Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

So sánh tu từ trong tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.18 KB, 16 trang )

Trường THPT Cái Nước GV: NGUYỄN NGỌC THỂ
I. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình sáng tác văn chương, để tạo ra những tác phẩm hoàn hảo, có
giá trò thì nhà văn, nhà thơ phải sử dụng từ ngữ, câu văn một cách thật hay, nhuần
nhuyễn. Không dừng lại ở sự hay, nhuần nhuyễn củ câu chữ mà còn thể hiện ở hiệu
quả nghệ thuật đạt được thông qua việc sử dụng câu chữ, ngôn từ. Thông thường, trong
văn chương, để nâng cao hiệu quả nghệ thuật, để đạt đến cái hay, cái toàn mó thì nhà
văn, nhà thơ thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa…
Ngay trong tcụ ngữ, ca dao, việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: so
sánh, ẩn dụ, nhân hóa… rất nhiều và đạt một hiệu quả rất cao. Văn chương hiện đại
cũng chứa đựng rất nhiều biện pháp nghệ thuật, đặc biệt là so sánh. Biện pháp nghệ
thuật này đã được các tác giả sử dụng một cách rất nhuần nhuyễn và đã đem lại hiệu
quả rất cao trong việc thể hiện ý đồ nhà văn, nhà thơ trong việc diễn đạt nọi dung tác
phẩm.
Không biết Nguyễn Tuân có phải là người sử dụng biện pháp so sánh tu từ
nhiều nhất hay không nhưng ông là người sử dụng rất mhiều biện pháp so sánh tu từ
trong tác phẩm của mình. Nguyễn Tuân được xem là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn
ngữ. Tiếp cận văn ông, chúng ta bứt gặp rất nhiều các hình thức của biện pháp so sánh
tu từ. Nguyễn Tuân sử dụng biện pháp nghệ thuật này đạt đến mức nhuần nhuyễn,
uyen bác, sâu thẳm về tàng bậc ý nghóa và biến hóa linh họat trong cách sử dụng.
Trong hầu hết các tác phẩm của ông, biện pháp tu từ hiện diện nhiều, góp
phần rất nhiều trong việc thể hiện nội dung tác phẩm. Riêng trong tùy bút “ Sông Đà”
Nguyễn Tuân sử dụng nhiều và đạt hiệu quả rất cao biện pháp so sánh tu từ. Sự cuốn
hút về cái hay của Nguyễn Tuân trong việc thể hiện biện pháp nghệ thuật này đã thôi
thúc người viết chọn đề tài này.
II. Lòch sử vấn đề:
Trong lòch sử nghiên cứu các vấn đề văn chương, các nhà phê bình lí luận cũng
đã đề cập đến vấn đề sử dụng biện pháp so sánh tu từ trong văn chương. Thế nhưng các
tác giả chỉ đề cập đến vấn đề một cách chung chung mà không nói cặn kẽ về việc sử
dụng các hình thức của biện pháp so sánh tu từ.
Điển hình như trong quyển “ Ngôn ngữ thơ Việt Nam” của Hữu Đạt – NXB GD


