Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM (VAMC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.2 KB, 53 trang )

1


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam
chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng với sự ra đời một số
lượng lớn các ngân hàng thương mại với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng.
Tuy nhiên, chính việc tăng trưởng nhanh chóng thường đi đơi với tăng trưởng thiếu
bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro về việc nợ xấu tăng cao khiến các
ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản.
Nợ xấu khi chưa ở mức nghiêm trọng, đe dọa đến sự an nguy của hệ thống
thì đó là vấn đề nội bộ của mỗi ngân hàng và thường được xử lý bằng các biện pháp
truyền thống như phân loại, trích lập dự phịng để xử lý rủi ro. Nhưng khi nợ xấu ở
mức cao, có nguy cơ đe dọa hệ thống thì Chính phủ các nước phải đóng vai trò chủ
đạo trong việc tổ chức, triển khai quá trình xử lý. Một trong các biện pháp xử lý
hiệu quả là thành lập nên các tổ chức chuyên nghiệp có chức năng xử lý nợ xấu – đó
là Cơng ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng.
Tại Việt Nam, dù mới hoạt động gần 4 năm, nhưng Công ty quản lý tài sản
của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã có vai trị quan trọng trong công
cuộc xử lý nợ xấu, đặc biệt trong nỗ lực đưa nợ xấu của ngành ngân hàng xuống
dưới 3% giai đoạn vừa qua. Làm thế nào VAMC có thể thực hiện mục tiêu đó? Quy
định pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động xử lý nợ xấu có tác động như thế nào
đối với hoạt động (tích cực hoặc tiêu cực) của VAMC? Cũng như những giải pháp
nào cần thiết nhằm góp phần hồn thiện khung pháp lý trong hoạt động của VAMC.
Đó là nội dung chính của bài tiểu luận của chúng tôi.

2


CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ
NỢ XẤU


1.1

Khái niệm và phân loại nợ xấu
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm về nợ xấu, tuy nhiên, về cơ bản có một số

quan điểm mang tính phổ biến như sau:
1.1.1

Quan điểm về nợ xấu trên thế giới

Theo lý luận chung về tài chính ngân hàng: Nợ xấu được hiểu là các khoản
nợ dưới chuẩn, có thể là quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu
hồi vốn của chủ nợ. Bên cạnh đó, các khoản vay khi đã quá hạn trả nợ gốc và lãi 90
ngày trở lên bắt đầu được đưa vào nợ xấu1.
Theo quan điểm của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB): Nợ xấu là (i)
những khoản cho vay khơng có khả năng thu hồi như: những khoản nợ đã hết hiệu
lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ địi bồi thường từ người mắc nợ; Người
mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, khơng cịn tài sản để thanh toán nợ; Những khoản nợ
mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc khơng thể tìm được
người mắc nợ; Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh
lý tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản cịn lại khơng đủ để trả nợ; hoặc (ii)
những khoản cho vay có thể khơng được thu hồi đầy đủ cho ngân hàng như những
khoản nợ khơng có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa ra để thế chấp khơng đủ để trả
nợ. Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng khơng thể thu hồi đầy đủ món nợ vì
người mắc nợ rất khó kiếm được lợi nhuận từ công việc kinh doanh hoặc người mắc
nợ không liên lạc với ngân hàng để thanh tốn hoặc hồn cảnh chỉ rõ rằng phần lớn
tiền nợ sẽ không thể thu hồi được. Như vậy, theo quan điểm của ECB, nợ xấu được
xác định trên cơ sở kết quả thu hồi nợ của ngân hàng
Theo quan điểm Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS): Mặc dù không
đưa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu nhưng trong hướng dẫn về các thông lệ chung tại

nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, Ủy ban Basel xác định việc khoản nợ
1 Đinh Thị Thanh Vân ( 2012), So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của Việt
nam và thơng lệ quốc tế, Tạp chí ngân hàng (số 19), tr.5

3


khơng có khả năng thu hồi nợ khi một trong hai khả năng sau xảy ra: (i) ngân hàng
thấy người vay khơng có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa có hành động
gì để cố gắng thu hồi; (ii) người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày. Như vậy, nợ xấu
được các định trên hai yếu tố: quá hạn 90 ngày và khả năng không trả được nợ của
người vay2.
Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): tương tự như quan điểm của
Ủy ban Basel, trong hướng dẫn tính tốn các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc
gia, Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra khái niệm về nợ xấu như sau: “Một khoản cho vay
được coi là nợ xấu khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày
trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu
hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có các
nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ”3.
Như vậy, các quan điểm về nợ xấu của các tổ chức khác nhau có sự khác biệt
về tiêu chí, tuy nhiên về cơ bản có một điểm chung, nợ xấu trên thế giới được xác
định dựa trên những yếu tố cơ bản sau: (i) thời gian quá hạn trả nợ; hoặc (ii) dựa
trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng (khả năng trả nợ của khách hàng); (iii) hoặc
cả hai yếu tố trên.
1.1.2

Quan điểm về nợ xấu của Việt Nam

Tiếp thu các quan điểm về nợ xấu trên thế giới, Việt Nam đã đưa ra một định
nghĩa về nợ xấu như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3

(Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).
Các nhóm nợ được phân loại theo Điều 6 và Điều 7 Quy định này (Quy định về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐNHNN, được sửa đổi bổ sung trong Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN). Tỷ lệ nợ xấu
trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng”.
2 Đinh Thị Thanh Vân ( 2012), So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của Việt
nam và thơng lệ quốc tế, Tạp chí ngân hàng (số 19), tr.5
3 Đinh Thị Thanh Vân ( 2012), So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của Việt
nam và thơng lệ quốc tế, Tạp chí ngân hàng (số 19), tr.6

4


Theo đó, nợ xấu được phân loại theo hai phương pháp chính.
(i) Phương pháp định lượng (Điều 6) – phân loại dựa trên thời hạn trả nợ có
năm (05) nhóm: Nhóm 1, nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2, nợ cần chú ý; Nhóm 3, nợ
dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4, nợ nghi ngờ; Nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn.
(ii) Phương pháp định tính (Điều 7) – phân loại dựa trên khả năng thu hồi
theo đánh giá của TCTD có năm (05) nhóm: Nhóm 1, nợ đủ tiêu chuẩn (các khoản
nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn);
Nhóm 2, nợ cần chú ý (các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi
đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ);
Nhóm 3, nợ dưới tiêu chuẩn (các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả
năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là
có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi); Nhóm 4, nợ nghi ngờ (các khoản nợ
được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao); Nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn
(các khoản nợ được TCTD đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn).
Như vậy, nợ xấu theo quan điểm của NHNN Việt Nam cũng được xác định
dựa trên hai yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày, hoặc (ii) khả năng thu hồi nợ đáng
lo ngại. Tuy nhiên, việc các TCTD tiếp cận theo yếu tố nào là phụ thuộc vào khả

năng và điều kiện tiến hành phân loại nợ theo Điều 6 hay Điều 7 của Quyết định
493/2005/QĐ-NHNN của các TCTD. Trên thực tế ở Việt Nam các TCTD chủ yếu
phân loại dựa trên Điều 6 (yếu tố định lượng) trong khi thông lệ quốc tế đã áp dụng
yếu tố định tính. Hơn nữa, việc áp dụng yếu tố định lượng ở Việt Nam chưa thực sự
chuẩn xác, thời hạn trả nợ nhiều khi được biến tướng dưới nhiều hình thức như cơ
cấu lại nợ, đảo nợ, mức độ chủ quan trong đánh giá là cao, khiến rủi ro đạo đức tăng
cao4.
Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và đảm bảo tiến gần với thông lệ quốc tế,
ngày 27/5/2013, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (Thông tư 02), Thông tư này được đánh giá sẽ
4 Phạm Thị Bích Thủy (2016), Pháp luật về xử lý nợ xấu của các TCTD từ thực tiễn Công ty quản lý tài sản
của các TCTD Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, tr. 12

