Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Vai trò nhân viên công tác xã hội đối với trẻ em bị HIVAIDS từ thực tiễn các trung tâm bảo trợ xã hội, tỉnh bà rịa – vũng tàu (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.67 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THÙY HƯƠNG

VAI TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HIV/AIDS TỪ THỰC TIỄN
CÁC TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Chuyên ngành:

Công tác xã hội

Mã số:

60.90.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội, 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội.
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hữu Minh

Phản biện 1: TS. Nguyễn Hải Hữu
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ


họp tại: Học viện Khoa học xã hội…giờ…., ngày .tháng...năm …

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
HIV/AIDS hiện nay được xem là “căn bệnh thế kỷ”, là mối
đe dọa cho con người bởi khả năng gây tử vong cao, sự lây lan nhanh
chóng, và hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể chữa
được bệnh này cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh.
Ở Việt Nam, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tiếp tục diễn
biến phức tạp. Một trong những đối tượng bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS, phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề chính là trẻ em.
Ảnh hưởng của HIV/AIDS đối với trẻ em là rất lớn, thậm chí có tính
chất quyết định đối với cuộc sống của các em, nhất là những trẻ bị
ảnh hưởng trực tiếp (trẻ có/nhiễm HIV/AIDS).
Công tác xã hội (sau đây viết tắt là CTXH) là một ngành
nghề tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Tuy vậy, từ khi mới ra đời, nó
đã ứng dụng vào rất nhiều hoạt động, đặc biệt là hoạt động trợ giúp
người yếu thế. Một trong những nhóm người yếu thế mà CTXH
hướng đến hỗ trợ là đối tượng trẻ em có HIV/AIDS. Trong đó, vai trò
của các nhân viên công tác xã hội (sau đây viết tắt là NVCTXH) có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc giúp đỡ đối tượng đương đầu và vượt
qua hoàn cảnh.
Đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, theo số liệu thống kê của
Uỷ ban Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, tính đến ngày 30/6/2016, lũy
tích số người nhiễm HIV của tỉnh là 3.899 trường hợp, trong đó số
người nhiễm HIV còn sống tiếp cận được 2.143, chuyển AIDS là
3.146. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh phát hiện mới 52

trường hợp nhiễm HIV, 43 bệnh nhân AIDS và 14 người tử vong do
AIDS. Trong số đó, trẻ em có HIV/AIDS là 91 em (điều trị thuốc
1


ARV 82 em), đã đưa vào Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu chăm
sóc 18 em. Trước đây, Trung tâm chỉ có chức năng tiếp nhận và
chăm sóc trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ lang thang. Nhưng trước nhu
cầu thực tế nên về sau, Ủy ban nhân dân tỉnh đã bổ sung thêm chức
năng chăm sóc trẻ có HIV/AIDS cho Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng
Tàu. Tuy nhiên, từ khi Trung tâm được bổ sung thêm chức năng này,
chưa có một NVCTXH nào có đào tạo bài bản để làm việc với trẻ có
HIV/AIDS, hoặc nếu có nhân viên nào được tạo điều kiện để bồi
dưỡng thêm về nghiệp vụ CTXH thì cũng được phân công vào các
công việc chưa phù hợp hoặc luân chuyển, biệt phái trong ngành. Đội
ngũ nhân viên vẫn là những bảo mẫu chăm sóc trẻ mồ côi, không có
kiến thức chuyên môn về CTXH để làm việc với trẻ em có
HIV/AIDS.
Theo chủ trương chung về tinh giản biên chế nên không có
định suất dành cho NVCTXH. Mặt khác, nghề CTXH tại tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu đang trong giai đoạn hình thành, kinh nghiệm CTXH đối
với trẻ em có HIV/AIDS chưa nhiều, và nhận thức của các cơ quan,
ban ngành, của xã hội về vai trò của NVCTXH đối với các đối tượng
yếu thế nói chung chưa thật sự được đánh giá đúng mức. Chính vì lý
do trên mà tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Vai trò của NVCTXH
đối với trẻ em có HIV/AIDS tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu”. Luận văn sẽ nghiên cứu lý luận và đánh giá thực
trạng vai trò của NVCTXH đối với trẻ em có HIV/AIDS tại các
Trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh hiện nay và đưa ra một số khuyến
nghị nhằm giúp các cơ quan chức năng, những nhà quản lý và các

cán bộ, nhân viên thực thi chính sách về bảo trợ xã hội có những
đánh giá và quan tâm đúng mức về vai trò của NVCTXH đối với các
đối tượng yếu thế, đặc biệt là trẻ em HIV/AIDS tại các Trung tâm
2


bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh, để hướng tới việc tranh thủ sự ủng
hộ, vận động, đề xuất việc tạo điều kiện, cơ chế cho NVCTXH hoạt
động, phát huy vai trò của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, vai trò của NVCTXH đối với đối
tượng yếu thế đã ngày càng được xã hội đánh giá cao trong hoạt
động nghề nghiệp. Có một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu về vai
trò của NVCTXH trong hỗ trợ tâm lý cho đối tượng nhiễm
HIV/AIDS; vai trò của NVCTXH trong trợ giúp gia đình có trẻ tự
kỷ; và một số đề tài liên quan đến vai trò của NVCTXH khác, cụ
thể như: Đề tài nghiên cứu “Vai trò của NVCTXH trong việc hỗ
trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hòa nhập học đường” năm
2012 của tác giả Phạm Văn Tư, Trưởng bộ môn cơ sở Công tác xã
hội, Khoa Công tác xã hội, Đại học Sư phạm Hà Nội; Luận văn thạc
sĩ “Vai trò của NVCTXH trong hỗ trợ tâm lý cho đối tượng nhiễm
HIV/AIDS tại Trung tâm khám chữa bệnh Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội tỉnh Thái Bình” năm 2013 của tác giả Trần Thị Hoa;
Đề tài nghiên cứu “Vai trò của NVCTXH chuyên nghiệp trong bệnh
viện hiện nay” năm 2013 của tác giả Dương Thị Phương (Nghiên
cứu tại bệnh viện Nhi Trung ương); Nghiên cứu “Vai trò của
NVCTXH trong trợ giúp gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với các
nguồn lực hỗ trợ” năm 2014 của tác giả Đào Thị Lương, được tiến
hành tại huyện Văn Giang – Hưng Yên.
Tóm lại, theo những tài liệu và thông tin mà tác giả thu thập

được thì những nghiên cứu chỉ dừng lại ở những vấn đề hỗ trợ, can
thiệp cho đối tượng tiếp cận dịch vụ, tham vấn cho đối tượng hay chỉ
tập trung theo hướng nghiên cứu về một/một số vai trò của NVCTXH

3


trong quá trình trợ giúp thân chủ. Các đề tài đó chỉ mới nghiên cứu
trong phạm vi các vấn đề tương ứng với từng trường hợp hoặc nhóm
đối tượng cụ thể theo tình hình thực tiễn ở một số địa bàn đặc thù của
từng địa phương đó. Còn một số vấn đề mà luận văn này hướng tới
như vai trò của NVCTXH đối với trẻ có HIV/AIDS như thế nào,
những yếu tố nào cản trở hoặc thúc đẩy việc thực hiện vai trò của
NVCTXH đối với trẻ có HIV/AIDS, thì các nghiên cứu trước đây
chưa thực hiện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ vai trò của NVCTXH đối với trẻ em có HIV/AIDS
tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu – cơ sở duy nhất có chức
năng nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có HIV/AIDS của tỉnh.
Qua đó cho thấy sự cần thiết phải có NVCTXH được đào tạo, huấn
luyện bài bản về chuyên môn CTXH để làm việc tại các Trung tâm
chăm sóc trẻ HIV/AIDS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn về vai trò
của NVCTXH, một số vai trò chính của NVCTXH đối với trẻ em
HIV/AIDS từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu trong hệ
thống các Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Xác định nhu cầu trợ giúp về CTXH của trẻ em có
HIV/AIDS và các yếu tố ảnh hưởng đến trẻ.

- Đánh giá thực trạng vai trò của NVCTXH tại Trung tâm
Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu đối với việc giúp đỡ trẻ em có HIV/AIDS
cũng như các yếu tố ảnh hưởng (cản trở và thúc đẩy) để nâng cao vai
trò của NVCTXH đối với trẻ em có HIV/AIDS.

4


- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của
NVCTXH đối với trẻ em có HIV/AIDS tại Trung tâm bảo trợ trẻ em
Vũng Tàu, trên cơ sở đó phát triển cho các Trung tâm bảo trợ xã hội
của tỉnh có chức năng chăm sóc trẻ em HIV/AIDS sau này.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của NVCTXH đối với trẻ có HIV/AIDS tại Trung
tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Nhà quản lý, chuyên gia.
- Cán bộ, nhân viên Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu.
- Trẻ có HIV/AIDS tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Trong phạm vi đề tài này chỉ tập
trung nghiên cứu tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu (vì trong hệ
thống các cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đây là cơ
sở duy nhất có chức năng tiếp nhận và chăm sóc trẻ em HIV/AIDS).
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2008 – 2014
đến nay.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này
chỉ tập trung nghiên cứu và làm rõ 04 vai trò chính, quan trọng của
NVCTXH đối với thực tiễn cụ thể của Trung tâm Bảo trợ trẻ em

Vũng Tàu, mà những vai trò này hiện nay còn đang bỏ ngỏ, chưa
được Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu thực hiện tốt, các vai
trò đó là: người kết nối nguồn lực; người giáo dục; người chăm sóc,
trợ giúp; và là người tạo sự thay đổi.
- Phạm vi về khách thể: Trong phạm vi đề tài này chỉ nghiên
cứu trên 10 trẻ có HIV/AIDS trong độ tuổi từ 6 đến dưới 16 tuổi đang
5