1996 đề cập đến việc sử dụng biện pháp so sánh tu từ trong thơ cũng chỉ đề cập đến
những vấn đề chung nhất từ ca dao tục ngữ đến thơ ca hiện đại. Tác giả đã đề cập đến
cái hay của biện pháp so sánh được thể hiệ trong ca dao, thơ ca và nêu ví dụ ở một số
tác giả. Điều này cho thấy rằng về phương diện này, các nhà phê bình lí luận ít ai đề
cập riêng về một tác phẩm nào đó. Có chăng cũng chỉ sơ lược mà thôi.
Riêng về tác giả Nguyễn Tuan cũng đã có một số người, một số bài viết về
nghệ thuật sử dụng biện pháp so sánh trong văn ông. Khảo sát những bài viết này,
người viết thấy rằng, các tác giả vẫn chưa đề cập một cách thỏa đáng. Chẳng hạn như
trong quyển “ Luận đề về Nguyễn Tuân” của Trần Ngọc Hưởng – NXB Thanh Niên
1999, tác giả cũng chỉ điểm qua hình thức so sánh A = B mà tác giả Nguyễn Tuân sử
dụng. Tạp chí “Ngôn ngữ và đời sống” số 8 – 1999 có bài “ Nghệ thuật so sánh của
Đề tài khoa học: So sánh tu từ trong tuỳ bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân Trang 1
Trường THPT Cái Nước GV: NGUYỄN NGỌC THỂ
Nguyễn Tuân trong tùy bút “ Người lái đò sông Đà” của tác giả Lê Đình Tuấn đã đề
cập đến hình thức của biện pháp so sánh mà Nguyễn Tuân đã sử dụng trong tùy bút “
Người lái đò sông Đà”. Người viết nhận thấy tác giả chỉ mới đề cập, đi sâu vào hình
ảnh so sánh và hiệu quả nghệ thuật.
Tác giả phê bình, lí luận chưa đề cập một cách triệt để vầ việc sử dụng biện
pháp so sánh tu từ mà Nguyễn Tuân sử dụng trong văn ông. Người viết cảm thấy cần
phải khai thác vấn đề này một cách thỏa đáng.
III. Mục đích yêu cầu:
Thông qua việc thống kê biện pháp so sánh tu từ mà Nguyễn Tuân đã sử dụng
trong tùy bút “Sông Đà” để thấy được nghệ thuật sử dụng biện pháp này. Khảo sát cái
hay, cái đặc sắc của Nguyễn Tuân trong việc thể hiện: Cấu trúc hình ảnh và hiệu quả
nghệ thuật của biện pháp so sánh tu từ để từ đó thấy được nét riêng sự sáng tạo của
Nguyễn Tuân trong cách sử dụng biện pháp nghệ thuật.
Qua việc tìm hiểu biện pháp so sánh tu từ mà Nguyễn Tuân sử dụng ta sẽ thấy
được giá trò của ngôn từ, hiệu quả nghệ thuật mà Nguyễn Tuân dùng trong tác phẩm.
Đồng thời thấy được Nguyễn Tuân sử dụng biện pháp so sánh tu từ như một yếu tố đắc
lực trong việc thể hiện hình tượng văn chương trong tcá phẩm của ông.

Bên cạnh đó, ta cũng thấy được sự đóng góp to lớn của Nguyễn Tuân cho nền
ngôn ngữ học nước nhà thông qua việc sử dụng và sáng tạo ngôn ngữ – những điều
được thể hiện rất rõ trong tùy bút “ Sông Đà”.
IV. Phạm vi đề tài:
Đặc trưng của văn chương là dùng ngôn từ để diễn đạt, sử dụng biện pháp tu từ
để nâng cao hiệu quả bểu đạt của ngôn từ mà nhà văn đã sử dụng.
Trong tùy bút “ Sông Đà”, ngôn từ được tác giả Nguyễn Tuân sử dụng một
cách rất tinh tế, điêu luyện. Đặc biệt, hiệu quả của tùy bút tăng lên rất nhiều nhờ
những biện pháp tu từ nhất là so sánh tu từ. Tác giả sử dụng biện pháp này để làm nổi
bật lên những tư tưởng, tình cảm, hình ảnh mà mình muốn thể hiện.
Đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu, tìm hiểu về những thể hiện
của biện pháp so sánh tu từ mà Nguyễn Tuân sử dụng trong tùy bút “ Sông Đà”.
V. Phương pháp nghiên cứu:
Một công trình nghiên cứu bao giờ cũng có rất nhiều phương pháp để tìm hiểu.
Với đề tài này, người viết chủ yếu tiến hành theo những phương pháp: khảo sát văn
bản, thống kê, liên hội, so sánh… để lí giải, luận giải được những cái hay, cái đặc sắc
trong việc sử dụng biện pháp so sánh tu từ thể hiện trong tùy bút “ Sông Đà” của
Nguyễn Tuân.
Đề tài khoa học: So sánh tu từ trong tuỳ bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân Trang 2
Trường THPT Cái Nước GV: NGUYỄN NGỌC THỂ
CHƯƠNG I:
VÀI NÉT VỀ SO SÁNH TU TỪ.
I. KHÁI NIỆM SO SÁNH TU TỪ.
1. Về biện pháp so sánh tu từ:
Biện pháp so sánh tu từ là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo, là một phương tiện
biểu đạt tinh tế và hiệu quả. Nó được sử dụng trong hầu hết các văn bản nghệ thuật và
được sử dụng với một tần số cao. Trong văn xuôi biện pháp so sánh tu từ được sử dụng
rất nhiều. Tác giả sử dụng bòen pháp này làm một yếu tố đắc lực trong việc thể hiện rõ
nét những hình ảnh, ý tưởng muốn khắc họa, sử dụng biện pháp nghệ thuật này làm
tăng thêm hiệu quả biểu đạt cho lời văn, cho tác phẩm, những cái hay, cái độc đáo của

