Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của động kinh ở người trưởng thành tại khoa thần kinh bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 92 trang )

đặt vấn đề

Động kinh là một bệnh đã đợc biết đến từ rất lâu nhng vẫn là vấn đề y tế
có tính thời sự luôn cần đợc nghiên cứu cho mỗi quốc gia.
Động kinh là một bệnh lý thờng gặp, theo thống kê của Tổ chức Y tế
thế giới, tỷ lệ động kinh chiếm 0,5 - 1% dân số. Tỷ lệ mắc mới mỗi năm trung
bình là 50/100000 dân. Đây là một bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh
cho đến ngời già với các tỷ lệ mắc bệnh ở các lứa tuổi khác nhau [1], [2], [33],
[34], [51], [56].
Động kinh ảnh hởng nhiều đến cuộc sống bệnh nhân (sinh hoạt, vui
chơi, học tập, lao động, thậm chí cả tính mạng), và ảnh hởng đến toàn xã hội
do tỷ lệ mắc bệnh cao, khả năng lao động- học tập giảm sút, chi phí khám
chữa bệnh cao (cho công tác quản lý, điều trị lâu dài).
Vấn đề chẩn đoán, điều trị, tái hoà nhập cộng đồng ở ngời trởng thành
khác với động kinh ở trẻ em do sự khác biệt về tâm sinh lý, về nguyên nhân
gây bệnh, biểu hiện lâm sàng, các bệnh lý kèm theo.
Lâm sàng của động kinh rất đa dạng, cơ chế bệnh sinh hiện đang còn ở
các dạng giả thuyết. Việc phân loại động kinh đợc Liên hội Quốc tế chống
Động kinh thờng xuyên thay đổi để phù hợp với lâm sàng. Ngày nay, nhờ sự
tiến bộ của các phơng pháp thăm dò chức năng, hình ảnh, sinh hoá, tế bào
ngời ta càng hiểu hơn về động kinh và các nguyên nhân của động kinh.
Nguyên nhân của động kinh ở ngời trởng thành có rất nhiều (Tai biến
mạch não, u não, ấu trùng sán não, dị dạng mạch não, viêm và di chứng của
viêm não- màng não ) [ 1], [2]. Tuy nhiên để chẩn đoán nguyên nhân cụ thể
cho từng bệnh nhân nhiều khi không dễ.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về lâm sàng, nguyên nhân
động kinh ở ngời trởng thành, nhng ngày nay bên cạnh việc theo dõi các biểu
hiện lâm sàng, điện não đồ và các xét nghiệm thờng quy khác. Trong những
11
năm gần đây, Bệnh viện Bạch Mai đã đợc trang bị nhiều phơng tiện kỹ thuật hiện
đại nh máy chụp cắt lớp đa dãy đầu dò, máy chụp mạch não, máy cộng hởng từ


độ phân giải cao, hệ thống siêu âm mạch máu trong và ngoài sọ cũng nh các thế
hệ máy móc hiện đại về sinh hoá, miễn dịch Trong điều kiện đó, chúng ta có
thể đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của động kinh.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu một số đặc
điểm lâm sàng và hình ảnh học của động kinh ở ngời trởng thành tại Khoa
Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai nhằm hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng động kinh ở ngời trởng thành.
2. Nghiên cứu một số đặc điểm cận lâm sàng và hình ảnh học đồng
thời xác định một số nguyên nhân thờng gặp gây động kinh ở
ngời trởng thành.

22
Chơng 1
Tổng quan tài liệu
1.1. Đại cơng về động kinh
1.1.1. Định nghĩa:
- Cơn động kinh là sự rối loạn kịch phát các chức năng thần kinh trung -
ơng do sự phóng điện đột ngột, ngắn, quá mức đồng thời của các tế bào thần
kinh [Trích dẫn từ 1], [Trích dẫn từ 2], [14]. Cơn động kinh đợc biểu lộ bằng
các triệu chứng lâm sàng xuất hiện đột ngột, ngắn và định hình về vận động,
cảm giác, giác quan, thực vật và/hoặc tâm thần tuỳ thuộc vào vị trí của tế bào
thần kinh có liên quan. Định nghĩa này loại trừ các cơn có biểu hiện thần kinh
nhng không phải do não nh cơn rối loạn phân ly, cơn Tetani, cơn ngất, cơn
nhức đầu kiểu nhức nữa đầu
- Cơn động kinh toàn thể: Xuất hiện do sự phóng điện kịch phát lan toả
trên cả hai bán cầu, liên quan đến kích thích trên toàn bộ vỏ não. Cơn có biểu
hiện đối xứng, đồng đều cả hai bán cầu thể hiện trên cả lâm sàng và điện não.
- Động kinh cục bộ: Xảy ra do sự phóng điện chỉ giới hạn ở một phần
của các tế bào thần kinh của vỏ não. Cơn chỉ thể hiện ở một phần cơ thể.
- Cơn động kinh là một hiện tợng cấp tính, xảy ra nhất thời, thoáng qua [1],

[2], [14], [74].
- Bệnh động kinh là một bệnh mạn tính có đặc điểm là sự tái diễn của các
cơn động kinh có tính định hình [1], [2], [14], [74], cách nhau trên 24 giờ
không phải do nguyên nhân sốt cao và các nguyên nhân cấp tính khác gây nên.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu động kinh (Trích dẫn từ 1)
Thuật ngữ Động kinh xuất phát từ tiếng Hy Lạp Epilambalein (bị giật,
bị đánh dồn dập). Lúc đầu ngời ta cho rằng động kinh là do bàn tay của mặt
trăng gây ra. Ngay từ năm 1780 trớc công nguyên luật Hammurabi đã quy
33
định ngời bị động kinh không đợc kết hôn hoặc làm chứng trớc toà, và hợp
đồng mua bán nô lệ sẽ mất hiệu lực nếu ngời nô lệ xuất hiện cơn động kinh
trong ba tháng đầu sau khi mua bán. Vào khoảng năm 400 trớc công nguyên
Hypocrate đã mô tả động kinh là một bệnh thực tổn ở não và cần phải điều trị
bằng thuốc và chế độ ăn chứ không phải bằng pháp thuật.
Năm 1770, một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính
khoa học về động kinh đã đợc Tissot công bố.Tác giả nhận thấy để gây đợc
cơn động kinh phải có hai yếu tố: bản thân não phải ở trạng thái dễ gây co giật
và cần phải có nguyên nhân kích hoạt trạng thái này [Trích dẫn từ 1], [Trích
dẫn từ 2].
Đến nữa đầu thế kỹ XIX đã xuất hiện nhiều tiến bộ quan trọng về thuật
ngữ, bản chất bệnh học và điều trị động kinh. Năm 1815, Esquirol phân biệt
động kinh thành những cơn nhẹ và cơn nặng mà ngày nay ngời ta gọi là cơn
nhỏ và cơn lớn. Về bệnh học, Cazauvielh(1825), sau đó là Sommer(1880) phát
hiện thấy có xơ hồi hải mã ở bệnh nhân động kinh. Cùng với các nghiên cứu về
giải phẫu bệnh học, các nghiên cứu về lâm sàng cũng đã đạt đợc những bớc tiến
đáng kể. Năm 1824, Calmeil đã nghiên cứu trạng thái động kinh co giật. Năm
1860, Faret phân biệt các cơn động kinh không co giật biểu hiện dới dạng rối
loạn đơn thuần các chức năng cao cấp gọi là các cơn tơng đơng tâm thần. Năm
1852, Herpin mô tả các dấu hiệu cơ bản của động kinh giật cơ ở tuổi thiếu niên
và sau đó là các nghiên cứu cụ thể hơn về lâm sàng đợc Reynolds(1861),

