Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Thực trạng, kiến thức và thực hành về tăng huyết áp ở người trưởng thành tại hai xã thuộc huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.38 KB, 88 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến trong cộng đồng. Bệnh
có thể gặp ở tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia đã phát triển
cũng như các quốc gia đang phát triển. Bệnh là nguyên nhân gây tàn phế và tử
vong hàng đầu ở người cao tuổi. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử
vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA [1].
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì hàng năm có khoảng
9,4 triệu người chết do bệnh THA. Số người mắc bệnh THA tăng từ 600 triệu
người năm 1980 lên đến 1 tỷ người năm 2008 [2]. Theo ước tính đến năm
2025, toàn thế giới có khoảng 1/3 dân số mắc bệnh THA [3], [4].
Tại Việt Nam, trước 1950 bệnh THA ít được các y văn trong nước nói
đến, tuy nhiên trong những năm gần đây bệnh THA có chiều hướng gia tăng
rất rõ. Theo các số liệu điều tra, tỷ lệ bệnh THA ở tuổi lao động trong những
năm 60 là 1,8%, đến những năm 70 tăng đến 3% [5]. Đến năm 2002, tỷ lệ
THA trong cộng đồng dân cư miền Bắc đã là 16,3%, ở thành phố Hồ Chí
Minh năm 2004 là 20,5% [6], [7].
Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính mà phần lớn không tìm thấy nguyên
nhân. THA nguy hiểm vì bệnh thường diễn biến âm thầm không có triệu
chứng nhưng gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não,
suy tim, suy mạch vành, suy thận… phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc và
phương tiện kỹ thuật đắt tiền, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và là
gánh nặng cho gia đình và xã hội [2], [6], [8].
Trong những năm tới số người mắc bệnh THA sẽ còn tăng do một số yếu
tố liên quan THA vẫn còn phổ biến như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, dinh
dưỡng bất hợp lý, ít vận động... Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khống
chế được các yếu tố nguy cơ này sẽ làm giảm được 80% bệnh THA [2].


2



Điều trị THA cần phải liên tục, kéo dài và phải được theo dõi chặt chẽ.
Trên thực tế việc phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân THA tại cộng đồng
gặp rất nhiều khó khăn do nhận thức, điều trị dự phòng và kiểm soát bệnh
chưa được thực hiện đầy đủ. Điều trị THA không đơn thuần làm huyết áp về
trị số bình thường mà phải đánh giá toàn bộ các yếu tố nguy cơ tim mạch như:
đái tháo đường, béo phì, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu…, do đó cần xây
dựng một kế hoạch mang tính chất chiến lược trong phòng, chống bệnh THA.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng, kiến thức và thực
hành về tăng huyết áp ở người trưởng thành tại hai xã thuộc huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2013” nhằm các mục tiêu sau:
1.

Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành tại 2 xã thuộc
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2013.

2.

Mô tả kiến thức, thực hành của người dân tại 2 xã thuộc huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình về bệnh tăng huyết áp năm 2013.

3.

Mô tả một số yếu tố liên quan với bệnh tăng huyết áp ở người trưởng
thành tại 2 xã thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2013.
Đây là một phần của đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu thực trạng, xây

dựng mô hình dự báo, kiểm soát một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi
khí hậu ở Việt Nam” mã số ĐTĐL.2012-G/32 do trường Đại học Y Hà Nội
thực hiện từ năm 2012-2015. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cấp lãnh

đạo từ trung ương tới địa phương xây dựng định hướng chiến lược chủ động
phòng chống bệnh tăng huyết áp, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức
khỏe nhân dân.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa THA
Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một người lớn được gọi là THA khi HA tối
đa, HA tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu, HA tâm trương
(HATTr) ≥ 90mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất
2 lần được bác sỹ chẩn đoán là THA [9], [10].
Đây không phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều
nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác
nhau. THA cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác nhau: tai
biến mạch máu não, bệnh mạch vành…
1.1.2. Phân loại THA
Phân loại THA có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Theo
WHO/ISH (năm 2003) chia lại THA làm 3 độ [9], [11], [12]:
Bảng 1.1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003)
Phân độ THA
THA độ I
THA độ II
THA độ III

Huyết áp (mmHg)
Tâm thu

Tâm trương
140-159
90-99
160-179
100-109
≥ 180
≥ 110

- Liên Ủy ban quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá, điều trị THA
Hoa Kỳ (Join National Committee JNC) lại đưa phân loại hơi khác qua các
kỳ họp (JNC IV 1988, JNC VI 1997) và gần đây JNC VII (năm 2003) chia
THA như sau [13]:


4

Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003)
Phân độ THA
Bình thường

Huyết áp (mmHg)
Tâm thu
Tâm trương
< 120
< 80

Tiền THA

120 - 139


80 – 89

THA độ I

140 - 159

90 – 99

THA độ II

≥ 160

≥ 100

- Cách phân loại THA tại Việt Nam: năm 2010, Bộ Y tế đã ban hành
Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 về hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị tăng huyết áp trong đó phân loại tăng huyết áp như sau [14]:
Bảng 1.3. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay
Phân độ huyết áp

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương

(mmHg)

(mmHg)

HA tối ưu


< 120



< 80

HA bình thường

120 - 129

và/hoặc

80 – 84

Tiền tăng HA

130 - 139

và/hoặc

85 – 89

THA độ 1

140 - 159

và/hoặc

90 – 99


THA độ 2

160 - 179

và/hoặc

100 – 109

THA độ 3

≥ 180

và/hoặc

≥ 110

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức phân độ
thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ
theo các mức biến động của huyết áp tâm thu.


