Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Ô NHIỄM môi TRƯỜNG DO NUÔI TRỒNG THỦY hải sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.03 KB, 11 trang )

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN
1. Mở đầu
Nuôi trồng thủy sản là một trong những loại hình nông nghiệp hết sức phổ biến
của nước ta. Theo Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất thủy sản quý 2016 đạt gần 35,4
nghìn tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010), tăng 2,34% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, giá trị nuôi trồng thủy sản đạt gần 17 nghìn tỷ đồng, tăng 0,85%, giá trị khai
thác thủy sản đạt hơn 18,4 nghìn tỷ, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2015. Nuôi trồng
thủy sản là một ngành kinh tế mang lại nguồn lợi khá lớn cho người dân cả nước nói
chung và đặc biệt tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - một vùng
đất ngập nước điển hình với trên 90% diện tích ngập nước theo mùa mưa lũ và theo
thủy triều thuộc lưu vực sông Mê Kông đổ ra biển Đông.
Ngành nghề nuôi trồng thủy
sản đã nhanh chóng phát triển suốt
hơn 2 thập kỷ qua và có những đóng
góp lớn cho nên kinh tế quốc gia.
Trong vòng 10 năm từ 1995 đến
2005. Vì vậy, ngành nuôi tôm và cá
tra được đặc biệt quan tâm nhiều hơn
so với trước kia, nó đang dần trở
thành một trong những lĩnh vực kinh
tế hết sức quan trọng đối với người
dân đồng bằng sông Cửu Long.

Hình 1: Người nuôi cá tra GAP (Ngọc Yến).

Tuy nhiên, do việc chưa áp dụng các
tiến bộ khoa học - kỹ thuật kết hợp
với việc mở rộng diện tích các ao
nuôi vô tình người dân đã làm ảnh
hưởng nặng nề đến môi trường nước.
Một điều chúng ta cần hết sức quan


tâm là với các mô hình nuôi thâm
canh càng cao, quy mô công nghiệp
càng lớn thì lượng chất thải lại càng
lớn và mức độ nguy hại cho môi
trường nước càng nhiều. Bên cạnh
đó, các nguồn chất thải sau nuôi trồng
Hình 2: Thu hoạch tôm sú
chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi
trường vẫn được thải ra các sông,
kinh, rạch trong khu vực đã gây nên các tác động xấu đến chất lượng nước và dịch
bệnh phát sinh. Đây chính là một mối đe dọa lớn đến nguồn tài nguyên - môi trường
sinh thái (đặc biệt là tài nguyên nước - nguồn tài nguyên hết sức quan trọng của vùng)
và cũng như đối với sức khỏe người dân đang sống ở đây. Và nghiêm trọng hơn, nếu
không có cách quản lý kịp thời thì tình trạng trên sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Tình hình phát triền nuôi trồng thủy sản
2.1. Tình hình phát triền nuôi trồng thủy sản cả nước


Đối với lĩnh vực nuôi trồng, mặc dù trong những tháng đầu năm 2017 thời tiết
tương đối thuận lợi hơn so với năm 2016, tuy nhiên người dân vẫn đang thả nuôi giống
tôm với diện tích cầm chừng. Diện tích thả nuôi tôm lũy kế từ đầu năm đạt 518.741 ha,
trong đó chủ yếu là diện tích nuôi tôm sú quảng canh và quảng canh cải tiến đạt
502.593 ha, tôm thẻ chân trắng đạt 16.148ha. ( )
Tính đến ngày 17/3/2017, diện tích nuôi cá tra đạt 2.025 ha, giảm 7,1% so với
cùng kỳ, tuy nhiên, sản lượng thu hoạch cá tra đạt 191.021 tấn, tăng 6,8% so với cùng
kỳ. Trong những tháng đầu năm giá cá tra có xu hướng tăng cao, hiện giá cá tra đã
tăng lên trung bình 25.500 đồng, đây là tín hiệu đáng mừng cho người nuôi cá tra. (
)
Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tháng 3/2017 đạt 202,6 nghìn tấn (tăng 2%

