Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.98 KB, 6 trang )

BTCN môn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp Đất đai – Môi trường
Họ và tên: NGUYỄN LÊ ANH
MSHV: 16065187

Anh chị hãy nêu cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường theo quy định của Luật
Bảo vệ môi trường 2014?
Tranh chấp môi trường được hiểu là những xung đột giữa các cá nhân, tổ chức, các
công đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, sự cố môi trường; về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền
được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiễm môi trường gây nên.
Theo Điều 161 Luật Bảo vệ môi trường 2014:
“ 1. Nội dung tranh chấp về môi trường gồm:
a) Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng
thành phần môi trường;
b) Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
c) Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.
2. Các bên tranh chấp về môi trường gồm:
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau;
b) Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, bồi
thường thiệt hại về môi trường.”
Như vậy, tranh chấp môi trường gồm các dạng chủ yếu sau:
- Một là: Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, nhà sản xuất trong
việc khai thác, sử dụng chung các nguồn tài nguyên và các yếu tố môi trường.
- Hai là: Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư với các tổ chức cá
nhân khác về việc đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây nên. Dạng này bao
gồm cả những tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại gây ra từ các sự cố môi trường.
- Ba là: Tranh chấp nảy sinh trong quá trình tiến hành các dự án phát triển gây ảnh
hưởng hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường thuộc quyền quản lí, sử
dụng hợp pháp của các chủ thể khác.


Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường nói riêng là hệ thống thống nhất các
phương tiện pháp lí đặc thù, thông qua đó thực hiện việc giải tỏa mâu thuẫn giữa các bên
tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ trật tự xã hội.
Theo Khoản 3 Điều 161 Luật Bảo vệ môi trường:
“Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp
luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và quy định của pháp luật có liên
quan.”

1


BTCN môn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp Đất đai – Môi trường
Họ và tên: NGUYỄN LÊ ANH
MSHV: 16065187

Như vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp về môi trường tương tự giải quyết tranh
chấp dân sự. Vì vậy, sẽ bao gồm các phương thức: thương lượng, trung gian, hòa giải và
các cơ quan có thầm quyền gồm: Trọng tài, Tòa án.
a, Thương lượng: Thương lượng là phương thức giải quyết tranh châp thông qua
việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh
để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba
nào.
Phương thức này có những đặc điểm sau:
- Cơ chế tự giải quyết: phương thức này do hai bên tự bàn bạc, thảo thuận mà
không có sự hiện diện của bên thứ ba nào để trợ giúp hay đưa ra phán quyết.
- Tính tự nguyện: các bên tham gia thương lượng, rút khỏi quá trình thương lượng
chấp nhận kết quả thương lượng hay không hoàn toàn tự do, phụ thuộc ý chí mỗi bên.
- Tính linh hoạt, không nghi thức: các bên không bị ràng buộc bởi bất kỳ nguyên
tắc, quy định pháp lý về thủ tục nào.
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và thông dụng nhất

bởi pháp luật không có quy định ràng buộc nào. Tuy nhiên, cần lưu ý trong quá trình
thương lượng không được vi phạm các điều cấm của pháp luật và đạo đức.
Ưu điểm của phương thức thương lượng trong giải quyết tranh chấp môi trường:
+ Giữ bí mật thông tin cho các chủ thể gây ô nhiễm. Trên thực tế, tranh chấp môi
trường thường xuyên xảy ra giữa một bên là các chủ thể thực hiện hoạt động sản xuất,
kinh doanh với một bên là các cá nhân, tổ chức chịu ảnh hưởng bởi các thiệt hại về môi
trường phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Đặt trong bối cảnh hiện tại,
nhận thức của cộng đồng, xã hội đối với việc BVMT ngày càng tăng. Tại các quốc gia
phát triển, người tiêu dùng luôn quan tâm đến ý thức BVMT của doanh nghiệp và nhà
cung cấp dịch vụ. Sự xuất hiện của nhiều thuật ngữ mới như sản phẩm thân thiện với
môi trường, tiêu dùng xanh, hàng xanh, dịch vụ xanh... đã cho thấy ý thức BVMTcủa
cộng đồng và xã hội đã tăng lên. Đã có nhiều chiến dịch tẩy chay các sản phẩm, dịch vụ
không thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ đã
hướng đến xây dựng hình ảnh thân thiện với môi trường và coi đó như là một trong
những tiêu chí để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình.
Nếu như thông tin về hành vi gây thiệt hại cho môi trường của doanh nghiệp đó bị
công khai sẽ gây ảnh hưởng đến hình ảnh và doanh thu của doanh nghiệp. Chính vì vậy,
thương lượng là phương thức giải quyết nhanh chóng và giúp cho doanh nghiệp giữ được
2


