BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BÙI THÀNH ĐẠT
thùc tr¹ng tù kú thÞ ë nam tiªm chÝch ma
tóy
nhiÔm hiv vµ mét sè yÕu tè liªn quan
t¹i hµ néi n¨m 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BÙI THÀNH ĐẠT
thùc tr¹ng tù kú thÞ ë nam tiªm chÝch ma
tóy
nhiÔm hiv vµ mét sè yÕu tè liªn quan
t¹i hµ néi n¨m 2016
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60720163
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Lê Minh Giang
HÀ NỘI – 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ và động
viện rất nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo sau Đại học, Bộ môn Dịch tễ - Viện Y học dự phòng và Y tế
công cộng trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo
HIV/AIDS, Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi học tập, nghiên cứu tại trung tâm và giúp đỡ tôi trong quá
trình hoàn thành luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân
thành cảm ơn PGS.TS. Lê Minh Giang, phó trưởng bộ môn Bộ
môn Dịch tễ, Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học
Y Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi luôn biết ơn bạn bè, các anh chị đi trước những
người luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập.
Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia
đình đã động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu cũng như trong cuộc sống.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 15 tháng 12
năm 2016
Bùi Thành Đạt
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Bùi Thành Đạt, học viên Cao học XXIV, chuyên ngành Y học dự
phòng, trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Lê Minh Giang.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016
Bùi Thành Đạt
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS
ARV
BCS
BHYT
FSWs
HIV
:
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
:
(Acquired Immune Deficieny Syndrome)
Thuốc làm giảm sự sinh sôi, nảy nở của virus HIV
:
:
:
(Antiretroviral)
Bao cao su
Bảo hiểm y tế
Phụ nữ hành nghề mại dâm
:
(Female Sex Workers)
Virus gây tình trạng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
MMT
(Human Immuno-deficiency Virus)
Điều trị Methadone
MSM
:
(Methadone Maintenance Therapy)
Nam quan hệ tình dục đồng giới
:
:
:
:
:
(Men who have sex with man)
Dịch vụ y tế
Nhân viên y tế
Quan hệ tình dục
Tiêm chích ma túy
Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về AIDS
DVYT
NVYT
QHTD
TCMT
UNAID
S
UNODC :
(United Nations programma on AIDS)
Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc
VNP+
WHO
(United Nations Office on Drugs and Crime)
Mạng lưới quốc gia những người sống với HIV ở Việt Nam
Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
:
:
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Dịch tễ học nhiễm HIV và mối liên quan với tiêm chích ma túy..............3
1.1.1. Dịch tễ học nhiễm HIV trên thế giới và Việt Nam............................3
1.1.2. Nguy cơ lây nhiễm HIV ở nhóm tiêm chích ma túy ở Việt Nam......5
1.2. Khái niệm về kỳ thị, tự kỳ thị và mối liên quan với HIV..........................7
1.2.1. Khái niệm về kỳ thị và tự kỳ thị.......................................................7
1.2.2. Hệ quả của kỳ thị, tự kỳ thị và tác động liên quan đến HIV/AIDS.10
1.3. Kỳ thị và tự kỳ thị ở nhóm tiêm chích ma túy........................................14
1.4. Một số yếu tố liên quan đến kỳ thị, tự kỳ thị ở người TCMT nhiễm HIV
.....................................................................................................................16
CHƯƠNG 2....................................................................................................20
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................20
2.2.1. Thời gian nghiên cứu.....................................................................20
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu......................................................................20
2.2.3. Địa điểm phỏng vấn.......................................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................20
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu................................................20
2.4. Các biến số/Chỉ số.................................................................................23
Mục tiêu.......................................................................................................24
Biến số.........................................................................................................24
Định nghĩa....................................................................................................24
Loại biến......................................................................................................24
Thông tin nhân khẩu học..............................................................................24
Tuổi..............................................................................................................24
Tuổi đối tượng..............................................................................................24
Rời rạc..........................................................................................................24
Trình độ học vấn...........................................................................................24
Trình độ học vấn phân ra các cấp độ: Không biết chữ; Tiểu học; THCS;
THPT; Trên THPT........................................................................................24
Thứ hạng......................................................................................................24
Nghề nghiệp.................................................................................................24
Có nghề nghiệp nuôi sống bản thân và thất nghiệp, phụ thuộc gia đình.........24
Danh mục.....................................................................................................24
Thu nhập......................................................................................................24
trung bình.....................................................................................................24
