Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đánh giá lòng trung thành của khách hàng đối với thiết bị điện lạnh, điện gia dụng thương hiệu hitachi tại TPHCM1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

------------------

VÕ THỊ THÙY DƯƠNG

CHIẾN LƯỢC MARKETING
DỊCH VỤ TRẢ GÓP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
GIẤC MƠ DỄ DÀNG (EASY)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

------------------

VÕ THỊ THÙY DƯƠNG

CHIẾN LƯỢC MARKETING
DỊCH VỤ TRẢ GÓP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
GIẤC MƠ DỄ DÀNG (EASY)
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05 


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Lê Tấn Bửu

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009




LỜI CẢM ƠN


Sau khoảng thời gian ba năm theo học khóa Cao học quản trị kinh
doanh tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, em đã nhận được
sự tận tâm giảng dạy, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, những người đã
chia xẻ và truyền đạt cho em kinh nghiệm quý báu của mình, giúp em củng cố
và nâng cao thêm kiến thức, phục vụ tốt hơn cho công việc sau này cũng như
góp phần nhỏ vào công cuộc phát triển xã hội.
Qua bài luận văn này, em xin gởi lời cảm ơn thật chân thành đến tất cả
những thầy cô đã dìu dắt em trên bước đường học vấn, các thầy cô đã tận
tình chỉ dẫn em trong suốt ba năm học, đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc đến thầy Lê Tấn Bửu, người đã hướng dẫn em hoàn thành
tốt luận văn này. Tuy chỉ trong thời gian rất ngắn, nhưng thầy đã kịp thời chỉ
bảo em từ cách viết đề cương, xây dựng hướng đi, thu thập số liệu… để em
hoàn thành tốt bài luận văn của mình.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ
phần thương mại Giấc Mơ Dễ Dàng, các đồng nghiệp, các bạn học viên lớp
Quản trị đêm 1 khóa 15, các khách hàng… đã hết lòng hỗ trợ, tham gia các
bảng trả lời câu hỏi, đóng góp ý kiến… giúp em hoàn thành tốt luận văn thạc
sỹ này.


GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2008
Học viên thực hiện luận văn

GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, bảng
Lời mở đầu
Nội dung

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................... 1
I.1 CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING DỊCH VỤ ................... 1
I.2 DỊCH VỤ TRẢ GÓP .............................................................................. 2
I.2.1 Thị trường tài chính .................................................................. 2
I.2.1.1 Lịch sử hình thành thị trường tài chính.......................... 2
I.2.1.2 Định nghĩa thị trường tài chính...................................... 3
I.2.1.3 Vai trò, Chức năng thị trường tài chính......................... 3
I.2.1.4 Các hình thức của thị trường tài chính .......................... 4
I.2.2 Dịch vụ trả góp........................................................................... 5
I.2.2.1 Lịch sử hình thành Dịch vụ trả góp................................ 5
I.2.2.2 Định nghĩa Dịch vụ trả góp............................................ 6
GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




I.2.2.3 Vai trò của Dịch vụ trả góp............................................ 7
I.2.2.4 Các hình thức trả góp..................................................... 7
I.3 CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỐI VỚI DỊCH VỤ TRẢ GÓP ....... 7
I.3.1 Marketing trong Dịch vụ trả góp ............................................. 7
I.3.2 Đặc điểm Marketing trong Dịch vụ trả góp............................ 8
I.3.3 Chức năng, Vai trò của Marketing trong Dịch vụ trả góp .... 8
I.4 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG DỊCH VỤ
TRẢ GÓP .................................................................................................... 10
I.4.1 Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu....... 10
I.4.2 Định vị thương hiệu và quản lý thương hiệu ........................ 12
I.4.3 Mạng lưới hoạt động ............................................................... 12