5


khiến các TCTD công bố tỷ lệ nợ xấu cao hơn trước đây, làm căn cứ cho việc trích
lập dự phịng rủi ro tín dụng nhiều hơn. Thơng tư 02 có một số tiêu chí khắt khe hơn
trong việc phân loại nợ:
Thứ nhất, các khoản nợ gia hạn lần đầu sẽ đưa vào nhóm 3 thuộc nhóm nợ
xấu thay vì nếu gia hạn nợ trong thời hạn trả nợ sẽ được đưa vào nhóm 2 như trước.
Thứ hai, nợ được miễn giảm lãi do khách hàng khơng có khả năng trả lãi
theo hợp đồng tín dụng cũng được đưa vào nợ xấu.
Thứ ba, hoạt động cấp tín dụng cho những đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng
hoặc cấp tín dụng có điều kiện như (kiểm tốn viên, kế tốn trưởng, cổ đông lớn, cổ
đông sáng lập, v.v.). Việc cấp tín dụng với đối tượng này được đưa vào nhóm 3 “ nợ
dưới tiêu chuẩn” trong nhóm chỉ tiêu nợ xấu.
Thứ tư, hoạt động cho vay, cầm cố cổ phiếu của các TCTD hoặc các công ty
con của TCTD này để góp vốn vào TCTD khác trong hệ thống các ngân hàng
thương mại cũng là khoản vay được liệt kê vào nhóm nợ xấu.

Ngày 18/3/2014, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thơng tư 02. Theo đó, TCTD được giữ ngun nhóm
nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ đến 1/4/2015. Tuy nhiên, việc cơ cấu lại thời hạn trả
nợ và giữ nguyên nhóm nợ phải theo những điều kiện chặt chẽ hơn. TCTD phải ban
hành quy định nội bộ về kiểm soát, giám sát việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ
ngun nhóm nợ; rà sốt, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi khoản nợ
được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.
Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chỉ được thực hiện
một lần, không được tiếp tục cơ cấu lại nợ và giữ ngun nhóm nợ nếu khách hàng
khơng có khả năng trả nợ đúng theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại.
Và đặc biệt đối với các khoản nợ vi phạm pháp luật và các khoản nợ phải thu
hồi theo kết luận thanh tra, được phân loại tối thiểu vào nhóm 3 (Nợ xấu) và tùy
theo thời gian quá hạn kể từ ngày ra quyết định thu hồi nợ hoặc kể từ ngày phải thu
hồi theo kết luận thanh tra, các khoản nợ này phải được phân loại vào nhóm 4 (Nợ
xấu) hoặc nhóm 5 (Nợ xấu) tương ứng.

6


Như vậy, định nghĩa nợ xấu của Việt Nam về cơ bản cũng được xác định dựa
trên hai yếu tố là thời hạn trả nợ và khả năng thu hồi nợ, có một sự tương đồng
trong định nghĩa nợ xấu của Việt Nam và thông lệ quốc tế là thời gian trả nợ quá
hạn từ 91 ngày5. Quan điểm về nợ xấu tại Việt Nam cũng có sự thay đổi theo hướng
ngày càng chặt chẽ hơn, phạm vi những đối tượng bị coi là nợ xấu cũng mở rộng.
Điều này giúp phản ánh đúng bản chất tình trạng hoạt động của các TCTD, giúp
kiểm sốt chặt chẽ hoạt động tín dụng. Đây cũng là quá trình mà Việt Nam đang
ngày càng đi gần với thông lệ quốc tế.
1.2

Cấu trúc của pháp luật về xử lý nợ xấu của Việt Nam

Nợ xấu tiềm ẩn kể từ khi TCTD bắt đầu cấp tín dụng cho khách hàng. Do đó,

để phịng tránh nợ xấu, pháp luật cần điều chỉnh kể từ giai đoạn nợ xấu chưa phát
sinh đến giai đoạn xử lý nợ xấu, cụ thể:
1.2.1

Nhóm quy định mang tính phịng ngừa, ngăn chặn bao gồm:

Các quy định về phân loại nợ, phân loại tài sản có, phương pháp trích lập
dự phịng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động tín
dụng. Theo đó, TCTD phải thực hiện phân loại nợ vào các nhóm nợ theo các tiêu
chí nhất định và phải trích lập dự phịng rủi ro. Tỷ lệ trích lập dự phịng sẽ theo mức
độ của từng nhóm nợ. Khi nợ xấu khơng thể thu hồi được thì TCTD phải sử dụng
chính nguồn trích lập này để xử lý. Xử lý nợ xấu bằng trích lập dự phịng là một
phương pháp truyền thống và là một sự đảm bảo chắc chắn nhất từ phía các TCTD
trong việc xử lý nợ xấu.
Các quy định về an tồn hoạt động ngân hàng nhằm kiểm sốt, hạn chế rủi
ro cho các TCTD. Theo đó, các TCTD phải duy trì các tỷ lệ an tồn trong suốt quá
trình hoạt động của mình. Đồng thời, để nâng cao chất lượng quản trị nội bộ của
TCTD, TCTD phải ban hành các loại quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền
vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích; về đánh giá chất lượng tài sản
có và tn thủ tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu; về quản lý thanh khoản như phân cấp, ủy
5 Đinh Thị Thanh Vân ( 2012), So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của Việt
nam và thơng lệ quốc tế, Tạp chí ngân hàng (số 19), tr.7

