Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh cao bằng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.27 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NÔNG THỊ AN

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ
CÔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TAM BẢO TRỢ XÃ HỘI
TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2016


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn Khoa học: TS. Bùi Thị Mai Đông

Phản biện 1: PGS.TS. Ngnuyễn Hồi Loan
Phản biện 2: TS. Trần Thị Minh Thi

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
Học viện Khoa học xã hội 08 giờ 00 phút, ngày 13 tháng 5 năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học Xã hội



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước. Tuy
nhiên, trẻ em lại là đối tượng có nguy cơ cao bị xâm hại, bị lạm dụng, dễ bị tổn
thương, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhận thức được điều
này Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của trẻ em, đặc biệt
là TEMC, làm thế nào để tất cả trẻ em đều được hưởng quyền của mình. Đối
với TEMC Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách hỗ trợ như trợ cấp
lương thực, miễn giảm học phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, dạy nghề miễn
phí.... đặc biệt Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước về
Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc (năm 1990) nhờ vậy mà công tác chăm sóc,
bảo vệ và giáo dục trẻ em có nhiều chuyển biến tích cực. Song trên thực tế
chúng ta thấy ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì số
lượng TEMC ngày càng có xu hướng gia tăng nguyên nhân là do tập quán lạc
hậu (sinh tại nhà; tự tử của đồng bào Mông, Dao...).
Nhìn chung TEMC đã được hưởng các chính sách của nhà nước, được xã
hội quan tâm; tuy nhiên sự quan tâm chủ yếu là về đời sống vật chất (ăn, mặc,
chỗ ở….) còn đời sống tinh thần chưa thực sự được cải thiện; nhiều em sống
khép mình, thiếu tự tin; tự kỳ thị và bị kỳ thị….
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng hiện nay đang nuôi dưỡng 170
đối tượng trong đó có 142 đối tượng là trẻ em mồ côi. Ở nhóm đối tượng là trẻ
em mồ côi đa dạng về lứa tuổi, dân tộc và hoàn cảnh gia đình khác biệt trước
khi đến Trung tâm như có trẻ thì mồ côi cả cha lẫn mẹ, có trẻ chỉ mồ côi cha
hoặc mẹ và người còn lại không đủ năng lực pháp lý để nuôi dưỡng. Chính vì
thế nhu cầu của trẻ em mồ côi đang sống tại Trung tâm cũng không giống nhau.
Mặt khác tại Trung tâm hiện nay số nhân viên xã hội được đào tạo chuyên sâu
về trẻ em và CTXH với trẻ em còn ít, tính chuyên nghiệp chưa cao nên chưa
phát huy được vai trò trợ giúp, tư vấn... cho trẻ.
Với những lý do đã trình bày ở trên, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề
tài "Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm

Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng ".
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Nghiên cứu về trẻ em mồ côi
Có đề tài “Khảo sát nhu cầu về mặt tinh thần của trẻ mồ côi tại trung tâm
nuôi dưỡng trẻ mồ côi ST.Joseph- Giáo xứ Hà Nội” ctxh.hcmussh.edu.vn./ cho

1


thấy TEMC ở đây được chăm sóc khá đầy đủ từ ăn uống, sức khỏe, học tập, thể
thao… nhưng các em vẫn cần các seor ở đây quan tâm đến nhu cầu tinh thần
của các em.
Bài viết của Phạm Tâm “Trẻ mồ côi- cần lắm một mái ấm gia đình”
Bài viết nói lên những khó khăn gặp phải của
TEMC và đề xuất các giải pháp để tìm mái ấm gia đình cho TEMC.
Báo cáo “Tình hình trẻ em tại Việt Nam năm 2010” của UNICEF đã
khẳng định “Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những bước tiến
quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động chăm sóc dựa vào cộng đồng cho
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có trẻ mồ côi và bị bỏ rơi. Bên cạnh đó
tài liệu này cũng cho thấy những hạn chế của Việt Nam trong bảo vệ và chăm
sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như: chưa xây dựng được một hệ thống bảo
trợ xã hội mạnh mẽ và hiệu quả; thiếu hệ thống “dịch vụ chăm sóc liên tục”...
2.2. Các nghiên cứu về Công tác xã hội với trẻ em mồ côi
Đề tài “Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm cảm giác
mặc cảm, tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi tường học đường” của Đỗ
Thị Huyền Trang. Đề tài đã nêu lên những mặc cảm, tự tin mà TEMC mắc phải
đồng thời kiến nghị với cơ sở bảo trợ phối hợp với nhà trường đẻ các cháu hòa
nhập môi trường học đường.
Bài viết viết “Về đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
dựa vào cộng đồng, giai đoạn 2005 – 2010” của tác giả Vũ Thị Hiểu trên tạp

chí Lao động – xã hội, số 267 đã nêu lên thực trạng công tác chăm sóc trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đó là TEMC, trẻ em khuyết tật… trong thời kỳ
trước năm 2005.
Bài viết “Vấn đề chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn ở một số nước và khả năng áp dụng tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Văn Hồi, trên tạp chí Lao động – xã hội, số 277. Bài viết giải thích ý nghĩa của
cụm từ “chăm sóc thay thế” là một dịch vụ chăm sóc tạm thời tại gia, cung cấp
sự chăm sóc gia đình thay thế trong một thời gian.
Tập bài giảng của Học viện phụ nữ Việt Nam về "Công tác xã hội với
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt" của nhóm tác giả Đoàn Thị Thanh Huyền (chủ
biên), Nguyễn Thị Phụng, Nguyễn Văn Vệ, Đỗ Thị Thu Phương. Tập bài giảng
cung cấp những kiến thức cơ bản về đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, đặc điểm, nhu cầu của trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt… Tập bài giảng cung cấp những kỹ năng phân tích, đánh giá, tiếp cận,

2


lựa chọn cách can thiệp trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giải quyết các
khó khăn của mình và tái hòa nhập cộng đồng.
Bài viết của Nguyễn Thị Phương Trang về "Nhu cầu tham vấn tâm lý
của TEMC tại Trung tâm nuôi dạy trẻ em khó khăn Thành phố Đà Nẵng" tại
hội thảo kỷ niệm ngày Công tác xã hội thế giới 11/11/2015. Bài viết cho thấy
phần lớn TEMC tại làng Hy Vọng gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Đa số trẻ có nhu cầu tham vấn tâm lý, và hình thức tham vấn được các em
mong đợi nhiều nhất là trực tiếp đến trung tâm tham vấn tâm lý, sau đó là qua
internet, qua điện thoại và cuối cùng là qua báo chí.
Th.s. Nguyễn Thị Hằng Phương “Thực trạng các vấn đề khó khăn và nhu
cầu hỗ trợ tâm lý của trẻ em tại các Trung tâm bảo trợ xã hội”. Đề tài đã phân
tích và cho thấy tâm lý từng đối tượng trong trung tâm. Đồng thời tác giả đã