so với cùng kỳ), đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 3 tháng đấu năm đạt 567
nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm ước đạt 1,453 tỷ USD, bằng
xấp xỉ cùng kỳ năm 2016.( )
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có chiều dài bờ biển từ Long An đến Kiên
Giang (Giáp Campuchia-không tính các đảo) là 780 km; trong nội địa có một mạng
lưới sông ngòi dày đặc với 15 cửa sông lớn đổ ra biển; nguồn lợi thủy sản phong phú
với nhiều thành phần giống loài có giá trị kinh tế cao; lực lượng lao động dồi dào; nằm
tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước,
đây là những lợi thế rất lớn để phát triển ngành thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực nuôi
trồng thủy sản (NTTS).
Tôm sú, cá tra là các đối tượng được nuôi trồng tương đối phổ biến ở các tỉnh,
thành trong vùng, đặc biệt là các tỉnh nằm ven sông Tiền và sông Hậu. Sản lượng cá
tra của ĐBSCL chiếm trên 95% sản lượng cá da trơn của cả nước. Trong những năm
qua, giá trị xuất khẩu cá tra có tốc độ tăng trưởng khá cao và đóng góp rất lớn vào tổng
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (chỉ đứng sau tôm sú).
Vùng nuôi cá tra tập trung ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh
Long, Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang, và Trà Vinh.
Cá tra được nuôi dưới 2 loại hình chính: thâm canh trong ao và nuôi lồng bè.
2.2. Tình hình phát triền nuôi trồng thủy sản tại An Giang
Hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành thủy sản Việt Nam
nói chung và thủy sản An Giang nói riêng đã có sự phát triển vượt bậc là một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp vào phát triển
kinh tế và an sinh xã hội của tỉnh.
Đặc biệt hơn 10 năm qua, trong quá trình hiện đại hóa, kiên trì chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nông nghiệp, An Giang lại tiếp tục giành thêm thắng lợi lớn đó là
phát triển vượt bậc trong thủy sản nói chung, đặc biệt sản xuất, chế biến và xuất khẩu
cá tra. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ ở một số địa phương, đến nay mở rộng toàn tỉnh, từ sự có
mặt ở một ít thị trường trong nước đến xuất khẩu trên thế giới, đến nay trở thành
thương hiệu “cá tra Việt Nam” luôn được yêu chuộng ở hầu hết các Châu Lục.



Tính đến năm 2013, diện tích nuôi thồng thủy sản theo các quy hoạch nêu trên
thực tế có 4 huyện đạt < 50%, cá biệt huyện An Phú chỉ đạt khoảng 15%; 06 huyện đạt
từ 50 – 76%, chỉ có huyện Thoại Sơn đạt quy hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, nhìn chung
công tác quy hoạch thủy sản trong thời gian qua mặc dù chưa đạt được yêu cầu nhưng
đã thành công trong các mục tiêu định tính như: đã định vị được vùng nuôi trồng thủy
sản, từng bước hình thành các vùng sản xuất hoàng hóa lớn, phát triển nuôi trồng theo
phương thức công nghiệp, thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư phát triển
ngành hàng và đã tạo niềm tin, an tâm sản xuất; bước đầu quan tâm đến các vấn đề xử
lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái,…
Bảng 2.1. Tổng hợp so sánh diện tích nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch tại các
thời điểm năm 2007, 2010, 2013
Diện tích
Tổng số (ha)
Long Xuyên
Châu Đốc
An Phú
Tân Châu
Phú Tân
Châu Phú
Tịnh Biên
Tri Tôn
Châu Thành
Chợ Mới
Thoại Sơn

Diện tích
DT nuôi
DT nuôi
DT nuôi

Tỷ lệ đạt
theo QH thủy
thực tế năm thực tế năm thực tế năm
được so với
sản đến năm
2007*
2010
2013
2010 (%)
2010**
3.038
2.415
2.496
4.621
52,3
236
268
170
545
49,2
64
33
45
218
15,1
78
92
98
644
14,3

279
217
230
299
72,6
329
227
271
522
43,5
470
404
538
918
44,0
22
37
28
53
69,8
37
42
42
115
36,5
227
253
327
482
52,5

367
303
324
425
71,3
929
268
422
401
66,8

Tỷ lệ đạt
được so với
2013 (%)
54
31,2
20,6
15,2
76,9
51,9
58,6
52,8
36,5
67,8
76,2
105,2

(Nguồn: Hiệp hội thủy sản An Giang)
Từ năm 2003 đến nay: đối tượng nuôi chính là cá tra, cá lóc bông, cá basa, cá hú, cá
he, tôm càng xanh, cá rô phi ngoài ra còn có các đối tượng nuôi phụ là cá lóc, cá rô