7


quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý tài sản
Có, tài sản Nợ, v.v. Khi các tiêu chuẩn an toàn này được các TCTD tuân thủ, nguy

cơ nợ xấu sẽ được đẩy lùi. Đây là một trong những quy định mang tính ngăn ngừa
rõ nét nhất.
Nhóm quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng để góp phần bảo đảm sự
phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD và hệ thống tài chính; bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của TCTD. Trên cơ sở
những phát hiện qua thanh tra, NHNN sẽ đưa ra những cảnh báo hoặc có các kiến
nghị, yêu cầu các TCTD có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo
đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi
phạm pháp luật. Đối với việc xử lý nợ xấu, đây là biện pháp mang tính phát hiện
sớm, phịng ngừa có hiệu quả rất cao.
Nhóm các quy định về cơ cấu, gia hạn thời hạn trả nợ. Theo đó, TCTD được
xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại
trước khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi khoản nợ đáp ứng đủ một số điều kiện nhất
định.
Nhóm các quy định về tái cơ cấu các TCTD với mục đích thực hiện cơ cấu lại
tồn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của các TCTD theo các hình thức, biện
pháp và lộ trình thích hợp. Một số TCTD có mức độ rủi ro, nguy cơ mất an tồn cao
sẽ được áp dụng các biện pháp xử lý đặc biệt theo quy định của pháp luật, bảo đảm
an toàn, ổn định của hệ thống không để xảy ra đổ vỡ và mất an tồn hoạt động ngân
hàng. Q trình tái cơ cấu TCTD luôn gắn liền với xử lý nợ xấu như một mối quan
hệ 2 chiều, khi tái cơ cấu TCTD được thực hiện tốt sẽ tăng năng lực tài chính, năng
lực quản trị điều hành cho các TCTD, tình trạng nợ xấu tất yếu sẽ giảm. Và ngược
lại q trình xử lý nợ xấu càng nhanh chóng càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình tái cơ cấu các TCTD. Như vậy, tái cơ cấu các TCTD cũng là một trong những
biện pháp nhằm ngăn chặn nợ xấu.
1.2.2

Nhóm các quy định điều chỉnh trực tiếp hoạt động xử lý nợ xấu

bao gồm:


8


Nhóm các quy định về mua bán nợ của TCTD điều chỉnh hoạt động mua bán
các khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo
lãnh theo hợp đồng cấp tín dụng. Đây là hình thức xử lý nợ xấu hiệu quả nhất, giúp
các TCTD làm sạch bảng cân đối tài chính, có thêm nguồn vốn tiếp tục hoạt động
sản xuất kinh doanh. Hoạt động mua bán nợ giúp luân chuyển vốn từ chủ thể này
sang chủ thể khác, tạo một thị trường với sự tham gia của nhiều chủ thể, huy động
sức mạnh tài chính trong xã hội, điều này góp phần xử lý nhanh và hiệu quả nợ xấu.
Nhóm các quy định về xử lý tài sản bảo đảm, quy định cụ thể về trình tự, thủ
tục, quyền và nghĩa vụ các bên trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Xử lý tài sản bảo
đảm gần như là sự lựa chọn cuối cùng khi mà TCTD khơng có khả năng thu hồi nợ
và khách hàng vay đã khơng cịn khả năng trả nợ sau khi đã được cơ cấu lại hoặc
được sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác.
Nhóm các quy định về khởi kiện, thi hành án, áp dụng khi khách hàng vay cố
tình khơng trả nợ, khơng thực hiện những biện pháp bảo đảm.
Như vậy, về mặt lý luận chung các quy định về xử lý nợ xấu ở Việt Nam thực
chất mới chỉ dừng lại ở khâu xử lý các khoản nợ xấu, theo đó khởi kiện là bước cuối
cùng.
1.2.3

Xử lý nợ xấu qua công ty quản lý tài sản của các TCTD

Việc xử lý nợ xấu tại Việt Nam trước hết là nhiệm vụ của mỗi TCTD, nhưng
sau đó cần có một thiết chế đứng ra với vai trò trung gian. Đặc biệt, trong hoạt động
mua bán nợ, cần phải có những thiết chế chuyên nghiệp để làm cầu nối trong thị
trường mua bán nợ.
Tại Việt Nam, mua bán nợ vẫn là một thị trường mới mẻ và đang từng bước

hoàn thiện, cho đến trước năm 2013, thị trường mua bán nợ chủ yếu tồn tại một số
thiết chế như các công ty mua bán nợ (AMC) trực thuộc các ngân hàng thương mại
và Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thuộc Bộ tài chính
(DATC). Mục đích của các AMC chủ yếu xử lý nợ xấu trong nội bộ ngân hàng.
Trong khi đó DATC mua bán nợ xấu chủ yếu phục vụ cho việc tái cơ cấu doanh
nghiệp. Việc mua các khoản nợ và chuyển nợ thành vốn góp để thực hiện tái cơ cấu

9


doanh nghiệp đang là một hoạt động mà DATC rất quan tâm hướng đến. Tuy nhiên,
đây không phải là điều mà các TCTD mặn mà, bởi điều này đồng nghĩa với việc các
TCTD sẽ phải tiếp tục rót vốn, nhúng tay vào việc quản lý một doanh nghiệp đang
trong bờ vực phá sản, kết quả thu hồi vốn thì khơng biết đến bao giờ. Chính vì vậy,
các TCTD trơng đợi một thiết chế xử lý nợ xấu có khả năng giải quyết được vấn đề
nợ xấu một cách nhanh chóng và đem lại những thuận lợi cho hoạt động của các
TCTD.
Hoạt động mua bán nợ qua VAMC không giống như hoạt động mua bán nợ
thông thường. Những quy định điều chỉnh hoạt động này khơng đơn thuần là nhóm
quy định về mua bán nợ mà cịn bao gồm cả nhóm quy định về trích lập dự phịng,
về các tỷ lệ an toàn, về cơ cấu lại nợ, về tái cơ cấu TCTD, về xử lý tài sản bảo đảm,
khởi kiện thi hành án. Nói cách khác, VAMC là một thiết chế, việc xử lý nợ xấu qua
VAMC là một công đoạn của quá trình xử lý nợ xấu, vừa mang những đặc điểm
chung như DATC của Bộ Tài chính, các AMC của các TCTD vừa có những đặc thù
riêng.

10


CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC
TÍN DỤNG VIỆT NAM (VAMC)
2.1

Tình hình nợ xấu tại Việt Nam trước thời điểm thành lập VAMC
Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không phải mới phát sinh trong những năm gần

đây, mà thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước. Khi tình hình kinh tế vĩ mơ xấu đi, hoạt
động sản xuất kinh doanh trì trệ, thì cũng là lúc nợ xấu nảy nở như nấm sau mưa. Dựa
vào số liệu tổng hợp, thì nợ xấu có xu hướng gia tăng từ năm 2007 và được quan tâm đặc
biệt từ cuối năm 2011.
Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM chưa tính nợ của Vinashin thì chỉ
2,52%, tương đương khoảng 58.000 tỉ đồng. Con số khá nhỏ và trong tầm kiểm soát, mặc
dù gia tăng khá nhiều so với năm 2009 là 2,05%. Trong thời gian này, nợ xấu vẫn chưa
được đánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng gây ra bất ổn tài chính quốc gia. Các
NHTM phải tự xử lý nợ xấu thơng qua trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định
hoặc phát mãi tài sản bảo đảm hoặc tái cơ cấu lại nợ vay.
Năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng về giá trị lên 85.000 tỉ đồng, chiếm 3,3% tổng
dư nợ. Đồng thời, các NHTM bắt đầu gặp khá nhiều trục trặc về thanh khoản và kết quả
hoạt động kinh doanh chững lại. Đây là hậu quả tất yếu của: (i) chính sách tiền tệ chặt
chẽ, thận trọng và có phần thắt chặt; (ii) nợ xấu tích tụ từ nhiều năm trước được bùng
phát; (iii) và tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trở nên phổ biến. Điều này ảnh
hưởng rất lớn tới hệ thống ngân hàng thương mại ở 3 phương diện: Một là, gia tăng quỹ
dự phòng rủi ro tín dụng; hai là, giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu; ba là, rủi ro thanh
khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Và các giải pháp được sử dụng để xử lý
nợ xấu năm 2011 phân tán ở từng ngân hàng thông qua siết chặt thẩm định khách hàng
vay vốn; hay đảo nợ, giãn/ hoãn/ giảm nợ; và tuân thủ quy định, điều kiện cho vay với
doanh nghiệp nhà nước.
Năm 2012, kết quả tất yếu là bùng nổ tỷ lệ nợ xấu, đồng thời xuất hiện “hỏa mù”
về số liệu nợ xấu. Trong giai đoạn, 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là