được chăm sóc tại Trung tâm còn/có khả năng giao tiếp, 03 cán bộ
quản lý cấp Sở và phòng chuyên môn thuộc Sở, 03 chuyên gia của tổ
chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực CTXH với trẻ có
HIV/AIDS (Tổ chức Cô nhi thế giới – Wordwide Orphans
Foundation-WWO), 30 cán bộ và nhân viên đang làm việc tại Trung
tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu – những người thường xuyên tiếp xúc
với trẻ em có HIV/AIDS và có thời gian công tác tại Trung tâm giai
đoạn 2008 – 2014 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm
của Đảng và Nhà nước về chính sách xã hội đối với trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em có HIV/AIDS nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
như sau: Phương pháp nghiên cứu, tổng hợp, tài liệu; phương pháp
chuyên gia; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi; phương pháp quan sát; phương pháp phân tích
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận

Những thông tin thu thập được từ luận văn đã chỉ rõ được vai
trò của NVCTXH trong hỗ trợ đối tượng yếu thế nói chung và trẻ em
có HIV/AIDS nói riên. Trên cơ sở các khái niệm, cơ sở lý luận về trẻ
em có HIV/AIDS, về các đặc điểm, nhu cầu của trẻ HIV/AIDS, vai
trò của NVCTXH đã được làm rõ, góp phần làm phong phú thêm hệ
thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về vai trò của
NVCTXH đối với trẻ em có HIV/AIDS nói riêng và lý luận về vai trò
6


của NVCTXH nói chung. Đồng thời, luận văn là nguồn tài liệu tham
khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực nghiên cứu vai trò của
NVCTXH đối với trẻ em có HIV/AIDS.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu vấn đề vai trò của NVCTXH có ý nghĩa thiết
thực và trực tiếp đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giúp các nhà quản
lý, các cơ quan chức năng hiểu đúng và đủ về vai trò, tầm quan trọng,
ảnh hưởng của NVCTXH đối với việc trợ giúp các đối tượng yếu thế
nói chung, đặc biệt là trẻ em có HIV/AIDS sống tại các cơ sở bảo trợ
xã hội của tỉnh; giúp cán bộ, nhân viên tại Trung tâm có nhận thức
đúng đắn về vai trò quan trọng của mình đối với trẻ em có HIV/AIDS
nhằm cải thiện và nâng cao dần chất lượng đáp ứng các nhu cầu về
CTXH ở trẻ. Đồng thời, qua đó cũng là cơ sở để đề xuất tham mưu
tỉnh bố trí định suất NVCTXH và tạo điều kiện để NVCTXH thể hiện
vai trò của mình tại các Trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh nói chung
và Trung tâm có chức năng chăm sóc trẻ HIV/AIDS nói riêng, nhằm
mục đích hỗ trợ tốt hơn cho đối tượng cần sự trợ giúp.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu
tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về vai trò của NVCTXH
đối với trẻ em có HIV/AIDS.
Chương 2: Vai trò của NVCTXH đối với trẻ em có
HIV/AIDS tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
Chương 3: Khuyến nghị nâng cao vai trò của NVCTXH đối
với trẻ em có HIV/AIDS tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA
NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ
HIV/AIDS
1.1. Khái niệm và đặc điểm của trẻ em có HIV/AIDS
1.1.1. Khái niệm về trẻ em có HIV/AIDS
*Khái niệm trẻ em
Theo Luật Trẻ em do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 05/4/2016 quy định: “Trẻ em là
người dưới 16 tuổi”.
*Khái niệm HIV/AIDS
*Khái niệm trẻ em có HIV/AIDS
Là người dưới 16 tuổi có HIV/AIDS trong cơ thể, được xét
nghiệm có HIV dương tính - H+ (thường gọi là “bị nhiễm
HIV/AIDS”, hay còn gọi là “bị ảnh hưởng trực tiếp bởi HIV/AIDS”,
hoặc là “người có H”).
1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lý - xã hội và nhu cầu của trẻ em
có HIV/AIDS
1.1.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý - xã hội của trẻ em có

HIV/AIDS
* Đặc điểm về sinh lý
* Đặc điểm về tâm lý – xã hội
1.1.2.2. Nhu cầu của trẻ em có HIV/AIDS
Theo nhà tâm lý học Abraham Maslow, nhu cầu của con
người được chia làm hai nhóm chính là nhu cầu cơ bản và nhu cầu
bậc cao. Nhu cầu của trẻ em có HIV/AIDS theo mô hình thang nhu
cầu của Abraham Maslow, gồm: Nhu cầu được chăm sóc đời sống
8


vật chất; Nhu cầu an toàn xã hội; Nhu cầu xã hội; Nhu cầu được tôn
trọng; Nhu cầu được khẳng định mình.
1.2. Lý luận về vai trò của nhân viên công tác xã hội
1.2.1. Khái niệm “Nhân viên xã hội” (hay “Nhân viên công
tác xã hội)
Theo “Nghề Công tác xã hội – nền tảng, triết lý và kiến
thức” (Gina A.Yap, Joel C.Cam, Bùi Thị Xuân Mai), thì: Nhân viên
xã hội là người được đào tạo công tác xã hội (có bằng đại học hay
thạc sĩ), sử dụng kiến thức và kỹ năng để cung cấp các dịch vụ xã hội
cho các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng, tổ chức hay xã hội.
Nhân viên xã hội giúp con người tăng cường năng lực đối phó và giải
quyết vấn đề, và giúp họ tìm kiếm được các nguồn trợ giúp cần thiết,
tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các cá nhân và giữa con người
với môi trường xung quanh họ, làm cho các tổ chức có trách nhiệm
với con người và tác động đến chính sách xã hội (Zatrow, 1996: 10).
Tuy nhiên, ở Việt Nam, NVCTXH được quy định là có bằng
trung cấp về CTXH hay các ngành liên quan gần.
1.2.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội
Theo quan điểm của Feyerico (1973), NVCTXH có 13 vai