đưa ra những khó khăn vật chất học tập, tinh thần của trẻ em trong các trung
tâm bảo trợ xã hội và nhu cầu cần sự hỗ trợ các nguồn lực bên ngoài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực trạng CTXH cá nhân đối với
TEMC tại TTBTXH.CB.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về TEMC; CTXH cá nhân
đối với TEMC.
Khảo sát, đánh giá thực trạng CTXH cá nhân đối với TEMC tại
TTBTXH.CB.
Vận dụng phương pháp CTXH cá nhân chuyên nghiệp vào một số trường
hợp TEMC tại TTBTXH.CB và đánh giá hiệu quả tác động.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CTXH cá
nhân đối với TEMC tại TTBTXH.CB nói riêng; CTXH cá nhân đối với TEMC
nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: CTXH cá nhân đối với TEMC từ thực tiễn
TTBTXH.CB
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi đối tượng: Tập trung nghiên cứu tiến trình, vai trò và kỹ năng
của nhân viên CTXH trong CTXH cá nhân đối với TEMC.
- Phạm vi về không gian: Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng

3


- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu các hoạt động của Trung tâm từ năm
2014 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu
Từ những nguồn tư liệu có sẵn như sách chuyên khảo, các giáo trình, tài
liệu đào tạo CTXH; các đề tài nghiên cứu, luận án, luận văn có liên quan đến
đề tài, các bài viết trên tạp chí trong và ngoài nước, các báo, mạng Internet, các
báo cáo liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại TTBTXH.CB.
5.2. Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động can thiệp của nhân viên CTXH và các thói quen
sinh hoạt hằng ngày của TEMC
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này sử dụng để nghiên cứu một cách sâu sắc, có căn cứ và
cũng là để hiểu sâu bản chất, nguồn gốc của vấn đề đang nghiên cứu. Những
vấn đề liên quan đến nghiên cứu được thiết kế qua các bảng câu hỏi để người
phỏng vấn sử dụng trong các quá trình tiến hành phỏng vấn. Phương pháp này
phục vụ cho việc khai thác sâu các thông tin định tính tập trung vào nhân viên
quản lý, nhân viên CTXH và người trực tiếp chăm sóc trẻ em mồ côi, Trẻ em
mồ côi
5.4. Phương pháp thảo luận nhóm
Thực hiện chia nhóm từ 8-10 người sau đó tiến hành các nội dung thảo
luận trên cơ sở phát huy tính dân chủ của mỗi cá nhân tự do bày tỏ quan điểm,
tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình
thành quan điểm cá nhân giúp rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề trên cơ sở
phát huy tinh thần tập thể và những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân nhằm giải
quyết vấn đề tốt nhất.
5.5. Phương pháp thực nghiệm
Chọn một TEMC của Trung tâm; đánh giá đầu vào (nhận thức và kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng sống của em đó); sau đó sử dụng phương pháp CTXH
cá nhân chuyên nghiệp để can thiệp. Sau 2 tháng can thiệp, đánh giá kết quả
can thiệp từ đó rút ra kết luận cần thiết cho nghiên cứu.
5.6. Mẫu nghiên cứu
- Đối với phỏng vấn sâu: 15 người bao gồm 02 viên chức quản lý; 06

nhân viên công tác xã hội và nhân viên trực tiếp chăm sóc trẻ mồ côi; 07 trẻ em
mồ côi.

4


- Đối với thảo luận nhóm: 02 buổi trong đó có 01 buổi thảo luận nhóm
với nhân viên công tác xã hội để tìm hiểu về nhu cầu của nhóm trẻ từ 16 tuổi
trở lên và 01 buổi với trẻ em mồ côi để tìm hiểu nhu cầu học nghề của trẻ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Phần nghiên cứu lý luận: Làm sáng tỏ các khái niệm, các lý thuyết
trong CTXH cá nhân đối với TEMC.
- Phần thực trạng CTXH cá nhân đối với TEMC: Giúp cho cán bộ quản
lý có cơ sở để đánh giá một cách khách quan các hoạt động công tác xã hội, đội
ngũ nhân viên CTXH; Một số hạn chế và nguyên nhân trong CTXH cá nhân
đối với TEMC tại Trung tâm
- Phần ứng dụng: Vận dụng lý thuyết CTXH cá nhân trong thực hiện
tiến trình tại Trung tâm; Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt
động CTXH cá nhân đối với TEMC tại TTBTXH.CB.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn về
CTXH tại TTBTXH.CB hiện nay. Đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm phát
triển và hoàn thiện các dịch vụ CTXH tại TTBTXH.CB.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục,
luận văn có 03 chương sau đây:
Chương 1. Cơ sở lý luận về TEMC và CTXH cá nhân đối với TEMC.
Chương 2. Thực trạng CTXH cá nhân đối với TEMC từ thực tiễn
TTBTXH tỉnh Cao Bằng

Chương 3. Ứng dụng CTXH cá nhân đối với TEMC tại TTBTXH tỉnh
Cao Bằng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả CTXH cá nhân đối
với TEMC.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRẺ EM MỒ CÔI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ
NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI
1.1. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ TRẺ EM MỒ CÔI
1. 1.1. Khái niệm trẻ em và trẻ em mồ côi
1.1.1.1. Trẻ em

5


+ Khái niệm trẻ em theo Công ước Quốc tế : "Trẻ em có nghĩa là người
dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đã có quy định
tuổi thành niên sớm hơn" (Điều 1). [13]
+ Khái niệm trẻ em trong pháp luật Việt Nam: Theo Luật trẻ em năm
2016: “Trẻ em qui định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”
[22].
1.1.1.2. Trẻ em mồ côi
Trẻ em mồ côi là “những trẻ em mất cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mất mẹ hoặc
cha, nhưng (cha/mẹ) mất tích, không đủ năng lực pháp lý để nuôi dưỡng (bị
tâm thần, đang trong thời kỳ chấp hành án) theo quy định của pháp luật, những
trẻ em bị bỏ rơi từ khi mới sinh ra được coi là TEMC”. [15]
1.1.2. Đặc điểm của trẻ em mồ côi
Hoàn cảnh gia đình
Đặc điểm tâm lý
1.1.3. Những khó khăn của trẻ em mồ côi tại Trung tâm
1.1.3.1. Điều kiện sinh hoạt
1.1.3.2. Điều kiện chăm sóc sức khoẻ

1.1.3.3. Điều kiện vui chơi giải trí
1.1.3.4. Điều kiện học tập
1.1.4. Nhu cầu cơ bản của trẻ em mồ côi
1.1.4.1. Nhu cầu vật chất
1.1.4.2. Nhu cầu về sự an toàn
1.1.4.3. Nhu cầu tình cảm
1.1.4.4. Nhu cầu được tôn trọng
1.1.4.5. Nhu cầu hoàn thiện, phát triển nhân cách
1.2. CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Công tác xã hội
Theo từ điển CTXH thì: “CTXH đó là một ngành khoa học xã hội ứng
dụng nhằm giúp con người thực hiện chức năng tâm lý xã hội của mình một
cách có hiệu quả và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an sinh
cao nhất cho con người.” Nó còn là “Một nghệ thuật, một khoa học, một nghề
nhằm giúp người dân giải quyết vấn đề từ cấp độ cá nhân, gia đình, nhóm, cộng
đồng”. CTXH giúp con người phát triển hài hòa, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho
con người [6]

6


1.2.1.2. Công tác xã hội cá nhân
CTXH cá nhân là một phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người
thông qua mối quan hệ một - một.
CTXH cá nhân là một cách thức, quá trình nghiệp vụ mà NVXH sử dụng
các kỹ năng, kiến thức chuyên môn để giúp đối tượng phát huy tiềm năng, tham
gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, cải thiện điều kiện sống của chính
họ.
1.2.1.3. Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em mồ côi