biện pháp so sánh được nhà văn sử dụng một cách rất linh họat, câu văn trở nên sinh
động hơn. Các nhà nghiên cứu cũng để tâm rất nhiều đến biện pháp nghệ thuật này.
2. Một số khái niệm về biện pháp so sánh tu từ:
Biện pháp so sánh tu từ đã được rất nhiều người nghiên cứu, khảo sát. Tuy
nhiên, trong quá trinh nghiên cứu giữa các tác giả vẫn chưa có sự thống nhất với nhau
về đònh nghóa của biện pháp so sánh tu từ. Chúng ta có thể tham khảo một số đònh
nghóa sau.
Sách “ Tiếng Việt 10” do Hồng Dân chủ biên đã đònh nghóa như sau: “ Nếu
liên tưởng đến nét giống nhau giữa 3 đối tượng được nêu ra một cách công khai, ta có
biện pháp so sánh” ( trang 33).
Trong sách “ Phong cách học tiếng Việt” do Đinh Trọng Lạc chủ biên, Nguyễn
Thái Hòa đònh nghóa “ so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi dem sự vật này đối chiếu
với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể
những cảm xúc thẩm mó trong nhận thức người đọc, người nghe.” ( trang 189).
Tác giả Đinh Trọng Lạc đã đònh nghóa biện pháp so sánh tu từ trong sách “ 99
phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” như sau: “ so sánh ( còn gọi là so sánh hình
ảnh, so sánh tu từ) là biện pháp tu từ ngữ nghóa. Trong đó, người ta đối chiếu hai đối
tượng khác nhau của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có
một nét giống nhau nào đó nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối
tượng” ( trang 154).
Tác giả Bùi Tất Tươm lại đưa ra đònh nghóa trong sách “ Giáo trình tiếng
Việt” : “ so sánh tu từ là sự đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác nhau, giống nhau
một thuộc tính nào đó nhằm biểu hiện một hình ảnh, biểu cảm đặc điểm của một đối
tượng” ( trang 233).
Trong sách “ Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” tác giả cù Đình tú
lại đưa ra đònh nghóa: “ So sánh tu từ là một cách công khai đối chiếu hai hay nhiều đối
tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy ( nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách
hình ảnh đặc biệt của một đối tượng” ( trang 272).
Mỗi tác giả đều đưa ra đònh nghóa về biện pháp so sánh tu từ. Các đònh ngiã
này không hoàn toàn trùng khớp với nhau nhưng nhìn chung, tất cả các đònh nghóa đều

Đề tài khoa học: So sánh tu từ trong tuỳ bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân Trang 3
Trường THPT Cái Nước GV: NGUYỄN NGỌC THỂ
có một điểm chung mà các tác giả đã nêu: So sánh tu từ là sự đối chiếu giữa hai đối
tượng khác nhau và hai đối tượng đem ra đối chiếu phải có nét tương đồng nào đó.
II. CẤU TẠO CỦA SO SÁNH TU TỪ.
Khi khảo sát biện pháp so sánh tu từ cần phải khảo sát cả hình thức ( cấu tạo
bên ngoài) lẫn nội dung ( cấu tạo bên trong).
Xét về mặt hình thức, so sánh tu từ khác với mọi cách tu từ cấu tạo theo quan
hệ liên tưởng ( ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa) ở chỗ bao giờcũng phô bày hai vế: vế so
sánh và vế được so sánh. Trong mỗi vế được đưa ra có thế có một hay nhiều đối tượng.
Các đối t]ợng được đem ra đối chiếu có thể là sự vật, tính chất, hành động.
Các hình thức so sánh xét về mặt hình thức.
1. A như ( tựa như, chừng như, giống như, ví như, giả như…) B.
Ví dụ: “ Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới rạng, như đèn mới khêu”
( Ca dao)
2. A bao nhiêu B bấy nhiêu:
Ví dụ: “ Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu”
( Tố Hữu)
3. A là B
Ví dụ: “ Muối thời chiếm đóng là vàng trắng” ( Nguyễn Tuân)
4. A : B
Kiểu so sánh này chúng ta thường gặp trong thơ ca. Bởi vì trong thơ ca, do yêu
cầu của vần, luật nên người ta dùng so sánh “ như”, “ tưa như” , “ giống như”… Mặt
khác, trong thơ ca, nhờ cấu trúc cân đối và sự cô đọng của ngôn ngữ thơ nên dôi khi
giữa hai vế không có từ so sánh.
Ví dụ: ‘ Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non.”
( Tố Hữu)

