Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HÌNH ẢNH BẢN THÂN CỦA THIẾU NIÊN SỐNG TRONG TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 133 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC


NGUYỄN HỒNG XUÂN NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC


NGUYỄN HỒNG XUÂN NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
THS. KIỀU THỊ THANH TRÀ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện.
Tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu trong công trình này đều khách quan, trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.


TP.HCM, ngày……tháng……năm 2017
Tác giả

Nguyễn Hồng Xuân Nguyên


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH ẢNH BẢN THÂN CỦA
THIẾU NIÊN SỐNG TRONG TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về hình ảnh bản thân và trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.3. Một số đặc điểm tâm sinh lý của thiếu niên
1.4. Thiếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội
1.5. Hình ảnh bản thân của thiếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HÌNH ẢNH
BẢN THÂN CỦA THIẾU NIÊN SỐNG TRONG TRUNG TÂM BẢO

TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Thể thức nghiên cứu
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng hình ảnh bản thân của thiếu niên sống
trong trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
2.3. Kết quả nghiên cứu trường hợp
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1
1
2
2
2
3
3
3
5
5
16
23
30
40
48

48
60
82

96
96
98
100
107


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

HABT

hình ảnh bản thân

SD

độ lệch chuẩn

TB

trung bình

THCS

trung học cơ sở

TP.HCM


thành phố Hồ Chí Minh

TTBTXH

trung tâm bảo trợ xã hội


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
Danh mục bảng
STT
1
2

Ký hiệu
Bảng 2.1
Bảng 2.2

3

Bảng 2.3

4

Bảng 2.4

5

Bảng 2.5

6


Bảng 2.6

7

Bảng 2.7

8

Bảng 2.8

9

Bảng 2.9

10

Bảng 2.10

11

Bảng 2.11

12

Bảng 2.12

13

Bảng 2.13


14

Bảng 2.14

15

Bảng 2.15

16

Bảng 2.16

17

Bảng 2.17

Tên bảng
Trang
Bảng mô tả khách thể nghiên cứu chính
50
Bảng mô tả cách đánh giá về mặt nội dung trắc nghiệm
55
TST
Bảng quy ước điểm số nội dung câu trả lời của trắc
57
nghiệm TST
Phân chia mức độ hình ảnh bản thân dựa trên tổng điểm
57
TST

Bảng mô tả cách đánh giá tính chất HABT dựa trên trắc
58
nghiệm DAS
Bảng quy ước điểm số và mức độ HABT dựa trên trắc
58
nghiệm DAS
Phân chia mức độ hình ảnh bản thân dựa trên thang đo
59
của Ted Singelis
Mức độ biểu hiện HABT của thiếu niên sống trong
60
TTBTXH trên địa bàn TP.HCM thông qua trắc nghiệm
TST
Tỉ lệ % nội dung biểu hiện HABT của thiếu niên ở từng
65
TTBTXH trên địa bàn TP.HCM
Mức độ biểu hiện HABT của thiếu niên sống trong
67
TTBTXH trên địa bàn TP.HCM thông qua trắc nghiệm
tranh vẽ DAS
Đặc điểm nhân vật chính và nội dung câu chuyện của
69
thiếu niên sống trong TTBTXH trên địa bàn TP.HCM
thông qua trắc nghiệm tranh vẽ DAS
Mức độ biểu hiện hình ảnh bản thân thông qua trắc
75
nghiệm Singelis
Mức độ biểu hiện HABT của thiếu niên sống trong
76
TTBTXH và thiếu niên có hoàn cảnh bình thường trên

địa bàn TP.HCM thông qua ba công cụ
Kết quả kiểm nghiệm trung bình HABT nội cá nhân và
80
liên cá nhân của thiếu niên sống trong TTBTXH và thiếu
niên có hoàn cảnh bình thường trên địa bàn TP.HCM
Mức độ biểu hiện HABT của thiếu niên sống trong
81
TTBTXH trên địa bàn TP.HCM thông qua ba công cụ
Kết quả đánh giá HABT của khách thể T. bằng thang đo
84
HABT Singelis
Kết quả đánh giá HABT của khách thể Q. bằng thang đo
91
HABT của Singelis


Danh mục biểu đồ
STT
1

Ký hiệu
Biểu đồ 2.1

2

Biểu đồ 2.2

3

Biểu đồ 2.3


4

Biểu đồ 2.4

5

Biểu đồ 2.5

6

Biểu đồ 2.6

7

Biểu đồ 2.7

Tên biểu đồ
Trang
Tỉ lệ % nội dung biểu hiện HABT của thiếu niên sống
62
trong TTBTXH trên địa bàn TP.HCM thông qua trắc
nghiệm TST xét trên toàn mẫu
Tỉ lệ % nội dung biểu hiện HABT của nam và nữ thiếu
64
niên sống trong TTBTXH trên địa bàn TP.HCM thông
qua trắc nghiệm TST
Tính chất HABT của thiếu niên sống trong TTBTXH
68
thể hiện thông qua trắc nghiệm tranh vẽ DAS

Tỉ lệ % nội dung biểu hiện HABT của thiếu niên sống
77
trong TTBTXH và thiếu niên có hoàn cảnh bình thường
trên địa bàn TP.HCM thông qua trắc nghiệm TST
Tỉ lệ % tính chất HABT của thiếu niên sống trong
78
TTBTXH và thiếu niên có hoàn cảnh bình thường thông
qua trắc nghiệm tranh vẽ SDT/DAS
Tỉ lệ % loại cảm xúc chủ đạo thể hiện trong tranh vẽ của
79
thiếu niên sống trong TTBTXH và thiếu niên có hoàn
cảnh bình thường trên địa bàn TP.HCM
Tỉ lệ % nội dung câu chuyện của thiếu niên sống trong
79
TTBTXH và thiếu niên có hoàn cảnh bình thường trên
địa bàn TP.HCM