Gowers(1885), Jackson(1873) công bố. Trong lĩnh vực điều trị, Locook(1857)
đề xuất dùng Bromua nh thuốc đầu tay để điều trị động kinh. Horsley(1886) là
ngời đầu tiên đã phẫu thuật điều trị một bệnh nhân có nhiều cơn động kinh cục
bộ.
Vào nữa sau của thế kỷ XIX, công trình của John Hughlings Jackson đã
tạo ra cuộc cách mạng về nhận thức đối với động kinh. Dựa trên nghiên cứu
44
của tác giả, một số quan điểm cha rõ về bản chất động kinh đã đợc sáng tỏ, tr-
ớc đây động kinh đợc xếp vào bệnh lý tâm thần thì giờ đây đợc thừa nhận
hoàn toàn là bệnh thần kinh. Mặc dù năm mơi năm sau điện não đồ mới ra đời
nhng ngay từ thời kỳ này, Jackson đã tiên đoán đợc bản chất của cơn động
kinh là các hoạt động đột ngột, tạm thời, quá mức của các tế bào không ổn
định thuộc một phần chất xám của não .
Đến thế kỹ XX, nhờ sự tiến bộ vợt bậc của khoa học kỹ thuật, nên đã có
nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị động kinh.
Về chẩn đoán, năm 1924 Hans Berger phát minh ra điện não đồ, kỹ
thuật này không những giúp hiểu rõ hơn về hoạt động của động kinh mà còn
phối hợp với lâm sàng giúp phân biệt đợc các loại cơn khác nhau.
Trong lĩnh vực điều trị, Hauptmann(1912) ứng dụng Phenobarbital để
điều trị động kinh, sau đó là Merritt và Putnam (1938) đã sử dụng Phenytoin.
Từ 1938, Walder Penfield và Herbert Jasper sáng lập ra trờng phái phẫu thuật
động kinh. Phơng pháp điều trị này tiếp tục đợc Jean Bancaud và Jean
Talairach phát triển thông qua việc sử dụng phơng pháp phẫu thuật định vị
bằng các điện cực cắm trực tiếp vào tổ chức não để xác định vị trí ổ động
kinh. Trong lĩnh vực nội khoa, Henri Gastaut và cộng sự thời kỳ này đã kết
hợp điện não đồ với quan sát tỷ mỹ triệu chứng lâm sàng các cơn động kinh.
Cùng với sự tiến bộ nh vũ bão của công nghệ sinh học, hàng loạt thuốc kháng
động kinh ra đời đáp ứng ngày càng tốt hơn việc điều trị các thể động kinh.
Thêm vào đó, nhờ sự tiến bộ của các phơng pháp chẩn đoán hình ảnh học,
điều trị động kinh bằng phơng pháp phẫu thuật ngày càng chứng tỏ vị trí

không thể phủ nhận của mình [62]. Cuối cùng song song với các tiến bộ về
chẩn đoán và điều trị, các nghiên cứu sinh học phân tử về cơ chế sinh bệnh
học của động kinh cũng đạt đợc nhiều thành tựu đáng kể và mở ra nhiều hứa
hẹn cho ngời bệnh trong tơng lai.
55
1.1.3.Dịch tễ học động kinh
Động kinh là một bệnh phổ biến ở nớc ta và trên toàn thế giới. Theo
thống kê của TCYTTG tỷ lệ động kinh chiếm từ 0,5-1% dân số; số trờng hợp
mới mắc trong mỗi năm trung bình là 50/100.000 dân [Trích dẫn từ 1].
Theo Lê Quang Cờng và Nguyễn Văn Hớng (2002) [Trích dẫn từ 2], tỷ
lệ hiện mắc là 0,75% trong đó động kinh hoạt động vào khoảng 0,5%.
Tỷ lệ mắc mới tăng ở trẻ nhỏ, giảm ở ngời trởng thành, tăng ở ngời già
ở các nớc phát triển, nhng tại các nớc đang phát triển diễn biến hai giai đoạn
này không thấy trong các nghiên cứu. Tỷ lệ mới phát hiện cơn đầu tiên dao
động 19-190/100.000 ngời [Trích dẫn từ 1].
ở ngời trởng thành, tỷ lệ động kinh tăng theo sự lão hoá dân số một cách
song hành: 7,3% trong độ tuổi 40-59 tăng lên 10,2% ở tuổi trên 60, với u thế
ở bệnh nhân nam giới khoảng 60% các trờng hợp (Uldry P.A, Regly F, 1993)
[4].
Theo một số công trình nghiên cứu [11], [14], [19], [32], [33], [34] cú
60-70% cơn động kinh ở ngời trởng thành là cục bộ, 20-30% là cơn toàn bộ,
10-20% là cơn động kinh liên tục. Qua nghiên cứu cho thấy có 30% trờng hợp
động kinh có biểu hiện thoáng báo. Ghi điện não phát hiện đợc 30% có ổ động
kinh ở bệnh nhân đã có cơn động kinh toàn bộ trong tiền sử (Jeandel C,
Vespignani H, Durcocq X và cộng sự, 1991; Vercelletto P, Gastaut JL,1981).
Khoảng 75% cơn động kinh xuất hiện sau 60 tuổi thờng là các cơn cục bộ và
1/3 trờng hợp có cơn toàn bộ hoá thứ phát [16]. Trong các cơn cục bộ này thì
loại cơn cục bộ vận động hoặc cơn cảm giác gặp nhiều hơn là các cơn phức
hợp [32].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh.