26,56%, nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51%. Do đó, nợ xấu được quan tâm
khơng chỉ ở cấp độ NHTM, hay NHNN mà còn lên ở nghị trường Quốc hội lẫn Chính
phủ. Lúc này đây, số liệu nợ xấu và tình trạng nợ xấu – xấu đến đâu, khơng có gì là rõ
ràng.
11


Chẳng hạn, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến 31/5/2012, nợ xấu của hệ
thống là 117.723 tỷ đồng, chiếm 4,47%. Còn số liệu của Cơ quan giám sát ngân hàng thì
tỷ lệ nợ xấu có khi lên đến 8,6%. Và bất ngờ hơn cả là số liệu của Fitch Ratings, tỷ lệ nợ
xấu Việt Nam là 13% trên tổng dư nợ. Chính vì vậy, ngày 03/01/2012, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết 01/NQ – CP, về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Trong Nghị
quyết trên, một vấn đề lớn được đề cấp là hoạt động “Tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân
hàng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại” với việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và bảo đảm
trích lập dự phịng rủi ro ở các ngân hàng. Và từ đó, đề án số “cơ cấu lại hệ thống các tổ
chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” theo Quyết định 254/QĐ – TTg ngày 01/3/2012 ra
đời.
Trên thực tế, NHNN đã rất quyết liệt triển khai nhiệm vụ theo tinh thần đề án 254,
bằng cách phân loại hệ thống NHTM thành ba nhóm: Nhóm 1, gồm các NHTM có tình
hình tài chính lành mạnh, có năng lực quy mơ đủ lớn để phát triển thành các ngân hàng
trụ cột của hệ thống; Nhóm 2, gồm các NHTM có tài chính lành mạnh, nhưng quy mơ
nhỏ; Nhóm 3, gồm các NHTM có tình hình tài chính khó khăn buộc phải thực hiện tái cơ
cấu. Đến hết năm 2012, NHNN chỉ tập trung củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng,
lành mạnh hóa hoạt động tài chính, tái cơ cấu tổ chức, tăng cường quản trị hệ thống ngân
hàng…để tiến đến xử lý nợ xấu tồn diện.

Năm 2013, có thời điểm nợ xấu tại các tổ chức tín dụng của Việt Nam tăng
mạnh tới 23,73% so với năm 2012. Lúc này, nợ xấu thật sự là mối đe dọa đến an ninh
12



hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia. Nợ xấu đã ngày càng xấu lẫn vượt tầm
kiểm soát của từng ngân hàng6.
Theo kinh nghiệm của thế giới, khi nợ xấu quá 5%, sự an toàn của hệ thống đã bị
đe dọa, việc xử lý nợ xấu bằng phương pháp truyền thống thơng qua trích lập dự phịng
và dùng dự phòng rủi ro để xử lý của các TCTD không thể đáp ứng.
2.2

Sự cần thiết thành lập công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
Trước tình hình nợ xấu ngày càng gia tăng, cần phải có một tổ chức độc lập,

chun nghiệp với quy mơ hoạt động lớn, có khả năng tiếp nhận và xử lý tập trung các
khoản nợ xấu của các TCTD, tối đa hóa giá trị thu hồi vốn, khơi thơng một khối lượng
lớn vốn, tài sản đang bị đọng dưới dạng các khoản nợ xấu của các TCTD.
2.2.1

Mơ hình áp dụng tại Việt Nam

Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC) trực thuộc Bộ Tài Chính
DATC là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 12/12/2003 trên cơ sở
Quyết định số 109/2003/QĐ - TTg ngày 05/06/2003 của Thủ tướng Chính phủ Cơng ty
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004, được công nhận Doanh nghiệp Nhà
nước hạng đặc biệt theo Quyết định số 55/2004/QĐ - TTg ngày 06/04/2004 của Thủ
tướng Chính phủ, trực thuộc sự quản lý của Bộ Tài Chính, với mục tiêu xử lý các khoản
nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, vật tư ứ đọng kém, mất phẩm chất
(gọi tắt là nợ và tài sản tồn đọng), thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp, góp phần lành mạnh
hố tình hình tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy q trình sắp xếp và chuyển đổi các
DNNN7. Đây là mơ hình cơng ty quản lý tài sản quốc gia của Chính phủ được thiết kế
theo mơ hình tập trung.

Mặc dù kể từ khi thành lập đã đạt được một số thành quả nhất định, DATC vẫn
còn khá nhiều hạn chế cần khắc phục. Trong đó, hạn chế đầu tiên nằm ở mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp. Theo đó, DATC được giao nhiệm vụ đóng vai trị là cơng cụ của
chính phủ trong việc xử lý nợ tồn đọng, hỗ trợ quá trình tái cơ cấu của doanh nghiệp nhà
nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại được yêu cầu phải có hiệu quả kinh tế trong mỗi
giao dịch mua bán nợ, đảm bảo an toàn và phát triển vốn giống như một doanh nghiệp
kinh doanh thông thường của Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế hoạt động mua bán, xử lý nợ
6 NCS. Châu Đình Linh, Bức tranh tồn diện về xử lý nợ xấu ngân hàng từ 2010 đến tháng 8/2015,
/>7 Theo />
13


tồn đọng, nợ tồn đọng liên quan đến các doanh nghiệp Nhà nước là rất rủi ro do các
khoản nợ này về bản chất, chất lượng là rất xấu, dễ gây thua lỗ. Do vậy, mục tiêu tạo ra
lợi nhuận rõ ràng là khó khăn và trong thực tế thường không thể đạt được cho tất cả các
trường hợp. Do đó, các chính sách áp dụng cho hoạt động của DATC có nhiều bất cập
làm cho DATC khó có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Yêu cầu phải hoạt động có
lãi làm cho DATC có xu hướng sợ rủi ro và thận trọng trong mua bán nợ, chỉ mua những
khoản nợ nào chắc chắn có lãi. Do vậy, số lượng các giao dịch, quy mô nợ đã mua và xử
lý của DATC rất thấp so với yêu cầu của nền kinh tế8.
Bên cạnh hạn chế về mục tiêu hoạt động, cịn có một số ngun nhân khác cản trở
khả năng hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp bao gồm thiếu hướng dẫn chi tiết về vai
trò của DATC trong việc tái cơ cấu hoạt động các doanh nghiệp Nhà nước, hạn chế trong
quy định về sử dụng vốn đầu tư của DATC, hạn chế về quyền áp dụng các biện pháp xử
lý nợ xấu... Cụ thể:
Sau khi mua nợ từ tổ chức tín dụng, DATC phải thực hiện các biện pháp tái cơ cấu
nợ cho doanh nghiệp như chuyển nợ thành vốn góp, cơ cấu kỳ hạn trả nợ, điều chỉnh lãi
suất và giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho khách nợ. Nhưng việc áp dụng mức lãi suất cứng
khiến đơn vị này không hỗ trợ được triệt để các doanh nghiệp tái cơ cấu đang gặp khó
khăn về tài chính, khả năng phục hồi của doanh nghiệp mất nhiều thời gian. Điều lệ của