Danh mục hình vẽ
STT
1
2

Ký hiệu
Hình 2.1
Hình 2.2

3

Hình 2.3


4
5

Hình 2.4
Hình 2.5

Tên hình vẽ
Trang
Hình vẽ mẫu trong trắc nghiệm tranh vẽ DAS
52
Một số tranh thể hiện hung tính của thiếu niên sống
70
trong TTBTXH trên địa bàn TP.HCM
Một số tranh thể hiện xu hướng tự hủy của thiếu niên
71
sống trong TTBTXH trên địa bàn TP.HCM
Tranh vẽ của khách thể T.
83
Tranh vẽ của khách thể Q.
89


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bản chất của cuộc sống là luôn vận động và phát triển, để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của xã hội, con người cần phải không ngừng phát triển và hoàn thiện
bản thân. Để làm được điều đó, trước hết con người cần phải tự ý thức về hình ảnh
bản thân của chính mình. Hình ảnh bản thân là cách con người nhận thức về chính
mình, là những suy nghĩ về bản thân được hình thành trong suốt quá trình con người
phát triển. Hình ảnh bản thân sẽ giúp cá nhân trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai? Giá trị

của tôi là gì?”. Những nhận thức về bản thân đó có thể mang màu sắc tích cực, cho
con người cảm thấy tự tin trong suy nghĩ và hành động, nhưng cũng có thể tiêu cực,
làm cho con người cảm thấy nghi ngờ khả năng và ý nghĩ của mình. Hình ảnh bản
thân của cá nhân có thể được hình thành từ những trải nghiệm của cá nhân về bản
thân hoặc chiêm nghiệm những đánh giá của người khác về cá nhân đó. Có hình ảnh
bản thân không đúng với thực tế sẽ làm cho con người thụt lùi [69], vì vậy, hình ảnh
bản thân là thành tố quan trọng không thể thiếu trong cấu thành nhân cách của mỗi
người.
Trên thế giới, hình ảnh bản thân là vấn đề đã và đang nhận được sự quan tâm
sâu sắc của xã hội. Có thể kể đến một số tác phẩm có đề cập tới vai trò và tầm quan
trọng của hình ảnh bản thân đối với sự phát triển của con người như “Awaken the
genius within you” của tác giả Sunil Shama, “Self esteem secret” của tác giả Karl
Perera,... Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này còn tương đối hạn chế trong các nghiên
cứu tâm lý học.
Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ sẽ gánh vác trách nhiệm
phát triển và xây dựng nước nhà. Các em có những ước mơ, hoài bão và những nhu
cầu cần được đáp ứng về vật chất và cả tinh thần để trưởng thành và phát triển. Đặc
biệt, lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn cực kì quan trọng trong tiến trình phát triển của
một đời người. Về sinh lý, lứa tuổi thiếu niên diễn ra sự cải tổ rất mạnh mẽ và sâu
sắc về cơ thể, tốc độ phát triển cơ thể rất nhanh và mạnh nhưng không đồng đều về
mọi mặt, đặc biệt xuất hiện hiện tượng dậy thì đánh dấu sự trưởng thành hệ sinh dục.
Những biến đổi rõ rệt về sinh lý này cho thiếu niên nảy sinh cảm giác về tính người

1


lớn. Hơn nữa, đây là giai đoạn rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tự ý
thức phát triển mạnh mẽ, tạo ra những phẩm chất mới so với giai đoạn trước, bước
đầu xây dựng nên hình ảnh bản thân.
Thiếu niên sống ở trung tâm bảo trợ xã hội là những em trong độ tuổi từ 11 đến

15 tuổi bị bỏ rơi, mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích
hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; có cha
hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trẻ em nhiễm
HIV/AIDS. Mặc dù những nhu cầu căn bản về vật chất có thể được đáp ứng, nhưng
các em phải sống trong một môi trường hoàn toàn khác biệt, không được sống trong
gia đình tức là trẻ đã mất đi môi trường xã hội hoá cơ bản nhất, đầu tiên nhất của con
người. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các
em, đặc biệt ở tuổi thiếu niên, tự ý thức phát triển mạnh mẽ, các em thường tự nhận
thức mình qua kinh nghiệm cá nhân và qua những đánh giá từ người khác và bước
đầu hình thành nên hình ảnh bản thân.
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về nhân cách nói chung và hình ảnh bản thân nói
riêng của thiếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội, đề tài “Hình ảnh bản thân
của thiếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh” được xác lập.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng hình ảnh bản thân của thiếu niên sống trong trung tâm bảo
trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hình ảnh bản thân của thiếu niên sống trong trung tâm
bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu chính: Thiếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Khách thể nghiên cứu hỗ trợ: Thiếu niên đang học tại các trường THCS trển địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

2



Hình ảnh bản thân của phần lớn thiếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ở mức trung bình, kém sâu sắc và mờ nhạt.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các vấn đề lý luận có liên
quan để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài.
5.2. Khảo sát thực trạng hình ảnh bản thân của thiếu niên sống ở trung tâm bảo trợ xã
hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm giúp
các em xây dựng hình ảnh bản thân tích cực.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hình ảnh bản thân của thiếu niên sống ở trung
tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó, tập trung phân tích
nội dung để xác định tính chất của hình ảnh bản thân.
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính: 100 thiếu niên đang sống trong 6 trung tâm bảo
trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Làng thiếu niên Thủ Đức;
Cơ sở bảo trợ xã hội Hóc Môn; Mái ấm quận 8; Mái ấm Ánh Sáng (quận 3); Mái ấm
Ga Sài Gòn (quận 3) và Mái ấm Ánh Sáng nam (quận 10).
Khách thể nghiên cứu hỗ trợ: 102 thiếu niên có hoàn cảnh bình thường trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số giáo viên, mẹ giáo dưỡng tại các trung tâm
bảo trợ xã hội kể trên.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các vấn đề lý luận và công
trình nghiên cứu có liên quan để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phối hợp các phương pháp: phương pháp trắc nghiệm (trắc nghiệm
TST; trắc nghiệm tranh vẽ DAS; trắc nghiệm Rorschach); phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi (thang đo hình ảnh bản thân của Ted Singelis); phương pháp phỏng vấn;
phương pháp nghiên cứu trường hợp để nghiên cứu thực trạng hình ảnh bản thân của

thiếu niên sống trong trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3


7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS for Windows phiên bản 20.0 để xử lý số liệu thu
được từ khảo sát thực trạng.