trò sau: là người vận động nguồn lực; là người kết nối – còn gọi là
trung gian; là người biện hộ; là người vận động/hoạt động xã hội; là
người giáo dục; là người tạo sự thay đổi; là người tư vấn; là người
tham vấn; là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng
đồng; là người chăm sóc, người trợ giúp; là người xử lý dữ liệu; là
người quản lý hành chính; là người tìm hiểu, khám phá cộng đồng.
1.2.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với trẻ có
HIV/AIDS

9


Trong luận văn này, vai trò của NVCTXH đối với trẻ em có
HIV/AIDS sẽ được tập trung nghiên cứu ở các vị trí: là người kết nối
nguồn lực; người giáo dục; người chăm sóc, trợ giúp; và là người tạo
sự thay đổi.
1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò
của NVCTXH đối với trẻ HIV/AIDS
1.2.4.1. Các yếu tố thuận lợi: môi trường làm việc thuận lợi,
có chính sách thu hút đối với NVCTXH; nhận thức đầy đủ và sự
quan tâm đúng mức của các nhà quản lý đối với nghề CTXH và vai
trò của NVCTXH; NVCTXH yêu nghề, luôn có ý thức nâng cao trình
độ nghiệp vụ, chuyên môn; có nhiều hơn chính sách ưu tiên, phù hợp
với trẻ có HIV/AIDS; trẻ có HIV/AIDS đáp ứng tốt các dịch vụ
CTXH được cung cấp. Các yếu tố trên có tác dụng thúc đẩy tích cực
đến việc thực hiện và nâng cao vai trò của NVCTXH.
1.2.4.2. Các yếu tố rào cản: có tác dụng làm cản trở, hạn chế
việc thực hiện và nâng cao vai trò của NVCTXH, bao gồm các yếu
tố: phương pháp, kỹ năng làm việc của NVCTXH chưa đáp ứng yêu
cầu công việc; chính sách đãi ngộ đối với NVCTXH chưa thu hút;

trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức của NVCTXH còn hạn
chế; nhân sự không ổn định, thiếu cả chất và lượng; thiếu sự đoàn
kết, thống nhất trong nội bộ các NVCTXH.
1.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến chính sách đối với trẻ em
có HIV/AIDS và nhân viên công tác xã hội
1.3.1. Những văn bản liên quan đến trẻ em HIV/AIDS
1.3.2. Những văn bản pháp luật liên quan đến nhân viên
công tác xã hội

10


Kết luận chương 1
Trong Chương 1, tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về
vai trò của NVCTXH đối với trẻ em có HIV/AIDS, các khái niệm về
trẻ em có HIV/AIDS và đặc điểm tâm sinh lý – xã hội, nhu cầu của
trẻ có HIV/AIDS, khái niệm NVCTXH, các vai trò của NVCTXH
nói chung và vai trò của NVCTXH đối với trẻ có HIV/AIDS.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò của NVCTXH đối
với trẻ em có HIV/AIDS, nội dung Chương 1 trình bày các nhu cầu
cơ bản của trẻ HIV/AIDS nói chung gồm có 5 nhu cầu (theo mô hình
thang nhu cầu của Abraham Maslow). Về mặt lý luận, NVCTXH có
13 vai trò.
Trong Chương 1 cũng đã đề cập một cách tổng quát nhất đến
vai trò, tầm quan trọng của NVCTXH đối với trẻ HIV/AIDS nói
chung và các cơ sở pháp lý liên quan đến chính sách đối với trẻ em
có HIV/AIDS và NVCTXH của Trung ương và địa phương.
Chương 1 giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về trẻ em có
HIV/AIDS và vai trò của NVCTXH đối với trẻ em có HIV/AIDS và
sẽ định hướng cho việc nghiên cứu đề tài “Vai trò của NVCTXH đối

với trẻ em có HIV/AIDS từ thực tiễn các Trung tâm bảo trợ xã hội
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.

11


Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC
XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ HIV/AIDS TẠI TRUNG TÂM BẢO
TRỢ TRẺ EM VŨNG TÀU,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 04 cơ sở bảo trợ xã hội công lập
trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện chức
năng, nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng đối
tượng yếu thế là người cao tuổi neo đơn, người khuyết tật, trẻ em mồ
côi, trẻ bị bỏ rơi không nơi nương tựa, người lang thang tập trung chờ
đưa về nơi cư trú, trẻ em có HIV/AIDS. Thực tế nhân viên làm việc
tại các Trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh khi được tuyển dụng, hầu
hết chưa qua trường lớp đào tạo về chuyên môn CTXH.
Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu có chức năng nhiệm vụ
tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hướng nghiệp và
tìm kiếm gia đình thay thế đối với các đối tượng từ 0 đến dưới 18
tuổi là trẻ em mồ côi, trẻ em là nạn nhân của của bạo lực gia đình;
nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị
cưỡng bức lao động; trẻ lang thang lao động sớm. Đây cũng là cơ sở
duy nhất có chức năng tiếp nhận và chăm sóc trẻ em có HIV/AIDS
trên địa bàn tỉnh. Hiện Trung tâm đang chăm sóc khoảng 100 trẻ mồ
côi, bị bỏ rơi, khuyết tật; trong đó 18 trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp

HIV/AIDS (trẻ có HIV/AIDS).
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

12


Lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với Trung
tâm; các chuyên gia; cán bộ, nhân viên Trung tâm Bảo trợ trẻ em
Vũng Tàu; trẻ em có HIV/AIDS tại Trung tâm.
2.2. Nhu cầu trợ giúp về công tác xã hội của trẻ
HIV/AIDS và việc đáp ứng các nhu cầu đó của Trung tâm
2.2.1. Nhu cầu thực tế của trẻ HIV/AIDS tại Trung tâm
Qua nghiên cứu trên trẻ HIV/AIDS tại Trung tâm, nhân viên
Trung tâm và chuyên gia, thấy rằng nhu cầu thực tế hàng ngày của trẻ
HIV/AIDS ở Trung tâm có 6 nhu cầu chính được xếp lần lượt theo
thứ tự ưu tiên, đó là: 1- được ăn uống đầy đủ; 2- được chăm sóc y tế
khi đau ốm bệnh tật; 3- được yêu thương, tôn trọng; 4- được giáo
dục, đi học; 5- được lắng nghe; và 6- được vui chơi, giao lưu với
người khác.
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến trẻ có HIV/AIDS tại
Trung tâm
- Sức khoẻ của trẻ.
- Tâm lý của trẻ.
- Thái độ và cách cư xử của nhân viên đối với trẻ.
Ngoài các yếu tố nêu trên, các chuyên gia cũng cho rằng cách
nhân viên Trung tâm chuẩn bị cho tương lai của trẻ cũng là một trong
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trẻ HIV/AIDS.
2.2.3. Nhu cầu cần trợ giúp về công tác xã hội của trẻ và
việc đáp ứng các nhu cầu đó của Trung tâm
a. Các nhu cầu cần trợ giúp về CTXH của trẻ

Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay có 4 nhu cầu về CTXH
mà trẻ cần được trợ giúp (do chưa được đáp ứng đầy đủ, còn thiếu
hụt), bao gồm: 1- được chăm sóc y tế, 2- được yêu thương, tôn trọng,
3- được lắng nghe, 4- được vui chơi, giao lưu.
13


b. Đáp ứng của Trung tâm đối với các nhu cầu trợ giúp về
CTXH của trẻ
* Đánh giá phương pháp, kỹ năng làm việc hàng ngày với trẻ
của nhân viên Trung tâm:
Họ đều chưa có kiến thức nhiều về CTXH, về quy trình quản
lý ca nói riêng, chưa tập trung tìm hiểu cụ thể về bản thân đứa trẻ mà
mình chịu trách nhiệm chăm sóc, chưa suy nghĩ mình sẽ và nên làm
những gì để giúp đứa trẻ này. Điều đó có nghĩa là nhân viên Trung
tâm chưa thực hiện tốt quy trình quản lý ca trong quá trình chăm sóc
trẻ HIV/AIDS.
*Đánh giá mức độ đáp ứng của Trung tâm đối với các nhu
cầu trợ giúp về CTXH của trẻ:
Chất lượng chăm sóc trẻ HIV/AIDS ở Trung tâm đã đạt được
một số kết quả đáng kể: trẻ được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là việc
đảm bảo nhu cầu ăn uống và được cắp sách đến trường. Tuy nhiên,
việc đáp ứng, hỗ trợ đúng mức một số nhu cầu quan trọng khác ở trẻ
như: nhu cầu được chăm sóc và điều trị khi đau ốm, nhu cầu được
người khác tôn trọng, các nhu cầu thuộc về tâm lý - xã hội của trẻ mà
nhân viên Trung tâm đang thực hiện vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là
hai nhu cầu: được vui chơi, giải trí và được người khác lắng nghe.
2.3. Thực trạng về vai trò của nhân viên công tác xã hội
đối với trẻ em có HIV/AIDS
2.3.1. Nhận thức của các cấp lãnh đạo, nhà quản lý, của

người thực thi chính sách về vị trí nghề CTXH và vai trò của
NVCTXH
2.3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội
Để làm rõ vai trò của NVCTXH đối với trẻ em có HIV/AIDS
tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu, cần so sánh các vai trò mà
14