5

1.2. Tình hình bệnh THA ở một số nước trên thế giới
Bệnh THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức
cao, đặc biệt ở các nước phát triển. Tại các nước phát triển có hình thái bệnh
tật chuyển từ các bệnh nhiễm trùng sang các bệnh không nhiễm trùng là chủ
yếu, trong đó có bệnh THA. Nhìn chung các nghiên cứu về tình hình bệnh
THA ở một số nước trên thế giới đều cho kết quả tỷ lệ THA ở người trưởng
thành vẫn còn cao (trên 28%), có xu hướng tăng theo thời gian và tăng theo

nhóm tuổi.
Theo số liệu báo cáo của CDC – Hoa Kỳ từ năm 2003-2010, tỷ lệ THA
ở người trưởng thành ở Mỹ (từ 18 tuổi) là 30,4% [15]. Còn trong nghiên cứu
26.349 người từ 30 tuổi trở lên ở Mỹ cho thấy tỷ lệ THA cao hơn ở cả nam và
nữ so với số liệu báo cáo của CDC, cụ thể con số trên tương ứng là 37,6% ở
nam và 40,1% ở nữ [16]. Kết quả này phản ánh xu hướng mắc bệnh THA tăng
theo độ tuổi của người dân. Ước tính chi phí trực tiếp và gián tiếp cho THA
năm 2003 tại Mỹ đã lên tới 65,3 tỷ USD [17].
Trong một nghiên cứu khác tại Thụy Sĩ từ năm 1999 đến năm 2009 cho
thấy tỷ lệ mắc THA ở Geneva là 34,4% và hầu như không thay đổi trong suốt
thời gian này [18].
Nghiên cứu của tác giả Kaur P năm 2012 tại khu vực nông thôn miền
Nam của Ấn Độ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA tại đây là 21,4% [19].
Còn tại thành phố Bắc Kinh của Trung Quốc, tỷ lệ mắc THA (người từ
18 tuổi) ở nam và nữ năm 2008 của thành phố này tương ứng là 41,8% và
30,9% [20]. Theo một nghiên cứu khác được thực hiện tại 33 khu vực thành
thị tại Trung Quốc, tỷ lệ mắc THA của người dân thành thị là 28,7%, trong đó
nhóm trên 35 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với trung bình chung với con
số tương ứng là 39,1% [21].
Tại Hàn Quốc, tỷ lệ mắc bệnh THA ở thành phố Asan của nước này
năm 2000 là 33,7%. Trong số này có khoảng 65% người mắc THA độ I, 23%
mắc THA độ 2 và 12% mắc THA độ 3 [22].


6

Tại Bồ Đào Nha, nghiên cứu 2.310 người trưởng thành ở thành phố
Porto cho thấy tỷ lệ THA tại đây là 42,7% ở nữ giới và 46,7% ở nam giới
[23].
1.3. Nghiên cứu về bệnh THA ở Việt Nam

Tương tự như xu thế chung của Thế giới, các nghiên cứu về bệnh THA
ở Việt Nam cũng cho thấy tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia
tăng theo độ tuổi.
Năm 1999, theo điều tra của Phạm Gia Khải và cộng sự, tỷ lệ THA là
16,05% [24]. Năm 2002, theo điều tra của Viện Tim mạch trung ương, tỷ lệ
THA là 23,2% [7].
Theo số liệu điều tra y tế quốc gia năm 2001 – 2002 của Việt Nam, tỷ lệ
THA ở nam giới từ 16 tuổi trở lên là 15,1% và ở nữ giới là 13,5% [10].
Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam về tần suất THA và các yếu tố
nguy cơ tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 2001 – 2002 (trên 5012 người)
cho thấy tần suất THA ở người trưởng thành là 16,05%, trong đó THA độ I,
độ II, độ III lần lượt là 10,2%, 4,2%, 1,9% [25].
Kết quả điều tra năm 2007 tại Long Biên - Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc
bệnh THA của người cao tuổi tại đây là 47,7% và có xu hướng tăng dần theo
độ tuổi [26].
Nghiên cứu về mô hình bệnh tật tại bệnh viện và các trạm y tế xã tại
Đồng Tháp trong năm 2008 cũng cho kết quả là tăng huyết áp là nguyên nhân
thứ hai nhập viện tại các bệnh viện huyện và cũng là 1 trong 10 nguyên nhân
nhập viện nhiều nhất tại bệnh viện tỉnh [27].
Còn tại Hải Dương, theo tác giả Bùi Đức Long, tỷ lệ người dân (trên 18
tuổi) mắc bệnh THA tại huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương là 18,7%, trong đó
có khoảng 32% người mắc bệnh THA đang được điều trị [28].


7

Theo kết quả điều tra 1833 người dân tại thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh năm
2014 thì tỷ lệ mắc THA của người dân (từ 25 tuổi) ở đây là 11,8%, trong đó
THA độ 1 chiếm 6,7%, THA độ 2 chiếm 3% và THA độ 3 chiếm 2,1% [29].
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất năm 2014, tỷ lệ người dân mắc THA

ở Việt Nam là 20,7% và thường gặp ở nam giới [30].
Đối với người cao tuổi, tỷ lệ mắc bệnh THA cao hơn so với nhóm ít tuổi
hơn. Ví dụ tại thành phố Huế năm 2009, số người trên 60 tuổi mắc bệnh THA
chiếm 48,8%. Trong đó đa số người dân mắc THA độ 1 (gần 40%) [31]. Còn
tại thành phố Cần Thơ, số người cao tuổi mắc bệnh THA chiếm tới 52%[32].
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về một số yếu tố liên quan
đến bệnh THA
1.4.1. Trên thế giới
Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra các yếu tố tuổi, giới tính, chỉ số
cân nặng, chỉ số BMI, chỉ số vòng eo/mông và thói quen ăn uống, sử dụng
rượu bia, hút thuốc lá, chế độ sinh hoạt… có mối liên quan mật thiết với tình
trạng huyết áp của bệnh nhân.
Tại Ấn Độ, người ta thấy rằng tuổi càng cao, trình độ học vấn thấp, hút
thuốc lá và thừa cân/béo phì liên quan có ý nghĩa thống kê tới tăng huyết áp.
Cụ thể là những người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc THA cao hơn 6,8 lần so
với nhóm 18-30 tuổi, người bị mù chữ có nguy cơ mắc THA cao hơn 3,1 lần
so với những người có trình độ đại học/cao đẳng. Kết quả cũng cho thấy
những người uống rượu có nguy cơ mắc THA cao hơn người không uống 1,3
lần, người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc THA cao hơn những người bình
thường 2,8 lần [33].
Tại Nepal, nghiên cứu 777 người dân ở khu vực thành thị cho thấy 20%
người hút thuốc lá và 43% người ít vận động đang mắc bệnh THA [34].