BTCN môn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp Đất đai – Môi trường
Họ và tên: NGUYỄN LÊ ANH
MSHV: 16065187

thông tin. Ngược lại, nếu như doanh nghiệp sợ bị công khai các thông tin về hành vi gây
thiệt hại cho môi trường của mình thì người bị thiệt hại sẽ có ưu thế hơn trong quá trình
giải quyết tranh chấp, điều này giúp phần nào cân bằng lợi ích của các bên tranh chấp.
+ Giúp hài hòa và duy trì mối quan hệ lâu dài của các bên sau khi tranh chấp kết
thúc. Thương lượng giúp các bên tranh chấp ngồi lại với nhau để giải thích và thỏa thuận

với nhau, cùng đưa ra phương án chứ không phải do một chủ thể thứ ba áp đặt. Như vậy,
phương án giải quyết tranh chấp do chính các bên tự đưa ra, nên sẽ tựn guyện thực hiện,
giúp kết quả giải quyết tranh chấp đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết
tranh chấp các bên sẽ thỏa thuận đến các phương pháp để cải tạo môi trường bị thiệt hại,
xây dựng nguyên tắc sử dụng, khai thác chung môi trường giúp tránh được việc lặp lại
các tranh chấp đó trong tương lai.
+ Giúp giải quyết nhanh chóng các tranh chấp môi trường. Do giải quyết tranh
chấp bằng thương lượng không bị ràng buộc bằng các thủ tục pháp lý nên thường diễn
ra nhanh chóng, không bị kéo dài. Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia giải quyết
tranh chấp hoàn toàn do các bên quyết định nên sự tham gia của các bên sẽ đầy đủ hơn.
Hạn chế của phương thức thương lượng đối với giải quyết tranh chấp môi trường
+ Kết quả thương lượng thành công hay thất bại phụ thuộc hoàn toàn vào thiện
chí của các bên. Nếu các bên tranh chấp không có thiện chí, hợp tác thì quá trình thương
lượng sẽ rất khó thành công. Một trong những đặc trưng của tranh chấp môi trường là vị
thế của các bên tranh chấp thường không cân bằng vì vậy, nếu bên bị thiệt hại không có
sự chuẩn bị tốt và không nhận được sự hỗ trợ từ phía các cơ quan, tổ chức khác thì sẽ gặp
nhiều bất lợi trong quá trình thương lượng.
+ Kết quả thương lượng chỉ được đảm bảo bởi sự tự nguyện của các bên, không
có chế tài ràng buộc nên nhiều trường hợp các bên không thực hiện đúng kết quảthương
lượng của mình.
b, Trung gian là phương thức giải quyết tranh chấp trong đó có một bên thứ ba
độc lập đứng ra giúp các bên giải quyết xung đột mà không có quyền bắt buộc các quyền
đi đến thỏa thuận, cũng không được phép quyết định kết quả giải quyết tranh chấp.
Phương thức này có những đặc điểm sau:
- Có sự xuất hiện của bên thứ ba là người hỗ trợ cho các bên tìm giải pháp. Tuy
nhiên người này không có quyền tư vấn cho các bên về phương án giải quyết tranh chấp.
- Sự tự nguyện: cũng giống như thương lượng, sự tham gia và thực thi kết quả
hoàn toàn phụ thuộc thiện chí các bên mà không có bất kỳ cơ chế đảm bảo nào.
3



BTCN môn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp Đất đai – Môi trường
Họ và tên: NGUYỄN LÊ ANH
MSHV: 16065187

- Sự linh hoạt: các bên không bị ràng buộc bởi bất kỳ nguyên tắc, quy định pháp lý
về thủ tục nào.
c, Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba
độc lập do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định giữ vai trò trung gian để hỗ trợ cho các
bên tìm giải pháp thích hợp giúp chấm dứt những mâu thuẫn, xung đột tồn tại giữa các
bên.
- Ưu điểm của phương thức hòa giải đối với giải quyết tranh chấp môi trường:
+ Giúp kết quả giải quyết tranh chấp có căn cứ khoa học hơn. Hòa giải có sự tham
gia của bên thứ ba là những người có chuyên môn, kinh nghiệm, kiến thức pháp lý giúp
cho các bên tranh chấp nhanh chóng tìm được phương án giải quyết phù hợp và có căn
cứ. Trong tranh chấp môi trường, những thiệt hại về môi trường thường rất lớn và khó
xác định, vì vậy nếu không có sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn,
các bên tranh chấp sẽ rất khó để đưa ra được các phương án giải quyết có căn cứ khoa
học, dễ bị đưa ra các yêu cầu mang tính chủ quan, không phù hợp dẫn đến không đạt
được kết quả thương lượng. Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường bằng hòa giải
giúp khắc phục được hạn chế này. Vì người thứ ba với kinh nghiệm và kiến thức, của
mình sẽ giúp các bên phân tích một cách chính xác nguyên nhân nảy sinh tranh chấp và
giúp định hướng các phương án giải quyết tranh chấp phù hợp.
+ Hòa giải giúp điều hòa được các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình giải quyết
tranh chấp môi trường. Do thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường rất lớn và gắn
liền với lợi ích lâu dài của các chủ thể, nên trong quá trình giải quyết tranh chấp môi
trường, nếu có một bên không thiện chí thì sẽ dễ dẫn đến nảy sinh các mâu thuẫn. Đây
chính là một trong những rào cản lớn đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng
thương lượng. Tuy nhiên, phương thức hòa giải với sự tham gia của người thứ ba sẽ giúp
giải quyết được vấn đề này. Bên thứ ba sẽ giúp tránh được/điều hòa được các mâu thuẫn