NVCTXH chuyên nghiệp của WWO đã từng thực hiện rất tốt, hiệu
quả tại Trung tâm trong giai đoạn 2008 - 2014. Đây sẽ được xem như
là cơ sở, là mốc chuẩn để nêu bật việc thực hiện một số vai trò còn
hạn chế của nhân viên Trung tâm đối với trẻ từ trước đến nay, để
thấy rằng những vai trò đó chưa được nhân viên Trung tâm thực hiện
tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu trợ giúp của trẻ. Để xác định vai trò
nào là chính không chỉ xét ở góc độ vai trò đó được thể hiện tốt mà
trong luận văn này, những vai trò nào NVCTXH (nhân viên Trung
tâm) chưa làm tốt mà những vai trò đó đang thật sự rất cần được thực
hiện, cần được phát huy hơn nữa so với những vai trò khác nhằm đáp
ứng sự thiếu hụt của trẻ HIV/AIDS trong tình hình thực tiễn cụ thể
của Trung tâm thì sẽ được xác định là vai trò chính.
* Khi NVCTXH là những cán bộ làm dự án thuộc tổ chức
Wordwide Orphans Foundation – WWO (Họ đã tham gia vào dự án
hỗ trợ trẻ HIV/AIDS tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu):
a. NVCTXH là người kết nối nguồn lực: NVCTXH cần nắm
bắt được các nguồn lực tại địa phương, từ chính sách của Nhà nước,
đến những nguồn lực ngoài Nhà nước, tư nhân, mạnh thường quân,
các tổ chức xã hội,…để khi cần, có thể giới thiệu cho thân chủ; trợ
giúp trẻ có HIV/AIDS thông qua việc tìm kiếm, giúp đỡ trẻ tiếp cận
bới những nguồn lực về kinh tế và những dịch vụ y tế cần thiết.
b. NVCTXH là người giáo dục: NVCTXH của WWO đã tổ

chức các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt nhóm, cắm trại, tập
huấn để cung cấp cho trẻ có HIV/AIDS những thông tin, kiến thức,
kỹ năng cần thiết liên quan như: căn bệnh HIV/AIDS mà trẻ đang
mắc phải, giới tính, cách xử lý một số tình huống trong cuộc sống,

15


cách giải quyết cảm xúc tiêu cực, giải toả căng thẳng,… cũng như tạo
điều kiện, cơ hội cho các em bộc lộ, giao lưu, nhìn nhận và hoà nhập.
c. NVCTXH là người chăm sóc, trợ giúp:
NVCTXH đóng vai trò là người trợ giúp các em về mặt tâm
lý, tư vấn các em vượt qua những trở ngại tâm lý như sự kỳ thị, xa
lánh của những người xung quanh; cung cấp cho trẻ những thông tin
cần thiết về căn bệnh HIV/AIDS mà trẻ đang mắc phải, cũng như
những quyền trẻ được hưởng để trẻ có thể ý thức đầy đủ về bản thân
và cách giữ an toàn cho bản thân cũng như cho những người xung
quanh. Các hoạt động được triển khai đã góp phần nâng cao sức khỏe
và nâng đỡ, hỗ trợ phát triển tâm lý cho các trẻ có HIV/AIDS trong
Trung tâm.
d. NVCTXH là người tạo sự thay đổi:
Những hoạt động trợ giúp, can thiệp của NVCTXH đã có
những tác động tích cực đến sự thay đổi, chuyển biến đối với trẻ. Các
trẻ được cải thiện về mặt sức khỏe và tâm lý – xã hội một cách đáng
kể như: tự tin giao tiếp, không hoặc giảm đi việc bị kỳ thị, nhận thức
về bản thân cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân tốt hơn, biết
cách chăm sóc sức khỏe của bản thân, có ý thức trong việc tự bảo vệ
an toàn cho mình và cho người khác hơn.
* Khi NVCTXH là những cán bộ, nhân viên của Trung tâm
Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu (những người làm CTXH):

Nhân viên Trung tâm chủ yếu tập trung chăm sóc trẻ ở việc
cho ăn uống, cho trẻ đến trường đi học theo quy định, các vai trò của
NVCTXH chưa được nhân viên làm CTXH ở Trung tâm thể hiện rõ
nét, thậm chí còn khá mờ nhạt.
a.Vai trò là người kết nối nguồn lực:

16


Đa số nhân viên Trung tâm chưa nắm được các quy định
chính sách và dịch vụ dành cho trẻ, điều này sẽ rất khó cho
NVCTXH trong việc nắm bắt các nguồn lực để có thể làm trung gian,
giới thiệu trong vai trò là người kết nối các nguồn lực đễ hỗ trợ trẻ
HIV/AIDS tại Trung tâm.
b. Vai trò là người giáo dục:
Nhân viên Trung tâm chia sẻ hoạt động chính hàng ngày của
họ đối với trẻ là cho trẻ ăn, ngủ, vệ sinh, chở đi học, cho uống
thuốc....
Trung tâm đã làm tốt ở góc độ thực hiện quyền được đến
trường của trẻ em theo quy định của pháp luật, nhưng ở góc độ nhân
viên Trung tâm thể hiện vai trò là người giáo dục thì Trung tâm chưa
đáp ứng được nhu cầu giáo dục, nâng cao nhận thức cho trẻ.
c. Vai trò là người chăm sóc, trợ giúp:
Có thể nói vai trò là người chăm sóc, trợ giúp trẻ HIV/AIDS
được nhân viên Trung tâm thể hiện tốt nhất và rõ nét nhất so với các
vai trò khác trong việc đáp ứng các nhu cầu về CTXH của trẻ.
d. Vai trò là người tạo sự thay đổi:
Trung tâm chưa tạo được một môi trường sống thật sự ấm
áp, gắn kết, vui vẻ và hấp dẫn đối với trẻ. Các em rất cần những
người đồng hành để có những trợ giúp kịp thời, có những phương

pháp, hình thức tác động phù hợp đến nhận thức, suy nghĩ của các
em, giúp trẻ có những thay đổi, cải thiện, phát triển tích cực về các
mặt tâm lý – xã hội, hướng tới mục tiêu hòa nhập cuộc sống cộng
đồng.
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò
của nhân viên công tác xã hội đối với trẻ em có HIV/AIDS tại
Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu
17


