BÀI 3:
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP WTO
+
NỘI DUNG CHÍNH
! Cơ chế giải quyết tranh chấp GATT 1947/ WTO
! Các cơ quan;
! Mục tiêu, ý nghĩa;
! Phương thức giải quyết tranh chấp;
! Thẩm quyền tài phán;
! Tham gia Cơ chế Giải quyết Tranh chấp.
+
GATT 1947
(Điều XXII và XXIII)
" Thực hiện tham vấn theo phương thức ngoại giao
để giải quyết “những bất đồng”;
" Nếu việc tham vấn thất bại, Nhóm công tác
(Working parties) sẽ được thành lập để điều tra và
soạn thảo các khuyến nghị:
" Gồm đại diện từ nhiều quốc gia;
" 1955 bắt đầu sử dụng cơ chế Ban hội thẩm –
những chuyên gia hoạt động độc lập theo nguyên
tắc Ad hoc;
" Những quyết định của Ban hội thẩm chỉ có giá trị
ràng buộc khi được thông quan bởi Đại hội đồng
theo nguyên tắc đồng thuận.
+
GATT 1947
(Điều XXII và XXIII)
Lợi ích ?
" Bảo vệ quyền và lợi ích của các bên
" ‘Diễn giải’ các quy định của WTO
Khuyết điểm:
" Cơ chế đồng thuận
" Không có một cơ quan chuyên trách
+
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
WTO
CƠ SỞ PHÁP LÝ
" Điều XXII và XXIII của GATT 1994;
" Hiệp định về Quy tắc và Thủ tục Giải
quyết tranh chấp (DSU).
+
CÁC CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP
CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
(Dispute Settlement Body):
- Là một thể chế chính trị trong cơ cấu tổ chức của WTO –
thực chất là Đại hội đồng.
- Chức năng (Điều 2.1):
# Thành lập Ban hội thẩm;
# Thông qua các Báo cáo;
# Duy trì sự giám sát cho việc thực thi các khyến nghị,
phán quyết;
# Cho phép tạm hoãn thi hành những nhượng bộ và các
nghĩa vụ khác của những hiệp định liên quan;
- Cơ chế ra quyết định: cả đồng thuận và đồng thuận ngược.
+
CÁC CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP
BAN HỘI THẨM (Panel):
- Là cơ quan giải quyết tranh chấp cấp sơ thẩm;
- Được thành lâp theo yêu cầu của thành viên khiếu nại
(ad hoc);
- Bao gồm 3-5 thành viên và những chuyên gia độc lập
không phải là công dân của quốc gia thành viên có liên
quan đến vụ tranh chấp;
- ‘Bản án’ của Ban hội thẩm thể hiện dưới dạng các Báo
cáo.
+
CÁC CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP
CƠ QUAN PHÚC THẨM (Appellate Body):
- Là cơ quan giải quyết tranh chấp cấp phúc thẩm;
- Là cơ quan thường trực của WTO (có sau vòng
Uruguay), được DSB bổ nhiệm với 7 thành viên, nhiệm
kì 4 năm và được tái cử 1 lần;
- Cơ quan phúc thẩm chỉ xem xét về khía cạnh pháp lý,
giải thích các quy định trong Báo cáo của Ban hội
thẩm.
+
PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP
THAM VẤN: (Điều 4)
- Thủ tục bắt buộc trước khi tiến hành Tranh tụng;
- Giúp các bên tìm được tiếng nói chung, làm rõ;
các tình tiết, loại bỏ được những bất đồng.
TRANH TỤNG: (Điều 6 – Điều 20)
- Nếu quá trình Tham vấn thất bại, các bên có thể yêu
cầu thành lập Ban hội thẩm (Panel) để tiến hành tranh
tụng;
- Các bên có thể yêu cầu xem xét Báo cáo của Ban hội
thẩm tại Cơ quan Phúc thẩm (Appellate Body).
+
PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP
TRỌNG TÀI: (Điều 25)
- Có thể sử dụng để thay thế cho phương thức Tranh tụng;
- Phải cam kết tuân thủ phán quyết của Trọng tài và phán
quyết đó phải phù hợp với các hiệp định liên quan.
HOÀ GIẢI, TRUNG GIAN: (Điều 5)
Các bên có thể yêu cầu bất cứ lúc nào trong quá
trình giải quyết tranh chấp.
+
MỤC TIÊU
Điều 3.3 của DSU:
“… có ý nghĩa thiết yếu đối với việc
thực hiện hiệu quả các chức năng của
WTO và duy trì sự cân bằng thích hợp
giữa các quyền và nghĩa vụ của các
bên.”
Điều 3.2 của DSU:
“Hệ thống giải quyết tranh chấp của
WTO là một nhân tố trung tâm trong
việc tạo ra sự an toàn và khả năng dự
đoán trước cho hệ thống thương mại
đa phương …”
+
MỤC TIÊU
Điều 3.2 của DSU:
“… và nhằm diễn giải những điều khoản
hiện hành của những hiệp định liên
quan…”
Điều 19.2 của DSU:
“… trong các kết luận và khuyến nghị
của mình, Ban hội thẩm và Cơ quan
Phúc thẩm không thể thêm vào hay giảm
bớt đi các quyền và nghĩa vụ được quy
định trong các hiệp định có liên quan.”