đồng, cá thát lác, cá trê phi, cá trê lai, cá chép, cá chim trắng, cá mè, cá hường.
3. Thực trạng ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thủy sản


Vùng đồng bằng sông Cửu long là một khu đất ngập nước rộng lớn như một phần cuối
hạ nguồn của sông Mekong ra đến biển Đông và vịnh Thái Lan nên có một tiềm năng
to lớn trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước mặn. Toàn vùng có diện tích nuôi

Hình 3: Phong trào nuôi cá tra ao phát triển tự phát ở nhiều địa phương cũng là tác nhân quan trọng làm ảnh hưởng chất lượng nguồ

thủy sản nước ngọt, nước mặn trên 685.800 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn/năm, với rất
nhiều mô hình canh tác khác nhau.
Một điều hết cần hết sức quan tâm là, với các mô hình nuôi thâm canh càng
cao, quy mô công nghiệp càng lớn thì lượng chất thải lại càng lớn và mức độ nguy hại
cho môi trường nước càng nhiều. Vùng ĐBSCL đang phải gánh chịu sự suy giảm chất
lượng nước ô nhiễm môi trường do việc bùng phát thâm canh nuôi trồng thủy sản
trong suốt hai thập niên qua, cả về diện tích nuôi và mật độ nuôi thả tôm hoặc cá trên
mỗi mét vuông mặt nước.
Các nguồn chất thải sau nuôi trồng chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường
vẫn được thải ra các sông, kinh, rạch trong khu vực (ở khu vực ĐBSCL theo đánh giá
đã cho thấy hàng năm thải ra
456,6 triệu m3/ bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản)
gây nên các tác động xấu đến chất lượng nước và dịch
bệnh phát sinh.
Ước tính mỗi năm, việc nuôi trồng thủy sản đã thải ra môi trường nước xấp xỉ 3
triệu tấn bùn ở dạng chất thải hữu cơ gần như chưa được xử lý. Chất thải trong nuôi
trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn
dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi
trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng
đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần

chứa H2S, NH3... là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành,
nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong
quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi. Đặc biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật
độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp... thì nguồn thải càng lớn và tác
động gây ô nhiễm môi trường càng cao.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: Chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn
cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi


trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các ao
nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là các
chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao gây nên
hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng
thủy sản. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá
bè trên sông, nuôi cá bao ví trong các đầm trũng ngập nước... cùng với lượng phù sa
lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi
trường nước.
Theo tính toán một cách tính gần đúng, muốn có 1 kg cá da trơn thành phẩm,
người nông dân đã phải sử dụng từ 3-5 kg thức ăn, trung bình khoảng 4 kg. Thực tế chỉ
khoảng 17% thức ăn được cá hấp thu và phần còn lại (chừng 83%) hòa lẫn trong môi
trường nước trở thành các chất hữu cơ phân hủy. Như vậy, với ước tính khoảng 1 triệu
tấn thủy sản thì ít nhất 3 triệu tấn chất thải hữu cơ đã tuôn ra môi trường nước ở
ĐBSCL. Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45%
nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở
hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc
trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất
nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá bao ví trong các đầm trũng ngập
nước... cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh
thủy sản phát sinh trong môi trường nước.
Theo văn bản “Phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm

nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” của Thủ tướng Chính phủ,
mục tiêu phát triển thuỷ sản trong giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng bình quân 89%/năm, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước đến năm 2010 khoảng 2,0 triệu
tấn.Đây là môt chỉ tiêu thực sự khó khăn cho việc quản lý nguồn nước ở ĐBSCL.
Thực tế, nguồn nước trong mùa khô của ĐBSCL rất hạn chế và đang bị suy giảm về
chất lượng. ĐBSCL là vùng tập trung nhiều các loại đất phèn tiềm tàng (pyrite
FeS2)và phèn hoạt động (jarosite (K/Na.Fe3/Al3(SO4)2(OH)6). Khi bị đào đắp ao
nuôi thủy sản, đào kinh rạch cấp và thoát nước, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã
làm cho tầng phèn tiềm ẩn bị tác động bởi quá trình ôxy hóa sẽ diễn ra quá trình lan
truyền phèn rất mãnh liệt làm giảm độ pH môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường
và dịch bệnh tôm, cá trong nuôi trồng. Các nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm
cho môi trường nước bị biến đổi.
Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản gồm cá nước ngọt, nuôi tôm ven
biển đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu
cơ (BOD, COD, nitơ, phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép), có sự xuất hiện các
thành phần độc hại như H2S, NH3+, và chỉ số vi sinh Coliforms, đã cho thấy nguồn
nước thải này cần phải được xử lý triệt để trước lúc thải ra sông rạch.
Môi trường nước ở vùng ngọt hóa có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, các vi sinh
trong nước Coliforms, độ đục, amoniac trong nước... ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường nước, đặc biệt là nước dùng cho nhu cầu cấp nước. Môi trường nước ở vùng
mặn hóa ven biển hàm lượng sắt (phèn hóa) trong nước do quá trình phèn hóa mạnh
mẽ, N-NH3, Coliforms... gây ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, đặc biệt độ đục môi
trường cao do nước phù sa và quá trình đào đắp sên vét ao nuôi tôm phát sinh không
được xử lý thải ra môi trường.
Sự gia tăng diện tích nuôi trồng thiếu định hướng và chưa phù hợp với quy
hoạch sử dụng nguồn nước hiện nay đang là một nguy cơ gây suy thoái chất lượng


nước.Các kênh rạch nhỏ ô nhiễm trầm trọng đã và đang ảnh hưởng đến khả năng tự
làm sạch của nguồn nước và đe dọa tính bền vững của nghề cá vùng ĐBSCL.
Quá trình chuyển dịch trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản diễn ra quy mô lớn ở

vùng mặn hóa ven biển làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Tác động
làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến các hệ sinh thái
rừng ngập mặn. Nuôi cá bè trên sông rạch, nuôi thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã
gây nên các tác động đến chất lượng môi trường nước ở đây.
4. Nguyên nhân ô nhiễm
-

Do người dân ồ ạt đào ao không theo qui hoạch làm diện tích đào ao tăng lên ảnh
hưởng đến môi trường đất, môi trường nước và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi
trồng thủy sản bị biến đổi gây suy thoái và làm ô nhiễm môi trường.

-

Do chính quyền địa phương chưa kiểm soát chặt chẽ diện tích nuôi, hệ thống xử lý
nước thải và do thái độ của người dân không quan tâm đến việc xử lý nước thải và bùn
đáy ao.

-

Thức ăn thừa trong quá trình nuôi cá được đưa thẳng ra sông, rạch.

-

Đa số những hộ nuôi cá tra hầm đều không xây dựng hệ thống ao lắng để xử lý nước
trước khi cho vào ao nuôi và xử lý nước thải trước khi thả ra sông rạch, đó là nguyên
nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước.

-

Kỹ thuật nuôi cá truyền thống sử dụng nguồn thức ăn tự chế làm cho các vật chất trong

ao nuôi ngày càng tăng, lượng các hóa chất và kháng sinh sử dụng cho cá trong quá
trình nuôi tăng, chưa có ao xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường chiếm tỷ lệ cao
(98% tổng số hộ nuôi).
Những người nuôi cá thường sử dụng các hóa chất vệ sinh cải tạo ao nuôi, các vật
tư chuyên dụng như vôi bột, chế phẩm sinh hóa học và các loại thuốc kháng sinh, chất
kích thích tăng trưởng cá với số lượng nhiều và gây nguồn nước ngày càng trở nên ô
nhiễm (Phạm Đình Đôn, 2008).
5. Ảnh hưởng từ chất thải của ao nuôi trồng thủy sản
Các công nghệ về sản xuất con giống, thức ăn, quy trình nuôi thủy sản thâm
canh ngày càng hoàn thiện, quy mô nuôi ngày càng tăng. Hoạt động này sẽ gây ra áp
lực tác động tiêu cực đến môi trường.
Vùng ĐBSCL đang phải gánh chịu sự suy giảm chất lượng nước ô nhiễm môi
trường do việc bùng phát thâm canh nuôi trồng thủy sản trong suốt hai thập niên qua,
cả về diện tích nuôi và mật độ nuôi thả tôm hoặc cá trên mỗi mét vuông mặt nước.
Một cách tính gần đúng, muốn có 1 kg cá da trơn thành phẩm, người nông dân đã phải
sử dụng từ 3 - 5 kg thức ăn. Thực tế chỉ khoảng 17%- 20 % thức ăn được cá hấp thu và
phần còn lại (chừng 80%) lẫn trong môi trường nước , lắng xuống đáy và trở thành các
chất hữu cơ phân hủy, đối với các ao nuôi công nghiệp, chất thải trong ao có thể chứa
45% ni tơ và 22% chất hữu cơ khác, các nguồn khác của chất thải hữu cơ còn do mảnh
vụn thực vật phù du hoặc tảo dạng sợi, chất lắng đọng hoà tan do nước lấy vào mang
theo. Số liệu quan trắc ở các ao ,đầm nuôi cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm như oxy
sinh hóa (BOD5), oxy hóa học (COD), tổng lượng chất rắn lơ lửng (TSS), đạm tổng số
(TKN), H2S , NH3, tổng số Coliform, ... vượt xa mức cho phép của tiêu chuẩn Việt