8

Nghiên cứu từ năm 1999 đến 2009 tại Thụy Sĩ chỉ ra rằng những người
hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh THA cao hơn 1,3 lần so với những người
không hút, nam giới có nguy cơ mắc bệnh THA cao hơn nữ giới 1,5 lần,
người trên 65 tuổi có nguy cơ mắc THA cao hơn 1,5 lần so với nhóm 35-49

tuổi [18].
Nghiên cứu tại Ấn Độ (năm 2011) và Trung Quốc chỉ ra sự ảnh hưởng
của yếu tố béo phì, thừa cân đến tình trạng mắc bệnh THA. Kết quả nghiên
cứu cho thấy người béo phì thừa cân có nguy cơ mắc THA cao hơn người
bình thường 2,8 lần [19], [20].
Nghiên cứu từ năm 2009 đến 2010 trên 25.196 người trưởng thành từ
18-74 tại 33 khu vực thành thị của Trung Quốc cũng chỉ ra rằng yếu tố giới,
tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, chỉ số BMI, vòng eo và tiền sử
gia đình có người mắc THA có mối liên quan mật thiết với tình trạng mắc
bệnh THA. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc tăng huyết áp là 32,9% cao hơn ở nữ
giới (24,7%). Theo tuổi, tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo nhóm tuổi, từ
19,8% ở nam và 4,7% ở nữ độ tuổi 18-34 tuổi tăng lên tương ứng là 56,5% và
60,4% ở độ tuổi 65-74 tuổi. Theo trình độ học vấn, tỷ lệ tăng huyết áp có mối
liên quan nghịch nghĩa là trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ mắc THA càng
thấp, tỷ lệ này trong nhóm không đi học là 52% ở nam và 43,9% ở nữ có xu
hướng giảm dần và thấp nhất trong nhóm có trình độ từ THPT trở lên tương
ứng là 27,5% ở nam và 10,1% ở nữ. Theo chỉ số BMI, tỷ lệ THA tăng rõ rệt ở
nhóm thừa cân và béo phì (chỉ số BMI > 25). Ở nam giới, tỷ lệ THA ở nhóm
thừa cân và béo phì tương ứng là 43,7% và 70,6% trong khi tỷ lệ này ở nhóm
người có cân nặng bình thường là 24,9%. Tương tự như vậy, ở nữ giới tỷ lệ
THA ở nhóm thừa cân và béo phì tương ứng là 40,1% và 55,2% trong khi tỷ
lệ mắc THA ở người có cân nặng bình thường là 17,1% [21].
Tại Bồ Đào Nha, nghiên cứu của tác giả Pereira M và cộng sự cũng cho
thấy mối liên quan mật thiết giữa tuổi và chỉ số BMI với tình trạng mắc bệnh


9

THA của 2.310 người trưởng thành tại thành phố Porto từ năm 1999 đến năm
2003 [23].

Tại Nam Phi, tiến hành nghiên cứu 231 nữ sinh viên da đen tại 01 trường
đại học miền Bắc nước này năm 1994 về ảnh hưởng của các yếu tố: trọng
lượng, chiều cao, vòng mông và vòng bụng tới THA, kết quả cho thấy BMI và
WHR có mối tương quan với THA và tuổi. Trong đó, BMI và WHR có mối
tương quan thuận với cả huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu (p <0,01), có
nghĩa khi chỉ số BMI hoặc chỉ số WHR càng tăng thì chỉ số huyết áp cũng tăng
theo[35].
Tại Hàn Quốc, người ta cũng thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh THA ở nhóm
người nhiều tuổi cao hơn so với những người ít tuổi. Những người 18-24 tuổi
có tỷ lệ mắc THA là 14,2%, tỷ lệ này tăng lên thành 71,4% ở nhóm từ 75 tuổi
trở lên đồng thời nam giới có số người mắc cao hơn so với nữ giới (41,5% so
với 24,5%) [22].
1.4.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu của một số tác giả tại Việt Nam cũng chỉ ra sự ảnh hưởng
của các yếu tố tuổi, giới, cân nặng, chỉ số BMI, chỉ số vòng eo/mông, thói
quen ăn uống, sử dụng rượu bia, chế độ sinh hoạt và hoạt động thể lực…có
ảnh hưởng đến tình trạng tăng huyết áp.
Tác giả Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra 7610 người tại Hà Nội từ
tháng 4 năm 1998 đến tháng 4 năm 1999 thấy những người có BMI từ 22 trở
lên đã có nguy cơ THA [24].
Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự cho thấy chỉ số WHR ≥ 0,80
có nguy cơ tương đối liên quan chặt chẽ (theo chiều thuận) với THA. Điều
này có nghĩa là vòng bụng càng to thì nguy cơ THA càng cao [24].
Năm 1998 – 1999, Phạm Gia Khải và cộng sự tại Hà Nội đã tiến hành
nghiên cứu trên các đối tượng nghiện thuốc lá, tỷ lệ THA chung ở nhóm
những người nghiện thuốc lá là 15,86% [6].