Trong những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ của các ngành khoa học mà
con ngời ngày càng hiểu biết hơn về cơ chế bệnh sinh của động kinh nên việc
66
chẩn đoán, điều trị có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên cơ chế bệnh sinh vẫn cha thật
rõ ràng, có rất nhiều giả thuyết đợc đa ra giải thích cơ chế của động kinh.
ở động vật thí nghiệm bằng các phơng pháp kích thích điện, hoá học,
vật lý có thể gây đợc cơn động kinh hoặc các biểu hiện động kinh. Các tổn th-
ơng ở não (U não, bệnh mạch máu não, các bệnh viêm não) hoặc các rối loạn
chuyển hoá ở não đều có thể là nguồn gốc của cơn động kinh nhng lại không
tìm đợc tổn thơng não đặc hiệu riêng cho động kinh.
Cho đến nay c chế bệnh sinh của động kinh chủ yếu vẫn lấy điện sinh
lý làm cơ sở. Nh định nghĩa về cơn động kinh đã nêu: Cơn động kinh xảy ra
do sự phóng điện kịch phát của các tế bào thần kinh ở vỏ não. Các hoạt động
kịch phát đồng thì (tăng đồng bộ) là cơ sở biến đổi sinh lý trong cơn động
kinh. Bản chất của loạt tăng đồng bộ là tái diễn sự khử cực kịch phát ở màng
sau khớp thần kinh của một nhóm tế bào thần kinh tạo thành sự tổng hợp các
điện thế bị khử cực sau khớp thần kinh [1], [33].
Những nghiên cứu gần đây [50] đã xác định cơ chế: ức chế giải phóng
chất GABA (acid gamma amino butyric) là cơ chế bệnh sinh chủ yếu gây nên
cơn động kinh [1], [29]. Có khoảng 30% khớp thần kinh của thần kinh của vỏ
não sử dụng GABA nh một chất dẫn truyền thần kinh sau khớp thần kinh.
GABA có tác dụng lên cơ quan nhận cảm (gọi là GABA/A) ở vỏ não, nó duy
trì sự ức chế ngỡng kích thích của các tế bào thần kinh ở vỏ não, đồng thời
kiểm soát tính thấm của màng tế bào với ion Cl
-
làm mở giá mang ion Cl
-
đặc
hiệu gây ra sự tái cực hoặc khử cực của màng tế bào. Các yếu tố làm giảm
chất GABA hoặc làm ức chế cơ quan nhận GABA-A sẽ làm xuất hiện cơn

động kinh. Hoạt tính của GABA ở khớp thần kinh bị ngắt quảng bởi hai quá
trình, chủ yếu là sự tái cực trong tế bào thần kinh trớc khớp thần kinh hay
những tế bào thần kinh đệm và sự khử hoạt tính chuyển hoá bởi men GABA
transaminase trong các tế bào thần kinh và thần kinh đệm [1].
77
1.1.5. Nguyên nhân động kinh.
1.1.5.1. Động kinh căn nguyên ẩn [1], [2].
Động kinh căn nguyên ẩn thể hiện nguyên nhân bị che dấu. Bệnh sử,
thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng, không chỉ ra đợc tổn th-
ơng ở não. Động kinh căn nguyên ẩn chiếm 60,5%, nhất là trẻ em 40,5% và
thờng là các cơn toàn thể [18].
1.1.5.2. Động kinh nguyên phát.
Thuật ngữ động kinh toàn thể nguyên phát bao hàm hiện tợng lâm sàng
và điện não của cơn động kinh xẩy ra trong điều kịên là cơn toàn thể hoá ngay
từ đầu, không có tổn thơng khu trú ở não [Trích dẫn từ 1].
Nhóm động kinh này thờng xuất hiện ở lứa tuổi dới 20 đặc biệt ở trẻ em
[18]. Sự phát triển tâm lý vận động của trẻ vẫn bình thờng cho tới lúc xuất
hiện các cơn động kinh và ngoài cơn không có dấu hiệu của bệnh não. Tuổi
phụ thuộc vào dạng cơn. Cơn vắng ý thức thờng bắt đầu lúc 4-6 tuổi, nhóm
đặc biệt bắt đầu lúc 9-15 tuổi . Cơn rung giật cơ và cơn co cứng co giật
toàn thể bắt đầu lúc 11-14 tuổi. Sự cải thiện hoặc kiểm soát cơn động kinh
hoàn toàn sau 20-25 tuổi là thờng gặp. Theo Gastaut, tỷ lệ động kinh nguyên
phát là 28,4% cho tất cả các lứa tuổi, trong đó 11,3% là động kinh co cứng
co giật, 9,9% động kinh vắng ý thức, 4,4% cơn rung giật cơ và 3,2% là các thể
động kinh khác.
1.1.5.3. Động kinh có nguyên nhân.
Động kinh triệu chứng là do tổn thơng não đã cố định hoặc tiến triển.
Nguyên nhân gây động kinh triệu chứng liên quan đến các yếu tố gây tổn th-
ơng não từ giai đoạn thai nhi, trong giai đoạn phát triển tâm lý, vận động và
các bệnh lý mắc phải trong và sau giai đoạn trởng thành. Có thể nói nguyên