nảy sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp, không làm cho mối quan hệ giữa các bên
tranh chấp trở nên căng thẳng.
Theo quy định hiện hành, có hai hình thức hòa giải tranh chấp môi trường là hòa
giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng. Hòa giải ngoài tố tụng là phương thức giải
quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do hai bên cùng chấp nhận hay
chỉ định giữ vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên tìm giải pháp thích hợp giúp chấm
dứt những mâu thuẫn, xung đột tồn tại giữa các bên. Hòa giải trong tố tụng là hoà giải
được tiến hành trong quá trình thực hiện các thủ tục tố tụng tại toà án hay trọng tài.

4


BTCN môn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp Đất đai – Môi trường
Họ và tên: NGUYỄN LÊ ANH
MSHV: 16065187

d, Trọng tài là là phương thức giải quyết tranh chấp trong đó có sự tham gia trung
gian đặc biệt là trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài.
Để giải quyết tranh chấp môi trường bằng trọng tài, phải áp dụng Luật trọng tài
thương mại 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Có hai hình thức giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài: trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc. Trọng tài quy chế là hình thức
giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc
tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. Trọng tài vụ việc (trọng tài Ad-hoc) là hình thức trọng
tài được lập ra để giải quyết các tranh chấp cụ thể khi có yêu cầu và tự giải thể khi giải
quyết xong những tranh chấp đó. Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm
giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực
hiện. Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm.
Để có thể giải quyết các tranh chấp môi trường bằng phương thức trọng tài thì các
bên tranh chấp buộc phải có thỏa thuận trọng tài bằng văn bản. Do tranh chấp môi
trường là các tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng nên thỏa thuận trọng tài chỉđược thiết

lập sau khi đã có tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập sau khi giải quyết tranh
chấp bằng thương lượng và hòa giải không thành. Đây chính là một rào cản đối với việc
giải quyết tranh chấp môi trường bằng trọng tài.
e, Tòa án: Theo quy định của pháp luật thì Tòa án là một trong những phương
thức giải quyết tranh chấp môi trường. Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp thông
qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra
phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế.
Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường tại tòa án có một số ưu điểm như:
Có cơ chế đảm bảo thực thi phán quyết của tòa án, giúp hiệu quả thực thi phán quyết cao
hơn; Tòa án xét xử công khai nên các thông tin về tranh chấp có thể được phổ biến rộng
rãi đến cộng đồng, xã hội từ đó giúp thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân,
cộng đồng. Từ đó giúp nâng cân bằng vị thế của các bên tranh chấp, gây áp lực để tòa án
không ra các phán quyết không đúng theo pháp luật...
Ngược lại, đây cũng chính là một trong những hạn chế của phương thức này, bởi
đứng ở góc độ các bên gây thiệt hại thì các chủ thể này thường không muốn công khai
rộng rãi thông tin về thiệt hại môi trường mà mình gây ra vì vậy sẽ gặp phải sự thiếu hợp
tác của chủ thể này trong quá trình giải quyết tranh chấp; quy trình tố tụng phức tạp,
nhiều cấp xét xử làm cho tranh chấp môi trường kéo dài, gây tốn kém và mất thời gian
của các bên tranh chấp.
g, Giải quyết tranh chấp tại các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường:
5


BTCN môn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp Đất đai – Môi trường
Họ và tên: NGUYỄN LÊ ANH
MSHV: 16065187

Xuất phát từ quan niệm, môi trường thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện
chủ sở hữu, có trách nhiệm trong việc quản lý, BVMT nên sự tham gia của các cơ quan
quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường là rất lớn. Pháp luật hiện hành vẫn trao

quyền giải quyết tranh chấp môi trường cho các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ TN &
MT, UBND tỉnh, huyện; hòa giải tại UBND xã (theo Điểm d Khoản 3 Điều 143 Luật Bảo
vệ Môi trường 2014: “Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm Hòa giải tranh chấp về
môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải”).
Thủ tục giải quyết tranh chấp môi trường tại các cơ quan này thường diễn ra nhanh
chóng, các bên không phải nộp tạm ứng án phí và thường diễn ra tại địa phương sinh
sống nên các chủ thể có nhiều thuận lợi trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên,
phương thức này lại gặp một số hạn chế: các chủ thể gây thiệt hại môi trường thường là
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Các chủ thể này có mối
quan hệ tốt với chính quyền và các cơ quan quản lý môi trường ở địa phương, nên kết quả
giải quyết tranh chấp có thể sẽ thiếu khách quan. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép các
chủ thể nếu cảm thấy không đồng tình với kết quả giải quyết tranh chấp của UBND và
Bộ TN & MT được quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp.

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Luật Bảo vệ Môi trường 2014;
2. Luật Dân sự 2015;
3. Luật Trọng tài Thương mại 2010;
4. Nguyễn Thị Huệ, “Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam” Luận văn

thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. “Hoàn Thiện Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Môi Trường Ở Việt Nam”
/>
6



×