Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đề cương môn xây dựng đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.71 KB, 9 trang )

Nguyễn Thị Khánh Hà B1-QLHC-D26S
Đề cương môn Xây dựng Đảng
Câu 1: Tính tất yếu sự ra đời của Đảng Cộng Sản? Liên hệ Đảng Cộng Sản ra đời là tất yếu
khách quan?
Trả lời:
1.Tính tất yếu sự ra đời của Đảng Cộng Sản
a.Khái niệm Đảng Cộng Sản
Đảng cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân.Nó là đội tiên phong,bộ tham mưu chiến
đấu,lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân,đại biểu trung thành cho lợi ích giai cấp công nhân,của
nhân dân lao động và của cả dân tộc.Đảng cộng sản bao gồm những bộ phận tiên tiến của giai cấp
công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động.Đảng cộng sản lấy chủ nghĩa mác lênin làm nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho hành động,lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản
của mình.ĐCS là nhân tố đảm bảo vai trò lãnh đạo của GCCN.
=>Như vậy, yếu tố quyết định để GCCN hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là thành lập được
chính đảng độc lập của GCCN.ĐCS với lý luận tiên phong, luôn trung thành với sự nghiệp, lợi ích
giai cấp là nhân tố quyết định đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của GCCN là thủ
tiêu CNTB, xây dựng CNXH, tiến đến CNCS.
b.Tính tất yếu sự ra đời của ĐCS.(trang 19-20)
c.Vai trò của ĐCS đối với việc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Trong cuộc đấu tranh chống GCTB, chừng nào và khi nào GCCN tự tổ chức ra chính đảng của mình
để lãnh đạo của đấu tranh thì mới đảm bảo được thắng lợi trọn vẹn, hoàn thành được sứ mệnh của
mình.
Trước khi không có ĐCS, GCCN đấu tranh tự phát, vì mục đích ktế, không phải đấu tranh vì lợi ích
cua mình.ĐCS là đội tiên phong của GCCN, dẫn dắt phong trào đấu tranh đi đúng hướng.
Do đó, những đảng viên của đảng phải là người ưu tú nhất của GCCN, phải tiên phong về mặt lí luận
và hành động.
2.Liên hệ ĐCS ra đời là yếu tố khách quan:
Câu 2: Nguyên tắc tập trung dân chủ.Liên hệ vận dụng vào thực tế hiện nay?
Trả lời:
Tập trung dân chủ là thuộc tính cơ bản của Đảng CM của giai cấp CN. Tức là lãnh đạo từ 1 trung tâm
mà cơ quan tối cao là ĐH ĐB toàn quốc của Đảng củng là trung tâm lãnh đạo, thiểu số phục tùng đa


1


số, cấp dưới phục tùng cấp trên, lợi ích bộ phận phục tùng lợi ích chung.
Tập trung dân chủ là sự bình đẳng, chủ động sáng tạo của Đảng viên. Tất cả các cơ quan lãnh đạo của
Đảng đều do bầu cử hình thành.
Tập trung dân chủ hoàn toàn đối lập với chuyên quyền độc đoán, vô chính phủ. Nguyên tắc Tập trung
dân chủ trong Đảng được thực hiện vận dụng phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của cuộc đấu tranh
giai cấp với điều kiện hoạt động và vị trí của Đảng trong đời sống xã hội.
Dân chủ phải đi đôi với sự tập trung lõng lẽo sẽ làm rối loạn tổ chức. Dân chủ quá trớn thiếu tập trung
thì tổ chức đó hoạt động sẽ không hiệu quả. Trong quá trình sinh hoạt của đảng không được tuyệt đối
hoá 1 mặt nào. Nếu tuyệt đối hoá mặt tậo trung mà lơi dân chủ thì thành độc đón chuyên quyền. Nếu
tuyệt đối hoá mặt dân chủ ,là lơi tập trung thì trở thành dân chủ vô tổ chức, vô kỷ luật.
* Bản chất sự thống nhất biện chứng giữa tập trung và dân chủ được bắt nguồn từ hoạt động sản xuất
và đời sống xã hội của con người. Tập trung dân chủ là 1 thể thống nhất. Đảng CS là 1 tổ chức của
những người hoàn toàn tự nguyện có cùng mục đích lý tưởng chiến đấu, tổ chức hành động và là tổ
chức chặt chẽ có kỹ luật nghiêm minh.
Nội dung:
+ Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
+ Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là ĐH ĐB toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là ĐH ĐB
hoặc ĐH Đảng viên giữa 2 kỳ ĐH. Cơ quan lãnh đạo cuả Đảng là BCHTW ở mỗi cấp là BCH đảng
bộ , chi bộ.
+ Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước ĐH cùng cấp trước cấp uỷ
cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức Đảng trực
thuộc thực hiện tự phê bình và phê bình.
+ Tổ chức đảng và Đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số cấp dưới
phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn đảng phục tùng ĐH ĐB toàn
quốc và BCHTW.
+ Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn 1 nữa số thành viên
trong cơ quan đó tán thành.