DATC quy định: Đối với các khoản nợ mà khách nợ là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
gắn với việc thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu thì mức lãi suất điều chỉnh khơng được
thấp hơn mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước công bố trong từng thời kỳ.
Đối với các khoản nợ của các đối tượng khác, mức lãi suất điều chỉnh không thấp hơn
mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước cơng bố trong từng thời kỳ cộng (+)
1%/năm.
Đối với việc giảm trừ nghĩa vụ trả nợ gắn với phương án chuyển nợ thành vốn góp
thì mức xóa tối đa khơng q số âm vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính của khách nợ.
Các quy định trên đã làm hạn chế, giảm hiệu quả của phương án tái cơ cấu doanh nghiệp
vì nhiều doanh nghiệp thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu thì việc xóa nợ bằng số âm vốn chủ sở
hữu khơng giải quyết được triệt để khó khăn của doanh nghiệp. Dù được xóa nợ nhưng
doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì số lỗ lũy kế phát sinh trước thời điểm tái cơ cấu và vẫn
8 Theo />
14


phải chịu mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước. Mức lãi suất này chỉ thấp
hơn lãi suất thương mại từ 2-3% nên các doanh nghiệp này sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong phục hồi sản xuất kinh doanh, không thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng vì báo
cáo tài chính vẫn phản ánh các chỉ tiêu tài chính yếu kém.
Một vấn đề khác, trong một số trường hợp, để giải quyết dứt điểm khoản nợ tồn
đọng, doanh nghiệp khách nợ mong muốn chủ nợ hỗ trợ giảm một phần nợ. Nếu đạt được
thỏa thuận, khách nợ sẽ bố trí nguồn vốn để trả nợ dứt điểm. Kỹ thuật này gọi là chiết
khấu để khách nợ trả hết nợ và được các Công ty quản lý và khai thác tài sản của các các
tổ chức tín dụng (AMC) trên thế giới sử dụng phổ biến. Theo đó, các bên cùng có lợi
thơng qua việc thể hiện thiện chí của mình. Khơng ít doanh nghiệp lo ngại việc không trả
được nợ sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng và khó khăn trong việc vay nợ mới, triển
khai các hoạt động đầu tư cần tài trợ mới của bên ngồi. Do vậy khách nợ có thể cố gắng
tự thu xếp nguồn phù hợp khác nhau để giải quyết nợ tồn đọng nếu như có sự hỗ trợ từ
bên cho vay. Thế nhưng, Điều lệ tổ chức hoạt động của DATC chưa có điều khoản cho

phép đơn vị áp dụng kỹ thuật thu hồi nợ này. Điều này làm hạn chế khả năng xử lý nợ của
DATC.
Như vậy, những vướng mắc liên quan tới phương thức xử lý nợ khiến doanh
nghiệp khách nợ không nhận được sự hỗ trợ kịp thời sau khi được tái cơ cấu tài chính,
khơng được xử lý triệt để các tồn tại tài chính. Điều này đã đẩy doanh nghiệp tiếp tục rơi
vào tình trạng khó khăn về tài chính, hoạt động kinh doanh bị đình trệ và khả năng trả nợ
cho DATC hạn chế9.
Ngoài ra, với số vốn khiêm tốn, thực tế hoạt động của DATC cũng khó đáp ứng
nhu cầu xử lý nợ xấu khổng lồ và cấp bách của nền kinh tế. Sau 10 năm hoạt động,
DATC mới chỉ thực hiện được trên 120 vụ mua bán nợ và tài sản với giá trị tương đương
khoảng trên 10.000 tỷ đồng10.
Công ty quản lý và khai thác tài sản (AMC) trực thuộc các NHTM
Để góp phần xử lý nợ xấu và quản lý, khai thác có hiệu quả các tài sản, các NHTM
được phép thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM theo Quyết
định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Các AMC hoạt
9 Theo />10 Theo />
15


động theo mơ hình phân tán, với quy mơ rất nhỏ, mang tính chất nội bộ, chủ yếu thực
hiện tiếp nhận, xử lý (bán) nợ xấu và khai thác tài sản của ngân hàng mẹ. Do vậy, hoạt
động của AMC tại Việt Nam khơng hiệu quả như mơ hình AMC ở nhiều nước trong khu
vực. Cụ thể:
Nguồn vốn của các công ty này chủ yếu do ngân hàng mẹ cấp hoặc cho vay và hạn
chế về khả năng huy động vốn trên thị trường.

Ngồi ra, năng lực, trình độ chun môn về định giá, xử lý, cơ cấu nợ và tài sản
của các công ty này cũng rất hạn chế. Thực chất, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
là đơn vị chuyên môn xử lý nợ của ngân hàng thương mại. Nợ xấu chuyển sang các công
ty này chưa được coi là đã được xử lý. Do đó, về cơ bản các cơng ty quản lý nợ và khai

thác tài sản không đáp ứng được yêu cầu xử lý nợ xấu.
Mặt khác, thị trường tài chính, thị trường mua bán nợ ở Việt Nam chưa phát triển
để tạo điều kiện giúp cho các công ty quản lý tài sản có thêm phương tiện huy động
nguồn lực và xử lý. Khuôn khổ pháp lý về mua bán nợ chưa hoàn thiện, chưa tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán nợ phát triển.
16


Từ những nhận định trên đây, có thể thấy rằng, trước 2013, Việt Nam chưa có
cơng ty quản lý tài sản theo mơ hình tập trung theo đúng nghĩa để có khả năng xử lý
nhanh nợ xấu với quy mơ lớn. Do đó, cần thiết phải có mơ hình xử lý nợ xấu có hiệu quả
và phù hợp hơn với đặc thù của lĩnh vực ngân hàng, đồng thời có đủ năng lực tiếp nhận,
xử lý nợ xấu nhanh và có quy mơ lớn.
Mặt khác, kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng
cần có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ. Tuy nhiên, tại thời điểm năm 2013, ngân sách
nhà nước cịn nhiều khó khăn (thâm hụt khá lớn và kéo dài, nợ cơng cao và tăng nhanh)
do đó khơng có điều kiện hỗ trợ tài chính trực tiếp cho việc xử lý nợ xấu của hệ thống
ngân hàng. Thành lập công ty quản lý tài sản với phương thức hoạt động rủi ro thấp nhất
và cơ chế chia sẻ giá trị thu hồi nợ hợp lý giữa các bên liên quan sẽ hạn chế tác động đến
chi tiêu ngân sách nhà nước nhiều hơn là xử lý trực tiếp qua DATC.
Trước tình hình thực tiễn này, Việt Nam đã cân nhắc đến việc thành lập công ty
quản lý tài sản quốc gia mà theo kinh nghiệm xử lý tại nhiều nước khác nhau, đây là mơ
hình cần thiết phải có để xử lý nợ xấu.
2.2.2

Mơ hình áp dụng có hiệu quả tại một số nước trên thế giới

Sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997 – 1998, rất nhiều quốc gia khu vực đối
mặt với việc làm sao để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống ngân hàng, và
xử lý nợ xấu nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu.