Xét về nội dung ( cấu tạo bên trong ) các đối tượng nằm trong hai vế của biện
pháp so sánh tu từ khác loại nhưng lại có nts giống nhau nào đó, tạo thành cơ sở của so
sánh tu từ. Nét giống nhau này có thể hiện ra bằng các từ ngữ cụ thể, khi đó ta có so
sánh nổi.
Ví dụ: “ Khói núi bốc lên như khói nồi cơm vừa sôi” ( nguyễn Tuân).
Nét giống nhau này có khi không được phô bày ra bằng từ ngữ cụ thể nào lẫn
vào bên trong hai vế của biện pháp so sánh bắt buộc người tiếp cận phải tìm kiếm, chỉ
ra được. Khi đó ta sẽ có so sánh chìm.
Ví dụ: “ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
( Hồ Chủ Tòch)
Đề tài khoa học: So sánh tu từ trong tuỳ bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân Trang 4
Trường THPT Cái Nước GV: NGUYỄN NGỌC THỂ
Nét giống nhau giữa hai vế của biện pháp so sánh tu từ dù là nổi hay chìm đều
không thể thiếu được vì nó gắn hai vế với nhau khiến cho biện pháp so sánh tu từ có
thể hình thành được.
Đứng về mặt nội dung biểu hiện thì so sánh tu từ chìm tạo cho sự liên tưởng
rộng rãi hơn. Nó kích thích sự làm việc trí tuệ và tình cảm nhiều hơn là so sánh nổi.
Chẳng hạn, khi ta tiếp cận một so sánh tu từ như:“ Trẻ em như búp trên cành” người
tiếp cận sẽ phải suy nghó, liên tưởng để xác đònh nét giống nhau giữa hai đối tượng ở
hai vế và từ đó nhận ra được đặc điểm của các đối tượng được miêu tả là trẻ em. Sự
suy nghó, liên tưởng có thể diễn ra như sau:
-Trẻ em tươi non như búp trên cành.
-Trẻ em đầy sức sống như búp trên cành.
Phân tích cấu tạo nội dung của biện pháp so sánh tu từ chìm cho thấy nét giống
nhau ở so sánh tu từ chìm xuất hiển trong quá trình suy nghó, liên tưởng của người tiếp
nhận dưới dạng những khả năng, những kiến thể ( ở ví dụ trên, các kiến thể là: tươi
non, đầy sức sống). Trái lại, xét giống nhau ở biện pháp so sánh tu từ nổi luôn luôn
xuất hiện dưới dạng của một kiến thể ( trong ví dụ: “ khói núi bốc lên như khói nồi cơm
sôi” thì “ bốc lên” là bất biến thể).