nhân của động kinh liên quan đến toàn bộ bệnh học thần kinh từ sang chấn sọ
não, u não, bệnh lý mạch máu não [Trích dẫn từ 1].
88
Nguy cơ bị động kinh có thể tăng lên trên cơ sở của chảy máu não, chảy
máu não thất hoặc nhồi máu não trớc và sau sinh. Khi có tổn thơng nghiêm trọng
ở não, các cơn động kinh cục bộ hay toàn thể xuất hiện sớm. Khi các tổn thơng
kín đáo hơn, cơn động kinh có thể xảy ra muộn hơn ở tuổi trởng thành.
Sự xuất hiện một cơn co giật đầu tiên ở ngời trởng thành thờng phản
ánh một tổn thơng ở não, còn động kinh nguyên phát khởi đầu ở ngời trởng
thành xuất hiện với tỷ lệ không nhiều. Phần lớn động kinh nguyên phát thờng
xảy ra trớc tuổi trởng thành và hơn 50% số trờng hợp không xác định đợc
nguyên nhân.
Nguyên nhân động kinh ở ngời trởng thành chủ yếu là TBMN (15
42%), u não nguyên phát hoặc thứ phát (10 20%), do nhiễm độc chuyển
hoá (10%) và chấn thơng sọ não (5-10%). Còn 25-30% trờng hợp không xác
định đợc nguyên nhân (Uldry PA, Regly F, 1993) [Trích dẫn từ 1], [3], [7].
Điều đáng lu ý là các cơn động kinh do nguồn gốc tai biến mạch não và u não
hay xảy ra ở tuổi trên 40 [Trích dẫn từ 1], [7], [16], [32], do dị dạng mạch th-
ờng gặp ở tuổi trẻ [19]. Hay trong một nghiên cứu gần đây, động kinh do
TBMN, vết thơng sọ não, u não gặp với tỷ lệ cao hơn [37].
Một số nguyên nhân liên quan đến động kinh ở ngời trởng thành.
- Động kinh do nguyên nhân mạch máu não [45], [69], [70]:
Chiếm tỷ lệ khoảng 7- 40% trờng hợp TBMN. Cơn động kinh thờng
xuất hiện trong giai đoạn cấp của bệnh nhng cũng có thể muộn hơn, Động
kinh do di chứng của TBMN thờng gặp trong vòng sáu tháng đến một năm. Vị
trí TBMN dễ gây động kinh là thùy trán [45]. Dị dạng mạch cũng gây cơn
động kinh, có thể là động kinh không co giật [61]. Động kinh cục bộ đơn giản
có thể là cơn báo [29] trớc khi xảy ra TBMN.
- Động kinh do nguyên nhân u não:
Là một nguyên nhân thờng gặp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có

khoảng 40-50% trờng hợp u não gây động kinh [1], [14], [29], [74] và thờng
99
biểu hiện là cơn cục bộ [3], [13], [32]. Các cơn động kinh là hậu quả của khối
u hoặc hội chứng tăng áp lực trong sọ [50], thờng gây cơn động kinh toàn thể.
Các khối u gây động kinh thờng ở trên lều, đặc biệt là u lành tính tiến triển
chậm nh u màng não, u tế bào sao, u thần kinh đệm ít nhánh [14], [29], [74].
Biểu hiện lâm sàng đầu tiên của các loại u này thờng là cơn động kinh.
- Động kinh do nguyên nhân ấu trùng sán não:
Nhiễm ấu trùng sán lợn vào não cũng là một nguyên nhân gây động
kinh thờng gặp ở nớc ta và là động kinh muộn [30], [31], [62], [66], [72].
Nhóm nguyên nhân này thờng gây động kinh cục bộ [66]. Động kinh có thể
xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của ấu trùng sán não. Cơ chế bệnh sinh gây động
kinh ở đây là do viêm lan toả, phù nề, tổn thơng tổ chức thần kinh và tăng sinh
thần kinh đệm quanh ổ tổn thơng [30], [31].
- Động kinh do nguyên nhân viêm não, viêm màng não hoặc di chứng
của nó [13]:
Nguyên nhân gây động kinh này gặp ở mọi lứa tuổi và động kinh biểu
hiện ở tất cả các dạng cơn. Cơ chế bệnh sinh gây động kinh là do viêm lan toả,
phù nề, tổn thơng mô thần kinh, di chứng dày dình màng não gây tràn dịch
não tăng áp lực trong sọ.
- Động kinh do chấn thơng sọ não (bao gồm cả phẫu thuật sọ não) [9],
[19], [34], [45]:
Là nguyên nhân cũng thờng gặp cả trong thời chiến lẫn thời bình. ở Mỹ
có 128/100000 ngời bị sang chấn vào đầu [39]. Khi kích thích vỏ não sẽ tăng
Glutamat gây cơn động kinh [47], Tổn thơng có thể gây chảy máu nội sọ
[56].
1.1.6. Phân loại động kinh
Sự Phân loại của cơn động kinh đợc dựa trên cơ sở của những tiêu
chuẩn khác nhau, bao gồm vị trí giải phẫu của động kinh, nguyên nhân, tuổi,
tình trạng tâm thần kinh hoặc đáp ứng với điều trị. Phân loại động kinh có vai

11
trò quan trọng không những trong thực hành lâm sàng thần kinh mà còn góp
phần tạo nên sự thống nhất trong nghiên cứu động kinh trên toàn thế giới.
Năm 1969, Gastaut H lần đầu tiên đa ra bảng phân loại động kinh và đ-
ợc Liên hội Quốc tế Chống Động kinh chấp nhận. Bảng phân loại của Gastaut
H là cơ sở cho những phân loại sau này.
Dựa trên bảng phân loại của Gastaut H và nhiều tác giả khác, năm 1981
Liên hội chống Động kinh Quốc tế đã thống nhất đa ra bảng phân loại các cơn
động kinh chủ yếu dựa trên đặc điểm lâm sàng và các dấu hiệu điện não đồ.
Có hai loại động kinh chính: Động kinh toàn thể và động kinh cục bộ.
Sự hiểu biết về động kinh liên tục đợc bổ sung, các bảng phân loại động
kinh cũng không ngừng đợc đổi mới và Liên hội Quốc tế Chống Động kinh đã
đa nhiều bảng phân loại khác trong năm 1985, 1989, 1992. Trong đó, Hai
bảng phân loại đợc đề cập nhiều nhất là bảng phân loại năm 1981 và 1989.
1.1.6.1. Phân loại động kinh theo bảng phân loại 1981
* Cơn cục bộ
- Cơn cục bộ đơn giản (không rối loạn ý thức)
+ Với triệu chứng vận động.
. Cục bộ vận động (không lan toả)
. Cục bộ với hành trình Bravais-Jackson
. Cơn quay
. T thế
. Phát âm (nói líu ríu hoặc ngừng nói)
+ Với triệu chứng cảm giác hoặc giác quan (cảm giác thô sơ).
. Cảm giác cơ thể
. Thị giác
. Thính giác
. Khứu giác
. Vi giác
. Chóng mặt