Với vai trò then chốt trong tái cấu trúc hệ thống sau khủng hoảng, chính phủ nhiều
nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia… đã thành lập các các công ty quản lý tài sản
nhà nước để tăng cường quản lý, xử lý khủng hoảng, khôi phục và phát triển thị trường
tài chính; đồng thời thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Các công ty này được
Chính phủ tài trợ vốn và tổ chức tập trung, dưới sự hỗ trợ của Chính phủ với mục đích
đẩy nhanh tiến độ chuyển giao nợ xấu từ các TCTD cho các công ty quản lý tài sản. Đây
là mô hình hoạt động hiệu quả trong hồn cảnh vấn đề nợ xấu mang tính hệ thống.
Cơng ty quản lý tài sản của Hàn Quốc (Korean Asset Management Corporation KAMCO)
KAMCO, tiền thân là công ty con của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, đã được
cải tiến lại chức năng và nhiệm vụ thành cơ quan chuyên giải quyết nợ xấu thông qua
Đạo luật quản lý hiệu quả nợ xấu của các TCTC và sự thành lập Cơ quan quản lý tài sản
Hàn Quốc (the KAMCO Act). Chủ sở hữu của KAMCO là Bộ Tài chính và Kinh tế,
17


Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc và các TCTC khác, được quản lý bởi ban điều hành là
các đại diện đến từ các chủ sở hữu cộng thêm đại diện từ Ủy ban Giám sát Tài chính,
Cơng ty Bảo hiểm Tiền gửi, Hiệp hội các ngân hàng và ba chuyên gia độc lập, hoạt động
dưới sự giám sát của Ủy ban Giám sát tài chính.
Hoạt động của KAMCO được thể hiện qua sơ đồ sau:

KAMCO ưu tiên mua các khoản nợ mà có thể dễ dàng chuyển giao quyền thu nợ,
các khoản nợ có thể giúp các tổ chức tài chính (“TCTC”) khơi phục lại hoạt động và hình
ảnh trước công chúng, và các khoản cho vay đồng tài trợ. Quy trình đánh giá các khoản
vay được tiến hành kỹ lưỡng nhằm bảo đảm các khoản nợ mua về vừa hỗ trợ được các
TCTC vừa bảo đảm được hiệu quả hoạt động của Cơng ty. Sau khi mua lại, KAMCO
nhóm các khoản nợ xấu này lại để phát hành các chứng khốn có đảm bảo bằng tài sản
dựa trên các khoản nợ xấu đã mua hoặc bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế
cạnh tranh. Luật Chứng khốn có bảo đảm bằng tài sản đã được ban hành để thúc đẩy
việc bán các khoản nợ cho các cơng ty có chức năng chứng khốn hóa các khoản xấu và

bán lại cho các nhà đầu tư. Hàn Quốc đã rất thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào xử lý nợ xấu thông qua mua các trái phiếu được bảo đảm bằng các
khoản nợ xấu cũng như mua các khoản nợ xấu thơng qua đấu giá. Chính sự thành cơng
trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đã khuyến khích các nhà đầu tư trong nước
đầu tư vào các chứng khoán cũng như các khoản nợ xấu này. Bên cạnh đó, KAMCO
cũng tịch thu tài sản thế chấp của các khoản nợ có đảm bảo để bán thu hồi lại tiền.
KAMCO nắm giữ các khoản nợ xấu và cố gắng tái cơ cấu nợ, tái tài trợ hay chuyển đổi
nợ thành vốn chủ sở hữu nếu cơng ty đó có khả năng hồi phục, giảm lãi suất, giãn nợ…
18


Ngồi ra, cịn có các biện pháp khác như truy đòi lại chủ nợ ban đầu của khoản nợ xấu,
bán khoản nợ cho các công ty quản lý tài sản, công ty tái cơ cấu doanh nghiệp để mua lại
cổ phiếu của các công ty này và tiến hành tái cơ cấu lại hoạt động của công ty… 11
KAMCO được đánh giá là công ty xử lý nợ thành công nhất ở châu Á, khơng một
cơng ty nào có thể xử lý nợ nhanh như KAMCO đã làm. Thời điểm tháng 3/1998, nợ xấu
của Hàn Quốc là 118 nghìn tỷ won, tương đương 18% tổng dư nợ và bằng 27% GDP Hàn
Quốc năm 1998. Đến tháng 4/2003, KAMCO đã mua được 110,1 nghìn tỷ won nợ xấu
theo giá trị sổ sách với giá 39,4 nghìn tỷ won và bán được 65,9 nghìn tỷ won nợ theo giá
trị sổ sách với giá 31,1 nghìn tỷ won. Số nợ xấu cịn lại khi đó ước tính là khoảng 44,2
nghìn tỷ won theo giá trị sổ sách và 12,8 nghìn tỷ won theo giá thị trường.
Đến thời điểm năm 2006, KAMCO đã khôi phục gần 95% số tiền mà các quỹ
công đã bơm vào các doanh nghiệp gặp khó khăn sau khủng hoảng tài chính. Đồng thời,
KAMCO cũng đã có được 7.200 tỷ won lợi nhuận. Các tổ chức tài chính Hàn Quốc cũng
hồi phục được doanh thu, tỷ lệ nợ xấu thấp.
Một nghiên cứu của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá, thành công trong
giải quyết nợ xấu tại Hàn Quốc phần lớn là nhờ việc thành lập KAMCO đã dẫn tới hình
thành được một thị trường cho nợ xấu. KAMCO đã đóng vai trị như một tổ chức tạo lập
thị trường, kết nối giữa người bán và các nhà đầu tư mua nợ xấu. Hơn hết, Hàn Quốc đã
thuyết phục thành công các nhà đầu tư quốc tế lớn chuyên tìm mua nợ xấu quan tâm tới

thị trường Hàn Quốc. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi đồng thời đã khuyến
khích các nhà đầu tư trong Hàn Quốc.
KAMCO thậm chí đã thành lập những liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài,
bao gồm Deutsche Bank, Lehman Brothers, Morgan Stanley và Colony để tái cấu trúc
các tài sản xấu. Sau đó, KAMCO cịn thực hiện đầu tư ở nước ngoài, thành lập quỹ với
các nhà đầu tư nội địa để mua nợ xấu của Trung Quốc, Mỹ. KAMCO cũng đã ký thỏa
thuận tư vấn xử lý nợ xấu với Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và là một đối tác quan trọng
giúp Việt Nam thành lập công ty xử lý nợ xấu12.