Thu nhập trung bình trong 1 tháng (tổng từ tất cả các nguồn).......................24
Liên tục........................................................................................................24
Tình trạng.....................................................................................................24
hôn nhân.......................................................................................................24
Tình trạng hôn nhân của đối tượng là Độc thân; Có bạn tình sống chung;
Đang có vợ; Đã ly thân, ly dị; Góa vợ...........................................................24
Danh mục.....................................................................................................24
MT1: Mô tả mức độ tự kỳ thị ở nam TCMT nhiễm HIV..............................24
Tự kỳ thị với hành vi sử dụng ma túy...........................................................24
Thang đo tự kỳ thị với 8 câu hỏi, 4 mức độ: Hoàn toàn không, Một chút ít,
Tương đối, Rất nhiều....................................................................................24
Thang đo......................................................................................................24
Tự kỳ thị với tình trạng nhiễm HIV..............................................................24
Thang đo tự kỳ thị với 13 câu hỏi, 4 mức độ: Hoàn toàn không, Hiếm khi,
Thỉnh thoảng, Thường xuyên........................................................................24
Thang đo......................................................................................................24
MT2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến tự kỳ thị ở nam TCMT nhiễm HIV25
Thời gian sử dụng ma túy.............................................................................24
Số năm sử dụng ma túy.................................................................................24
Rời rạc..........................................................................................................24
Sử dụng BKT, dụng cụ TCMT......................................................................24
Có hành vi sử dụng chung BKT,dụng cụ TCMT không................................24
Danh mục.....................................................................................................24
Sử dụng BCS................................................................................................24
Có sử dụng BCS khi QHTD không..............................................................24
Danh mục.....................................................................................................24
Tiếp cận dịch vụ y tế.....................................................................................25
Có tiếp cận điều trị MMT không...................................................................25
Nhị phân.......................................................................................................25
Nhận thức hỗ trợ xã hội................................................................................25
Thang đo nhận thức hỗ trợ xã hội với 19 câu hỏi, 5 mức độ: Luôn luôn; Phần
lớn thời gian; Thỉnh thoảng; Hiếm khi; Không bao giờ.................................25
Thang đo......................................................................................................25
Sự hỗ trợ......................................................................................................25
từ gia đình....................................................................................................25
Mức độ thời gian nói chuyện với gia đình về ma túy/MMT, HIV/ARV trong 1
năm qua........................................................................................................25
Danh mục.....................................................................................................25
2.5. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................25
2.5.1. Kỹ thuật thu thập số liệu.................................................................25
2.5.2. Công cụ thu thập số liệu.................................................................25
2.6. Sai số và phương pháp khắc phục..........................................................27
2.6.1. Sai số..............................................................................................27
2.6.2. Phương pháp khắc phục.................................................................27
2.7. Xử lý và phân tích số liệu......................................................................27
2.8. Đạo đức nghiên cứu...............................................................................28
- Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức của Viện đào tạo Y học dự
phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội thông qua................................28
CHƯƠNG 3....................................................................................................29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................29
3.1. Đặc điểm chung.....................................................................................29
3.2. Mô tả sự tự kỳ thị với hành vi sử dụng ma túy.......................................32
3.3. Mô tả sự tự kỳ thị với tình trạng nhiễm HIV..........................................33
3.5. Mô tả sự tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan......43
BÀN LUẬN....................................................................................................72
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................................72
4.2. Tự kỳ thị hành vi sử dụng ma túy và một số yếu tố liên quan.................74
4.3. Tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan....................77
4.4. Điểm mới và hạn chế của nghiên cứu....................................................80
KẾT LUẬN....................................................................................................82
Nghiên cứu cho thấy được mối liên quan giữa thời gian sử dụng ma túy,
tiếp cận điều trị MMT, sự hỗ trợ xã hội tới thực trạng tự kỳ
thị với hành vi sử dụng ma túy và tình trạng nhiễm HIV.