+ Tổ chức Đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình không được trái với
nguyên tắc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
Liên hệ vận dụng vào thực tế hiện nay:
Từ thực tế tồn tại và phát triển của các Đảng Cộng sản, thất bại của Đảng Cộng sản Liên xô là một bài
học điển hình về việc thiếu điều kiện tiên quyết khi thực hiện tập trung dân chủ. Một mình Tổng Bí
thư đã giải tán được cả Ban Chấp hành Trung ương Đảng và dẫn đến Đảng Cộng sản Liên xô tan rã.
2


Nguyên nhân:Một trong những yêu cầu, biểu hiện khi thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong
Đảng là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức. Đây có thể
coi là điều kiện cần.Một tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh thực sự thì điều kiện cần đó sẽ là đúng
đắn tạo nên sự đoàn kết thống nhất, sức mạnh của Đảng. Nhưng với tổ chức Đảng mất đoàn kết, chia
rẽ, bè phái, số đảng viên tốt chiếm tỉ lệ ít hơn đảng viên thoái hóa, biến chất hoặc lừng chừng cơ hội
thì kết quả khi biểu quyết, chắc chắn số đảng viên cơ hội, biến chất chiếm đa số sẽ thắng, họ sẽ lũng
đoạn, chi phối các quyết định và hoạt động của Đảng. Mặt khác, những người có ý định xấu, động cơ
cá nhân, bè phái thường lợi dụng điều kiện cần đó, nấp dưới danh nghĩa của tập thể, cấp trên để chi
phối thực hiện ý đồ cá nhân, cơ hội. Như vậy, nguyên tắc tập trung dân chủ chỉ có ý nghĩa phát huy
tác dụng khi tổ chức đảng trong sạch vững mạnh thực sự. Đây cũng được coi là điều kiện “đủ” cho
việc thực hiện nguyên tắc này.
Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, trong giai đoạn hiện nay, điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt nguyên
tắc tập trung dân chủ là: tổ chức đảng phải thực sự trong sạch vững mạnh; số đảng viên hoàn thành
tốt nhiệm vụ (trên cơ sở phân loại chính xác) phải chiếm đa số trong tổ chức đảng.Chỉ đảm bảo được
điều đó, nguyên tắc tập trung dân chủ mới là nguyên tắc cơ bản tạo nên sức mạnh vô địch của Đảng,
phân biệt Đảng Cộng sản cách mạng với các đảng khác. Nếu ngược lại, thì chính nguyên tắc này sẽ
trở thành nguyên nhân làm đảng suy yếu, thậm chí tan rã.
Câu 3: Vì sao phải cần thiết đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện
nay?
Trả lời:
Khái niệm phương thức lãnh đạo của Đảng:

-PPLĐ của Đảng là hệ thống phương pháp, hình thứ, biện pháp mà Đảng sử dụng để ãnh đạo hệ thống
chính trị và toàn xã hội nhằm hiện thực hóa Cương lĩnh chính trị, chủ trương đường lối, quan điểm,
mục tiêu, của Đảng trong thực tiễn.Nhưng khi nghiên cứu đổi mới phương thức lãnh đạo thì cần phải
đề cập đến đổi mới nd lãnh đạo.Vì nó luôn gắn liền với phương thức lãnh đạo, chúng có mqh biện
chứng với nhau.
=>Hiệu quả lãnh đạo không chỉ phụ thuộc vào nd lãnh đạo mà còn vào phương thức lãnh đạo.
1. Từ lãnh đạo đẩy mạnh chiến tranh giải phóng dân tộc là chủ yếu chuyển sang lãnh đạo trong
điều kiện hoà bình xây dựng trên phạm vi cả nước; từ lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội theo
hệ quan niệm cũ sang lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội theo hệ quan niệm từng bước được đổi
mới về chủ nghĩa xã hội
Chiến tranh là sự sống còn của cả một dân tộc, diễn ra hết sức tàn khốc, nhanh và mãnh liệt.Sau
khi nước nhà thống nhất, cả nước thực hiện một nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và
3


bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng đã ý thức rõ sự cần thiết phải có sự thay đổi căn bản trong
phương thức lãnh đạo
Đảng quyết định đường lối, chính sách, phương hướng hoạt động của Nhà nước và những vấn đề
quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước các cấp. Thông qua Nhà nước, đường lối, chính sách của
Đảng biến thành quyết định của bản thân quần chúng, thành hoạt động hằng ngày của quần chúng.
Vì vậy, phải thường xuyên kiện toàn bộ máy nhà nước, nâng cao không ngừng quyền lực và hiệu quả
quản lý của Nhà nước mới hoàn thành được những nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra, mới thực hiện
được sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội.
Quan niệm vừa nêu về phương thức lãnh đạo của Đảng mang tính khoa học và thực tiễn hết sức sâu
sắc. Điểm nổi bật nhất ở đó là nhấn rất mạnh sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi mặt đời sống xã hội
phải được thực hiện thông qua Nhà nước; chấm dứt tình trạng Đảng trực tiếp ra chỉ thị cho các ngành,
các cấp ngoài hệ thống tổ chức của Đảng.
Chiến tranh có quy luật của chiến tranh, xây dựng hoà bình có quy luật của xây dựng hoà bình.
Điều đó cũng hoàn toàn đúng khi nói về phương thức lãnh đạo của Đảng. Trong những năm gần đây,
chúng ta đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi phương thức lãnh đạo của Đảng

thích hợp với điều kiện hoà bình xây dựng đất nước; song, những tập quán, thói quen trong
phương thức lãnh đạo thời chiến vẫn còn tồn tại ít nhiều trong một bộ phận cấp uỷ và cán bộ, đảng
viên. Đổi mới phương thức lãnh đạo là một tất yếu để khắc phục những tàn dư đó.
2. Chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa đòi hỏi sự chuyển đổi tương ứng trong phương thức lãnh đạo của Đảng
Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế (V.I.Lênin).
Phương thức lãnh đạo của Đảng thuộc phạm trù chính trị, do vậy, cũng do kinh tế quy định.
Trong nền kinh tế dựa trên chế độ sở hữu xã hội đơn nhất dưới hai hình thức là toàn dân và tập thể,
vận hành trong cơ chế kế hoạch hoá tuyệt đối, phương thức lãnh đạo của Đảng cũng khó tránh
khỏi tình trạng quan liêu hoá, tập trung cao độ. Đảng không phải chỉ thông qua Nhà nước, mà còn
trực tiếp can thiệp rất sâu vào hoạt động kinh tế.
Giờ đây, khi đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự đa dạng hoá
chế độ sở hữu, hình thức và thành phần kinh tế, lấy sự điều tiết của thị trường làm căn cứ cơ bản, thị
trường đóng vai trò là cơ sở để kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân... thì phương thức lãnh đạo của
Đảng nói chung, lãnh đạo trên lĩnh vực kinh tế nói riêng không thể như cũ.
Thông qua Nhà nước, Đảng lãnh đạo trên lĩnh vực kinh tế, nhưng lại phải trên nguyên tắc tôn trọng
quyền tự chủ của doanh nghiệp, tôn trọng sự điều tiết của thị trường.
4


