Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Một số bạn học sinh lớp 12 hiện nay cho rằng: “Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai". Bạn hãy cho biết ý kiến về vấn đề đó.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.52 KB, 2 trang )

Không ai phủ nhận vai trò của trường đại học trong việc tạo dựng
tương lai cho mỗi con người. Nhưng nếu cho rằng: “Chỉ có vào
đại học thì cuộc đời mới có tương lai” thì lại không đúng
Mười hai năm đèn sách vất vả, không ai là không mơ ước được bước vào cổng trường đại học. Được vào
trường đại học mà mình yêu thích là nguyện vọng hết sức chính đáng của mỗi thanh niên, học sinh chúng
ta, vì đó là môi trường học tập lí tưởng, nơi trang bị cho chúng ta những tri thức cơ bản, hiện đại để sau
khi ra trường có khả năng thích ứng với các điều kiện công tác khác nhau. Không ai phủ nhận vai trò của
trường đại học trong việc tạo dựng tương lai cho mỗi con người. Nhưng nếu cho rằng: “Chỉ có vào đại
học thì cuộc đời mới có tương lai” thì lại không đúng. Sai lầm của câu nói chinh là đã tuyệt đối hóa việc
học ở đại học, coi đó là cứu cánh duy nhất cho cuộc đời của mỗi con người. Ai không vào được đại học
thì cuộc đời sẽ bỏ đi. tương lai sẽ mờ mịt. Có đúng như vậy không? Hoàn toàn không phải. Học đại học là
cần, nhưng đó không phải là con đường duy nhất cho việc học của mỗi người. Thời đại ngày nay đã mở ra
cho con người nhiều con đường học tập khác nhau, nhiều cách học tập sáng tạo, có hiệu quả và thực tế đã
chứng minh điều đó. Để lập thân, rất cần học tập sáng tạo, có hiệu quả và thực tế đã chứng minh điều đó.
Đê lập thân, rất cần học vấn nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất mà còn có nhiều yếu tố khác quan
trọng và có tính chất và có tính chất quyết định hơn, như ý chí, nghị lực, sự năng động sáng tạo, dám nghĩ
dám làm... thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước đã có không ít người không qua trường đại học mà
vẫn có phát minh sáng chế rất đáng ngợi ca. .Như vậy, “vào đại học” chỉ là một yếu tố, đúng hơn là một
điều kiện để giúp con người lập than. Không nên “thần thánh hóa" việc vào đại học như một “phép màu
nhiệm” để có được tương lai. Học đại học mà không có các yếu tố khác trên đây thì cuộc đời chắc gì đã
tốt đẹp? Thành ra, yếu tố quyết định nhất để tạo ra tương lai lại chính là con người chứ không phải trường
đại học. Câu nói trên đây, ngược lại, cho việc “vào đại học” là yếu tố quyết định, đã thể hiện một quan
niệm học và lập thân theo kiểu cũ không phù hợp với thời đại ngày nay.
Đọc Thêm
ĐẠI HỌC KHÔNG PHẢI LÀ CON ĐƯỜNG DUY NHẤT
Ngày nay, xã hội cần nhiều người có trình độ cao được đào tạo bài bản ở các trường đại học để phát triển
đất nước nhưng cũng rất cần nhiều người thành thạo chuyên môn, tay nghề vững chắc được đào tạo ở các
trường chuyên nghiệp trở thành người lao động có trình độ tiên tiến. Tạo áp lực tâm lí phải có bằng đại
học sẽ vô tình đầy các bạn trẻ vào vòng quay hình thức để không ít người thất vọng và có thể căng thẳng
đảo điên vì cứ trượt dài trên bậc thang không bao giờ tới. Xin hãy đề cao những người thành đạt với xuất
phát điểm không phải với bằng đại học, xin hãy tôn vinh những người công nhân lành nghề thứ thiệt đang


miệt mài lao động để sống vui và góp sức mình phát triển đất nước.
Trong gia đình, cha mẹ nào cũng muốn con mình thành đạt và làm mình nở mặt nở mày, nhiều người
không cần biết sức học của con và nhất mực yêu cầu con phải vào được đại học. Nhiều bạn trẻ không chịu
nổi sự căng thẳng vì nhiệm vụ “bất khả thi” nên đã buông thả, mặc kệ hoặc có những hành vi thiếu kiềm
chế để lại sự hối hận không bao giờ nguôi cho người lớn. Nếu không bắt đầu từ thực tế, từ khả năng, từ
thực lực của con, người lớn có thể vô tình tạo áp lực không đáng có nhiều khi khủng khiếp làm các bạn
trẻ quay cuồng, mất hết sáng tạo, không đủ tự tin và có lúc tuyệt vọng khi giấc mơ đại học không thành sự
thật.
Ai cũng có ước mơ, ai cũng mong thành đạt nhưng vào được đại học không phải là con đường duy nhất
để thành công, không phải là hình thức duy nhất để khẳng định giá trị, không phải là mục tiêu duy nhất
của con người. Xã hội, gia đình và chính bản thân mình khòng chấp nhận các giá trị ảo, không quá đề cao
tính hình thức của vấn đề thì nhận thức sẽ thay đổi, áp lực sẽ bớt và hiển nhiên những hành vi manh động,
thủ ác trong nhà trường chắc sẽ bớt dần theo năm tháng.
TS. Tâm lí học Đinh Phương Duy.
(Tuổi trẻ. 30-8-2009)


Trích: Loigiaihay.com
Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
>>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín,
nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại
học.



×