11
+ Với dấu hiệu hoặc triệu chứng thực vật.
+ Với triệu chứng tâm trí (rối loạn các chức năng cao cấp), hiếm khi
biến đổi ý thức.
. Rối loạn nói
. Rối loạn trí nhớ
. Nhận thức
. Cảm giác sợ hãi, giận dữ
. ảo tởng
. ảo giác có cấu trúc
- Cơn cục bộ phức hợp (có rối loạn ý thức)
+ Khởi phát cục bộ đơn giản tiếp theo là rối loạn ý thức.
. Với các triệu chứng cục bộ đơn giản, tiếp theo là rối loạn ý thức.
. Với các biểu hiện tự động.
+ Khởi phát là rối loạn ý thức.
. Chỉ có rối loạn ý thức.
. Với các biểu hiện tự động.
- Cơn cục bộ toàn bộ hoá thứ phát.
+ Cơn cục bộ đơn giản tiến triển sang toàn bộ hoá thứ phát.
+ Cơn cục bộ phức hợp tiến triển sang toàn bộ hoá thứ phát.
+ Cơn cục bộ đơn giản tiến triển sang cục bộ phức hợp rồi toàn bộ hoá
thứ phát.
* Cơn toàn bộ
- Cơn kiểu vắng ý thức.
+ Cơn vắng ý thức điển hình.
+ Cơn vắng ý thức không điển hình.
- Cơn rung giật cơ.
- Cơn co giật.
- Cơn trơng lực.
11

- Cơn co cứng - co giật.
- Cơn mất trơng lực.
* Cơn cha phân loại đợc
1.1.6.2. Phân loại theo hội chứng động kinh 1989.
* Động kinh và các hội chứng động kinh cục bộ.
- Động kinh nguyên phát liên quan đến tuổi.
+ Động kinh lành tính ở trẻ nhỏ có hoạt động kịch phát ở vùng
Rolando.
+ Động kinh lành tính ở trẻ nhỏ có hoạt động kịch phát ở vùng chẩm.
+ Động kinh nguyên phát khi đọc.
- Động kinh triệu chứng
+ Hội chứng Kojewnikow hay động kinh cục bộ liên tục.
+ Hội chứng động kinh ở thuỳ não.
- Động kinh căn nguyên ẩn.
* Động kinh và các hội chứng động kinh toàn bộ.
- Động kinh nguyên phát liên quan đến tuổi.
+ Co giật sơ sinh lành tính có tính chất gia đình.
+ Co giật sơ sinh lành tính.
+ Động kinh rung giật cơ lành tính ở trẻ nhỏ.
+ Động kinh cơn vắng ở trẻ nhỏ.
+ Động kinh cơn vắng ở tuổi thiếu niên.
+ Động kinh rung giật cơ ở tuổi thanh niên.
+ Động kinh cơn lớn khi tỉnh giấc ngủ.
+ Động kinh xuất hiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt.
+ Các loại động kinh khác có thể phân loại giống động kinh toàn bộ,
nguyên phát nhng không nằm trong các hội chứng đó.
- Động kinh căn nguyên ẩn hay động kinh triệu chứng, đặc biệt.
+ Các cơn co thắt trẻ thơ (hội chứng West).
11
+ Hội chứng Lennox Gastaut.

+ Động kinh với cơn rung giật cơ đứng không vững.
+ Động kinh với các cơn vắng ý thức có rung giật cơ.
- Động kinh triệu chứng.
+ Động kinh không có căn nguyên đặc hiệu.
+ Bệnh não rung giật cơ sớm.
+ Bệnh não tuổi thơ xuất hiện sớm với hoạt động bùng phát- dập tắt (hội
chứng Ohtahara).
+ Các cơn khác.
+ Các hội chứng đặc hiệu: Nhiều căn nguyên chuyển hoá và thoái hoá
có thể xếp vào phần này.
- Động kinh không xác định đợc là cục bộ hay toàn bộ.
+ Phối hợp giữa các cơn toàn bộ và cục bộ, đặc biệt là:
. Các cơn sơ sinh
. Động kinh rung giật cơ nặng nề.
. Động kinh với các nhọn sóng liên tục trong giấc ngủ chậm.
. Động kinh kèm thất ngôn mắc phải (hội chứng Landau -
Kleffuer).
+ Không có đặc điểm điển hình là toàn bộ hay cục bộ.
- Các hội chứng đặc biệt
+ Các cơn xảy ra ngẩu nhiên liên quan đến một số tình huống gây động
kinh thoảng qua:
. Co giật do sốt cao.
. Các cơn chỉ xuất hiện khi có yếu tố nhiễm độc hay chuyển hoá.
+ Cơn đơn độc.
+ Trạng thái động kinh.
11
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phân loại động kinh năm 1981
(phân loại động kinh chủ yếu dựa trên đặc điểm lâm sàng và các dấu hiệu điện
não đồ) [2], [24], [26], [27].
1.2. Đặc điểm lâm sàng một số thể động kinh

Mô tả lâm sàng là một phơng pháp cổ điển, thông dụng trong y học nhng
rất có giá trị trong chẩn đoán, 80% trờng hợp động kinh có thể xác định bằng
phơng pháp này.
1.2.1. Động kinh toàn thể
- Định nghĩa: Động kinh toàn thể là loại cơn động kinh có biểu hiện đối
xứng, đồng đều cả hai bên bán cầu não thể hiện trên cả điện não đồ và lâm
sàng. Động kinh toàn thể đợc coi nh điểm hội tụ của các loại động kinh vì các
loại động kinh đều có xu hớng toàn thể hoá thứ phát.
- Cơn co cứng co giật: Đây là thể nặng nhất của động kinh toàn thể.
Bệnh nhân thờng không có tiền triệu báo trớc. Cơn bắt đầu đột ngột, diễn biến
qua ba giai đoan:
+ Giai đoạn co cứng kéo dài 10-12 giây. Bệnh nhân mất ý thức hoàn
toàn, rối loạn thần kinh thực vật trầm trọng, tim đập nhanh, ngừng thở, sắc
mặt nhợt nhạt rồi tím tái.
+ Giai đoạn co giật kéo dài 30 giây. Tình trạng co cứng giảm dần, dẫn
đến giật rung hai bên đột ngột, cờng độ mạnh rồi tha dần, ngừng hô hấp vẫn
kéo dài, có thể bệnh nhân cắn vào lỡi, tăng tiết đờm dãi.
+ Giai đoạn doãi cơ: trơng lực cơ giảm, ngời bệnh bất động, ý thức dần
trở lại, thời gian từ nhiều phút đến nhiều giờ tuỳ thuộc từng bệnh nhân. Trong
giai đoạn này bệnh nhân co thể đái dầm và thở bù, thở ngáy. Sau cơn bênh
nhân không nhớ gì xẩy ra trong cơn.
1.2.2. Động kinh cục bộ
Cơn động kinh chỉ xẩy ra ở một số bộ phận, một phần cơ thể do sự
phóng điện kịch phát hình thành từ một phần của bán cầu não.
11
1.2.2.1. Động kinh cục bộ đơn thuần.
Động kinh cục bộ đơn thuần là động kinh không có xâm phạm ý thức.
+ Cơn động kinh cục bộ vận động với hành trình Bravais-Jackson: Cơn
này do Bravais Jackson mô tả đầu tiên, thờng gọi tắt là động kinh B-J. Cơn xảy
ra khi có kích thích ở diện trớc rảnh Rolando hay diện số 4 của sơ đồ

