảo.
Theo Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản
ly hoạt đông khai thác thủy sản trên các vùng biển quy định: Tàu lắp máy có tổng
công suất máy chính từ 90 CV trở lên khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng
biển cả, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lông; Tàu
4



lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90 CV khai thác hải sản
tại vùng lông và vùng khơi, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ
và vùng biển cả; Tàu lắp máy có công suất máy chính dưới 20 CV hoặc tàu
không lắp máy KTHS tại vùng biển ven bờ không được KTTS tại vùng lông và
vùng biển cả; Tàu cá KTTS dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy đăng ky tại tỉnh
nào thì chỉ được KTTS tại vùng biển ven bờ của tỉnh đó.
Như vậy, khái niệm KTHS ven bờ trong đề tài được hiểu là hoạt đông khai
thác NLHS trên vùng biển được giới hạn bởi mực nước thủy triều thấp nhất và
tuyến bờ (từ 06 hải ly trở vào); tàu thuyền KTHS ven bờ là những tàu có công
suất máy chính dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy.
2.1.1.3. Quản lý khai thác hải sản
Khái niệm về quản ly KTHS, hay rông hơn là quản ly KTTS đã xuất hiện
từ khá lâu nhưng thường được nhắc đến với thuật ngữ “quản ly nghề cá”. Vào
cuối những năm 40 của thế kỷ 20, thuật ngữ này được các nước có nghề cá phát
triển ở Châu Âu đề cập nhiều nhằm có thỏa thuận thống nhất về lĩnh vực quản ly
nghề khai thác cá biển (Nguyễn Trọng Lương, 2010).
Theo tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO – Food and
Agriculture Organization) thì khái niệm quản ly nghề cá được hiểu như sau:
“Quản ly nghề cá là môt quá trình tổng hợp về thu thập thông tin, phân tích, quy
hoạch, tư vấn, ra quyết định, phân bổ nguồn lợi, xây dựng và thực hiện các quy
định hoặc các luật lệ và thi hành khi cần thiết, nhằm quản ly các hoạt đông khai
thác để đảm bảo năng suất tiếp tục của nguồn lợi và đạt được các mục tiêu khác
về KTTS” (Nguyễn Trọng Lương, 2010).
Hôi thảo quốc tế về nghề cá có trách nhiệm ở thành phố Cancun (Mexico)
năm 1992 đã thống nhất: Quản ly nghề cá là “Hoàn thiện việc sử dụng bền vững
nguồn lợi thủy sản hài hòa với môi trường; thực hiện nuôi trồng và đánh bắt
không gây hại cho hệ sinh thái, nguồn lợi và chất lượng, kết hợp giá trị gia tăng
với các sản phẩm thông qua quá trình vận chuyển để đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh
cần thiết; quản ly các hoạt đông thương mại để cung cấp cho khách hàng sản
phẩm có chất lượng tốt” (Nguyễn Trọng Lương, 2010).

Theo Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản
ly hoạt đông khai thác thủy sản trên các vùng biển quy định: Nguyên tắc chung
của quản ly KTTS là nhằm tổ chức khai thác có hiệu quả và đi đôi với việc bảo
5


vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt
đông KTTS trên các vùng biển; bảo đảm tàu cá Việt Nam KTTS hợp pháp trong
và ngoài vùng biển Việt Nam.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về quản ly KTHS như sau: Quản ly
KTHS là dạng quản ly xã hôi mang tính quyền lực nhà nước. Cơ quan quản ly
nhà nước có thẩm quyền sử dụng các phương pháp, công cụ quản ly thích hợp tác
đông đến hành vi, hoạt đông của ngư dân nhằm đạt mục tiêu sử dụng bền vững
NLHS hài hòa với môi trường.
2.1.2. Sự cần thiết phải quản lý khai thác hải sản ven bơ
Nghề cá quy mô nhỏ ven bờ đã có lịch sử hàng nghìn năm, gắn liền với
quá trình phát triển của loài người (Tạ Quang Ngọc, 2016). Bên cạnh việc cung
cấp các nhu cầu thực phẩm thiết yếu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho xã
hôi, nghề cá quy mô nhỏ ven bờ còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành xã hôi và bản sắc văn hóa ở nhiều vùng ven biển trên khắp thế giới (Trung
tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn, 2011). Nhiều quốc gia, trong đó
có Việt Nam đã chọn biển là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn và hải sản là
nguồn tài nguyên được quan tâm hàng đầu. Thực tế nhiều năm qua, sản lượng
KTHS của Việt Nam luôn đạt từ 2,5-2,7 triệu tấn mỗi năm; riêng năm 2016 ước
đạt trên 2,87 triệu tấn, chiếm gần 42,93% tổng sản lượng thủy sản của cả nước
(Hiệp hôi Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2017).
Mặc dù vậy, NLHS ven bờ trong thời gian gần đây được ngư dân và
chính phủ các nước nhìn nhận là đã trong tình trạng bị khai thác quá mức (Bô
Thủy sản cũ nay là Bô NN&PTNT, 2007a). Hậu quả là NLHS tại nhiều vùng
biển trên thế giới đang có dấu hiệu suy giảm, cạn kiệt; nhiều loài hải sản quy