Nam, và cứ 01 ha nuôi tôm sau khi thu hoạch sẽ thải ra môi trường nước 133 kg nitơ,
43 kg phốt pho .... Nước ô nhiễm cũng đã dẫn đến sự gia tăng nguồn bệnh chính cho
người và thủy sản.
Các nghiên cứu của Boyd, 1985, Gross và cộng sự, 1998 cho thấy cá tra chỉ hấp
thu được 27 -30% Nitrogen, 16 – 30% photpho và khoảng 25% chất hữu cơ đưa vào từ

thức ăn. Các nghiên cứu của Yang, 2004 khi thử nghiệm nuôi cá tra trong 90 ngày cho
thấy cá chỉ hấp thu được khoảng 37% hàm lượng N và 45% hàm lượng P trong thức ăn
cho vào ao nuôi như vậy, để đạt được sản lượng trung bình khoảng 150 tấn cá/ha với
hệ số chuyển đổi thức ăn FRC là 1,6 cần sử dụng lượng thức ăn tối thiểu là 240 tấn và
lượng chất hữu cơ thải ra môi trường là 192 tấn.
Bảng 5.1.Ước lượng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra
Cách tính

Khối lượng (tấn)

Sản lượng cá

150

Thức ăn sử dụng

Thức ăn chứa 5%N, 1,2%P,
FCR=1,6

240

Chất thải phát sinh

Bằng 80% thức ăn khô

192

Chất thải dạng N

37% N được cá hấp thu


7,6

Chất thải dạng P

45% P được cá hấp thu

2,88

Chất
BOD5

thải

Khả năng
dưỡng của tảo

dạng
phú

0,22 kg BOD5/kg
(Wimberly, 1990)

thức

ăn

Bằng 2- 3 lần lượng thức ăn sử
dụng


52
480-7420

(Nguồn : TT nghiên cứu môi trường và xử lý nước tháng 6 năm 2008)
Như vậy, theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 sản lượng cá tra nuôi trồng
tại ĐBSCL sẽ là 1.850.000 tấn thì lượng chất thải tương ứng là 2.368.000 tấn chất hữu
cơ trong đó có 93.240 tấn N; 19.536 tấn P và 651.200 tấn BOD 5, cùng với 1 lượng
khoảng 100.000.000 tấn chất thải hữu cơ từ hoạt động nuôi tôm.Con số trên là một giá
trị khổng lồ đối với các vùng nuôi tập trung, với lượng thải trên nếu không có giải
pháp hạn chế sẽ là hiểm họa đối với môi trường nước vùng ĐBSCL nói chung và đặc
biệt nghiêm trọng đối với các vùng nuôi thủy sản tập trung.
5.1. Môi trường nước
Các chất thải là do thức ăn dư thừa, thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư trong
sử dụng hóa chất, kháng sinh, vôi, các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh
lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe 2+, Fe3+,Al3+, SO42-, các thành phần
chứa H2S, NH3... là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành,
nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong
quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi,…. tạo thành chất độc trong môi trường nước. Đặc
biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi
công nghiệp... thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng cao.
Chất thải ao nuôi công nghiệp có chứa trên 45% nitrogen và trên 22% chất hữu cơ