I.4.4 Chiến lược lãi suất và phần trăm trả trước .......................... 13
I.4.5 Hoạt động chiêu thị.................................................................. 13
I.4.6 Hoạt động hậu mãi .................................................................. 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ TRẢ GÓP TẠI VIỆT NAM
VÀ DỊCH VỤ TRẢ GÓP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
GIẤC MƠ DỄ DÀNG ................................................................................... 15
II.1 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ TRẢ GÓP TẠI VIỆT NAM................. 15
II.1.1 Sự phát triển của Dịch vụ trả góp ........................................ 15
II.1.1.1 Tại các nước trên thế giới ........................................... 15
GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




II.1.1.2 Tại các nước trong khu vực......................................... 15
II.1.1.3 Tại Việt Nam................................................................ 15
II.1.2 Lý do Dịch vụ trả góp chưa phát triển mạnh tại Việt Nam18
II.1.2.1 Tổng quan thị trường tài chính Việt Nam ................... 16
II.1.2.2 Nguyên nhân thị trường trả góp chưa phát triển mạnh
tại Việt Nam ............................................................................. 17
II.1.3 Ý nghĩa cho sự phát triển Dịch vụ trả góp........................... 18
II.2 DỊCH VỤ TRẢ GÓP TẠI CÔNG TY CPTM GIẤC MƠ DỄ DÀNG
(EASY) ......................................................................................................... 18
II.2.1 Giới thiệu về Công ty CPTM Giấc Mơ Dễ Dàng ................ 18
II.2.2 Giới thiệu về Dịch vụ trả góp tại CPTM Giấc Mơ Dễ Dàng20
II.2.3 Phân tích môi trường bên ngoài ........................................... 20
II.2.3.1 Bối cảnh chung............................................................ 20

II.2.3.1.1 Bối cảnh quốc tế ............................................ 20
II.2.3.1.2 Bối cảnh trong nước....................................... 21
II.2.3.1.3 Dự báo về Dịch vụ trả góp tại Việt Nam ....... 22
II.2.3.2 Môi trường vĩ mô......................................................... 23
II.2.3.2.1 Môi trường pháp luật ..................................... 23
II.2.3.2.2 Môi trường tự nhiên....................................... 24
II.2.3.2.3 Môi trường văn hóa, xã hội............................ 24
GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




II.2.3.2.4 Môi trường kinh tế ......................................... 25
II.2.3.2.5 Môi trường công nghệ ................................... 26
II.2.3.3 Môi trường vi mô......................................................... 26
II.2.3.3.1 Định hướng mục tiêu hoạt động của Easy đến
năm 2012 ....................................................................... 26
II.2.3.3.2 Đối thủ cạnh tranh......................................... 27
II.2.4 Phân tích, đánh giá sức cạnh tranh của Easy...................... 31
II.2.4.1 Về thị phần hoạt động ................................................. 31
II.2.4.2 Năng lực tài chính ....................................................... 32
II.2.4.3 Sản phẩm cung cấp ..................................................... 33
II.2.4.4 Cơ cấu tổ chức – Nguồn nhân lực .............................. 36
II.2.4.5 Khách hàng ................................................................. 37
II.2.4.6 Hoạt động Marketing và hiệu quả .............................. 39
II.2.5 Phân tích ma trận SWOT...................................................... 44
II.2.5.1 Điểm mạnh .................................................................. 44

II.2.5.2 Điểm yếu...................................................................... 45
II.2.5.3 Cơ hội .......................................................................... 46
II.2.5.4 Đe dọa ......................................................................... 47
II.2.5.5 Đưa các yếu tố và ma trận SWOT............................... 48
GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO EASY51
III.1 NỘI DUNG CHÍNH CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ TRẢ GÓP TẠI EASY ......................................................................... 51
III.1.1 Tầm nhìn ............................................................................... 51
III.1.2 Sứ mệnh kinh doanh ............................................................ 51
III.1.3 Thực trạng hoạt động Marketing tại Easy......................... 51
III.2 CHIẾN LƯỢC MARKETING VỤ TRẢ GÓP TẠI EASY .......... 52
III.2.1 Chiến lược Khách hàng........................................................ 54
III.2.2 Chiến lược Nguồn nhân lực ................................................. 55
III.2.3 Chiến lược Sản phẩm dịch vụ cung cấp ............................. 56
III.2.4 Chiến lược Mạng lưới phân phối ........................................ 60
III.2.5 Chiến lược Quản lý thương hiệu......................................... 61
III.2.6 Chiến lược chiêu thị.............................................................. 63
III.3 KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 67
III.3.1 Với chính phủ, Cơ quan ban ngành.................................... 67
III.3.2 Với Ngân hàng nhà nước ..................................................... 67
III.3.3 Với Công ty Easy .................................................................. 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69


GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Website
PHỤ LỤC
Mục đích khảo sát
Khảo sát đánh giá khả năng cạnh tranh của Easy với các đối thủ
- Bảng câu hỏi
- Kết quả khảo sát
- Danh sách tham gia trả lời câu hỏi

GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EASY/ EASY DREAM


Công ty Cổ phần thương mại Giấc Mơ Dễ Dàng

Cty CPTM GMDD

Công ty Cổ phần thương mại Giấc Mơ Dễ Dàng

Cty

Công ty

NHNN

Ngân hàng nhà nước

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCTC

Tổ chức tài chính

PR

Quan hệ công chúng

WTO

Tổ chức Thương Mại Thế Giới


AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

GDP

Tổng sản lượng quốc nội

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU
Hình 2.1:

Sơ đồ cung cấp sản phẩm của Cty Easy

34

Hình 2.2:


Sơ đồ tổ chức Cty Easy

36

Bảng 2.1:

Số lượng cửa hàng hợp tác của các Cty tài chính hiện nay

28

Bảng 2.2:

Khu vực có cửa hàng hợp tác của các Cty tài chính hiện nay 29

Bảng 2.3:

Tình hình hoạt động tài chính của Easy khi thành lập đến nay 32

Bảng 2.4:

Số lượng khách hàng năm 2006

37

Bảng 2.5:

Số lượng khách hàng năm 2007

37


Bảng 2.6:

Số lượng khách hàng năm 2008

37

Bảng 2.7:

Hoạt động marketing và hiệu quả năm 2007

40

Bảng 2.8:

Hoạt động marketing và hiệu quả 6 tháng đầu năm 2008

42

Biểu đồ 2.1: Thị phần Cty Easy trong lĩnh vực xe gắn máy trả góp

31

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ hợp đồng tại các thành phố năm 2006

38

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ hợp đồng tại các thành phố năm 2007

38


Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ hợp đồng tại các thành phố 6 tháng đầu năm 2008

38

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tăng giảm lượng hợp đồng theo từng thành phố

38

GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
! "

Luận văn nghiên cứu về dịch vụ trả góp tại các nước trên thế giới nói
chung và tại Việt Nam nói riêng. Đây là loại hình dịch vụ khá mới mẻ đối với
thị trường cũng như người tiêu dùng Việt Nam, gần như chưa có đề tài nghiên
cứu nào về lĩnh vực này.
Từ những kết quả nghiên cứu chung về dịch vụ, tính bức thiết của dịch
vụ, sự mới chớm mở của loại hình này tại thị trường Việt Nam hiện nay khi
dịch vụ đang bắt đầu được chào mời và phát triển rầm rộ bởi một số công ty
tài chính, đặc biệt là công ty Easy. Luận văn giúp tổng hợp, đánh giá một cách
khách quan tình hình thị trường và hoạt động của công ty Easy hiện nay. Từ
đó đưa ra các chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp nhằm giúp Easy từng
bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường, tạo dựng lòng tin nơi khách

hàng, phát triển và giữ vững thị phần, nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ
của nhân viên, chuyên nghiệp hóa dịch vụ cung cấp… xây dựng nền tảng cho
sự phát triển ngày càng vững và mạnh của Easy.

GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với tiến trình phát triển và hội nhập toàn cầu, Việt Nam, sau khi
trải qua 11 năm với hơn 200 cuộc đàm phán song phương và đa phương, đã
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
(WTO) vào ngày 07/11/2006, mở ra một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế Việt
Nam: mở cửa, hội nhập và phát triển. Việt Nam cam kết mở cửa thị trường,
hội nhập sâu, thu hút đầu tư, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định. Trong
đó quan trọng nhất là việc mở cửa Thị trường tài chính, cam kết đồng ý cho
thành lập ngân hàng con, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài không muộn
hơn ngày 01/04/2007.
Nổi trội gần đây là sự gia nhập của hai tập đoàn tài chính lớn: Công ty
Trách Nhiệm Hữu Hạn một thành viên tài chính Việt – Societe Generale
(Societe General Viet Finance Company, trụ sở chính đặt tại Pháp) 05/GPNHNN, được nhà nước Việt Nam cấp phép thành lập ngày 08/05/2007, và
vừa mới đây ngày 18/04/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã
quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Công ty tài chính PPF
Việt Nam (trụ sở chính đặt tại Cộng Hòa Sec)


(*)

. Đây là hai công ty chuyên

về lĩnh vực cho vay trả góp, sự gia nhập của hai công ty này đang mở ra cho
thị trường Việt Nam một xu hướng tiêu dùng mới với rất nhiều tiện ích cũng
như những thách thức cần phải vượt qua.

(*) Website: www.sbv.gov.vn

GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




Hình thức cho vay trả góp thật ra đã được hình thành và phát triển
mạnh mẽ tại các nước trên thế giới từ rất lâu. Như đối với tập đoàn tài chính
PPF, dịch vụ cho vay trả góp đã được thiết lập vào năm 1991, được ưa
chuộng và phát triển mạnh mẽ không chỉ ở Cộng Hòa Sec mà còn lan rộng
sang các nước Nga, Slovakia, Kazakhtan, Belarus, Uraikna, Trung Quốc… và
gần đây nhất là Việt Nam với tổng doanh thu mang về hơn 2.000 triệu Euro
vào năm 2007 (**).
Tại thị trường Châu Á dịch vụ này cũng đã hình thành và phát triển tại
một số nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phillipin… từ những năm 90
với nhiều hình thức dịch vụ khác nhau: cho vay mua xe, Thẻ tín dụng, cho
vay mua hàng điện máy, cho vay tiền mặt…
Tại thị trường Việt Nam, hình thức này cũng đã bắt đầu nhen nhóm từ

nhiều năm nay nhưng chỉ rải rác vài nơi, không trở thành một loại hình dịch
vụ rõ ràng, không thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Tuy nhiên,
tình hình đang bắt đầu có những biến chuyển mới với sự xuất hiện của nhiều
công ty chuyên cho vay trả góp, nổi bật gần đây nhất là Công ty Cổ Phần
Thương Mại Giấc Mơ Dễ Dàng (Easy), chuyên cho vay trả góp mua xe gắn
máy. Tuy nhiên, do tính chất hoàn toàn mới mẻ của hình thức dịch vụ này,
cộng thêm quan niệm lỗi thời của người dân, luôn cho rằng trả góp chỉ dành
cho người nghèo, thủ tục nhiêu khê… đang đặt ra cho ngành dịch vụ này một
bài toán khó cần phải vượt qua, làm sao để người dân nhìn nhận được hết tiện
ích cũng như tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ và
lâu bền của dịch vụ này?

(**) Website: www.ppfgroup.nl

GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




Để làm được điều này, mỗi một Công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ trả
góp khi tham gia thị trường Việt Nam cần có những chiến lược Marketing
thích hợp để đánh động được tâm lý người tiêu dùng, tạo dựng niềm tin trong
lòng thị trường cho sự khai thác và phát triển lâu dài của loại hình dịch vụ
mới này.
Được xem như cánh chim đầu đàn trong các công ty Việt Nam tham
gia vào loại hình dịch vụ mới đầy thử thách này, công ty Easy đang từng bước
khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực cho vay trả góp tại thị trường Việt