4


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH ẢNH BẢN THÂN
CỦA THIẾU NIÊN SỐNG TRONG TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về hình ảnh bản thân và trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt
1.1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về hình ảnh bản thân
1.1.1.1. Ở nước ngoài
HABT từ lâu đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu trên thế
giới. Có thể kể đến các tác phẩm và công trình nghiên cứu về HABT như:
 Alfred Adler – bác sĩ tâm thần – người sáng lập trường phái Tâm lý học cá
nhân, đã đề cập đến vấn đề HABT trong hai tác phẩm “Study of Organ
Inferiority and its Psychial Compensation” năm 1917 và “Understanding
Human Nature” năm 1959. Ông cho rằng, có hai thành phần quan trọng ảnh
hưởng đến sự hình thành HABT của cá nhân cần được lưu ý, đó là thứ tự của
đứa trẻ được sinh ra trong gia đình và một loại phức cảm gọi là “phức cảm tự
ti”. Theo Adler, thứ tự của đứa trẻ trong gia đình (con trưởng, con út hay con
thứ) sẽ đóng dấu lên sự tồn tại, đóng nhãn lên đứa trẻ, ảnh hưởng đến sự phát
triển tâm lý cả cuộc đời. Ảnh hưởng của thứ tự sinh rất phức tạp và dễ thay đổi.
Một mặt, thứ tự sinh ảnh hưởng với vai trò của cá thể: đứa trẻ trông đợi điều gì

từ cha mẹ và anh chị em, và ngược lại cha mẹ và anh chị em trông đợi điều gì từ
nó, giá trị bản thân của đứa trẻ dần được hình thành. Mặt khác, vai trò đó (sự kì
vọng của đứa trẻ lên mọi người và sự kì vọng của mọi người lên đứa trẻ), diện
mạo của chúng và khoảng cách giữa cha mẹ và anh chị em với nó lại thay đổi
theo thời gian. Giả thuyết của Adler cho rằng thứ tự sinh sẽ ảnh hưởng đến số
mệnh và sự phát triển nhân cách của trẻ, và đó chính là yếu tố tiền đề tạo nên
HABT của cá nhân [46]. Bên cạnh đó, phức cảm tự ti biểu thị một nhóm ý
tưởng có hoặc không liên quan đến hình ảnh thực tế của bản thân. Một người có
thể có nhiều hơn một phức cảm tự ti và cần lưu ý rằng người có phức cảm tự ti
không đồng nghĩa với người đó thấp kém (họ hoàn toàn có thể là những thần
đồng toán học, thiên tài âm nhạc hoặc có vẻ ngoài rất ưa nhìn…), mà phức cảm
tự ti là một phần tạo nên HABT ở một người. Theo ông, phức cảm tự ti hình

5


thành là do xu hướng phấn đấu hiện thực tiềm năng bản thân ở con người, mỗi
cá nhân phấn đấu để hoàn thiện mình. Xu hướng này quyết liệt đến nỗi chỉ cần
xuất hiện một số trở ngại là ngay lập tức khiến con người cảm thấy thua kém,
nó như một “phước lành” được nguỵ trang trong vỏ bọc của “cảm giác thấp
kém” và nó giúp con người luôn tiến về phía trước [45]. Như vậy, theo Adler,
phức cảm tự ti là một phần của HABT, nó có thể tồn tại như HABT tiêu cực ở
một người, làm cho cá nhân cảm thấy thấp kém. Tuy nhiên nó hoạt động theo
nguyên tắc hiện thực hoá tiềm năng và định hướng con người hoàn thiện bản
thân.
 H.S. Sullivan (1949) dùng khái niệm sự nhân cách hóa để nói về HABT.
Ông cho rằng khi đứa trẻ phát triển ngày càng tăng các dạng thức kinh nghiệm
phức tạp hơn để ứng phó với môi trường xung quanh, đồng thời chúng cũng
đang phát triển các kiểu kỳ vọng của xã hội. Mỗi kiểu kỳ vọng được học tập lúc
đầu được đặc trưng cho cho một cá nhân được gọi là sự nhân cách hóa lại cá

nhân đó. Một sự nhân cách hóa quan trọng đặc biệt là bản thân và HABT là sự
hợp nhất “cái tôi” tốt, “cái tôi” xấu và không phải “cái tôi” [75; tr. 98-112].
 T.B. Rogers, N.A. Kuiper và W.S. Kirker (1977) quan niệm HABT là hình
ảnh trong tâm trí tương đối khó thay đổi, bao gồm những đặc điểm mà người
khác có thể nhận biết dựa trên những suy nghĩ, đánh giá của người khác về cá
nhân và những đặc điểm do cá nhân đó tự nhận ra về bản thân thông qua những
trải nghiệm của mình hoặc chiêm nghiệm những đánh giá của người khác [67;
tr. 677- 688]
 Theo Sunil Sharma (2008), HABT có tác động vô cùng to lớn tới hạnh phúc
trong cuộc sống. HABT là sự nhận thức của cá nhân về chính mình, là những
suy nghĩ về bản thân được hình thành qua năm tháng. Nhận thức về bản thân
này có thể mang màu sắc rất tích cực, giúp cá nhân cảm thấy tự tin trong suy
nghĩ và hành động. Nhưng HABT cũng có thể trở nên tiêu cực, làm cho cá nhân
cảm thấy nghi ngờ về chính bản thân [69].
 Tác giả Maxwell Maltz (2008) khai thác khá sâu về vấn đề HABT dưới góc
độ tâm lý học. Theo ông, con người sẽ có được nguồn sức mạnh vô cùng to lớn

6


khi hiểu rõ về HABT của chính mình và dùng sức mạnh của ý thức điều chỉnh
nó, làm cho HABT phát triển theo hướng có lợi. Theo đó, ông quan niệm
HABT là cách thức khái niệm hóa cá nhân thiết lập trong tâm trí về kiểu dạng
bản thân là người như thế nào. Mỗi cá nhân đều vẽ bức tranh tâm thần về bản
thân mình, và bức tranh này có khuynh hướng ổn định theo thời gian. HABT
phát triển dựa trên phần lớn sự đo lường những gì cá nhân học hỏi được từ môi
trường, như điều người khác đánh giá về cá nhân và cách họ tương tác với cá
nhân. Tuy nhiên, HABT cũng khởi lên do chính cách cá nhân phản ứng, những
diễn giải đặc thù về các sự kiện, và nhất là phương thức cá nhân đánh giá cả bản
thân lẫn bản chất các tương tác với người khác [65].