Broadmann. Khởi đầu của cơn có thể ngón tay, mặt hoặc ngón chân sau đó lan
theo hành trình : tay mặt - chân, mặt tay chân, chân tay măt. Khi
cơn lan sang bán cầu đối diện, bệnh nhân sẽ mất ý thức, nữa thân bên kia cũng
giật, lúc này trên lâm sàng giống nh cơn toàn thể, ngời ta gọi là cơn B-J toàn thể
hoá.
Sau cơn giật có thể liệt nữa ngời cùng bên sau đó hồi phục nhanh gọi là
liệt Todd. Nếu ổ kích thích ở sau rãnh trung tâm sẽ có cơn B J cảm giác.
+ Cơn quay.
Penfield và Welch (1951) cho rằng có sự phóng lực kịch phát tăng lên ở
vùng vận động thuỳ trán, đặc biệt là diện số 8 của Broadmann. Cơn có thể chỉ
quay mắt, quay đầu về một phía (đối diện với bên tổn thơng) nhng cũng có thể
kết hợp quay vai và một tay phía quay duỗi ra sau, tay kia gập ra trớc, hình
ảnh nh ngời đấu kiếm. Đôi khi có giật cơ ở bộ phận quay và 90% có cơn toàn
thể hoá thứ phát. Tuỳ theo mức độ lan của cơn mà có rối loạn ý thức hay
không.
+ Cơn phát âm.
Có hai dạng biểu hiện thất ngôn động kinh (mất phát âm và mất vận
ngôn). Cơn có đặc điểm là bệnh nhân không thể phát âm đợc dù chỉ một từ, t-
ơng ứng với sự xâm phạm chân cuống trán thứ ba thuộc hồi trán hoặc diện vận
động phụ. Cũng có thể có biểu hiện ngôn ngữ bất thờng (nhắc lại thành nhịp
một nguyên âm, một từ hay một câu), thờng có nguồn gốc tổn thơng trong cấu
trúc thuỳ trán của bán cầu u thế.
+ Cơn cảm giác và giác quan.
11
- Cơn cảm giác thân thể: biểu hiện rối loạn cảm giác thân thể bên nh
kiến bò, kim châm chứng tỏ có phóng điện ở võ não sau rãnh Rolando. Nó
có thể khu trú hay lan toả theo hành trình Bravais-Jackson.
- Cơn thính giác: Có những ảo giác, ảo tởng về thính giác nh tiếng
động, ù tai, huýt sáo tơng ứng với võ não thính giác sơ đẳng thuộc hồi thái d-
ơng thứ nhất.

- Cơn khứu giác: Ngửi thấy mùi lạ, tổn thơng xâm phạm hồi trán sau và
trán dới.
- Cơn thị giác: Thuộc thuỳ chẩm, biểu hiện ảo thị hoặc bán manh từng lúc.
- Cơn vị giác: Có những vị giác bất thòng do phóng điện của võ não
vùng trên đảo ở nắp Rolando.
- Cơn chóng mặt: Cảm giác chóng mặt, quay cuồng muốn ngã, bập
bềnh do tổn thơng vùng trớc dới võ não của thuỳ đỉnh.
+ Các cơn với triệu chứng thực vật: biểu hiện của cơn rất khác nhau với
triệu chứng tiêu hoá nh tăng tiết nớc bọt, cảm giác nặng vùng thợng vị đa lên
họng, đau bụng, đánh trống ngục, cơn tiết mồ hôi, cơn đái dầm.
Vị trí phóng lực xuất phát từ vùng thái dơng trong đó có liên quan đến
hệ viền.
1.2.2.2. Động kinh cục bộ phức hợp.
Có đặc điểm là mất ý thức ngay từ đầu hoặc thứ phát, triệu chứng quên
sau cơn ít hoặc nhiều.
Các cơn này trớc kia một số tác giả gọi là động kinh thuỳ thái dơng,
ngày nay ngời ta thấy ổ kích thích không chỉ ở thuỳ thái dơng mà còn ở nhiều
thuỳ khác nữa nh thuỳ trán. Một số tác giả gọi là động kinh hệ viền.
Động kinh thuỳ thái dơng: Là một loại động kinh cục bộ phức tạp đặc
biệt. Nó có biểu hiện lâm sàng phức tạp nên có nhiều tên gọi khác nhau: động
kinh tâm thần - vận động, động kinh thuỳ thái dơng, cơn ý thức u ám, cơn
móc. Động kinh thuỳ thái dơng có biểu hiện lâm sàng là:
11
+ Cơn vắng ý thức thuỳ thái dơng: Thờng gặp ở ngời lớn biểu hiện bệnh
nhân đang nói chuyện hoặc dang làm việc bổng dng sắc mặt nhợt nhạt, vẽ mặt
ngơ ngác, miệng nhai tóp tép hoặc chép miệng, có những động tác nhỏ ở tay
không theo ý muốn nh gãi đầu, xoa tay trong cơn bệnh nhân không biết gì,
cơn kéo dài 50 60 giây rồi bệnh nhân tỉnh lại và tiếp tục công việc.
+ Cơn tâm thần - giác quan: Biểu hiện có cảm giác mừng vui hay sợ hãi
vô cớ, bỗng dng thấy mọi ngời, vật xung quanh trở nên xa lạ hoặc ngợc lại đôi