+
MỤC TIÊU
Điều 3.7 của DSU:
“… Mục đích của cơ chế giải quyết tranh
chấp là để đảm bảo có được một giải pháp
tích cực đối với vụ tranh chấp. Một giải
pháp mà các bên tranh chấp có thể chấp
nhận được và phù hợp với các hiệp định
có liên quan thì rõ ràng cần được ưu
tiên…”
Thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO luôn
bắt đầu bằng quá trình Tham vấn
+
THẨM QUYỀN TÀI PHÁN
PHẠM VI THẨM QUYỀN
Điều 1.1 của DSU:
“Các quy tắc và thủ tục của Thoả thuận
này phải được áp dụng cho những tranh
chấp theo các quy định về Tham vấn và
giải quyết tranh chấp của những hiệp định
được liệt kê trong Phụ lục 1 của Thoả
thuận này (trong Thoả thuận này được gọi
là “hiệp định có liên quan”)…”
+
THẨM QUYỀN TÀI PHÁN
PHẠM VI THẨM QUYỀN
Các Hiệp định liệt kê trong Phụ lục 1:
- Hiệp định thành lập WTO;
- GATT 1994 và tất cả các Hiệp định đa phương;
về Thương mại Hàng hoá;
- GATS;
- TRIPS;
- DSU.
Trường hợp trong các Hiệp định liên quan có
những quy định và thủ tục bổ sung hoặc đặc biệt
thì sẽ áp dụng những quy định và thủ tục đó
(Điều 1.2).
+
THẨM QUYỀN TÀI PHÁN
THẦM QUYỀN ‘BẮT BUỘC’ VÀ ‘DUY NHẤT’
Thành viên khiếu nại bắt buộc phải đưa những
tranh chấp phát sinh từ các hiệp định liên quan đến
Cơ chế Giải quyết Tranh chấp của WTO (Điều 6.1,
Điều 23.1):
- Không được phép đơn phương giải quyết tranh chấp;
- Thành viên bị khiếu nại buộc phải chấp nhận thẩm
quyền xét xử của WTO;
- Các bên không phải thoả thuận về thẩm quyền tài phán
khi có tranh chấp phát sinh.
+
THAM GIA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP
QUYỀN KHIẾU NẠI
- Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia
thành viên - chỉ có các quốc gia thành viên mới có
quyền khiếu nại.
- Lợi ích pháp lý ?
# DSU không có quy định cụ thể yêu cầu một
quốc gia thành viên phải có Lợi ích pháp lý
để được quyền khởi kiện;
# EC – Banana III, Mexico – Corn Syrup.
+
THAM GIA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP
Phân loại Khiếu nại:
- Khiếu nại vi phạm (Điều 3.8): khiếu nại về việc vi
phạm các nghĩa vụ quy định trong các hiệp định liên
quan;
- Khiếu nại không vi phạm (Điều 26): Biện pháp
thương mại của một quốc gia thành viên tuy không vi
phạm các nghĩa vụ quy định trong các hiệp định liên
quan nhưng làm vô hiệu, suy giảm bất kì lợi ích nào
có được từ các hiệp định hoặc ngăn cản thực hiện
một mục tiêu của hiệp định liên quan.
# EC-Asbestos, EEC-Oilseeds
+
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VI PHẠM
RÚT LẠI CÁC BIỆN PHÁP không phù hợp với
các quy định của WTO
Biện pháp của một quốc gia thành viên không phù hợp với
hiệp định liên quan:
- Phải rút lại hoặc sửa đổi biện pháp cho phù hợp với hiệp
định liên quan một cách ngay lập tức (Điều 19.1 và Điều
3.7);
- Nếu việc thi hành ngay lập tức không thể thực hiện được,
thì việc thi hành sẽ được trong một khoản thời gian hợp lý
(Điều 21.3):
• Quyết định bởi DSB;
• Thoả thuận bởi các bên trong vòng 45 ngày;
• Trong vòng 90 ngày sau khi DSB đưa ra phán quyết
đối với biện pháp trọng tài.
+
CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VI PHẠM
CÁC BIỆN PHÁP TẠM THỜI
Sau ‘khoản thời gian hợp lý’ nếu chưa thi hành:
- Bồi thường (Điều 22):
# Thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện;
# Khoản bồi thường dựa trên thiệt hại có thể có trong
tương lai;
# Phù hợp với hiệp định liên quan.
- Trả đũa (Điều 22.3)
# Khi hết thời hạn hợp lý và không thể thống nhất mức
bồi thường;
# Thành viên bị thiệt hại yêu cầu chấp thuận từ DSB;
# Hoãn thi hành các nhân nhượng thuế quan và các nghĩa
vụ khác.
+
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
(SƠ ĐỒ)