 Gary van Warmerdam (2014) quan niệm HABT là những hình ảnh được tạo
ra và lưu giữ trong tâm trí một cách vô thức, nó bị ảnh hưởng bởi những sự kiện
đầy cảm xúc mà con người trải qua trong suốt tiến trình phát triển. Ở mỗi người
sẽ tồn tại những HABT tích cực và tiêu cực (thậm chí chúng có thể đối nghịch
lại với nhau) và chúng có thể chuyển hoá qua lại. HABT ở mỗi người luôn tồn
tại song song hai thái cực, vì vậy có thể dùng ý thức để tác động vào những
HABT tiêu cực, giúp nó phát triển theo hương có lợi cho ta. Đồng thời, ông cho
rằng con người không nên phán xét bản thân mình qua những sự kiện đơn lẻ, bị
chi phối bởi những nhận định, đánh giá của người khác, luôn giữ khoảng cách
với lời nói của người khác bởi vì chỉ có chính bạn mới nói được rằng: bạn là
người như thế nào [78].
 Năm 2005, Brian Lam đã có một nghiên cứu về HABT và tác động trực tiếp
cũng như gián tiếp của trầm cảm thông qua một vài biến số như: sự gắn kết của
gia đình, sự nâng đỡ của bạn bè đồng trang lứa, và lòng tự trọng. Nghiên cứu
cho thấy: các chiều hướng của HABT (hình ảnh nội cá nhân và liên cá nhân) chỉ
có tác động gián tiếp; Người có HABT theo hướng liên cá nhân (thường là
người Á Đông) dễ cảm thấy bất an, khó chịu vì không kiểm soát được tình
huống liên quan đến giao tiếp liên cá nhân và họ thường có triệu chứng trầm
cảm cao hơn những người có HABT theo hướng nội cá nhân (thường là người
phương Tây) [62].

7


 Năm 2006, Katherine White thực hiện một nghiên cứu về “Văn hoá, HABT,
phản ứng tình cảm đối với sự thành công và thất bại của người khác”. Tác giả
đã xem xét về ảnh hưởng của yếu tố văn hoá và HABT đến cách thức hành
động của cá nhân khi thấy người khác thành công hay thất bại. Nghiên cứu
được thực hiện trên hai nhóm sinh viên: một nhóm sinh viên Canada gốc Á
(Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...) và một nhóm sinh viên Canada gốc Âu

(Anh, Pháp, Đức...). Kết quả cho thấy rằng những sinh viên Canada gốc Á có
HABT thiên về hình ảnh liên cá nhân trong khi nhóm sinh viên Canada gốc Âu
có HABT thiên về hình ảnh nội cá nhân. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng
người có HABT thiên về liên cá nhân sẽ có xu hướng thích nghe về những
người thành công hơn là thất bại, để cải thiện bản thân. Những người có HABT
thiên về nội cá nhân sẽ dễ cảm thấy khó chịu khi mình là người thành công
trong nhóm không thành công và ngược lại; trong khi những người có HABT
thiên về liên cá nhân sẽ cảm thấy dễ chịu khi mình thuộc về nhóm thành công
và khó chịu khi mình thuộc về nhóm không thành công [79].
 Năm 2011, C.A. Levinson, J.K. Langer và T.L. Rodebaugh thuộc trường đại
học Washington khảo sát về “HABT và lo âu xã hội: xét dưới góc độ nhân
cách”. HABT được phát hiện là một phương tiện tiềm năng để giải thích sự
khác biệt giữa các nền văn hoá đối với chứng lo âu xã hội. Kết quả cho thấy mối
quan hệ giữa tính hướng ngoại và trạng thái lo âu thường trực chịu ảnh hưởng
nhất định từ HABT liên cá nhân. Ngoài ra, mối quan hệ giữa lo âu xã hội và
HABT liên cá nhân có thể dung hoà trạng thái lo âu thường trực của cá nhân.
Từ những kết quả này có thể nhận định rằng, nét nhân cách có vai trò quan
trọng trong mối quan hệ giữa lo âu xã hội và HABT [64].
 Năm 2012, E. Duncan, V. Ornaghi và I. Grazzani tiếp tục đề cập đến HABT
qua một nghiên cứu về HABT và sức khoẻ tinh thần của thanh niên ở hai quốc
gia châu Âu, khảo sát được thực hiện trên 815 học sinh Scotland và Ý. Nghiên
cứu đã đưa ra kết quả rằng: cá nhân nào có sức khoẻ tinh thần tốt (dựa trên ba
tiêu chí: thoã mãn với cuộc sống, lạc quan, hạnh phúc chủ quan) thì có HABT
theo hướng nội cá nhân. Theo đó, nhóm học sinh Ý có điểm hình ảnh nội cá

8


nhân cao hơn nhóm Scotland và yếu tố giới tính có ảnh hưởng đáng kể đến ảnh
hưởng của hình ảnh liên cá nhân lên bản thân chủ thể [55].