hiếm, có giá trị kinh tế cao đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Với tốc đô
khai thác như hiện nay, tới năm 2050 toàn bô NLHS sẽ bị cạn kiệt; các chuyên
gia cũng cảnh báo, 1/3 trữ lượng thủy hải sản toàn cầu sẽ biến mất; 2/3 thủy sản
trên thế giới đang bị khai thác quá mức và sẽ bị tận diệt nếu không có biện
pháp bảo tồn kịp thời; 87% các loài cá tự nhiên trên toàn cầu đang bị khai thác
thiếu bền vững; trong môt thập kỷ qua đã có rất nhiều loài cá ăn thịt như cá ngừ
bị suy giảm nguồn lợi tới 90% dẫn tới tình trạng mất cân bằng sinh thái nghiêm
trọng (Hôi Nghề cá Việt Nam, 2016).

6


Nhận thức được tình hình bất lợi về KTHS, đặc biệt là nguy cơ tuyệt
chủng của môt số loài hải sản quy hiếm ven bờ, các hôi nghị quốc tế về sự
phát triển bền vững nghề cá đã được triệu tập như Hôi nghị Kyoto năm 1992,
Hôi nghị Roma năm 1999,… đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải giảm số
lượng tàu thuyền khai thác, NLHS cần phải được quản ly nghiêm ngặt bằng
pháp luật, tiềm năng nguồn lợi phải được xác định để bảo đảm khai thác môt
cách bền vững (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009b). Trước đó, Tổ
chức nghề cá liên chính phủ của Liên hiệp quốc cũng đánh giá rất cao tầm
quan trọng của vấn đề quản ly nghề cá bằng luật pháp và đã được đưa vào
Công ước quốc tế về luật biển năm 1982 (UBCLOS – United Nations
Convention on the Law of the Sea). Hôi nghị các quốc gia phát triển về vấn đề
quản ly biển và phát triển nghề cá (vào năm 1972 và 1984) đã ghi nhận: “Quản
ly nghề cá là môt phần quan trọng trong kế hoạch phát triển nghề cá, là cơ sở
để nghề cá phát triển nhanh, ổn định và có thể đạt được các mục tiêu kinh tế –
xã hôi cũng như giải quyết nhiệm vụ về việc bảo đảm nhu cầu thực phẩm cho
nhân loại” (Nguyễn Trọng Lương, 2010).
Thực tế nhiều năm qua, ở những nước có nghề cá phát triển như Mỹ, Nhật
Bản, Nauy... đã áp dụng ngư cụ đánh cá chọn lọc; Trung Quốc đã cấm tàu có

công suất nhỏ, khuyến khích đóng tàu công suất lớn, xây dựng các vùng cấm
đánh bắt và bảo vệ NLHS, cấm khai thác theo thời gian trong năm và theo mùa,
cấm đánh bắt các loài có giá trị kinh tế khi còn nhỏ; Peru và Chile cũng áp dụng
các hình thức hạn chế khai thác, ở Chile thời điểm từ tháng 1-4 hàng năm trong
vùng biển từ 5 hải ly trở vào đều bị cấm khai thác; Ở Philippines cũng hình thành
các văn bản pháp quy liên quan đến bảo vệ nguồn lợi ven biển, trong đó có Luật
Nghề cá năm 1998 (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009b).
Như vậy có thể nhận thấy, xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới
hiện nay là tìm mọi biện pháp tích cực để bảo vệ sự đa dạng sinh học của biển,
tái tạo và phát triển bền vững NLHS ven bờ. Tuy nhiên, để làm được điều này
thì công tác quản ly KTHS ven bờ được xem là có vai trò đặc biệt quan trọng,
không chỉ với sự phát triển của nghề cá mà còn cả về các mặt kinh tế, xã hôi,
môi trường, sinh học, sinh thái... Theo tác giả Nguyễn Trọng Lương (2010),
công tác quản ly KTTS nói chung và quản ly KTHS ven bờ nói riêng có những
vai trò chủ yếu sau:

7


- Giúp nghề cá ven bờ phát triển ổn định theo các mục tiêu xác định;
- Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên sống ở vùng biển ven bờ;
- Bảo vệ môi trường sống của các loài hải sản sinh sống ở vùng biển ven bờ;
- Bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái ở vùng biển ven bờ;
- Góp phần làm ổn định hiệu quả KTHS ven bờ;
- Phân phối công bằng quyền KTHS;
- Giải quyết việc làm cho người lao đông;
- Giải quyết những mâu thuẫn trong hoạt đông KTHS ven bờ;
- Duy trì và cung cấp nguồn thực phẩm đáng kể cho xã hôi loài người.
2.1.3. Đặc điểm của quản lý khai thác hải sản ven bơ
a) Hạn chế về nguồn lực và chế tài xử phạt

Hoạt đông KTHS ở Việt Nam nói chung, đặc biệt là KTHS ven bờ vẫn
mang nặng tính chất của nghề cá quy mô nhỏ, manh mún, đa dạng và rông khắp
trên phạm vi gần 1 triệu km2. Số lượng tàu thuyền đánh bắt ven bờ khá lớn,
không chỉ tàu công suất nhỏ mà cả tàu lớn, thậm chí từ các tỉnh/thành khác
cũng tập trung ở khu vực gần bãi bồi để khai thác với nhiều hình thức khác
nhau (Lê Trần Nguyên Hùng, 2009). Theo quy định, tàu thuyền dưới 20 CV
hoặc không lắp máy đăng ky ở tỉnh/thành nào thì chỉ được khai thác tại vùng
biển ven bờ của tỉnh/thành đó, trừ trường hợp các địa phương có thỏa thuận
riêng (Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/03/2010 của Chính phủ). Mặc dù
vậy, do NLHS ngày càng suy giảm và có xu hướng cạn kiệt nên nhiều phương
tiện vẫn bất chấp vi phạm để đánh bắt. Đi cùng với đó là vấn đề tranh giành địa
bàn khai thác diễn ra phức tạp, thậm chí sẵn sàng sử dụng vũ lực để giải quyết
xung đôt. Điều này gây không ít khó khăn cho lực lượng chức năng trong công
tác quản ly NLHS cũng như vấn đề an ninh đánh bắt trên biển (Viện Kinh tế và
Quy hoạch thủy sản, 2015).
Trong khi đó, nguồn lực cho công tác quản ly thường hạn chế cả về nhân
lực và vật lực. Lực lượng thanh tra viên và cán bô các phòng, ban vẫn chưa đáp
ứng đủ nhu cầu số lượng để kiểm soát hết các hoạt đông sử dụng, khai thác tiềm
năng NLHS. Đồng thời, trang thiết bị phục vụ việc kiểm tra, kiểm soát vừa thiếu,
vừa yếu và không đủ kinh phí để triển khai hoạt đông ở tất cả các vùng nước ven
bờ (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2015).
8


Bên cạnh đó, các quy định, chế tài phục vụ công tác quản ly và bảo vệ
tiềm năng NLHS hiện nay vẫn chưa đủ mạnh. Luật định, quy định về khai thác
và bảo vệ NLHS đã ban hành nhưng còn tồn tại nhiều bất cập, việc thực thi chưa
nghiêm. Ngoài ra, chi phí để hệ thống các cơ quan chuyên ngành thực hiện chức
năng quản ly, kiểm tra, kiểm soát là rất tốn kém. Theo quy định, vùng biển ven
bờ do ba đơn vị chức năng cùng phối hợp quản ly, bao gồm chính quyền địa