10


Nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Gia Khải cũng cho thấy lạm dụng
rượu ở người THA cao hơn những người bình thường. Khoảng 10% trường
hợp THA liên quan đến uống rượu. Uống rượu thường xuyên trên 3 cốc/l
ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh THA [6].
Tóm lại, THA là một bệnh rất phổ biến và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia
tăng. Hiện nay bệnh THA đã được WHO và nhiều quốc gia chú trọng, đưa ra
nhiều biện pháp tích cực, trong đó có tăng nguồn kinh phí cho công tác phòng
chống bệnh. Để có những giải pháp hữu hiệu trong phòng chống bệnh THA,
chúng ta cần nghiên cứu một cách có hệ thống, ở nhiều địa phương khác
nhau. Xây dựng những mô hình thí điểm trong việc phát hiện sớm, quản lý và
điều trị tại cộng đồng. Mặc khác, xác định được các yếu tố nguy cơ gây bệnh
THA để áp dụng các giải pháp can thiệp cộng đồng nhằm phòng mắc bệnh
THA, giảm tỷ lệ tử vong nguyên nhân do THA vào thời gian tới.
1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về kiến thức, thực hành đối
với bệnh THA
1.5.1. Trên thế giới
Để góp phần vào công tác quản lý và điều trị bệnh nhân THA, tại nhiều
quốc gia người ta đã tiến hành các nghiên cứu đánh giá về kiến thức, thực
hành về bệnh THA trong cộng đồng.
Nghiên cứu khảo sát 1019 người dân đang sinh sống tại Luân Đôn –
nước Anh trong năm 2014 cho thấy có tới 52% người dân không trả lời được
khoảng giá trị huyết áp bình thường [36].
Một nghiên cứu khác tại Mông Cổ 2010 trên 3450 người trưởng thành
cho thấy có tới 20% người dân chưa hề biết khái niệm huyết áp. Trong đó,
những người đàn ông trẻ có kiến thức về chủ đề này kém hơn so với phụ nữ,
người dân ở thành thị có kiến thức tốt hơn về chủ đề này so với người dân ở
nông thôn [37].


11


Trong khi đó, tại Thụy Sĩ – một đất nước thu nhập cao, nghiên cứu tại
nước này trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2009 cho thấy số người dân
có hiểu biết kém về căn bệnh THA đã giảm đi trong vòng 10 năm, từ tỷ lệ
36% xuống còn 17,7%[18].
Tại Mỹ, báo cáo của CDC chỉ ra rằng trong giai đoạn từ 2003-2010 có
tới 39% người bị bệnh THA không hề biết mình đang mắc bệnh [15].
Còn tại Trung Quốc, nghiên cứu của tác giả Cai L chỉ ra rằng những
người trẻ tuổi, nam giới, sống tại khu vực nông thôn có hiểu biết và thực hành
kém hơn về bệnh THA [20]. Trong một nghiên cứu khác cũng tại Trung Quốc,
kết quả cho thấy có 43% người bệnh THA biết về tình trạng sức khỏe của
mình. Tuy nhiên có tới gần 38% người dân tham gia nghiên cứu này cho rằng
bệnh THA không ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của họ [21].
Nghiên cứu tại Bồ Đào Nha cho thấy tỷ lệ người dân hiểu biết về bệnh
THA tương đối cao, có tới 59% nữ và 41% nam hiểu biết về bệnh THA. Những
người già, người có chỉ số BMI cao có tỷ lệ hiểu biết về bệnh THA cao hơn so
với những người sống độc thân, nam giới nghiện rượu, trẻ tuổi [23].
1.5.2. Tại Việt Nam
Các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy kiến thức và thực hành phòng
bệnh THA nói chung của người dân còn chưa tốt, người dân ở nông thôn có
kiến thức và thực hành về vấn đề này thấp hơn người dân ở khu vực thành thị,
tỷ lệ người dân không biết tình trạng mắc bệnh THA còn tương đối cao.
Nghiên cứu từ năm 2001-2002 tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam của nhóm
tác giả Phạm Gia Khải cùng cộng sự cho thấy tỷ lệ người dân hiểu biết đúng
tất cả các yếu tố nguy cơ chỉ chiếm 23% (18,8% nông thôn so với 29,5% ở
thành thị), trong khi hiểu biết sai về các yếu tố nguy cơ chiếm hơn 1/3 dân số
(44,1% ở nông thôn so với 27,1% ở thành thị) [38].
Tại Bắc Ninh, kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Tước năm
2014 trên 1.833 người dân trên 25 tuổi sinh sống tại phường Trang Hạ, thị xã



12

Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cho thấy số người bị bệnh THA mà chưa biết bệnh của
mình lên tới 41,2% [29].
Nghiên cứu năm 2005 tại Việt Nam trên 17.199 người dân từ 25-64 tuổi
cho thấy chỉ có 26% bệnh nhân THA hiểu biết về tình trạng sức khỏe của
mình [30].
Nghiên cứu những bệnh nhân khám BHYT tại Tp.Hồ Chí Minh trong
năm 2009 về kiến thức kiểm soát các yếu tố nguy cơ THA cho thấy 81,2%
bệnh nhân có kiến thức tốt về kiểm soát ăn mặn, 80% bệnh nhân thực hành
các biện pháp kiểm soát bệnh THA theo tư vấn của bác sĩ [39].
Cũng tại Tp.Hồ Chí Minh, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Út (năm
2007) cho thấy những bệnh nhân THA thường áp dụng biện pháp kiểm soát
chế độ ăn mặn (70%) và tăng cường hoạt động thể lực (90%) để thực hành
điều trị bệnh THA [40].
Trong nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Thuần (năm 2006) cho thấy
những bệnh nhân THA ở Tp.Hồ Chí Minh có tỷ lệ thiếu kiến thức và thiếu
thực hành theo dõi bệnh ở mức 50%. Mà nguyên nhân được đề cập chính ở
đây là do người bệnh có trình độ học vấn thấp, thiếu nguồn thông tin tư vấn
cung cấp về bệnh THA [41].
Kết quả điều tra năm 2007 của tác giả Nguyễn Thị Thúy tại Long Biên Hà Nội cho thấy: Tỷ lệ người cao tuổi có kiến thức đạt về dấu hiệu của bệnh
THA là 9%. Những người có kiến thức đạt về biến chứng của bệnh chiếm tỷ
lệ 4,8%. Số người có kiến thức đạt về các yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ 23,6%.
Khoảng 26% số người có kiến thức đạt về các biện pháp phòng bệnh. Người
cao tuổi tại Long Biên thường theo dõi huyết áp 1-3 lần/tuần (50,7%), số
người theo dõi huyết áp từ 4 lần/tuần trở lên chiếm tỷ lệ khoảng 40%. Có
37,5% người cao tuổi mắc bệnh sử dụng thuốc Tây y để điều trị, số người sử
dụng thuốc đông y chiếm tỷ lệ 19,8%. Có khoảng 50% số người bị bệnh áp
dụng biện pháp tập thể dục, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và 60% số người áp