Nghiên cứu của chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của
yếu tố hỗ trợ xã hội và tiếp cận điều trị MMT. Nghiên cứu chỉ
ra rằng những đối tượng có sự hỗ trợ xã hội cao thì sự tự kỳ
thị thấp hơn. Bên cạnh đó, vai trò của điều trị MMT cũng có ý
nghĩa trong việc giảm thiểu tự kỳ thị khi mà việc điều trị
MMT thì tự kỳ thị cũng thấp hơn so với không được điều trị
MMT. Trong chiến dịch phòng chống HIV/AIDS hướng tới
mục tiêu 90/90/90 vào năm 2020 thì để đạt được mục tiêu này,
việc giảm sự kỳ thị và tự kỳ thị là một khâu then chốt. Ngoài
sự góp sức của cá nhân, gia đình thì vai trò của xã hội là vô
cùng quan trọng để đạt được mục tiêu này..............................83
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................86
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học và một số yếu tố của mẫu nghiên cứu..................29
Bảng 3.2. Đặc điểm tự kỳ thị với hành vi sử dụng ma túy..............................................32
Bảng 3.3. Đặc điểm tự kỳ thị đối với tình trạng nhiễm HIV............................................33
Bảng 3.4. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị hành vi sử dụng ma túy theo.....................................35
đặc điểm nhân khẩu học.................................................................................................35
Bảng 3.5. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị hành vi sử dụng ma túy..............................................37
..........................................................................................................................................37
theo một số yếu tố nguy cơ.............................................................................................37
Bảng 3.6. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị hành vi sử dụng ma túy..............................................39
..........................................................................................................................................39
theo yếu tố hỗ trợ gia đình, xã hội..................................................................................39
Bảng 3.7. Phân tích đa biến mối liên quan giữa tự kỳ thị..............................................41
hành vi sử dụng ma túy với một số yếu tố liên quan.....................................................41
Bảng 3.8. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố giữ khoảng cách theo
đặc điểm nhân khẩu học.................................................................................................44
Bảng 3.9. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố giữ khoảng cách theo
một số yếu tố nguy cơ.....................................................................................................46
Bảng 3.10. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố giữ khoảng cách theo
yếu tố hỗ trợ gia đình, xã hội..........................................................................................48
Bảng 3.11. Phân tích đa biến mối liên quan giữa tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV (yếu tố
giữ khoảng cách) với một số yếu tố liên quan................................................................49
Bảng 3.12. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố tự đổ lỗi...................51
theo đặc điểm nhân khẩu học.........................................................................................51
Bảng 3.13. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố tự đổ lỗi...................53
theo một số yếu tố nguy cơ.............................................................................................53
Bảng 3.14. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố tự đổ lỗi...................55
theo yếu tố hỗ trợ gia đình, xã hội..................................................................................55
Bảng 3.15. Phân tích đa biến mối liên quan giữa tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV (yếu tố
tự đổ lỗi) với một số yếu tố liên quan.............................................................................56
Bảng 3.16. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố..................................58
lo sợ phân biệt đối xử theo đặc điểm nhân khẩu học....................................................58
Bảng 3.17. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố..................................61
lo sợ phân biệt đối xử theo một số yếu tố nguy cơ........................................................61
Bảng 3.18. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố..................................62
lo sợ phân biệt đối xử theo yếu tố hỗ trợ gia đình, xã hội.............................................62
Bảng 3.19: Phân tích đa biến mối liên quan giữa tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV (yếu tố
lo sợ phân biệt đối xử) với một số yếu tố liên quan.......................................................63
Bảng 3.20. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV chung.....................................65
theo đặc điểm nhân khẩu học.........................................................................................65
Bảng 3.21. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV chung.....................................67
theo một số yếu tố nguy cơ.............................................................................................67
Bảng 3.22. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV chung.....................................68
theo yếu tố hỗ trợ gia đình, xã hội..................................................................................68
Bảng 3.23: Phân tích đa biến mối liên quan giữa tự kỳ thị tình trạng...........................70
nhiễm HIV (tự kỳ thị chung) với một số yếu tố liên quan..............................................70
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kỳ thị là một quá trình làm giảm giá trị của một cá nhân dưới mắt của
người khác. Những đặc điểm gây ra kỳ thị thường rất đa dạng, ví dụ: màu da,
cách nói năng hoặc sở thích tình dục. Trong một nền văn hóa hoặc một bối
cảnh nào đó, một số đặt tính nhất định bị người khác để ý và coi là đáng xấu
hổ hoặc đáng bị coi thường. Khi kỳ thị được thể hiện hành động thì đó là phân
biệt đối xử [1].
Kỳ thị đối với những người sống chung với HIV được coi là rào cản
chính, là thách thức đối với việc tiếp cận dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV
trên thế giới cũng như ở Việt Nam [2. Kỳ thị với người có HIV có nhiều hình
thức như bị xì xào, bàn tán, bị xúc phạm, bị từ chối việc làm, bị loại khỏi các
hoạt động xã hội. Kết quả của các nghiên cứu về thực trạng kỳ thị HIV từ
trước đến nay đều nhận định rằng nhóm quần thể nam giới quan hệ đồng tính,
phụ nữ bán dâm, tiêm chích ma túy phải chịu sự kỳ thị nặng nề nhất [2–5.
Song hành với sự kỳ thị đó là sự tự kỳ thị. Các nhà tâm lý cho rằng nó được
hình thành, được định hình từ chính những lần mà con người ta gặp phải sự đổ
lỗi, xấu hổ, phân biệt đối xử
. Từ việc bị kỳ thị có thể dẫn đến việc họ rơi vào tình trạng tự kỳ thị
mình với những cảm xúc tiêu cực và hệ quả có thể là những hành động cực
đoan dành cho bản thân [6–8.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu kỳ thị và tự kỳ thị
HIV, có nhiều nghiên cứu đã và đang được tiến hành liên quan đến vấn đề này,
đặc biệt ở trên đối tượng nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV [9–11.