Nam. Tuy nhiên, để có thể vượt qua được các đối thủ trong và ngoài nước,
cũng như thay đổi được quan niệm tiêu dùng của người dân Việt Nam, luôn
ưa chuộng mua hàng trả thẳng, đòi hỏi Easy cần phải xây dựng phương hướng
phát triển bền vững cùng với chiến lược phát triển thương hiệu hữu hiệu nhằm
hướng tới mục tiêu khẳng định vị thế Easy trên thị trường Việt Nam, giúp
Easy thực sự trở thành cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
Với bài luận văn ngắn gọn cô động, tác giả phân tích sâu sắc tình hình
hoạt động của Easy cũng như các đối thủ cạnh tranh để từ đó đưa ra “Chiến
lược Marketing nhằm khai thác và phát triển bền vững dịch vụ trả góp tại
công ty Cổ phần thương mại Giấc Mơ Dễ Dàng” (Easy)
2. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu
2.1. Mục đích:
Về mặt lý luận: nghiên cứu và hệ thống hóa các lý luận cơ bản về
marketing, quản trị marketing, các tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh, kế hoạch
marketing… để làm cơ sở xây dựng chiến lược marketing cho công ty Easy

GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




Về mặt thực tiễn: sử dụng các lý thuyết, lý luận đã đề cập để phân tích
thực tiễn hoạt động, đánh giá tiềm lực, xác định vị thế cạnh tranh… của Easy.
Từ đó xây dựng chiến lược marketing nhằm khai thác và phát triển bền vững
loại hình dịch vụ trả góp của công ty.
2.2 Ý nghĩa:
- Đối với Easy: giúp nhà quản trị nhìn lại những mặt còn tồn tại trong hoạt

động marketing của mình. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống sẽ giúp các
bộ phận liên quan trong công ty hiểu rõ về bản chất, chức năng, các yếu tố
ảnh hưởng hoạt động marketing để vận dụng trong thực tiễn.
- Đối với các nghiên cứu tiếp theo: kết quả của đề tài góp phần tạo thêm cơ
sở lý luận cho việc nghiên cứu về quản trị marketing trong hoạt động kinh
doanh của công ty Easy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công ty Cổ phần thương mại Giấc Mơ Dễ
Dàng, so sánh với các đối thủ cạnh tranh
- Phạm vi nghiên cứu: do hạn chế về thời gian và trong khuôn khổ có hạn của
luận văn, việc nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi:
Thời gian phân tích: giai đoạn từ tháng 10/2006 – 06/2008
Không gian phân tích: các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay
tiêu dùng, tài chính trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là tại thị trường
TP.HCM, là các công ty tài chính, ngân hàng, các khách hàng thuộc
lĩnh vực tài chính tiêu dùng.

GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




Qua việc phân tích đánh giá môi trường kinh doanh, phân tích điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động kinh doanh của Easy, đồng
thời phân tích, đánh giá thực trạng, vai trò và tầm quan trọng của kế hoạch
marketing, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển marketing phù hợp.
4. Phương pháp luận nghiên cứu:

Dựa trên phương pháp khảo sát thực tiễn và các lý thuyết về marketing làm
phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, các thông tin được tổng hợp từ nhiều sách, báo,
tập chí, giáo trình, chủ trương – chính sách của Nhà nước và của ngành tài
chính, chủ yếu qua internet. Bên cạnh đó, phân tích sâu sắc số liệu tổng hợp
từ các phòng ban, tiến hành tham khảo ý kiến và phỏng vấn một số nhà quản
trị, đồng nghiệp trong lĩnh vực tài chính, lĩnh vay cho vay tiêu dùng.
Dựa vào kết quả thu lượm được, phân tích chúng trong mối quan hệ hài hòa
giữa lý luận và thực tiễn.
5. Kết cấu của luận văn:
Với mục tiêu và phương pháp luận trình bày ở trên, luận văn gồm 70 trang
(chưa tính phần phụ lục), có 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận, trong đó
phần nội dung được chia làm 3 chương lớn.
A. Phần mở đầu – giới thiệu ý nghĩa, mục đích, phạm vi cũng như
phương pháp nghiên cứu và cấu trúc đề tài.
B. Phần nội dung – bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về marketing trong lĩnh vực tài chính

GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing tại công ty Easy
Chương 3: Xây dựng chiến lược marketing cho công ty Easy hướng
tới khai thác và phát triển bền vững với loại hình dịch vụ cho vay trả góp
C. Phần kết luận – tóm tắt lại nội dung đề tài, một số vấn đề rút ra sau

quá trình nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Lê Tấn Bửu, các anh chị em đồng nghiệp
đã giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình trong thời gian thực hiện đề tài này. Để
tiếp tục hoàn thiện đề tài, mong nhận những ý kiến góp ý của các thầy cô,
những người quan tâm…

GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương



 

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1 CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MARKETING DỊCH VỤ
- Bản chất và đặc điểm cơ bản của Dịch vụ: Dịch vụ là mọi biện pháp hay
lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là không sờ thấy
được và không dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó (1). Việc thực hiện dịch vụ
có thể có và cũng có thể không liên quan đến hàng hóa dưới dạng vật chất của
nó. Dịch vụ có 4 đặc điểm cần được chú ý đến khi xây dựng các chương trình
Marketing: Tính không sờ thấy được; Tính không thể tách rời khỏi nguồn
gốc; Tính không ổn định về chất lượng; Tính không lưu giữ được
- Phân loại Dịch vụ:
Nguồn dịch vụ là người hay máy? Dịch vụ có nguồn gốc là con
người có những dịch vụ cần có nhân lực chuyên nghiệp (kế toán, tư vấn về
các vấn đề quản lý) hay những chuyên gia hành nghề (quét dọn, chăm sóc
vườn hoa…); Những dịch vụ có nguồn gốc là máy móc, bao gồm những dịch
vụ cần máy tự động (máy tự động rửa ô tô, máy tự động bán hàng…), hay

những thiết bị có người điều khiển, trình độ tay nghề tương đối thấp (taxi…),
hay những thiết bị cần sự điều khiển của những chuyên gia có trình độ cao
(máy bay, máy tính điện tử…)
Khách hàng có nhất thiết phải có mặt khi cung ứng dịch vụ cho
họ không?
Động cơ mua dịch vụ của khách hàng là gì?
Động cơ của người cung ứng dịch vụ là gì?

(1) Marketing căn bản trang 478, Philip Kotler

GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương



 

-

Phạm vi phổ biến và tầm quan trọng của Marketing trong lĩnh vực dịch

vụ: Các Công ty Dịch vụ thường lạc hậu so với các công ty sản xuất trong
việc sử dụng thực tế Marketing. Ngày nay, khi tình hình cạnh tranh ngày càng
quyết liệt, chi phí tăng, nhịp độ tăng năng suất giảm và chất lượng dịch vụ
ngày một sút kém, ngày càng có nhiều tổ chức dịch vụ bắt đầu quan tâm đến
Marketing. Ngân hàng cũng là một lĩnh vực hoạt động mà trong một thời gian
tương đối ngắn Marketing đã trở nên phổ biến.Lúc đầu các ngân hàng hình
dung Marketing là một sự kết hợp các biện pháp kích thích với thái độ niềm

nở, nhưng bây giờ họ đã có những bộ phận marketing, những hệ thống thông
tin, lập kế hoạch và kiểm tra.
I.2 DỊCH VỤ TRẢ GÓP
I.2.1 Thị trường tài chính
I.2.1.1 Lịch sử hình thành thị trường tài chính
Tài chính ra đời và tồn tại trong điều kiện kinh tế - xã hội khi mà ở đó
xuất hiện nền sản xuất hàng hóa. Lịch sử phát triển của xã hội đã cho thấy,
khi phân công lao động xã hội phát triển, chế độ tư hữu xuất hiện, thì dẫn đến
sự ra đời của một nền sản xuất dựa trên cơ sở trao đổi hàng hóa và tiền tệ trở
thành một phương tiện không thể thiếu được cho chính sự tồn tại và phát triển
của nền sản xuất đó(2)
Sự xuất hiện tiền tệ đã nhanh chóng thúc đẩy các hoạt động giao lưu
kinh tế, đồng thời làm nên cuộc cách mạng trong công nghiệp phân phối: từ
phân phối bằng hiện vật sang phân phối bằng giá trị. Trong nền kinh tế hàng
hóa tiền tệ, sản phẩm sản xuất ra để bán. Hàng hóa khi trao đổi trên thị trường
cần phải biểu thị giá cả của nó. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá
trị.
(2) Nhập môn Tài Chính – Tiền Tệ trang 2, PGS.TS Sử Đình Thành – TS Vũ Thị Minh Hằng

GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương



 

Khi hàng hóa thực hiện giá trị phải gắn liền với sự vận động của tiền tệ
đồng thời phát sinh thu nhập cho người cung cấp hàng hóa. Các khoản thu

nhập này, trải qua quá trình phân phối, tạo ra nguồn tài chính hay quỹ tiền tệ
của các chủ thể kinh tế. Sự liên tục của quá trình sản xuất hàng hóa luôn luôn
đòi hỏi các quỹ tiền tệ phải được tạo lập, phân phối, sử dụng và đây chính là
cơ sở làm nảy sinh thị trường tài chính
I.2.1.2 Định nghĩa thị trường tài chính
Thị trường tài chính là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn, diễn
ra dưới hình thức vay mượn, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá
nhằm chuyển dịch từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu về vốn cho các hoạt
động kinh tế. Một hệ thống thị trường tài chính hoàn chỉnh phải bao gồm hệ
thống thị trường tiền tệ hoạt động chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng, kho
bạc nhà nước, các công ty tài chính và thị trường vốn, trong đó thị trường
chứng khoán giữ vai trò quan trọng(3)
Thị trường tài chính là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống
tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài
chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của
một quốc gia.
I.2.1.3 Vai trò, Chức năng thị trường tài chính
- Thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến
người kinh doanh, giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư
sinh lời đến những người có cơ hội đầu tư sinh lời.
- Thị trường tài chính thúc đẩy việc tích lũy và tập trung nguồn vốn để đáp
ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh.
(3) Nhập môn Tài Chính – Tiền Tệ trang 15 – PGS.TS Sử Đình Thành – TS Vũ Thị Minh Hằng

GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương




 

- Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không
chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư.
Người cho vay sẽ có lãi thông qua lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải
tính toán sử dụng vốn vay đó hiệu quả nhất do họ phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi
cho người cho vay đồng thời phải tạo thu nhập và tích lũy cho chính bản thân
mình
- Thị trường tài chính tạo thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở
cửa, cải cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như phát hành
trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các
ngành sản xuất kinh doanh trong nước.
- Thị trường tài chính cho phép thực hiện các chứng từ có giá, bán cổ
phiếu, trái phiếu, đổi tiền
I.2.1.4 Các hình thức của thị trường tài chính
Cấu trúc thị trường tài chính gồm: Thị trường nợ và thị trường vốn cổ
phần, Thị trường cấp một và thị trường cấp hai, Thị trường tiền tệ và thị
trường vốn (4)
Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần
Thị trường nợ : phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để vay vốn
trên thị trường tài chính là đưa ra một công cụ vay nợ, ví dụ như trái khoán
hay một món vay thế chấp. Công cụ vay nợ là sự thoả thuận có tính chất hợp
đồng có lãi suất cố định và hoàn trả tiền vốn vào cuối kì hạn. Kì hạn dưới 1
năm là ngắn hạn, trên 1 năm là trung và dài hạn. Thị trường nợ là thị trường
diễn ra việc mua bán các công cụ nợ kể trên.
Dịch vụ trả góp nằm trong hình thức này.
(4) Website: www.wikipedia.org – Thị trường tài chính

GVHD: TS Lê Tấn Bửu

 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương



 