khi xa lạ lại trở nên quen thuộc.
+ Hiện tợng tâm thần - vận động: Biểu hiện bằng những hoạt động
không có ý thức trong khi bệnh nhân thức hoặc ngủ theo động tác đơn giản
nh chép miệng, nhai tóp tép hoặc phức tạp nh gấp chăn màn, đi giày dép. Hết
cơn bệnh nhân không nhớ gì về hành động của mình. Đôi khi bệnh nhân có
cơn chạy thẳng về phía trớc, có khi tấn công tàn nhẫn bất cứ ngời nào hoặc
chạy trốn những ảo giác đe doạ bản thân.
1.2.2.3. Động kinh cục bộ toàn thể hoá.
Là trờng hợp các cơn động kinh khởi đầu cục bộ, sau đó nhanh chóng
chuyển thành toàn thể.
1.3. Cận lâm sàng.
1.3.1.Điện não đồ [4], [8], [24], [44], [60].
Điện não đồ là một thăm dò chức năng quan trọng trong động kinh vì
nó giúp cho việc chẩn đoán xác định, phân loại động kinh. Ngoài ra ĐNĐ còn
có giá trị trong việc theo dõi, đánh giá kết quả điều trị.
H.Berger (1924) ghi thành công điện não ở bệnh nhân u não bằng điện
cực kim qua lỗ khoan sọ. Năm 1931 ông là ngời đầu tiên ghi điện não ở bệnh
nhân động kinh bằng điện cực ngoài da đầu. Điện não ra đời mở ra kỹ nguyên
mới về chẩn đoán bệnh thần kinh nói chung và bệnh động kinh nói riêng. Năm
1936 theo đề nghị của Gibbs, điện não đồ lâm sàng ra đời thành ngành riêng.
H.Jasper đã đề xuất phơng pháp ghi điện não theo sơ đồ đặt điện cực tỷ lệ 10-
11
20%. Theo sơ đồ này các điện cực ghi điện não đợc đặt tơng ứng với các vùng
giải phẫu và hình thái não. ngày nay sơ đồ vị trí điện cực của Jasper đã đợc áp
dụng rộng rãi ở hầu hết các phòng thử nghiệm và các khoa chẩn đoán chức
năng thần kinh của các nớc trên thế giới. Đến nay đã có nhiều phơng pháp ghi
điện não khác nhau nh: Ghi điện não có băng hình, ghi điện não từ xa, ghi
điện não định vị, ghi điện não định khu vi tính, điện não- camera Tuy vậy
kỹ thuật ghi điện não thờng quy vẫn đợc áp dụng rộng rãi nhất.
1.3.1.1. Đặc điểm điện não đồ trong cơn.

Đặc điểm cơ bản của điện não đồ ở bệnh nhân động kinh là có các
phóng lực kịch phát nhọn hoặc nhọn - sóng rất điển hình có thể cục bộ hoặc
toàn thể ở hai bán cầu não.
Định nghĩa kịch phát: Là một hoạt động điện não khởi phát và kết thúc
đột ngột, nhanh chóng đạt đợc biên độ tối đa, biểu hiện nổi rõ trên nền cơ bản
đợc tổ chức thành nhịp điệu theo cách thức khác nhau toàn thể hay cục bộ.
Các hoạt động kịch phát đợc chia thành hai nhóm.
- Kịch phát sinh lý: Là hoạt động của một số tế bào thần kinh bình thờng,
dễ bị kích thích, liên quan đến nhịp sinh học nh thức ngủ hoặc một số thay đổi
chuyển hoá của cơ thể. Hoạt động kịch phát sinh lý cũng dễ dàng chuyển thành
bệnh lý.
- Kịch phát bệnh lý: Là hoạt động của một số tế bào thần kinh bệnh lý ở
tình trạng quá kích thích gây nên phóng điện tức thời kh trú hoặc lan toả
xuống dới vỏ. Gastaut H, Niebling và nhiều tác giả khác đã phân biệt điện não
đồ của động kinh thành hai loại:
+ Điện não đồ bệnh lý điển hình: Bao gồm các loại sóng nhọn, phức
hợp nhọn sóng ở các tần số khác nhau
+ Điện não đồ bệnh lý không điển hình: Hoạt động kịch phát chậm
đồng bộ hai bên bán cầu hoặc cục bộ một vùng.
11
Nhọn (gai): bắt nguồn từ sự phóng lực của những tế bào thần kinh bệnh
lý một cách đột ngột, phản ánh tình trạng quá kích thích, điện thế từ 100mv
trở lên, có bớc sóng từ 2-50 miligiây. Sự có mặt của nhọn trên bản ghi rất có
giá trị nếu nó xuất hiện tại một vị trí nào đó có tính chất cố định.
Đa nhọn: là một tập hợp nhiều nhọn trong một thời gian ngắn, có thể
xuất hiện tại một nơi nào đó của vỏ não, cũng có thể trên toàn bộ bán cầu.
Hay gặp ở điện não ghi trong cơn lâm sàng.
Sóng - nhọn chậm (gai chậm): là sóng đỉnh nhọn, tần số thấp, điện thế
cao, sự có mặt của nó thể hiện tổn thơng có tính chất kịch phát nhng cha rõ có
gây phóng lực kịch phát động kinh hay không?

Phức hợp nhọn sóng :phức hợp này khởi đầu bằng một nhọn tiếp
theo bằng một sóng chậm hoặc ngợc lại, khởi đầu bằng một sóng chậm tiếp
theo là một nhọn và có thể là 3Hz hay 2Hz .
Phức hợp đa nhọn - sóng: là nhiều nhọn tiếp theo một sóng chậm, hay
gặp trong động kinh rung giật cơ.
Hình 1.1. Sóng nhọn chậm
22
H×nh 1.2. Delta ®¬n d¹ng
H×nh 1.3. Nhän - sãng