2
Tại Việt Nam, chủ đề nghiên cứu về kỳ thị trên đối tượng nam tiêm
chích ma túy nhiễm HIV đã được quan tâm [12, 13, tuy nhiên vẫn thiếu các
nghiên cứu về tự kỳ thị trên nhóm đối tượng này. Để góp phần cung cấp những
thông tin cho các chương trình can thiệp phòng chống HIV/AIDS, chúng tôi
thực hiện đề tài:
“Thực trạng tự kỳ thị ở nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV và một số
yếu tố liên quan tại Hà Nội năm 2016” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng tự kỳ thị đối với hành vi sử dụng ma túy và tình trạng
nhiễm HIV ở nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV tại Hà Nội năm 2016.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan (đặc trưng cá nhân, hành vi nguy cơ, tiếp
cận dịch vụ y tế, sự hỗ trợ xã hội) đến mức độ tự kỳ thị hành vi sử dụng
ma túy và tình trạng nhiễm HIV ở nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV tại
Hà Nội năm 2016.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học nhiễm HIV và mối liên quan với tiêm chích ma túy
1.1.1. Dịch tễ học nhiễm HIV trên thế giới và Việt Nam
• Thế giới
Lần đầu được phát hiện vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước,
đến nay virus HIV đã lây lan ra tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo
của WHO, tính đến cuối năm 2015 có xấp xỉ 36,7 triệu người trên thế giới đang
sống chung với HIV/AIDS, trong số này có 1,8 triệu trẻ em dưới 15 tuổi [14–
17. Trong năm 2015 có hơn 2,1 triệu người nhiễm mới virus HIV, có trên
150.000 trẻ em dưới 15 tuổi. Phần lớn những người nhiễm HIV là tập trung ở
các nước đang và kém phát triển, điểm nóng của HIV trên thế giới là ở khu vực
Châu Phi cận Sahara với 25,8 triệu người chiếm tới 70% số người nhiễm HIV
trên toàn cầu, tiếp đến là khu vực Châu Á Thái Bình Dương với 5 triệu người
[18. Có một thực trạng là có tới 17,1 triệu người không biết họ mang virus HIV
và cần được tiếp cận các dịch vụ kiểm tra HIV, một con số khác cần được lưu
tâm là 22 triệu người không được chấp nhận điều trị HIV, trong đó có 1,8 triệu
trẻ em. Từ lần đầu tiên được phát hiện cho đến nay theo ước tính của WHO có
tới 34 triệu người đã chết bởi HIV/AIDS, có 1,1 triệu người trong năm 2015
4
[15. Đại dịch HIV không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình
mà nó còn tác động đến cộng đồng, sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của các
quốc gia. Bất chấp những thách thức này, đã có những thành công và những
dấu hiệu đầy hứa hẹn. Nỗ lực toàn cầu mới đã được gắn kết để giải quyết các
dịch bệnh, đặc biệt là trong thập kỷ qua. Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời đã
giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm mới HIV, số lượng người nhiễm HIV được
điều trị tại các nước nghèo đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Theo báo cáo
của UNAIDS, tính đến tháng 6/2015, có khoảng 18,28 triệu người sống chung
với HIV được tiếp cận điều trị thuốc kháng virus (ARV) trên toàn cầu, tăng từ
13,6 triệu trong năm 2014, 15,8 triệu người năm 2015. Bên cạnh đóTtiến bộ đã
được thực hiện trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV từ mẹ sang con lây và
giúp cho bà mẹ sống sót. Cũng theo UNAIDS, trong năm 2014, 73% trong số
1,5 triệu phụ nữ mang thai nhiễm HIV trên toàn cầu được điều trị kháng virus
để tránh lây nhiễm HIV cho con của họ; tỷ lệ nhiễm HIV mới ở trẻ em đã giảm
58% trong giai đoạn 2000-2014 [15, 19–21.
• Việt Nam
Tháng 12/1990 Việt Nam phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên. Trong thập
niên cuối của thế kỷ trước, từ năm 1990 đến năm 2000, dịch HIV lan nhanh
trong cả nước. Đến năm 1998, HIV được phát hiện ở 100% tỉnh thành [22.
Trong năm 2015 cả nước xét nghiệm phát hiện mới 10.195 trường hợp nhiễm
HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS 6.130 trường hợp, số bệnh
nhân tử vong 2.130 trường hợp. Trong năm 2015, các tỉnh triển khai rà soát lại
người nhiễm HIV, có thêm 5.524 trường hợp HIV, 10.144 bệnh nhân AIDS và
13.254 trường hợp tử vong trong nhiều năm trước nay được báo cáo bổ sung.