Công tác xã hội cá nhân đối với TEMC là một cách thức, quá trình
nghiệp vụ mà NVXH sử dụng các kỹ năng, kiến thức chuyên môn để giúp
TEMC phát huy tiềm năng, tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề,
cải thiện điều kiện sống của chính mình.
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội cá nhân đối với trẻ
em mồ côi
1.2.2.1. Các nguyên tắc chung
1.2.2.2. Các nguyên tắc hành động cụ thể
1.2.3. Tiến trình công tác xã hội cá nhân
Bước 1: Tiếp cận thân chủ
Bước 2: Nhận diện vấn đề
Bước 3: Thu thập thông tin
Bước 4: Chuẩn đoán
Bước 5: Lập kế hoạch can thiệp
Bước 6: Thực hiện kế hoạch
Bước 7: Lượng giá và kết thúc
1.2.4. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong công tác xã hội cá
nhân đối với trẻ em mồ côi
- Vai trò người vận động nguồn lực
- Vai trò người kết nối
- Vai trò người biện hộ
- Vai trò là người vận động/ hoạt động xã hội
- Vai trò là người giáo dục
- Vai trò người tạo sự thay đổi
- Vai trò là người tham vấn, tư vấn
- Vai trò là người tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch
- Vai trò là người cung cấp các dịch vụ trợ giúp

7



- Vai trò là người nghiên cứu xử lý dữ liệu
- Vai trò là người quản lý hành chính
1.2.4.2. Các kỹ năng cần thiết của nhân viên công tác xã hội trong
công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em mồ côi
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng quan sát
- Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Kỹ năng thu thập, phân tích thông tin:
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng tham vấn
- Kỹ năng tư vấn
- Kỹ năng biện hộ.
1.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÃ
HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI
1.3.1. Thuyết nhu cầu của A. Maslow
Abraham Maslow (1908 – 1970), nhà tâm lý học người Mỹ. Hệ thống
cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng hình kim tự tháp,
các nhu cầu ở bậc thấp (nhu cầu cho sự tồn tại) thì xếp phía dưới, trong khi
những nhu cầu cho sự phát triển, sự hoàn thiện cá nhân được coi là quan trọng
hơn, giá trị hơn, chúng được xếp ở các thang bậc trên cao của kim tự tháp. Mỗi
nhu cầu con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước đó.
1.3.2. Thuyết Hệ thống
Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết quan trọng được sử dụng
trong CTXH, đặc biệt khi tìm hiểu, đánh giá về hệ thống xung quanh TEMC, nó
giúp NVXH biết được TEMC đang thiếu những gì, những hệ thống họ có thể
tham gia và tiếp cận bởi trọng tâm của hệ thống là hướng tới những cái tổng thể
và mang tính hòa nhập. Nó còn giúp cho NVXH biết sắp xếp, tổ chức những
lượng thông tin lớn thu thập được để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề
và tìm cách can thiệp.

1.3.3 Thuyết thân chủ trọng tâm của Carl Rogers
Carl Rogers (1902 – 1987) là người sáng lập ra phương pháp tham vấn
thân chủ trọng tâm. Rogers giả thiết rằng mỗi người đều sở hữu những tiềm
năng cho sự lớn lên, tiềm năng cho những hành vi có hiệu quả và có khuynh
hướng tự hiện thực hoá những tiềm năng của mình.

8


Lý thuyết thân chủ trọng tâm để xem xét, đánh giá về khả năng của
TEMC. Từ đó tạo điều kiện và tin tưởng, khích lệ để các em giải quyết vấn đề
và tái hoà nhập xã hội;
1.4. LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH VÀ CÁC MÔ HÌNH, DỊCH VỤ
HỖ TRỢ TRẺ EM MỒ CÔI
1.4.1. Luật pháp quốc tế về trẻ em
Công ước về quyền trẻ em
1.4.2. Luật pháp chính sách về trẻ em ở Việt Nam
1.4.2.1. Hiến pháp năm 2013
1.4.2.2. Luật Trẻ em
1.4.2.3. Các chính sách đối với trẻ em mồ côi
Chính sách bảo trợ xã hội
Chính sách trợ giúp giáo dục
Chính sách về y tế
Chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm
1.4.3. Mô hình dịch vụ hỗ trợ trẻ em mồ côi
1.4.3.1. Mô hình chăm sóc dựa vào cộng đồng
Đây là một mô hình khá toàn diện khi hướng tới việc nâng cao kiến thức,
kỹ năng cho trẻ qua các lớp tập huấn và hướng nghiệp, mở các đường dây tham
vấn, phòng chống kỳ thị và nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Mô hình cũng
hướng tới sự cung cấp lâu dài cho trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt và gia đình

các em.
1.4.3.2. Mô hình nhà xã hội
Đó là một giải pháp chuyển trẻ em đang sống trong các trung tâm quy
mô lớn sang sống trong môi trường "chăm sóc gia đình quy mô nhỏ" dựa vào
cộng đồng.
1.4.3.3. Mô hình chăm sóc thay thế dành cho trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa
Những loại hình chăm sóc thay thế hiện nay là: Chăm sóc bởi họ hàng;
người giám hộ; nhận con nuôi; nhận đỡ đầu; chăm sóc trong các cơ sở tập
trung.
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ
NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI
1.5.1. Đặc điểm của đối tượng

9


Trẻ tự ti, dễ tủi thân, sống thầm lặng mặc cảm với số phận, lo lắng, sợ
hãi, xa lánh không muốn quan hệ với bạn bè, liều lĩnh, gan lỳ, mánh khóe, hoài
nghi với mọi người, hoài nghi cuộc sống, thù ghét, hằn thù. Một số trẻ lại có
khả năng tự lập từ rất sớm.
1.5.2. Năng lực, trình độ của nhân viên công tác xã hội
Thực tế cho thấy CTXH là một nghề còn mới ở Việt Nam, đội ngũ
NVXH chưa được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, họ chỉ được tham gia
các lớp đào tạo ngắn hạn như các lớp tập huấn.
1.5.3. Cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động
Điều kiện cơ sở vật chất dành cho TEMC tại các cơ sở bảo trợ chưa đầu
đủ, diện tích nhà ở, sân chơi thể thao, các lớp học theo khối lớp... đều thiếu.
Kính phí hoạt động được cấp theo quy định của ngân sách nhà nước rất thấp vì
thế định mức của đối tượng chưa được đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của đối

tượng. Từ đó khiến cho CTXH thực hiện tại các cơ sở bảo trợ gặp rất nhiều khó
khăn.
1.5.4. Cơ chế chính sách và chế độ đãi ngộ
Ngày 19 tháng 8 năm 2015, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và
Bộ Nội vụ đã ký ban hành thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXHBNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên
ngành CTXH.
Ngày 06/4/2016, Chính phủ ra Nghị định số 26/2016/NĐ-CP về quy định
chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc
tại các cơ sở nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã
hội công lập như sau: phụ cấp từ 20% đến 70% mức lương hiện hành tùy thuộc
vào tính chất công việc và nhóm đối tượng mà được phân công chăm sóc, quản
lý, giáo dục.
Tiểu kết chương 1.
Trong chương 1 đã trình bày một số lý thuyết sử dụng trong quá trình
nghiên cứu đề tài, các khái niệm về TEMC, CTXH cá nhân đối với TEMC,
cũng như các lý thuyết có liên quan. Những khái niệm, lý thuyết này làm rõ về
khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó, chương
này cũng trình bày các quy định, chính sách của Đảng, Nhà nước về các chế độ
hỗ trợ với TEMC nhằm chứng minh cho sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và nhà
nước đối với TEMC. Như vậy, chương 1 là tổng quan về lý luận và các quy
định của pháp luật về CTXH cá nhân đối với TEMC khi nghiên cứu “CTXH