Môi trường kinh tế thị trường đòi hỏi ở Đảng sự kiên định, sự năng động, nhạy bén, đồng thời phải có
sức đề kháng cao trước những tiêu cực của kinh tế thị trường tác động vào nội bộ hàng ngũ mình.Điều
vừa nêu cũng hoàn toàn đúng khi nói về yêu cầu phương thức lãnh đạo của Đảng.
Như vậy là, sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đặt ra đòi hỏi
phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
3. Yêu cầu mới về phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Nguyên tắc căn bản của Nhà nước pháp quyền là quản lý mọi mặt đời sống xã hội phải theo pháp luật,
bằng pháp luật; pháp luật được xem là tối thượng.Cho nên, Quốc hội trở thành cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đảng lãnh đạo Nhà nước, nhưng

không có nghĩa là Đảng đứng trên Nhà nước, Nhà nước là cấp dưới của Đảng. Đảng lãnh đạo xã hội,
nhưng cũng không có nghĩa Đảng đứng trên xã hội...
4. Dân chủ hoá mọi mặt trong đời sống xã hội đặt ra nhiều vấn đề mới về phương thức lãnh đạo
của Đảng
Dân chủ hoá xã hội đòi hỏi phải dân chủ hoá phương thức lãnh đạo của Đảng. Điều đó không thể đạt
được, nếu Đảng không đổi mới phương thức lãnh đạo của mình.
5. Phương thức lãnh đạo của Đảng được đặt ra trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cách
mạng khoa học - công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế
+Khoa học hoá, hiện đại hoá phương thức lãnh đạo của Đảng là một nhân tố bảo đảm tính hiệu quả
trong lãnh đạo của Đảng.
+Sống trong thế giới toàn cầu hoá ngày một gia tăng, mọi sự biệt lập đều là hành vi tự sát.Ta ý thức rõ
sức mạnh của ngoại lực bên ngoài nhưng cũng không được coi thường nội lực đó là nhân tố con
người.Mặt bằng dân trí, khoa học - công nghệ cao, mặt bằng nghề nghiệp phát triển vừa là điều kiện
thuận lợi cho sự lãnh đạo của Đảng, vừa là áp lực đòi hỏi Đảng phải không ngừng nâng cao tầm tư
tưởng, tầm trí tuệ và tính khoa học, tính dân chủ trong phương thức lãnh đạo của mình.
+Nhờ hội nhập, chúng ta không chỉ tiếp nhận được những thành quả khoa học - công nghệ, thành quả
kinh tế - văn hoá của nhiều nước, mà cả thành quả khoa học lãnh đạo, khoa học quản lý của nhân loại
được sáng tạo ra trong các thể chế chính trị - xã hội khác nhau. Tiếp thu một cách có chọn lọc, có phê
phán, có cải tạo và phát triển, biết vận dụng sáng tạo những nhân tố có giá trị trong kinh nghiệm và
khoa học lãnh đạo của thế giới trở thành một tác nhân không kém phần quan trọng trong đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng ta.
5


6. Sự khủng hoảng và thoái trào của chủ nghĩa xã hội trên thế giới đặt ra nhiều vấn đề mới về
phương thức lãnh đạo của Đảng
+Sự khủng hoảng, thoái trào của chủ nghĩa xã hội thế giới có nhiều nguyên nhân bên trong và bên
ngoài.Một trong những nguyên nhân bên trong, rất quan trọng là sự yếu kém của bản thân Đảng Cộng
sản, trong đó có sự yếu kém về phương thức lãnh đạo của Đảng.

+Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa đế quốc đang ra sức
thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” với mưu đồ làm thay đổi bản chất chế độ chính trị mà nhân
dân ta đang xây dựng và đã được thiết định từng bước một. Trọng điểm của chiến lược này là từng
bước làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng, vô hiệu hoá và thủ tiêu sự lãnh đạo đó. Vin vào một số
thiếu sót trong phương thức lãnh đạo của Đảng, chúng hết lời vu khống chúng ta.Ta đổi mới phương
thức lãnh đạo chính là nhằm vạch trần lời vu khống đó.
7. Phương thức lãnh đạo phải được đổi mới để đáp ứng tính đặc thù của điều kiện một Đảng duy
nhất cầm quyền
Với những thuận lợi và khó khăn đó, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để trong điều kiện
một Đảng duy nhất cầm quyền mà không trở thành chuyên quyền, độc đoán - đây là vấn đề sống còn
của Đảng, của chế độ ta.
Câu 4: Tự phê bình và phê bình.
Trả lời:
Một trong những nguyên tắc xây dựng Đảng đó là: tự phê bình và phê bình.
Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là nguyên tắc, chế độ thường xuyên trong
sinh hoạt đảng.
Tự phê bình và phê bình là nêu ưu điểm, vạch rõ khuyết điểm của tổ chức đảng, của cấp uỷ và cán bộ,
đảng viên, qua đó tìm biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, giúp tổ
chức và mỗi người tiến bộ.
Tự phê bình và phê bình vừa mang tính cách mạng và khoa học, vừa mang tính nhân văn, thúc đẩy
con người vươn tới sự hoàn thiện.
Do đó, tự phê bình và phê bình đòi hỏi tính đảng, tính nguyên tắc cao, phải khách quan, trung
thực, thẳng thắn, chân thành, công khai, có lý, có tình.
+Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: mọi svht đều vận động và phát triển trong sự thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, Đảng Cộng sản là một tổ chức chính trị, một bộ phận cấu thành
của đời sống xã hội, do vậy Đảng cũng tồn tại, vận động phát triển theo quy luật sự thống nhất và đấu
6