phương cấp huyện, đơn vị biên phòng và lực lượng kiểm ngư ngành nông nghiệp.
Mặc dù vậy, vấn đề tranh chấp cũng như vi phạm vùng biển đánh bắt của ngư
dân vẫn thường xuyên diễn ra. Khi đó, biên phòng là đơn vị có quyền xử phạt
nhưng lại không có phương tiện để có mặt kịp thời; lực lượng kiểm ngư có
phương tiện nhưng lại không có thẩm quyền xử ly (không có quyền cưỡng chế)
(Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2015).
b) Xu hướng quản lý dựa vào cộng đồng/đồng quản lý
Quản ly tài nguyên nói chung và quản ly KTHS ven bờ nói riêng thường
là công việc của chính phủ, điều này đôi khi gây mâu thuẫn giữa chính quyền địa
phương và người dân – thành phần trực tiếp sử dụng tài nguyên cho sinh kế
chính của họ. Viswanathan (1994) cho rằng, sự thiếu thông hiểu giữa người ra
quyết định (chính quyền) và ngư dân đã dẫn đến xung đôt ở nhiều địa phương
(Trần Thị Út và cs, 2014). Không những thế, những hạn chế về nguồn lực và chế
tài xử phạt càng khiến cho việc quản ly KTHS ven bờ của các cấp chính quyền
thiếu hiệu quả, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Chính vì vậy, việc tìm ra phương
thức quản ly phù hợp với điều kiện nghề cá quy mô nhỏ của Việt Nam là hết sức
cần thiết (Nguyễn Quang Vinh Bình, 2009).
Trong khi đó, quản ly dựa vào công đồng/đồng quản ly (QLDVCĐ/ĐQL)
là môt trong những cách tiếp cận quản ly triển vọng, phổ biến ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Tại Nhật Bản sử dụng hệ thống Hiệp hôi Nghề cá (Fisheries
Cooperative Association) để quản ly nghề cá ven bờ; Hàn Quốc cấp “nghề cá
làng” chỉ cho các Hôi Khai thác của làng quản ly; Campuchia hơn thập kỷ qua đã
phát triển hệ thống “nghề cá công đồng”, hiện có khoảng 800 tổ chức “nghề cá
công đồng” góp phần cùng nhà nước quản ly thủy sản ngày môt tốt hơn. tại các
nước đang phát triển, QLDVCĐ/ĐQL được thừa nhận là môt phương thức quản
ly hiệu quả, ít tốn kém. Qua đó, công đồng dân cư các địa phương ven biển được
trao quyền cụ thể, có kiểm soát trong việc quản ly tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển (Nguyễn Quang Vinh Bình, 2013). Ở Việt Nam, phương thức này đã
9



được tiếp nhận từ hơn hai thập kỷ qua và đã trở thành xu hướng tất yếu, ngày
càng tỏ ra hữu hiệu trong quản ly KTHS ven bờ, đặc biệt là ở những vùng nước
có chung nhiều mục đích khai thác và sử dụng khác nhau (Viện Kinh tế và Quy
hoạch thủy sản, 2013b).
Thực chất, phương thức QLDVCĐ/ĐQL là môt tập hợp mô hình quản ly
có sự tham gia của công đồng. Trong đó, công đồng là người đưa ra quyết định
cuối cùng về tất cả các vấn đề liên quan đến quá trình lập kế hoạch và triển khai
thực hiện. Với phương thức này sẽ tăng tính chủ đông, thúc đẩy công đồng cùng
chia sẻ trách nhiệm với nhà nước trong việc quản ly tài nguyên. Xét về góc đô
hiệu quả, QLDVCĐ/ĐQL sẽ giảm gánh nặng cho cơ quan quản ly nhà nước: về
mặt tài chính, phương thức này là môt mô hình hiệu quả trong huy đông vốn đầu
tư xã hôi, giúp giảm tải vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; về mặt quản ly,
phương thức này giúp chuyển giao trách nhiệm quản ly tài nguyên cho công
đồng, làm giảm tải công tác quản ly hằng ngày của chính quyền địa phương; về
mặt kinh tế, phương thức này giúp cho việc khai thác tài nguyên ven biển đạt
được giá trị sử dụng cao hơn và bền vững hơn; về mặt xã hôi, áp dụng phương
thức này sẽ giúp người dân nâng cao nhận thức về quản ly tài nguyên, tăng
cường khối đoàn kết dân tôc tại các khu dân cư ven biển, mở đường cho các quy
định pháp luật của nhà nước đi vào cuôc sống người dân (Đỗ Ngọc Vinh, 2013).
Như vậy, sự tham gia của công đồng trong công tác quản ly KTHS ven bờ không
chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ mà còn là lực lượng giám sát hiệu quả.
c) Xu hướng quản lý tổng hợp
Với chiều dài trên 3.260 km, vùng ven biển Việt Nam chứa đựng đa
dạng các nguồn tài nguyên để phát triển nhiều ngành kinh tế quan trọng như
khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, khai thác dầu khí, du lịch biển, vận tải
biển... Chính vì tiềm năng đa ngành dẫn tới việc nhiều ngành kinh tế cùng khai
thác, sử dụng tài nguyên trên môt không gian mặt nước chung. Tuy nhiên, việc
quản ly tài nguyên theo từng ngành riêng lẻ thường dẫn tới xung đôt về lợi ích
giữa các ngành, hậu quả là môt loạt các vấn đề về môi trường và sử dụng kém