Tính đến cuối năm 2015, toàn quốc có 227.154 trường hợp nhiễm HIV đang
còn sống với HIV được báo cáo, 85.194 trường hợp nhiễm HIV đang giai đoạn
AIDS và đã có trên 86.716 trường hợp nhiễm HIV đã tử vong. Trong số
5
227.154 người được báo hiện nay đang còn sống, có 24.717 người nhiễm HIV
không xác định được trên thực tế, những người này có thể trùng với những
người quản lý được nhưng thông tin cá nhân không chính xác nên không loại
trừ được, hoặc sợ kỳ thị họ cung cấp thông tin không đúng cho nhân viên y tế,
do đó số quản lý được theo dõi được ở các tỉnh chỉ có 202.437 trường hợp.
Theo ước tính, cả nước hiện có khoảng 254.000 người nhiễm HIV trong cộng
đồng, mỗi năm có khoảng 12.000-14.000 trường hợp mới nhiễm HIV. Như
vậy ước tính hiện nay có khoảng 80% người nhiễm HIV biết được tình trạng
HIV của họ [9]. So sánh số liệu nhiễm HIV/AIDS, tử vong báo cáo năm 2014,
số trường hợp nhiễm HIV phát hiện mới giảm 13%, số bệnh nhân AIDS giảm
1% và người nhiễm HIV tử vong giảm 1% [23.
Trong 5 năm qua, tiếp tục ghi nhận số người nhiễm HIV/AIDS và tử vong
hằng năm giảm, số trường hợp HIV dương tính phát hiện năm 2010 từ 17.800
xuống còn 10.195 ca năm 2015, tử vong giảm từ 3.300 ca năm 2010 xuống
2.130 ca năm 2015, số bệnh nhân AIDS từ 8.900 ca năm 2015 xuống còn
khoảng 6.130 ca năm 2015 [23.
1.1.2. Nguy cơ lây nhiễm HIV ở nhóm tiêm chích ma túy ở Việt Nam
Theo số liệu báo cáo về tình trạng tiêm chích ma túy tại gần 150 quốc gia
trên thế giới thì có 120 quốc gia trong số đó có báo cáo về mối liên quan đến
HIV, ước tính trên thế giới hiện nay có khoảng 16 triệu người TCMT nhiễm
HIV [24. Tiêm chích ma túy là con đường lây lan HIV chính ở nhiều nước khu
vực châu Á, Trung Đông và Đông Âu [24. Việt Nam cũng nằm trong số các
nước này, chính vì thế công tác kiểm soát đại dịch HIV/AIDS ở nước ta phụ
thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát HIV trong nhóm tiêm chích ma túy [25.
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có hơn 204.000
người nghiện chích ma túy nhưng chỉ có 41,3% trong số đó có hồ sơ quản lý tại
các trung tâm xã hội, cơ sở điều trị cai nghiện, cơ sở điều trị MMT [26]. Hiện
6
nay đại dịch HIV ở nước ta vẫn tập trung ở 3 nhóm chính đó tiêm chích ma túy,
MSM, FSWs [27. Số người sống với HIV ở nước ta hiện nay là 258.600 người.
Với tỷ lệ nhiễm HIV trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014 lần lượt là người
TCMT 13%, 12%, 10%, 11%; phụ nữ bán dâm 3%, 3%, 3%, 3%; MSM 17%,
17%, 4%, 7% [28. Kết quả giám sát trọng điểm năm 2015, tỷ lệ nhiễm HIV
trong nhóm nghiện chích ma túy là 9,3%, phụ nữ bán dâm 2,7% và MSM là
5,2% [23.
Các yếu tố nguy cơ lây truyền HIV ở Việt Nam giai đoạn hiện nay vẫn là
lây truyền HIV trong nhóm tiêm chích ma túy thông qua việc sử dụng chung
bơm kim tiêm, nước rửa và từ nhóm TCMT nhiễm HIV sang vợ, bạn tình của
họ qua việc QHTD không an toàn [13, 29. Ngoài ra, có yếu tố nguy cơ mới làm
lây truyền HIV trong sử dụng ma túy tổng hợp ở giới trẻ và phụ nữ bán dâm,
dẫn đến tăng nguy cơ QHTD tập thể không được sử dụng biện pháp bảo vệ và
mại dâm nam, gồm nam bán dâm cho nam đồng tính, người chuyển giới nữ
[23. Ghi nhận từ một số nghiên cứu liên quan đến hành vi tình dục của nam
TCMT, có khoảng trên 50% nam TCMT tại Việt Nam thường xuyên tiếp xúc
và gặp gỡ với đối tượng gái bán dâm. Có khoảng 2-7% người TCMT trả tiền
hoặc ma túy để QHTD với FSWs (trong khoảng 6 tháng qua) [30, 31. Có
khoảng 58% nam tiêm chích ma túy có hơn nhiều hơn 5 đối tác tình dục trong
cuộc đời mình, và có nhiều hơn 2 trong 12 tháng qua [32. Tại thành phố Hồ
Chí Minh, theo báo cáo chỉ có khoảng 50% người TCMT có hành vi sử dụng
bao cao su khi quan hệ tình dục với FSWs trong vòng 1 tháng qua [33, tại Bắc
Ninh 15% người TCMT không thích sử dụng BCS khi quan hệ với FSWs [32.