khác vượt mức cho phép làm mất cân bằng sinh thái trong ao nuôi dẫn đến tình trạng
cá bệnh, chết (Sở Tài Nguyên-Môi Trường thành phố Cần Thơ).
Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45%
nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở
hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc
trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất
nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá bao ví trong các đầm trũng ngập

nước... cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh
thủy sản phát sinh trong môi trường nước.
5.2. Môi trường đất
Nước thải từ ao nuôi không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường đất dẫn đến
tình trạng suy thoái môi trường đất .Việc đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kinh rạch cấp
và thoát nước cũng như việc vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn
tiềm ẩn bị tác động bởi quá trình ôxy hóa sẽ diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mãnh
liệt làm giảm độ pH môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh trong
nuôi trồng.
Thêm vào đó, trong nước thải chứa rất nhiều đạm nếu không được quản lý mà
thải ồ ạt ra ruộng sẽ làm thừa đạm. Điển hình hàng trăm hộ dân ở thị trấn Tràm Chim,
huyện Tam Nông (Đồng Tháp) thu hoạch lúa với năng suất chỉ bằng 20-30% nơi khác
do trại nuôi cá gần đó xả nước thải ra ruộng làm lúa bị thừa đạm, lép hạt, thậm chí thối
hạt không thu hoạch được.
5.3. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Nguồn tài nguyên nước ở những khu vực nuôi đang biến đổi cả về trạng thái và
chất lượng… không những đe dọa đến phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội mà còn
ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các hệ sinh thái gần khu vực nuôi (Phạm
Đình Đôn.2007).
Hằng ngày, tại những vùng nuôi thuỷ sản tập trung thải ra một lượng lớn nước
thải làm cho nước ở những nơi này bị biến màu, người dân nghèo tại các khu vực đó
không có nước sạch nên phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn này cho sinh hoạt
hàng ngày vì thế đã có dấu hiệu mắc một số chứng bệnh về da như: nỗi mẫn đỏ, ngứa
ngấy da,…. (An Nông. 2008)
Thêm vào đó bùn thải từ ao nuôi chứa nhiều vi khuẩn, vi rút, protozoa, ký sinh trùng
và các vi sinh vật khác có thể gây bệnh. Sử dụng bùn đáy ao nuôi để tạo độ ẩm cho
đất, dùng làm phân bón trực tiếp cho đất…đối với bùn đặc chưa được xử lý sẽ tạo ra
một nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm cho người khi tiếp xúc trực tiếp với những sinh
vật gây bệnh.
6. Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường từ sản xuất

thủy sản


6.1. Tăng cường quản lý nhà nước
-

Các cán bộ kỹ thuật phổ biến luật bảo vệ môi trường và quy định về kiểm soát chất
thải cho các hộ nuôi cá hiểu rõ (TTXVN, 2008).

-

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi
trường, vận động nhân dân tham bảo vệ môi trường (TTXVN,2008).

-

Thành lập các đoàn công tác đến các vùng nuôi cá trọng điểm hướng dẫn xử lý môi
trường, đối với các đơn vị, hộ gia đình đang nuôi cá (Đức Thịnh, 2007).

-

Mở lớp tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nuôi, nhằm nâng cao
khả năng quản lý, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất (Khoa học công nghệ
và kinh tế thủy sản, 2007).

-

Chính quyền các cấp cần tập trung quan tâm đến bảo vệ môi trường trong nuôi trồng
thủy sản, bảo vệ môi trường trong các trang trại vùng sản xuất nuôi trồng kinh tế hộ,
bảo vệ môi trường nuôi thủy sản trên sông rạch... nhằm giải quyết vấn đề cấp và thoát

nước trong nuôi trồng thủy sản.

-

Quản lý và xử lý chất thải nuôi từ các ao nuôi,các vật tư hóa chất, các chế phẩm hóa
học và sinh học sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu
chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển
bền vững nuôi trồng thủy sản.

-

Tổ chức kiểm tra thực tế và buộc người dân cam kết khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường. Đồng thời, các địa phương nên yêu cầu các hộ nuôi cá liền kề nhau có thể liên
kết lại để xây dựng ao xử lý nước thải, bùn đáy ao trước khi đổ ra sông, rạch.