2.4.1. Yếu tố thuận lợi
- Nhận thức của các cấp lãnh đạo, cơ quan quản lý về sự hiểu
biết
- Lòng yêu nghề, sự nhiệt tình, tích cực học hỏi, nâng cao
kiến thức của nhân viên Trung tâm.
- Trẻ em có HIV/AIDS đáp ứng tốt các dịch vụ CTXH khi
được cung cấp.
- Cơ chế, chính sách dành cho trẻ có HIV/AIDS nói chung và
tại các Trung tâm chăm sóc trẻ HIV/AIDS nói riêng.
- Môi trường làm việc tốt, chế độ đãi ngộ tạo động lực cho
NVCTXH phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình.
2.4.2. Yếu tố rào cản
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức của cán bộ,
nhân viên Trung tâm về nghề CTXH cũng như vai trò của NVCTXH
đối với trẻ HIV/AIDS chưa đầy đủ, còn hạn chế, khó đáp ứng được
yêu cầu công việc.
- Nhân sự ở Trung tâm không ổn định, thường xuyên thay
đổi (kể cả vị trí quản lý) hoặc phân công công việc chưa phù hợp với
trình độ, khả năng chuyên môn của nhân viên.
- Phương pháp, kỹ năng làm việc của cán bộ, nhân viên

Trung tâm chưa đáp ứng tốt nhu cầu thực tế của trẻ có HIV/AIDS.
- Chính sách đãi ngộ, tiền lương, phụ cấp cho NVCTXH làm
việc với trẻ HIV/AIDS chưa thật sự thu hút.
- Một số bộ phận nhân viên tại Trung tâm đôi lúc chưa thật
sự hợp tác, thống nhất cao trong quá trình chăm sóc trẻ, làm ảnh
hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu của trẻ.
2.5. Sự cần thiết phải có NVCTXH để hỗ trợ trẻ
HIV/AIDS tại Trung tâm
18


NVCTXH có vai trò rất quan trọng trong việc trợ giúp trẻ em
có HIV/AIDS được thụ hưởng đầy đủ quyền lợi của mình, cũng như
giúp trẻ đối phó, đương đầu và giải quyết các vấn đề của bản thân
mình. Đây không phải là hoạt động trợ giúp mang tính từ thiện mà là
hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao. Vai trò của NVCTXH thể
hiện ở nhiều nội dung hoạt động khác nhau khi họ đứng ở các vị trí
khác nhau.
Kết luận chương 2
Qua nghiên cứu việc Trung tâm đáp ứng các nhu cầu trợ
giúp về CTXH của trẻ có HIV/AIDS cho thấy các vai trò của
NVCTXH được đánh giá là quan trọng, là cần thiết hơn cả đối với trẻ
có HIV/AIDS trong điều kiện thực tế hiện nay ở Trung tâm Bảo trợ
trẻ em Vũng Tàu bao gồm: là người kết nối nguồn lực, là nhà giáo
dục, là người chăm sóc – trợ giúp trẻ, và là người tạo sự thay đổi ở
trẻ vì hiện nay, các vai trò này chưa được nhân viên Trung tâm thực
hiện tốt, là phần đang bị thiếu hụt, bỏ ngỏ, cần phải làm tốt hơn
nữa để Trung tâm thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc, trợ giúp trẻ
HIV/AIDS.
- Từ thực tiễn vai trò của NVCTXH đối với trẻ em có

HIV/AIDS tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu cho thấy những
người làm CTXH tại Trung tâm chưa thật sự phát huy hết vai trò của
mình đối với trẻ HIV/AIDS. Nhân viên Trung tâm hiện nay vừa thiếu
về số lượng lẫn chất lượng, nhân sự không ổn định, áp lực công việc
ngày càng lớn; phương pháp, kỹ năng làm việc với trẻ HIV/AIDS
chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; tiền lương, phụ cấp dành cho
nhân viên chăm sóc trẻ HIV/AIDS chưa tương xứng. Đó là những rào
cản làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của
nhân viên chăm sóc trẻ HIV/AIDS.
19


- Bên cạnh việc chỉ ra các yếu tố bất lợi gây cản trở việc thực
hiện và nâng cao vai trò của NVCTXH đối với trẻ HIV/AIDS, ta
cũng thấy được rằng để NVCTXH ngày càng nâng cao vai trò của
mình thì các nhà quản lý, nhà lãnh đạo cần phải có cái nhìn đầy đủ và
quan tâm đúng mức đối với nghề CTXH nói chung. Đây sã là các yếu
tố thuận lợi góp phần cho NVCTXH thực hiện tốt nhiệm vụ và là cơ
sở để họ ngày càng nâng cao vai trò của mình đối với trẻ em có
HIV/AIDS nói riêng và trong hoạt động nghề nghiệp nói chung.