H×nh 1.4. §a nhän
22
H×nh 1.5. C¸c sãng 3 pha
H×nh 1.6. C¸c sãng theta ®a d¹ng
H×nh 1.7. Delta ®a d¹ng
22
1.3.1.2. Điện não đồ ghi ngoài cơn lâm sàng [4], [6], [26].
Ghi điện não đồ ngoài cơn lâm sàng thờng thấy nhiều biến đổi, có thể
là các cơn kịch phát nhọn hoặc nhọnsóng, có thể là một hoạt động nền
không bình thờng, những biến đổi khu trú thành ổ cũng hay gặp trong động
kinh.
Các biến đổi điện não đồ nền có thể gặp nh: Sóng nhọn rải rác, Theta
rải rác.
Điện não đồ thờng quy có thể chỉ ra phóng lực dạng động kinh trong
khoảng 50% bệnh nhân động kinh ở lần ghi đầu tiên [Trích dẫn từ 1], [29],
[51], [71].
Điều quan trọng phải nhớ là 10-40% bệnh nhân động kinh không thấy
bất thờng dạng động kinh trên bản ghi điện não. Ngợc lại, khoảng 1-3% ngời
bình thờng điện não đồ có sóng bất thờng nhng không bao giờ lên cơn động
kinh [1], [4], [14], [24], [29], [51]. Vì vậy, một bản ghi điện não bình thờng

hoặc bất thờng không đặc hiệu không bao giờ cho phép loại trừ chẩn đoán
động kinh.
1.3.2. Chụp cắt lớp vi tính sọ não [8], [22].
Năm 1971, Hounsfield và Ambrose đã chế tạo đợc chiếc máy chụp
CLVT đầu tiên. Chụp CLVT sọ não là một phơng pháp thăm dò góp phần phát
hiện các tổn thơng của não và nguyên nhân động kinh. Ngày nay ở các nớc
công nghiệp phát triển chụp CLVT sọ não là một trong những chỉ định bắt
buộc của bệnh nhân động kinh đặc biệt là bệnh nhân động kinh cục bộ.
ở bệnh nhân động kinh, qua chụp CLVT ngời ta thấy teo não lan toả với
các mức độ khác nhau ở 65-80% trờng hợp. Teo não cục bộ, teo não một bán
cầu, khuyết não đợc tìm thấy trong 4-16% các trờng hợp. Khối u hoặc nhồi
máu não tìm thấy dới 5% trờng hợp. Dị dạng mạch máu não dới 2% trờng
hợp. Tần số và các dấu hiệu bất thờng trên phim chụp CLVT phụ thuộc vào
tuổi xuất hiện cơn động kinh và dạng cơn động kinh[61].
22
Chụp CLVT ở những bệnh nhân mới đợc chẩn đoán động kinh cũng phát
hiện đợc tới 56% các trờng hợp [53].
Những nhóm bệnh nhân động kinh sau đây hay có dấu hiệu bất thờng trên
phim chụp CLVT:
- Động kinh có dấu hiệu thần kinh khu trú.
- Cơn động kinh cục bộ.
- Cơn động kinh khởi phát ở ngời lớn.
- Động kinh kèm theo có biểu hiện khu trú trên bản ghi điện não (đặc
biệt là hoạt động Delta chậm cục bộ) [1], [49].
1.3.3. Chụp cộng hởng từ sọ não [8], [22], [49].
CHT là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đợc áp dụng trong y học lâm
sàng từ đầu thập kỹ 80 th kỹ 20. Do lợi ích trong chẩn đoán và không độc hại
nên nó đợc phát triển rất nhanh và ứng dụng rất nhiều.
Cũng nh chụp CLVT, chụp CHT sọ não là một chẩn đoán hình ảnh trong
thăm dò các tổn thơng ở não. Nhng CHT có độ nhạy cao hơn, chụp đợc nhiều

mặt phẳng hơn so với chụp CLVT trong thăm dò các tổn thơng khu trú [41].
Các tổn thơng có thể phát hiện trên cộng hởng từ mà chụp cắt lớp vi tính
không phát hiện đợc nh: Thăm dò dị dạng mạch máu nhỏ, các tổn thơng vùng
hố sau, phát hiện teo xơ cứng thuỳ thái dơng giữa - một nguyên nhân kháng
thuốc của động kinh thuỳ thái dơng
1.3.4. Các thăm dò điện quang khác.
- Chụp CLVT đa dãy đầu dò (MSCT), Chụp mạch số hoá xoá nền
(DSA): Nhằm phát hiện các bất thờng về mạch máu: Thông động- tĩnh mạch,
u mạch, phình mạch.
- Siêu âm mạch trong sọ: Năm 1842 Christian Doppler phát hiện ra hiệu
ứng phản xạ ánh sáng. Năm 1959 - Satomura và năm 1961- Frankin đã phát
minh ra máy siêu âm mạch máu và mang tên máy Doppler, ngời phát hiện ra
hiệu ứng ánh sáng. Năm 1982, Aaslid và cộng sự đã sữ dụng Doppler để đo
22
tốc độ dòng chảy của các mạch máu trong sọ. Ngày nay, Doppler xuyên sọ là
một thăm dò chức năng đợc sữ dụng khá rộng rãi và đem lại nhiều lợi ích cho
ngời bệnh. Doppler xung và Doppler màu đợc sữ dụng cho siêu âm mạch
trong sọ, Doppler xuyên sọ đánh giá đợc chỉ số mạch, tốc độ dòng chảy của
các mạch máu ở sâu trong sọ não.
- Chụp X.quang thờng quy sọ não: Mặc dù ngày nay không còn ý nghĩa
quan trọng, tuy nhiên nó có thể giúp phát hiện các vôi hoá bệnh lý (u, hội
chứng thần kinh- da, ký sinh vật) và đánh giá các di chứng tổn thơng xơng của
chấn thơng sọ não, phẫu thuật sọ não.
1.3.5. Xét nghiệm dịch não- tuỷ.
Là một xét nghiệm quan trọng để đánh giá tình trạng sinh lý cũng nh
bệnh lý của não, đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán nguyên nhân do nhiễm
khuẩn thần kinh trung ơng.
1.4. Một số nghiên cứu về động kinh khởi phát ở ngời tr-
ởng thành ở việt nam.
- Nguyễn Công Hoan (1986). Nhận xét động kinh ở thơng binh sọ não

hở trên cơ sở khám lâm sàng và chụp sọ thông thờng Tác giả thấy 95% có
kịch phát động kinh trên điện não đồ [19].
- Lơng Thuý Hiền (1996). Nghiên cứu động kinh cục bộ vân động ở ng-
ời lớn. Tác giả nhận thấy trong động kinh cục bộ chỉ có 42,5% trờng hợp tìm
thấy nguyên nhân [14].
- Cao Tiến Đức (1996). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở 296 bệnh nhân
động kinh. Tác giả thấy nguyên nhân mới chỉ xác định đợc ở 30,7% các trờng
hợp [13].
- Đỗ Phơng Vịnh (1996). Nghiên cứu động kinh cục bộ vận động
Bravais-Jackson ở ngời lớn. Thấy u não và tai biến mạch não là hai nguyên
nhân gặp nhiều nhất [32].
22

×