10


cá nhân đối với TEMC từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao
Bằng”.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ

XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TRẺ
EM MỒ CÔI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
.1.
KháiLịch
quát sử
về Trung
tâm Bảo
trợ xã
hội Trung
tỉnh Cao
2.1.1.1.
hình thành
và phát
triển
tâmBằng
Bảo trợ xã hội
tỉnh Cao Bằng.
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng là đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, thành lập với mục đích chăm
sóc, nuôi dưỡng đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có
điều kiện sống cùng gia đình và cộng đồng nơi cư trú
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy lãnh đạo và đội ngũ công chức, viên
chức, người lao động tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng
- Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm: Ban giám đốc (01
Giám đốc, 01 phó giám đốc) và 5 phòng: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng
Quản lý - Giáo dục; Phòng Quản lý tâm thần, lang thang; Phòng Tư vấn và trợ
giúp đối tượng; Phòng Chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng.
- Bộ máy lãnh đạo Trung tâm gồm: Giám đốc, phó giám đốc, trưởng,
phó các phòng chuyên môn

- Đội ngũ công chức, viên chức, người lao động:Có 40 người trong đó:
trình độ đại học và trên đại học có 17/40 người chiếm 42,5%; trình độ cao
đẳng, trung cấp và sơ cấp có 20/40 người chiếm 50%; Còn 3/40 người chưa qua
đào tạo chiếm 7,5%.
2.1.1.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
2.1.2. Tình hình TEMC tại Trung tâm và đặc điểm, nguyên nhân
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng hiện nay đang nuôi dưỡng 170
đối tượng trong đó có 142 TEMC.

11


2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TRẺ
EM TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH CAO
BẰNG
2.2.1. Quy trình công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em mồ côi tại
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng
Từ kết quả khảo sát các nhóm tại Trung tâm thấy rằng tại CTXH cá nhân
đối với TEMC được thực hiện khá là đầy đủ thể hiện qua các nội dung sau:
2.2.1.1. Tiến trình công tác xã hội cá nhân
Tiến trình CTXH cá nhân theo lý thuyết có 07 bước thì tất cả các bước
đều được thực hiện tại TTBTXH tỉnh Cao Bằng, tuy nhiên một số bước không
được thực hiện đầy đủ và đúng quy trình:
- Bước 1: Tiếp cận thân chủ
Theo ý kiến của NVXH số 1 tại buổi thảo luận nhóm cho biết: Tiếp cận
thân chủ là công việc thường nhật của nhân viên CTXH, ngay từ khi tiếp nhận
các đối tượng vào Trung tâm, các nhân viên CTXH đã sử dụng kỹ năng quan
sát để phát hiện các vấn đề của từng cá nhân, nếu phát hiện thân chủ có vấn đề
cần phải can thiệp thì nhân viên CTXH sẽ chủ động trong việc tiếp cận với thân
chủ.

- Bước 2: Nhận diện vấn đề
Theo ý kiến của NVXH số 5 tại buổi thảo luận nhóm Trong quá trình
tiếp cận nhân viên CTXH sẽ thiết lập mối quan hệ với thân chủ từ đó sẽ xác
định vấn đề của thân chủ. Ở bước này nhân viên công tác xã hội chủ yếu là
tập trung vào thân chủ chứ không tìm hiểu để xác định xem ai là đối tượng
chính, ai là đối tượng liên quan.
- Bước 3: Thu thập thông tin
Vẫn là ý kiến của NVXH số 5: Nhân viên CTXH sẽ thu thập thông tin
bằng nhiều cách nhưng trước tiên là trên cơ sở hồ sơ đầu vào của thân chủ,
sau đó bằng cách tiếp cận khai thác thêm các thông tin từ chính thân chủ, bạn
bè cùng phòng thân chủ và bạn bè cùng lớp với thân chủ. Ở bước này nhân
viên CTXH đã không tiến hành thu thập thông tin qua người thân (họ hàng)
của thân chủ, vì đa số họ hàng của thân chủ đều ở vùng sâu, vùng xa, thuộc
hộ nghèo và Trung tâm không có nguồn kinh phí để tiến hành đi thu thập.
- Bước 4: Chuẩn đoán
Theo ý kiến của NVXH số 3: Nhân viên CTXH đã tiến hành phân tích
thông tin để chỉ ra vấn đề của thân chủ. Tuy nhiên ở bước này các nhân viên

12


CTXH chỉ dự vào kết quả của các bước trên chứ không dùng các công cụ: Sơ
đồ phả hệ, Cây vấn đề, Bảng phân tích điểm mahj, điểm yếu trong lý thuyết về
phương pháp CTXH để chẩn đoán, đánh giá vì vậy một số vấn đề liên quan đến
thân chủ không được phân tích đề cập.
- Bước 5: Lập kế hoạch can thiệp
Theo ý kiến của NVXH số 3: Do không sử dụng các công cụ hỗ trợ nên
kết quả chuẩn đoán không nêu hết được các vấn đề gặp phải của thân chủ vì thế
khi nhân viên CTXH đã lên kế hoạch để giải quyết vấn đề của thân chủ rất
nhiều trường hợp đã không xác định đầy đủ mục tiêu và thiếu các nguồn lực hỗ

trợ.
- Bước 6: Thực hiện kế hoạch
Theo ý kiến của NVXH số1 cho rằng: Nhân viên CTXH đã chủ động
trong tiến hành các hoạt động dịch vụ hỗ trợ để giải quyết các vấn đề của thân
chủ. Tuy nhiên nhiều trường hợp khi thực hiện kế hoạch đã không thúc đẩy
được thân chủ tích cực tham gia cùng giải quyết ( NVXH số 1 đã không thành
công với 03 thân chủ) và nhân viên CTXH cũng không định hướng được đã
làm cả công việc của thân chủ.
- Bước 7: Lượng giá và kết thúc
Tất cả các NVXH đêu cho rằng: Nhân viên CTXH tại Trung tâm chỉ tập
trung đánh giá sự thay đổi của thân chủ và ít khi sử dụng các phương pháp
khoa học để đo lường quá trình thay đổi và kết quả của những thay đổi đó.
Không tiến hành lượng giá trong suốt quá trình giúp đỡ vì thế đến bước này ít
khi có sự tham gia của thân chủ và khi kết thúc ca không có hồ sơ nên nhiều ca
không tiến hành thẩm định để chuyển.
2.2.2. Các hoạt động can thiệp, hỗ trợ trẻ em mồ côi tại Trung tâm
Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng
Thông qua công tác xã hội cá nhân và nhóm nhiều hoạt động can thiệp,
hỗ trợ trẻ em mồ côi đã được thực hiện cụ thể như sau:
- Vận động nguồn lực hỗ trợ
Nhân viên CTXH tại Trung tâm Bảo trợ Cao Bằng đã làm tốt vai trò tìm
kiếm nguồn lực tài chính trong việc hỗ trợ sinh hoạt cho các cháu. Theo báo
cáo của Trung tâm năm 2016, Trung tâm đã kêu gọi vận động được trên 150 tổ
chức, doanh nghiệp và nhiều cá nhân trên khắp cả nước ủng hộ được 290 triệu
đồng và nhiều hiện vật như quần áo mới, quần áo cũ, chăn màn, sách, vở, bút,
đường, sữa, mì tôm… với nguồn kinh phí ủng hộ đã được sử dụng để hỗ trợ