Nghiên cứu tại Hải Phòng, việc sử dụng BCS trong QHTD của người TCMT
với FSWs là 25%, nhưng chỉ còn khoảng 15% khi quan hệ thường xuyên với
vợ hoặc bạn tình [31.
7
Liên quan đến hành vi sử dụng chung bơm kim tiêm và nước rửa ở người
tiêm chích ma túy, có hơn 80% người TCMT sử dụng BKT với người TCMT
khác mà không biết đối tượng đó đã tiêm chích ở đâu, đã tiêm cùng những ai ở
lần trước đó gần nhất [34, 15-37% có hành vi sử dụng chung BKT, cao nhất là
Đà Nẵng (37,2%) và Lào Cai (35,3%) [35. Theo số liệu ghi được từ một nghiên
cứu bệnh chứng ở Bắc Ninh, có 13,3% đối tượng tiêm chích ma túy trực tiếp sử
dụng lại BKT của đối tượng TCMT khác trong 6 tháng qua [36. Còn ở Thanh
Hóa, 15% người TCMT sử dụng chung BKT trong tháng vừa qua [37. Và các
nghiên cứu cũng xác nhận những người sử dụng chung BKT có nguy cơ lây
nhiễm HIV cao hơn những người người không sử dụng chung [29, 38.
1.2. Khái niệm về kỳ thị, tự kỳ thị và mối liên quan với HIV
1.2.1. Khái niệm về kỳ thị và tự kỳ thị
Kỳ thị là một từ trong tiếng Hy Lạp cổ đại có ý nghĩa là một hình xăm lên
trán dành cho những người nô lệ và những kẻ trộm [39. Theo quan điểm của
UNAIDS (2011) thì kỳ thị là một quá trình làm giảm giá trị của một cá nhân
hay một nhóm người dưới mắt của những người khác. Trong một nền văn hóa
hoặc một bối cảnh cụ thể, một số đặc tính nhất định bị coi là lệch khỏi chuẩn
mực chung, do đó đáng xấu hổ hoặc đáng bị coi thường. Kỳ thị có thể dẫn tới
phân biệt đối xử khi nó thể hiện thành hành động và đó có thể là bất kỳ một
hành vi phân tách, loại bỏ hay hạn chế những cá nhân bị kỳ thị. Kỳ thị được
hiểu là một quan điểm, một cách nhìn nhận đối với sự khác biệt nào đó cho một
nhóm người và thường mang ý nghĩa tiêu cực. Kỳ thị là thái độ làm mất thể
diện hoặc không tôn trọng một cách thiếu căn cứ đối với một cá nhân hoặc một
nhóm người nào đó. Kỳ thị có thể dẫn đến những định kiến, hành vi hoặc hành
động làm tổn thương người khác.
Theo một số lý thuyết xã hội học, ví dụ như Erwin Goffman, thì kỳ thị là
những cách thức bêu xấu người khác vì người đó có những thuộc tính khác biệt
8
với mọi người và việc kỳ thị càng nặng nề hơn ở những người nguy hiểm hay
những người ốm yếu đặc biệt đối với những người có quá khứ liên quan đến
tình dục đồng giới, tâm thần, nghiện rượu, đi tù, nghiện ngập,...[40. Theo Jones
(1984), sự kỳ thị là hiện tượng phổ biến trong xã hội, nó vượt qua rào cản văn
hóa, địa lý, thời gian. Ông nhận định rằng đổ lỗi là yếu tố cực kỳ nguy hiểm
trong sự kỳ thị [41. Còn Scambler và Hopkins (1986) lại mô tả tự kỳ thị là
biểu hiện của sự tự cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, sợ hãi. Trong một số trường
hợp, nó còn xuất hiện trước sự kỳ thị đến từ những người khác [42. Tác giả
Link và Phelan (2001) mô tả kỳ thị là sự dán nhãn, định khuôn, phân tách và
phân biệt đối xử cho một người hoặc một nhóm người sự khác biệt nào đó so
với mọi người và loại trừ họ. Dán nhãn là quá trình mọi người trong xã hội gán
cho cá nhân hay nhóm người nào đó những đặc điểm riêng. Những đặc điểm
này có thể là hình dáng, cử chỉ, hành vi, những khả năng hoặc mất khả năng
nào đó của họ so với những người khác trong xã hội. Định khuôn là quá trình
gắn những đặc điểm riêng, khác biệt của nhóm người bị kỳ thị với những thuộc
tính tiêu cực. Sự dán nhãn hay quy kết những đặc điểm, thuộc tính tiêu cực cho
cá nhân hoặc nhóm người nào đó đều nhằm để phân biệt “chúng ta” và “họ”, ví
dụ giữa nhóm người QHTD dị tính và nhóm người QHTD đồng tính. Sự phân
biệt này đi kèm với những ý nghĩa xã hội nhất định mà không phải bất cứ