 Năm 2014, nghiên cứu về “Thể hiện bản thân của học sinh trên facebook:
Một cách thức xem xét nhân cách và các yếu tố của HABT” của BaiYun Chen
và Justin Marcus, đã khảo sát ảnh hưởng của tính cách và văn hoá lên việc giao
tiếp nhằm thể hiện bản thân trên facebook của sinh viên. Kết quả cho thấy, có
sự khác nhau trong việc thể hiện bản thân trên facebook và trên thực tế của sinh
viên, và điều đó phụ thuộc vào tính cách, nền văn hoá và xu hướng của HABT
[53].
Có thể nhận thấy các nghiên cứu về HABT đã được thực hiện từ rất lâu. Sức lan
toả của các nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến HABT đã cho thấy sự quan tâm
của con người đối với vấn đề này vẫn chưa hề hạ xuống mà còn ngày một sâu sắc
hơn, nhất là trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay. Các công trình nghiên
cứu HABT trên thế giới đa phần nghiên cứu mối tương quan của HABT với các yếu
tố tâm lý khác của nhân cách chứ vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu HABT như một
đối tượng nghiên cứu độc lập.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
HABT là mảng đề tài còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam vì thế nên công trình
nghiên cứu về HABT vẫn còn khá khan hiếm, chủ yếu là các nghiên cứu về lĩnh vực
có liên quan đến HABT như:
 HABT là một phần của tự ý thức nên có thể kể đến các công trình nghiên
cứu lý luận về ý thức và tự ý thức như: Bản chất của ý thức (Lê Khanh, 2003)
[20]; Vấn đề ý thức, tự ý thức trong tâm lý học (Trần Ninh Giang, 2005) [9]; Về
vấn đề tự ý thức trong tâm lý học tộc người (Đỗ Long, 2005) [25; tr74];… Các
nghiên cứu đã đi sâu vào các vấn đề lý luận, phương pháp luận về bản chất, cấu
trúc của ý thức, tự ý thức trong quá trình phát triển tâm lý con người.
 Bên cạnh đó, có thể nhắc đến một số công trình nghiên cứu về tự đánh giá một phần quan trọng để dựa vào đó cá nhân xây dựng HABT của chính mình;
chẳng hạn:

9



+ Luận văn Thạc sĩ của tác giả Ngô Thị Đẹp “Những yếu tố tác
động đến tự đánh giá của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” trên 234
sinh viên ở các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài
đã kết luận là tự đánh giá của sinh viên ở mức trung bình trong đó tự đánh
giá sự “quan tâm của gia đình” là cao nhất. [5]
+ Công trình nghiên cứu “Những tổn thương tâm lý của thiếu niên
do bố mẹ ly hôn” của Văn Thị Kim Cúc thực hiện năm 2002, đã so sánh tự
đánh giá giữa trẻ trong các gia đình ly hôn và trẻ trong các gia đình bình
thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các các em trong gia đình ly hôn và
trong gia đình bình thường đều có điểm số trung bình của cái “Tôi” xã hội,
cái “Tôi” trường học khá cao và điểm trung bình của cái “Tôi” cảm xúc
tiêu cực đều thấp. Các em trong gia đình ly hôn có điểm số cái “Tôi” thể
chất thấp hơn các em trong gia đình bình thường. [1]
+ Tác giả Đỗ Ngọc Khanh đã tìm hiểu về thực trạng tự đánh giá của
học sinh Trung học cơ sở ở Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh
giá của các em như cách ứng xử của cha, mẹ và yếu tố môi trường xung
quanh. Tác giả sử dụng phương pháp trị liệu nhận thức – hành vi để giúp
học sinh có tự đánh giá đúng. [21]
+ Nghiên cứu “Định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung
học phổ thông thể hiện trong quan hệ với bản thân” của tác giả Nguyễn
Thị Mai Lan đã rút ra kết luận: Phần lớn học sinh THPT được khảo sát tự
đánh giá bản thân chưa có ý thức trong hoạt động học tập của mình. Tác
giả cũng chỉ ra rằng: đa số học sinh THPT có cái tôi hiện thực là người
sống lương thiện, người tốt, có trách nhiệm với bản thân, có lý tưởng và
sống theo chuẩn mực của nhà trường và xã hội [24; tr117].
 Đặc biệt, HABT cũng đã được nghiên cứu trong Luận án tiến sỹ tâm lý học
“Sự phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở” của tác giả Nguyễn Thị
Phương Hoa năm 2016. Nghiên cứu đã đi vào tìm hiểu, đánh giá thực trạng tâm
lý của học sinh Trung học cơ sở ở ba khía cạnh: Hình ảnh bản thân, năng lực
cảm xúc và quan hệ xã hội. Kết quả cho thấy, hình ảnh bản thân – vấn đề trung


10


tâm của nhân cách – có sự thay đổi về chất ở lứa tuổi này. Cụ thể, hình ảnh bản
thân của học sinh THCS diễn ra những thay đổi nhanh và mạnh ở thời điểm đầu
cấp học (lớp 6, lớp 7) và ổn định hơn ở thời điểm cuối cấp (lớp 9). Sự thay đổi
rõ nét và đáng chú ý nhất trong hình ảnh cái tôi của các em là giảm các mô tả,
đánh giá đặc điểm bên ngoài; giảm mô tả hành vi, tăng định hướng giá trị, thái
độ và quan điểm trong quan hệ liên cá nhân. Thay đổi ít rõ nét là các kì vọng
của bản thân [17].
 Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính học thuật, HABT đã được
đề cập dưới góc nhìn Phật Giáo. Nhà sư Thích Nhật Từ đã thuyết giảng cho các
Phật tử rằng: Con người được cấu tạo từ thân (tứ đại: đất, nước, lửa, khí) và
tâm. Ở mỗi người chúng ta đều tồn tại 4 phương diện tiêu cực: si, kiến, mạn và
ái, từ đó hình thành 4 loại HABT tiêu cực tương ứng [85]:
-

HABT thuộc về ngã si: đây là nhóm người xem thân thể, xem dòng
cảm xúc (buồn, khổ) của họ là thượng đế cho nên phải chăm chút nó,
kết quả làm cho họ trở thành nạn nhân của chính mình.