Từ đó, ta có thể nhận thấy rằng, một biện pháp so sánh tu từ hoàn chỉnh, “ đắt”
phải cần thoả mãn: các đối tượng đưa ra so sánh là khác loại và phát hiện đúng nét
giống nhau giữa hai đối tượng. Tài nghệ của người sử dụng biện pháp so sánh tu từ là
phát hiện ra nét giống nhau chính xác, bất ngờ, điều mà người khác không để ý đến,
không nhận ra được.
Mặt khác, chúng ta cũng nhận thấy rằng một tác phẩm văn chương nếu tác giả
sử dụng nhiều so sánh tu từ chìm sẽ kích thích được khả năng tri giác của người đọc,
khơi gợi sức sáng tạo trong việc tìm kiếm nét giống nhau giữa các đối tượng. Như thế,
tác phẩm sẽ mang một bề sâu rất lớn. Đồng thời cũng sẽ nói lên được nét đặc sắc của
tác giả trong việc sử dụng biện pháp so sánh tu từ.
III. CHỨC NĂNG CỦA BIỆN PHÁP SO SÁNH TU TỪ
Trong tiếng Việt, so sánh tu từ là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều
nhất so với các biện pháp tu từ từ vựng khác. Khi giao tiếp bình thường người ta vẫn
hay so sánh để làm rõ điều mình muốn thông báo. Chẳng hạn, để diễn tả được mức độ
yêu đ]ơng của một người nào đó ta có thể nói: “ Nó yêu như điên” để nhấn mạnh thêm,
khẳng đònh đieeuf muốn thông báo đến người tiếp nhận. Trong văn chương, các nhà
văn, nhà thơ lại càng hay sử dụng biện pháp so sánh. Bởi vì khi sử dụng biện pháp so
sánh không chỉ giúp người đọc nhận thức được sự vật, hiện tượng, sự việc, trạng thái,
tính chất một cách chính xác mà nhà văn còn muốn thông qua biện pháp so sánh để
làm tăng thêm tính gợi cảm, tính hình tượng, tính biểu cảm cho câu văn. Chẳng hạn, để
diễn cái hoang dại của bờ con sông Đà, Nguyễn Tuân đã so sánh “ Bờ sông hoang dại
như một bờ tiền sử”. Đồng thời, so sánh tu từ giúp nhà văn rất nhiều trong việc khắc
hoạ, làm nổi bật những hình tượng mà mình muốn thể hiện.
Văn chương có đặc trưng cơ bản là tính thẩm mó, nhà văn sử dụng biện pháp so
sánh như một biện pháp tu từ quan trọng để làm nên giá trò của ngôn từ văn chương.
Đề tài khoa học: So sánh tu từ trong tuỳ bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân Trang 5
Trường THPT Cái Nước GV: NGUYỄN NGỌC THỂ
Chính vì thế, khi nghiên cứu, tìm hiểu cách sử dụng biện pháp so sánh tu từ để làm nổi
bật điều mà mình muốn thể hiện của các nhà văn cũng chính là tìm hiểu cách biểu hiện
riêng của từng người. Mỗi nhà văn đều có cách thể hiện biện pháp so sánh tu từ riêng

biệt và đạt đến hiệu quả nghệ thuật nhất đònh, làm nổi bật lên chức năng chủ yếu của
biện pháp so sánh. Từ chỗ vận dụng chức năngc của biện pháp so sánh tu từ của mỗi
nhà văn mỗi khác tạo nên phong cách đặc sắc riêng của từng người. Đây cũng là một
phươưng diện để phân biệt sự khác nhau giữa các tác giả. Ví dụ sự khác biệt trong cách
sử dụng biện pháp so sánh giữa Nguyễn Tuân và Vũ Trọng Phụng:
“ Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn
hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói
núi Mèo đốt nương xuân” ( Nguyễn Tuân).
“ Mặc bà phó Đoan sưng sỉa lên như một quả phụ thủ tiết bò bạc tình” ( Vũ
Trọng Phụng)
Nguyễn Tuân so sánh để thấy hết cái hay, cái đẹp của sự vật, hiện tượng, diễn
tả đầy đủ hết bản chất của những điều muốn đề cập. Vũ Trọng Phụng so sánh để tăng
nét hài hước, châm biếm và đôi khi so sánh như không hề có so sánh.
Chức năng chủ yếu của biện pháp so sánh tu từ là góp phần làm nổi bật, khắc
họa đầy đủ hơn những khía cạnh của sự vật, hiện tượng mà nhà văn muốn thông báo.
Biện pháp so sánh tu từ được sử dụng rất nhiều trong văn chương và nó đã góp phần
tạo nên những nét đặc sắc của văn chương.
Đề tài khoa học: So sánh tu từ trong tuỳ bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân Trang 6

×