-

Xây dựng quỹ bảo vệ môi trường nuôi thủy sản. Nguồn quỹ này do người nuôi thủy
sản đóng góp và sẽ sử dụng cho việc khắc phục tình trạng ô nhiễn môi trường nước do
nuôi trồng thủy sản gây ra.
6.2. Giải pháp quy hoạch

-

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của Bộ NN&PTNT, các địa phương cần xây dựng quy
hoạch chi tiết tùy theo tình hình cụ thể của địa phương mình dựa trên những cơ sở về
điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng.

-


Cần phải quy hoạch thủy lợi gắn với quy hoạch nuôi trồng thủy sản bảo đảm hài hòa
các tiêu chí vùng sinh thái.

-

Cần có sự phối hợp giữa các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau xây dựng một số
mô hình mẫu về đầu tư thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản thực nghiệm qui mô đi từ
nhỏ đến lớn.

-

Nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch môi trường trên cơ sở phân vùng sinh thái nhạy
cảm với các vùng tiềm năng trong phát triển các mô hình canh tác thủy sản nước mặn,
nước ngọt và nước lợ... theo các cấp độ từ thấp tới cao như nuôi trồng thủy sản tự
nhiên, mật độ thấp, mô hình hợp sinh thái... cho đến nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp
để bảo đảm cho phát triển lâu dài và bền vững nuôi trồng thủy sản ở ÐBSCL.


-

Quy hoạch thủy sản phải gắn liền với quy hoạch môi trường trong các hệ canh tác của
các loại mô hình nuôi trồng thủy sản. Ðối với mô hình nuôi trồng thủy sản thâm canh
và công nghiệp, cần tập trung giải quyết vấn đề xử lý nước cấp, quản lý chất lượng
nước và xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản và quản lý dịch hại tổng hợp trong các mô
hình canh tác.
6.3. Giải pháp về khoa học - kỹ thuật

-

Khuyến khích người dân nuôi thủy sản thâm canh theo tiêu chuẩn nhà nước hay các

tiêu chuẩn quốc tế khác thân thiện với môi trường.

-

Đầu tư nghiên cứu làm rõ về thành phần chất thải theo thời gian nuôi thủy sản, xác
định rõ tải lượng các chất ô nhiễm từ các ao nuôi để trên cơ sở đó tính toán diện tích
và cách thức xử lý cho phù hợp.

-

Với đặc tính lượng chất thải lớn, thành phần chủ yếu là các chất dễ phân hủy sinh học,
các khu nuôi nằm gần các vùng sản xuất nông nghiệp nên giải pháp thủy lợi cho vấn
đề này là dẫn nước thải từ khu nuôi sử dụng cho các khu sản xuất nông nghiệp sẽ có
tính khả thi và phù hợp với điều kiện về đất đai, cơ sở hạn hạ tầng và trình độ quản lý
của các địa phương.

-

Đầu tư nghiên cứu và xây dựng thử nghiệm mô hình xử lý chất thải phát sinh từ nuôi
thủy sản. Chú trọng đến giải pháp hồ sinh học kết hợp với cánh đồng tưới nông
nghiệp, trong đó phải làm rõ vấn đề điều kiện áp dụng, cách thức, tỷ lệ diện tích, thời
gian lưu, các vấn đề nước thải phú dưỡng, cân bằng dinh dưỡng trong nước thải khi sử
dụng cánh đồng tưới nông nghiệp (Trí Quang, www.librexco.com).
6.4. Dùng chế phẩm sinh học:


Chế phẩm sinh học đa năng Huđavil-Hud 5

Từ nguồn phế phẩm của các nhà máy sản xuất mía đường, các nhà khoa học
thuộc Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên đã nghiên cứu thành công quy trình sản

xuất chế phẩm sinh học đa năng Huđavil-Hud 5. Không chỉ khắc phục tình trạng ô
nhiễm của ngành mía đường, chế phẩm này còn đem lại lợi ích rõ rệt trong việc xử lý
môi trường của các hồ nuôi tôm sú, cá tra. Từ các chủng vi sinh vật phân giải xenlulo
ưa ẩm, vi sinh vật phân giải xenlulo ưa nhiệt, vi sinh vật hòa tan photphat, vi sinh vật
cố định đạm, các chủng vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ dễ phân hủy, và một số
chủng vi sinh vật mới được đưa vào sử dụng như vi sinh vật nitrat hóa, vi sinh vật
sunphat hóa, vi sinh vật quang hợp lưu huỳnh màu tía.
Khi sử dụng với liều lượng hợp lý cho hồ nuôi tôm cá, chế phẩm Hud5 tạo sự
cân bằng sinh thái cho hồ nuôi với sự có mặt của tôm (cá), tảo, thức ăn thừa, phân của
tôm cá. Cân bằng được đẩy lên cao mà không gây ô nhiễm nhờ sinh khối và chất thải
của cá thể này là thức ăn của cá thể khác.( Viện Hoá học các hợp chất thiên
nhiên,2010).