dụng biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra


13

rằng những người bị THA có hiểu biết tốt hơn so với những người không mắc
bệnh (58,3% so với 41,7%) [26].
Tóm lại, THA là một bệnh rất phổ biến và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia
tăng. Hiện nay bệnh THA đã được WHO và nhiều quốc gia chú trọng, đưa ra
nhiều biện pháp tích cực, trong đó có tăng nguồn kinh phí cho công tác phòng
chống bệnh. Để có những giải pháp hữu hiệu trong phòng chống bệnh THA,
chúng ta cần nghiên cứu một cách có hệ thống, ở nhiều địa phương khác
nhau.


14

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên
8.065 km2, dân số năm 2013 có 863.350 người [42]. Về tổ chức hành chính,
tỉnh Quảng Bình gồm 1 thành phố (thành phố Đồng Hới), 1 thị xã (thị xã Ba
Đồn) và 6 huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa,
Minh Hóa. Nghiên cứu được tiến hành tại 2 xã thuộc huyện Quảng Trạch là
địa bàn điều tra được lựa chọn trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước mã số
ĐTĐL.2012-G/32 “Nghiên cứu thực trạng, xây dựng mô hình dự báo, kiểm
soát một số nhóm bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam” do
Trường Đại học Y Hà nội chủ trì được tiến hành từ 2012-2015.
2.2. Đối tượng nghiên cứu

Người dân có độ tuổi trên 18 tuổi, hiện đang sinh sống tại địa điểm điều
tra, có mặt tại nhà lúc thu thập số liệu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ
- Người dưới 18 tuổi,
- Phụ nữ mang thai,
- Người bị tâm thần, rối loạn trí nhớ, có thái độ không hợp tác…
- Không phải là người đang sinh sống tại địa điểm điều tra.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.3.2.1. Cỡ mẫu:


15

Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành, do
vậy công thức tính cỡ mẫu sau đây được áp dụng [43]:
n = Z12−α / 2

p(1 − p )
.de
d2

Trong đó:
- n: số người từ 18 tuổi trở lên tại mỗi xã cần phải điều tra.
- Z1-α/2: Mức độ chính xác của nghiên cứu cần đạt dự kiến 95% = 1,96
- p: Tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành, ước tính từ Điều tra Y tế
quốc gia 2001-2002 là 15% [10]
- d: Sai số tuyệt đối của nghiên cứu, sử dụng trong nghiên cứu 0,05

- de: là Hệ số thiết kế (design effect) do nghiên cứu này áp dụng phương
pháp chọn mẫu chùm đại diện nên cần phải nhân với hệ số thiết kế và trong
trường hợp này chúng tôi chọn hệ số thiết kế = 2.
Dựa vào công thức trên thì số lượng nghiên cứu là 392 người trưởng
thành, làm tròn thành 400 người trưởng thành tại mỗi xã. Như vậy cỡ mẫu của
2 xã là 400 x 2 = 800 người trưởng thành.
Nghiên cứu được tiến hành tại hộ gia đình nên đơn vị chọn mẫu được sử
dụng là hộ gia đình. Để ước tính đủ số mẫu, chúng tôi đã điều tra 200 hộ gia
đình ở một xã và mỗi hộ điều tra từ 1-3 người trưởng thành, tuỳ theo số lượng
người trưởng thành của mỗi hộ gia đình có mặt tại thời điểm điều tra.
2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu:
- Giai đoạn 1: Chọn huyện
Chọn chủ đích huyện Quảng Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình.
- Giai đoạn 2: Chọn xã vào nghiên cứu
Từ danh sách tất cả các xã của huyện Quảng Trạch, 02 xã được chọn vào
nghiên cứu theo phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn là Quảng Phúc và Quảng
Thuận.
- Giai đoạn 3: Chọn hộ gia đình phỏng vấn


16

Tại mỗi xã được chọn, dựa vào số đơn vị hành chính của xã để tính số hộ
cần thiết cho mỗi đơn vị hành chính đó. Tại mỗi đơn vị hành chính, hộ gia
đình đầu tiên được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn dựa trên danh sách
hộ gia đình do địa phương cung cấp. Các hộ gia đình tiếp theo được chọn theo
phương pháp cổng liền cổng cho đến khi đủ số lượng người trưởng thành theo
cỡ mẫu thì dừng lại.
- Giai đoạn 4: Chọn đối tượng phỏng vấn.
Toàn bộ những người trên 18 tuổi của hộ gia đình có mặt tại thời điểm