13



cho các cháu đang theo học các trường đại học, trung học chuyên nghiệp. Hỗ
trợ cho các cháu đi viện điều trị và các hoạt động ngoại khóa năng cao năng
lực, kỹ năng sống cho các cháu.
- Kết nối mạng lưới trợ giúp
Nhân viên CTXH đã thực hiện nhiều buổi tuyên truyền cho các đối
tượng tại Trung tâm về chính sách của Đảng và nhà nước, giới thiệu để TEMC
tiếp cận được với các chính sách như chính sách bảo hiểm y tế, chính sách hỗ
trợ giáo dục. 100% TEMC đều được thụ hưởng các chính sách đó. Năm 2016
trợ giúp cho trên 120 lượt TEMC trong đó 36 TEMC được hỗ trợ khó khăn đột
xuất; 83 TEMC được kết nối giới thiệu học nghề làm chổi chít, chổi rơm, học
làm hoa pha lê; trên 300 TEMC được tư vấn trực tiếp về chính sách cũng như
hỗ trợ tâm lý, chia sẻ, động viên giúp trẻ vững tin vượt qua khó khăn và rất
nhiều trường hợp khác được kết nối, từ thiện vật chất, hỗ trợ trong trường hợp
chữa bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần mãn tính [25].
- Tham vấn, hỗ trợ tâm lý
Qua khảo sát 07 TEMC với câu hỏi: Ở Trung tâm, ngoài các hoạt động
như: ăn, uống, vệ sinh cơ thể, đi học, xem phim, đọc sách báo, em có được
tham gia các hoạt động nào khác không?
Cả 07 em đều trả lời thường xuyên được tham gia các buổi ngoại khóa
theo từng chủ điểm
Ba em trả lời là được tham gia các buổi tham vấn, tư vấn về học nghề, về
sức khỏe, về tâm lý lứa tuổi...
Theo Báo cáo của Trung tâm trong năm 2016 đã tổ chức các buổi tham
vấn, tư vấn cho trên 80 lượt TEMC về: Chăm sóc sức khỏe khi giao mùa;
phòng, chống các bệnh về hô hấp; Tâm lý lứa tuổi; Sinh lý tuổi dậy thì và các
bệnh phụ khoa thường gặp có những thông tin như thông tin về bảo vệ môi
trường [25]... giúp TEMC tự xem xét vấn đề và tự thay đổi bản thân để thích
ứng với cuộc sống tại Trung tâm.
- Hoạt động quản lý ca
Theo ý kiến của NVXH số 1 trong buổi thảo luận nhóm thì Nhân viên

CTXH là người tiếp cận đầu tiên đối với TEMC khi được đưa đến Trung tâm;
họ tiến hành đánh giá sơ bộ, phân loại đối tượng từ đó đề xuất phương án trợ
giúp cho trẻ để trẻ có thể bắt nhịp với cuộc sống mới, đồng thời giải quyết
những vấn đề khó khăn của đối tượng gặp phải trong quá trình sinh hoạt và học
tập. Mỗi năm quản lý trên 20 trường hợp.

14


- Giáo dục, dạy nghề
Cùng với việc chăm sóc quản lý, tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng cho các
cháu học sinh yếu đã trở thành công việc của hầu hết các nhân viên tại Trung
tâm. Ngay từ đầu năm học, phối hợp với các trường học công lập tiến hành
đánh giá, phân loại chất lượng học sinh từ đó xây dựng kế hoạch kèm học cho
các cháu học lực yếu. Ngoài ra, hằng tháng nhân viên CTXH còn tổ chức một
buổi ngoại khóa với các chủ điểm khác nhau để dạy kỹ năng sống, tuyên truyền
pháp luật... đến 100% đối tượng tại Trung tâm. Từ việc hỗ trợ giáo dục tốt nên
kết quả học tập của năm sau cao hơn năm trước. Tại báo cáo của Trung tâm
năm 2015 và 2016 thì:
Năm học 2014-2015 có 06 cháu học sinh giỏi, 34 cháu học sinh khá [24].
Năm học 2015-2016 có 12 cháu học sinh giỏi, 38 cháu học sinh khá [25].
Theo ý kiến của Trẻ em mồ côi số 4 được hỏi cháu rất thích các lớp dạy
nghề tại Trung tâm và cháu đã được tham gia 02 lớp nghề đó là lớp làm tăm,
lớp làm chổi rơm, chổi chít và được tham gia lớp năng khiếu đàn Ócgan đây là
những lớp nghề giúp cháu phát huy được khả năng khéo léo của mình làm ra
những sản phẩm giúp ích cho xã hội góp một phần sức lao động nhỏ bé của
mình cho xã hội.
- Biện hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ:
Nhiều vấn đề đã nảy sinh giữa các đối tượng tại Trung tâm với các em
học sinh ngoài xã hội như xích mích, đánh nhau và đôi khi nhà trường đã có

những nhìn nhận không đúng đối với đối tượng tại Trung tâm vì thế sau khi tìm
hiểu sự vụ thông qua nhiều nguồn thông tin nhân viên CTXH đã tiến hành các
buổi làm việc với giáo viên chủ nhiệm của các đối tượng hoặc Ban giám đốc
Trung tâm phải làm việc với Ban giám hiệu nhà trường để bảo vệ quyền lợi cho
đối tượng và giải quyết các mối quan hệ phức tạp nảy sinh.
Kết quả năm 2016 biện hộ và tiến hành hòa giải cho 14 cháu có xích
mích với các bạn ngoài trường; biện hộ trước ban giám hiệu và giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn cho 08 trường hợp [25].
2.2.3. Kỹ năng công tác xã hội cá nhân của đội ngũ nhân viên công
tác xã hội làm việc tại Trung tâm
Theo chị T.M.H Phó giám đốc Trung tâm đã đánh giá: nhân viên CTXH
tại Trung tâm thường xuyên sử dụng các phương pháp CTXH chuyên nghiệp
vào hoạt động can thiệp, hỗ trợ; Tất cả các nhân viên CTXH đều có trình độ,
năng lực và đạo đức nghề nghiệp cơ bản cụ thể 03 người được đào tạo đại học chuyên