-

HABT thuộc về ngã kiến: Những người này xem thân thể của họ là
do thượng đế tạo ra, ngẫu nhiên mà có, không trân quý cũng chẳng
chăm chút.

-


HABT thuộc về ngã ái: Họ thương bản thân một các kì quặc. Họ nói
họ thương người tình, người chồng, người vợ nhưng thật ra học
thương chính bản thân họ, bởi vì thương bản thân chịu cô đơn không
nổi, cái tôi của họ lúc nào cũng cần nhu cầu bưng bít để tạo cảm xúc.
Tệ hơn nữa là nó diễn ra dưới hình thức tự ái: họ ý thức quá nhiều về
HABT nên dễ dàng bị đau khổ khi người khác nói xấu, nói sai về
mình, đau không chịu nổi và hậu quả cao nhất đó là tìm đến cái chết.
Những ai quá quan trọng thanh danh càng dễ dàng đau khổ về
phương diện cảm xúc, dễ vui, dễ buồn dễ phiền não, các phức cảm đó
rất nguy hiểm, dễ dàng tạo nên mặc cảm, đó là tự ái, đều thuộc về
ngã ái.

11


-

HABT thuộc về ngã mạn: Họ xem họ là là tất cả, là bản lề, là trục
xoay, tất cả còn lại không phải họ đều chỉ là thứ yếu mà thôi.

Có thể thấy, những nghiên cứu về HABT ở Việt Nam còn tương đối ít ỏi. Các
công trình nghiên cứu liệt kê ở trên là các đề tài nghiên cứu về mảng nhân cách: tự ý
thức, tự đánh giá... hoặc các nghiên cứu chỉ có nhắc đến HABT chứ vẫn chưa có
công trình nào xem HABT là đối tượng nghiên cứu độc lập, trong khi HABT là một
vấn đề ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm – nhất là trong một xã ngày càng
phát triển như hiện nay, sự thay đổi và biến hoá đa dạng của văn hoá, cá nhân, cơ hội
và sự lựa chọn thì việc có một HABT không lành mạnh là một điều nguy hiểm, ảnh
hưởng trực tiếp đến khả năng tự ý thức, tự đánh giá…của con người. Trên thực tế,
những nghiên cứu về HABT cần được quan tâm, nghiên cứu một cách bài bản và hệ
thống nhằm xác định thực trạng để con người ý thức hơn về tầm quan trọng của

HABT đối với đời sống tâm lý cá nhân.
1.1.2. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1.1.2.1. Ở nước ngoài
Trẻ em là đối tượng nhận được sự quan tâm và bảo vệ của xã hội. Trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi về vật chất lẫn tinh thần so với
các trẻ em cùng độ tuổi. Chính vì vậy, các em trở thành đối tượng nhận được sự quan
tâm đặc biệt. Có khá nhiều công trình nghiên cứu về những rối nhiễu trên nhóm
khách thể này được các nhà nghiên cứu thực hiện nhằm phát hiện sớm, tiên lượng và
tìm kiếm các biện pháp hỗ trợ kịp thời. Có thể kể đến một vài nghiên cứu như:
 Tác giả Lauretta Bender đã thực hiện một nghiên cứu kéo dài 5 năm ở bệnh
viện Benllevue về những rối nhiễu cá nhân của trẻ bị bỏ rơi đã đưa ra những kết
luận sau:
“Những trẻ em này thể hiện ra là không có khả năng yêu hoặc có ý thức
về lỗi lầm. Chúng không có lương tâm. Chúng không thể thiết lập các mối quan
hệ liên tình cảm cho nên không thể nào áp dụng các biện pháp chữa hoặc sư
phạm. Chúng không nhớ được kinh nghiệm đã qua, không rút ra được cái gì có
lợi và không biểu lộ ra được động cơ về cách cư xử của chúng.” [51; tr119139]

12


 Năm 1991, đề tài “Sự khác biệt về nhân cách giữa trẻ mồ côi và trẻ bình
thường” của J. Uma đã đưa đến kết luận: tính cô lập, thái độ thù địch và sự
khinh miệt bản thân ở nhóm trẻ sống trong các trại mồ côi và TTBTXH cao hơn
hẳn so với nhóm trẻ bình thường. Trong đó, thái độ thù địch bản thân tỉ lệ thuận
với: số năm mà trẻ sống trong các trại trẻ mồ côi và mức độ tin của trẻ về các
yếu tố bên ngoài sẽ kiểm soát cuộc đời mình. [77]
 Nghiên cứu “Những trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu và tỉ lệ rối nhiễu tâm lý
của thân chủ” của hai tác giả G.R. Brown và B. Anderson vào năm 1991, kết
luận rằng những người bị bỏ rơi, bố mẹ li dị, qua đời hoặc phải trải qua những

chấn thương tâm lý lớn trong tuổi ấu thơ có khả năng mắc phải các chứng rối
loạn nhân cách cao hơn người bình thường [52].
 Công trình “Chỉ báo tâm lý xã hội của nhân cách chống đối xã hội” được
Farrington thực hiện năm 2000 cho thấy, những người có trải nghiệm tiêu cực
thời thơ ấu (cha/mẹ phạm tội; thiếu vắng hình ảnh người cha/người mẹ; gia đình
ly tán) có thể dự báo cho nhân cách chống đối xã hội và tỉ lệ phạm pháp cao
[56].
 Một nghiên cứu về sự phát triển của trẻ mồ côi sống tại các cô nhi viện
thuộc dự án can thiệp sớm (BEIP) của các tác giả Smyke, Zeanah, Fox và
Nelson trên 136 trẻ em Rumani bị bỏ rơi, trong đó chọn ngẫu nhiên 69 trẻ cho
các gia đình nhận nuôi, 67 trẻ còn lại gửi vào các cô nhi viện và TTBTXH.
Nghiên cứu đã cho thấy rằng việc trẻ bị bỏ rơi sống ở cô nhi viện và TTBTXH
có thể sẽ ức chế sự phát triển tinh thần và thể chất ở trẻ. [73]
Như vậy, một số công trình nghiên cứu trên đã cho thấy rằng, những rối nhiễu
tâm lý tồn tại ở các em là có thật và đó là những rào cản lớn cản trở cho sự phát triển
hoàn thiện về sau của các em. Các em xứng đáng được nhận sự quan tâm của xã hội
để bù đắp phần nào những tổn thất mà các em đang phải đối mặt. Các công trình
nghiên cứu về đối tượng trẻ em này nhằm tìm giải pháp hỗ trợ cho vấn đề của các em
là cấp thiết.