tranh giữa các mặt đối lập, tự phê bình và phê bình trong Đảng là biểu hiện của quy luật đó và là

đòi hỏi tất yếu khách quan.
Lênin cho rằng, trong quá trình lãnh đạo, Đảng có khuyết điểm là điều bình thường, điều quan trọng
là có thái độ đúng đắn với sai lầm của mình hay không. Đối với Đảng cũng như các đảng viên, không
có thái độ đúng đắn đối với khuyết điểm thì chỉ có đi đến chỗ vi phạm những khuyết điển lớn hơn mà
thôi, Lênin đã khẳng định điều đó khi nói: “cứ giữ mãi sai lầm, đi sâu thêm để bào chữa nó, “đưa nó
đến chỗ tột cùng” thì từ một sai lầm nhỏ, người ta luôn luôn có thể làm cho nó thành một sai lầm lớn
ghê gớm”.
Bởi vì, tự phê bình và phê bình là cách thức tốt nhất để thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng,
làm cho Đảng trong sạch, cán bộ, đảng viên tiến bộ, giữ vững được uy tín của Đảng.
+Cách thức tự phê bình và phê bình là yếu tố quan trọng để tự phê bình và phê bình hiệu quả. Theo
Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình phải thật thà, thẳng thắn, trên cơ sở "tình đồng chí thương yêu
lẫn nhau". +Trong phê bình phải trung thực, không nể nang, không giấu giếm hoặc thêm bớt khuyết
điểm, không nể nang, né tránh, "dĩ hòa vi quý". Cũng không lợi dụng phê bình để nói xấu, bôi nhọ,
vùi dập, đả kích người khác. Phê bình là một khoa học, cũng là nghệ thuật.+Người được phê bình
phải có thái độ thành khẩn, vui lòng sửa đổi, không vì bị phê bình mà nản chí hoặc oán ghét hoặc bị
phê bình thì im lặng mà không sửa đổi, Hồ Chí Minh gọi đó là " thái độ không thật thà, không đúng
đắn".Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau thì mới phát huy được cao độ giá trị. Ai cũng
có những ưu điểm của mình và lúc cũng sẽ mắc phải những khuyết điểm, sai sót. Vì vậy, phê bình
cùng lúc phải hướng đến hai mục đích: Một là, phải cổ vũ, phát huy những ưu điểm, những cách làm
hay, những việc làm tốt và hai là tìm ra biện pháp khắc phục, sửa chữa cái chưa hay, cái khuyết điểm,
sai lầm nhằm hướng đến hoàn thiện, tiến bộ hơn.
+Tự phê bình và phê bình phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, từ trên xuống và từ dưới
lên, bảo đảm công khai, dân chủ và gắn với sửa chữa, biểu dương, khen thưởng thì mới phát
huy được tác dụng. Dân chủ là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện phê bình
=>TPB và PB không những là nghệ thuật, văn hóa trong Đảng, là quy luật pháp triển của Đảng mà
còn là thước đo trình độ sinh họa dân chủ trong Đảng, là sợi dây lien kết, ràng buộc khăng khít giữa
đảng viên với nhau, tổ chức Đảng, với nhân dân.
=>tăng bản chất giai cấp công nhân, bản chất cách mạng của Đảng chính quyền
=>là vũ khí sắc bén để xây dựng Đảng, giáo dục, rèn luyện, nhằm củng cố khối đoàn kết thống nhất
trong Đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ sáng tạo của mọi cán bộ, đảng