15


ngành CTXH; 06 người được đào tạo ngắn hạn về CTXH và trong quá trình làm
việc họ đã vận dụng nhiều kỹ năng để giúp đỡ thân chủ cụ thể là:
- Kỹ năng giao tiếp: Theo ý kiến của các cháu được hỏi cho biết hầu hết
nhân viên CTXH đều cởi mở, dễ gần vì thế nhiều trường hợp thân chủ đã chủ
động tìm đến nhân viên CTXH để xin được tham vấn, tư vấn và chia sẻ các vấn
đề của mình.
- Kỹ năng quan sát: Thông qua nội dung của các buổi giao ban đầu tuần,
hằng ngày trong quá trình làm việc nhân viên CTXH tại Trung tâm luôn quan
sát tất cả các hoạt động của đối tượng từ đó họ ghi chép đầu đủ trong sổ giao ca
và chính họ đã phát hiện được các vấn đề của thân chủ và các mối quan hệ mắt
xích của thân chủ.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực: Tại các buổi thảo luận nhóm đã thấy

được nhân viên CTXH tại Trung tâm luôn được đánh giá rất cao trong kỹ năng
lắng nghe, họ đã lắng nghe và biết cách tạo cảm hứng để thân chủ chia sẻ
những bí mật thầm kín và những thông tin không có trong hồ sơ của thân chủ.
- Kỹ năng thu thập, phân tích thông tin: Theo báo cáo hàng tuần của
nhân viên quản lý hồ sơ đối tượng cho thấy số lượng hồ sơ được tra cứu do
nhân viên CTXH đã chủ động đề xuất là rất lớn ( có ngày cao điểm tra cứu 05
hồ sơ) vì thế việc thu thập thông tin, xác định thông tin nào là cần tập trung
khai thác và làm rõ, thông tin nào là rất quan trọng để quyết định đến quá trình
trợ giúp thân chủ đã được thực hiện rất tốt.
- Kỹ năng thuyết trình, tham vấn, tư vấn: Cũng theo ý kiến của nhóm trẻ
mồ côi được hỏi đã trả lới rằng: Các cô, chú NVXH kể chuyện rất hay, nói
chuyện rất dễ hiểu và khi khuyên nhủ chúng cháu rất nhẹ nhàng, thuyết phục.
Điều đó đã khẳng định nhân viên CTXH thường xuyên sử dụng kỹ năng thuyết
trình trong các hoạt động trợ giúp thân chủ và các hoạt động tuyên truyền tại
Trung tâm.
- Kỹ năng biện hộ: Theo chia sẻ của NVXH số 5 mỗi khi nhận nhiệm vụ
ra để làm việc với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và các học sinh ở ngoài
trường thì bản thân NVXH đã phải tìm hiều rất nhiều lĩnh vực nhất là luật
pháp, chính sách do đó họ rất thành công trong việc bảo vệ quyền được học tập,
các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với thân chủ.
Qua kết quả phỏng vấn sâu đối với TEMC thì kết quả thật bất ngờ tất
cả các em đều thích thú khi được nói chuyện cùng nhân viên CTXH vì các em
thấy dễ dàng chia sẻ những vấn đề liên quan đến cá nhân mình, bạn cùng phòng

16


mình và cả các bạn ở ngoài trường nữa. Điều này có thể giải thích là do các
nhân viên CTXH đã sử dụng thành thạo các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng biện hộ.

2.2.4. Một số hạn chế của công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em
mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng
Theo kết quả của buổi thảo luận nhóm với nhân viên Công tác xã hội để
đánh giá những hạn chế công tác xã hội cá nhân dành cho TEMC năm 2016 thì
thấy rõ 06 nhân viên công tác xã hội đều khẳng định là Công tác xã hội cá nhân
còn một số hạn chế như sau:
Công tác xã hội cá nhân chưa thực hiện được nhiều tại Trung tâm
nguyên nhân là do đội ngũ nhân viên CTXH còn mỏng, trình độ còn thấp chỉ có
03 viên chức đang theo học lớp đại học tại chức CTXH còn lại là các ngành
khác chuyển sang. Mặt khác số lượng TEMC tại trung tâm quá lớn và hầu như
các trẻ đều có những vấn đề cần sự trợ giúp và hỗ trợ (Ý kiến của chị T.M.H
Phó giám đốc Trung tâm).
Quá trình thực hiện CTXH cá nhân của các nhân viên CTXH tại Trung
tâm chưa tuân thủ đầy đủ theo các bước của tiến trình của các mô hình can
thiệp trong CTXH cá nhân chẳng hạn về quản lý trường hợp: (Ý kiến của
NVXH số 2)
- Các nhân viên CTXH không tiến hành mở hồ sơ quản lý ca;
- Các bước trong quản lý trường hợp đã thực hiện tuy nhiên không đầy
đủ cụ thể như:
+ Tiếp nhận trường hợp: Hồ sơ chính là hồ sơ đầu vào Trung tâm của
TEMC.
+ Đánh giá: Trên cơ sở hồ sơ có sẵn của đối tượng và tiếp xúc với đối
tượng nhân viên CTXH đã đánh giá tình trạng sơ bộ của đối tượng nhưng
không tiến hành đánh giá sâu được về tình trạng hoạt động thể chất, sức khỏe,
tâm lý, hoạt động cảm xúc mà chỉ tập trung đánh giá chức năng hoạt động nhận
thức.
Không dùng các công cụ để đánh giá như sơ đồ phả hệ, sơ đồ sinh thái từ
đó việc hỗ trợ, can thiệp, trị liệu liên quan đến bệnh tật di truyền đã không có
trong kế hoạch đồng thời không mô phỏng được mối quan hệ họ hàng của đối
tượng để có sự trợ giúp, can thiệp hiệu quả.

+ Lập kế hoạch: (Ý kiến của NVXH số 5) Đã được nhân viên CTXH xây
dựng nhưng chưa được chi tiết, cụ thể, chưa xã định được thời gian cho từng

17


công việc và đặc biệt việc trao quyền cho thân chủ hầu như ít được thực hiện ở
đây.
+ Thực hiện và giám sát: (Ý kiến của nhân viên số 2)Nhân viên CTXH
đã phát huy được vai trò thúc đẩy điều phối và trợ giúp về tâm lý cho thân chủ
nhưng việc giám sát của họ còn chưa thật sự sát sao và diễn ra theo kế hoạch.
+ Lượng giá, kết thúc (Ý kiến của NVXH số 1): là các hoạt động đã
được nhân viên CTXH thực hiện tại Trung tâm tuy nhiên việc lượng giá chỉ
được đánh giá trong hội đồng không có sự tham gia của thân chủ.
Qua đây có thể thấy về cơ bản nhân viên CTXH đã nhận thức đúng vai
trò của mình, đã thực hiện được một số nhiệm vụ nhưng chủ yếu vẫn là tập
trung để kêu gọi các nguồn lực phục vụ nhu cầu về thể chất (ăn, mặc, ngủ...)
của trẻ chưa đáp ứng được nhu cầu bậc cao hơn như nhu cầu giao lưu tình cảm;
nhu cầu được tôn trọng... nguyên nhân là do phòng Tư vấn trợ giúp đối tượng
mới được thành lập từ tháng 11 năm 2014, viên chức làm tại phòng đều chưa
được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH và tâm lý học trong khi đó đối tượng
tại Trung tâm lại ngày càng tăng và có nhiều nhóm đối tượng khác nhau với
nhu cầu cần được tham vấn, tư vấn về CTXH rất khác nhau.
Kết luận chương 2
Qua nghiên cứu của chương 2 có thể thấy rằng Trung tâm Bảo trợ xã hội
tỉnh Cao Bằng đã thực hiện và thu được những kết quả nhất định trong CTXH
cá nhân đối với TEMC. Về thực trạng CTXH đối với TEMC tại Trung tâm:
đánh giá một cách khách quan thì hầu hết nhân viên CTXH đã triển khai rất tốt
việc hỗ trợ TEMC trong xử lý các vấn đề cá nhân của trẻ và tiến hành các bước
trong tiến trình CTXH cá nhân. Nhân viên CTXH đã cơ bản triển khai đầy đủ