11 Tô Ngọc Hưng (2012), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,
Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng (số 125, ) tr. 1-4

19


Công ty quản lý tài sản của Thái Lan (Thai Asset Management Corporation TAMC)
TAMC được thành lập năm 2001, là một cơ quan quốc gia có nhiệm vụ xúc tiến
tái cấu trúc nợ xấu bằng cách “hút” nợ xấu khỏi hệ thống tài chính và tập trung vào quản
lý việc mua nợ xấu từ các ngân hàng. Đến năm 2004, TAMC đã tái cấu trúc được 767 tỷ
baht nợ xấu, tương đương 98% tổng giá trị sổ sách của 777 tỷ baht đã nhận từ các tổ chức
tài chính tư nhân và chính phủ. Chương trình tái cấu trúc nợ tại Thái Lan liên quan tới
hơn 15.000 chủ nợ.
TAMC đã hỗ trợ các “con nợ” phục hồi hoạt động, tư vấn cho các doanh nghiệp đã
trải qua quá trình tái cấu trúc nợ để họ có thể tiếp cận các nguồn tài chính bổ sung. Đặc
biệt, khoảng 27 cơng ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thái Lan đã được hưởng lợi lớn
từ các hoạt động của TAMC. Các công ty này, với tổng nợ vào khoảng 50 tỷ baht, đã
hoàn thành tái cấu trúc nợ, tăng vốn thêm 30 tỷ baht thơng qua cổ phần hóa trên sở giao
dịch chứng khốn Thái Lan. Một số cơng ty cịn có thể vay thêm khoảng 12 tỷ baht từ các
tổ chức tài chính để sử dụng như vốn lưu động. Động thái này đã giúp tăng cường sức
mạnh cho các doanh nghiệp này và cho thấy hiệu quả của quá trình tái cơ cấu nợ của

TAMC.
TAMC cũng giúp giảm nợ công bằng cách mua lại gần 52 tỷ baht trái phiếu trước
hạn. Triết lý của TAMC là cung cấp cho “con nợ” cơ hội để khôi phục hoạt động sản xuất
kinh doanh, thay vì thực hiện thu hồi tài sản thế chấp. Việc thu hồi tài sản thế chấp sẽ là
lựa chọn cuối cùng của TAMC, chỉ khi các con nợ khơng hợp tác hay có thái độ khơng
trung thực13.
Cơng ty quản lý tài sản Danaharta của Malaysia
Do khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997, đồng Ringgit mất đến 50% giá trị,
niềm tin tiêu dùng suy giảm trầm trọng. Nếu như các khoản nợ xấu tại thời kỳ ngay trước
khủng hoảng dao động từ 2-3% thì khi bong bóng vỡ ra, tỷ lệ nợ xấu tăng lên hai con số,
12 Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc đã giải quyết nợ xấu như thế nào? Web: />13 Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc đã giải quyết nợ xấu như thế nào? Web: />
20


đỉnh điểm vào tháng 8/1998 khi nợ xấu lên đến 11.4%. Đối mặt với khủng hoảng kinh tế,
Chính phủ Malaysia buộc phải lập ra ba (03) tổ chức để giảm nợ xấu, lành mạnh hệ thống
tài chính và khơi phục lại đà tăng trưởng: Danaharta để xử lý nợ xấu, CDRC để thỏa
thuận với các ngân hàng có nợ xấu, SPV để bơm vốn cho hệ thống tài chính. Trong đó
Danahara là trung tâm của kế hoạch.
Danaharta được thành lập vào tháng 6/1998 nhằm loại bỏ các khoản nợ xấu (nonperforming loans) khỏi bảng kế toán của các định chế tài chính với mức giá hợp lý và tối
đa hóa giá trị có thể phục hồi của các khoản nợ. Hoạt động này giúp cho các tổ chức tài
chính thốt khỏi gánh nặng nợ đang ngăn cản chức năng trung gian tài chính.
Đây là mơ hình kết hợp hai phương thức xử lý nợ xấu: một là mua đứt nợ xấu và
xử lý nhanh; hai là mua lại nợ xấu và để chúng tự hồi phục 14. Danaharta đã thành công khi
mua 23.1 tỷ RM, tương đương 31.8% nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đưa nợ xấu của
Malaysia về khoảng 12.4% vào giữa năm 2009. Việc mua bán nợ được thực hiện trong
vòng 6 tháng, nhanh hơn cả mục tiêu đề ra. Các tổ chức tài chính chấp nhận lỗ khi bán nợ
cho AMC. Mức chiết khấu bình quân là 57%, tức là các ngân hàng buộc phải chấp nhận
mất hơn nửa các khoản nợ.
Bước thứ hai của Danaharta là quản lý tài sản, bước vô cùng quan trọng vì

Danaharta phải cân bằng các mục tiêu: khơng thở thành nhà kho (warehouse) của nợ xấu,
tối đa hóa giá trị phục hồi, không làm rối loạn thị trường khi bán ra các tài sản, tạo ra lợi
nhuận trên vốn. Danaharta thiết lập một cơ chế minh bạch và rõ ràng trong việc xử lý các
tài sản, chỉ định các chuyên gia quản lý và xem xét các chuyên viên này, cơ chế chào bán
mở và được thực hiện bởi các hãng chun nghiệp15.
2.2.3

Mơ hình gợi ý áp dụng cho Việt Nam

Từ những hạn chế của các mơ hình áp dụng tại Việt Nam và thành cơng của các
mơ hình có hiệu quả tại một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số gợi ý về chính sách
đối với Việt Nam như sau:

14 Theo />15 Theo />
21


Thứ nhất, việc thành lập cơ quan chuyên biệt về xử lý nợ xấu thuộc Chính phủ là
cần thiết (Chính phủ có thể ủy quyền cho NHNN) bởi chỉ khi thuộc Chính phủ những cơ
quan này mới có đủ sức mạnh và khung pháp lý cần thiết16.
Thứ hai, nguồn vốn cho hoạt động của cơ quan này nên hình thành từ việc phát
hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh hoặc có thể là hình thức khác như trái phiếu tái cấp
vốn của Ngân hàng Trung ương17.
Thứ ba, việc xử lý nợ nên thực hiện dưới các phương thức như sau: (i) Phát hành
trái phiếu để mua các khoản nợ, (ii) Hoán đổi các khoản nợ thành vốn cổ phần (chứng
khốn hóa các khoản nợ). Điều này rất hữu ích cho các doanh nghiệp trong quá trình tự
phục hồi và tại Việt Nam việc gia tăng sở hữu nhà nước sẽ thuận lợi cho việc đẩy nhanh
quá trình tái cơ cấu các TCTD 18, (iii) Mua đứt các khoản nợ theo giá thị trường và bán lại
điều này đòi hỏi phải phát triển một thị trường mua bán nợ thật tốt.
Thứ tư, cần thiết phải xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ để cơ quan này có thể thực