20


Chương 3
KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HIV/AIDS TẠI
TRUNG TÂM BẢO TRỢ TRẺ EM VŨNG TÀU,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
3.1. Các khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước,

cơ quan thực thi chính sách
Cần có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ và quan tâm của các
cấp lãnh đạo, nhà quản lý, người thực thi chính sách về các hoạt động
của CTXH, về vai trò của NVCTXH đối với đối tượng yếu thế nói
chung và vai trò của NVCTXH đối với trẻ HIV/AIDS nói riêng; tăng
cường công tác truyền thông về mục đích, nhiệm vụ của nghề CTXH,
vai trò của NVCTXH đối với đối tượng yếu thế nói chung; quan tâm
xây dựng nhóm nòng cốt được tập huấn về kỹ năng nền tảng trong
CTXH đối với trẻ có HIV/AIDS; tăng cường mở/liên kết mở các lớp
đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ở các cấp bậc nhằm chuẩn hóa/trang bị
cho những người làm CTXH tại các Trung tâm có chăm sóc trẻ có
HIV/AIDS kỹ năng giao tiếp, kỹ năng, phương pháp làm việc với trẻ
em có HIV/AIDS, các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, trình độ
chuyên môn; có chính sách thu hút phù hợp nhằm động viên, khuyến
khích tinh thần của những người thường xuyên làm việc với trẻ em
có HIV/AIDS.
3.2. Các khuyến nghị đối với nhân viên công tác xã hội
trợ giúp trẻ em có HIV/AIDS tại các Trung tâm có chăm sóc trẻ
HIV/AIDS
NVCTXH cần nắm bắt được các nguồn lực tại địa phương,
từ chính sách nhà nước, đến những nguồn lực ngoài nhà nước, tư
21


nhân, mạnh thường quân, các tổ chức xã hội; phải biết cách đồng
hành để hướng dẫn cho trẻ biết giải quyết vấn đề của mình; cần có
các kiến thức, kỹ năng để lắng nghe, hỗ trợ trẻ về tương tác xã hội,
kiến thức tổng quát về HIV/AIDS, chia sẻ và giúp trẻ vượt qua khó
khăn, nắm chắc những chính sách, thông tin dịch vụ để cung cấp các
dịch vụ trợ giúp trẻ HIV/AIDS; phải thực hiện đúng quy trình giải

quyết ca theo lý thuyết; cần thường xuyên cập nhật kiến thức, không
ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tự nhận thức bản thân
trong quá trình trợ giúp trẻ có HIV/AIDS; cần hỗ trợ tác động vào
truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng để giảm kỳ thị đối
với người nhiễm HIV/AIDS
Kết luận chương 3
Có 2 nhóm khuyến nghị chính, gồm: 1- Nhóm khuyến nghị
đối với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi chính sách, 2Nhóm khuyến nghị đối với NVCTXH trợ giúp trẻ có HIV/AIDS.

22


KẾT LUẬN
- Trẻ em có HIV/AIDS tại Trung tâm có 6 nhu cầu thực tế
hàng ngày; có 4 nhu cầu cần được NVCTXH trợ giúp; có 3 yếu tố
chính ảnh hưởng đến trẻ HIV/AIDS. Trung tâm đáp ứng các nhu cầu
về CTXH của trẻ cũng như những phương pháp, kỹ năng làm việc
với trẻ HIV/AIDS của nhân viên Trung tâm còn rất hạn chế.
- Thực trạng vai trò của NVCTXH đối với trẻ HIV/AIDS tại
Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu và các vai trò chính của
NVCTXH đối với trẻ HIV/AIDS đã được làm rõ thông qua việc
phân tích, so sánh sự thể hiện các hoạt động trợ giúp đáp ứng nhu cầu
về CTXH ở trẻ HIV/AIDS tại Trung tâm của NVCTXH chuyên
nghiệp và nhân viên Trung tâm.
- Những yếu tố thuận lợi và rào cản đối với việc nâng cao vai
trò của NVCTXH đối với trẻ có HIV/AIDS.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, tác giả đưa ra 02 nhóm
khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao vai trò của NVCTXH đối với
trẻ HIV/AIDS tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội của tỉnh nói chung và
trẻ HIV/AIDS tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu nói riêng, đó

là: 1- nhóm các khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, cơ
quan thực thi chính sách và 2- nhóm các khuyến nghị đối với
NVCTXH trợ giúp trẻ em có HIV/AIDS tại các Trung tâm có chăm
sóc trẻ HIV/AIDS.
Và, để NVCTXH thực hiện, phát huy tốt vai trò của mình đối
với trẻ HIV/AIDS nói riêng thì cần thiết phải thực hiện đồng bộ,
thống nhất và có trách nhiệm hai nhóm khuyến nghị trên./.

23


×