các bước của tiến trình và sử dụng thành thạo các kỹ năng của người làm
CTXH trong các ca trợ giúp TEMC. Tuy nhiên do số đối tượng là TEMC tại
Trung tâm rất đông và lực lượng nhân viên CTXH lại ít vì thế khó có thể đảm
bảo một cách thường xuyên CTXH cho tất cả các đối tượng.
Từ thực trạng này chúng ta sẽ đi vào thực hiện tiến trình CTXH cá nhân
đối với 01 trường hợp TEMC tại Trung tâm để chúng ta hiểu một cách sâu xa
hơn những nhu cầu, những suy nghĩ cũng như những mong muốn của TEMC,
trên cơ sở đó chúng ta có những đề xuất và những giải pháp giúp các em có cơ
hội phát triển bản thân mình.

18


Chương 3
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI
TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI TEMC
3.1. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM
3.1.1. Mô tả ca
Tháng 9 năm 2016, huyện Bảo Lâm đã đưa 07 đối tượng đến bàn giao
tại TTBTXH.CB nuôi dưỡng theo các quyết định của Sở Lao động- Thương
binh và Xã hội. Khi đó tôi và các đồng nghiệp tiếp nhận các đối tượng, qua
quan sát tôi thấy có một em nam lớn tuổi nhất trong cả nhóm, nhanh nhẹn
nhưng ít nói và có phần sợ sệt. Tôi đã chủ động tìm hiểu thông qua cán bộ
Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Bảo Lâm thì được biết tên em
là V. A. T sinh năm 2004, đang là học sinh lớp 4, bố mẹ mất do ăn lá ngón tự
tự, hiện giờ em không còn bất kỳ người thân nào vì thế huyện Bảo Lâm đã
hoàn tất các thủ tục để đưa em vào nuôi dưỡng tại TTBTXH.CB. Đặc biệt em
có năng khiếu múa khèn, thổi sáo và hát rất hay.

3.1.2. Thực hiện tiến trình CTXH cá nhân
Bước 1: Tiếp nhận ca và xác định vấn đề ban đầu.
Sau khi thực hiện vấn đàm lần đầu thấy thân chủ lúc đầu còn hơn nhút
nhát, hơi tự ti. Tôi đã biết được một số tâm tư, tình cảm của thân chủ và nắ m
đươ ̣c những vấ n đề hiê ̣n ta ̣i mà thân chủ đang gă ̣p phải.
Ta ̣i buổ i vấn đàm tôi đã sử du ̣ng đươ ̣c mô ̣t số kỹ năng khá tố t như : kỹ
năng ta ̣o lâ ̣p mố i quan hê ̣, kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi…. Những kỹ
năng cơ bản trong công tác xã hô ̣i .
Bên ca ̣nh những điể m đa ̣t đươ ̣c tôi còn thấ y bản thân chưa thực sự hiể u
đươ ̣c suy nghi ̃ và tâm lý của thân chủ. Chính vì thế tôi sẽ dùng sự quan tâm
chân thành của min
̀ h để nhâ ̣n đươ ̣c sự chia sẻ nhiề u hơn nữa từ thân chủ
Kế hoạch lần sau: Tìm hiểu thông tin gia đình thông qua thân chủ. Tìm
được vấn đề mà thân chủ đang vướng mắc
Bước 2: Thu thập dữ liệu.
Sau buổi vấn đàm thứ hai thu thâ ̣p đươ ̣c nhiề u thông tin hữu ích về thành
viên gia đình của thân chủ. Biết được một số tâm tư, tình cảm của thân chủ,
tình cảm của thân chủ đối với mỗi người thân của mình. Biết được năng khiếu
hát, múa của thân chủ

19


Ta ̣i buổ i vấn đàm tôi đã sử du ̣ng đươ ̣c mô ̣t số kỹ năng khá tố t như: kỹ
năng lắng nghe, thấu cảm, khuyến khích để khai thác các thông tin và động
viên thân chủ từ đó đã thiết lập sự tin tưởng tuyệt đối của thân chủ đối với
mình.
Kế hoạch lần sau: Xác định lại những vấn đề thu được trong buổi vấn
đàm lần thứ hai. Xác định được vấn đề khó khăn cần giúp đỡ của thân chủ.
Bước 3: Chuẩn đoán

Qua hai cuô ̣c vấn đàm trên, tôi đã xác định được vấn đề của thân chủ:
Mă ̣c cảm, không tự tin; Kiế n thức về văn hóa kém, không thích đi học; Sống
khép mình, ít bạn bè. Để xây dựng kế hoa ̣ch trơ ̣ giúp cho thân chủ, tôi đã sử
dụng thêm các công cụ như: Phân tích mă ̣t ma ̣nh – yế u của thân chủ; Sơ đồ phả
hệ của gia đình thân chủ; Sơ đồ sinh thái của thân chủ; Sơ đồ Cây vấn đề
Bước 4: Lập kế hoạch can thiệp
Trong kế hoạch tôi đã xác định 03 mục tiêu đối với thân chủ của mình cụ
thể:
- Thân chủ bớt mă ̣c cảm và xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực về cha mình
- Thân chủ hòa đồng với các bạn trong lớp và thích đi học
- Thân chủ được học lớp hát, múa ở Nhà thiếu nhi Kim Đồng
Bước 5: Triển khai kế hoạch
Tiếp tục thực hiện các buổi vấn đàm với sự trợ giúp của Ban giám đốc
Trung tâm Bảo trợ xã hội, Ban giám hiệu nhà trường, Ban Giám đốc Nhà thiếu
nhi Kim đồng và các bạn cùng lớp của thân chủ. Tôi đã từng bước thực hiện
được mục tiêu đề ra trong kế hoạch.
Bước 6. Lươ ̣ng giá
Nhìn la ̣i cả quá trình trơ ̣ giúp của mình tôi thấ y thân chủ đã có sự thay
đổ i, tiế n bô ̣ rõ rê ̣t:
+ Từ một đứa trẻ chỉ biết trách móc, hận thù người cha TC đã thấu hiểu,
thông cảm và chấp nhận số phận của mình.
+ Từ mô ̣t đứa trẻ ít nói không tự tin, không dám nói chuyê ̣n với người la ̣
nay TC đã nhanh nhe ̣n hơn, nói nhiề u hơn và hòa đồ ng với tấ t cả mo ̣i người ở
Trung tâm cũng như ở ngoài trường
+ Từ mô ̣t người không thích đi học đã có nhiều tiến bộ trong các môn
học.