những khác biệt về đặc điểm, thuộc tính nào liên quan đến con người đều có ý
nghĩa như vậy. Sự dán nhãn, định khuôn và sự phân loại một nhóm người với
những đặc điểm, thuộc tính tiêu cực thường dẫn đến hậu quả hạ thấp vị trí của
họ và từ đó gây ra những bất bình đẳng và giảm các cơ hội trong cuộc sống của
những người bị kỳ thị [43. Parker và Aggleton (2003) cho rằng những người bị
kỳ thị thường chấp nhận các chuẩn mực và giá trị (phản ánh các mối quan về
quyền lực và kiểm soát) mà gán cho họ những sự khác biệt xấu. Kết quả là các
cá nhân hoặc các nhóm bị kỳ thị có thể thừa nhận rằng họ “xứng đáng” bị đối
9
xử một cách tồi tệ và bất công, khiến cho việc chống lại sự kỳ thị và phân biệt
đối xử thậm chí còn khó hơn nữa [10, 44.
Song hành với sự kỳ thị đó chính là sự tự kỳ thị. Bản chất của tự kỳ thị có
sự liên kết chặt chẽ với sự kỳ thị từ bên ngoài. Các nhà tâm lý cho rằng nó
được hình thành, được định hình từ chính những lần mà con người ta gặp phải
sự đổ lỗi, xấu hổ, phân biệt đối xử. Chính từ những tình huống như thế mà nó
khắc sâu vào tâm trí, trải qua nhiều lần như thế sẽ càng làm gia tăng tình trạng
tự kỳ thị của bản thân họ [45. Một cách khác, tự kỳ thị có thể được xem như
kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố xã hội (kinh tế, văn hóa, chính trị;
chấp nhận các biện pháp phòng chống, dịch vụ chăm sóc sức khỏe; sự hỗ trợ từ
cộng đồng, mức độ tình trạng phân biệt đối xử ), các yếu tố ngữ cảnh (điều kiện
sống, tình trạng sử dụng rượu, ma túy..., mối quan hệ với gia đình, cộng đồng)
và yếu tố cá nhân (tình trạng sức khỏe thể chất, tinh thần; niềm tin của bản
thân; kiến thức, trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng sống và lòng tự trọng tự nhận
thức của bản thân) [45.
Khi sự kỳ thị, tự kỳ thị được liên kết với một tình trạng bệnh hoặc khuyết
tật thì nó ngăn cản chủ thể tiết lộ tình trạng bệnh tật của bản thân hay tìm kiếm
sự giúp đỡ từ xung quanh. Sự kỳ thị và tự kỳ thị đã được nhận định, được quan
tâm như là một yếu tố nguy cơ về sức khỏe. Nó ngăn cản chủ thể tìm kiếm sự
trợ giúp của y tế, ngăn cản tiết lộ kết quả xét nghiệm với gia đình, bạn bè, cộng
đồng. Bởi vì kỳ thị, tự kỳ thị gây những nỗi lo sợ, sự sợ hãi rằng họ sẽ bị bỏ
rơi, bị xa lánh, bị ruồng bỏ nếu như ai đó biết được tình trạng bản thân họ. Đây
cũng là lý do chính khiến cho nhiều loại bệnh nguy hiểm vẫn tiếp tục tồn tại và
lây lan trong xã hội đặc biệt là HIV.
10
1.2.2. Hệ quả của kỳ thị, tự kỳ thị và tác động liên quan đến HIV/AIDS
1.2.2.1. Kỳ thị và tự kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS
Sự kỳ thị đối với HIV/AIDS bắt đầu ngay từ khi đại dịch bùng nổ những
năm 1980 cho đến tận bây giờ. Đầu tiên, do bản chất HIV/AIDS là một bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người, trong khi chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu, chưa có vắc xin dự phòng, nhiễm HIV đồng nghĩa với cái chết. Bên cạnh
đó, việc lây truyền HIV/AIDS thường gặp ở những người sử dụng ma túy, những
người bán dâm và những người nam quan hệ tình dục đồng giới. Đây là những
người có hành vị thường bị xã hội có cái nhìn không thiện cảm, luôn có sự kỳ thị
rất sâu sắc, họ bị coi là những người xấu xa, và do đó việc họ mắc bệnh là do lỗi
của họ. Mặt khác do sự hiểu biết không đầy đủ, không đúng về HIV/AIDS làm
gia tăng sự kỳ thị, nhiều người vẫn nghĩ rằng HIV rất dễ lây nhiễm như ăn uống
chung, nói chuyện cùng nhau, bắt tay,... Chính điều này tạo ra tâm lý xa lánh,
không dám lại gần những người nhiễm HIV và cả gia đình của họ.