điều tra được cân đo, đo huyết áp và phỏng vấn về thói quen ăn uống và lối
sống để xác định tỷ lệ tăng huyết áp và phân tích một số yếu tố liên quan.
2.3.3. Thu thập thông tin
2.3.3.1. Đo lường các chỉ số nhân trắc và huyết áp:
- Cân: Sử dụng cân SECA (Độ chính xác 0,01kg). Trọng lượng cơ thể
được ghi theo kg với 1 số lẻ. Cân đối tượng vào buổi sáng khi chưa ăn uống
gì và đã đi đại tiểu tiện. Khi cân chỉ mặc quần áo gọn nhất và trừ bớt cân nặng
trung bình của quần áo khi tính kết quả. Đối tượng đứng giữa bàn cân, không
cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bố đều cả hai chân. Cân được đặt
ở vị trí ổn định và bằng phẳng.
- Đo chiều cao đứng: dùng thước gỗ, có độ chia chính xác tới milimét.
Chiều cao được ghi theo cm và 1 số lẻ. Đối tượng bỏ guốc dép, đi chân
không, đứng quay lưng vào thước đo. Gót chân, mông, vai, đầu theo một
đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng
nằm ngang. Hai tay bỏ thõng theo hai bên mình. Kéo cái chặn đầu của thước
từ trên xuống, khi áp sát đến đỉnh đầu nhìn vào thước đọc kết quả.
- Đo vòng eo và vòng mông: Đo bằng thước dây không co giãn, kết quả
được ghi theo cm với một số lẻ. Vòng eo đo ở mức ngang rốn, tương ứng với
điểm giữa của bờ dưới xương sườn cuối với bờ trên mào chậu trên đường


17

nách giữa. Vòng mông đo tại vùng to nhất của mông. Các vòng đo ở mặt
phẳng nằm ngang.
- Đo huyết áp: Đối tượng được phỏng vấn nghỉ ngơi trong phòng yên
tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo huyết áp, đảm bảo không dùng chất kích
thích (cà phê, hút thuốc, rượu bia) trước đó 2 giờ. Dụng cụ sử dụng là máy
huyết áp kế điện tử loại đo ở cánh tay. Dặn đối tượng không nói chuyện khi
đang đo huyết áp. Lần đo đầu tiên, cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay, tay nào

có con số huyết áp cao hơn sẽ dùng để theo dõi huyết áp về sau. Đo huyết áp
hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1-2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần đo
chênh nhau trên 10mmHg, cần đo lại lần 3 sau khi đã nghỉ trên 5 phút. Giá trị
huyết áp ghi nhận là trung bình của hai lần đo cuối cùng. Ghi lại số đo theo
đơn vị mmHg dưới dạng HA tâm thu/HA tâm trương, không làm tròn số quá
hàng đơn vị [14].
- Tính toán các chỉ số [44]:
+ Vòng eo/vòng mông = Số đo vòng eo/Số đo vòng mông (cm)
+ Chỉ số khối cơ thể (BMI): được tính theo quy định
BMI = Trọng lượng cơ thể (kg)/[chiều cao (m)]2
2.3.3.2. Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ phiếu phỏng vấn (phụ lục 1)
- Thông tin chung về đối tượng, tuổi, giới: gồm 3 câu hỏi
- Kiến thức, thực hành liên quan đến bệnh THA: gồm 14 câu hỏi
- Nhu cầu truyền thông giáo dục sức khỏe của người dân: gồm 4 câu hỏi
- Thói quen, lối sống liên quan đến bệnh THA: gồm 12 câu hỏi
2.3.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán, phân loại tăng huyết áp: Theo WHO, tăng huyết
áp được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90 mm Hg [9-10].


18

Bảng 2.1: Đánh giá tình trạng THA theo hướng dẫn của Bộ Y tế [14]
Phân độ huyết áp

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương


(mmHg)

(mmHg)

HA tối ưu

< 120



< 80

HA bình thường

120 - 129

và/hoặc

80 – 84

Tiền tăng HA

130 - 139

và/hoặc

85 – 89

THA độ 1


140 - 159

và/hoặc

90 – 99

THA độ 2

160 - 179

và/hoặc

100 – 109

THA độ 3

≥ 180

và/hoặc

≥ 110

- Tiêu chuẩn đánh giá một số chỉ số nhân trắc [44]:
+ Tỷ số vòng eo/vòng mông được coi là cao (béo phì vùng bụng) khi
giá trị này > 0,8 đối với nữ và > 0,9 đối với nam (châu Á).
+ Đánh giá phân loại BMI:
Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới (không áp dụng cho phụ nữ
mang thai) và dành riêng cho người châu Á (IDI&WPRO) như sau
• Thiếu cân: BMI < 18,5
• Bình thường: 18,5 ≤ BMI <23

• Thừa cân: BMI ≥ 23
- Tiêu chuẩn đánh giá một số yếu tố liên quan :
+ Uống nhiều rượu (lạm dụng rượu): theo quy chuẩn của Tổ chức Y tế
Thế giới, phụ nữ uống trên 14 đơn vị rượu mỗi tuần, hơn 2 đơn vị rượu mỗi
lần; nam giới uống trên 21 đơn vị rượu mỗi tuần, hơn 3 đơn vị rượu mỗi lần;
người trên 65 tuổi uống trên 14 đơn vị rượu mỗi tuần, hơn 2 đơn vị rượu mỗi
lần được coi là người lạm dụng rượu/bia (Đơn vị rượu thường có 8-14 gam
rượu nguyên chất chứa trong dung dịch đó) [45]. Thực tế điều tra, đánh giá
theo quy định trên là rất khó, chúng tôi thống nhất là dựa trên phỏng vấn đối
tượng trả lời trung bình 1 ngày uống ≥120ml rượu hoặc ≥ 400 ml bia thì được
coi là uống rượu bia thường xuyên.