20



Dưới góc đô ̣ nhân viên CTXH tôi nhâ ̣n thấ y rằ ng cơ bản tiế n trình
CTXH cá nhân của tôi với TC đã thực hiê ̣n đúng tiế n đô ̣, các mu ̣c tiêu đề ra đã
thực hiê ̣n hế t. TC đã có sự thay đổ i đáng kể về nhâ ̣n thức và hành vi.
3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của
công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Bảo
trợ xã hội tỉnh Cao Bằng
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách liên quan đến trẻ em
mồ côi
Tại khoản 4 điều 16 của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định “Cấp
vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa
hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng,
thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng
nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi
học và các chi phí khác theo quy định” [8]. Nhưng theo quyết định của Ủy ban
nhân tỉnh Cao Bằng mỗi đối tượng chỉ được cấp 2.500.000 đồng/ năm cho tất
cả các chi phí trên vì vậy đời sống của đối tượng rất khó khăn. Để nhất quán về
chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng Chính phủ cần có định mức sinh hoạt
cho từng đối tượng chẳng hạn 1 năm 1 đối tượng được sử dụng bao nhiêu nước,
điện, quần áo những loại nào, giày, dép ra sao… Có như vậy mới không có sự
phân biệt giữa các vùng, miền, giữa các đối tượng thuộc các Trung tâm Bảo trợ
xã hội.
3.2.2. Xây dựng đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực trẻ em mồ côi
Để xây dựng đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực trẻ em mồ côi hiện nay tại trung tâm cần tập trung vào các nội dung
sau:
- Về công tác tuyển dụng: ưu tiên tuyển dụng những sinh viên được đào
tạo chuyên ngành CTXH và có chính sách thu hút người tài về làm việc tại
Trung tâm.
- Đối với nguồn nhân lực tại chỗ: Lựa chọn những nhân viên có khả

năng hoạt động trong lĩnh vực CTXH để cử đi tham gia các khóa đào tạo (Đại
học, trung cấp) về chuyên ngành CTXH.
- Mời chuyên gia về Trung tâm để tập huấn cho nhân viên theo các
chuyên đề về CTXH cá nhân đối với TEMC như đặc điểm tâm lý TEMC; nhu
cầu của TEMC, lý thuyết về nhu cầu, hệ thống sinh thái....để làm sao mỗi nhân

21


viên CTXH đều có thể hoạt động chuyên nghiệp hơn trong vai trò trợ giúp, kết
nối, biện hộ...
- Thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị tại Trung tâm để tất cả các
nhân viên có điều kiện giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong tổ
chức hoạt động CTXH tại Trung tâm.
3.2.3. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý về vai trò của
công tác xã hội trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý trẻ em mồ
côi
Ban lãnh đạo Trung tâm là những người trực tiếp chỉ đạo các hoạt động
của trung tâm vì vậy nhận thức của họ sẽ quyết định cho việc điều hành như thế
nào và ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng tại trung tâm. Qua khảo sát tại
Trung tâm thì đội ngũ lãnh đạo của Trung tâm chưa hiểu hết vai trò của CTXH
trong hoạt động chăm sóc TEMC, họ chỉ chú trọng về chăm sóc dinh dưỡng và
y tế, ít quan tâm đến tâm lý, tình cảm... của TEMC. Do đó nâng cao nhận thức
về vai trò CTXH trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý TEMC đối
với đội ngũ cán bộ là hết sức cần thiết. Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán
bộ quản lý cần tập trung vào các nội dung như sau:
- Có cơ chế chính sách và xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu
cầu của từng phòng chuyên môn.
- Tổ chức cho đội ngũ cán bộ quản lý đi học tập kinh nghiệm tại các
trung tâm công tác xã hội tiêu biểu để từ đó họ được trao đổi, thăm quan các

mô hình, các phương pháp CTXH nhất là CTXH cá nhân đối với TEMC.
- Cho đội ngũ cán bộ quản lý đi tham gia các buổi hội thảo trong nước
và quốc tế; tổ chức các buổi tạo đàm tại Trung tâm.
3.2.4. Phát triển nghề công tác xã hội tại Trung tâm
Từ khi thành lập phòng tư vấn trợ giúp đối tượng tại Trung tâm thì rất
nhiều đối tượng đã được tư vấn, trợ giúp tuy nhiên số lượng được trợ giúp so
với nhu cầu thực tế còn rất ít vì cơ sở vật chất không đáp ứng, nhân sự không
được bố trí đầy đủ. Để đối tượng tại Trung tâm ngày càng được thụ hưởng các
chính sách cũng như sự quan tâm để phát triển toàn diện cần nâng cấp phòng tư
vấn trợ giúp đối tượng trở thành phòng CTXH với các yêu cầu như sau:
- Bố trí nhân lực làm CTXH đủ về số lượng và chất lượng đào tạo theo
chuyên ngành CTXH (7 đến 10 viên chức)
- Đầu tư cơ sở vật chất như: đường dây hotline; mạng internet; phòng trị
liệu, phòng tư vấn...

22


- Có chính sách hỗ trợ đối với nhân viên làm CTXH tại Trung tâm.
3.2.5. Đối với trẻ em mồ côi
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các em hiểu được vai trò của công
tác xã hội cá nhân có ảnh hưởng như thế nào đến chính cá nhân các em để từ đó
các em sẽ tự mình kết nối với nhân viên công tác xã hội khi cần thiết.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhóm, chú ý nhóm sở thích, nhóm
theo giới, nhóm theo độ tuổi để thông qua đó các em sẽ tự nhận biết được các
vấn đề của riêng cá nhân mình đồng thời biết cách ứng phó.
Kết luận chương 3
Khi thực hiện tiến trình CTXH cá nhân với một trường hợp TEMC cụ
thể tại TTBTXH tỉnh Cao Bằng mới hiểu thêm những suy nghĩ, tâm tư nguyện
vọng của các em. Khi tiếp cận và thiết lập được mối quan hệ với thân chủ, giúp

họ giải quyết những vấn đề gặp phải từ đó thấy được CTXH cá nhân dành cho
TEMC nói riêng và trẻ em nói chung chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Trên cơ sở đó cần có những giải pháp thiết thực, kịp thời góp phần đưa hoạt
động CTXH đến với các nhóm yếu thế được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung
tâm.
KẾT LUẬN
Trong tiến trình phát triển đất nước, trẻ em và đặc biệt là TEMC luôn
được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi
nhằm động viên về tình thần và hỗ trợ vật chất từng bước giúp TEMC vượt lên
số phận của mình.
Cao Bằng là một tỉnh nghèo, nhưng với sự quan tâm của đảng, nhà
nước và sự nỗ lực của chính quyền địa phương đã từng bước quan tâm đến đời
sống vật chất, tinh thần cho dân sinh trên địa bàn, đặc biệt là sự quan tâm đến
đối tượng TEMC.
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá hoạt động CTXH cá nhân
đối với TEMC từ thực tế TTBTXH tỉnh Cao Bằng tôi có một số kết luận như
sau:
Một là, TTBTXH tỉnh Cao Bằng đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn theo đề án đã được phê duyệt. Có nhiều nỗ lực trong việc tư vấn,
tham vấn, kết nối các nguồn lực trong việc hỗ trợ các đối tượng tại Trung tâm
nói chung và đối tượng là TEMC nói riêng.

23


×