viên tham gia xây dựng nghị quyết và lãnh đạo tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết của đảng bộ,
chi bộ và nhiệm vụ của đơn vị.
Câu 5: Làm rõ tính tất yếu ra đời của Đảng Cộng Sản?
Trả lời:
1 – Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc ra đời của Đảng là một tất yếu lịch sử
7


a.Hoàn cảnh quốc tế.
– Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại, có tác
động thức tỉnh các dân tộc đang đấu tranh giải phóng.
– Những tư tưởng cách mạng cấp tiến dội vào các nước thuộc địa.
b.Trong nước.
– Sự khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp đã làm gay gắt thêm các mâu thuẫn cơ bản
trong lòng xã hội Việt Nam.
– Tình trạng khủng hoảng kinh tế –xã hội , đặc biệt là các mâu thuẫn dân tộc và giai cấp đã dẫn đến
nhu cầu đấu tranh để tự giải phóng.
– Độc lập dân tộc và tự do dân chủ là nguyện vọng tha thiết cả nhân dân ta: là nhu cầu bức thiết của
dân tộc .
2 – Sự ra đời của Đảng là kết quả của quá trình lựa chọn con đường cứu nước
– Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc tuy diễn ra liên tục mạnh mẽ,
nhưng các phong trào đều lần lượt bị thất bại vì đã không đáp ứng được những yêu cầu khách quan
của sự nghiệp giải phóng dân tộc.Vd:phong trào Cần Vương, Khởi nghĩa của nông dân Yên Thế,
phong trào theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản như bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan
Châu Trinh, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam quốc dân đảng lãnh đạo thất bại,…
– Trong khi phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị khác nhau đang bế tắc về đường lối thì
khuynh hướng vô sản thắng thế: Phong trào dân tộc đi theo khuynh hướng vô sản.
– Đảng Cộng sản ra đời để giải quyết sự khủng hoảng này.
– Đảng ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước Việt Nam.

– Từ sự phân tích vị trí kinh tế xã hội của giai cấp trong xã hội Việt Nam cho thấy chỉ có giai cấp
công nhân là giai cấp có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
– Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đã đặt lên vai giai cấp công nhân Việt Nam.
– Phong trào công nhân ra đời và phát triển là một quá trình lịch sử tồn tại tự nhiên. Muốn trở thành
phong trào tự giác nó phải được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; Vũ khí lý luận và tư
tưởng của giai cấp công nhân
– Giai cấp công nhân muốn lãnh đạo cách mạng được thì phải có Đảng cộng sản.
– Sự thành lập Đảng cộng sản là quy luật của sự vận động của phong trào công nhân từ tự phát thành
tự giác, nó được trang bị bằng lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
– Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tìm thấy chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường giải
phóng dân tộc theo đường lối cách mạng vô sản.
– Nguyễn ái Quốc thực hiện công cuộc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về
chính trị , tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam .
– Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam đã thúc đẩy phong trào công nhân và phong
trào yêu nước phát triển .
– Các phong trào đấu tranh từ năm 1925 đến năm 1929 chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành
và đang trở thành một lực lượng độc lập. Tình hình khách quan ấy đòi hỏi phải có một Đảng cộng sản
8


lãnh đạo.
– Ba tổ chức cộng sản ra đời là: Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương
cộng sản đảng liên đoàn đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của phong trào cách mạng
– Ngày 3-2-1930 thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Như vậy, sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan.
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử Cách Mạng Việt Nam.
Nó chấm dứt thời kỳ Cách Mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối, chấm dứt hệ tư tưởng tư sản,
xác lập hệ tư tưởng vô sản cho Cách Mạng Việt Nam. Sự ra đời của Đảng đủ mở ra một thời đại mới
trong lịch sử nước Việt Nam. Thời đại giai cấp công nhân, đảng tiên phong của nó ở vị trí trung tâm
của lịch sử kết hợp phong trào yêu nước, Cách Mạng quyết định được nội dung và phương hướng trên

của xã hội Việt Nam. Đây là thời đại của nhân dân Việt Nam không chỉ làm cho lịch sử vẻ vang còn
góp phần vào sự nghiệp chung của dân tộc bị áp bức, xoá bỏ thuộc địa của thực dân Pháp giành độc
lập tiến bộ xã hội .

9



×