hiệu quả tài nguyên ven biển diễn ra ở nhiều địa phương. Trong khi đó, nhu cầu
khai thác tài nguyên ven biển, nhất là NLHS ven bờ ngày càng tăng, những khó
khăn, bất cập ngày càng nhiều. Thực tiễn đó đòi hỏi phải có sự đan xen trong
quản ly tài nguyên ven biển, việc quản ly cần dựa trên môt hệ thống chính sách

10


mang tính liên ngành, đa mục tiêu và được gọi là quản ly tổng hợp vùng bờ
(Nguyễn Chu Hồi và cs, 2012).
Clark, J.R (1996) cho rằng phương thức quản ly tổng hợp vùng bờ về bản
chất là môt chương trình quản ly tài nguyên vùng ven biển, có sự tham gia liên
kết của tất cả các ngành kinh tế chịu tác đông, các cơ quan chính phủ và các tổ
chức phi chính phủ (Trần Đức Thạnh, 2010). Theo UNESCO (1994), quản ly
tổng hợp vùng bờ là phương thức quản ly nhà nước với thể thức quản ly tập
trung, được kết nối thống nhất ở cả ba cấp chính quyền (địa phương, tỉnh, trung
ương), hài hòa với luật pháp và quy chế của chính quyền các cấp (Trần Đức
Thạnh, 2010). Mỹ là quốc gia đầu tiên ban hành sắc lệnh về quản ly tổng hợp
vùng bờ vào năm 1972. Từ đó đến nay đã có hàng trăm địa điểm ở nhiều quốc
gia trên thế giới đưa phương thức này vào áp dụng thực tế, trong đó có Việt Nam
(Nguyễn Chu Hồi và cs, 2012).
d) Quản lý khai thác hải sản ven bờ cần đảm bảo tính bền vững về môi trường
sinh thái, nguồn lợi và ổn định xã hội
Hải sản là nguồn tài nguyên có thể tự duy trì hoặc bổ sung liên tục khi
được khai thác và quản ly phù hợp. Tuy nhiên, nếu khai thác thiếu hợp ly,
nguồn tài nguyên này sẽ bị suy thoái mà không thể tái tạo. Thực tế, KTHS từ
lâu đã trở thành sinh kế chính của đa số cư dân ven biển, góp phần không nhỏ
vào công cuôc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Song việc KTHS ven bờ đã và
đang đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản ly. Những hạn chế trong quản ly
đã khiến cho nguồn lợi và môi trường sinh thái bị đe dọa, gây ảnh hưởng

nghiêm trọng đến tính đa dạng sinh học ở vùng bờ và ven bờ. Nhiều loài sinh
vật biển đang có dấu hiệu suy giảm, thậm chí đứng trước nguy cơ tuyệt chủng,
đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế cao. Hậu quả của quá trình này không
chỉ làm giảm cơ hôi sinh kế của người dân, giảm sản xuất lương thực và thu
nhập mà còn gây nên tình trạng nghèo đói, là nguyên nhân dẫn đến mất an ninh
xã hôi (Nguyễn Chu Hồi và cs, 2012).
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc quản ly KTHS ven bờ theo hướng bền
vững là yêu cầu tất yếu, không chỉ đối với Việt Nam mà còn là xu thế chung
trên toàn thế giới. Đây là tư duy quản ly đã và đang được áp dụng tại nhiều
quốc gia có trình đô quản ly biển tiên tiến nhằm mang lại môt lợi ích có tính
tổng hòa trong KTHS ven bờ, đảm bảo cân đối giữa các mục tiêu phát triển cả
về kinh tế – xã hôi và môi trường. Ở Việt Nam thời gian gần đây, việc quản ly
11


×