19

+ Hút thuốc lá: đánh giá đối tượng có hút thuốc lá (thụ động/chủ động)
thường xuyên, ngày nào cũng hút.
+ Chế độ ăn nhiều muối: Để xác định thông qua việc hỏi đối tượng ăn
mặn hơn so với những người khác trong gia đình không.
+ Hoạt động thể lực thường xuyên: có trên 4 ngày tham gia hoạt động
thể lực/1 tuần.
+ Ăn ít rau quả: khi lượng rau xanh, củ, quả ăn ít hơn 400g/ngày.
2.3.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.2: Biến số và chỉ số nghiên cứu
Mục tiêu

Mục tiêu 1: Xác
định tỷ lệ tăng huyết
áp tại 2 xã thuộc
huyện Quảng Trạch,

tỉnh Quảng Bình
năm 2013
Mục tiêu 3: Mô tả
một số yếu tố liên
quan với bệnh tăng
huyết áp ở người
trưởng thành tại 2
xã thuộc huyện
Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình năm
2013
Mục tiêu 2: Mô tả
kiến thức, thực hành
của người dân tại 2
xã thuộc huyện
Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình về
bệnh tăng huyết áp

Nhóm biến số

Chỉ số
áp

Tên biến

Phương
pháp thu
thập


huyết Huyết áp tâm Đo bằng
thu
máy đo
Huyết áp tâm huyết áp
trương
Omron

Các thông tin Tuổi
về đối tượng
Giới
Chiều cao
Cân nặng
Vòng eo
Vòng mông
BMI
Kiến thức, thực Định nghĩa tăng
hành của người huyết áp
dân về bệnh
chứng
tăng huyết áp Triệu
tăng huyết áp
Biến chứng của
tăng huyết áp
Các yếu tố nguy

Tiêu chuẩn đánh
giá

Tăng huyết áp khi
HATĐ ≥140 mmHg

hoặc/và HATT ≥90
mmHg

Phỏng
vấn
Phỏng
vấn
Đo
Đo
Đo
Đo
Tính toán

Theo nhóm tuổi

Phỏng
vấn

HATĐ ≥140 mmHg
hoặc/và HATT ≥90
mmHg
Kể tên được≥2
triệu chứng
Kể tên được >3
triệu chứng
Kể tên được > 5

Phỏng
vấn
Phỏng

vấn
Phỏng

Nam/nữ
Cm
Kg
Cm
Cm


20

Mục tiêu

Nhóm biến số

Tên biến

Phương
pháp thu
thập

cơ của bệnh vấn
THA
Điều trị THA
Phỏng
vấn
Theo dõi và
phòng
bệnh

THA
Nhu cầu truyền
thông giáo dục
sức khỏe của
người dân
Thói quen, lối Hút thuốc lá
sống
Uống rượu

Phỏng
vấn

Tiêu chuẩn đánh
giá

nguy cơ
Có/không điều trị
(theo trả lời của
BN)
Kể tên > 4 biện pháp

Phỏng
vấn

Có/không

Phỏng
vấn
Phỏng
vấn


Có hút thuốc/hút
thuốc thụ động
≥ 120ml/ngày với
rượu
Bia≥400ml/ngày
Có/không

Ăn mặn

Phỏng
vấn
Lượng ăn rau, Phỏng
củ, quả hàng vấn
ngày
Hoạt động thể Phỏng
lực
vấn

≥ 0,4kg/ngày

≥ 4 ngày,
Mỗi ngày
phút

≥30

Để đánh giá kiến thức về bệnh THA của người dân chúng tôi tiến hành
chấm điểm cho các câu liên quan đến kiến thức của đối tượng nghiên cứu. Có
5 nhóm câu hỏi về kiến thức, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai

hoặc không trả lời được 0 điểm. Tổng số câu trả lời liên quan đến kiến thức là
30 tương ứng với 30 điểm.
Bảng 2.3: Các câu hỏi và điểm liên quan đến kiến thức về bệnh THA
Các tiêu chí đánh giá kiến thức

Tính
điểm

Điểm cho kiến
thức đạt


21

Định nghĩa tăng
huyết áp
Các dấu hiệu của
tăng huyết áp

Các biến chứng
của bệnh THA

Các yếu tố nguy
cơ của bệnh THA

Các biện pháp dự
phòng THA

Giá trị HA TT >140mmHg
Giá trị HA TT>90 mmHg

Đau đầu
Hoa mắt chóng mặt
Đau ngực
Nóng mặt/đỏ mặt
Đột quỵ não/TBMMN
Suy tim/bệnh tim mạch khác
Biến chứng mắt
Liệt
Suy gan/suy thận
Tử vong
Thói quen ăn mặn
Ăn nhiều đường
Ăn nhiều chất béo
Thừa cân/béo phì
Ít vận động
Hút thuốc lá
Uống nhiều rượu, bia
Tuổi cao
Căng thẳng tinh thần
Tiền sử gđ có người tăng huyết áp
Tập thể thao
Bỏ thuốc lá
Cai rượu bia
Giảm cân
Ăn nhiều rau quả
Ăn ít chất béo
Ăn ít đường/ít muối
Không thức khuya
Tổng


1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

30

2 điểm

> 2 điểm

> 3 điểm

> 5 điểm

> 4 điểm

≥ 16 điểm

Điểm tối đa cho phần đánh giá kiến thức là 30 điểm. Đối tượng nghiên
cứu có tổng điểm kiến thức chung ≥16 điểm được đánh giá là đạt kiến thức
về bệnh THA, những người có tổng điểm <16 điểm được xếp vào nhóm có
kiến thức chưa đạt về bệnh THA. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng điểm
đánh giá, đối tượng trả lời được trên ½ số tiêu chí của từng câu hỏi được coi
là có kiến thức đạt đối với mỗi mục cụ thể.