hiện tốt việc xử lý nợ xấu của mình tránh những vướng mắc tất yếu sẽ gặp phải từ các yếu
tố pháp lý khác như vướng mắc từ thị trường bất động sản, chứng khoán, cơ chế xử lý tài
sản bảo đảm, v.v..
Thứ năm, phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
vào khu vực ngân hàng như một kênh huy động vốn hữu hiệu hiện nay 19.
Trên cơ sở đó, vào ngày 24/7/2013 Cơng ty TNHH một thành viên quản lý tài sản
của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã chính thức được thành lập với mã số
doanh nghiệp 010623885220. Cơ sở pháp lý cho việc thành lập này được thể hiện tại các
văn bản sau: Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về thành lập,
tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam, Quyết định
843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xử lý nợ xấu của
16 Tô Ngọc Hưng (2012), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,
Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng (số 125, ) tr.8
17 Tô Ngọc Hưng (2012), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,
Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng (số 125, ) tr.8
18 Tô Ngọc Hưng (2012), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,
Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng (số 125, ) tr.8
19 Phạm Thị Bích Thủy (2016), Pháp luật về xử lý nợ xấu của các TCTD từ thực tiễn Công ty quản lý tài sản của
các TCTD Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, tr. 33
20 Theo nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các
tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cơng bố trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

22


các TCTD và đề án thành lập công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam, Quyết
định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết
định về việc thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của
các Tổ chức tín dụng Việt Nam và Quyết định số 1590/QĐ-NHNN ngày 22/7/2013 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quyết định về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt

động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các Tổ chức
tín dụng Việt Nam.
2.3
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của VAMC
VAMC là doanh nghiệp đặc thù được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, cơ chế tài chính và tiền
lương theo cơ chế của Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt. VAMC chịu sự quản lý,
giám sát trực tiếp của NHNN, được thành lập với tư cách cơng cụ đặc biệt của Nhà nước
nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính của các TCTD, giảm thiểu
rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh
tế.
VAMC có trụ sở chính tại Hà Nội, tư cách pháp nhân, con dấu riêng, hạch toán
độc lập, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy
định của pháp luật.
VAMC hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận;
cơng khai, minh bạch; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.
Cơ cấu, tổ chức của VAMC được thể hiện qua sơ đồ sau21:

21 Theo />
23


Theo đó, VAMC có 09 đơn vị trực thuộc (bao gồm 08 Ban và 01 Văn phịng giúp việc HĐTV):










Ban Mua và Quản lý nợ của các tổ chức tín dụng Nhà nước (gọi tắt là Ban 1);
Ban Mua và Quản lý nợ của các tổ chức tín dụng cổ phần (gọi tắt là Ban 2);
Ban Bán và Xử lý nợ;
Ban Pháp chế;
Ban Kiểm tra – Giám sát;
Ban Công nghệ thơng tin;
Ban Tài chính – Kế tốn;
Ban Hành chính – Nhân sự;
Văn phòng.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, VAMC được thực hiện các hoạt

động kinh doanh sau đây22:

Mua nợ xấu của các TCTD;

Thu hồi nợ, địi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;

Cơ cấu lại nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần


của khách hàng vay;
Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được



Cơng ty Quản lý tài sản thu nợ;
Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan
đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo




đảm tiền vay;
Ủy quyền cho tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động: thu hồi nợ, đòi nợ
và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ,
chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; đầu tư, sửa chữa,
nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty quản lý tài
sản thu nợ; quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có
liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu







và bảo đảm tiền vay.
Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
Tổ chức bán đấu giá tài sản
Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng
Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần; và
Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau

2.4

khi được Thống đốc NHNN cho phép.
Chức năng của VAMC

22 Theo nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các

tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cơng bố trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

24


VAMC ra đời với chức năng chính là xử lý nợ xấu, giải quyết vấn đề mấu chốt tạo
tiền đề cho tái cơ cấu các TCTD và phân loại chất lượng theo thông lệ quốc tế mà không
phải sử dụng vốn ngân sách của nhà nước [8].
2.5

Hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC
Về bản chất, sự ra đời của VAMC đồng nghĩa với việc Chính phủ bỏ tiền mua lại

khoản nợ xấu của các TCTD và sau đó, tìm cách xử lý nợ xấu này để thu hồi (ví dụ như
cơ cấu lại doanh nghiệp, bán doanh nghiêp, hoặc tài sản của doanh nghiệp...). Như vậy,
hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC gồm hai giai đoạn nối tiếp nhau:
Giai đoạn 1: Mua nợ xấu của các TCTD: VAMC mua nợ xấu của TCTD (i) theo
giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành; hoặc (ii) theo giá thị trường
bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt.
Giai đoạn 2: Xử lý nợ xấu: Sau khi mua nợ, VAMC tiến hành đánh giá, phân loại
nợ. Nếu nhận thấy khách hàng có khả năng phục hồi, VAMC thực hiện các biện pháp cơ
cấu lại nợ, giảm lãi suất và hỗ trợ khách hàng vay, đề nghị TCTD tiến hành cho khách
hàng tiếp tục vay vốn, v.v.; Nếu khách hàng khơng có dấu hiệu phục hồi, VAMC sẽ tiến
hành xử lý các tài sản bảo đảm, bán nợ xấu đã mua; Nếu khách hàng không chịu trả nợ,
VAMC sẽ thực hiện quyền khởi kiện ra tòa. Trên cơ sở số tiền thu hồi nợ, VAMC tiến
hành xử lý số tiền này theo các trình tự theo quy định pháp luật và khi trái phiếu khi đến
hạn, VAMC thực hiện việc thanh tốn các trái phiếu.
Nhiều phân tích cho rằng, khi bán nợ xấu (nợ xấu giảm) và thu được tiền về (dù
chỉ là một phần của khoản nợ) thì mục tiêu xử lý nợ xấu của TCTD đã đạt được. Và
TCTD phải cố gắng bán sao cho phần thu về là lớn nhất có thể. Tuy nhiên, nợ xấu lại

chuyển sang vai của VAMC và thực chất quá trình xử lý nợ xấu được diễn ra tại đây. Do
vậy, đứng trên giác độ một TCTD, thì việc bán nợ xong tức là xử lý xong, nhưng nếu
đứng trên giác độ của nền kinh tế thì chỉ khi nào VAMC thu được tiền về mới coi là xử lý
được nợ xấu triệt để23.
2.5.1
Giai đoạn 1: Mua nợ xấu của các TCTD

23 PGS.,TS. Phan Thị Thu Hà, Phạm Thị Bích Duyên; Bàn thêm về xử lý nợ xấu; Tạp chí ngân hàng số 16 ngày
31/10/2016, Theo />leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV244243&rightWidth=0%25¢erWi
dth=80%25&_afrLoop=263702535301000#!%40%40%3F_afrLoop%3D263702535301000%26centerWidth
%3D80%2525%26dDocName%3DSBV244243%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth
%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D6psdw8th5_93

25


×