Chiến lược truyền thông phòng chống bệnh HIV/AIDS cũng là một trong
những nguyên nhân làm gia tăng sự kỳ thị hiện nay. Có một thời chúng ta
truyền thông sử dụng hình ảnh gầy còm, lở loét của người nhiễm HIV... để
tuyên truyền phòng chống về sự nguy hiểm của bệnh tật. Đây là cách truyền
thông cũ, có “tác dụng phụ” khiến cho người bình thường lo sợ và kỳ thị, tránh
xa bệnh nhân HIV.
Một yếu tố khác mà đang rất được chú ý ngày nay là sự tự kỳ thị của
chính những người nhiễm bệnh. Tự kỳ thị là sản phẩm của sự xấu hổ, tự đổ lỗi,
cảm giác vô vọng, tội lỗi nỗi lo sợ bị phân biệt đối xử xuất phát từ trong nội
tâm người nhiễm HIV. Những người nhiễm HIV kỳ thị chính bản thân họ nhiều
hơn gấp 3 lần so với những người khác [46. Trong mối quan hệ với HIV, tự kỳ
thị có thể khiến người nhiễm HIV tự tước đoạt những quyền lợi của bản thân.
Họ tự đổ lỗi cho mình, ngừng tiếp nhận sự chăm sóc, hỗ trợ xã hội cho bản
11
thân họ. Họ chấp nhận những đặc điểm tiêu cực mà họ bị gán ghép, không có
sự khoan dung với xung quanh, tự họ thấy rằng họ xứng đáng được đối xử tệ
bạc như thế [47.
1.2.2.2. Tác động của kỳ thị và tự kỳ thị đến cuộc sống người nhiễm HIV
Kỳ thị và tự kỳ thị ảnh hưởng rất sâu sắc tới cá nhân người nhiễm HIV.
Theo một dự án nghiên cứu tại Nam Phi và Mexico về kỳ thị và tự kỳ thị, quá
trình diễn biến hình thành tự kỳ thị, sự kỳ thị phân biệt đối xử từ bên ngoài kéo
theo tự kỳ thị ở bên trong bởi vì tình trạng nhiễm HIV của bản thân họ. Bên
cạnh đó, những áp lực liên quan đến chi phí chăm sóc sức khỏe, công việc, áp
lực xã hội,... làm gia tăng cảm giác này. Nó góp phần dần dần làm cho họ mất
đi sự kiểm soát của bản thân, dẫn tới có những cảm xúc tiêu cực, tự ti khó chịu
với bản thân và những hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cho người khác. Những
người nhiễm HIV cảm thấy rằng những người xung quanh (như gia đình, bạn
bè, hàng xóm) thất vọng vì họ, rằng họ là những người mang tiếng xấu cho gia
đình, cộng đồng [48. Nhiều người có những cảm xúc sâu xa của tội lỗi, tự đổ
lỗi, hay nỗi đau đớn dằn vặt bản thân khi nghĩ về tình trạng nhiễm HIV của
mình. Một số lại biểu hiện sự lo lắng khi nghĩ tới cái chết. Đi kèm với đó là nỗi
sợ hãi: sợ gây tổn thương, đau đớn cho người khác. Và rồi sợ hãi trở thành cảm
giác phổ biến đối với người nhiễm HIV [49.
Tự kỳ thị đối với nhiều người nhiễm HIV coi như là hình thức tự bảo vệ
bản thân họ khỏi bị nhưng tổn thương và phân biệt đối xử gây ra. Biểu hiện đầu
tiên đó là việc họ tự loại trừ chính mình ra khỏi cơ hội tiếp cận dịch vụ như
chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ của cộng đồng về vật chất tinh thần [48. Thứ hai, họ
lẩn tránh, tránh né sự giám sát của xung quanh để không phải gặp phải sự kỳ
thị hoặc cũng có thể để che giấu tình trạng nhiễm HIV của bản thân. Chính
điều này khiến cho người khác không biết được tình trạng thực của họ, và nó sẽ
càng tạo cơ hội lây nhiễm HIV cho cộng đồng thông qua hành vi nguy cơ như
sử dụng chung BKT khi tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không sử dụng