Thị trường vốn cổ phần: phương pháp thứ hai để thu hút vốn là các công ty
phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phần tài sản của
công ty có quyền được chia lợi nhuận ròng từ công ty sau khi trừ chi phí, thuế
và thanh toán cho chủ nợ (những người sở hữu công cụ nợ).
Thị trường cấp một và thị trường cấp hai
Thị trường cấp một là thị trường tài chính trong đó diễn ra việc mua bán
chứng khoán đang phát hành hay chứng khoán mới. Việc mua bán chứng
khoán trên thị trường cấp một thường được tiến hành thông qua trung gian là
các ngân hàng.
Thị trường cấp hai là thị trường mua bán lại những chứng khoán đã phát
hành. Khi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường này thì
người vừa bán chứng khoán nhận được tiền bán chứng khoán còn công ty
phát hành không thu được tiền nữa, một công ty thu được vốn chỉ khi chứng
khoán của nó được bán lần đầu tiên trên thị trường cấp một.
Thị trường tiền tệ và thị trường vốn
Thị trường tiền tệ là một thị trường tài chính chỉ có các công cụ ngắn hạn (kỳ
hạn thanh toán dưới 1 năm).
Thị trường vốn là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như
cổ phiếu, trái phiếu. Thị trường vốn được phân thành ba bộ phận là thị trường
cổ phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu.
I.2.2 Dịch vụ trả góp
I.2.2.1 Lịch sử hình thành Dịch vụ trả góp

Dịch vụ trả góp xuất hiện đầu tiên tại Mỹ từ khoảng năm 1850 với hình
thức mua máy may trả góp. Phụ nữ rất hào hứng với dịch vụ này, vì lần đầu
tiên xuất hiện máy may, giúp phụ nữ có thể rút ngắn thời gian may một cái áo
từ 14 giờ xuống còn chỉ trong 1 giờ đồng hồ, và lại còn được mua trả góp. Đó
GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương



 

là một sự tiết kiệm sức lao động rất lớn và đến khoảng năm 1870 giá của một
chiếc máy may chỉ khoảng 30 – 40 đôla nếu mua bằng trả góp.
Mặt hàng trang trí nội thất sau đó cũng được bán bằng hình thức trả
góp. Một bài báo vào năm 1899 ở Boston đã viết rằng nửa số lượng các cửa
hàng trang trí nội thất đang sử dụng dịch vụ trả góp. Vào khoảng năm 1900,
với sự ra đời của dịch vụ trả góp mua xe hơi, dịch vụ trả góp đã thật sự bùng
nổ và 7 năm sau đó, giao dịch trả góp đã trở nên phổ biến và được áp dụng
rộng khắp cho nhiều mặt hàng như máy may, radio, tủ lạnh, máy hát đĩa, máy
giặt, máy hút bụi, nữ trang, quần áo và cả xe hơi.
Năm 1924, 75% xe hơi được bán với hình thức trả góp, 80% máy hát
đĩa, 75% máy giặt, 65% máy hút bụi và 25% nữ trang cũng được bán dưới
hình thức trả góp.
Dịch vụ trả góp cũng từ đó được lan rộng sang các nước khác tại Bắc
Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á… và phát triển mạnh mẽ đến ngày hôm
nay(5)
I.2.2.2 Định nghĩa Dịch vụ trả góp
Trả góp là một hình thức cho vay mà người vay có thể trả trước hoặc

không trả trước một số tiền, phần còn lại sẽ được trả định kỳ theo lịch trình
định sẵn. Khoảng thời gian trả phần còn lại có thể vài tháng hoặc thậm chí
đến 30 năm. Một tài sản thế chấp trả dần có thể xem là một hình thức trả góp.
Tùy từng khoảng thời gian hoặc phần trăm trả trước được chọn mà có những
hình thức trả góp và thanh toán khác nhau

(5) Website: www.myvesta.org/history/hisotryinstallment

GVHD: TS Lê Tấn Bửu
 

SVTH: Võ Thị Thùy Dương


×