13


1.1.2.2. Ở Việt Nam
Có thể kể đến một số nghiên cứu trên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam
như:
 “Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với các lớp học linh hoạt” là bài viết của tác
giả Trần Thị Minh Đức (2000) về mô hình lớp học linh hoạt cho trẻ có hoàn
cảnh đặc biệt không thể đến trường học văn hoá hay học nghề. Đối tượng của
lớp học linh hoạt là những em thuộc gia đình nghèo hoặc bố mẹ va vào các tệ

nạn xã hội hoặc trẻ mồ côi trong các TTBTXH, mái ấm, cô nhi viện… Tác giả
đã sử dụng phương pháp nghiên cứu: quan sát, phỏng vấn trẻ, giáo viên và cha
mẹ trẻ để giới thiệu một hình thức giáo dục không chính quy, không mang tính
hàn lâm cho đối tượng theo học. Vấn đề tác giả đặt ra là tương lai của các lớp
học này sẽ ra sao nếu các nguồn tài trợ không còn để trả lương giáo viên, mua
sách vở, khám chữa bệnh và chuẩn bị bữa ăn cho các em. [7]
 Luận văn thạc sĩ “Sự thích nghi tâm lý - xã hội của trẻ em trong các gia đình
ly hôn” của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng thực hiện năm 2001 đã trình bày về
những rối nhiễu tâm lý đã và đang có thể xảy đến đối với trẻ song trong các gia
đình đỗ vỡ [14].
 Bài viết “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng
đồng - những cơ sở xã hội và thách thức” của hai tác giả Nguyễn Hồng Thái và
Phạm Đỗ Nhật Thắng năm 2005 đã tìm hiểu sự chuyển đổi cách tiếp cận trẻ em
truyền thống sang tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em hiện nay. Theo đó, cách tiếp
cận truyền thống là tiếp cận dưới góc độ trẻ em là đối tượng cần được hỗ trợ và
bảo vệ từ trên xuống mang nặng tính từ thiện, bao cấp, còn tiếp cận trên cơ sở
quyền trẻ em nhìn nhận trẻ em là chủ thể của quyền, có quyền được chăm sóc,
bảo vệ. Trước bối cảnh số lượng trẻ em đặc biệt cần được bảo vệ ngày càng gia
tăng trong khi các hình thức chăm sóc tập trung đã và đang vượt quá nhu cầu
đầu vào thì hình thức chăm sóc, bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng ngày càng trở
lên phù hợp hơn. [34; tr. 92]
 Tiếp nối các nghiên cứu về chủ đề này, công trình nghiên cứu khoa học cấp
trường năm 2008 - 2009 của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung, Bùi Đoàn

14


Danh Thảo, Nguyễn Thị Kim Thanh về đề tài “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt –
lý luận và thực tiễn” đã trình bày thực trạng những khó khăn trong việc hoà
nhập với môi trường xã hội mà các trẻ sống trong các TTBTXH gặp phải. [3]

 Trong công trình “Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn: cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự Việt Nam hiện nay”, tác giả
Dương Hải Yến đã tìm hiểu và phân tích các quy định hiện hành về chăm sóc
và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, từ đó đưa ra một số phương hướng và
giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chăm sóc và bảo vệ trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt trong thực tiễn [43].
 Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2009 của tác giả Văn Thị Kim
Cúc về “Tổn thương tâm lý của trẻ 10-15 tuổi do ly hôn của bố mẹ”, tác giả đã
gọi “những tổn thương tâm lý gây ra bởi sự chia ly của bố mẹ là các vết bầm
của tâm hồn và những tác động tiêu cực gây ra bởi sự chia ly của bố mẹ không
hiện nguyên hình hai năm rõ mười, mà nguỵ trang dưới các mặc cảm, các hình
thức tự vệ gây ra những hạn chế trong cuộc đời và sự nghiệp của trẻ” [1; tr.
66].
Qua quá trình tổng quan một số nghiên cứu về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở
Việt Nam, người nghiên cứu nhận thấy rằng, những nghiên cứu về trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt chủ yếu tập trung ở lĩnh vực xã hội học, công tác xã hội… trong khi
các nghiên cứu về đặc điểm tâm lý còn khá chung chung, chưa thật sự đào sâu
nghiên cứu những khía cạnh cụ thể trong đời sống tâm lý của nhóm khách thể này.
Trên thực tế, nếu vấn đề HABT vẫn còn khá khan hiếm trong các nghiên cứu
tâm lý học ở Việt Nam thì việc nghiên cứu HABT của thiếu niên sống trong
TTBTXH càng hiếm hoi hơn. Thiếu niên sống trong TTBTXH là những thiếu niên
có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ lang thang, bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, mồ côi cha
hoặc mẹ; có cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại
giam…), với hoàn cảnh xuất thân đặc biệt như vậy, HABT của các em được xây
dựng như thế nào? Tích cực hay tiêu cực, phù hợp hay chưa phù hợp…,?
Chính vì vậy, đề tài “Hình ảnh bản thân của thiếu niên sống trong trung tâm
bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành nghiên cứu.

15



1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Ý thức
Có nhiều quan niệm về ý thức dựa trên các cách tiếp cận khác nhau, cụ thể:
 Theo từ điển Tiếng Việt, ý thức được hiểu như sau [41; tr1167]
-

Khả năng của con người tái hiện hiện thực vào trong tư duy;

-

Sự nhận thức trực tiếp, tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân, sự
hiểu biết trực tiếp;

-

Sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải
có.