Xử lý bằng chế phẩm SEMSR:


Làm sạch nước trong các ao tù, nước đọng lâu ngày, phục hồi hệ sinh thái thủy
vực tự nhiên để có thể nuôi được tôm cá. Xử lý nước và ngăn chặn hiện tượng “phú
dưỡng hóa” - nước có nhiều tảo có màu xanh lá cây trong các nước ao nuôi thủy sản,
làm sạch nền.


Xử lý bằng chế phẩm EM kết hợp PAC:

-

EM: men vi sinh dùng trong xử lý môi trường thủy sản (tôm, cá,…), xử lý đáy ao;
phân hủy xác bã hữu cơ, thức ăn thừa làm giảm độ đục, khử nitrat, nitric, tăng vi sinh
vật có ích trong nước,…phòng ngừa nhiễm bệnh do ô nhiễm.


-

PAC: có tác dụng lắng tụ nhanh các chất rắn lơ lửng, chất thải của tôm cá, làm sạch
nước ao nuôi tôm cá. Hấp thụ khí độc hòa tan trong nước như NH 3, H2S, NO2,…Tăng
hàm lượng oxy hòa tan trong nuuowcs nhờ các phần tử hoạt động như SiO2, Al2O3.
7. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
7. 1. Kết luận:
Nuôi trồng thủy sản ở có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tuy nhiên, nếu
phát triển như hiện nay: các vùng nuôi thiếu tính quy hoạch, mới chỉ chú ý đến phát
triển diện tích và năng xuất trong nuôi trồng mà bỏ quên vấn đề bảo vệ môi trường
nuôi thì có thể nói nghề nuôi thủy sản đang “bán dần” môi trường để thu lợi nhuận và
với hiện trạng này suy thoái môi trường do nuôi thủy sản sẽ tác động tiêu cực đến nghề
và là cản trở lớn nhất đến ổn định và phát triển nghề trong thời gian tới. Vì vậy để
nghề nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, ngay từ bây giờ song song với quy hoạch
phát triển nghề nuôi cần phải chú trọng đến vấn đề quản lý môi trường trong đó vấn đề
đặc biệt quan trọng là phải nghiên cứu đưa ra được các biện pháp hợp lý, có tính ứng
dụng thực tiễn để xử lý được chất thải phát sinh trong nuôi trồng thủy sản.
7.2. Kiến nghị

-

-

-

Thực trạng này đang đặt vấn đề: quy hoạch vùng nuôi thủy sản hợp lý và sự hỗ trợ liên
hoàn của cơ quan chức năng về phương pháp kĩ thuật nuôi để bảo vệ môi trường nước.
Tổ chức kiểm tra thực tế và buộc người dân cam kết khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường. Những trường hợp nuôi mới phải thực hiện ngay những yêu cầu về bảo vệ môi

trường. Đồng thời, các địa phương nên yêu cầu các hộ nuôi cá liền kề nhau có thể liên
kết lại để xây dựng ao xử lý nước thải, bùn đáy ao trước khi đổ ra sông, rạch.
Nhà nước nên kết hợp với các viện, trường hay các tổ chức khoa học để nghiên cứu
các vấn đề về giống, nuôi trồng, bệnh, môi trường thủy sản; bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thuỷ sản; công nghệ sau thu hoạch; nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ
mới vào sản xuất, xây dựng đề án phát triển thủy sản bền vững, tránh ô nhiễm môi
trường nước.
Khuyến khích các hộ nuôi thủy sản tập trung áp dụng các biện pháp xử lý chất thải từ
ao nuôi để hạn chế lượng chất thải ra môi trường.
Nhà nước sớm ban hành qui trình nuôi bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm, bảo vệ môi trường theo chuẩn quốc tế; ban hành qui chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn
kỹ thuật thủy sản nguyên liệu, thức ăn nuôi để có cơ sở kiểm tra, quản lý chất lượng
trong sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối mặt hàng này.



×