22

2.4. Sai số và khống chế sai số
- Phỏng vấn thử để kiểm tra tính phù hợp của bộ câu hỏi;
- Chọn lựa các điều tra viên có kinh nghiệm trong điều tra tại cộng đồng;
- Tổ chức tập huấn chi tiết về bảng hỏi và kỹ thuật cân đo trước khi
điều tra;
- Có bảng kiểm hướng dẫn cho điều tra viên;

- Trong quá trình điều tra có giám sát viên tham gia giám sát.
2.5. Xử lý số liệu
- Làm sạch số liệu từ phiếu;
- Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm EPI DATA và STATA;
- Lập các bảng, biểu đồ để trình bày kết quả nghiên cứu.
- Test Chi-square để kiểm định sự khác biệt của hai tỷ lệ; t-test để kiểm
định sự khác biệt của hai giá trị trung bình.
- Để xác định ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan tới bệnh THA,
nhóm nghiên cứu áp dụng mô hình hồi quy Logistic đã khống chế các yếu tố
nhiễu. Biến phụ thuộc trong mô hình là tình trạng mắc bệnh THA (có mắc
bệnh, không mắc bệnh). Các biến số độc lập bao gồm: tuổi, giới, chỉ số BMI,
chỉ số WHR, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ăn mặn, hoạt động thể lực, lượng
ăn rau quả hàng ngày (Bảng 3.17).
2.6. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/2013 đến tháng 6/2014.
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu


23

Tất cả những người tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện và được
đọc bản thoả thuận nghiên cứu được xây dựng theo hướng dẫn về đạo đức
trong nghiên cứu.
- Nghiên cứu này không có bất cứ ảnh hưởng nào tới phong tục, tập

quán, truyền thống văn hóa, sức khỏe của người dân địa phương.
- Đối tượng điều tra có quyền từ chối trả lời phỏng vấn, chỉ điều tra
những người đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu này được thông báo cho chính quyền địa phương về quy


mô và thời gian tiến hành.


24

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
18-34
35-44
45-54
55-64
Trên 64
Cộng

Quảng Thuận
n
%
88
22,0
90
22,5
86
21,5
70
17,5
66
16,5

400
100

Quảng Phúc
n
%
121
30,3
109
27,3
69
17,3
58
14,5
43
10,8
400
100

Chung
n
%
209
26,1
199
24,9
155
19,4
128
16,0

109
13,6
800
100

p

> 0,05
Test χ2

Nhận xét:
Tổng số có 800 người tham gia nghiên cứu, trong đó số người thuộc
nhóm tuổi 18-34 chiếm tỷ lệ cao nhất 26,1%, tiếp đến là nhóm 35-44 (24,9%)
và 45-54 (19,4%). Nhóm trên 55-64 và trên 64 tuổi chiếm tỷ lệ tương ứng là
16% và 13,6%. Giữa 2 xã không có sự khác biệt về độ tuổi tham gia nghiên
cứu (p > 0,05, test χ2).
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Giới tính
Nam
Nữ
Tổng số

Quảng Thuận
n
%
190
47,5
210
52,5
400

100

Quảng Phúc
n
%
183
45,8
217
54,3
400
100

Chung
n
%
373
46,6
427
53,4
800
100

p
> 0,05
Test χ2

Nhận xét:
Bảng 3.2 cho thấy có 373 nam và 427 nữ tham gia nghiên cứu chiếm tỷ
lệ tương ứng 46,6% và 53,4%. Giữa 2 xã không có sự khác biệt về tỷ lệ nam
và nữ tham gia nghiên cứu (p > 0,05, test χ2 ).

Bảng 3.3. Chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số nhân

Nam (n=373)

Nữ (n=427)

Chung (n = 800)


25

trắc
Chiều cao (m)
Cân nặng (kg)
BMI (cân

TB ± SD
TB ± SD
TB ±
1,65 ± 0,07 1,56 ± 0,06 1,60 ±
58,20 ± 7,41 50,03 ± 6,78 53,84 ±

21,38 ±
nặng/chiều cao2)
Vòng eo (cm)
77,63 ±
Vòng mông (cm) 88,22 ±
WHR (vòng
0,88 ±

eo/vòng mông)
Huyết áp tối đa
123,83 ±
(mmHg)
Huyết áp tối
77,31 ±
thiểu (mmHg)

SD
0,08
8,16

p
< 0,05
< 0,05

2,60 20,48 ± 2,55 20,90 ±

2,61

< 0,05

8,28 73,70 ± 8,56 75,53 ±
9,05 85,93 ± 8,83 87,00 ±

8,66
9,00

< 0,05
< 0,05


0,07

0,07

< 0,05

15,07 119,49 ± 15,17 121,50 ± 15,27

< 0,05

9,20 73,78 ± 10,05 75,43 ±

< 0,05

0,86

± 0,08

0,87

±

9,81

Nhận xét:
Kết quả bảng trên cho thấy trung bình chiều cao, cân nặng của nam lần
lượt là là 1,65 ± 0,07 m và 58,2 ± 7,41 kg. Các chỉ số trên của nữ tương ứng
là 1,56 ± 0,06 m và 50,02 ± 6,78 kg. Nam giới có chỉ số BMI cao hơn so với
nữ giới (21,38 so với 20,48), tương tự chỉ số WHR của nam cũng cao hơn so

với nữ (0,88 so với 0,86). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05).
Các chỉ số huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của nam cũng cao hơn so
với của nữ (123,83 so với 119,49 đối với huyết áp tối đa, 77,31 so với 73,78
đối với huyết áp tối thiểu). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05).

Bảng 3.4. Tỷ lệ thừa cân, béo bụng của đối tượng nghiên cứu theo địa bàn
Chỉ số nhân trắc
BMI
Thừa cân
Không thừa cân
WHR

Quảng Thuận

Quảng Phúc

Chung

p (Test

n = 400

%

n = 400

%

n = 800


%

χ2)

24
376

6,0
94,0

22
378

5,5
94,5

46
754

5,8
94,2

> 0,05
< 0,05


×