 Từ điển tâm lý học của tác giả Vũ Dũng định nghĩa ý thức là “mức độ cao
của sự phản ánh tâm lý, của khả năng tự điều chỉnh và chỉ có ở người như một
sinh vật xã hội – lịch sử” [4; tr1030]
 Theo từ điển Giáo dục học, ý thức là:
-

Khả năng của con người phản ánh và tái hiện thực tiễn khách quan
vào trong tư duy. Đây là hình thức phản ánh cao nhất của sự phản
ánh tâm lý đặc trưng cho con người xã hội phát triển và có quan hệ
trực tiếp với ngôn ngữ.


-

Sự nhận thức trực tiếp, tức thời của mỗi người về thế giới xung
quanh, về những suy nghĩ, thái độ, hành động của mình đối với
những sự vật bên ngoài và với bản thân. [16; tr489-490]

 Trong Tâm lý học, ý thức là lĩnh vực nghiên cứu thu hút sự quan tâm của
các nhà khoa học:
-

Dưới góc độ của tâm lý học hoạt động, nhà tâm lý học A.N
Leonchiev cho rằng ý thức là sản phẩm của hoạt động và là khâu
trung gian của hoạt động (thông qua ý thức, con người tác động vào
đối tượng). Bằng hoạt động và thông qua hoạt động, con người tạo
dựng và phát triển ý thức của mình. [13; tr. 201]

-

Theo E.V.Sorokhova, ý thức được đặc trưng bởi thái độ tích cực của
con người đối với thực tại, với bản thân, với cử chỉ và hành vi, hoạt
động của mình - hướng vào đạt mục đích đặt ra. Ý thức là năng lực

16


hiểu thế giới xung quanh, các quá trình diễn ra trong đó, các tư
tưởng, hành động và thái độ của mình đối với thế giới cũng như với
chính bản thân mình [9].
-


Theo Phạm Minh Hạc, ý thức là khả năng con người hiểu được các
tri thức (hiểu biết) mà người đó đã tiếp thu được [12].

Như vậy, các tác giả đã đưa ra các quan niệm khác nhau về ý thức, có thể thấy
được điểm chung của các quan niệm trên như sau:
Thứ nhất, ý thức là khả năng đặc biệt của con người, chỉ riêng con người mới
có, là khả năng con người hiểu được những tri thức mà con người đã tiếp thu, giúp
con người hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng... Từ đó định hướng, điều
khiển, điều chỉnh hành vi của con người.
Thứ hai, nền tảng của ý thức dựa trên cơ sở sinh học (bộ não) và phản ánh bằng
ngôn ngữ.
Thứ ba, ý thức thống nhất các quá trình, trạng thái, thuộc tính của con người
như một nhân cách.
Qua việc phân tích khái niệm ý thức dựa trên nhiều quan điểm khác nhau,
người nghiên cứu chọn cách hiểu: Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất của
con người. Cũng như tâm lý, ý thức là sản phẩm của vật chất có tổ chức cao (bộ não)
của con người, là khả năng con người hiểu được các tri thức mà con người đã tiếp
thu được [4] [12].
1.2.2. Tự ý thức
Theo quan điểm Triết học, tự ý thức được xem xét ở việc “con người tự tách
mình ra khỏi thế giới khách quan, nhận thức quan hệ của mình, nhận thức quan hệ
của mình với thế giới, nhận thức bản thân mình với tính cách một cá nhân, nhận thức
các cử chỉ, hành động, tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, lợi ích của mình” [26; tr.
170].
Trong tâm lý học, tự ý thức được đề cập, xem xét trong nhiều công trình nghiên
cứu lý luận và thực tiễn với nhiều góc độ khác nhau:
 Trong từ điển thuật ngữ Tâm lý học và Phân tâm học [59], tự ý thức được
hiểu theo ba nghĩa:

17



-

Một là, điều kiện cảm xúc của sự tập trung chú ý cao đến cái ấn
tượng về những người khác và do đó, về nhừn mặt hành vi của bản
thân xem như nền tảng của những ấn tượng đó.

-

Hai là, ý thức về bản thân mình.

-

Ba là, ý thức về sự tồn tại của bản thân mình như một cá nhân có bản
sắc riêng.

 Theo S. Franz, tự ý thức là “ý thức về chính bản thân mình, là sự trở nên có
ý thức đối với những hiểu biết về bản thân, sự trở nên có ý thức về những xúc
cảm riêng của bản thân” [8].
 Tương tự, A.G. Xpirkin cũng cho rằng “Tự ý thức là sự tự giác của con
người về hành động cũng như kết quả hành động của bản thân mình, về tư
tưởng, tình cảm, bộ mặt đạo đức, hứng thú, lý tưởng động cơ và hành vi. Đó là
sự đánh giá tổng thể về bản thân và vị trí của mình trong cuộc sống” [42].
 V.A. Kruchetxki cho rằng tự ý thức là sự nhận thức về bản thân như một
thành viên của các mối quan hệ với thế giới xung quanh, với những người khác,
về hành vi, hành động, suy nghĩ, cảm giác, toàn bộ các phẩm chất đa dạng của
nhân cách [22].
 Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cũng thống nhất rằng “tự ý thức là mức độ phát
triển cao của ý thức. Thông thường, tự ý thức biểu hiện ở những đặc điểm: chủ

thể tự nhận thức về bản thân mình, có thái độ rõ rang với bản thân, tự điều
chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác, chủ thể có khả năng tự giáo
dục, tự hoàn thiện” [37, tr60].
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm về tự ý thức trên, người nghiên cứu đã chọn
cách hiểu cho đề tài như sau: Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức, là sự ý
thức về bản thân chủ thể; tự ý thức bao gồm năng lực nhận thức và xác định thái độ
với bản thân, năng lực tự điều khiển, điều chỉnh hành vi, thái độ cũng như toàn bộ sự
phát triển nhân cách.

18


×